Cập nhật thông tin chi tiết về Triển Vọng Từ Nuôi Cá Bống Mú Trong Vuông Tôm mới nhất trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thực hiện dự án tìm đối tượng nuôi mới từ nguồn hỗ trợ khoa học – công nghệ của huyện, Phòng NN&PTNT huyện Năm Căn thực hiện mô hình nuôi cá bống mú (cá mú) Đài Loan tại 3 hộ thuộc 3 xã. Qua 6 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng từ 500-600 g/con, mở ra nhiều triển vọng cho đối tượng nuôi này.Được hỗ trợ 400 con cá mú giống Ðài Loan và qua thời gian nuôi 6 tháng, anh Trần Văn Hải, ấp Chống Mỹ B, xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn, nhận định: “Cá mau lớn, rất đồng đều, dễ nuôi như cá chẽm, cá mú tại địa phương mình. Chỉ cần cho ăn đầy đủ, quản lý phèn vào mùa mưa cho tốt, tránh hiện tượng cá bỏ ăn là được”.
Anh Trần Văn Hải kiểm tra cá nuôi trong vuông tôm của mình.
Theo dự án, mỗi hộ nuôi được hỗ trợ 400 con cá mú giống (giá khoảng 40.000 đồng/con), thức ăn người dân tự bỏ ra. Cá được thả trong vuông tôm có diện tích 300-500 m2. Theo thông tin từ Phòng NN&PTNT huyện, nguồn cá giống được mua từ công ty bán giống và thu mua cá thịt ở tỉnh Kiên Giang, nhập khẩu từ Ðài Loan. Do cá được sản xuất nhân tạo nên có kích cỡ đồng đều, không bị trầy xước như nguồn cá mú được đánh bắt tại địa phương thời gian qua. Nhờ đó cá được hộ dân thả nuôi không bị hao hụt, phát triển tốt.
Ông Trương Quốc Duẫn, Phó Phòng NN&PTNT huyện Năm Căn, cho biết: “Bước đầu nuôi thí điểm mô hình này nhận thấy cá thích nghi được điều kiện của vùng đất vuông tôm và phát triển tốt hơn giống cá mú tại địa phương. Hầu như không có các loại bệnh xảy ra trong quá trình nuôi. Việc quản lý môi trường ao nuôi cũng dễ thực hiện, chỉ cần bổ sung men tiêu hoá, trợ gan cho cá vào thức ăn và bón vôi, hạn chế lượng phèn tăng cao vào mùa mưa là được”.
Qua 6 tháng thực hiện tại 3 hộ nuôi, cá đều sinh trưởng tốt, đạt trọng lượng từ 500-600 g/con. Tuy nhiên, do cá được nuôi trong ao chưa được thiết kế đúng tiêu chuẩn độ sâu, hộ thì nuôi ở mức nước 0,7 m, hộ thì mức nước 1 m nên ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cá. Nếu mô hình này được xây dựng nuôi trong ao tôm công nghiệp hay thiết kế ao đúng tiêu chuẩn kỹ thuật thì cá sẽ phát triển tốt hơn.
Thức ăn cho cá có thể tận dụng nguồn cá phi từ vuông tôm hay cá phân từ các hộ dân đóng đáy trên sông, cửa biển. Anh Trần Văn Hải cho biết: “Thức ăn cho 400 con cá mú với trọng lượng từ 500-600 g chỉ trên dưới 3 kg cá tạp mỗi ngày. Nếu tính cả tháng thì tiền thức ăn cho cá chỉ trên dưới 1 triệu đồng. Ước tính chi phí cá tạp đến hết 12 tháng để cá đạt trọng lượng trên 1 kg khoảng 10 triệu đồng” .
Theo Phòng NN&PTNT huyện Năm Căn, cá mú thương phẩm sẽ được công ty ở Kiên Giang thu mua, tiêu thụ vào các nhà hàng trong nước và xuất bán ra nước ngoài, với giá dao động từ 200.000-300.000 đồng/kg. Theo tính toán, sau 1 năm, những hộ dân thực hiện mô hình này sẽ thu được trên dưới 80 triệu đồng. Trừ chi phí cá giống 16 triệu đồng, thức ăn 10 triệu đồng, mỗi hộ lãi khoảng 50 triệu đồng.
Anh Nguyễn Trung Tính, ấp Trại Lưới, xã Ðất Mới, là 1 trong 3 hộ thực hiện mô hình trên, cho biết: “Chỉ với diện tích khoảng 500 m2 ao nuôi cho thu nhập trên 50 triệu đồng/năm thì đây là nguồn thu quá hấp dẫn. Nếu đầu ra cá ổn định và thông thoáng thì mô hình này sẽ tạo điều kiện cho những hộ ít đất có điều kiện phát triển kinh tế”./.
Bài và ảnh: Diệu Lữ
Năm Căn: Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Cá Mú Trân Châu
Phòng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn huyện Năm Căn cho biết, thực hiện thí điểm mô hình nuôi cá mú trân châu trong ao đất, từ nguồn vốn khoa học công nghệ năm 2014, huyện đã đầu tư 1.300 con giống cho 4 hộ nông dân ở các xã Hàm Rồng, Đất Mới và Tam Giang Đông. Hiện nay, loại cá này đang phát triển tốt, hứa hẹn triển vọng rất cao từ mô hình này.
Mặc dù, đây là đối tượng nuôi mới nhưng gia đình ông Thái Văn Vĩnh ở ấp Trại Lưới A, xã Đất Mới đã tuân thủ đúng quy trình nuôi từ việc cải tạo ao đến khâu chăm sóc, cho ăn nên cá của gia đình đang phát triển tốt. Với 300m2 diện tích ao, độ sâu trung bình khoảng 1,5m, ngày 16/8 vừa qua, ông Vĩnh được nhận 300 con giống về thả, hàng ngày ông cho ăn hai đợt, thức ăn chủ yếu bằng cá vụn từ xổ vuông của gia đình. Đến nay, trọng lượng của cá trên 25 gam, tăng từ 4 đến 5 lần so với ban đầu. Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Năm Căn cho biết, ở giai đoạn 2 tháng đầu cá phát triển chậm, vì vậy trong thời gian tới nếu gia đình xử lý tốt môi trường nước, cho ăn hợp lý theo từng giai đoạn nuôi thì khả năng cá tăng trưởng là rất cao, dự tính thời gian nuôi khoảng 8 đến 9 tháng thì cho thu hoạch.
Đây là một trong những giải pháp để huyện Năm Căn từng bước đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi và phát triển mô hình nuôi các loài thủy sản mới phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương.
Theo Văn Tưởng, CTV Cà Mau,
Triển Vọng Nuôi Thương Phẩm Và Sản Xuất Giống Cá Lóc, Cá Rô Đầu Vuông
Cá lóc (cá chuối/ cá quả) và cá rô đầu vuông là hai loài cá tự nhiên, thịt thơm ngon được nhiều người ưa thích. Do môi trường sống ngày càng thu hẹp và bị khai thác quá mức khiến cho hai loài này ở ngoài tự nhiên càng trở nên khan hiếm, nhiều nơi có nguy cơ cạn kiệt.
Trước tình hình đó, năm 2010 Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa đã xây dựng mô hình nuôi nhân tạo cá lóc, cá rô đầu vuông theo hướng thương phẩm.
Qua rất nhiều thất bại ban đầu tại các mô hình khảo nghiệm, các cơ quan chức năng nói trên, các nhà khoa học đã dần đúc rút được kinh nghiệm, ương nuôi thành công trên nhiều địa phương trong tỉnh. Sự thành công đó đã trở thành dự án khoa học cấp tỉnh của Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa và đã tạo ra một hình thức nuôi mới (trên bể xi-măng), cho hiệu quả kinh tế cao.
Riêng cá rô đầu vuông, năm 2010 được di nhập giống từ các tỉnh miền Tây Nam bộ để nuôi thử nghiệm. Năm 2011, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã tổ chức sản xuất nhiều mô hình trình diễn tại xã Quảng Đại (Quảng Xương), Thiệu Tâm (Thiệu Hóa) với mật độ 15 con/m2, sử dụng thức ăn viên nổi. Kết quả bước đầu sau 4 tháng nuôi, cá rô đã đạt từ 80 đến 100g/con, năng suất cao nhất đạt 15 tấn/ha/vụ. Từ những thành công ban đầu, năm 2012, loại cá này đã được triển khai nuôi thâm canh trên diện rộng tại 6 huyện trong tỉnh, gồm: Nông Cống, Thạch Thành, Hà Trung, Thiệu Hóa, Như Thanh, Đông Sơn. Bên cạnh đó, nhiều tổ chức, cá nhân, hộ nông dân trên toàn tỉnh đã tự đầu tư, nuôi cá thương phẩm (được Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa hỗ trợ các thông tin, tài liệu kỹ thuật). Qua các mô hình thâm canh tại 6 huyện nói trên, cá có tốc độ tăng trưởng nhanh, trọng lượng cá đạt từ 80 đến 200g/con sau 1 lứa nuôi (từ 100 đến 123 ngày). Những lứa cá thu hoạch vào cuối năm 2012 âm lịch vừa qua, năng suất đạt 60 tấn/ha/vụ, trung bình toàn tỉnh đạt 30 tấn/ha/vụ. Hộ ông Lê Văn Lợi, xã Đông Quang (Đông Sơn) thả nuôi trên diện tích 450 m2, chi phí hết 1,2 tấn thức ăn công nghiệp và 500 kg lúa ủ mầm, thu được 1,3 tấn cá thương phẩm. Giá cá trung bình tại thời điểm xuất bán đạt 44.000 đồng/kg, sau khi trừ mọi chi phí, ông có lãi 27 triệu đồng/vụ nuôi. Gia đình anh Nguyễn Văn An (xã Hà Đông, huyện Hà Trung) thu được 1,2 tấn cá/400 m2 mặt nước ao nuôi. Theo tính toán của anh An, sau khi trừ chi phí còn lãi 24 triệu đồng. Tương tự, hộ ông Lê Minh Định, ở huyện Thạch Thành cũng có lãi trên 12 triệu đồng sau khi thu hoạch lứa cá tại ao nuôi rộng 600 m2.
Với giống cá lóc, hiện đã trở thành đối tượng nuôi quan trọng trên địa bàn tỉnh. Đây là giống cá dễ nuôi, nuôi được với mật độ cao, thời gian nuôi ngắn, chất lượng thịt ngon, cho hiệu quả kinh tế cao, được thị trường ưa thích. Hiện tại, năng suất cá lóc có thể đạt 20 tấn/ha với hình thức nuôi ao và trên 100 tấn/ha với hình thức nuôi bể. Đáng nói, có thể tận dụng các loài cá tạp từ khai thác trên biển làm thức ăn cho cá lóc nên chi phí nuôi rẻ, lãi cao. Hiện nay, đã có hàng trăm hộ nông dân trong tỉnh, đặc biệt là vùng ven biển thuộc các huyện, thị xã: Quảng Xương, Tĩnh Gia, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Sầm Sơn, Nga Sơn đã nhân rộng mô hình nuôi cá lóc trên bể xi-măng. Nhiều hộ nuôi cá lóc đã trở thành điển hình làm kinh tế tại địa phương. Đơn cử như hộ các ông: Ngô Hữu Hòa, Nguyễn Văn Nghi, ở xã Quảng Cư (thị xã Sầm Sơn); hộ anh Cao Văn Thắng, ở xã Quảng Đại (Quảng Xương)… Tại các huyện Đông Sơn, Hà Trung, Triệu Sơn, Yên Định, Ngọc Lặc, Thiệu Hóa, Thạch Thành và TP Thanh Hóa, nhiều gia đình nuôi trong ao đất, cho hiệu quả kinh tế cao. Hiện tại, giá cá lóc xuất bán từ 42 đến 65.000 đồng/kg, người nuôi có lợi nhuận từ 30 đến 50% tổng chi phí.
Giai đoạn đầu, việc nuôi thương phẩm chưa mấy hiệu quả bởi giống cá trên phải di nhập từ miền Nam. Ngoài việc phải mua giống giá cao do chi phí vận chuyển, tỷ lệ cá sống sau thả rất thấp vì sự khác biệt khí hậu. Nhiều ao nuôi, bể nuôi, cá chỉ sống trên 10% khiến người nuôi có lãi ít. Việc sản xuất các giống cá nói trên ngay tại Thanh Hóa là rất cần thiết. Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa đã bắt tay vào khảo sát, kiểm tra thực địa về ao cho sinh sản, ao ương giống, nguồn nước, sau đó mời các chuyên gia từ Đại học Cần Thơ ra Thanh Hóa tư vấn, cùng nghiên cứu sản xuất giống. Sau nhiều thất bại, như: không đạt được con giống nào ở mô hình tại gia đình ông Nguyễn Bá Hoàn (xã Nga Hải, huyện Nga Sơn); tỷ lệ cá con chết cao tại các mô hình ở Tĩnh Gia, Quảng Xương… đã trở thành những bài học kinh nghiệm để các chuyên gia khắc phục trong quá trình sản xuất.
Qua thực tế, giống cá được sản xuất ngay tại Thanh Hóa có ưu thế hơn hẳn so với các giống di ương. Cá giống được sinh ra ngay tại tỉnh nhà có tỷ lệ sống cao, phát triển nhanh hơn, thời gian nuôi ngắn, ít dịch bệnh, tăng lợi nhuận. Ngay cả các trại chuyên sản xuất cá giống, giá trị kinh tế mang lại còn cao gấp nhiều lần nuôi thương phẩm, tạo ra nhiều việc làm cho lao động địa phương. Làm chủ được công nghệ sản xuất giống, nghề nuôi cá rô đầu vuông, cá lóc tại Thanh Hóa đang có nhiều triển vọng phát triển bền vững.
Gia Lai: Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Cá Chình Thương Phẩm
Mô hình nuôi cá chình thương phẩm trong bể xi măng hiện còn rất mới mẻ ở Gia Lai. Tuy nhiên, những thành công bước đầu của ông Đặng Phùng Minh (tổ 6,…
Mô hình nuôi cá chình thương phẩm trong bể xi măng hiện còn rất mới mẻ ở Gia Lai. Tuy nhiên, những thành công bước đầu của ông Đặng Phùng Minh (tổ 6, phường Ngô Mây, thị xã An Khê) đã mở ra nhiều triển vọng cho việc phát triển mô hình này.
Nói về cơ duyên với nghề nuôi cá chình, ông Đặng Phùng Minh cho biết: “Trước đây, tôi là tài xế xe chở mía. Một lần xem chương trình “Nhà nông làm giàu” trên ti vi, tôi thấy mô hình nuôi cá chình rất có hiệu quả. Vì vậy, tôi quyết định khăn gói vào Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản Nha Trang tham gia khóa tập huấn về kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng. Sau khóa tập huấn, tôi mạnh dạn đầu tư hơn 1 tỷ đồng khoan giếng lấy nước sạch, xây 400 m2 bể xi măng và đào 200 m2 ao để nuôi cá chình và cá lóc”.
Đáng chú ý, ở thời điểm đó, mô hình nuôi cá chình trong bể xi măng còn quá mới mẻ tại Gia Lai và tỷ lệ người nuôi thành công khá thấp. Thế nhưng, ông Minh vẫn mạnh dạn đầu tư nuôi và quyết tâm làm giàu từ con cá chình. Lần nuôi thí điểm, ông thả 1,2 kg giống, mỗi con có trọng lượng 1 gram (giá mua là 130.000 đồng/con) trong bể chính có diện tích 100 m2, xung quanh là các bể dự bị nuôi cá lóc bông Ấn Độ và cá lóc thường. Sau hơn 1 tháng, nhờ tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, điều kiện vệ sinh môi trường, đàn cá chình đã có trọng lượng trung bình 2 gram/con. “Do mới nuôi thử nghiệm, để tránh rủi ro, cán bộ ở Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản Nha Trang khuyên tôi chọn mua cá giống có trọng lượng ổn định, khoảng 1 gram/con để dễ chăm sóc, giảm tỷ lệ hao hụt. Sau 6 tháng, cá lớn dần phải tách đàn, phân loại để dễ chăm sóc, đảm bảo cho cá phát triển tốt”-ông Minh nói.
Được biết, cá chình là loài dễ nuôi, ít bệnh hơn các loại cá da trơn khác. Loại giống 10 con/kg có thể đạt trọng lượng 1-1,5 kg/con sau 1 năm nuôi thương phẩm. Tuy nhiên, cá chình đòi hỏi phải được chăm sóc theo một quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt. Cụ thể, nguồn nước phải được lọc kỹ các tạp chất, lắng trong trước khi cho vào bể nuôi; bể nuôi phải đảm bảo không được thiếu nước hay thừa nước, oxy trong bể xi măng cũng không được thừa hoặc thiếu. Cứ 3 ngày phải tiến hành thay nước bể một lần để hạn chế tảo sinh sôi nảy nở với mật độ lớn gây thiếu hụt nguồn oxy cho cá. Mỗi ngày cho cá ăn vào tầm 7 giờ tối, sau đó phải rửa sạch giá thức ăn để loại bỏ cặn bã, thức ăn dư thừa làm bẩn nước, gây độc tố. Tuy nhiên, ông Minh cũng cho biết, muốn đưa chế độ dinh dưỡng cao cho cá, cần áp dụng các biện pháp tổng thể khác như sử dụng máy quạt khí và tuân thủ chặt chẽ việc quản lý môi trường nước trong bể nuôi. Vì thế, máy quạt khí cũng tự tay ông sáng chế nên lượng oxy trong bể lúc nào cũng ổn định cho cá.
Trong nuôi trồng thủy sản, chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ khá cao. Vì vậy, việc nắm bắt giá trị dinh dưỡng của từng nguồn nguyên liệu và phương thức phối chế thức ăn là cần thiết nhằm sử dụng có hiệu quả và kinh tế nhất trong nuôi cá. Để đạt hiệu quả cao nhất, ông Minh tự tay chế biến thức ăn cho cá. Hàng ngày, ông mua cá rô phi từ các lòng hồ thủy điện ở huyện Kông Chro đem về ướp muối, sau đó cho vào tủ lạnh để với nhiệt độ từ -5 tới 0 độ C. Ông lấy lúa xay thành bột rồi trộn với cá xay nhuyễn làm thức ăn cho cá. Khi được hỏi về cách chế biến thức ăn này, ông Minh cho biết: “Tôi chế biến nguồn thức ăn này là giảm được một nửa chi phí so với thức ăn công nghiệp hiện có. Thức ăn do mình tự sáng chế đã tích hợp sẵn thuốc ngừa bệnh nên cá không mắc các bệnh đường ruột, bệnh gan. Tỷ lệ cá sống đạt cao”.
Sau 1 năm nuôi cá, ông Minh đã mở công ty bán sản phẩm của mình. Tất cả sản phẩm đều được kiểm định tại Chi cục Quản lý Chất lượng Nông-Lâm sản và Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT) và hoàn toàn không phát hiện các hàm lượng kim loại nặng như: chì, cadimi, asen hoặc thủy ngân. Trước đó, tháng 12-2017, cá chình thương phẩm của ông Minh đã có mặt tại Chợ phiên nông sản an toàn tổ chức tại TP. Pleiku. “Tự tin vào tay nghề của mình nên năm nay tôi sẽ mở thêm một ao nữa. Với giá bán 480.000-500.000 đồng/kg như hiện nay, sau một vụ nuôi 12 tháng có thể thu lãi từ 230.000 đồng đến 260.000 đồng/con”-ông Minh cho biết.
Bạn đang xem bài viết Triển Vọng Từ Nuôi Cá Bống Mú Trong Vuông Tôm trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!