Xem Nhiều 3/2023 #️ Hiệu Quả Từ Nuôi Cá Sặc Rằn Thương Phẩm # Top 7 Trend | Fcbarcelonavn.com

Xem Nhiều 3/2023 # Hiệu Quả Từ Nuôi Cá Sặc Rằn Thương Phẩm # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Hiệu Quả Từ Nuôi Cá Sặc Rằn Thương Phẩm mới nhất trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Sau 7- 8 tháng thả nuôi, nông dân có thể đạt lợi nhuận từ 40- 60 triệu đồng/1.000m2 ao nuôi. Đó là hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi cá sặc rằn thương phẩm ở huyện đầu nguồn An Phú. Cá sặc rằn là loài dễ nuôi, hiệu quả kinh tế cao.

Một trong những địa phương nổi tiếng với con cá sặc rằn là xã Khánh An (An Phú). Đây còn là nơi nổi tiếng với đặc sản khô, mỗi năm cung ứng thị trường 300- 350 tấn khô các loại, chủ lực là khô sặc rằn. Trước đây, nguồn nguyên liệu làm khô sặc rằn chủ yếu phụ thuộc vào nguồn cung từ Campuchia và Thái Lan.

Gần đây, nguồn cá nguyên liệu ngày càng giảm thì mô hình nuôi cá sặc rằn thương phẩm tại địa phương là giải pháp cung ứng cho các cơ sở chế biến khô sặc rằn ở An Phú. Đầu năm 2011, Phòng Nông nghiệp- Phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện An Phú phối hợp Trung tâm Giống thủy sản An Giang (đơn vị chuyển giao kỹ thuật) đã triển khai dự án “Mô hình ứng dụng khoa học công nghệ phát triển nuôi cá sặc rằn”.

Sau 24 tháng thực hiện, mô hình được Sở Khoa học- Công nghệ nghiệm thu với kết quả cao. Triển khai dự án này, nông dân và kỹ thuật viên được học tập các mô hình nuôi cá sặc rằn hiệu quả và tập huấn ứng dụng thành thạo kỹ thuật sản xuất giống, nuôi thương phẩm cá sặc rằn.

Dự án còn xây dựng thành công 7 mô hình ương giống và xây dựng 9 mô hình nuôi cá sặc rằn thương phẩm. Thành công lớn của dự án là cải tiến được quy trình kỹ thuật trong khâu tuyển chọn con giống và sử dụng thức ăn có hàm lượng đạm cao (30%), rút ngắn chu kỳ nuôi (từ 3 – 5 tháng so với trước) và tăng vòng vốn sản xuất.

Anh Cường, một trong những người tham gia mô hình nuôi cá sặc rằn đầu tiên ở xã Khánh An, cho biết: “Nhờ theo dõi sát các buổi tập huấn và được kỹ thuật viên thủy sản hướng dẫn tận tình nên tỷ lệ hao hụt rất ít, cá nuôi phát triển tốt”.

Vụ nuôi vừa rồi, anh Cường trúng lớn. Với diện tích 6.000m2, sau 7- 8 tháng nuôi, thu hoạch bình quân 2,2 tấn/1.000m2, trừ chi phí anh Cường còn lãi hơn 300 triệu đồng…

Chủ động được nguồn nguyên liệu sẽ giúp thương hiệu khô cá sặc rằn Khánh An (An Phú) vươn ra thị trường trong, ngoài nước.

Năm 2013, Sở NN-PTNT An Giang cũng đã triển khai dự án “Chuỗi giá trị sản xuất cá sặc rằn” với mô hình 2 héc-ta và 1 cơ sở chế biến khô công suất 200- 250 tấn thành phẩm/năm. Mục tiêu nhằm xây dựng vùng nuôi cá sặc rằn công nghệ cao và cung ứng nguyên liệu cho cơ sở chế biến khô cá sặc rằn xã Khánh An (An Phú).

Đây còn nhằm tổ chức mô hình chuỗi liên kết sản xuất từ sản xuất con giống, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị sản phẩm khô cá sặc rằn Khánh An. Đồng thời, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao vào cơ sở chế biến khô cá sặc rằn để nâng cao chất lượng sản phẩm, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, thực hiện công bố hợp quy…

Cá sặc rằn là đối tượng thủy sản dễ nuôi, nhu cầu thị trường lớn và ổn định, người nuôi có thể nuôi quảng canh hoặc thâm canh để tận dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên của địa phương, góp phần tăng thu nhập, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi. Với hiệu quả cao và đầu ra ổn định, cá sặc rằn sẽ là mô hình có tiềm năng phát triển trong thời gian tới.

Cá sặc rằn (còn gọi là cá rô tía da rắn hay cá rô tía Xiêm) là loài phân bố nhiều ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), như: An Giang, Kiên Giang, Cà Mau… Đây là loài cá dễ nuôi, khả năng thích nghi rộng, có thể nuôi thâm canh hoặc nuôi quảng canh trong ao hầm, mương vườn, ruộng lúa. Thức ăn chủ yếu của cá sặc rằn là thực vật thủy sinh và mùn bã hữu cơ. Những năm gần đây, nghề nuôi cá sặc rằn được nhiều nông dân quan tâm đầu tư, mang lại hiệu quả cao.

Theo AGO

Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Cá Hô Thương Phẩm

Mô hình nuôi cá hô thương phẩm trong ao và sử dụng thức ăn công nghiệp của Trung tâm khuyến nông tỉnh Kiên Giang được triển khai 4 điểm ở các huyện Tân Hiệp, Giồng Riềng, Châu Thành và U Minh Thượng.

Mô hình nuôi cá hô thương phẩm trong ao và sử dụng thức ăn công nghiệp của Trung tâm khuyến nông tỉnh Kiên Giang được triển khai 4 điểm ở các huyện Tân Hiệp, Giồng Riềng, Châu Thành và U Minh Thượng từ tháng 4/2016; mỗi điểm có 500 m2, mật độ cá giống thả nuôi 1 con/m2 mặt nước.

Mô hình này được Trung tâm khuyến nông tỉnh Kiên Giang hỗ trợ 60% tiền mua cá giống, 30% tiền chi phí thức ăn và vật tư thiết yếu; đồng thời được tập huấn hướng dẫn quy trình kỹ thuật nuôi để nông dân ở địa phương thực hiện mô hình nuôi cá hô thương phẩm trong ao thành công và đạt hiệu quả kinh tế cao.

Theo kỹ sư Nguyễn Thị Lan Thanh, Trung tâm khuyến nông tỉnh Kiên Giang, qua các điểm nuôi kết quả ban đầu cho thấy, cá hô là đối tượng dễ nuôi, khả năng thích nghi rộng và tăng trưởng nhanh, đạt hiệu quả kinh tế khá cao, trung bình lãi 140 triệu/500m2/500 con.

Phó Giám đốc Trung tâm khuyến nông Kiên Giang Phù Khí Nguyên cho biết, nhờ áp dụng tốt quy trình nuôi cá hô thương phẩm trong ao từ khâu cải tạo ao nuôi, chọn giống tốt, thả giống với mật độ thích hợp, đầu tư thức ăn theo từng giai đoạn phát triển của cá và chăm sóc quản lý tốt, nên cá hô nuôi trong ao ban đầu mau lớn và không có hiện tượng xảy ra dịch bệnh, có tỷ lệ sống cao trên 75%.

Sau 18 tháng thả nuôi, đạt trọng lượng bình quân trên 2 kg/con và sản lượng đạt hơn 1.000 kg; với giá bán cá hô thương phẩm trên thị trường hiện nay là 200.000 đồng/kg, trừ các khoản chi phí đầu tư thì mô hình này cho lợi nhuận trên 140 triệu đồng.

Ông Vi Nhựt Quang, ngụ thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp cho biết, qua mô hình nuôi cá hô trong ao cho thức ăn công nghiệp bước đầu cho hiệu quả khá cao. Qua quá trình thả nuôi, cá ít bị bệnh, sau 18 tháng trung bình mỗi con cân nặng từ 2,3 – 2,4 kg/con; sau khi trừ chi phí, gia đình ông Quang còn lãi trên 150 triệu đồng.

Thấy được hiệu quả mô hình nuôi cá hô thương phẩm trong ao, tháng 7/2017, Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang tiếp tục triển khai mô hình này ở nhiều xã trong huyện Giồng Riềng với 500 m2 và hiện tại cá đang phát triển tốt.

Kỹ sư Nguyễn Thị Lan Thanh khuyến cáo, khâu chuẩn bị ao cần vệ sinh cải tạo ao tốt; có rào chắn lưới quanh ao để không cho cá tạp vào ao làm ảnh hưởng thức ăn cũng như phát triển của cá; chọn con giống phải rõ nguồn gốc, có chất lượng cao, đồng đều, thức ăn phải đủ lượng và chất, điều chỉnh thức ăn phù hợp.

Đối với mô hình nuôi mật độ cao với 1 con/m2, sau khi cá đạt trọng lượng khoảng 1 kg/con cần tăng cường hệ thống ô xy dưới đáy để giúp cá tăng trưởng tốt hơn.

Mô hình nuôi cá hô thương phẩm trong ao và cho thức ăn công nghiệp thành công bước đầu ở một số huyện trong tỉnh Kiên Giang sẽ giúp nhà nông có thêm đối tượng nuôi mới trong phong trào phát triển nuôi trồng thủy sản.

Mô hình này đang được ngành chuyên môn cùng chính quyền địa phương nhân rộng trong thời gian tới nhằm góp phần làm đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi giúp nông dân có thêm việc làm và tăng thu nhập

Hiệu Quả Nuôi Cá Giò Thương Phẩm

Cá giò hay còn gọi là cá bớp phân bố ở vùng biển nhiệt đới, cận nhiệt đới và vùng nước ấm của biển ôn đới. Trong tự nhiên, cá giò sống ở vùng nước mặn hoặc nước lợ ven biển, rạn san hô cho đến vùng biển khơi. Cá giò thuộc loại cá dữ, ăn thịt động vật, thức ăn tự nhiên gồm cua, tôm, ốc và các loại cá con. Tốc độ sinh trưởng của cá nhanh, từ con giống cỡ 20 – 25g/con sau 1 năm nuôi có thể đạt cỡ 4 – 6 kg/con. Cá giò thành thục lần đầu tiên sau 2 năm tuổi, mùa sinh sản của cá giò ở miền Bắc từ tháng 4 – 7 hàng năm.

Cá giò sinh trưởng nhanh, cho hiệu quả cao

Hầu hết các lồng nuôi chỉ sử dụng con giống từ nguồn sinh sản nhân tạo vì sự khan hiếm con giống loài này ở tự nhiên. Chính vì vậy, nhu cầu con giống đang ngày càng gia tăng ở nhiều địa phương. Hiện nay, quy trình sản xuất giống cá giò đã ổn định và đơn giản hóa để áp dụng rộng rãi. Quá trình bắt đầu từ nuôi vỗ cá giò bố mẹ trong lồng lưới. Ở tuổi thứ 2, cá giò có thể thành thục tuyến sinh dục. Khi sinh sản, cho cá đẻ trong bể xi măng hoặc trong giai, ấp trứng và ương ấu trùng trong bể composite hoặc bể xi măng. Cá giò thường đẻ vào ban đêm, tập trung vào thời gian từ 21 – 24 giờ. Trứng được thu ngay sau khi đẻ, tách riêng và ấp ở nhiệt độ 28 – 300C. Sau 24 – 28 giờ, trứng sẽ nở thành cá bột có chiều dài 4 – 4,2mm. Ở ngày tuổi thứ 3, cá bắt đầu ăn sinh vật phù du cỡ nhỏ như luân trùng, ấu trùng hàu hà, nauplius của copepoda, tiếp đến là loại cỡ lớn như copepoda trưởng thành, artemia ấu trùng và trưởng thành, sau đó có thể luyện cho chúng ăn thức ăn hỗn hợp. Giải quyết thức ăn tươi sống cho ấu trùng cá bằng việc nuôi tảo thuần trên túi nilong, nuôi luân trùng thâm canh trên bể nhỏ, gây nuôi sinh vật phù du trên ao đất vùng nước lợ. Tỷ lệ cá giống tính từ khi nở cỡ 12 – 15cm đạt 4 – 5%, thời gian ương từ 50 – 60 ngày. Vì vậy, việc áp dụng quy trình sản xuất giống cá giò dễ dàng, thuận lợi và có điều kiện mở rộng.

Cần kiểm tra định kỳ

Do cá giò có tốc độ sinh trưởng nhanh, giá thị trường khá cao nên được nuôi phổ biển ở nhiều tỉnh ven biển như Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Huế, Phú Yên, Khánh Hòa, Kiên Giang… Hình thức nuôi chủ yếu là nuôi lồng trên biển. Có 2 kiểu lồng nuôi phổ biến là lồng gỗ có kích thước từ 27 – 216 m3, thường được nuôi ở vùng kín sóng gió và lồng nhựa chịu lực HDPE hình tròn (thể tích từ 300m3 trở lên) có khả năng nuôi được ở những vùng biển hở. Cỡ mắt lưới lồng dùng cho lồng nuôi cá thương phẩm tăng dần theo sự tăng trưởng của cá. Trong quá trình nuôi, cần theo dõi tình trạng sức khỏe và bệnh tật của cá để kịp thời xử lý. Cần định kỳ vệ sinh và thay đổi lưới lồng 2 – 3 tháng/lần để đảm bảo thông thoáng cho lồng nuôi. Cần định kỳ kiểm tra neo, lưới… và khi cần thì kịp thời bảo dưỡng hoặc thay thế để giảm thiểu rủi ro do hư hỏng lồng. Hàng tháng đo mẫu để xác định tăng trưởng của cá (chiều dài và khối lượng cá), qua đó xác định được khối lượng đàn cá trong lồng để điều chỉnh lượng thức ăn cho hợp lý. Cá thu hoạch tốt nhất từ 5 – 10 kg. Trong quá trình nuôi khi cá đạt cỡ thương phẩm có thể thu tỉa để bán dần và nên thu hoạch, bán hết khi có đầu ra để quay vòng chu kỳ nuôi mới.

Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Cá Chạch Bùn Thương Phẩm Tại Huyện Đạ Huoai

Cá chạch bùn (tên khoa học: Misgurnus anguillicaudatus) có thịt thơm ngon, xương mềm nên thị trường nội địa tiêu thụ rất mạnh. Cá chạch bùn còn được gọi là cá chạch sụn vì khi cá đạt trọng lượng 30-40 con/kg thì toàn bộ xương cá (kể cả xương đầu và xương sống) được chuyển hóa thành sụn nên được nhiều người ưa chuộng, có thể sử dụng làm thực phẩm cho cả người già và trẻ nhỏ.

Cá chạch bùn có nguồn gốc từ Đài Loan được đưa về Việt Nam nhân giống, những năm qua được nuôi chủ yếu ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Nhiều bà con nông dân đang đầu tư sản xuất con giống và nuôi cá thịt thương phẩm hướng tới xuất khẩu.

Nhằm nghiên cứu, đưa loài thủy sản mới vào nuôi thử nghiệm trên địa bàn huyện Đạ Huoai. Qua đó, đánh giá tính thích nghi, hiệu quả kinh tế để khuyến cáo nông dân nuôi trồng, phát triển kinh tế. Năm 2014, Trung tâm Nông nghiệp huyện Đạ Huoai triển khai mô hình thử nghiệm nuôi cá chạch bùn thương phẩm tại huyện Đạ Huoai từ nguồn vốn Khoa học – Công nghệ của huyện. Mô hình được triển khai tại 2 hộ của thị trấn Mađaguôi, huyện Đạ Huoai (hộ ông Vũ Đức Biệc, tổ dân phố 2 và hộ ông Trần Minh Ngọc, tổ dân phố 10) với quy mô 200 m2/hộ. Số lượng con giống thả nuôi 9.000 con/điểm/200m2. Kích cỡ con giống thả nuôi khoảng 2 g/con. Sử dụng thức ăn công nghiệp của cá chạch bùn có hàm lượng đạm từ 30-35%.

Sau 3,5 tháng nuôi (từ tháng 8-11/2014), cá đạt trọng lượng trung bình 35 gram/con (28-30 con/kg) tương ứng tốc độ tăng trọng 9,14 gram/con/tháng. Tỷ lệ nuôi sống đạt 89% (lượng cá giống thất thoát không phải do bị bệnh mà chủ yếu là do vận chuyển đường xa cá bị chết và bị chim, cò ăn trong quá trình nuôi). Sản lượng cá thu hoạch đạt 280 kg/200m2, giá bán sỉ 145.000 đồng/kg, doanh thu 40,6 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí 24,93 triệu đồng gồm mua giống, thức ăn công nghiệp, thuốc thú y thủy sản…, nông dân thu lãi 15,67 triệu đồng/200m2/3,5 tháng nuôi (chưa trừ chi phí công lao động).

Qua quá trình theo dõi, cá chạch bùn có nhiều ưu điểm như: Tăng trọng nhanh, chu kỳ nuôi ngắn (3-4 tháng/lứa), sức đề kháng cao, không xuất hiện bệnh tật, thịt cá thơm, ngon, bổ dưỡng, giá bán cao, thị trường tiêu thụ thuận lợi (tư thương đặt hàng mua số lượng lớn)… nên hiệu quả kinh tế cao. Ngày 22/11/2014, Trung tâm Nông nghiệp huyện Đạ Huoai tổ chức mời nông dân tham dự hội thảo, trực tiếp nghe nông hộ thực hiện mô hình báo cáo hiệu quả kinh tế của việc nuôi cá chạch bùn. Đến nay, ngoài 2 hộ thực hiện mô hình tiếp tục nuôi chu kỳ mới thì đã có thêm 2 hộ chủ động đầu tư, nhân rộng mô hình. Hiện nay cá đang sinh trưởng, phát triển rất tốt, tỷ lệ sống cao, tăng trọng nhanh.

Nhằm giúp nhiều hộ dân nắm bắt kỹ thuật, nhân rộng mô hình nuôi cá chạch bùn thương phẩm để phát triển kinh tế, Trung tâm Nông nghiệp Đạ Huoai giới thiệu kỹ thuật nuôi cá chạch bùn thương phẩm như sau:

1. Chuẩn bị ao nuôi

Vị trí ao nuôi tốt nhất là gần nguồn cung cấp nước. Nước có thể ra vào thường xuyên, điều kiện thay nước dễ dàng. Chất lượng nước đảm bảo không bị ô nhiễm. Nên chọn ao ở những nơi đất có thành phần cơ giới nặng như đất sét, thịt pha sét.

Vị trí ao ở nơi thoáng mát, nhiều ánh nắng. Bờ ao và mái bờ ao phải chắc chắn không bị sạt lở, không có khe nứt, hang hốc.

Mực nước trung bình từ 60-70 cm, trong ao có thể thả bèo tây để tạo chỗ trú ẩn cho cá tránh nóng, tránh rét và làm sạch môi trường nước.

1.1 Kỹ thuật xử lý, cải tạo ao nuôi

- Đối với những ao đã nuôi: Có hai phương pháp cải tạo ao, đó là cải tạo khô hoặc cải tạo ướt, cũng có thể kết hợp giữa cải tạo khô và cải tạo ướt, tuỳ thuộc vào chất đất, độ pH của đất, điều kiện vùng nuôi để có phương pháp cải tạo ao thích hợp đảm bảo nền đáy ao sạch, chất lượng nước tốt và ổn định.

* Cải tạo ướt: Đối với ao bị nhiễm phèn hoặc không thể phơi đáy. Hút bùn đen ra ngoài ao. Lấy nước vào đầy ao rồi xả, xả 3-4 lần. Lấy nước vào khoảng 30cm rồi đánh CaO (vôi tôi) 15-20 kg/100m2. Ngâm 2-3 ngày sau đó xả bỏ. Lấy nước vào, xả bỏ lại một lần nữa, nên cải thiện đáy ao với men vi sinh xử lý đáy.

Bón vôi CaCO3 (vôi bột), liều lượng vôi dùng để cải tạo cho 1.000 m2 ao.

pH

CaCO3 (Vôi bột)

(Kg)

Ca(OH)2

(Vôi nông nghiệp)

4 – 5

160 – 180

100 – 120

5 – 6

120 – 140

80 – 100

80 – 100

40 – 60

Sau đó, lấy nước vào ao.

* Cải tạo khô: Đối với ao ít hoặc không nhiễm phèn, thì thực hiện:

Tát cạn ao: Có thể tháo, bơm, hoặc tát để ao hết nước.

Dọn ao: Sửa sang bờ, dọn cỏ quanh bờ, chống rò rỉ, dọn sạch và san đáy, vét bùn, sửa sang cống tháo nước vào, ra. Trong điều kiện cho phép có thể cày xới và phơi lớp bùn đáy ao trong 5-10 ngày tạo điều kiện cho oxy thâm nhập vào đáy ao góp phần làm tăng độ màu mỡ của ao. Lớp bùn trong ao nuôi cá nên để từ 20-25cm là tốt nhất.

Diệt tạp: Tức là diệt các loại sinh vật gây hại cá còn sót lại dưới đáy ao hoặc xung quanh bờ, chủ yếu là các loài cá ăn thịt như lươn, cá rô, cá trê, cá lóc, các loại ấu trùng, côn trùng, cóc, ếch nhái. Dọn ao và diệt tạp thường tiến hành đồng thời và làm trước khi thả cá ra ao từ 10-12 ngày. Nếu làm sớm quá sinh vật hại cá sẽ có điều kiện phát triển trở lại. Nếu làm muộn thì một số chất diệt tạp chưa phân hủy hết sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cá bột. Sử dụng vôi để diệt tạp. Khi vôi tan vào trong nước làm tăng độ pH của nước lên cao (pH = 11) làm cho các loài cá tạp, tôm và các sinh vật có hại khác bị tiêu diệt.

Bón lót: Là biện pháp cần thiết trong khâu chuẩn bị ao ương nhất là với những ao nghèo chất dinh dưỡng. Mục đích của việc bón lót là cung cấp cho ao một lượng phân hữu cơ là nguồn dinh dưỡng tức thời cho các sinh vật làm thức ăn cho cá ngay khi thả xuống ao. Mặt khác do phần lớn lượng phân bón lót phân hủy chậm nên nó sẽ tiếp tục bổ sung dinh dưỡng giúp cho quá trình phát triển sinh vật phù du trong ao được lâu bền trong suốt thời kỳ nuôi cá. Tùy điều kiện từng địa phương, gia đình có thể sử dụng phân lợn, gà đã ủ để bón lót tránh dùng phân có nhiều rác khó phân hủy. Lượng phân bón 20-50 kg/100m2.

Gây màu nước: Sau khi vét bùn đáy, bón vôi khử trùng, bón lót xong ta tiến hành lấy nước vào ao để đạt độ sâu 70 cm rồi tiến hành gây màu nước. Lưu ý khi lấy nước phải dùng lưới lọc ở chỗ lấy nước vào để ngăn các loài địch hại.

Gây màu nước thực chất là tạo môi trường thuận lợi cho tảo phát triển, tảo quang hợp mạnh sẽ cung cấp nhiều oxy cho ao nuôi. Chúng ta nên sử dụng các loại phân vô cơ NPK, phân vi sinh, men vi sinh hoặc chế phẩm sinh học bón xuống ao. Khoảng 7-10 ngày sau khi sử dụng phân bón, tảo trong ao phát triển, màu nước của ao có màu xanh nhạt thì chúng ta tiến hành thả giống. Với cách chuẩn bị như thế, hầu hết các ao nuôi sau khi thả giống một tháng không phải thay nước, chỉ cần giữ mực nước ở ao nuôi với độ sâu tối thiểu từ 1-1,2m.

Cách gây màu nước

+ Nếu dùng phân đã ủ để gây màu thì hòa phân với nước rồi rắc đều khắp ao. Lượng phân dùng khoảng 50-60 kg/100m2.

+ Nếu dùng phân xanh thì phải ngâm xuống ao sớm hơn bón phân chuồng 3-4 ngày. Bó phân xanh thành từng bó khoảng 5-10 kg. Cứ 100m2 rải 3-4 bó đều quanh ao. Cứ như vậy khoảng 7-10 ngày phân xanh phân hủy hết thì vớt đi phần cành cây không phân hủy, rồi lấy tiếp nước cho đạt yêu cầu.

– Đối với những ao mới đào: Nếu ao mới đào chưa nuôi cá, cho nước vào ngâm 2-3 ngày rồi xả hết nước ngâm và tháo rửa như vậy ít nhất 2-3 lần để rửa ao. Sau đó tiến hành các bước cải tạo ao như với ao đã nuôi ở trên.

2. Chọn giống nuôi và thả giống: Giống được mua tại những cơ sở chuyên sản xuất giống nhân tạo cá chạch bùn. Khi mua cần chú ý chọn mua ở những địa chỉ tin cậy, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu như cá khỏe mạnh, cỡ đồng đều 500 con/kg, sáng bóng, không mất nhớt, bơi lội hoạt bát, không bị trầy xước.

3. Mật độ thả nuôi: 45 con/m2 hoặc thả 10-15 kg chạch giống/100m2 ao. Cá nên được thả vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Nếu cá được vận chuyển bằng túi nilong bơm oxi, trước khi thả phải ngâm túi chứa cá vào ao thả từ 15-20 phút để tránh sốc do nhiệt độ và môi trường nước ao thay đổi.

4. Cho ăn và chăm sóc

- Thức ăn: Có thể sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau như: khô đậu, cám gạo, nhộng tằm, thức ăn chế biến, thức ăn công nghiệp, cá tạp, ốc xay. Khuyến cáo nên dùng thức ăn công nghiệp dạng viên nổi dùng cho cá chạch có hàm lượng đạm từ 30-35%.

- Lượng thức ăn: 5-8% trọng lượng thân. Hệ số tiêu tốn thức ăn 1,7kg thức ăn sẽ cho ra 1 kg cá chạch thương phẩm có trọng lượng 25-30 con/kg (trung bình 30-40 g/con).

- Thời gian cho ăn: Cho ăn 1-2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều tối. Tuy nhiên cá có tập tính ăn chủ yếu vào ban đêm, nên lượng thức ăn cho ăn vào chiều tối là chủ yếu.

5. Thu hoạch

Khi cá chạch đạt giá trị thương phẩm, trước khi xuất bán không cho ăn trước 1 ngày, không dùng kháng sinh trước khi xuất bán 15 ngày. Đánh bắt cẩn thận không để xây xát, cho vào thùng xốp, không cho nước, hoặc cho ít nước để không bị khô da.

6. Phòng bệnh và trị bệnh

Phòng bệnh: Cá chạch ít bị bệnh, tuy nhiên nếu để nước ô nhiễm nhiều ngày thì cũng dễ bị bệnh. Cá chạch có thể bị nấm, đốm đỏ lở loét, bệnh đường ruột… Để phòng bệnh nên trộn thêm vitamin C, men tiêu hóa vào thức ăn, định kỳ cho ăn 2 lần/tháng, mỗi lần 3-5 ngày liên tục. Ngoài ra còn phải cho ăn 4 đúng (đúng chất lượng, đúng số lượng, đúng thời gian, đúng vị trí). Chú ý thay nước định kỳ không để nước ô nhiễm.

Trị bệnh: Khi phát hiện cá chạch bị nấm có thể tắm cho bằng các loại hóa chất sau: Nước muối 3%; hoặc KMnO4 liều lượng 20g/m3 nước, thời gian 10-15 phút.

Trộn kháng sinh vào thức ăn cho ăn: Doxycyline 0,2-0,3g/kg thức ăn; Oxytetracyline 2-4g/kg thức ăn, cho ăn 5-7 ngày liên tục.

Nguyễn Thị Thu Thắm

Trung tâm Nông nghiệp huyện Đạ Huoai

Bạn đang xem bài viết Hiệu Quả Từ Nuôi Cá Sặc Rằn Thương Phẩm trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!