Xem Nhiều 3/2023 #️ Xuất Khẩu Cá Ngừ Sang Nhật Bản Quay Đầu Giảm # Top 5 Trend | Fcbarcelonavn.com

Xem Nhiều 3/2023 # Xuất Khẩu Cá Ngừ Sang Nhật Bản Quay Đầu Giảm # Top 5 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Xuất Khẩu Cá Ngừ Sang Nhật Bản Quay Đầu Giảm mới nhất trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Việt Nam cùng với 3 nước Đông Nam Á khác là Thái Lan, Indonesia và Philippines đang là nguồn cung cá ngừ chế biến đóng hộp lớn nhất cho thị trường Nhật Bản trong giai đoạn này.

So với các nước trong khu vực, Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu các sản phẩm cá ngừ chế biến và đóng hộp cao nhất trong 5 tháng đầu năm nay. Tuy nhiên, thị phần của Việt Nam tại thị trường Nhật Bản vẫn còn rất khiêm tốt so với 3 nước kia.

Hơn thế nữa, sau khi tăng trưởng tốt trong 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản có xu hướng giảm. Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản trong tháng 6 đã giảm 39,4% so với tháng 5/2020, đạt hơn 1,7 triệu USD.

Về từng mặt hàng, nửa đầu năm 2020, xuất khẩu các mặt hàng cá ngừ chế biến khác của Việt Nam sang Nhật Bản có xu hướng tăng cao, trong khi xuất khẩu các mặt hàng cá ngừ tươi, sống, đông lạnh và đóng hộp giảm. Điều này đã khiến tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm cá ngừ chế biến tăng từ 61% trong quý II/2019 lên gần 77% trong cùng kỳ năm 2020.

Đáng chú ý, xuất khẩu các mặt hàng cá ngừ chế biến khác, đặc biệt các sản phẩm loin cá ngừ hấp đông lạnh mã HS16041490 tiếp tục tăng cao so với cùng kỳ năm 2019.

So với cùng kỳ năm 2019, giá trung bình xuất khẩu các mặt hàng cá ngừ chế biến sang Nhật Bản giảm, trong khi giá các sản phẩm thịt/philê cá ngừ đông lạnh có xu hướng tăng.

Hiện, dịch bệnh COVID-19 tại Nhật Bản vẫn chưa được kiểm soát, điều này dự kiến sẽ tiếp tục tác động đến nhập khẩu cá ngừ của Nhật Bản. Nhập khẩu cá ngừ của Nhật Bản dự kiến sẽ tiếp tục giảm trong những tháng tới.

Người dân Nhật Bản đang phải thay đổi thói quen tiêu thụ cá ngừ của mình bằng cách chuyển từ ăn nhà hàng sang ăn tại nhà. Các nhà hàng sushi mặc dù đã chuyển đổi sang hình thức mua hàng mang về nhưng doanh số vẫn sụt giảm.

Bên cạnh đó, sự gián đoạn của các chuyến bay đã ảnh hưởng tới nguồn cung cá ngừ tươi nguyên con ướp đá. Việc huỷ bỏ lễ hội mùa xuân và dời lịch tổ chức Thế vận hội 2020 sang 2021 cũng đã khiến cho nhu cầu tiêu thụ cá ngừ tại thị trường này suy giảm.

Lê Thúy

Từ 16 giờ 30 phút ngày 12/4, giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh giảm nhẹ từ 70 – 117 đồng/lít/kg. Kỳ điều hành lần này, nếu không tiếp …

Với 17 Hiệp định FTA đang thực thi và đàm phán, Việt Nam trở thành trung tâm của các dòng chảy thương mại toàn cầu. Cùng với tham gia WTO, …

Nhật Bản Ưa Chuộng Cá Ngừ Việt Nam Xuất Khẩu Sang

VNHN – Nhật Bản là nước duy nhất trong số các thị trường nhập khẩu cá ngừ truyền thống của Việt Nam có sự tăng trưởng trong tháng 1/2020.

Cụ thể, theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản tăng gần 20% so với cùng kỳ năm 2019. Nhật Bản đang nhập khẩu rất nhiều cá ngừ chế biến khác của Việt Nam (như loin cá ngừ vây vàng hấp đông lạnh, loin cá ngừ mắt to hấp đông lạnh, cá ngừ đóng túi để làm thức ăn cho vật nuôi… ), tăng 121% so với cùng kỳ.

Cùng với Nhật Bản, Peru cũng rất ưa chuộng cá ngừ của Việt Nam. Ảnh Internet

Cùng với Nhật Bản, Peru cũng rất ưa chuộng cá ngừ của Việt Nam. Xuất khẩu cá ngừ sang Peru có tốc độ tăng trưởng ấn tượng 279% trong tháng 1. Một số thị trường khác cũng đáng được quan tâm như Nga, Algeria và Ucraina đều đang có tốc độ tăng trưởng cao ở mức 3 con số so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, nhìn chung, tình hình xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam không mấy khả quan.

Giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam trong tháng 1/2020 đạt gần 40 triệu USD, giảm 31% so với cùng kỳ năm 2019. Năm nay quy mô thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam bị thu hẹp hơn so với năm ngoái chỉ còn 55 thị trường, trong khi năm ngoái 65 thị trường.

Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ sang các thị trường truyền thống như Mỹ, EU, ASEAN đều suy giảm… Trung Quốc cũng rời khỏi Top 8 thị trường nhập khẩu chính sản phẩm cá ngừ của Việt Nam khi suy giảm kim ngạch liên tục từ năm ngoái đến nay.

Xuất Khẩu Cá Ngừ Vây Vàng Sang Italy Tăng 60% 6 Tháng Đầu Năm

Theo số liệu từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, tính đến hết tháng 6/2019, tổng giá trị XK cá ngừ sang Italy đạt 13,3 triệu USD, tăng 60% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, các doanh nghiệp XK cá ngừ Khánh Hòa tập trung XK mặt hàng hai mặt hàng cá ngừ chính sang thị trường Italy là cá ngừ vây vàng quarter (thuộc mã HS 0303) và cá ngừ vây vàng chế biến (thuộc mã HS 1604).

Theo thống kê cập nhật của ITC, 5 tháng đầu năm 2019, EU tiếp tục ưu tiên nhập khẩu (NK) sản phẩm 2 nhóm sản phẩm cá ngừ là cá ngừ phile đông lạnh (HS 030487) và cá ngừ vây vàng đông lạnh (HS 030342). Tương tự với xu hướng NK chung của khu vực, trong nửa đầu năm nay, sản phẩm cá ngừ vây vàng (HS 030342) chiếm tỷ trọng NK lớn nhất của Italy, từ 24-43% tổng giá trị NK của thị trường này.

Nếu năm 2018, ngoài việc ưu tiên NK trong nội khối từ thị trường cung lớn Tây Ban Nha, Italy còn mở rộng và gia tăng NK sản phẩm cá ngừ vây vàng đông lạnh (HS 030342) từ một số nguồn cung lớn tại Châu Á như: Hàn Quốc, Philippines và Thái Lan thì nửa đầu năm 2019, tỷ trọng cá ngừ vây vàng đông lạnh của Việt Nam tại Italy tăng mạnh. Hiện nay, Việt Nam là nguồn cung sản phẩm cá ngừ vây vàng đông lạnh lớn thứ 2 (sau Tây Ban Nha) tại thị trường Italy. Sự chuyển dịch thị trường này là dấu hiệu tốt cho các DN XK cá ngừ Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh XK sang Italy.

Cho tới nay, thói quen NK cá ngừ đông lạnh để sản xuất cá ngừ hộp vẫn đang diễn ra tại thị trường Italy. Ngoài ra, nước này cũng NK nguyên liệu để chế biến sản phẩm loins hoặc steaks. Hầu hết cá ngừ NK vào EU được chế biến từ các nước Nam Âu, trong đó Tây Ban Nha và Italy là hai quốc gia có nhiều nhà máy chế biến cá ngừ nhất trong khu vực.

Nguyễn My

Xuất Khẩu Cá Tra Sang Thị Trường Trung Quốc – Hồng Kông Sụt Giảm Mạnh

Từ vị trí là thị trường xuất khẩu hàng đầu cá tra Việt Nam năm 2020, Trung Quốc – Hồng Kông đã tụt xuống hạng 4, sau Mỹ, khối CPTPP và EU.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep) trong thông tin vừa phát ra dẫn chứng, tính đến nửa đầu tháng 2/2021, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc – Hồng Kông đạt 13,55 triệu USD (chiếm 8,5% tổng giá trị xuất khẩu cá tra), giảm 38,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Hồng Kông cũng giảm 40,5%.

Theo Vasep, sự sụt giảm không mong muốn này là hệ lụy của cả năm 2020, xuất khẩu sang thị trường này gặp nhiều cản trở trong đó có dịch Covid-19. Ngay từ đầu năm 2020, việc các nhà máy chế biến thủy sản Trung Quốc trở lại muộn, gián đoạn giao thương do virus corona đã khiến giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường này đột ngột giảm sút. 

Kể từ cuối quý 2 và đầu quý 3, hoạt động sang thị trường này trở nên nhộn nhịp hơn chuẩn bị cho Lễ quốc khánh của Trung Quốc. Tháng 10/2020, giá xuất khẩu cá tra phile đông lạnh sang Trung Quốc – Hồng Kông bất ngờ tăng lên mức 2,52 USD/kg, đây là mức giá cao hơn so với cùng kỳ năm trước và cao hơn hẳn so với các tháng trong năm, dao động từ 1,55 – 1,65 USD/kg. Mức giá này thấp hơn so với quý trước. 

Tuy nhiên sau đó, chính sách kiểm soát dịch bệnh qua đường biên và tại các cảng, cửa khẩu đối với tất cả sản phẩm thực phẩm nhập khẩu đã khiến không chỉ cá tra Việt Nam mà nhiều sản phẩm thủy sản nhập khẩu khác của các nước bị ngưng trệ.

Một lý do nữa, theo Vasep, từ quý cuối năm 2020, chính quyền Quảng Tây, Trung Quốc là địa phương có biên giới với 4 tỉnh của Việt Nam gồm Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang cũng đã đưa ra một số yêu cầu tăng cường quản lý hoạt động nhập khẩu thực phẩm đông lạnh.

Theo đó, mặt hàng thực phẩm đông lạnh nhập khẩu nếu không có đủ 4 loại giấy tờ gồm: giấy chứng nhận kiểm nghiệm, kiểm dịch hàng hóa nhập khẩu, chứng nhận khử trùng, thông tin truy xuất nguồn gốc hợp pháp và xét nghiệm axit nucleic âm tính với Covid-19, sẽ không được phép tiêu thụ trên thị trường.

Thực phẩm đông lạnh nhập khẩu vào Quảng Tây qua các cửa khẩu, cảng biển khi bảo quản, tiêu thụ và gia công trên địa bàn phải được nhập kho giám sát tập trung của địa phương, thực hiện lấy mẫu axit nucleic, khử trùng toàn bộ bề mặt hàng hóa, quản lý truy xuất nguồn gốc hàng hóa.

Với các sản phẩm đã thực hiện công tác trên tại tỉnh, thành phố khác của Trung Quốc vẫn phải nhập kho để đối chiếu, sau đó có thể tiêu thụ hoặc gia công…

Các sản phẩm cá tra xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc – Hồng Kông chủ yếu là cá tra phile đông lạnh, bao tử cá tra đông lạnh, bong bóng cá chiên/khô/sấy, cá tra nguyên con xẻ bướm đông lạnh, bụng cá tra đông lạnh, cá tra phile cắt khúc/cắt miếng còn da, cá tra cắt portion đông lạnh, cá tra phile tẩm gia vị đông lạnh, cá tra nguyên con bỏ nội tạng đông lạnh…

Năm 2020, có gần 145 doanh nghiệp, hợp tác xã xuất cá tra sang thị trường Trung Quốc, 40 doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông, trong đó, ba doanh nghiệp có giá trị xuất khẩu lớn nhất sang thị trường Trung Quốc gồm: IDI Corp; VINH HOAN Corp và TG FISHERY. 

Ba doanh nghiệp cá tra xuất khẩu lớn nhất sang thị trường Hồng Kông là IDI Corp, VINH HOAN Corp và VDTG FOOD.

Bạn đang xem bài viết Xuất Khẩu Cá Ngừ Sang Nhật Bản Quay Đầu Giảm trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!