Cập nhật thông tin chi tiết về Vì Sao Cá Tầm Trung Quốc Rẻ Bèo So Với Cá Tầm Việt Nam? mới nhất trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Vì sao cá tầm – một loại cá được xem là đặc sản, “lặn lội” nhiều trăm cây số từ Trung Quốc (TQ) về tới các chợ đầu mối ở Hà Nội nhưng chỉ bán với giá hết sức bèo 70 – 80 nghìn đồng/kg?
Trao đổi với NNVN, ông Nguyễn Huy Điền – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản phân tích, mấu chốt vấn đề nhiều khả năng đang nằm ở câu chuyện thức ăn cho cá tầm.
Ông Điền cho biết, cá tầm đã được đưa vào nuôi với quy mô rất lớn tại nhiều địa phương ở TQ từ rất lâu, đặc biệt là tại tỉnh Quảng Châu – vùng giáp với biên giới Việt Nam. Cùng với việc phát triển vùng nuôi, các DN sản xuất thức ăn chăn nuôi tại TQ từ lâu cũng đã tự SX được thức ăn chuyên dụng cho cá tầm với giá rất rẻ, hiện nay chỉ bằng khoảng 50 – 60% so với giá cám dành cho cá rô phi bán tại Việt Nam.
Với điều kiện đó, giá thành SX mỗi kg cá tầm thương phẩm tại TQ hiện nay thực chất chỉ vào khoảng 60-70 nghìn đồng/kg. Theo ông Điền, các vùng nuôi cá tầm lớn tại Quảng Châu hiện nay chỉ cách biên giới nước ta khoảng 3 giờ chạy ô tô. Điều này giải thích, với quy mô nuôi rất lớn, việc cá tầm TQ về tới các chợ đầu mối phía Bắc, bán với giá trên dưới 100 ngàn đồng, thậm chí chỉ 70 – 80 nghìn đồng/kg là hoàn toàn dễ hiểu, thương lái vẫn lãi.
Trong khi đó tại Việt Nam, nghề nuôi cá tầm hình thành chưa lâu. Thức ăn cho cá hiện vẫn đang phải NK thành phẩm. Ông Nguyễn Huy Điền cho biết, mới đây, việc nghiên cứu SX thức ăn cho cá tầm mới chỉ manh nha ở một vài DN.
Cụ thể ở phía Nam có Cty TNHH Thức ăn chăn nuôi Ngọc Long (Bình Dương) đã SX thức ăn chuyên cho cá tầm và khảo nghiệm thành công tại một số vùng nuôi cá tầm ở Lâm Đồng. Mặc dù chất lượng cám cá tầm của Cty này SX được đánh giá khá cao và đã được Tổng cục Thủy sản cấp chứng nhận cho phép SX nhưng giá thành hiện vẫn rất cao (giá cám cá tầm tại TQ chỉ bằng 50 – 60% so với giá cám do đơn vị này SX).
Ngoài ra ở phía Bắc, mới chỉ có Tập đoàn DABACO (Bắc Ninh) đang tiến hành nghiên cứu SX thí nghiệm thức ăn cho cá tầm nhưng chưa chính thức đi vào SX… Với những bất lợi trên, theo ông Nguyễn Huy Điền thì giá thành SX cá tầm thương phẩm ở Việt Nam ít nhất trên 100 nghìn đồng/kg – cao gấp đôi so với giá thành SX cá tầm tại TQ.
Điều này khẳng định so với Việt Nam, cá tầm TQ đã đi trước rất xa. Về mặt nào đó, có thể nói một giai đoạn do cá tầm mới xuất hiện trên thị trường, người tiêu dùng còn lạ lẫm, xem như là đặc sản nên bị hét lên tới 400 – 500 nghìn đồng/kg là quá giá trị thực.
Mặc dù vậy, ông Điền khẳng định đối với hoạt động nhập lậu cá tầm trái phép diễn ra trong thời gian qua, các cơ quan quản lí thị trường, công an kinh tế cần vào cuộc ráo riết để ngăn chặn, xử lí theo quy định pháp luật. Đối với hoạt động NK giống cá tầm, Tổng cục Thủy sản cũng đang tăng cường việc quản lí chặt chẽ.
Một tiểu thương tại chợ Thành Công (Hà Nội) cho biết, cá tầm Trung Quốc thường ngắn và béo còn cá tầm Việt Nam dài và thon (Ảnh: tinmoi.vn)
“Về thức ăn cho cá tầm, tôi cho rằng thành phần nguyên liệu ở TQ hay ở Việt Nam SX có lẽ cơ bản cũng là giống nhau cả. Việc giá cám cá tầm của Việt Nam SX đắt hơn rất nhiều ở TQ có thể do nhiều nguyên nhân, cơ bản do kinh nghiệm, bề dày SX, công nghệ, thị trường… Cũng có thể do giá cá tầm thương phẩm ở ta lâu nay quá cao, nên nhà SX cám cũng hét giá cám trên trời chăng?”, vẫn theo ông Điền.
Theo ông Lam, do lợi nhuận cao, các đối tượng buôn lậu bất chấp mọi thủ đoạn để vi phạm pháp luật, chúng luôn theo dõi hoạt động của cơ quan chức năng, thấy sơ hở là thực hiện ngay việc vận chuyển, tẩu tán hàng hóa. Vì thế, việc bắt giữ rất khó khăn.
“Để giải quyết vấn đề này, chúng ta phải thực hiện đồng bộ các biện pháp, và phải thực hiện lâu dài. Trước mắt, cần tập trung quản lý chặt chẽ các địa bàn trọng điểm như Quảng Ninh, Lào Cai… Về mặt lâu dài chúng ta cần xây dựng các chính sách bảo hộ các mặt hàng trong nước, nâng cao nhận thức của các địa phương để tăng cường chủ động chống lại các hành vi buôn lậu”, ông Lam đề xuất.
V. Nguyễn
Vì Sao Cá Tầm Trung Quốc Giá Rẻ Tràn Ngập Thị Trường Việt Nam?
Theo các chuyên gia, các doanh nghiệp, địa phương… nguyên nhân cá tầm Trung Quốc giá rẻ tràn ngập thị trường Việt Nam là do đang còn các lỗ hổng về công tác quản lý.
Phải kiểm tra lại quy trình nhập khẩu cá tầm Trung Quốc
Trao đổi với Báo Nông nghiệp Việt Nam, Tiến sĩ Lê Thanh Lựu, Hội Nghề cá Việt Nam khẳng định: Cần phải có một cuộc rà soát tổng thế, đánh giá chất lượng, giá cả của cá tầm nhập từ Trung Quốc để tăng cường hơn nữa công tác quản lý mặt hàng này nhằm tránh những rủi ro đối với sản xuất cá tầm trong nước.
Thực tế hiện nay, theo đánh giá ban đầu có thể thấy có hai nguyên nhân dẫn đến việc cá tầm Trung Quốc giá rẻ trần ngập thị trường Việt Nam.
Thứ nhất là vấn nạn nhập qua đường tiểu ngạch, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không rõ chất lượng như thế nào.
Thứ hai là thông tin cá tầm Trung Quốc sử dụng thức ăn, nuôi công nghiệp nhằm rút ngắn chu kỳ nuôi nên giá thành thấp hơn nhiều so với cá Việt Nam.
Phải kiểm tra quy trình nhập cá tầm Trung Quốc. Ảnh: Hoàng Anh.
“Theo nghiên cứu của chúng tôi, cá tầm Trung Quốc, đặc biệt là số lượng nhập qua đường tiểu ngạch có chất lượng kém hơn, kiểm soát chất lượng, kiểm soát dịch bệnh yếu, thậm chí là không có kiểm soát.
Điều này vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng trước hết là người tiêu dùng bởi vì đem ra so sánh rõ ràng cá tầm Trung Quốc thịt nhão hơn rất nhiều so với cá tầm Việt Nam.
Thứ hai là nguy cơ lây lan dịch bệnh bởi vì cá tầm nhập qua đường tiểu ngạch thì không ai kiểm soát được, chưa kể khi vào đến thị trường Việt Nam là cá tầm sống, phải trải qua nhiều công đoạn thay nước, thậm chí phải trà trộn vào cá tầm Việt Nam nên chắc chắn gây ra những rủi ro về dịch bệnh”, Tiến sĩ Lê Thanh Lựu phân tích.
Những phân tích của Tiến sĩ Lê Thanh Lựu hoàn toàn có cơ sở, khi các nhà chuyên môn, nhiều cơ quan quản lý đều thừa nhận, một trong những lỗ hổng của việc nhập khẩu cá tầm Trung Quốc hiện nay là quy trình kiểm soát, kiểm tra, giám sát. Bởi ngay cả đối với các lô hàng cá tầm Trung Quốc nhập khẩu chính ngạch cũng chỉ mới kiểm tra có bệnh hay không, còn chất lượng như thế nào thì dường như vẫn còn bỏ ngỏ.
Theo ông Nhữ Văn Cẩn, Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản), việc nhập khẩu cá tầm Trung Quốc chắc chắn tác động đến sản xuất trong nước vì mình cũng đang tổ chức nuôi.
Mặt khác, một cán bộ của Tổng cục Thủy sản cũng cho biết, phải xem xét lại quy trình nhập khẩu cá tầm Trung Quốc, đặc biệt là khâu kiểm tra chất lượng, bởi vấn đề này vẫn đang là một “lỗ hổng”.
Khảo sát tại một số khu vực chợ đầu mối lớn còn bày bán cá tầm Kaluga từ Trung Quốc, trông không khác gì “thủy quái”.
Người tiêu dùng cẩn thận bị đánh lừa
Tại một cuộc hội nghị tổng kết 15 nuôi cá nước lạnh ở Lào Cai mới đây, các cơ quan chuyên môn đánh giá, với sản lượng năm 2020 ước đạt trên 3.000 tấn, giá trị hơn 500 tỷ đồng, cá tầm Việt Nam đang khẳng định được thương hiệu, tạo sinh kế, nguồn thu và trở thành ngành hàng xuất khẩu.
Tuy nhiên, tất cả có thể sẽ sụp đổ trước sự đổ bộ của cá tầm Trung Quốc giá rẻ.
Hơn ai hết, những chủ nuôi trong nước là “nạn nhân” trực tiếp. Ông Hà Trần Quyền, Giám đốc Công ty TNHH MTV Cá tầm Việt Nam – Bắc Giang thống kê, kể từ khi cá tầm giá rẻ Trung Quốc đổ bộ ồ ạt vào Việt Nam, từ chỗ một doanh nghiệp sản xuất với hàng loạt trang trại ở các tỉnh như Bắc Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên… bây giờ Công ty TNHH MTV Cá tầm Việt Nam chỉ dám nuôi cầm chừng, nhiều bể nuôi bỏ trống, cạn trơ cả đáy.
“Chúng tôi dày công tìm hiểu được biết cá tầm Trung Quốc họ nuôi công nghiệp theo mô hình khép kín, 12 tháng đã được xuất bán. Trong khi đó cá tầm Việt Nam nuôi dựa theo điều kiện tự nhiên và phải trên 15 tháng mới được thu hoạch thương phẩm. Đây có thể là lý do khiến cá tầm Việt Nam mặc dù sạch, ngon, giàu chất dinh dưỡng nhưng khó cạnh tranh với cá tầm Trung Quốc do giá thành cao hơn.
Mặt khác, vì lợi nhuận, nhiều thương lái đã nhập cá tầm Trung Quốc với giá rẻ sau đó gắn mác cá tầm Việt Nam để bán ra thị trường. Điều này gây nguy hại và ảnh hưởng vô cùng lớn đến các doanh nghiệp cá tầm Việt Nam.
Một số trang trại đã chấp nhận hạ giá, bán lỗ để cạnh tranh nhằm bảo vệ thương hiệu cá tầm Việt nhưng cũng chỉ được một thời gian, còn về lâu dài không thể trụ được”, ông Quyền lý giải.
Chủ hồ nuôi cá tầm Việt Nam đang lao đao. Ảnh: Hoàng Anh.
Cũng theo ông Quyền, vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến nền sản xuất cá tầm trong nước mà người tiêu dùng Việt Nam cũng đang bị đánh lừa. Cho đến thời điểm này việc phân biệt cá Trung Quốc và cá tầm nuôi trong nước đang gặp nhiều khó khăn. Ở chỗ, sau khi nhập qua đường tiểu ngạch, nhiều thương lái đã dùng chiêu trà trộn lẫn cá tầm Trung Quốc với cá tầm Việt Nam để tung ra thị trường khiến người tiêu dùng rất khó phân biệt, lựa chọn.
Chính vì vậy, các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ nuôi cá tầm trong nước và các chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng nên quan sát thật kỹ bởi đặc điểm của cá tầm Trung Quốc là béo và thân ngắn, màu đen nhám, mũi rất nhọn.
Ngoài ra, do quãng thời gian vận chuyển rất dài nên mình cá xây xước nhiều, bụng có những vệt máu đỏ, có những vết lở loét và cá thường nằm im bất động chứ không bơi lội. Còn khi chế biến món ăn, cá tầm Trung Quốc nhiều mỡ, thịt nhão, bở trong khi cá tầm Việt Nam thịt thơm, dai và ngon hơn.
Đối với các địa phương, trước mắt các địa phương cần có giải pháp để bảo vệ thương hiệu. Đơn cử như Sở NN-PTNT Lào Cai đã đề nghị UBND tỉnh này lên kế hoạch xây dựng thương hiệu riêng cho cá nước lạnh Lào Cai bởi “chỉ có như vậy mới đảm bảo được thị trường ổn định, tránh tình trạng cá tầm Trung Quốc thẩm lậu làm ảnh hưởng tới thương hiệu cá nước lạnh Lào Cai”.
Báo cáo của Sở NN-PTNT Lào Cai cho biết, những năm qua việc nuôi trồng thủy sản nước lạnh đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều địa phương trong tỉnh. Với hơn 215 cơ sở nuôi, giá trị sản xuất, đạt khoảng 25-30 tỷ đồng/ha, năm 2020 thể tích nuôi cá nước lạnh ở Lào Cai đã lên tới 57.100 m3, sản lượng 670 tấn, vượt mục tiêu so với đề án tái cơ cấu ngành nông, lâm nghiệp tỉnh…
Tuy nhiên, thách thức lớn nhất là việc quản lý thị trường chưa chặt chẽ dẫn đến giá cả thị trường không ổn định, khó cạnh trạnh với cá tầm Trung Quốc giá rẻ và đang có sự trà trộn giữa sản phẩm sản xuất trong nước nước và sản phẩm nhập lậu qua đường mòn, lối mở từ Trung Quốc.
Ngoài ra, một vấn đề nan giải nữa là con giống khó kiểm soát về số lượng, chất lượng do các cơ sở nhập trứng giống trôi nổi trên thị trường và một số sản phẩm giống được nhập lậu từ Trung Quốc.
Gửi kiến nghị đến nhiều bộ ngành
Thực hiện sát sao công tác quản lý thị trường nhằm tránh việc trà trộn nguồn gốc hoặc tiêu thụ cá tầm nhập khẩu từ Trung Quốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, vi phạm Công ước CITES.
Tăng cường công tác kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm các lô cá tầm nhập khẩu theo quy định để kiểm soát các chất cấm tồn dư trong sản phẩm cá tầm nhập khẩu từ Trung Quốc với mục đích để bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng, cạnh tranh công bằng với cá tầm nuôi trong nước….
“Trong khi các doanh nghiệp nuôi cá tầm trong nước đang tồn dư một sản lượng lớn cá tầm tại các trang trại nuôi do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid, thì lượng cá tầm nhập khẩu từ Trung Quốc vào quá nhiều, nhập nhèm về chủng loại nguồn gốc, giá bán rất thấp chỉ bằng 2/3 giá trong nước đã khiến các doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị nuôi gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt và không công bằng”, thư kiến nghị nêu rõ.
Hoàng Anh
Cách Phân Biệt Cá Tầm Trung Quốc V.s. Cá Tầm Việt Nam
Nguồn gốc xuất xứ Cá Tầm Trung Quốc:
Cá tầm Trung Quốc được nhập lậu từ cửa khẩu. Sau đó được gây mê sâu và được vận chuyển về các chợ, các đại lý
Các chủ cửa hàng, các đại lý, các nhà hàng vì lợi nhuận 5.000-10.000 đồng/kg chênh lệch với cá tầm thương phẩm trong nước đã không ngần ngại tiếp tay cho các sản phẩm kém chất lượng, có thể gây hại đến sức khỏe nhân dân
Cá tầm Trung Quốc béo và thân ngắn. Cá thường có màu đen nhám, mũi rất nhọn.
Khi quan sát bên ngoài, cá tầm Trung Quốc do quãng thời gian vận chuyển rất dài nên mình cá xây xước nhiều, bụng có những vệt máu đỏ, có những vết lở loét và cá thường nằm im bất động chứ không bơi lội
Giá cá tầm Trung Quốc khi về đến biên giới Việt Nam có giá khoảng từ 130.000 đến 140.000 đồng/kg, nhưng về tại các chợ bán thủy, hải sản lớn thường có giá từ 160.000 đến 180.000 đồng/kg, tùy theo trọng lượng to nhỏ, còn bán tại các nhà hàng có giá từ 500.000 đến 600.000 đồng/kg, cao gấp 4-5 lần so với giá thực
Cá tầm Trung Quốc thường nằm im và có phần mũi rất nhọn Cá tầm Trung Quốc thường xây xước rất nhiều Tác hại của cá tầm Trung Quốc
Cá Tầm nhập lậu từ Trung Quốc thường được sử dụng chất tăng trưởng để rút ngắn quá trình phát triển của cá cũng như thu được nguồn lợi lớn.Và trong thuốc tăng trưởng thường có những chất cấm như clenbuterol, salbutamol và ractopamin… Tác hại của những chất này đã được kiểm định từ các nhà khoa học là các hợp chất gây ung thư như:
Clenbuterol rất khó nhận thấy ngay, dùng thực phẩm có tồn dư chất này sau một thời gian có biểu hiện rối loạn nhịp tim, tổn thương tế bào cơ tim, run cơ, tăng huyết áp và có thể gây đột biến tế bào, tạo điều kiện phát triển khối u ác tính.
Dexamethasone thuộc nhóm kháng viêm, có tác dụng giữ muối, giữ nước, tăng quá trình tích tụ mỡ làm cho con vật lớn nhanh. Loại thuốc này tồn dư trong thịt và các sản phẩm gia súc có thể gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người tiêu dùng như cường thượng thận, loãng xương, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch…
Cá tầm Trung Quốc tràn ngập thị trường trong nước làm cho người nuôi điêu đứng. Làm cho các nhà sản xuất trong nước không bán được hàng vì giá thành của cá tầm Trung Quốc được mua vào rất rẻ.
Người tiêu dùng mua sản phẩm chất lượng thấp với giá cao – trung bình người tiêu dùng mất từ 70.000- 100.000 đồng/ký cá tầm.
Cá Tầm Trung Quốc có thể đem theo bệnh dịch, mất an toàn vệ sinh thực phẩm vì không được kiểm dịch hoặc cố ý làm vật trung gian truyền bệnh. ‘Báo Hà Nội mới’ khảo sát tình hình thị trường cá tầm Trung Quốc tại Việt Nam ; “Bộ NN&PTNT cho biết, hiện cá tầm nhập lậu của Trung Quốc đang bán tràn lan trên thị trường, chiếm đến 80-90%”
Cá tầm Việt Nam thương phẩm:
Giống cá tầm nuôi tại Việt Nam chủ yếu là giống cá tầm Osetra của Nga.. Đặc điểm cá tầm Nga nuôi tại Việt Nam: Cá tầm giống Nga có màu vàng óng đặc trưng ở phía bụng dưới, mũi dài nhưng hình tròn tù, không nhọn. Mình cá nhiều vây dạng gai, trải dài cả xương sống và hai bên hông cá.
Cá tầm Việt Nam có đặc điểm : thân thon dài, da sáng và trơn
Cá tầm Việt Nam có màu nâu đen, da xù xì và bán với giá khoảng 200.000 đồng/kg.
Cá tầm Việt Nam trong môi trường nước lạnh bơi rất khỏe mạnh. Vì cá được nuôi trong nước nên việc vận chuyển dễ dàng và không có xây xước, tróc vẩy.
Cá tầm Việt Nam thương phẩm
Giá trị dinh dưỡng của cá tầm:
Thịt cá chứa nhiều vitamin A, phốt-pho, selen và vitamin B6, B12 đặc biệt là omega 3 và omega 6. Hàm lượng DHA trong 100gr thịt cá là khoảng 0,54gr, cá tầm là nguồn cung cấp DHA cho bà mẹ mang thai và trẻ em. Ngoài ra cá tầm còn cung cấp hàm lượng đáng kể Protein, Niacin và Vitamin 12, những dưỡng chất có lợi cho hoạt động của cơ thể và bộ não của con người. Có thể nói cá tầm là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho tất cả mọi lứa tuổi trong gia đình. Hàm lượng Vitamin A, omega 3 và omega 6 trong cá tầm rất tốt cho làn da và mái tóc của chị em phụ nữ. Ngoài ra, sụn cá tầm còn được sử dụng để bào chế ra các loại thuốc có lợi cho xương khớp, giúp phát triển chiều cao của trẻ em và phục hồi các khớp xương của người già.
Cá Tầm Giá Rẻ Trung Quốc “Bóp Chết” Cá Tầm Măng Đen
(CAO) Măng Đen (huyện Kon Plông, Kon Tum) được xem là mảnh đất của cá tầm, một loại cá có giá trị kinh tế cao. Nhận thấy cơ hội, nhiều người đã đổ tiền tỷ vào nơi đây để nuôi, tuy nhiên chỉ sau thời gian ngắn, cá tầm giá rẻ của Trung Quốc đã “bóp chết” loài cá tầm của Măng Đen.
Những năm hoàng kim của con cá tầm, toàn huyện Kon Plông có đến 2 công ty, 4 hợp tác xã đầu tư nuôi. Các đơn vị đều đầu tư nuôi rất bài bản, chủ động được con giống, kỹ thuật.
Cá không phụ công người, hàng đàn cá tầm đã được sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh trên vùng nước lạnh Măng Đen, thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư lẫn du khách tham quan. Giá cá tầm có lúc lên đến 500-600.000 đồng/1kg, còn trứng của nó thì tính bằng tiền đô. Thị trường của thương hiệu cá tầm Măng Đen trải dài từ khắp miền Trung và Tây Nguyên.
Nhưng rồi nghề nuôi cá tầm không tránh khỏi quy luật thăng, trầm. Từ khi nguồn cá tầm giá rẻ của Trung Quốc len lỏi khắp cả nước đã khiến nhiều người nuôi tại Măng Đen lao đao.
Cá tầm Trung Quốc bán ngay tại Măng Đen với giá chỉ có 70.000đ/kg, để cạnh tranh, người nuôi đồng loạt giảm giá nhưng cũng không bán được. Lần lượt 5 đơn vị đi đầu trong nuôi cá tầm ở đây phải dừng hoạt động, hiện chỉ duy nhất Công ty CP Hoàng Ngư còn cầm cự.
Xã Măng Cành (huyện Kon Plông) được xem là một “địa chỉ đỏ” trong phát triển nghề nuôi cá tầm Măng Đen. Tuy nhiên, tiềm năng là có nhưng đầu ra lại không khiến người nuôi phải từ bỏ cuộc chơi.
Hợp tác xã (HTX) nuôi cá tầm, cá hồi Măng Cành nằm ở vị thế rất đẹp. Nhìn từ xa, cả khu đất rộng cả hécta nằm lọt thỏm giữa rừng núi trập trùng. Các ao nuôi được đầu tư kiên cố nhưng trong tình trạng bỏ không. Cả khu nuôi cá tầm không thấy 1 bóng người.
Ông Phan Văn Tĩnh – Chủ nhiệm HTX cá tầm Măng Cành vừa lật cuốn sổ ghi chép về nghề nuôi và ghi rõ sự tuột giá cá hồi trong những năm qua vừa kể: “HTX có 8 hộ tham gia và bắt đầu nuôi từ năm 2013. Cá tầm nuôi ở đây rất thích hợp, chỉ cần 7 đến 9 tháng đã cho thu hoạch.
Ban đầu, giá cá tầm dao động ở mức cao nhưng khi năm 2014, con cá tầm Trung Quốc giá rẻ xuất hiện, người mua căn cứ vào mức giá để lựa chọn nên cá tầm ở đây không cạnh tranh được. Sau 2 năm nuôi cá tầm, dù đã hạ giá hơn nữa nhưng cá tầm không có đầu ra, HTX phải dừng nuôi”.
Do bị phá giá, lượng tiêu thụ cá tầm Măng Đen giảm mạnh, một số trại nuôi không chịu nổi sức ép này đã phải bỏ nghề nuôi. HTX nuôi cá tầm Đắk Long nhiều năm nay đã phải để ao bỏ không. Ao nuôi cỏ mọc lên cao ngút, rêu phong bám xanh rì. Các cơ sở hạ tầng khác theo năm tháng không được đầu tư cũng đã xuống cấp.
Chị Đào Thị Hương – Chủ nhiệm HTX nuôi cá tầm Đắk Long cũng không thể lý giải, bằng cách nào mà cá Trung Quốc bán với giá rẻ mạt như vậy?
“HTX nuôi được 3 năm đầu là có lãi, từ khi cá tầm Trung Quốc trà trộn vào thị trường thì không còn đầu ra. Tôi đã cố gắng tìm hiểu, nhưng không thể biết vì sao cá tầm Trung Quốc có giá rẻ đến vậy? Tuy nhiên, thấy rõ ràng nhất, chất lượng cá tầm Trung Quốc thua xa cá ở Măng Đen. Do cá tầm còn khá mới ở Việt Nam, người tiêu dùng ít có sự so sánh về chất lượng giữa cá tầm nội và cá Trung Quốc nên chọn cá rẻ. Ngoài ra, một số nơi “treo đầu dê bán thịt chó”, mua cá tầm Trung Quốc nhưng giới thiệu cá tầm Măng Đen để đánh lừa người tiêu dùng”, chị Hương nói.
Cá tầm giá rẻ đã và đang giết chết thương hiệu cá tầm Măng Đen, vốn được ví là “cá nghìn đô”. Nếu cá tầm Măng Đen không được kịp thời bảo vệ thì không bao lâu sẽ chịu chung bài học thất bại thảm hại trên sân nhà.
Ông Lê Tấn Hiển – Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kon Plông cho biết: “Về chính quyền địa phương rất tạo điều kiện để phát triển nuôi cá tầm. Điều kiện tự nhiên ở đây cũng rất thích hợp với loài cá này.
Tuy nhiên, nuôi cá tầm ở Kon Plông gặp khó khăn là do giá cả thị trường. Giá cá tầm Trung Quốc được đem về bán tại Măng Đen chỉ 70.000đ/kg, trong khi đó để có lời, giá cá tầm phải bán được 250.000đ/kg. Để giải quyết khó khăn, huyện đang cố gắng tìm kiếm đầu ra, nhằm vực lại thương hiệu cá tầm Măng Đen”.
Bạn đang xem bài viết Vì Sao Cá Tầm Trung Quốc Rẻ Bèo So Với Cá Tầm Việt Nam? trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!