Cập nhật thông tin chi tiết về Xuất Khẩu Cá Tra Hướng Tới Mục Tiêu 2,4 Tỷ Usd mới nhất trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Moitruong24h – Ngay đầu năm 2019, giá cá tra tuy giảm nhẹ nhưng vẫn duy trì ở mức cao đảm bảo cho người nuôi có lãi. Hiệp hội Cá tra Việt Nam khuyến khích các doanh nghiệp cần tập trung vào 2 khâu chính là con giống và mở rộng thị trường xuất khẩu. Cụ thể, ngành cá tra tiếp tục cơ cấu lại sản xuất, phát triển thị trường tiêu thụ, hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững. Chế biến cá tra xuất khẩu ở An Giang. Ảnh: HUỲNH LỢI Đảm bảo lợi nhuậnĐầu tháng 2-2019, giá cá tra giảm nhẹ còn khoảng 29.000 đồng/kg, nông dân đạt lợi nhuận gần 8.000 đồng/kg. Theo anh Nguyễn Thanh Tuấn, một người nuôi cá tra ở quận Cái Răng (TP Cần Thơ), hiện người nuôi cá đang duy trì thả cá giống để thu hoạch sau Tết Kỷ Hợi.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho rằng, sau thời gian gặp khó khăn thì xuất khẩu cá tra của Việt Nam đang trở lại thời hoàng kim khi người nuôi cá tra đạt lợi nhuận 8.000 – 14.000 đồng/kg trong năm 2018; đây được xem là mức lợi nhuận cao nhất từ trước tới nay. Phía các doanh nghiệp xuất khẩu cũng thu lợi rất tốt.
Ông Doãn Tới, Tổng Giám đốc Công ty CP Nam Việt (Navico – An Giang), phấn khởi: “Năm qua, cá tra được mùa đã giúp Navico đạt doanh thu khoảng 4.100 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế khoảng 600 tỷ đồng, cao gấp nhiều lần so với cùng kỳ. Dự báo năm 2019, Navico nỗ lực xuất khẩu cá tra đạt 250 – 300 triệu USD, lợi nhuận sau thuế hơn 700 tỷ đồng…”.
Theo ông Dương Nghĩa Quốc, Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam, ngành hàng cá tra đã đột phá về giá trị xuất khẩu với việc vượt mốc 2,26 tỷ USD trong năm 2018, sản lượng nguyên liệu đạt trên 1,3 triệu tấn. Điều đáng nói là có những thời điểm giá cá tra nguyên liệu đạt mức cao trên 35.000 đồng/kg. Xuất khẩu khả quan, nhất là vào thị trường Trung Quốc tăng cao, thị trường Hoa Kỳ với mức thuế chống bán phá giá thấp hơn, là những tín hiệu tốt…
Cũng theo ông Quốc, gần đây các doanh nghiệp xuất khẩu đã thích ứng linh hoạt và phản ứng có kinh nghiệm trước các rào cản kỹ thuật cũng như sự cạnh tranh thương mại của nhiều nước trên thế giới. Song song đó, các ngành chức năng luôn quan tâm và hỗ trợ tích cực cho ngành hàng cá tra phát triển. Từ sự vào cuộc mạnh mẽ và đồng bộ đã giúp cá tra từng bước lấy lại vị thế trên thương trường quốc tế.
Hướng tới phát triển bền vững
Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) cho rằng, năm 2018 xuất khẩu cá tra đạt mức 2,26 tỷ USD là kết quả đáng khích lệ; cũng nhờ xuất khẩu thuận lợi nên diện tích nuôi và sản lượng cá tra ở khu vực ĐBSCL đều tăng. Với chiều hướng thuận lợi này, ngành chức năng đề ra mục tiêu xuất khẩu cá tra năm 2019 cố gắng đạt khoảng 2,4 tỷ USD. Để đạt được kim ngạch này, ngành chức năng, doanh nghiệp, HTX, người nuôi… cần phải nỗ lực hơn nữa.
Theo các chuyên gia, người nuôi và doanh nghiệp cần đổi mới tư duy, tổ chức lại sản xuất theo hướng phát triển công nghệ cao, thông minh. Ông Dương Nghĩa Quốc đề xuất: “Do cá tra được giá nên người nuôi sẽ gia tăng sản lượng trong thời gian tới, tuy nhiên cần phải đảm bảo chất lượng sản phẩm, áp dụng công nghệ nhằm giảm giá thành hợp lý, đồng thời quan tâm đến vấn đề môi trường trong sản xuất. Hiệp hội đang thúc đẩy cải thiện chất lượng ngành hàng cá tra theo hướng tập trung vào việc cải thiện chất lượng con giống như quy trình ương nuôi, sử dụng chế phẩm sinh học, vaccine… để tăng sức đề kháng cho cá giống”.
Bộ NN-PTNT nhận định, trong điều kiện thiếu hụt con giống tốt và nỗ lực cải thiện môi trường nuôi cá tra thì gần đây một số địa phương ở ĐBSCL và các doanh nghiệp lớn như Công ty Việt – Úc, Công ty CP Nam Việt… đã mạnh dạn đầu tư lớn vào ngành công nghiệp cá tra.
Ông Doãn Tới khẳng định: “Chúng tôi xác định tiềm năng của cá tra là rất lớn, nhưng cần phải đầu tư theo hướng bền vững. Cụ thể, chúng tôi vừa khởi công dự án “Nuôi trồng thủy sản công nghệ cao Bình Phú”, quy mô 600ha, tổng vốn đầu tư 4.000 tỷ đồng. Trong dự án này có khu sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao (diện tích nuôi 150ha, vốn đầu tư 1.000 tỷ đồng) và khu nuôi cá tra thương phẩm công nghệ cao, diện tích 450ha, vốn đầu tư 3.000 tỷ đồng. Toàn bộ sẽ được đầu tư trang thiết bị theo hướng công nghệ hiện đại, đồng bộ và chuyên sâu mang tầm cỡ khu vực. Phương châm của công ty là hướng đến sự hoàn thiện chuỗi giá trị khép kín bền vững ngành cá tra. Từ đó, tăng thị phần xuất khẩu cá tra tại các thị trường nhập khẩu lớn trên thế giới…”.
Lãnh đạo Công ty TNHH Hùng Cá (huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) cũng tiết lộ, cá tra đang lấy lại “phong độ” và khẳng định vị thế trên thương trường. Do đó, chúng tôi tiếp tục đầu tư thêm Nhà máy chế biến thủy sản Hùng Cá 6, diện tích 21.000m2, công suất thiết kế 300 tấn cá/ngày, tổng vốn đầu tư 465 tỷ đồng. Tất cả được trang bị công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường; đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của các thị trường khó tính.
Theo SGGP
Xuất Khẩu Cá Tra Năm 2022, Định Hướng Thị Trường Năm 2022
+ Kết quả các kì xem xét hành chính 14 và 15 có nhiều khả năng đạt mức thấp so với POR 13
+ Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung Quốc giúp Việt Nam hưởng lợi từ thuế quan
+ Các rào cản thương mại và kĩ thuật đã giảm bớt áp lực lên các DN xuất khẩu cá tra
+ Tiếp tục là thị trường XK lớn nhất cá tra Việt Nam
+ Tác động tích cực lên các thị trường khác đặc biệt là EU và Trung Quốc khi chứng minh được ngành cá tra Việt Nam đã hoàn toàn kiểm soát theo qui định và tiêu chuẩn của USDA
Khó khăn nhất đối với thị trường Mỹ là các rào cản thương mại và kĩ thuật. Có thể thấy năm 2018 và 2019 áp lực này có thể giảm lên các DN xuất khẩu cá tra vào thị trường này
Dự báo năm 2019, thị trường Mỹ tiếp tục là thị trường XK lớn nhất tiêu thụ cá tra Việt Nam khi sản phẩm cá tra ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng. Sự tăng trưởng của thị trường Mỹ cũng tạo uy tín cho ngành cá tra đặc biệt tại thị trường EU khi chứng minh được hệ thống kiểm soát và quản lý ATVSTP của Việt Nam tương đương với của Mỹ.
Năm 2017, Trung Quốc lần đầu tiên đã trở thành thị trường XK cá tra lớn nhất Việt Nam khi các thị trường chính như Mỹ, Châu Âu gặp hàng loạt các thách thức từ thuế chống bán phá giá, Đạo luật Farm Bill của Hoa Kỳ, truyền thông bôi bẩn ở một số nước EU. Tiếp tục đà tăng trưởng ổn định này, năm 2018 kim ngạch XK vào Trung Quốc đạt 528 triệu USD tăng 28%.
+ Nhu cầu thị trường vẫn ở mức cao: cá tra có mặt ở hầu hết các phân khúc từ bình dân đến cao cấp trong siêu thị đến nhà hàng, khách sạn
+ Thuế nhập khẩu cá tra điều chỉnh giảm khoảng 3-4% tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại 2 nước.
Từ ngày 1/7/2018, thuế NK cá tra vào thị trường Trung Quốc đã được điều chỉnh giảm khoảng 3 – 4%. Cụ thể, thuế NK philê cá tra đông lạnh giảm từ 10% xuống còn 7%; thuế suất cá tra tươi hoặc ướp lạnh giảm từ 12% xuống 7%. Đây được nhìn nhận là yếu tố thuận lợi tạo thêm cơ hội để DN đẩy mạnh XK cá tra sang Trung Quốc.
Thị trường Trung Quốc: các thách thức
+Cơ quan thẩm quyền Trung Quốc gia tăng kiểm soát chất lượng cá tra như tăng trọng, mạ băng, hóa chất, kháng sinh…
+ Quản lý thương mại biên mậu còn lỏng lẻo tăng rủi ro đếnuy tín, chất lượng sản phẩm cá tra tại Trung Quốc và quốc tế.
+ Phát triển nuôi cá tra với giá thành rất cạnh tranh.
+ Nhu cầu lớn để phát triển sang các thị trường Trung và Đông Âu.
+ Lợi thế về nguồn nguyên liệu cá tra đạt chuẩn ASC.
+ Cơ hội lớn khi Hiệp định EVFTA được thông qua.
+ Quản lý và kiểm soát chất lượng, ATTP sẽ nghiêm ngặt hơn đặc biệt về hóa chất, kháng sinh, môi trường, lao động…
+ Thách thức trong việc giữ vững uy tín, thương hiệu trong trận chiến cá thịt trắng tại EU
Theo Thống kê ITC,gần 51,4 triệu USD sản phẩm cá tra philê đông lạnh được tái xuất trong nội khối EU, trong năm 2017 đó Đức và Ba Lan là những nhà cung cấp cá tra cho các quốc gia Trung và Đông Âu, nơi không có cảng nhập lớn.. Các nước tái xuất chính cá tra là Hà Lan (31 triệu euro), Bỉ (14 triệu euro) và Đức (8 triệu euro) cho thấy khả năng mở rộng thị phần của cá tra sang các nước khác trong khối EU.
Cá tra hiện chiếm 9 % thị phần cá thịt trắng tại EU và luôn bị tấn công do bảo hộ ngành khai thác cá thịt trắng bản địa. Càng hội nhập sâu và thị trường cá thịt trắng EU lại càng cạnh tranh khốc liệt hơn về mọi mặt. Việc quan tâm đến chất lượng, dịch vụ hậu mãi, uy tín trong thương mại sẽ tạo niềm tin cho khách hàng và người tiêu dùng.
Thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của cá tra Việt Nam là ASEAN cũng đang trên đà tăng trưởng thuận lợi với giá trị tăng 41%.3 thị trường xuất khẩu lớn nhất là Thái Lan, Singapore và Philippines có giá trị tăng lần lượt 48,8%; 20% và 32% . Thái lan chiếm 36,8% tổng giá trị XK sang cả khu vực. Đây là thị trường còn rất nhiều tiềm năng để khai thác nhiều loại sản phẩm từ cá tra khác nhau.
+ Khả năng tăng thị phần xuất khẩu cá tra vào Mỹ khi tận dụng cơ hội cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung.
+ Trong 2 năm tới, Trung Quốc tiếp tục là thị trường rộng lớn và tiềm năng.
+ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) cú hích cho phát triển cá tra tại EU.
+ Nếu chiến tranh thương mại Mỹ – Trung vẫn căng thẳng, Việt Nam hoàn toàn có thể tăng thị phần xuất khẩu cá tra vào Mỹ, thay thế cho cá rô phi Trung Quốc vốn đang chiếm 40% trong tổng sản lượng cá nhập khẩu của Mỹ.
+ Trong 2 năm tới, dự báo Trung Quốc tiếp tục là thị trường láng giềng rộng lớn và tiềm năng của cá tra Việt Nam do nhu cầu tiêu thụ rất lớn và đa dạng sản phẩm với nhiều mức giá khác nhau. Sự thuận lợi về vị trí địa lý, giao thông cũng là một lợi thế cho các doanh nghiệp cá tra sang thị trường này. Bên cạnh nhu cầu nhập khẩu cá thịt trắng cho tiêu thụ nội địa, thị trường này còn nhập khẩu để chế biến và xuất khẩu cá thịt trắng.
+ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có thể được phê duyệt vào đầu năm 2019. Nếu EVFTA được phê duyệt, thuế nhập khẩu sẽ được giảm từ mức hiện tại 5,5% xuống 0% trong 3 năm đối với cá philê đông lạnh và từ 7% xuống 0% trong 7 năm đối với cá philê đã chế biến. Ngoài ra việc các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm bằng chất lượng, chú ý đến các sản phẩm giá trị gia tăng cao và tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm thay vì cạnh tranh bằng giá cả đang giúp cá tra Việt Nam lấy lại thiện cảm tại thị trường này.
+ Tiếp tục thắt chặt quản lý chất lượng cá tra theo đúng Thông tư 27 về Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh.
+ Tăng cường quản lý nghiêm về thuốc thú ý, chất xử lý môi trường…
+ Chấn chỉnh hoạt động thương mại qua đường biên mậu sang Trung Quốc tránh gian lận thương mại.
+ Năm 2018 đã xác lập mặt bằng giá XK mới và được các thị trường chấp nhận.
+ Đồng lòng và nỗ lực giữ giá XK cao với sản lượng ước đạt 1,3 triệu tấn năm 2019.
+ Tăng cường liên kết giữa người nuôi & doanh nghiệp để ổn định thị trường và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
+ Thương hiệu cá tra của Indonesia.
+ Sự cần thiết và tầm quan trọng xây dựng thương hiệu cá tra Việt Nam.
+ Nguồn kinh phí lâu dài cho chiến lược truyền thông và tiếp thị ngành cá tra.
Bài trình bày của Bà Trương Thị Lệ Khanh, Ủy viên BCH Hiệp hội, Chủ tịch HĐQT VINH HOAN CORP tại “Hội nghị Triển khai kế hoạch XK Thủy sản năm 2019”
Xuất Khẩu Da Cá Tra Sang Singapore Làm Snack
Xuất khẩu da cá tra sang Singapore làm snack
Thay vì bán phụ phẩm làm thức ăn chăn nuôi, da cá tra Việt Nam đã tìm đường xuất khẩu sang Singapore với giá trị cao.
Chia sẻ với VnExpress, ông Nguyễn Trường Giang, Phó giám đốc doanh nghiệp tư nhân gạo Cỏ May có trụ sở ở Đồng Tháp cho biết, nếu trước đây da cá tra chủ yếu bán phụ phẩm để chế biến thức ăn chăn nuôi thì mới đây sản phẩm của đơn vị này được doanh nghiệp ở Singapore đề nghị mua làm sản phẩm ăn liền (snack).
“Cách đây 4 tháng, nhiều khách hàng Singapore và châu Âu đề nghị chúng tôi cung cấp da cá tra đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm quốc tế với giá hấp dẫn. Sau quá trình khảo sát, đối tác Singapore đã ký kết hợp đồng bao tiêu với công ty”, ông Giang nói và cho hay nếu trước đây giá phụ phẩm chỉ 6.000 – 8.000 đồng một kg thì khi bán cho các doanh nghiệp chế biến thực phẩm giá đã tăng 71,4% (giá nhập tại kho); nếu có thêm chi phí đóng gói, cấp đông… thì có thể tăng gấp 3 lần, khoảng 22.000 -24.000 đồng một kg. Snack da cá tra tại thị trường Singapore hiện có giá 8 SGD (khoảng 136.000 đồng) cho gói nhỏ 230gram.
Da cá tra sau khi chế biến thành snack.
Hiện mỗi tháng Cỏ May xuất sang thị trường Singapore 50-60 tấn da cá. Qua 2018, công ty sẽ mở rộng nhà máy để nâng công suất lên cao hơn. Hiện tại lượng hàng xuất đi cung không đủ cầu. Tuy nhiên, để xuất được, da cá phải đảm bảo các chứng nhận an toàn về vệ sinh thực phẩm quốc tế, không có các dư lượng về thuốc bảo vệ thực vật, hóa học.
Da cá tra là nguồn thực phẩm nhiều dinh dưỡng, giàu collagen và gelatin tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều nhà máy ở Việt Nam chưa thể tận dụng nguyên liệu này để sản xuất sản phẩm ăn liền. Để đón đầu xu hướng, ngoài xuất khẩu, sắp tới Cỏ May sẽ nghiên cứu khẩu vị, cách tẩm ướp của các nước như Singapore, Malaysia, châu Âu, Việt Nam để chế biến ra sản phẩm phù hợp và xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm snack từ da cá tra đầu tiên tại Việt Nam.
Ông Giang cũng cho biết, để có 35 tấn phi lê cá tra thì cần có 100 tấn nguyên liệu đầu vào. Trước đây, các phụ phẩm như da, đầu, vây, bao tử, bong bóng của cá đa phần bán để làm thức ăn chăn nuôi.
Hiện nay, ngoài doanh nghiệp Cỏ May thu được giá trị cao từ da cá tra nhờ xuất khẩu, thì trong nước, mới chỉ có Vĩnh Hoàn xây nhà máy sản xuất collagen và gelatin từ da cá tra với công suất 2.000 tấn một năm. Kết thúc quý I/2017, doanh thu từ collagen và gelatin của Vĩnh Hoàn đạt 700.000 USD. Doanh thu năm ngoái của mảng này khoảng 1 triệu USD và kỳ vọng sẽ tăng lên 5 triệu USD năm nay.
Cỏ May ra đời năm 1986 với việc sản xuất xà bông, nhưng đến 1990 vì gặp khó nên ngừng sản xuất mặt hàng này và chuyển sang kinh doanh lương thực. Ngoài sản xuất gạo cho thị trường trong nước và Singapore, công ty còn trồng nấm, chế biến cá tra…
Thi Hà – Vnexpress
Các sản phẩm khác
Ảnh Hưởng Xuất Khẩu, Giá Cá Tra Giảm Gần Một Nửa
Chế biến thủy sản xuất khẩu. Ảnh: T.H
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tính đến giữa tháng 2/2020, giá cá tra nguyên liệu tại Đồng bằng sông Cửu Long giảm 42,6% so với cùng kỳ năm 2019, dao động ở mức 19.500 đồng/kg.
Ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã khiến XK cá tra sang thị trường Trung Quốc tạm thời bị gián đoạn. Đây là thị trường lớn nhất của cá tra Việt Nam nên ngay khi diễn biến thị trường thay đổi đã tác động ngay tới sản xuất cá tra nguyên liệu.
Theo Bộ NN&PTNT, năm 2019, tổng diện tích nuôi cá tra ĐBSCL ước đạt 6,6 nghìn ha, sản lượng đạt 1,42 triệu tấn, tập trung ở các tỉnh, như: Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre, Cần Thơ.
Cả nước hiện có 200 cơ sở sản xuất giống cá tra, 3.000 ha ương dưỡng cá giống sản xuất được khoảng 21 tỷ cá tra bột, hơn 2,1 tỷ cá tra giống. Trong năm 2019, đã thay thế được 45.000 con cá bố mẹ chọn giống. Dự kiến trong năm 2020 sẽ thay thế hết 60.000 con cá bố mẹ.
Cho tới năm 2019, theo báo cáo của FAO, mặc dù Việt Nam là thị trường thống trị nguồn cung cá tra quốc tế, nhưng sự tăng trưởng về sản lượng một cách âm thầm tại một số nước sản xuất khác như: Indonesia, Bangladesh, Ấn Độ, Trung Quốc… cũng đóng góp tỷ lệ khá vào việc phân bố rộng rãi hơn sản phẩm cá tra không chỉ ở châu Á.
Tháng 11/2019, Mỹ chính thức công bố văn bản Luật từ Cục kiểm tra An toàn Thực phẩm (FSIS) thuộc Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ về việc công nhận Việt Nam là quốc gia đủ điều kiện XK sản phẩm cá và cá Siluriformes sang Hoa Kỳ. Đây là tin vui nhất đối với các doanh nghiệp XK cá tra tại thị trường Mỹ. Tuy nhiên, giá trị XK cá tra sang thị trường này vẫn giảm, giá nguyên liệu trong nước giảm kéo theo giá XK trung bình sang thị trường Mỹ cũng giảm.
Năm 2019, diễn biến giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL là một biểu đồ đi xuống. Trong đó, mức giá cao nhất của năm vào giữa tháng 2/2019 với mức trung bình khoảng 34.000 – 34.500 đồng/kg. Sau đó, giá giảm dần và rơi xuống mức thấp nhất vào cuối tháng 11/2019 với mức giá dao động từ 19.000 – 19.500 đồng/kg. Tháng 12/2019, giá cá tăng nhẹ thêm khoảng 1.000 đồng/kg lên mức từ 20.000 – 20.500 đồng/kg. Với mức giá này, giá cá nguyên liệu đã giảm khoảng 44% so với cùng kỳ năm 2018.
Sau khi giảm từ mức giá khả quan 34.000 – 34.500 đồng/kg (tháng 2-3/2019), giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL giảm xuống mức 20.500 – 21.000 đồng/kg vào tháng 1/2020. Trước tình hình thị trường tạm chững trong quý đầu năm nay, giá cá tra có thể giảm nhẹ thêm trong thời gian tới. Nếu thị trường XK ổn định trở lại, giá cá tra sẽ tăng dần trong các quý tiếp theo.
Trước tìn hình dịch bệnh, các chuyên gia khuyến cáo người nuôi và doanh nghiệp chế biến cá tra cần chủ động chuyển hướng thị trường, cập nhật thông tin để điều chỉnh kế hoạch nuôi trồng, sản xuất và XK sao cho phù hợp với nhu cầu tiêu thụ.
Lê Thu
Bạn đang xem bài viết Xuất Khẩu Cá Tra Hướng Tới Mục Tiêu 2,4 Tỷ Usd trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!