Cách Đặt Bể Cá Thuỷ Sinh Cho Người Mệnh Thuỷ

--- Bài mới hơn ---

  • Nghệ Thuật Thiết Kế Bể Cá Thủy Sinh
  • Nhận Thi Công Thiết Kế Hồ Cá Thủy Sinh Tại Quận 5
  • Khái Niệm Độ Ph Trong Hồ Thủy Sinh
  • Cách Tăng Và Giảm Ph Cho Bể Cá, Bể Thuỷ Sinh. – Vuaqua
  • Phụ Kiện Thủy Sinh Giá Rẻ, Chính Hãng
  • Nuôi cá cảnh trong nhà sẽ giúp gia đình gặp nhiều điều may mắn, an lành, thịnh vượng nếu tuân thủ đúng những nguyên tắc phong thủy về bể cá.

    Hỏi:

    Tôi rất thích cá và muốn chơi hồ cá thuỷ sinh. Tôi sinh năm 1967, thì nuôi cá thuỷ sinh trong nhà có hợp mệnh không và nuôi loại cá gì là tốt?

    Nguyễn Ngọc Hiếu (Hà Nội)

    Trả lời

    Thạc sĩ, kiến trúc sư Trần Hữu Quân, Công ty CPTM Kiến trúc – Nội thất Xanh trả lời như sau.

    Chọn bể cá hợp mệnh gia chủ

    Ngoài tác dụng giúp ngôi nhà thêm gần gũi với thiên nhiên, bể cá còn có tác dụng phong thủy. Nếu được đặt ở vị trí phù hợp, bể cá có thể mang đến cho gia đình bạn nhiều tài lộc. Gia chủ nên chọn bể cá theo mệnh của chủ nhà.

    – Mệnh Kim: nên đặt bể cá hướng Bắc, bể cá có màu trắng.

    – Mệnh Mộc: hướng Bắc, bể màu xanh lá cây.

    – Mệnh Thủy: hướng Đông hoặc Bắc, màu trắng hoặc xanh lá cây.

    – Mệnh Hỏa không nên đặt bể cá.

    – Mệnh Thổ: hướng Tây Nam, màu xanh dương.

    Trong trường hợp này, gia chủ sinh năm 1967, thuộc mệnh Thủy, nên sẽ rất hợp chơi hồ cá thủy sinh. Gia chủ nên đặt bể ở hướng Đông hoặc hướng Bắc và chọn bể cá màu trắng hoặc xanh lá cây.

    Vị trí đặt bể cá

    Theo phong thủy, vị trí bể cá quyết định tài lộc của gia chủ. Vị trí thích hợp nhất để đặt bể cá là phòng khách. Khi đặt bể cá, gia chủ nên tránh những vị trí sau:

    – Không đặt bể cá sau salon, sofa để tránh ảnh hưởng đến sự ổn định của gia đình. Bạn có thể đặt bể ở cạnh ghế.

    – Không đặt bể cá trước tượng thần và dưới ban thờ

    Khi đặt hồ cá thuỷ sinh cho người mệnh Thuỷ, cần lưu ý không đặt bể cá đối diện với bếp đun, gần nhà vệ sinh, trong phòng ngủ hay đặt ở cửa ra vào.

    Chọn hình khối bể cá

    Theo khoa học phong thủy, bể cá hình tròn là lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, loại bể này không phổ biến nên bạn có thể chọn hình dạng bể theo vị trí đặt. Bể cá hình vuông, chữ nhật hay bán nguyệt nên đặt cạnh tường; hình tam giác đặt ở các góc và hình tròn đặt ở vị trí giữa phòng hoặc cạnh cửa.

    Số lượng cá

    Khi nuôi cá vàng, bạn nên nuôi 8 con vàng và 1 con đen để tránh mất mát tài lộc. Trường hợp này, gia chủ sinh năm 1967 nên nuôi từ 1-6 con trong bể cá.

    Những loại cá nên nuôi

    Loại cá cũng ảnh hưởng không nhỏ đến gia chủ. Cá vàng (Kim ngư) có từ thời Tống ở Trung Quốc sẽ mang lại nhiều điều may mắn. Trong khi đó, cá huyết anh vũ có nguồn gốc từ Đài Loan, màu đỏ tươi như ngọn lửa, là loại cá âm dương đứng đầu các loại cá về khoa học phong thủy.

    Về cách đặt hồ cá thuỷ sinh cho người thuộc mệnh Thuỷ:

    – Cá rồng đem lại sự thịnh vượng và tài lộc.

    – Cá chép (Koi) từ Nhật Bản đa dạng về màu sắc, đặc biệt vẩy, đuôi có hình xăm. Theo người Nhật, đó là biểu tượng của sự may mắn.

    0/5

    (0 Reviews)

    --- Bài cũ hơn ---

  • Hướng Dẫn Đường Vào Cửa Hàng Thủy Sinh Asin Quận 8 – Bình Chánh
  • Giới Thiệu Chung Về Cá Hồng Két
  • Bộ Dụng Cụ Vệ Sinh Bể 5 In 1
  • Top 5 Loại Đèn Uv Diệt Khuẩn Cho Hồ Cá
  • Lọc Thác Cao Cấp Sobo Wp

Bán Cá Koi Ở Huế , Bán Cá Koi Việt Ở Huế , Bán Cá Koi Tại Huế , Bán Cá Koi Việt Ở Huế , Chỗ Bán Cá Koi Ở Huế , Cá Koi Bán Ở Huế ,

--- Bài mới hơn ---

  • Đh Hutech Đầu Tư Hồ Cá Koi Siêu Khủng
  • Một Số Bệnh Thường Gặp Ở Cá Koi Và Biện Pháp Điều Trị Bệnh * Tin Cậy
  • Thiết Kế Hồ Cá Koi Hải Dương
  • Bệnh Ngủ Ở Cá Koi: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
  • Bệnh Ngủ Trên Cá Koi Và Cách Khắc Phục * Tin Cậy
  • Đặc tính loài cá koi việt .Cá Koi thuộc họ cá chép nên mang đặc tính của cá chép nói chung đó là dễ nuôi và mau lớn, nhưng cá Koi có một điểm rất riêng đó là rất nhạy với sự thay đổi của môi trường, vì vậy khi nuôi cá Koi cần hết sức lưu ý, sau đây Thái Dương sẽ hướng dẫn bạn kỹ thuật chăm sóc cá koi và một số vấn đề mà bạn cần lưu ý sau :

    Nước trong hồ nuôi cá koi

    Nước trong hồ cá koi ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cá Koi, kích thước tối đa của cá Koi có thể lên đến 2m, vì vậy hồ nuôi cá cần đủ rộng để cá phát triển. Đồng thời, nước nuôi phải luôn trong sạch, nồng độ pH lý tưởng là từ 7-7,5pH, nhiệt độ nước và nồng độ pH nếu bị thay đổi đột ngột có thể làm cá bị sốc và chết, vì vậy cần giữ môi trường sống ổn định cho Koi, nếu muốn thay nước hồ thì phải thay từ từ, không nên thay 1 lần, cứ 2 ngày giảm đi khoảng 1/3 thể tích nước trong hồ, cho đến khi nước trong trở lại là được, và cũng lưu ý một điều đó là phải khử Clo cho nước trước khi đưa vào hồ. Có thể phơi nước trước 1 ngày hoặc dùng than hoạt tính để khử clo.

    Hệ sinh thái trong hồ nuôi cá koi

    Các loại rong tảo góp phần tạo nên hệ sinh thái tốt cho hồ nuôi Koi, nhưng nếu rong tảo phát triển quá nhiều là điều không tốt vì chúng sẽ hút hết oxy trong nước, làm cho cá không đủ lượng oxy để thở. Vì vậy, chúng ta cần kiểm soát sự phát triển của các loại rong tảo trong hồ, nên trồng thêm các loại cây sống trong nước như sen, súng.. tốt nhất là tạo một thác nước nhỏ, thác nước này sẽ giúp lưu thông dòng nước tạo oxy cho cá thở.

    Thức ăn cho cá koi

    Cá Koi là loài ăn tạp, từ 3 ngày tuổi, sau khi tiêu hết noãn hoàng, chúng có thể ăn các thức ăn bổ sung như bo bo, các sinh vật phù du, lòng đỏ trứng chín..

    Được nửa tháng, Koi chuyển qua ăn các động vật tầng đáy như giun, loăng quăng.. Sự thay đổi tính ăn của Koi trong giai đoạn này làm tỉ lệ con sống bị ảnh hưởng lớn. Vì vậy để đảm bảo sự sống cho Koi, người nuôi cần chú ý gây nuôi các sinh vật tầng đáy, nhằm cung ứng đủ lượng thức ăn cho cá

    Từ 1 tháng tuổi trở đi cá chuyển sang ăn các động vật nhỏ như giun, ốc, ấu trùng…giống như cá trưởng thành. Ngoài ra, cá còn ăn cám, bã đậu, phân xanh, thóc lép, các thức ăn chế biến sẵn cho cá. Trên thị trường hiện nay, các thức ăn chế biến sẵn có rất nhiều loại, nhưng chủ yếu được chế biến từ gạo, bột mì, bột bắp pha thêm các vitamin và bột cá.

    Xin liên hệ để coi cá koi : 0126 255 2271

    Khu kim Long – Tư vấn hồ cá . Trị bệnh cá . Bán thức ăn cho cá

    --- Bài cũ hơn ---

  • Bạn Có Biết Hồ Cá Koi Xuân Thới Thượng Hóc Môn Có Gì Vui ?
  • Thiết Kế Hồ Cá Koi Huyện Hóc Môn Hcm
  • Cá Koi Homestay Ở Đà Lạt Đẹp “mê Hoặc” Lòng Người
  • Thiết Kế Hồ Cá Koi Quận Gò Vấp
  • Dân Mạng Giật Mình Với Nàng Cá Koi Được Bán Với Giá 42 Tỷ Đồng Ở Nhật, Chỉ Dài Hơn 1 Mét Mà Đắt Bằng Cả Chục Căn Chung Cư

Cách Tăng Và Giảm Ph Cho Bể Cá, Bể Thuỷ Sinh. – Vuaqua

--- Bài mới hơn ---

  • Phụ Kiện Thủy Sinh Giá Rẻ, Chính Hãng
  • Dịch Vụ Setup Bể Thủy Sinh Theo Yêu Cầu
  • Địa Chỉ Cung Cấp Sỏi Trang Trí Bể Cá Đa Dạng Mẫu Mã
  • Những Lý Do Khiến Bạn Bắt Buộc Phải Dùng Sỏi Trong Dải Nền Bể Cá Cảnh
  • Hình Ảnh Sỏi Trắng Trang Trí Bể Cá Đẹp Mắt
  • Có rất nhiều cách tăng và giảm pH cho bể thuỷ sinh, nhưng để có cách làm hiệu quả mà không ảnh hưởng đến các yếu tố khác thì không phải ai cũng biết.

    1. Cách làm tăng pH trong bể cá, bể thuỷ sinh.

    + Với các bể nuôi cá như ali, cá biển… chúng ta có thể dùng vật liệu như san hô để trải nền hoặc hoặc làm vật liệu lọc. Sử dụng các loại San hô, đá vôi như đá tai mèo, đá kẹp kem, đá da voi trong setup bố cục. Tuy nhiên việc sử dụng các loại vật liệu này sẽ làm tăng cả độ cứng của nước. Chú ý: không dùng cách này cho các bể thuỷ sinh, việc tăng pH khi dùng vật liệu như san hô hoặc các loại đá vôi sẽ làm tăng Ca trong bể, làm rễ cây kém phát triển gây ra hiện tượng cây phát triển chậm, còi cọc. Cặn canxi sẽ bám nhiều trên thành bể, nặng có thể bám trên các loại lá cây phát triển chậm như ráy, bucep…

    + Trong bể thuỷ sinh, Cách làm tăng pH mà không ảnh hưởng nhiều đến độ cứng của nước là dùng Baking soda (NahCo3) với liều dùng 10g/100 lít nước của bể.

    + Dùng nước đầu vào có pH cao để thay nước cho bể, không khuyến khích cách này vì đa số nước đầu vào mà có pH cao đều là do nước có nồng độ canxi cao.

    2. Cách làm giảm pH trông bể cá, bể thuỷ sinh.

    – Các loại đá vôi như đá tai mèo, đá kẹp kem, đặc biệt là đá da voi và san hô.

    – Các loại cát được làm từ đá vôi xay nhỏ

    – Các loại cát được xay từ vỏ, san hô

    – Các loại sỏi có lẫn nhiều vỏ ốc

    – Kiểm tra nước đầu vào trước khi thay nước, nếu nước đầu vào có pH cao các bạn nên xử lý để giảm pH của nguồn nước trước.

    – Sử dụng nước lọc qua máy RO để thay nước cho bể, Các này không khuyến khích vì chi phí cao, và khi dùng nước RO thì lại làm mất đi một số khoáng chất cần thiết khác cho bể thuỷ sinh.

    – Với những bể nuôi cá chúng ta dùng các nguyên liệu như lũa, lá cây (lá bàng), nước đen (nước lá bàng)

    – Ít vệ sinh lọc, Việc ít vệ sinh lọc sẽ đọng chất nhiều chất hữu cơ trong lọc giúp giảm pH theo thời gian.

    – Dùng acid nhẹ như vitamin C, H3PO4, HNO3… Cách làm: Pha loãng H3PO4, HNO3 đổ trực tiếp và bể, sử dụng 1ml (H3PO4, HNO3) cho 30 lít nước trong bể. 

    – Bể thuỷ sinh có cung cấp Co2, chúng ta có thể tăng lượng co2 cấp vào bể sẽ giúp cho cây phát triển tốt, đảm bảo giảm pH an toàn. Chú ý, lên dùng van điện khi cấp co2 vào bể, tránh việc khi không bật đèn mà lượng co2 cấp vào nhiều sẽ làm động vật trong bể ngạt.

    – Peat moss (than bùn rêu, rêu mục) Các bạn có thể cho vào lọc hoặc trong bể. Nên vệ sinh trước khi dùng.

    Lưu ý:

    – Nên tăng giảm pH một cách từ từ, tránh thay đổi quá nhanh gây sẽ shock cho động thực vật thủy sinh trong bể.

    – Còn rất nhiều cách tăng giảm pH cho bể cá, bể thuỷ sinh. Nhưng những cách trên là cách đơn giản và hiệu quả, mọi người đều có thể tự làm được.

    – Nếu hồ bạn đang ổn định, cây cá trong hồ đang khoẻ mạnh thì các bạn cũng đừng quá lo về pH trong bể của mình. 

    --- Bài cũ hơn ---

  • Khái Niệm Độ Ph Trong Hồ Thủy Sinh
  • Nhận Thi Công Thiết Kế Hồ Cá Thủy Sinh Tại Quận 5
  • Nghệ Thuật Thiết Kế Bể Cá Thủy Sinh
  • Cách Đặt Bể Cá Thuỷ Sinh Cho Người Mệnh Thuỷ
  • Hướng Dẫn Đường Vào Cửa Hàng Thủy Sinh Asin Quận 8 – Bình Chánh

Các Loài Cá Dọn Vệ Sinh (Cá Dọn Bể) Nên Có Trong Bể Thuỷ Sinh

--- Bài mới hơn ---

  • Cá Mập Hổ (Cá Mập Báo) Và 10+ Cơ Bản Cần Biết
  • 【2/2021】Da Cá Mập Khô Mua Giá Bao Nhiêu Tiền 1 Kg Tại Tphcm
  • Bao Nhiêu Con Cá Mập Được Đo
  • Chiều Dài Của Một Con Cá Mập Là Bao Nhiêu?
  • Giá Vi Cá Mập Hiện Nay Là Bao Nhiêu?
  • Cá dọn vệ sinh (cá dọn bể) hay cá ăn tầng đáy được coi như một bộ lọc sinh học giúp xử lý thức ăn thừa, lá cây mục, xác động vật chết trong bể thuỷ sinh một cách cực kỳ hiệu quả.

    Cá có thể chia là 3 cấp độ theo đặc điểm kiếm ăn của chúng là cá ăn bề mặt, cá ăn tầng giữa, và cá ăn tầng đáy. Cá ăn bề mặt ngoài việc dọn dẹp vệ sinh ở khu vực mặt nước còn giúp bể không bị đóng váng, ăng khả năng oxi hòa tan. Cá ăn tầng giữa chủ yếu xử lý lá cây hỏng cũng như rêu hại trên cây thủy sinh. Cá ăn tầng đáy sẽ dọn dẹp thức ăn thừa cũng như đảm bảo nền bể thủy sinh luôn trong tình trạng sạch sẽ.

    Cá bảy màu ( tên khoa học:Poecilia reticulata) sống ở tầng nước mặt và tầng nước giữa của bể thuỷ sinh, chúng rất hiệu quả trong việc chống đóng váng trên bề mặt nước, giúp mặt nước luôn sạch sẽ trong khi bể thủy sinh không có trang bị lọc váng. Cá bảy màu sống khỏe, có thể thích nghi với nhiều điều kiện môi trường bể. Bên cạnh đó bảy màu có cái đuôi xòe bắt mắt và màu sắc khá sặc sỡ giúp chúng xứng đáng có mặt trong bể thủy sinh.

    Cá tỳ bà (tên khoa học: Hypostomus plecostomus). Cái tên lạ tai này bắt nguồn từ hình dạng cơ thể của chúng giống như một chiếc đàn tỳ bà vậy. Loài cá tỳ bà có rất nhiều chi, họ, tuy nhiên phổ biến và dễ gặp nhất trong bể thủy sinh là cá tỳ bà bướm.

    Tỳ bà bướm có mình dẹp, miệng kiểu giác hút đặc trưng, những đặc điểm này giúp giảm lực cản của nước và neo mình trên đá do môi trường sống của chúng thường là nơi có dòng nước siết.

    Chính bởi nước siết nên thường không có thức ăn tù đọng, cá tỳ bà sẽ phải chăm chỉ ăn các loài rêu xuất hiện trên đá. Chính vì đặc điểm này mà cá tỳ bà bướm sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bạn dọn dẹp rêu hại trên các bề mặt cứng như đá, lũa, vách kính. Ngoài ra, với hình dạng khác biệt, tỳ bà bướm cũng được coi như một loài trang trí thú vị cho bể thủy sinh của bạn.

    Cá Otto ( tên khoa học: Otocinclus affinis) là loài cá dọn vệ sinh nổi tiếng luôn xuất hiện trong các bể thuỷ sinh. Cá Otto là loài cực hiền lành và có phần nhút nhát, khó thích nghi với thức ăn công nghiệp.

    Chính những đặc điểm đó giúp chúng cần mẫn dọn dẹp rêu hại để sống trong khi các loài cá khác còn đang mải tranh ăn với cá cảnh trong hồ. Món khoái khẩu của otto là rêu nâu, vốn xuất hiện rất nhiều trong các bể thủy sinh, ngoài ra xác động vật chết và lá cây mục cũng là những bữa ăn ngon lành.

    Cá bút chì ( tên khoa học:Epalzeorynchus Siamensis) là một loài cá vệ sinh giá rẻ và cực hiệu quả.

    Cá bút chì có thể xử lý được hầu hết các loại rêu hại (đặc biệt là khi bị bỏ đói). Tuy nhiên, 2 điểm trừ lớn nhất khiến chúng không thể được đứng ở đầu bảng là thói quen tranh ăn với cá cảnh (từ đó lười ăn rêu hại) và chén luôn cả các loài rêu cảnh khi bể đã quá sạch sẽ.

    Họ cá chuột rất đa dạng với nhiều phân loài, chi, họ nhưng phổ biến nhất có lẽ là loài chuột cà phê. Chuột cà phê là loài khỏe mạnh, thích nghi được với nhiều môi trường bể. Nhiệm vụ chính của chúng là dọn dẹp thức ăn thừa cũng như xới nền nhẹ nhàng suốt cả ngày để đảm bảo lớp nền bể luôn được phẳng phiu và sạch sẽ.

    Chuột cà phê cần được nuôi theo đàn tối thiểu từ 02 con (tùy kích thước và mật độ cây trồng của bể) và một bộ lọc đủ mạnh để đảm bảo cho chúng phát huy tác dụng.

    Cá mún ( tên khoa học: Xiphophorus maculatus), sinh hoạt ở mọi tầng nước, rất hiền lành, thích hợp nuôi chung với cá loài cá cảnh nhỏ khác. Mọi người có lẽ sẽ thấy ngạc nhiên khi cá mún lại được xếp ở cuối bảng dù là loài ăn rêu hại.

    Đối với bể thủy sinh, cá mún có lẽ không được phù hợp cho lắm. Bên cạnh việc dễ sinh sản, ăn được một số loài rêu hại thì nhược điểm của cá mún là ị quá nhiều và chất thải của chúng không được thẩm mỹ cho lắm. Với số lượng cá mún đông trong một bể thủy sinh thì quả thật là ác mộng.

    Giá thành rẻ và khỏe mạnh, cá mún thường được dùng để xử lý nhớt và rêu hại trên lũa tươi rất hiệu quả.

    Bài viết “Các loài cá dọn vệ sinh (cá dọn bể) nên có trong bể thuỷ sinh” của AHISU được bảo vệ bởi đạo luật DMCA.

    Vui lòng để lại nguồn https://www.ahisu.com/ca-don-ve-sinh/ khi đăng tải bài viết này. Xin cám ơn !

    Subscribe AHISU để nhận các tin tức mới

    --- Bài cũ hơn ---

  • Cá Tỳ Bà Có Mấy Loại? Nuôi Cá Tỳ Bà Nào Dọn Bể Tốt Hơn?
  • Ốc Công Nhân Dọn Bể Thủy Sinh Thầm Lặng Ít Ai Biết
  • Cá Otto Dòng Cá Dọn Bể Chăm Chỉ Mà Bạn Nên Nuôi
  • Đánh Bay Nồi Cơm Chỉ Với Món Cá Kho Chuối Xanh
  • Cá Diếc Vừa Là Món Ngon Vừa Là Bài Thuốc Quý

Cách Nuôi Cá Mún Hạt Lựu Trong Bể Thuỷ Sinh

--- Bài mới hơn ---

  • Thức Ăn Omega Cho Cá Cảnh (Viên Nhỏ) 500G
  • Hướng Dẫn Cách Nuôi Cá Cảnh Trong Bình Thủy Tinh Nhỏ Không Bị Chết
  • Cách Tạo Oxy Cho Bể Cá Nhỏ
  • Giá Bể Cá Cảnh Nhỏ Và Địa Chỉ Bán Chất Lượng
  • Đối Với Galaxy S10 Vỏ Bảo Vệ Tpu Hình Chú Cá Nhỏ (Màu Hồng)
  • Cá mún hạt lựu là một trong những loại cá cảnh nhỏ phổ biến với màu đỏ nổi bật. Cá hạt lựu khá khoẻ mạnh và dễ chăm sóc, thức ăn cho chúng cũng không quá cầu kỳ nên được nhiều người chơi cá và chơi thuỷ sinh chọn nuôi. Cá hạt lựu là giống cá hiền lành có thể sống hoà bình với các loại cá cảnh nhỏ khác trong bể công cộng.

    • Tên gọi: Cá mún hạt lựu, cá mún, cá hạt lựu
    • Tên tiếng anh: Red Flaty
    • Họ: Poeciliidae
    • Xuất xứ: Mexico, Nam Mỹ
    • Mức độ dễ nuôi: Khá dễ, không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm
    • Độ pH: 5 – 8
    • Nhiệt độ tốt nhất: 22 – 28*C
    • Loại cá: đẻ con. Sinh sản khá dễ dàng, mỗi lần đẻ từ 20 – 50 con.
    • Tính cách: Hiền lành, có thể sống hoà bình với các loại cá cảnh nhỏ khác
    • Kích thước: 4 – 7cm. Cá có thân ngắn, khá mập. Cá trống có màu sắc nổi bật hơn cá mái. Cá mái có bụng to hơn do mang thai.
    • Thức ăn: trùn chỉ, cám, artemia, tảo. Do cá mún là loại ăn tạp nên chúng có thể ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau. Tuy nhiên bạn vẫn nên cho chúng một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng với các loại thức ăn khác nhau hàng ngày, và cho ăn ít nhất 2 lần/ 1 ngày.

    Cá mún hạt lựu là giống cá được lai tạo từ cá kiếm đỏ và cá mún thường. Kết quả lai tạo chúng ra có được một loại cá mới với màu đỏ nhưng hình dáng lại giống với cá mún. Các nhà lai tạo cho các dòng cá có gen gần nhau giao phối với nhau để tạo ra một dòng cá mới. Cá mún hạt lựu cũng được chia làm nhiều dòng cá nhỏ với màu sắc trên thân khác nhau. Một số cá thể còn có màu xanh, vàng, ánh kim…Hiện nay đa số chúng có màu đỏ, trắng, hoa văn, hoặc đỏ có đốm đen do người chơi cá ưu chuộng những loại này.

    Cá mụn hạt lựu khi đạt tuổi trưởng thành (khoảng 3 4 tháng) sẽ bắt đầu sinh sản. Số lượng cá con mỗi lần sinh phụ thuộc vào kích thước của cá mái. Trung bình chúng có thể sinh ra từ 20 – 50 con cho mỗi lần sinh. Thời gian giữa mỗi lần mang thai là khoảng 1 tháng.

    Chăm sóc cá mún con

    Cá mún con khi mới sinh ra là lúc chúng dễ bị ăn bởi các cá thể cá trưởng thành khác trong bể. Khi chuẩn bị cho cá mẹ đẻ bạn nên có một vài cành rong trong bể để cho cá con có chỗ trốn khi ra khỏi bụng mẹ. Thức ăn tốt nhất cho cá con trong những ngày đầu tiên là bobo, ấu trùng artemia ấp nở, hoặc .

    Thông tin: GUPPY CITY – Shop Cá bảy màu Hà Nội

    --- Bài cũ hơn ---

  • Làm Hồ Thủy Sinh 250 Lít Nuôi Các Loài Cá Thủy Sinh Màu Đỏ
  • Đầm Body Đuôi Cá Kết Ngọc Trai Cao Cấp 2 Màu Đỏ Đen
  • Top 4 Cửa Hàng Nối Tiếng Bán Cá Cảnh Đẹp Nhất Thái Bình
  • Bán Đồ Câu Cá Tại Tiền Giang, Đại Lý Cần Câu Cá Tại Tỉnh Tiền Giang
  • Địa Chỉ Bán Chó Giống Mỹ Tho

Các Loại Cá Dọn Bể Thuỷ Sinh? Ăn Được Không?

--- Bài mới hơn ---

  • Cá Vàng Ăn Gì? Đánh Giá Ưu Nhược Điểm Của Mỗi Loại Thức Ăn 2022 ” Ranchu Việt Nam
  • Kiến Thức Cơ Bản Cho Người Mới Chơi Cá Cảnh
  • Kinh Nghiệm Chọn Mua Cá Betta (Lia Thia, Xiêm)
  • Bất Ngờ Chú Cá Sấu Xiêm Nuôi Nặng Trên… 400Kg Lớn Nhất Việt Nam
  • Những Chuyện Chưa Biết Vử Cá Sấu Xiêm Khổng Lồ
  • Cá dọn bể là những loài cá có thể giúp cho việc vệ sinh của bể cá cảnh nhà bạn được diễn ra một cách tự nhiên nhất và ít tốn kém nhất!

    Cá Dọn Bể Là Gì?

    Cá dọn bể hay còn được gọi với cái tên khác là cá vệ sinh, cá ăn tầng đáy là loài cá hữu ích và được người chơi rất ưa chuộng.

    Cá Lau Kiếng

    Trong cá loại cá dọn bể thì cá lau kiếng là loại cá được ưa chuộng và phổ biến nhiều nhất. Nếu nói có loài cá dọn bể nào có thể dọn vệ sinh phần đáy bể cực tốt thì đó không phải loài nào khác ngoài cá lau kiếng.

    Không chỉ “giúp việc” giỏi, cá lau kiếng còn được lai tạo với nhiều màu sắc khác nhau nên vô cùng đẹp mắt và là một loài cá cảnh làm phong phú thêm bể cá cảnh của bạn.

    Cá lau kiếng hiền lành và có thể nuôi chung với nhiều loại cá khác nhau như: Cá La Hán, cá Rồng…

    Cá Tỳ Bà Bướm

    Cá tỳ bà bướm có hình dáng rất bắt mắt nhìn như một con cá Sam mới nở. Nó bám sát lấy mặt kính hoặc các lá cây để hút rêu bám vào đó.

    Loại cá dọn bể này khá nhỏ và có thể sống được trong các loại bể nhỏ hoặc trong các bể thủy sinh. Trong tự nhiên, cá tỳ bà bướm thường neo mình trên đá nơi có dòng nước chảy siết.

    Chính bởi nước siết nên thường không có thức ăn đọng lại, cá tỳ bà bướm sẽ phải chăm chỉ ăn các loài rêu xuất hiện trên đá.

    Vì đặc điểm này mà cá tỳ bà bướm sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bạn dọn dẹp rêu hại trên các bề mặt cứng như đá, lũa, vách kính.

    Ngoài ra, với hình dạng đặc trưng, cá tỳ bà bướm cũng được coi như một loài cá cảnh trang trí thú vị cho bể thủy sinh của bạn.

    Cá Tỳ Bà Thường

    Cá Tỳ Bà là một loài cá ưa sống nơi nước tĩnh và có thể biến đổi sinh thái trong nhiều môi trường khác nhau. Do đó, giống cá này ngoài sống tại những nơi ao cạn, cá còn có thể sống ở những hồ sâu thuộc vùng nước ngọt hoặc lợ rất tốt.

    Bởi vậy, khi được nuôi làm cảnh, chúng thường chỉ bơi dưới đáy bể thủy sinh. Cá được xem là chuyên gia ăn rêu và dọn chất nhớt ở thành bể và đáy bể, cá thích hợp thả nuôi chung với nhiều loài.

    Cá ăn thực vật và phá cây nên tránh nuôi trong bể có trồng nhiều cây thủy sinh. Có thể bố trí thêm giá thể làm nơi trú ẩn cho cá như gỗ, đá …

    Cá Dọn Bể Ngựa Vằn

    Cá Dọn Bể Ngựa Vằn có tên khoa học là Zebra Pleco là một loại cá có kích thước nhỏ. Khi trưởng thành chúng chỉ có thể đạt tới kích thước tối đa 9 cm.

    Chúng thuộc dòng cá Loricariidae và vốn được người chơi Việt Nam biết tới với tên gọi Tỳ Bà, như Tỳ Bà Beo, Tỳ Bà Sông Nhuệ, Tỳ Bà Vàng, Tỳ Bà Bướm, Tỳ Bà Leopoldi, Tỳ Bà Galaxy…

    Loại cá này trên thị trường có giá rất cao thường thì những người chơi cá cảnh chuyên nghiệp mới săn tìm mua loại dọn bể này về nuôi.

    Cá Chuột Dọn Bể

    Cá chuột dọn bể có thân hình nhỏ ngộ nghĩnh , đáng yêu. Chúng có màu sắc tươi sáng và có bộ râu rất đẹp nên được nhiều người yêu thích chọn nuôi để dọn bể cho bể cá của mình.

    Cá chuột ít ăn rêu và thường ăn thức ăn thừa của cá. Cá chuột dọn bể hay ăn ở tầng đáy và tần giữa. Ngoài ra, cá chuột dọn bể cũng hay mút nhớt các loại cá cảnh khác nuôi trong bể gây khó chịu cho những chú cá sống cùng

    Cá chuột dọn bể có nguồn gốc từ các con sông chảy mạnh ở Nam Mỹ. Vì thế hồ nuôi cá chuột otto cần sự hoàn tan chuyển động của nước mạnh, nguồn oxi phong phú. Cá chuột otto có tính tình hiền lành nên có thể nuôi kết hợp với nhiều loài cá khác.

    Giá bán trên thị trường của cá chuột dọn bể vào khoảng 10000 đồng đến 15000 đồng/cặp.

    Cá Bống Dọn Bể

    Cá bống dọn bể là một loại cá dọn bể được ưa chuộng nhiều hiện nay. Cá thường sống ở tầng giữa và đáy bể. Cá thích hợp nuôi trong bể thủy sinh có nhiều thực vật .

    Cá bống dọn bể có cá tính nhút nhát, sinh sống ôn hòa nên có thể nuôi chung với các loài cá cảnh khác. Tuy vậy, cá bống dọn bể có một tính xấu là thích đeo bám trên cá khác để mút nhớt.

    Nếu trong bể bạn nuôi quá nhiều cá bống dọn bể thì vì tập tính xấu này nó có thể làm chết cá cảnh khác.

    Cá mún có tên khoa học là Xiphophorus maculatus. Chúng sinh hoạt ở mọi tầng nước. Chúng có tính tình rất hiền lành và thích hợp nuôi chung với cá loài cá cảnh nhỏ khác. Mọi người có lẽ sẽ thấy ngạc nhiên khi cá mún lại được xếp ở cuối bảng dù là loài ăn rêu hại.

    Bên cạnh việc dễ sinh sản, ăn được một số loài rêu hại thì nhược điểm của cá mún là ị quá nhiều và chất thải của chúng không được thẩm mỹ cho lắm. Nếu nuôi cá mún nhiều trong một bể thủy sinh thì quả thật là ác mộng cho các loài cá khác.

    Là 1 loài cá dọn bể khá năng động, tuy nhiên khi trưởng thành cá bút chì sẽ trở nên lười biếng. Trên thị trường hiện nay có cá bút chì giả , cách để bạn phân biệt dễ nhất là xem vảy của nó có màu vàng nhạt hay không.

    Cá bút chì có thể xử lý được hầu hết các loại rêu hại (đặc biệt là khi bị bỏ đói). Tuy nhiên, 2 điểm trừ lớn nhất khiến chúng không thể được đứng ở đầu bảng là thói quen tranh ăn với cá cảnh (từ đó lười ăn rêu hại) và chén luôn cả các loài rêu cảnh khi bể đã quá sạch sẽ.

    Cá nộ lệ hay còn gọi là cá mút rong. Cá ưa thích dọn tảo trong bể thủy sinh nhưng cần chọn trồng các loại cây có lá dầy và lớn để hạn chế cá ăn luôn cây.

    Bể cần thiết kế có nhiều nơi trú ẩn cho cá. Cá thích hợp trong bể nuôi chung khi còn nhỏ (kích thước dưới 12 cm), nhưng khi cá lớn thường hay tấn công quấy rầy cá khác.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Hồ Cá Của Cá Xiêm
  • Phân Loại Một Số Màu Sắc Và Tên Gọi Của Cá Betta
  • Cách Nhận Biết Gà Mái Sắp Đẻ. Cách Bảo Quản Trứng Gà Để Ấp
  • Những Bí Ẩn Về Cá Sấu Xiêm Ở Vườn Quốc Gia Cát Tiên
  • Cách Nuôi Cá Betta (Lia Thia, Xiêm) Bột Ít Bị Chết Nhất

Tranh Dán Hồ Cá Thuỷ Sinh

--- Bài mới hơn ---

  • Những Cách Làm Trong Nước Hồ Cá Ngoài Trời Hiệu Quả
  • Hồ Cá Đẹp Ngoài Trời
  • 10 Mẫu Trang Trí Hồ Cá Ngoài Trời Đẹp Và Tự Nhiên Cho Biệt Thự
  • +35 Mẫu Thiết Kế Và Tư Vấn Xây Bể Cá Ngoài Trời Chi Phí Cực Thấp
  • Sơ Lược Về Thiết Kế Hồ Cá Ngoài Trời
  • TRANH DÁN HỒ CÁ THUỶ SINH IN ẤN THIẾT KẾ TRANH 3D HỒ CÁ ĐẸP ĐÀ NẴNG .

    HƯỚNG DẪN DÁN TRANH KHI NHẬN TRANH 3D VỀ NHÀ :

    Bước 1: Làm sạch bề mặt kính

    Bước 2: Chuẩn bị tranh

    Bước 3: Làm ướt bề mặt kính bằng nước

    Bước 4: Dán tranh lên bể

    Bước 5: Loại bỏ nước và bọt khí

    Cuối cùng: Tận hưởng thành quả!

    Một số lưu ý khi dán tranh hồ cá:

    – Trước khi dán tranh 3D hồ cá cần cho ướt toàn bộ mặt của kính.

    – Không nên sử dụng nước tẩy rửa để dán tránh ảnh hưởng tới lớp keo!

    Hồ Thuỷ Sinh tại Đà Nẵng hiện nay đang rộ lên rất nhiều .

    #DSM chuyên thiết kế in ấn các mẫu tranh 3D phục vụ hồ thuỷ sinh và dán tường tại Đà Nẵng

    Trong các mẫu tranh được ưa chuộng nhất hiện nay là mẫu tranh phong thuỷ của hồ.

      Đặc biệt tranh 3D được làm theo ý của khách hàng.

      Tuỳ theo từng bố cục hồ mà sẽ có tranh 3D tương ứng để dán lưng hồ thuỷ sinh.

      Chúng tôi đã có sẵn hàng chục mẫu chất lượng cao đẹp dành cho quý khách.

      Với những mẫu tranh đồng quê thuỷ sinh cho các bố cục 2 dòng sông đẹp.

      Và các tranh thuỷ sinh phù hợp với từng loại hồ.

      Giá thành cho tranh dán hồ thuỷ sinh dao động từ 80k – 120k – 150k-200k – options.

      Tuỳ theo từng hình ảnh to nhỏ mà các bạn có thể chọn lựa .

      Tranh phông nền thuỷ sinh dán hồ cá đẹp và mát !

      TRANH DÁN HỒ CÁ THUỶ SINH – IN ẤN TRANH 3D HỒ CÁ ĐÀ NẴNG

      Với những tiêu chí hình ảnh đẹp và đa dạng, chúng tôi gửi đến quý khách hàng nhiều lựa chọn cho tranh dán hồ thuỷ sinh.

      DỊCH VỤ TRANH DÁN HỒ CÁ THUỶ SINH TẠI ĐÀ NẴNG MIỀN TRUNG

      Kết cấu hồ đẹp nhất khi phối hợp Layout hồ cá và tranh.

      Các kích thước hồ thuỷ sinh (nguồn Japan Aqua)

      Có thể là tranh thuỷ mạc hoặc đồng quê yên bình dán hồ cá cho những phút thư giãn bên cạnh.

      Tranh 3D dán hồ cá, bể thủy sinh siêu đẹp và nét, có keo sẵn trên bề mặt, nhận …

      Tranh 3D bể cá 33×28,50×40;60×40;80×50;90×45;100×50;100×60;120×50 ,

      Tranh bể cá trung3D nhận in tranh phông nền cho hồ cá rồng loại chất lượng rõ nét in bằng công nghệ in hiện đại.

      Tranh 3D hồ cá hay bể cá rồng , cá chép chính là một trong những mẫu tranh dán tường 3D được yêu thích nhất , bởi vẻ đẹp mà nó mang lại cực kỳ cuốn hút và đẹp mắt mà #DSM mang đến cho quý khách hàng.

      TRANH DÁN HỒ CÁ THUỶ SINH HỒ CÁ 3D ? IN ẤN TRANH NHANH VÀ ĐẸP !

      Tranh hồ cá còn làm cho phong thuỷ của quý khách hàng với các xu hướng được chia ra nhiều với các cách mà gia chủ hợp.

      Tại #DSM chúng tôi thiết kế riêng cho từng hồ với các mẫu thiết kế đa dạng .

      Thiết kế tranh hồ cá Đà Nẵng từ 2-3 ngày tuỳ theo từng mẫu đơn giản hay phức tạp. TRANH DÁN HỒ CÁ THUỶ SINH ĐÀ NẴNG

      Bể cá là nơi quý khách hàng thư giãn sau giờ làm việc hoặc là nơi tôn cho phòng làm viêc thêm phần sinh động.

      TRANH DÁN HỒ CÁ THUỶ SINH

      Đến với chúng tôi quý khách hàng sẽ có những bức tranh đẹp.

      Chủ đề dành cho hồ cá thường sẽ mang tính chất của từng hồ .

      THIẾT KẾ IN ẤN TRANH HỒ CÁ ĐÀ NẴNG

      Tranh phông nền 3D dán hồ cá Aqua tại Đà Nẵng

      Địa chỉ : Kiệt 49 Hà Huy Tập, Q Thanh Khê , Đà Nẵng

      Shop bán hàng trang trí : 194 Tố Hữu, Đà Nẵng

      Điện thoại / Zalo / Viber : 0908430286 / 0931929333

      Face : chúng tôi

      --- Bài cũ hơn ---

    • Giá Trị Của Thiết Kế Hồ Cá Tại Nhà
    • Hồ Cá Rồng Tại Nhà Anh Phát
    • Hướng Dẫn Cách Trang Trí Hồ Cá Tại Nhà
    • Máy Lọc Nước Hồ Cá Tốt Nhất Hiện Nay: By Muongiduocnay.com
    • Mua Bạt Lót Hồ Cá Tphcm, Báo Giá Bán Lẻ Bạt Lót Bể Cá, Hồ Cá Hdpe Loại 0,3Mm Giá Rẻ

    Các Loại Rêu Hại Và Cách Xử Lý Trong Bể Thuỷ Sinh

    --- Bài mới hơn ---

    • Combo 9 Loại Cây Thủy Sinh Cắt Cắm Đẹp Cho Bể Thủy Sinh
    • Combo 5 Loại Cây Thủy Sinh Cắt Cắm Cực Đẹp Cho Bể Cá
    • Cách Nuôi Cá 7 Màu Trong Bể Kính Lên Màu Đẹp
    • Đèn Led Cho Bể Cá, Hồ Cá, Hồ Thủy Sinh
    • Hình Ảnh Hồ Cá Thủy Sinh Của Khách Hàng
    • Một điều rất quan trọng là phải hiểu rõ cây thuỷ sinh cũng như rêu hại đều cần ánh sáng và chất dinh dưỡng để sống sót. Khi bạn nhìn thấy một bể thuỷ sinh nước trong vắt và cây thuỷ sinh xanh tươi rực rỡ thì chắc chắn bể đó vẫn luôn tồn tại rêu hại. Mọi bề mặt bao gồm lá cây đều có một lớp áo mỏng rêu tảo, vi khuẩn và các sinh vật siêu nhỏ khác. Nước trong vắt thực ra vẫn rải rác các tế bào rêu tảo. Trong trường hợp này sự phát triển của rêu hại khá cân bằng với sự phát triển của cây thuỷ sinh. Không có một cách nào để diệt rêu hại hoàn toàn hoặc thậm chí tối đa hoá việc này trong một bể thuỷ sinh. Rêu là một phần quan trọng trong chuỗi thức ăn trong bể thuỷ sinh và cũng có ích để duy trì một hệ cân bằng sinh thái ổn định, nền tảng cho một bể thuỷ sinh tuyệt đẹp. Có những bằng chứng cho thấy cây thuỷ sinh phát triển tích cực sẽ tạo ra hoạt chất ức chế sự phát triển của rêu (Allelopathy – Chất đối kháng thực vật), giúp duy trì sự cân bằng sinh thái ở trạng thái phù hợp nhất. Cũng có một thứ tự hết sức tự nhiên về việc xuất hiện các loại rêu nhất định trong từng giai đoạn của bể. Ở môi trường bình thường, các loại rêu khác nhau sẽ xuất hiện và biến mất khi bể thuỷ sinh đạt đến độ và sự cân bằng của rêu hại đã đến ngưỡng. Chìa khoá để giảm thiểu tối đa sự phát triển của rêu hại là tạo ra môi trường kích thích cây thuỷ sinh phát triển nhanh hơn rêu. Nói chung điều này có nghĩa là duy trì mức độ CO2 ổn định và diu trì chất dinh dưỡng một cách nghiêm ngặt để cây thuỷ sinh phát triển nhanh hơn sự bùng phát rêu.

      Rêu chùm đen – Black Brush Algae (BBA)

      Một trong những loại rêu khó nhằn nhất, Audouinella thực ra là một loiaj rêu đỏ có sợi (filamentous red algae). Nó bám vào các riềm lá cây, lũa và các vật trang trí trong bể thuỷ sinh, có dạng bụi màu tối, mượt. BBA sẽ bám vào đầu ra của ống out máy lọc nơi có dòng nước chảy mạnh hoặc ở chỗ có tuần hoàn nước kém trong bể. Loại rêu này sẽ mọc ở trong môi trường ánh sáng yếu hoặc mờ. Nó rất khó để có thể được loại bỏ khỏi cây thuỷ sinh và các bề mặt thậm chí cho đến lúc chúng chết.

      Cách phòng chống & kiểm soát

      • Cắt bỏ các lá cây nơi có rêu xuất hiện
      • Làm từng bước để tối đa sự phát triển của cây thuỷ sinh nhằm ức chế rêu
      • Xử lý nước với liều cao hơn sử dụng các chất phụ gia carbon lỏng (glutaraldehyde-based).Ví dụ như Scheam Excel hoặc Removebba..
      • Cung cấp CO2 ổn định để cây thuỷ sinh mọc ở tốc độ ổn định và chiến thắng được BBA
      • Nuôi thêm cá bút chì (Siamese algae eaters) để diệt rêu một phần.

      Tảo Lam – Blue-Green Algae

      Có rất nhiều loại tảo lam (BGA) khác nhau có thể xuất hiện trong bể thuỷ sinh của bạn. Anabaena, Aphanizomenon, và Microcystis là các loại thường gặp. BGA về mặt khoa học là một loại vi khuẩn có khả năng quang hợp được gọi là Cyanobacteria. Chúng bùng phát trong môi trường nước giàu dinh dưỡng và môi trường ánh sáng thấp. BGA có thể xuất hiện ở bể mới setup chưa ổn định hoặc khi bể được chăm sóc kém và quá bẩn. Thông thường nó sẽ tự biến mất khi bể đạt đến độ ổn định.

      Aphanizomenon

      Cách phòng & kiểm soát

      • BGA có thể xuất hiện ở những bể thuỷ sinh mới set up
      • Hãy hút rêu ra trong lúc thay nước (khoảng 30%)
      • Tăng độ tuần hoàn để tránh những điểm nước tù
      • Tăng nồng độ nitrate lên 20 ppm nếu bạn sử dụng phương pháp diệt rêu Estimative Index
      • Tránh để nền có chất hữu cơ thừa từ lá cây chết hoặc thức ăn thừa.
      • BGA sẽ biến mất ở một bể có cây cối phát triển tốt, khoẻ mạnh và nước sạch
      • Nếu BGA vẫn còn, hãy sử dụng các loại thuốc diệt rêu có chứa erythromycin

      Cỏ mền – Blanket weed (Cladophora)

      Có rất nhiều loại Cladophora có thể xếp trong thử mục cỏ mền. Loại rêu này là một nhánh của rêu có sợi xanh. Loại rêu này có thể hình thành những thảm lơ lửng trong nước hoặc bám vào lũa, sỏi và cây thuỷ sinh. Chúng sẽ phát sinh khi chất dinh dưỡng trong nước tăng cao. Cladophora hấp thu Carbon thông qua biocarbonate (alkalinity) hoặc CO2 mặc dù thực tế là dù CO2 thấp chúng vẫn có thể bùng phát. Tăng cường carbon glutaraldehyde-based có thể giúp kiểm soát loại rêu này

      Phòng & Kiểm soát

      Tảo nâu – Diatoms – Brown algae

      Tảo nâu là một loại rêu đơn bào có thể tạo thành một áo khoác màu nâu phủ lên các loại cỏ và cây nền, nền hoặc lá cây thuỷ sinh. Có rất nhiều loại tảo nâu. Tảo nâu tạo ra tường tế bào silica được gọi là frustule. Silica được chiết xuất từ nước để tạo ra bộ xương cứng (skeleton) trong khoa học. Tảo nâu là một trong những loại rêu hại phát triển đầu tiên trong bể thuỷ sinh, xuất hiện trên kính và nền. Khi bể đến độ ổn định thì tảo nâu trở nên yếu ớt và không còn đáng chú ý nữa. Tảo nâu có thể bám vào các cây thuỷ sinh mọc yếu hoặc các lá cây chết. Nếu trong nước có hàm lượng silic cao có thể làm bùng phát sự phát triển của tảo nâu.

      Phòng & Kiểm soát

      Rêu Bụi Xanh – Green dust algae

      Loại rêu này trông giống như một lớp xanh mỏng trên kính và trên lũa. Nó rất dễ xử lý bằng cách cạo rêu trên thành kính. Nguyên nhân chủ yếu là sự mất cân bằng trong cuộc đua giữa cây thuỷ sinh và rêu hại đối với chất dinh dưỡng và ánh sáng. Một sự thiếu hụt của một loại chất dinh dưỡng, giống như Nitrate hoặc Phosphate, có thể ức chế sự phát triển của cây thuỷ sinh và gây ra sự phát triển của Green Dust Algae. Thời gian chiếu sáng quá dài cũng gây ra sự phát triển của loại rêu này.

      Phòng & Kiểm soát

      • Không nên chiếu sáng quá 10 tiếng 1 ngày
      • Sử dụng chế độ phân bổ sung cân bằng
      • Cạo kính bằng dao cạo rêu
      • Duy trì mức CO2 ổn định với bể có ánh sáng mạnh
      • Sử dụng cá lau bể Bristlenose pleco hoặc một đànOtocinclus

      Rêu đốm xanh – Green spot algae

      Rêu đốm xanh tạo thành những khu nhỏ các đơn bào rêu mọc trên lá cây và thành kính. Rêu chấm xanh này khá khó cạo khỏi kính. Loại rêu này thường xuất hiện trên lá các loại cây mọc chậm. Tốc độ mọc cây chậm và chiếu sáng quá nhiều có thể khiến GSA trở nên mất kiểm soát và xuất hiện ở diện rộng.

      Phòng & Kiểm soát

      Rêu nước xanh – Green water algae blooms

      Nước xanh là do sự bùng nổ của loại rêu đơn bào green planktonic algae. Các tế bào rêu sẽ nhân bản cực nhanh cho đến khi nước chuyển sang màu xanh. Cuối cùng loài rêu này sẽ chết khi các chất dinh dưỡng cạn kiệt. Việc rêu chết đột ngột có thể tạo ra môi trường thiếu hụt Oxy có thể làm cá chết.

      Phòng & Kiểm soát

      Rêu tóc là một loại rêu có sợ xanh mọc thành sợi dài. Rêu tóc có thể bám vào lọc và và vướng vào các cây thuỷ sinh. Cũng như blanket weed, rêu tóc phát triển khi bể thuỷ sinh mất cân bằng dinh dưỡng và cây thuỷ sinh phát triển chậm.

      Phòng & Kiểm soát

      Tảo sừng hươu – Staghorn algae

      Compsopogon là một loại tảo đỏ có dạng màu xanh, trắng hoặc xám. Nó có mô hình phát triển giống sừng hươu. Tảo sừng hươu có thể bám vào các bề mặt cứng hoặc lá cây thuỷ sinh. Sự mất cân bằng dinh dưỡng hoặc CO2 thấp có thể khiến cho chúng bùng phát.

      Phòng & Kiểm soát

      Rêu tơ – Fuzz Algae

      Các loại tảo có sợi này nhìn rất dùng các chùm tơ. Fuzz algae có thể xuất hiện khi chất dinh dưỡng ở mức cao và cây thuỷ sinh phát triển chậm do hạn chế CO2. Rêu tơ có thể phát triển khi thiếu hụt dinh dưỡng khiến cho cây thuỷ sinh bị ức chế phát triển.

      Phòng & Kiểm soát

      Đây là những chiến binh có thể tạm thời sửa chữa các vấn đề về rêu tảo. Tuy nhiên, hãy ghi nhớ rằng bạn sẽ không bao giờ có thể phụ thuộc vào chúng để kiểm soát rêu tảo. Chìa khoá để đánh bại rêu tảo hại là sự cân bằng các chất trong nước, ánh sáng và CO2.

      --- Bài cũ hơn ---

    • Những Nguyên Nhân Gây Ô Nhiễm Nước Bể Thủy Sinh
    • Kỹ Năng Sơ Đẳng Phòng Chống Rêu Hại Trong Bể Thủy Sinh
    • Rêu Tóc Trong Bể Thủy Sinh
    • Sự Thật Về Cây Trồng Thủy Sinh Bạn Nên Biết
    • Tạo Khí Oxy (O2), Cacbonic (Co2) Cho Bể Thủy Sinh

    Cá Cảnh Thuỷ Sinh Trung Tín

    --- Bài mới hơn ---

    Cá Thuỷ Sinh Bơi Theo Đàn Đẹp Cho Bể Cá Cảnh Được Nuôi Nhiều Hiện Nay

    --- Bài mới hơn ---

    • Thiết Kế Hồ Cá Rồng Trọn Bộ Tủ Gỗ Tại Bình Thạnh
    • Phụ Kiện Cá Cảnh Uy Tín
    • Nguyên Nhân Cá Cảnh Chết Trong Quá Trình Chăm Sóc
    • 5 Điều Cần Nhớ Để Nuôi Cá Mùa Đông Mà Không Bị Nấm
    • Bán Đồ Câu Cá Tại Quận Cầu Giấy, Đại Lý Cần Câu Cá Tại Quận Cầu Giấy
    • Cá thuỷ sinh bơi theo đàn sẽ góp phần làm bể cá nhà bạn trở nên sinh động và bắt mắt. Chúng dễ dàng tạo cho bạn hiệu ứng chuyển động mượt mà. Chính vì thế, các loại cá cảnh có tập tính bơi theo đàn là lựa chọn của rất nhiều dân chơi cá cảnh. Bài viết sau đây xin liệt kê 10 loài cá cảnh bơi theo đàn đẹp và phổ biến nhất cho bạn đọc tham khảo.

      Cá bảy màu

      Cá bảy màu rất phổ biến trên thế giới hiện nay, chúng có tên tiếng anh là Guppy, thuộc họ cá khổng tước với kích thước chỉ từ 2.5 đến 3.5cm với con đực và từ 4 đến 6cm với con cái. Cá bảy màu sống theo đàn, là loài cá cảnh dễ nuôi và bạn có thể tự ép đẻ khá đơn giản. Trên thị trường cá cảnh nước ta, phổ biến nhất là 2 loại cá bảy màu đó là loại thường và cá ngoại nhập. Trong đó có thể kể đến như bảy màu Endler, mây chiều, cá hà lan, hoà lan,…

      Cá ngân bình

      Cá ngân bình còn có tên gọi khác là cá mắt ngọc bởi chúng sở hữu cặp mắt đỏ sáng rất nổi bật, kết hợp với thân hình tròn trịa. Dáng vẻ dễ thương này đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều dân chơi cá cảnh, chúng bơi theo đàn rất uyển chuyển và nhịp nhàng. Cá ngân bình được nuôi sinh sản thành công ở nước ta nên giá thành rất rẻ. Bạn có thể dễ dàng tìm mua loài cá này để tạo sự sinh động cho bể thuỷ sinh của mình. Cá ngân bình cái có kích thước lớn và bụng tròn hơn so với cá đực.

      Cá Neon

      Cá neon là cái tên không thể thiếu khi nhắc tới cá thuỷ sinh bơi theo đàn. Cá neon có vẻ đẹp khác lạ không thể bàn cái. Còn gì tuyệt vời hơn khi ngắm nhìn đàn cá đầy sắc màu uốn lượn trong bể cá của mình. Loài cá này rất phổ biến trên thị trường cá cảnh Việt Nam nên giá thành tương đối hợp lý với đại đa số người chơi. Lưu ý nhỏ khi thả cá neon và bể mới, bạn cần tuân thủ quy trình thả cá đúng cách.

      Cá sóc đầu đỏ

      Cá sóc đầu đỏ cũng là loài cá thuỷ sinh bơi theo đàn được nhiều người lựa chọn hiện nay. Đầu cá khiến chúng ta liên tưởng tới những chú sóc nhỏ đáng yêu, khả năng sống và thích nghi rất mạnh mẽ. Cá sóc đầu đỏ không giống như những loài cá khác vì chúng sẽ bơi theo đàn kể cả đã quen với môi trường sống mới.

      Cá tên lửa

      Cá tên lửa phù hợp với những bể cá có kích thước lớn bởi chúng có cơ thể lớn hơn so với các loài cá bơi theo đàn khác. Cá tên lửa có ngoại hình bắt mắt, dễ nuôi, ôn hoà nên cũng là lựa chọn của rất nhiều người nuôi cá cảnh. Lưu ý khi nuôi cá tên lửa là bể thuỷ sinh cần có nắp đậy, che chắn cẩn thận bởi loài cá này rất hay nhảy ra ngoài, nhất là khi mới mua về. Cá tên lửa có giá khá cao so với mặt bằng chung của các loài cá bơi theo đàn. Bạn sẽ phải bở ra từ 100.000 đến 300.000 để sở hữu một cặp cá tên lửa đẹp.

      Cá cánh buồm

      Cá cánh buồm có thân hình tròn dẹt, nhiều màu sắc và bơi rất nhanh. Chúng di chuyển thành đàn trong bể cá vô cùng sinh động. Cá cánh buồm được bày bán rất nhiều tại các đại lý cá cảnh hiện nay. Loài cá này có màu sắc rất đa dạng và phong phú nên người mua có thể thoải mái lựa chọn hoặc phối màu. Cá cánh buồm cũng có thể nuôi chung với nhiều loài cá khác để bể cá cảnh sinh động hơn.

      Cá ngựa vằn

      Cá ngựa vằn cũng là loài cá bơi theo đàn với thân hình mảnh khảnh kết hợp các sọc dài màu lam xen kẽ sọc trắng chạy dọc cơ thể. Các sọc dài này còn có thể đổi màu tuỳ thuộc vào ánh sáng của bể rất đặc biệt. Loài cá này vô cùng thích hợp nuôi trong bể thuỷ sinh bởi sự linh động nhưng ít phá phách của chúng.

      Cá tam giác

      Cá tam giác là loài cá bơi theo đàn có ngoại hình khá đặc biệt nên được nhiều người nuôi cá cảnh lựa chọn. Loài cá này thường được nuôi ở những bể thuỷ sinh có bố cục đặc biệt. Quan sát cá tam giác bơi có thể khiến bạn liên tưởng tới những đàn chim én đang uốn lượn trên bầu trời xa xăm.

      Cá chim cánh cụt

      Cá chim cánh cụt cũng là loài cá thuỷ sinh bơi theo đàn có ngoại hình khá đặc biệt. Tương tự như cá tam giác, chúng sẽ trở nên sinh động và tạo ấn tượng hơn nếu bạn lựa chọn được bể có bố cục hợp lý. Loài cá cảnh này nên được nuôi với số lượng lớn, chúng có thể tạo ra hiệu ứng chuyển động khiến bạn phải trầm trồ.

      Cá mũ vua

      Cá mũ vua còn có tên gọi khác là cá neon hoàng đế. Chúng sở hữu cho mình chiếc đuôi nhìn tựa như vương miện và đây chính là nguồn gốc cho tên gọi của loài cá này. Bạn chắc chắn sẽ bất ngờ và thoả mãn khi lựa chọn loài cá này để trang trí cho bể thuỷ sinh của mình.

      Như vậy, danh sách trên Nuôi Thú đã liệt kê 10 loài cá thuỷ sinh bơi theo đàn đẹp và phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn đọc tham khảo, từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp với sở thích và bể cá của mình.

      --- Bài cũ hơn ---

    • Cá Betta Là Gì ? Giới Thiệu Sơ Lượt Về Cá Betta
    • Máy Tách Bọt Cho Bể Cá Cảnh Aqua Excel Ae401
    • Hệ Thống Siêu Thị Cá Cảnh, Thủy Sinh Hoàng Lam
    • Cung Cấp Canxi Cá Tuyết Quận 9
    • 19 Loại Cá Cảnh Nhỏ, Đẹp, Dễ Nuôi Nhất Ở Việt Nam & Thế Giới