Giá Cá Sặc Rằn Giống

--- Bài mới hơn ---

Kỹ Thuật Sản Xuất Cá Sặc Rằn Giống

--- Bài mới hơn ---

  • Mô Hình Nuôi Cá Sặc Rằn Thành Công Theo Hướng Vi Sinh
  • Khô Cá Sặc Rằn U Minh, Lạt Vừa Ăn, Con To Làm Quà
  • Cà Mau: Giá Cá Sặc Rằn Rẻ Chưa Từng Thấy Lại Gặp “cái Nạn” Này, Nông Dân Chịu “1 Cổ 2 Tròng”
  • Vì Sao Cá Sủ Vàng Có Giá Tiền Tỉ?
  • Khánh Hòa: Câu Được 2 Con Cá Sủ Vàng Quý Hiếm, Giá Bạc Tỷ
  • Ngày đăng: 2022-11-10 13:38:27

    Cá sặc rằn (tên khoa học là Trichogaster pectoralis) đang là đối tượng nuôi mới. Loài cá này thích nghi với nhiều loại hình thủy vực khác nhau từ nước ngọt cho đến lợ nhẹ. Nuôi cá sặc rằn đang là nguồn thu lớn cho nhà nông. Kỳ này, các kỹ sư của công ty cổ phần GreenFeed Việt Nam sẽ hướng dẫn bà con cách chăn thả loại cá này để mang lại hiệu quả cao nhất

    QUY TRÌNH NUÔI VỖ CÁ SẶC RẰN

    I . Lựa chọn cá bố mẹ nuôi vỗ

    Cá sặc rằn nặng trên 70 gam. Cá bố mẹ phải có cơ thể hoàn chỉnh, không bị dị tật, không bị rách vây. Cá bơi lội nhanh hoạt bát, không bị sây sát hay bệnh tật.

    Sau khi lựa xong tiến hành tắm muối (3 – 5%) + thuốc tím (15 – 20 ppm) cho cá.

    + Vây lưng kéo dài vượt khỏi gốc vây đuôi.

    + Trên thân cá nhìn thấy rất rõ các sọc màu đen chạy xiên từ lưng xuống bụng.

    + Vây lưng không kéo dài tới gốc vây đuôi.

    + Không thấy rõ các sọc màu đen chạy xiên từ lưng xuống bụng.

    II. Nuôi vỗ cá bố mẹ

    Ao nuôi :1.600 – 2000 m2; mực nước sâu 1,2 – 1,5m.

    Cải tạo ao: Tát cạn ao, diệt tạp, phơi đáy, bón vôi (7-10kg/ 100 m2). Cấp nước vào ao qua lưới lọc.

    Gây màu nước ao: Dùng phân NPK 2kg/1000m2.

    Cứ 1m2 ao nuôi vỗ 4-6 con cá bố mẹ. Ghép 1 cá đực với 1 cá cái.

    Cho ăn thức ăn công nghiệp 20 – 25% đạm. Khẩu phần 2-3 % mỗi ngày cho cá ăn 2 lần (vào lúc sáng và chiều mát). Có thể cho cá ăn bằng cá tap xay. Thường xuyên quan sát màu nước, duy trì màu nước tốt ( xanh đọt chuối) và theo dõi hoạt động của cá để có biện pháp xử lý kịp thời.

    Định ky xử lý nguồn nước ao (có thể dùng zeolite hoặc một số chế phẩm có trên thị trường)

    Thời gian từ 1,5 – 2 tháng nuôi vỗ kéo kiểm tra cho sinh sản.

    Thời gian nuôi tái thành thục sau 2 tháng, cho ăn thức ăn độ đạm từ 30 – 35%.

    QUY TRÌNH SINH SẢN CÁ SẶC RẰN

    Bể cho cá đẻ bằng bể composite diện tích từ 500 – 1m3 . Mực nước trong bể từ 0,3 – 0,4 m. Để tránh gây cho cá sợ hãi khi đẻ cần chọn nơi yên tĩnh để bố trí bể cá đẻ. Thả nổi một số lá môn, lá sen úp trên mặt nước để làm tổ cho cá đẻ. bể 1 khối thường bố trí 20 – 25 cặp cá, 25 lá môn + 10 tàu lá chuối khô)

    Có thể bố trí cá đẻ trong những bể chứa nhỏ thao nhựa,… rửa sạch dụng cụ và xử lý nước trước khi cho cá vào sinh sản

    Nước cho sinh sản phải xử lý trong bằng keo lắng, chỉ tiêu môi trường đạt (pH: 7-7,5; nhiệt độ 28-300C)

    Cá cái có bụng to, mềm, trứng màu vàng nhạt

    Cá đực khỏe mạnh, vuốt nhẹ vào lỗ sinh dục có tinh dịch nhú ra.

    3) Tiêm kích thích tố và bố trí sinh sản

    Tiêm kích dục tố: HCG liều 1,5 – 2kg cá cái/lọ (10.000IU). Liều cá đực bằng 1/3 -1/2 của cá cái. Tiêm vào gốc vi ngực. Sau khi tiêm thả ghép 1 cá đực với 1 cá cái vào bể đẻ đã bố trí sẳn. Sau khoảng 18 – 24 giờ thì cá đẻ.

    Chúý: Cá bố trí đẻ cần không gian yên tĩnh tốt nhất cá đẻ ban đêm, do vậy cần phải tiêm và bố trí sinh sản sau cho cá có thể đẻ khoảng thời gian thích hợp (gần sáng)

    4) Thu trứng và bố trí bể ấp

    Cá bắt đầu đẻ sau khi tiêm kích dục tố 18-24 giờ. Cá có thể đẻ kéo dài trong 2-3 giờ. Cá đực dùng miệng để gom trứng đưa vào đám, bọt nổi trên mặt nước.

    Trứng cá sặc rằn màu vàng nhạt nổi trên mặt nước. Chuyển nhẹ nhàng trứng cá vào các chậu, hoặc bể ấp composite (có sục khí nhẹ).

    Sau 24 h trứng sẽ nở. Khi cá bột được 2 ngày tuổi (48 h sau nở) thì có thể xuất bán hoặc bố trí ương trong ao.

    + Ấp tĩnh: 5 ly trứng/bể 1 khối.

    + Ấp có sục khí: 10 – 15 ly trứng/bể 1 khối.

    Chú ý: chuyển cá bố mẹ xuống ao nuôi vỗ cần phải tắm muối hoặc tetracyline.

    QUY TRÌNH ƯƠNG CÁ SẶC RẰN

    Ao phải được tháo cạn và phơi đáy, bón vôi trước khi thả cá bột (7-10kg/100m2). Cấp nước vào ao phải qua túi lọc, mức nước từ 0,8 – 1m.

    Gây thức ăn tự nhiên: 2 kg Maxloom + 2 kg cám/1000 m2. Sau 1 ngày gây thức ăn tự nhiên thì tiến hành thả bột. Sau 4 ngày tạt lại Maxloom + cám liều lượng giống đợt 1.

    2) Thả cá ương

    Thả cá bột xuống ao với mật độ 500 – 1000 con/m2. Thả cá vào chiều mát để tránh sốc cá, thao tác vận chuyển, thả cá phải nhẹ nhàng.

    3) Chăm sóc và cho ăn

    10 ngày đầu: 0,4 kg sữa cá /1 triệu cá bột/ ngày. Thức ăn tạt đều khắp ao, ngày ăn 2 lần (tùy vào lượng thức ăn tự nhiên trong ao ta điều chỉnh lượng sữa cho phù hợp.

    Sau 10 ngày – ngày 20: 2 kg thức ăn bột/1 triệu cá bột/ngày.

    Sau 3 tuần cho ăn thức ăn bột + thức ăn viên < 1mm, lượng thức ăn phụ thuộc vào mật độ cá lên mặt.

    Bổ sung Vitamin C (40mg/kg thức ăn) cho cá ăn

    Thả bột được 10 ngày tuổi xử lý 20kg muối + 1 kg thuốc tím/1000m2. Định kỳ 10 – 15 ngày xử lý bằng thuốc tím + muối hoặc Iodine 1 lần

    Trong quá trình ương, theo dõi hoạt động của cá (hoạt bơi lội, bắt mồi) để có thể xử lý kịp thời, duy trì màu nước ao ( xanh đọt chuối), đảm bảo đủ thức ăn cho cá.

    4) Thu hoạch

    Sau 50- 60 ngày ương: Cá đạt kích cỡ 300-400 con /kg, tiến hành thu hoạch.

    Thu hoạch cá: Trước khi thu hoạch 4-5 ngày phải luyện cá cho thật kỹ. Thao tác đánh bắt vận chuyển cá phải nhẹ nhàng tránh làm cá bị sây sát.

    Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản – TTCGHG

    Từ khóa: sản xuất cá sặc rằn giống, nhân giống cá sặc rằn giống, chăm sóc cá sặc rằn giống, hướng dẫn cá sặc rằn giống, mô hình nuôi cá sặc rằn giống, cung cấp cá sặc rằn giống, kỹ thuật nuôi cá sặc thương phầm, trại nuôi cá sặc rằn giống, ao nuôi cá sặc giống

    TIN TỨC KHÁC :

    --- Bài cũ hơn ---

  • Kỹ Thuật Ương Và Nuôi Cá Sặc Rằn Thương Phẩm
  • Hiệp Hội Thủy Sản Tỉnh An Giang
  • Hiệu Quả Từ Nuôi Cá Sặc Rằn Thương Phẩm
  • Dây Lưng Cá Sấu Nữ Nguyên Con Hiện Nay Giá Bao Nhiêu Tiền?
  • Giá Cá Chìa Vôi Bao Nhiêu 1Kg 2022? Mua Bán Ở Đâu Rẻ?

Quy Trình Kỹ Thuật Sản Xuất Giống Cá Sặc Rằn

--- Bài mới hơn ---

  • Trở Nên Giàu Lên Nhờ Đặc Sản Cá Thát Lát, Khô Sặc Rằn
  • Công Nghệ Sinh Học Xanh
  • Giàu Lên Nhờ Đặc Sản Cá Thát Lát, Khô Sặc Rằn
  • Kỹ Thuật Sản Xuất Giống Cá Rô Đồng Thương Phẩm (Anabas Testudineus Bloch)
  • Kỹ Thuật Nuôi Cá Bỗng Lồng Bè Trên Sông
  • a. Kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ: Chuẩn bị ao nuôi vỗ

    Ao nuôi có diện tích trung bình từ 1.000 – 3.000m2, gần kênh rạch, ao được xây dựng với hệ thống cấp và thoát nước riêng. Bờ bao quanh phải đủ cao, chắc chắn nhằm tránh mất nước và thất thoát cá trong mùa mưa ngập lũ.

    Cải tạo ao nuôi vỗ cá bố mẹ

    Trước khi nuôi, ao phải được tát cạn nước, vét bớt lớp bùn đáy ao, dọn vệ sinh xung quanh bờ và trong ao nuôi, sau đó tiến hành bón vôi.

    Bón vôi có tác dụng cải tạo đất và tiêu diệt các loài cá tạp và địch hại gây hại cho cá. Liều lượng sử dụng : 10 – 15 kg/m2, phơi đáy ao từ 3 – 5 ngày sau đó lấy nước vào ao. Nước lấy vào ao phải thông qua lưới lọc, khi mức nước trong ao đạt từ 1,5 – 1,8 m tiến hành thả cá vào nuôi.

    Chọn cá bố mẹ thả nuôi

    Tiêu chuẩn chọn cá bố mẹ :

    – 12 – 18 tháng tuổi, trọng lượng trung bình từ 70 – 100g/con.

    – Khỏe mạnh, không bị xây xát hoặc có dấu hiệu bị nhiễm bệnh, không bị dị hình và dị dạng.

    Mật độ nuôi vỗ: dao động từ 0,5 – 1 kg/m2.

    Thức ăn nuôi vỗ: chủ yếu là thức ăn viên dạng nổi có hàm lượng đạm dao động từ 28 – 35 %, kích cỡ viên thức ăn phù hợp với kích cỡ miệng của cá. Khẩu phần cho cá ăn mỗi ngày dao động từ 1,5 – 2 % trọng lượng đàn/ngày, tần suất cho ăn 2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều. Thời gian nuôi vỗ thành thục sinh dục thường kéo dài từ 3 – 4 tháng: thông thường bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Đầu tháng 4 tiến hành kiểm tra mức độ thành thục sinh dục của cá để chuẩn bị cho cá sinh sản.

    b. Chọn cá bố mẹ cho sinh sản

    Cá bố mẹ Sặc rằn sau khi nuôi vỗ tích cực được từ 1 – 2 tháng, tiến hành kiểm tra mức độ thành thục sinh dục để chọn ra những con cá có biểu hiện thành thục tốt, tiếp tục nuôi vỗ thành thục sinh dục cho nhu cầu sinh sản sau đó.

    Cá cái: vây lưng ngắn, sọc trên thân cá không hiện rõ, bụng to và mềm.

    Cá đực: vây lưng dài tới chơn đuôi, sọc trên thân cá hiện rõ.

    Dùng kích dục tố kích thích cá Sặc rằn sinh sản

    Loại kích dục tố thường dùng là HCG + não thùy thể cá Chép với lượng 3.000UI HCG + 5 não thùy/kg cá cái. Liều sử dụng cho cá đực bằng 1/3 liều cá cái.

    Vị trí tiêm thuốc góc vây ngực, sâu 1/3 kim tiêm lệch một góc 450 hướng về phía bụng. Sau khi tiêm thuốc xong cho cá vào bể đẻ đã được chuẩn bị sẳn.

    Thời gian cá hiệu ứng thuốc dao động từ 8 – 15 giờ sau khi tiêm thuốc, cá đẻ trứng xong sau 24 giờ tính từ lúc tiêm cá. Sau khi cá đẻ xong khoảng từ 4 – 5 giờ thì vớt trứng ra ấp riêng, do ở giai đoạn này cá bố mẹ thường ăn lại trứng của nó sau khi sinh sản.

    Chuẩn bị bể ấp trứng: có thể dùng thau lớn, bể composit để ấp trứng cá là tốt thay nước 2 lần/ngày, mỗi lần thay từ 20 – 30 % lượng nước trong bể. Lượng trứng ấp trung bình khoảng 700 – 1.000 trứng /lít nước. Thời gian trứng nở tính từ lúc cá sinh sản từ 22 – 26 giờ.

    2. Qui trình kỹ thuật ương cá bột thành cá giống: Chuẩn bị ao ương:

    Sau khi cá nở khoảng 1- 2 ngày đầu cá bột không ăn gì, giai đoạn này cá chỉ tiêu hóa bằng noãn hoàng, sau khi cá bột tiêu hóa hết noãn hoàng, cá bắt đầu ăn ngoài giai đoạn này nên chuyển cá bột xuống ao ương.

    Ao ương cá bột phải được chuẩn bị thật tốt, các thao tác kỹ thuật giống như ao nuôi vỗ cá bố mẹ, nhưng ao ương cá bột sau khi lấy nước vào nên gây màu nước, có thể gây màu nước bằng bột sữa (1kg/1.000m2 ) và bột đậu nành (1kg/1.000m2). Sau khi ao chuẩn bị xong được khoảng từ 1 – 2 ngày thì tiến hành thả cá bột để ương.

    Cá bột nên thả vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát là tốt nhất, trước khi thả cá bột nên để bao cá bột ngâm vào trong nước khoảng 15 phút, sau đó đưa nước ngoài ao vào bao cá bột và từ từ thả cá bột ra ngoài ao, cá bột nên thả đều khắp ao.

    Mật độ ương cá bột hiện nay dao động từ 700 – 1.000 con/m2.

    Thời gian ương cá bột thành cá giống trung bình 75 ngày.

    Thức ăn: bao gồm thức ăn bột đậm đặc hoặc bột đậu nành kết hợp với lòng đỏ trứng theo kế hoạch như sau:

    + Tuần 1: dùng 2 kg bột đậu nành + 10 lòng đỏ trứng/1.000m2/ ngày (chia làm bốn lần), thức ăn được hòa với nước và tạt điều khắp ao.

    + Tuần 2: dùng 3 kg bột đậm đặc + 1kg cám nhuyễn/1.000 m 2 /ngày, thức ăn được trộn đều lại với nhau và rải khắp ao.

    + Từ tuần thứ 3 trở về sau thức ăn tăng gấp đôi (tùy thuộc vào lượng cá trong ao ương mà lượng thức ăn có thể điều chỉnh tăng lên hay giảm xuống).

    + Từ tuần thứ 4 trở về sau nên dùng thức ăn viên nổi dạng nhỏ để phù hợp với kích thước của miệng cá.

    Sau khi ương cá giống được 75 ngày thì thu giống lúc này cá giống có trọng lượng trung bình khoảng 300-400 con/kg. Trước khi thu hoạch cá giống phải giảm thức ăn từ 1 – 2 ngày và có kế hoạch luyện cá ít nhất là 10 ngày trước khi kéo thu giống.

    – Trong giai đoạn ương giống cá thường bị một số bệnh như ký sinh trùng, nấm và thoái đuôi. Trong quá trình ương giống nên có kế hoạch xử lý môi trường ao ương bằng BKC 80 % với liều lượng 1lít/2.000m3 hoặc Formalin 7-10 ppm, xử lý liên tục trong vòng 1 – 2 ngày theo chu kì 10 ngày/ lần bắt đầu từ ngày thứ 12 cho đến khi thu giống .

    Trung tâm Giống Thủy sản An Giang

    – Trong thức ăn nên trộn thêm một số chất như Vitamin C, Premix với liều lượng 2-3g/kg thức ăn. Định kỳ cho cá ăn khoảng 7 – 10 ngày một lần và cho ăn liên tục trong vòng 5 – 7 ngày nhằm tăng sức đề kháng cho cá, ngăn ngừa các bệnh nêu trên.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Bán Khô Cá Sặc, Khô Cá Sặc Bán Ở Đâu? Nơi Bán Khô Cá Sặc Bổi, Sặc Rằn Shop Khô Cá, Bán Khô Cá Dứa Một Nắng, Bán Khô Cá Lóc, Bán Khô Cá Sặc, Bán Khô Cá Tra Phồng Biển Hồ, Khô Cá Miền Tây, Bán Cá Khô Tphcm, Cá Khô Giá Rẻ
  • Cá Koi Nhật Bao Nhiêu Tiền? Giá Cá Koi Phụ Thuộc Yếu Tố Nào?
  • 【4/2021】Cá Bò Khô Đà Nẵng Giá Bao Nhiêu Tiền 1 Kg
  • Thèm Cá Bò Da Đen Quảng Ngãi Gì Đâu!
  • Seavy Cung Cấp Cá Bò Da Khô Tẩm Gia Vị Cho Chị Linh Ở Phú Yên

Kỹ Thuật Nuôi Cá Sặc Rằn

--- Bài mới hơn ---

  • Cá Sủ Vàng Giá Cả 1,5 Tỷ Đồng: Đắt Vì Giá Trị Dinh Dưỡng, Tâm Linh?
  • Trả Giá Cả Tỉ Đồng Mua Cặp Cá Sủ Vàng: Đắt Vì Giá Trị Dinh Dưỡng, Tâm Linh?
  • Câu Được Cặp Cá Sủ Vàng Trị Giá Bạc Tỉ
  • Kem Cá Bánh Nếp New Samanco
  • Tin Hay Không Chuyện Nuốt Mật Cá Trắm Chữa Bệnh ?
  • I. XÂY DỰNG AO NUÔI

    – Cá Sặc Rằn không kén ao nuôi, nuôi trong ao, mương vườn, ruộng lúa…cá đều phát triển tốt. Diện tích lớn nhỏ đều nuôi được. Nên thiết kế ao có diện tích hình chữ nhật để dễ thao tác chăm sóc và thu hoạch.

    – Cá sặc rằn sống được ở nước ngọt và nước lợ với nồng độ muối 8%o, trong ao nuôi cá sặc rằn không nên để nước quá đục, không nên sử dụng nguồn nước có pH < 6, có thể tận dụng nước trong ruộng lúa cấp vào ao nuôi.

    – Khi nuôi với mật độ cao cần thiết kế ống bọng xả và cấp nước, đường kính tùy theo diện tích ao, thông thường đường kính ống bọng 30cm -40 cm là thích hợp.

    – Bờ ao phải cao hơn mực nước cao nhất trong năm từ 0,5m trở lên. Độ sâu của nước ao trên 1 m.

    II. CHUẨN BỊ AO NUÔI

    – Tháo cạn nước, tu sửa lại bờ ao, dọn cỏ xung quanh, chống rò rỉ, chống mất nước, kiểm tra ống bọng cấp thoát nước, diệt hết cá tạp, mầm bệnh trong ao.

    – Sên vét bùn đáy ao, chỉ để lại 10 – 20cm bùn đáy.

    – Dùng vôi bón xung quanh bờ ao và đáy ao, liều lượng từ 10 – 15 kg/100m 2, sau đó phơi ao đến nứt chân chim.

    – Bón phân: Nên dùng phân hữu cơ bón lót cho ao, với lượng từ 15 -20kg/100m2, để tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá. Đối với ao mới thì cần tăng lượng phân xanh (lá so đũa, cây họ đậu) liều lượng từ 25 – 30 kg/100m 2.

    – Sử dụng phân vô cơ NPK (20:20:0) với lượng 0,8 – 1 kg/100m2 bón thay trong trường hợp không có hoặc có ít phân hữu cơ.

    – Sau khi bón phân, phơi ao 2 – 3 ngày và cho nước vào ao đạt độ sâu từ 1,2 – 1,5m (nước cấp phải qua túi lọc bằng vải kate để ngăn cá tạp, địch hại xâm nhập vào ao). Khoảng 4 – 5 ngày nước có màu xanh đọt chuối non thì bắt đầu thả cá giống.

    – Trường hợp tận dụng mương vườn để nuôi thì cần diệt trừ dịch hại trước khi thả cá.

    III. THẢ GIỐNG

    – Mùa vụ thả: Cá sặc rằn được nuôi quanh năm, nhưng tốt nhất nên thả vào đầu muà mưa (khoảng tháng 5 AL hằng năm).

    – Vận chuyển cá giống: Trong quá trình vận chuyển, cần đóng bao với mật độ thưa tránh trường hợp cá bị xây xát, mất nhớt. Nên vận chuyển cá vào lúc trời mát, thời gian vận chuyển dưới 10giờ.

    – Chọn cá giống có kích thước đồng đều, khỏe mạnh không xây xát, màu sắc tươi sáng đặc trưng của loài, không có dấu hiệu bệnh, không dị tật, dị hình.

    – Không nên chọn cá giống quá nhỏ, cá có kích cỡ từ 4 – 5 cm trở lên là thích hợp, tiện cho việc chăm sóc và quản lý.

    – Cá được thả vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.

    – Để hạn chế tình trạng sốc môi trường và nhiệt độ, bao cá giống cần được thả xuống ao nuôi từ 10 – 20 phút rồi mới thả cá từ từ ra ngoài, đồng thời phải quan sát biểu hiện ban đầu của cá để có hướng khắc phục kịp thời.

    – Mật độ thả từ 8 – 10con/m 2. Nếu nuôi cá ở ruộng, không bổ sung thêm thức ăn thì thả với mật độ từ 3 – 5 con/m2.

    IV. QUẢN LÝ THỨC ĂN

    – Nguồn thức ăn bổ sung: Tùy vào điều kiện thực tế của từng nông hộ mà nguồn thức ăn bổ sung có thể là:

    – Cho ăn 100% thức ăn viên dành cho cá có vảy, có hàm lượng đạm 20 – 30% (thức ăn công nghiệp) trong khẩu phần ăn.

    – Thức ăn tự chế biến bao gồm: Cám gạo 65% + Cá tạp 25% + Chất kết dính 10%.

    – Phương pháp cho ăn: Hằng ngày cho cá ăn từ 1 – 2 lần vào lúc 7 – 8 giờ và 16 – 17 giờ. Nếu thức ăn tươi nên cho ăn qua sàng ăn để tiện việc kiểm soát thức ăn. Lượng thức ăn cho ăn hằng ngày thay đổi theo tháng nuôi: Hai tháng đầu là 10% tổng trọng lượng đàn cá, tháng thứ 3 – 4 cho ăn 7%, tháng 5 – 6 cho ăn 5% và những tháng sau cho ăn 3%. Để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp, cần lưu ý một số yếu tố như:

    – Theo dõi sức ăn của cá, nếu sau 30 phút cá ăn hết là đạt yêu cầu.

    – Khi nước ao bị sậm màu (tảo nhiều, đáy ao bị đen) nên giảm lượng cho ăn.

    V. QUẢN LÝ AO NUÔI

    Sau khi thả cá, việc quản lý môi trường ao nuôi là việc làm rất cần thiết và cần thực hiện thường xuyên trong quá trình nuôi.

    – Thay nước: khi chất lượng nước xấu đi, chỉ nên thay nước khoảng 20 – 30 % để tránh tình trạng cá bị sốc. Việc thay nước sẽ làm tăng thêm oxy, giảm các chất độc trong hệ thống nuôi, kích thích cá hoạt động và bắt mồi, đặt biệt là kích thích sự tăng trưởng của cá.

    * Lưu ý: khi thay nước phải xác định được nguồn nước cấp có đảm bảo yêu cầu về chất lượng hay không để tránh tình trạng làm xấu đi hoặc ô nhiễm chất lượng nước trong ao nuôi. Có thể thay nước theo chu kỳ 15 – 20 ngày/1 lần (đối với những tháng nuôi cuối).

    – Phải thường xuyên theo dõi màu nước để điều chỉnh lượng thức ăn, phân bón, quan sát ao cá, tránh bị mọi, tràn bờ, địch hại (ếch, nhái, rắn,…) để diệt trừ; đồng thời quan sát hoạt động của cá (ăn mạnh hay yếu, có dấu hiệu bệnh hay không,…) để xử lý kịp thời.

    – Bón vôi trên bờ ao vào những ngày mưa nhiều để giảm phèn.

    – Định kỳ 15 – 20 ngày/lần sử dụng chế phẩm sinh học trong suốt quá trình nuôi.

    – Phát hiện cá bị bệnh phải báo ngay cho cán bộ kỹ thuật để có hướng xử lý kịp thời.

    VI. THU HOẠCH

    – Sau 8 – 10 tháng cá đạt trọng lượng 100 – 150gr/con thì có thể tiến hành thu hoạch.

    – Trường hợp kích cỡ cá trong ao không đồng đều thì dùng lưới thu tỉa, hoặc thu hết và thả nuôi lại cá nhỏ qua ao mới.

    VII. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CÁ

    1. Phòng bệnh

    Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật nuôi như:

    – Xây dựng và cải tạo ao đúng theo quy trình kỹ thuật;

    – Chọn cá giống phải khỏe mạnh, mật độ nuôi phải phù hợp;

    – Nguồn nước cấp cho ao nuôi phải sạch không bị nhiễm bẩn;

    – Trong quá trình đánh bắt, sang ao tránh làm xây xát;

    – Cho cá ăn phải đầy đủ chất dinh dưỡng để cá có sức kháng bệnh;

    – Trước khi thả cá nên tắm cá giống bằng thuốc tím hoặc nước muối 3-5‰ trong thời gian 5-10 phút để diệt hết các mầm bệnh.

    2. Một số bệnh thường gặp trên cá sặc rằn

    2.1. Bệnh trùng quả dưa

    – Dấu hiệu bệnh lý: Trong giai đoạn đầu của bệnh sẽ xuất hiện những đốm màu trắng bằng đầu kim hoặc nhỏ hơn trên thân cá. Sau xuất hiện các đốm trắng trên da cá và vây cá bị tua ra. Cá bơi lội chậm chạp và tỷ lệ chết cao.

    – Cách phòng trị: Dùng 20 – 25ml lít Formol/m 3 nước ao, trị 3 lần cách nhau 3 ngày 1 lần.

    2.2. Bệnh trùng bánh xe

    – Dấu hiệu bệnh lý: Khi cá nhiễm bệnh, trên thân cá có màu trắng đục, da cá sậm lại, mang cá nhợt nhạt, cá giảm ăn và nổi đầu từng đàn trên mặt nước.

    – Cách phòng trị: Đây là bệnh ngoại ký sinh, có thể điều trị như sau:

    + Dùng Sulfat đồng (phèn xanh) phun khắp ao với liều lượng 0,3 – 0,5 gr/m 3 nước ao trị 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 ngày.

    + Dùng Formol với liều lượng 20 – 25m/m 3 nước. Trị 3 ngày liên tục.Nên trị bệnh cá lúc mát trời và trong thời gian trị bệnh nên giảm lượng thức ăn đi một nửa.

    2.3. Bệnh nấm thủy my (nấm bông gòn)

    Khi xuất hiện bệnh, thân cá có những vùng trắng xám, trên đó có những sợi nấm nhỏ mềm, tua tủa. Sau vài ngày sợi nấm phát triển đang chéo váo nhau thành búi trắng như bông, nhìn thấy được bằng mắt thường (để cá bệnh vào nước trong dễ quan sát hơn).

    Có thể trị bằng một số phương pháp sau:

    – Tắm cá với nước muối 8‰ trong 30 phút, lặp lại sau 3 giờ tiếp theo.

    – Dùng thuốc tím (KMnO 4) tạt xuống ao liều 3-5 g/m3 nước

    2.4 Bệnh trùng mỏ neo

    Giống như cái que đầu có sừng cứng giống như mỏ neo cắm sâu vào cơ thể, thường bám trên các gốc vây ngực, vây hậu môn.

    – Dùng Formaline 20 – 25 ml/ m 3 nước tắm cá trong 30 phút, lặp lại vào ngày tiếp theo và thay 70% nước mới cho cá.

    – Dùng lá xoan, dây giác 0,3 – 0,5kg/m 3 nước, bó thành từng bó ngâm xuống ao.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Khô Cá Sặc Rằn Khánh An
  • Cá Sặc Rằn Có Đắc Không? Giá Bao Nhiêu Tiền Một Kg?
  • Thắt Lưng Da Cá Sấu Nguyên Con
  • Nơi Duy Nhất Ở Việt Nam Nuôi 100 Con Cá Song Vua Bố Mẹ
  • Khám Phá Nơi Nuôi Loài Cá Song Vua Đặc Sản, Mỗi Con Nặng 30

Giá Cá Tra Tăng, Giá Cá Sặc Rằn Giảm Mạnh

--- Bài mới hơn ---

Cá Sặc Rằn Tươi Sống

--- Bài mới hơn ---

  • Ví Da Cá Sấu Nam Chính Hãng Laforce
  • 189 Mẫu Ví Da Cá Sấu Nam Thật 100%, Bóp Cá Sấu Tâm Anh
  • Da Cá Mập Trong Tiếng Tiếng Anh
  • Cá Diếc Kho Tương Tuần Châu
  • 【7/2021】Cách Làm Món Cá Diếc Kho Tương Cực Ngon Miệng【Xem 119,592】
  • 1.Nguồn gốc cá

    Cá sặc rằn là một loài cá thuộc họ Cá tai tượng. Cá sặc rằn còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như cá bổi hay còn gọi là cá rô tía da rắn hay cá rô tía Xiêm hay cá lò tho Loài cá này là một món ăn quan trọng trong nền ẩm thực của nhiều nước, đồng thời nó cũng là một loài cá cảnh thông dụng.

    2.Đặc điểm hình thái, sinh học của cá

    Thân cá sặc rằn dẹtkéo dài, với vây ngực dài. Gai vây lưng 7-8, tia vây lung 10-11, gai vây hậu môn 9-12, tia vây hậu môn 33-38. Vây lưng cá đực dài và nhọn còn vây lưng cá cái vây lưng tròn. Cá đựcmàu sắc nổi bật hơn cá cái. Vây bụng như sợi chỉ và cực kỳ nhạy cảm. Gai vây lưng ngắn, tia vây lưng dài, đuôi hơi phân thùy.

    Màu sắc cơ thể là màu ánh sang vàng nâu, có một dòng tôi chạy theo chiều ngang thân nhưng không liền nhau và nhiều sọc đen chéo từ mắt cho tới giữa gốc đuôi nhưng không phải lúc nào cũng rõ rệt. 

    Cá sặc rằn là loài cá nước ngọt  phân bố rộng sống trong vùng nhiệt đới về phía đông, thái Lan, Campuchia, Malaysia, lưu vực song Mekong, Lào,Malakka, sông Chao Phraya. Còn ở nước ta sống ở miền nam tập trung chủ yếu tại Cà Mau và Kiên Giang.

    loài ăn tạprất hiền dễ nuôi nên khi nuôi cá cảnh rất dễ nhưng do tập tính hiền lành nên dễ bị các loại cá nuôi chung tấn công. Khi nuôi chúng ta co thể cho ăn bất cứ loại thức ăn nào cũng được, còn trong tự nhiên chúng thường ăn lá cây và không bao giờ ăn cá con.

    HÌNH 1. CÁ SẶC RẰN TƯƠI SỐNG

    VIDEO CÁ SẶC RẰN TƯƠI SỐNG

    3.Giá trị dinh dưỡng

    thức ăn được ưa thích từ lâu đời của con người. Ngày nay, khi tỉ lệ người mắc các bệnh tim mạch, huyết áp cao, béo phì… tăng lên thì lời khuyên của các chuyên gia sức khỏe là mọi người nên sử dụng cá làm nguồn thức ăn chính để cung cấp chất đạm.

    Cá cung cấp nhiều protein và có đủ các acid amin, muối khoáng với các vi lượng quan trọng. Mỡ cá có nhiều vitaminA và D, rất tốt cho sức khỏe. Lượng protein trong cá tương đối ổn định dao động từ 16% đến 17%, số lượng proteinlipid gần như ổn định cho mỗi loại cá. Cá càng béo thì lượng nước càng ít, và ngược lại. Lượng glucid trong cá không đáng kể, dưới 1% dưới dạng glucogen.

    4.Thịt cá chế biến thành nhiều món ăn

    + Cá sặc rằn kho tiêu xanh

    Nguyên liệu:

    Cá sặc, tiêu xanh, tỏi, nước mắm, dầu ăn, đường trắng, nước.

    Cách thực hiện:

    Sơ chế cá sặc, đánh vẩy xong thì cho ít muối lên mình cá, chà sát để bỏ nhớt trên cá, sau đó rửa sạch, để ráo. Tiêu xanh rửa sạch, để lại 2 nhánh trang trí món ăn sau khi hoàn tất, còn lại ngắt hạt tiêu cho vào cối, giã dập. Ớt rửa sạch, xắt nhuyễn. Tỏi bóc vỏ lụa, giữ nguyên tép.

    Đặt thố đất lên bếp, cho 2 muỗng canh dầu ăn vào, đợi dầu nóng cho 1 muỗng canh đường vào thắng caramel rồi cho hết tép tỏi, tiêu giã dập và ớt xắt nhuyễn vào, phi cho thơm. Cho thêm 2 muỗng đường còn lại, 1/2 chén nước mắm vào thố, khuấy đều, nấu sôi, tắt bếp. Lúc này ta sẽ có được hỗn hợp ướp cá rất ngon và màu đẹp.

    Xếp cá sặc kho tiêu vào thố, trở cá vài lần để cá thấm đều cả 2 mặt, ướp cá chừng 30 phút để cá thấm gia vị. Sau đó bật bếp, để lửa vừa, đun cá sôi lên vài dạo, cho thêm vào nồi 150ml nước, vặn lửa nhỏ, để cá liu riu cho đến khi cá chín, nêm nếm lại cho vừa ăn, chờ nước kho cá sánh lại thì cho 2 nhánh tiêu xanh và vài lát ớt cắt khoanh lên mặt cá, vừa trang trí, vừa làm món cá kho dậy mùi thơm.

    Cá kho có thể múc ra dĩa, hoặc để nguyên trong thố (cá sẽ nóng lâu hơn), dọn cùng cơm trắng, rất thơm ngon. Cá sặc kho cùng tiêu xanh mang đến vị ngon ngọt, đậm đà thêm chút cay cay khi cắn vào từng hạt tiêu. Món ăn khó cưỡng cho một ngày thèm chút vị mặn trong mâm cơm hằng ngày.

    HÌNH 2. CÁ SẶC RẰN KHO TIÊU XANH

    + Khô sặc chua ngọt

    Nguyên liệu:

    4 con cá khô sặc

    1 thìa canh siro dứa

    1 thìa canh nước chanh đào ngâm đường phèn

    1 thìa nước mắm

    Ớt, tỏi băm nhỏ

    1/2 quả chanh vắt lấy nước cốt.

    Cách thực hiện:

    Khô sặc lọc nạc còn xương chiên giòn riêng nhậu ngon và giòn.

    Chảo nóng thì cho dầu vào, vừa lửa và cho cá vào chiên sơ hoặc chiên giòn là tuỳ thích, ông bà già này chiên vừa phải.

    Cho các loại nguyên liệu vào trộn với ớt và chanh. Sau đó bớt dầu trong chảo rồi cho nước sốt hỗn hợp vào đảo với cá.

    HÌNH 3. KHÔ SẶC CHUA NGỌT

    + Cơm chiên khô cá sặc

    Nguyên liệu:

    2 con cá kho sạc

    1 tô cơm trắng và cơm gạo lứt

    1 củ cà rốt

    2 quả cà chua

    1 thìa nhỏ tiêu xay

    3 nhánh hành.

    Cách thực hiện:

    Cá sặc một nắng mua siêu thị về và nướng qua trước khi lóc nạc.

    Nạc cá đã lấy hết xương và thái chỉ, hành bóc vỏ. Tao hành với dầu và cho cá vào đảo cho thơm và cho tiêu vào.

    Cơm hai màu và các nuyên liệu đã sẵn rồi. Trộn hai loại cơm với nhau trước khi chiên. Phi thơm hành tỏi với 2 thìa dàu mè, cho cà rốt xào trước.

    Cho cơm, cá vào đảo đều, khg cho mắm muối vì cá đã mặm. Nhỏ lửa, rưới thêm 3 thìa nước trà xanh rồi đảo đều, nhỏ lửa.

    Cho cà chua, hành và tiêu vào và tắt bếp, đậy vung để gữi nóng.

    Khi ăn thì thái dưa chuột nhỏ, mỏng rồi trộn chung ăn rất ngon và đủ rau củ trong món cơm rang.

    HÌNH 4. CƠM CHIÊN KHÔ CÁ SẶC

    5.Để mua sản phẩm chất lượng liên hệ

    Siêu thị cá tươi

    •  SĐT: 0978.99.5551

    •  Email: [email protected]

    •  Đia chỉ: thôn Tân Hải, xã Cam Hải Tây, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.

    • Giao hàng toàn quốc.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Chung Về Cá Da Báo Mỏ Vịt
  • Những Cần Biết Và Cách Chăm Sóc Cá Tai Tượng
  • Những Điều Bạn Chưa Biết Về “hung Thần” Của Đại Dương
  • Da Cá Mập — Thư Viện Trực Tuyến Tháp Canh
  • Điều Ít Biết Về Da Cá Hồi

Khô Cá Sặc Rằn Khánh An

--- Bài mới hơn ---

  • Kỹ Thuật Nuôi Cá Sặc Rằn
  • Cá Sủ Vàng Giá Cả 1,5 Tỷ Đồng: Đắt Vì Giá Trị Dinh Dưỡng, Tâm Linh?
  • Trả Giá Cả Tỉ Đồng Mua Cặp Cá Sủ Vàng: Đắt Vì Giá Trị Dinh Dưỡng, Tâm Linh?
  • Câu Được Cặp Cá Sủ Vàng Trị Giá Bạc Tỉ
  • Kem Cá Bánh Nếp New Samanco
  • Cá sặc rằn hay còn gọi là cá sặc bổi, miền Tây với điều kiện sinh thái rất thuận lợi cho tảo và phù du phát triển và đây củng chính là nguồn thức ăn chính của cá sặc rằn vì thế ở Miền Tây thì cá sặc rằn ăn rất ngon và thịt lại rất ngọt.

    Điên điển mà đem muối chua

    Ăn kèm sặc nướng đến Vua cũng thèm !

    Ở đồng bằng sông Cửu Long phổ biến nhất là loài cá sặc bướm, cá sặc Điệp và cá sặc rằn. Trong đó hai loại cá sặc Bướmcá sặc Điệp dùng là cá cảnh hay chế biến thức ăn trong chăn nuôi riêng cá sặc rằn có giá trị kinh tế cao bởi thịt rất ngon. Cá sặc rằn hay còn gọi là cá sặc bổi có những rằn ri trên thân và phân bố nhiều ở Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần Thơ và Long Xuyên. Cá sặc rằn tươi thịt ngon và ngọt nên được dùng nấu canh, chiên, kho tiêu nhưng sản phẩm tạo nên thương hiệu chính là khô cá sặc rằn. Ngoài ra còn thấy người dân Nam Bộ đem đi làm mắm. Ngày nay người ta biết nhiều đến khô cá sặc rằn vì món ăn này đã trở thành đặc sản không chỉ trong nước mà còn xuất khẩu.

    Ở miền Tây Nam bộ có rất nhiều làng nghề làm khô cá sặc mà một trong số những làng nghề nổi tiếng nhất phải kể đến chính là Khánh An. Sở dĩ, khô sặc rằn Khánh An nổi tiếng không chỉ có bề dày truyền thống lâu năm, mà chính là cách tẩm ướp gia vị và chế biến con khô rất vừa ăn. Để cho ra đời một sản phẩm ngon thượng hạng thì từ khâu tẩm ướp đến phơi khô đều rất quan trọng. Hằng năm ở Khánh An cung cấp cho thị trường một lượng lớn khô thành phẩm. Khô cá sặc rằn Khánh An con to, khô, ngon nên rất được người dân ưa chuộng.

    Để làm ra được 1 kg khô thành phẩm thì cần đến 2.5 kg cá tươi, giá cá thương phẩm phụ thuộc vào mùa cá sặc. Khi điều kiện chăn nuôi còn nhiều khó khăn thì giá cá đầu vào ảnh hưởng rất nhiều đến giá khô cá sặc rằn. Vào những tháng gần Tết thì nhu cầu thị trường tăng cao điều đó tạo ra động lực cho những hộ làm nghề phơi cá sặc. Để đặc sản khô cá sặc rằn ngày càng được nhiều người biết đến thiết nghĩ cần có sự chung tay của tất cả các ngành các cấp cùng với nổ lực của người dân thì mới tạo được động lực đưa con khô cá sặc đi xa hơn và nhiều người biết đến hơn nữa.

    090922 8083 ( Zalo / Viber / Gọi )

    --- Bài cũ hơn ---

  • Cá Sặc Rằn Có Đắc Không? Giá Bao Nhiêu Tiền Một Kg?
  • Thắt Lưng Da Cá Sấu Nguyên Con
  • Nơi Duy Nhất Ở Việt Nam Nuôi 100 Con Cá Song Vua Bố Mẹ
  • Khám Phá Nơi Nuôi Loài Cá Song Vua Đặc Sản, Mỗi Con Nặng 30
  • Theo Dấu Cá Lăng Xuôi Dòng Serepok

Khô Cá Sặc Rằn, Khô Cá Sặc Bổi Đặc Biệt

--- Bài mới hơn ---

  • Tiết Lộ Giá Cá Chỉ Vàng Khô Ở Hà Nội 2022
  • Mua Khô Cá Sặc Ở Hà Nội?
  • Mua Cá Bò Khô Ngon Ở Đâu Tại Hà Nội❤️địa Chỉ Bán Cá Bò Khô Chất Lượng❗
  • Khô Cá Cơm Bún ( Cá Cơm Mồm )
  • Địa Chỉ Bán Bún Chả Cá Ngon Chỉ Có Dân Sài Gòn Mới Biết
  • Khô cá miền Tây chuyên cung cấp khô cá sặc rằn, khô cá sặc bổi loại đặc biệt, phơi khô ráo khẩu vị lạt theo yêu cầu của khách hàng. Trung bình 1kg khô cá sặc rằn, khô cá sặc bổi đặc biệt size 7- 8 con, phơi 3 nắng, khẩu vị lạt giá 450k/kg

    Khô cá sặc rằn, khô cá sặc bổi ngày trước được coi là lương thực để dành đối với người nông dân miền đồng bằng sông Cửu Long . Nhà nào nếu có làm lúa cũng dúi vài ba con khô cá sặc rằn, khô cá sặc bổi vào bồ lúa, đợi những tháng mưa dầm hoặc ngày tết đến đem chế biến thành nhiều món ngon cho gia đình sum vầy. Khô cá sặc rằn, khô cá sặc bổi đem nướng liu riu trên lửa than, mỡ trong con khô nhỏ xuống than đỏ, cháy xèo xèo nghe vui tai, tỏa mùi thơm nưng nức cánh mũi. Người ra vườn cắt tàu lá chuối, người thì tiện tay nấu nồi cơm trắng, pha chén dấm ớt là xong. Cứ thế người nông dân, ngồi bó gối đưa cay vài ly rượu đế, nghe tiếng mưa rơi trên mái lá, kể chuyện đời xưa thấy thi vị gì đâu.

    Tùy theo mỗi vùng miền mà người ta gọi khô cá sặc với cái tên riêng biệt. Miệt Cà Mau, Bạc Liêu thì gọi là con khô cá sặc bổi, miệt Đồng Tháp An Giang gọi là khô cá sặc rằn, miệt Bến Tre lại gọi là khô cá lò chúng tôi yếu tố thổ nhưỡng, địa hình mà hình dáng và cách làm khô cá sặc của các vùng cũng khác nhau chút ít, tạo nên sự phong phú về ẩm thực cho con khô cá sặc hiện đã là đặc sản nổi tiếng được cả nước ưa chuộng.

    Ở vùng Đồng Tháp, An Giang con cá sặc rằn được nuôi chung với cá thác lác còm hay còn gọi là cá nàng trong môi trường nước ngọt, nên con cá tươi có thân mình trắng và béo ú. Cá sặc rằn được người dân Đồng Tháp, An Giang ướp muối lạt, phơi khoảng 1,2 nắng gắt là đã thu hoạch. Đặc sản khô cá sặc rằn An giang, Đồng Tháp thích hợp cho thực khách thích ăn khô có khẩu vị lạt và béo gần giống cá tươi. Tuy nhiên nhược điểm của khô cá sặc rằn An Giang, Đồng Tháp là khó vận chuyển đi xa, khó bảo quản lâu với môi trường bên ngoài.

    Ở vùng rừng U Minh Cà Mau con cá sặc bổi đa phần sống trong rừng tràm ngập mặn, nhiều phèn nên lớn chậm, có thân mình dẹp, chắc thịt, toàn thân nhiều đen vằn vện trông rất ngầu. Người dân miệt U Minh Cà Mau tạo hình con khô tương đối bắt mắt, họ ướp muối đậm đà và phơi ép con khô từ 3 đến 5 nắng gắt mới thu hoạch. Đặc sản khô cá sặc bổi U Minh Cà Mau thích hợp cho thực khách thích con khô dai, chắc, có độ lạt vừa phải dùng để ăn với cơm trắng hoặc trộn gỏi đều ngon. Khô cá sặc bổi U Minh có thể bảo quản lâu và dùng để chế biến trộn với các loại gỏi xoài, dưa leo, cóc, sầu đâu, món nào cũng hao cơm, hao mồi.

    Tuy nhu cầu ẩm thực của du khách khách tương đối đa dạng nhưng để sản xuất ra khô cá sặc rằn, khô cá sặc bổi đặc biệt chất lượng cần các điểm chính như sau:

    1.Nguồn cá sặc chế biến thành khô phải tươi sống; lượng muối ướp cá phải là muối trắng; con cá trong quá trình phơi phải được cách ly tốt với các loại côn trùng; không thấm trực tiếp cho cá các hóa chất đuổi ruồi gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

    2.Tay nghề của người làm khô quyết định nên khẩu vị và giá trị của con khô cá sặc rằn, khô cá sặc bổi. Nếu ướp muối quá ít con khô sẽ bị bủn, nếu ướp muối quá nhiều con khô sẽ mặn đắng.

    3.Điều kiện thời tiết đóng vai trò không nhỏ hình thành nên chất lượng con khô, nên vào những ngày mưa dầm bà con ít khi làm khô mà chuyển sang các công việc khác để làm.

    Khô cá miền Tây chuyên cung cấp khô cá sặc rằn, khô cá sặc bổi loại đặc biệt, phơi khô ráo, khẩu vị lạt, vừa ăn theo yêu cầu của khách hàng. Trung bình 1kg khô cá sặc rằn, khô cá sặc bổi đặc biệt size 7- 8 con, phơi khoảng 3 nắng, khẩu vị lạt giá 450k/kg. Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với Khô cá miền Tây để được tư vấn cụ thể về sản phẩm.

    --- Bài cũ hơn ---

  • 【4/2021】Khô Cá Chốt Giá Bao Nhiêu Tiền 1Kg
  • Giá Khô Cá Hố Hiện Nay 04/2021
  • Giá Khô Cá Nhồng Hiện Nay 04/2021
  • Giá Bán Cá Cơm Sữa Khô Hiện Nay 04/2021
  • 【4/2021】Khô Cá Chai Bán Ở Đâu Tại Tphcm

Cá Sặc Rằn Có Đắc Không? Giá Bao Nhiêu Tiền Một Kg?

--- Bài mới hơn ---

  • Khô Cá Sặc Rằn Khánh An
  • Kỹ Thuật Nuôi Cá Sặc Rằn
  • Cá Sủ Vàng Giá Cả 1,5 Tỷ Đồng: Đắt Vì Giá Trị Dinh Dưỡng, Tâm Linh?
  • Trả Giá Cả Tỉ Đồng Mua Cặp Cá Sủ Vàng: Đắt Vì Giá Trị Dinh Dưỡng, Tâm Linh?
  • Câu Được Cặp Cá Sủ Vàng Trị Giá Bạc Tỉ
  • Cá Sặc Rằn là một loại cá thuộc họ cá Tai Tượng, còn được gọi với cái tên là cá Tô Tía da rắn hay cá Rô Tía Xiêm. Loại cá này, ở nhiều quốc gia là một loại cá cảnh thông dụng, ngoài ra, nó còn là một món ăn quan trọng trong nền ẩm thực ở những quốc gia này. Ở nước ta, ở các vùng ven biển các tỉnh Minh Hải, Kiên Giang,.. ở những vùng cấy lúa một mùa vào mùa mưa là điều kiện rất thích hợp để nuôi cá Sặc Rằn.

    Cá Sặc Rằn là một loại cá mang lại giá trị kinh tế khá cao. Ở các vùng thuộc tỉnh Cà Mau, hằng năm người dân có thể thu lãi lên đến hơn 1 tỷ đồng nhờ mô hình nuôi cá Sặc Rằn. Nó đã giúp những người nông dân nghèo vượt qua khó khăn và có được cuộc sống ổn định hơn.

    Cá Sặc Rằn đặc sản sông nước bán tại TpHCM

    Cá Sặc Rằn được rất nhiều người ưa thích, và là một loại đặc sản nổi tiếng của vùng rừng U Minh. Cá Sặc Rằn thường được chế biến thành những món ăn dân dã những mùi vị lại rất đậm đà và đặc trưng. Một số món ăn được chế biến từ cá Sặc Rằn như: cá Sặc Rằng kho tiêu, khô cá Sặc Rằn nướng làm gỏi xoài,…

    Cá Sặc Rằn kho tiêu – món ăn đậm đà đưa cơm

    Để làm món cá Sặc Rằn kho tiêu cho bữa cơm gia đình. Đầu tiên, cá Sặc Rằn sau khi mua về thì bạn sơ chế làm sạch. Sau đó, phi hành trong dầu nóng để tăng thêm vị thơm ngon cho món ăn. Đợi dầu nguội thì cho cá vào ướp với đường, muối, nước mắm, tiêu, bột ngọt trong khoảng 15phút. Nếu bạn thích ăn cay thì có thể cho thêm ớt. Kho cá ở lửa riu riu trong khoảng 15-20 phút cho đến khi nước cá keo lại thì tắt bếp. Món này vào mùa mưa mà ăn với cơm nóng thì quá là hợp gu.

    Cá Sặc Rằn tươi sống được bán ở đâu? Giá bao nhiêu tiền một kg?

    Cá Sặn Rằn là một loài cá tương đối phổ biến và bạn có thể tìm mua nó rất dễ dàng ở các chợ, các cơ sở bán hải sản. Tuy nhiên, làm sao để biết được sản phẩm bạn mua có đảm bảo chất lượng hay không thì đó vẫn còn là một câu hỏi vẫn chưa có câu trả lời chính xác. Tại Hải Sản Ông Giàu, những con Sặc Rằn còn tươi sống đã qua kiểm tra chặc chẽ trước khi đến tay người tiêu dùng nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng.

    • Giá bán cá Sặc Rằn hiện nay tại Hải Sản Ông Giàu: 170.000 vnđ/kg
    • Quy cách: Cá Sặc Rằng tươi sống nuôi trong bể oxy

    --- Bài cũ hơn ---

  • Thắt Lưng Da Cá Sấu Nguyên Con
  • Nơi Duy Nhất Ở Việt Nam Nuôi 100 Con Cá Song Vua Bố Mẹ
  • Khám Phá Nơi Nuôi Loài Cá Song Vua Đặc Sản, Mỗi Con Nặng 30
  • Theo Dấu Cá Lăng Xuôi Dòng Serepok
  • Khám Phá Địa Điểm Câu Cá Hồ Sông Mây

Hiệu Quả Từ Nuôi Cá Sặc Rằn Thương Phẩm

--- Bài mới hơn ---

  • Hiệp Hội Thủy Sản Tỉnh An Giang
  • Kỹ Thuật Ương Và Nuôi Cá Sặc Rằn Thương Phẩm
  • Kỹ Thuật Sản Xuất Cá Sặc Rằn Giống
  • Mô Hình Nuôi Cá Sặc Rằn Thành Công Theo Hướng Vi Sinh
  • Khô Cá Sặc Rằn U Minh, Lạt Vừa Ăn, Con To Làm Quà
  • Sau 7- 8 tháng thả nuôi, nông dân có thể đạt lợi nhuận từ 40- 60 triệu đồng/1.000m2 ao nuôi. Đó là hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi cá sặc rằn thương phẩm ở huyện đầu nguồn An Phú. Cá sặc rằn là loài dễ nuôi, hiệu quả kinh tế cao.

    Một trong những địa phương nổi tiếng với con cá sặc rằn là xã Khánh An (An Phú). Đây còn là nơi nổi tiếng với đặc sản khô, mỗi năm cung ứng thị trường 300- 350 tấn khô các loại, chủ lực là khô sặc rằn. Trước đây, nguồn nguyên liệu làm khô sặc rằn chủ yếu phụ thuộc vào nguồn cung từ Campuchia và Thái Lan.

    Gần đây, nguồn cá nguyên liệu ngày càng giảm thì mô hình nuôi cá sặc rằn thương phẩm tại địa phương là giải pháp cung ứng cho các cơ sở chế biến khô sặc rằn ở An Phú. Đầu năm 2011, Phòng Nông nghiệp- Phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện An Phú phối hợp Trung tâm Giống thủy sản An Giang (đơn vị chuyển giao kỹ thuật) đã triển khai dự án “Mô hình ứng dụng khoa học công nghệ phát triển nuôi cá sặc rằn”.

    Sau 24 tháng thực hiện, mô hình được Sở Khoa học- Công nghệ nghiệm thu với kết quả cao. Triển khai dự án này, nông dân và kỹ thuật viên được học tập các mô hình nuôi cá sặc rằn hiệu quả và tập huấn ứng dụng thành thạo kỹ thuật sản xuất giống, nuôi thương phẩm cá sặc rằn.

    Dự án còn xây dựng thành công 7 mô hình ương giống và xây dựng 9 mô hình nuôi cá sặc rằn thương phẩm. Thành công lớn của dự án là cải tiến được quy trình kỹ thuật trong khâu tuyển chọn con giống và sử dụng thức ăn có hàm lượng đạm cao (30%), rút ngắn chu kỳ nuôi (từ 3 – 5 tháng so với trước) và tăng vòng vốn sản xuất.

    Anh Cường, một trong những người tham gia mô hình nuôi cá sặc rằn đầu tiên ở xã Khánh An, cho biết: “Nhờ theo dõi sát các buổi tập huấn và được kỹ thuật viên thủy sản hướng dẫn tận tình nên tỷ lệ hao hụt rất ít, cá nuôi phát triển tốt”.

    Vụ nuôi vừa rồi, anh Cường trúng lớn. Với diện tích 6.000m2, sau 7- 8 tháng nuôi, thu hoạch bình quân 2,2 tấn/1.000m2, trừ chi phí anh Cường còn lãi hơn 300 triệu đồng…

    Chủ động được nguồn nguyên liệu sẽ giúp thương hiệu khô cá sặc rằn Khánh An (An Phú) vươn ra thị trường trong, ngoài nước.

    Năm 2013, Sở NN-PTNT An Giang cũng đã triển khai dự án “Chuỗi giá trị sản xuất cá sặc rằn” với mô hình 2 héc-ta và 1 cơ sở chế biến khô công suất 200- 250 tấn thành phẩm/năm. Mục tiêu nhằm xây dựng vùng nuôi cá sặc rằn công nghệ cao và cung ứng nguyên liệu cho cơ sở chế biến khô cá sặc rằn xã Khánh An (An Phú).

    Đây còn nhằm tổ chức mô hình chuỗi liên kết sản xuất từ sản xuất con giống, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị sản phẩm khô cá sặc rằn Khánh An. Đồng thời, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao vào cơ sở chế biến khô cá sặc rằn để nâng cao chất lượng sản phẩm, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, thực hiện công bố hợp quy…

    Cá sặc rằn là đối tượng thủy sản dễ nuôi, nhu cầu thị trường lớn và ổn định, người nuôi có thể nuôi quảng canh hoặc thâm canh để tận dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên của địa phương, góp phần tăng thu nhập, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi. Với hiệu quả cao và đầu ra ổn định, cá sặc rằn sẽ là mô hình có tiềm năng phát triển trong thời gian tới.

    Cá sặc rằn (còn gọi là cá rô tía da rắn hay cá rô tía Xiêm) là loài phân bố nhiều ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), như: An Giang, Kiên Giang, Cà Mau… Đây là loài cá dễ nuôi, khả năng thích nghi rộng, có thể nuôi thâm canh hoặc nuôi quảng canh trong ao hầm, mương vườn, ruộng lúa. Thức ăn chủ yếu của cá sặc rằn là thực vật thủy sinh và mùn bã hữu cơ. Những năm gần đây, nghề nuôi cá sặc rằn được nhiều nông dân quan tâm đầu tư, mang lại hiệu quả cao.

    Theo AGO

    --- Bài cũ hơn ---

  • Dây Lưng Cá Sấu Nữ Nguyên Con Hiện Nay Giá Bao Nhiêu Tiền?
  • Giá Cá Chìa Vôi Bao Nhiêu 1Kg 2022? Mua Bán Ở Đâu Rẻ?
  • Bán Cá Chìa Vôi Đỏ Tươi Sống
  • Giá Cá Vược Biển Bao Nhiêu 1 Kg Hôm Nay 2022? Mua Ở Đâu Tươi Ngon?
  • Nơi Bán Cá Song Tươi Ngon