Xem Nhiều 3/2023 #️ Xử Lý Ao Nuôi Có Dịch Bệnh Đốm Trắng # Top 6 Trend | Fcbarcelonavn.com

Xem Nhiều 3/2023 # Xử Lý Ao Nuôi Có Dịch Bệnh Đốm Trắng # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Xử Lý Ao Nuôi Có Dịch Bệnh Đốm Trắng mới nhất trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nguyên nhân và biểu hiện bệnh Nguyên nhân

Theo các nhà khoa học, tác nhân gây ra bệnh đốm trắng trên tôm bao gồm virus hoặc vi khuẩn gây ra, bệnh thường có tốc độ lây lan rất nhanh và mức độ gây hại rất lớn. Thời gian gây bệnh thường từ tháng nuôi thứ hai trở đi, khi mà lượng chất thải nuôi tôm bắt đầu xuất hiện nhiều, môi trường nước ao bị ô nhiễm, gây stress cho tôm; mầm bệnh có thể đã ủ trong tôm hoặc xâm nhập từ bên ngoài vào qua nguồn nước hoặc các loại ký chủ trung gian (cua, còng, cáy, chim..). Khi gặp thời thiết thay đổi sẽ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn bùng phát gây ra dịch bệnh cho tôm.

Biểu hiện

Bệnh đốm trắng do virus gây ra (White Spot Syndrome Virus – WSSV): tôm có biểu hiện hoạt động kém, ăn nhiều đột ngột sau đó bỏ ăn, bơi lờ đờ ở mặt nước hay dạt vào bờ. Quan sát vỏ tôm có nhiều đốm trắng ở giáp đầu ngực, đốt bụng thứ 5, 6 và lan toàn thân, đôi khi tôm cũng có dấu hiệu đỏ thân. Khi các đốm trắng xuất hiện, sau 3 – 10 ngày tôm chết hàng loạt với tỉ lệ chết cao và nhanh.

Bệnh do vi khuẩn gây ra (Bacteria White Spot Syndrome – BWSS): khi mới nhiễm khuẩn tôm vẫn ăn mồi, lột xác và chưa thấy các đốm trắng trên tôm. Tuy nhiên, quá trình lột xác bị chậm lại, tôm chậm lớn. Khi bệnh nặng, tôm không chết hàng loạt mà sẽ chết rải rác, hầu hết tôm bị đóng rong, mang bị bẩn. Lúc này quan sát tôm mới thấy các đốm trắng mờ đục hình tròn nhỏ trên vỏ khắp cơ thể.

Cách phòng và điều trị Đối với ao chưa bị bệnh

Người nuôi cần thường xuyên nắm bắt các thông tin về diễn biến dịch bệnh tại địa phương để có biện pháp phòng ngừa thích hợp. Khi vùng nuôi đã xuất hiện dịch bệnh mà ao nuôi nhà mình chưa có biểu hiện dịch bệnh, các hộ nuôi nên xử lý bằng các biện pháp sau:

Không nên đến nơi phát dịch, hạn chế người qua lại các ao tôm, trường hợp phải vào ao thì cần thay quần áo và lội qua bể nước khử trùng (Chlorine, formol 5%).

Sử dụng vôi bột (CaO) rải xung quanh bờ ao, đắp chặt cống cấp và thoát nước. Quây lưới quanh bờ ao để ngăn chặn xâm nhập của cua, còng, cá… vào ao, căng dây và lắp hình nộm để chống chim cò vào ao.

Hạn chế thay nước ao, kiểm tra các yếu tố môi trường ao nuôi để điều chỉnh kịp thời như tăng cường quạt khí, xiphông đáy ao, ổn định pH, độ kiềm. Đồng thời tăng cường bổ sung Vitamin C, men vi sinh, khoáng chất, thuốc bổ gan, vi lượng vào thức ăn nhằm tăng sức đề kháng cho tôm. Nếu nước ao có màu trà đậm, kiểm tra thấy lượng Vibrio trong nước tăng vượt ngưỡng thì nên khử trùng nước ao bằng Chlorine, BKC, Vicato… Sau đó, phải bón ngay chế phẩm vi sinh để phục hồi lượng vi khuẩn có lợi trong ao. Thường xuyên kiểm tra sức ăn của tôm trong nhá, vó để điều chỉnh thức ăn phù hợp.

Đối với ao bị bệnh

Đối với những ao nuôi phát hiện tôm có dấu hiệu bị bệnh cần báo ngay với cán bộ thú y để lấy mẫu xét nghiệm, nhằm xác định chính xác bệnh và có biện pháp xử lý.

Ao nuôi bị bệnh có tôm chết ít, nên giảm 70 – 100% lượng thức ăn, xử lý nước ao bằng Vicato ( 5 – 10 ppm); sau đó, bón lại chế phẩm vi sinh để tiếp tục nuôi, đồng thời tăng cường quạt khí. Những ao nuôi tôm chết nhiều (80 – 100%), thì nên vớt hết tôm chết đem tiêu hủy, sử dụng Chlorine (30 ppm) phun xuống toàn bộ ao; giữ nguyên nước ao sau 7 – 10 ngày mới được tháo nước ra ngoài tránh bệnh dịch lây lan ra xung quanh. Lưu ý, mực nước ao tôm xử lý Chlorine nên thấp hơn các ao xung quanh để ngăn ngừa nước mang mầm bệnh rò rỉ sang các ao khác.

Sau khi tiêu hủy ao tôm bệnh cần tháo cạn nước, vét sạch bùn đáy và lật hết bạt lót đáy ao (nếu có) rải vôi phun thuốc khử trùng bạt, đáy ao, bờ ao. Phơi nắng đáy ao 5 – 7 ngày. Sau đó, có thể lấy nước vào ao và thả cá rô phi (3 – 4 con/m2) nuôi ít nhất 1,5 – 2 tháng rồi mới tháo nước cải tạo ao, lót bạt và nuôi tôm vụ mới.

Đối với những ao tôm bị bệnh đốm trắng, người nuôi không nên vội vàng cải tạo để thả nuôi ngay, mà nên cho ao nghỉ 1,5 – 2 tháng để dứt nguồn bệnh và tái tạo lại môi trường nền đáy. Thời gian ao nghỉ nên thả cá rô phi để cá tiêu diệt hết những loài ký chủ trung gian mang mầm bệnh còn sót lại.

Xử Lý Cá Neon Bị Nấm Đốm Trắng. – Cá Cảnh Trung Nguyên

Thân gửi các bác, mùa này là 1 trong những mùa cá nói chung và cá neon nói riêng rất dễ bị nấm đốm trắng. Bản thân cá neon trong giới thuỷ sinh được đánh giá là cá rất khoẻ, không hề yếu. Nhưng lại cực kỳ dễ bị dính cái bệnh mà dễ chữa như kiểu ko cần chữa cũng tự khỏi như bệnh nấm đốm trắng.

– Trên thân, vây hay bất cứ đâu trên cơ thể cá xuất hiện những chấm nhỏ li ti màu trắng và dày dần lên theo thời gian. ( Cực dễ quan sát bằng mắt thường)

Xử lý :

– bào tử nấm đốm trắng lơ lửng trong nước khá nhiều và chờ cơ hội bám lên cá thể sống khác, thay nước là 1 trong những cách để loại bớt 1 phần tác nhân làm bệnh lây lan và mầm bệnh trong bể.

– các tổ nấm đốm trắng bị suy yếu khi gặp nhiệt độ trên 29 độ, các bác cắm sưởi sẽ giúp kìm hãm sự phát triển của các tổ ký sinh nấm trên thân cá và sẽ rụng bớt khỏi thân cá.

– Nấm đốm trắng kỵ muối, kỵ các chất sát trùng, khang sinh , mọi loại thuốc cho cá có tính năng này đều có thể giúp cá chữa bệnh với liều lượng vừa phải.

– Vi sinh cực kỳ tốt để cải thiện môi trường nước, nhưng khi bể đang có mầm bệnh, dừng châm vi sinh nhất là PSB ( vi khuẩn quang hợp ) vì vi khuẩn gây bệnh có khả năng cộng sinh ẩn nhờ dòng vi sinh khác. Hãy chờ cá khoẻ lại, bể hết bệnh ta lại châm lại vi sinh sau.

– Sự thật phũ phàng khi 1 bể nước đã ổn định vi sinh, cá neon thuần trong bể 1 thời gian thì cực trâu, bể nhiệt có hạ dưới 20 độ, lỡ tay cho quá lượng thức ăn hay đồ bẩn vô bể cá cũng chẳng bị sao và bể nước tự trong lại rất nhanh. Vì vậy kiên nhẫn set up chờ bể ổn định và dưỡng cá khoẻ sẽ giúp bạn nuôi cá cực nhàn, ĐỪNG NÓNg VỘI THẢ CÁ !

Phòng Và Chữa Bệnh Đốm Trắng Cá Betta

Bệnh đốm trắng cá Betta là ký sinh trùng trú ngụ ở bên dưới lớp da của cá. Chúng tạo ra các đốm trắng như hạt muối hay cát phủ đầy cơ thể cá.

Cá có thể bơi giật cục và cố quẹt mình vào các vật thể trong hồ. Bệnh này có thể trở nên trầm trọng nhưng may mắn thay nó rất dễ chẩn đoán và chữa trị.

Ký sinh trùng phát triển rất nhanh nên việc phát hiện bệnh và điều trị kịp thời là cực kỳ quan trọng. Cần hết sức lưu ý rằng cho dù những đốm trắng có biến mất thì không có nghĩa rằng mầm bệnh đã hoàn toàn bị tiêu diệt.

Chúng vẫn tiếp tục sống và tăng trưởng trong nước ngay cả khi rời khỏi mình cá. Đấy là lý do tại sao chúng ta cần tăng nhiệt độ của nước, bởi nếu để nước lạnh thì phải mất nhiều tuần để chu trình sinh trưởng của ký sinh trùng được hoàn tất!

Bạn nên điều trị liên tục cho cá tối thiểu một tuần để tiêu diệt hết mầm bệnh ký sinh (nếu để nước lạnh thì cần lâu hơn). Ký sinh trên mình cá rất khó tiêu diệt, thuốc chỉ có tác dụng ở giai đoạn ấu trùng trong chu trình sinh trưởng của ký sinh trùng, ngay khi vừa trưởng thành, chúng sẽ lập tức tấn công cá.

Chữa trị Bệnh đốm trắng ở cá Betta

Tăng nhiệt độ nước để rút ngắn chu trình sinh trưởng của ký sinh (từ 21 đến 27 độ C, 32 độ C có thể làm cá bị vô sinh. Nên bắt đầu với 29 độ C và giảm dần một khi bệnh thuyên giảm). Tắm nước muối là cách loại bỏ ký sinh hiệu quả.

Nước muối làm ký sinh rời khỏi mình cá và rơi xuống hồ điều trị, vì vậy khi thả cá về hồ cũ thì ở đó không còn ký sinh nữa! Những hoá chất có chứa muối đồng như Coppersafe hay Aquarisol cũng điều trị rất hiệu quả.

Có nhiều loại thuốc chuyên để chữa bệnh đốm trắng có thể tìm thấy trong các tiệm cá cảnh nhưng bạn nên nhớ rằng thuốc càng mạnh thì cá càng bị căng thẳng.

Malachite green được khuyến cáo không nên sử dụng đối với cá da trơn như cá nheo, cá chạch và những cá khác như cá tetra. Điều trị 4 đợt, mỗi đợt kéo dài 3-4 ngày, thay khoảng 50% nước trước mỗi đợt điều trị. Tiếp tục điều trị trong hai tuần để đảm bảo rằng tất cả ký sinh đều bị tiêu diệt hết.

Nên nhớ rằng, thuốc chỉ có tác dụng lên ấu trùng của ký sinh tức khoảng 3 ngày đầu tiên trong chu trình sinh trưởng của chúng. (Ghi chú: ở Việt Nam, thuốc trị bệnh đốm trắng thông dụng là methylene blue.

Có nhiều nhãn hiệu ở dạng viên và chất lỏng lưu hành trên thị trường. Nên đọc kỹ hướng dẫn tỷ lệ pha thuốc trước khi dùng vì nồng độ mỗi loại có thể khác nhau).

Căng thẳng và giảm sức đề kháng là các nguyên nhân làm mầm bệnh tấn công và nhân rộng trên cá.

Tránh làm cá bị căng thẳng bởi các nguyên nhân như nước dơ, nhiệt độ biến đổi đột ngột, ăn quá no…

Cách ly cá mới và cây thuỷ sinh để đảm bảo rằng bạn không đem mầm bệnh từ bên ngoài vào hồ.

Không nên thay đổi nhiệt độ hồ một cách đột ngột.

Luôn bỏ túi đựng cá vào hồ mới khoảng 15 phút để nhiệt độ hai bên cân bằng trước khi thả cá.

Nên nhớ rằng, cùng với chất lượng nước, đấy là những nguyên nhân rất phổ biến làm cho cá bị ký sinh trùng tấn công và gây bệnh.

Nguồn: Tổng hợp

Bệnh Đốm Trắng Ở Cá Betta Và Cách Điều Trị

Mình sẽ liệt kê một số biểu hiện của bệnh để anh em mau chóng nhận biết, đồng thời, hướng dẫn anh em cách chữa trị bệnh đốm trắng ở cá betta.

Biểu hiện khi cá betta bị đốm trắng

Bệnh đốm trắng là do ký sinh trùng trú ngụ trên cơ thể của cá betta, hoặc ở bên dưới lớp da của cá. Bạn sẽ nhận thấy các đốm màu trắng, trông như hạt cát hay hạt muối. Ban đầu có thể xuất hiện ở phần đầu hoặc quanh miệng cá, sau đó, lan dần đến toàn thân của cá betta.

Một biểu hiện nữa khi cá bị nhiễm bệnh, bạn phát hiện vây cá bị dính, cá bơi chậm chạp, lờ đờ hơn bình thường hoặc quet mình vào các vật thể trong hồ hay thành hồ…

Bệnh này có thể trở nên trầm trọng hơn nếu không chữa trị cho cá kịp thời. Tuy nhiên, chủ nuôi cần lưu ý rằng, ký sinh trùng phát triển rất nhanh. Do đó, việc phát hiện bệnh và chữa trị kịp thời cho chú cá betta của bạn là điều rất quan trọng.

Cách chữa trị cho cá betta bị đốm trắng

Dùng muối

Bệnh đốm trắng thường phát triển khi nước trong hồ nuôi bị nhiễm bẩn. Anh em nên xử lý nước bằng cách pha 1 muỗng cà phê muối tương ứng với 10 lít nước. Tắm nước muối là một trong những cách giúp loại bỏ ký sinh trùng hiệu quả.

Bên cạnh đó, nếu bạn có dùng thêm chất làm mềm nước, thì nên nhỏ 1 giọt cho mỗi 4 lít nước, và cần đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì.

Tăng nhiệt độ nước

Tăng nhiệt độ môi trường nước cũng là một cách để trị bệnh cho cá. Nếu hồ nuôi cá có kích thước lớn, bạn có thể tăng nhiệt độ nước lên 29,5 độ C để tiêu diệt ký sinh trùng.

Cách này có điểm hạn chế là tăng nhiệt độ quá mức ở hồ nuôi kích thước nhỏ, có thể làm chết cá, ở một số trường hợp cá bị vô sinh. Do đó, theo kinh nghiệm của Bettaviet, anh em có thể bắt đầu điều trị ở 29 độ C và giảm nhiệt độ dần khi bệnh đã thuyên giảm.

Thay nước, làm vệ sinh hồ

Bước 1: hãy chuyển cá sang một khay nhựa, mục đích để thay nước trong hồ (thay khoảng 50-60% nước, giữ lại một ít) và vệ sinh sạch hồ nuôi trước khi thả cá vào lại trong hồ.

Bước 2: vệ sinh hồ nuôi, bạn có thể sử dụng một chút dung dịch thuốc tẩy, pha thật loãng với nước theo tỷ lệ 1:20, để hỗn hợp nước và thuốc tẩy này trong vòng một tiếng. Sau đó, rửa lại nhiều lần với nước sạch.

Với hồ có kích thước nhỏ hơn, anh em rửa sạch bể và tăng nhiệt độ nước lên 29 độ C trước khi thả cá betta vào lại trong hồ.

: lưu ý cho thêm muối và chất làm mềm nước trước khi thả cá betta vào. Điều này sẽ bảo vệ cá betta của bạn, đồng thời, ngăn ngừa ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể cá.

Dùng thuốc điều trị

Thuốc điều trị bệnh đốm trắng ở cá betta là Aquarisol. Bạn có thể ra cửa hàng hỏi thêm về các loại thuốc trị bệnh đốm trắng ở cá betta. Trong trường hợp không có Aquareisol, có thể sử dụng Bettazing.

Cách dùng thuốc: nhỏ 1 giọt thuốc Aquareisol tương ứng với mỗi 4 lít nước và sử dụng thuốc hàng ngày trong vòng 2 tuần để đảm bảo ký sinh trùng đã bị tiêu diệt hết, bệnh đốm trắng ở cá betta thuyên giảm và cá khỏe lại hoàn toàn.

Cách phòng bệnh đốm trắng cho cá betta

Theo kinh nghiệm nuôi cá betta của mình, một khi hồ nuôi bị dơ, nước bị nhiễm bẩn, hoặc nhiệt độ nước biến đổi đột ngột, hoặc chủ nhân cho cá ăn quá no… có thể làm cho cá betta bị căng thẳng và giảm sức đề kháng.

Từ đó, chú cá của anh em sẽ dễ dàng bị các mầm bệnh tấn công. Anh chị em nên lưu ý về các nguyên nhân này và giữ hồ luôn sạch sẽ để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho chú cá betta của mình.

Một số anh em cũng hỏi mình về kinh nghiệm xử lý khi cá betta bị nhiễm bệnh và các bệnh thường gặp ở cá betta. Mình sẽ tiếp tục chia sẻ trong các bài viết sau. Anh em nhớ theo dõi và đừng quên like, share cho những ai cần nha.

Bạn đang xem bài viết Xử Lý Ao Nuôi Có Dịch Bệnh Đốm Trắng trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!