Top 11 # Ý Nghĩa Của Cây Cá Vàng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Fcbarcelonavn.com

Chậu Mai Vàng Ngày Tế Và Những Ý Nghĩa Của Cây Mai Vàng

Cây hoa mai vàng là gì?

Mai vàng, hoàng mai, huỳnh mai hay lão mai là tên gọi của một loài thực vật có hoa thuộc chi Mai, họ Mai. Loài hoa này được trưng bày phổ biến ở miền Nam Việt Nam vào dịp Tết Nguyên Đán.

Tại Việt Nam, loài này phân bố tự nhiên nhiều nhất tại những khu rừng thuộc dãy Trường Sơn và các tỉnh từ Quảng Nam, Đà Nẵng cho tới Khánh Hòa. Loài hoa này cũng có nhiều tại các vùng núi ở đồng bằng sông Cửu Long, và tại cao nguyên cũng có, song số lượng ít hơn.

Là cây đa niên, có thể sống trên một trăm năm, gốc to rễ lồi lõm, thân xù xì, cành nhánh nhiều, lá mọc xen. Ngoài thiên nhiên, cây mai tự rụng lá vào mùa Đông và ra hoa vào mùa Xuân. Do đó, ông cha chúng ta đã lảy hết lá vào tháng chạp âm lịch, để kích thích cho cây mai ra hoa rộ vào dịp tết Nguyên đán.

Đặc điểm của cây mai vàng

Rễ cây mai vàng

Bộ rễ mai vàng có thể đâm sâu 2 – 3 m. Sự phân bố của bộ rễ phụ thuộc vào tính chất đất, mực nước ngầm nơi trồng, hình thức nhân giống như gieo hạt, chiết cành, ghép và điều kiện kỹ thuật chăm sóc.

Thân cây mai vàng

Là cây thân gỗ cao lớn nếu để mọc và sinh trưởng tự do, cây mọc từ hạt có thể cao tới 20 – 30 m, tán lá thưa.

Lá cây mai vàng

Lá đơn, mọc so le, phiến lá hình trứng thuôn dài, mặt dưới màu hơi ánh vàng

Hoa mai vàng

Hoa lưỡng tính mọc thành chùm. Hoa mai thường mọc ra từ nách lá, mới đầu là một hoa to, gọi là hoa cái, có vỏ lụa (vỏ trấu) bọc bên ngoài.

Khi vỏ lụa bung ra, thì xuất hiện một chùm hoa con, từ một nụ đến mười nụ, tăng trưởng rất nhanh, độ bảy ngày sau là nở.Thường hoa nở 3 ngày thì tàn. Ngày thứ nhất, 5 cánh và chùm nhụy xoè thẳng ra rất đẹp. Ngày thứ hai, 5 cánh vảnh lên và chùm nhụy dụm lại. Qua đến ngày thứ ba, 5 cánh bắt đầu rơi lả tả theo chiều gió, hoa tàn

Quả mai vàng

Sau khi tàn, hoa nào đậu thì bầu noãn phình to lên và kết hạt.

Ý nghĩa của hoa mai

Miền Bắc có hoà đào thì miền Nam có hoa mai. Màu vàng của hoa mai từ lâu được xem là màu tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý. Người ta chưng hoa mai vào dịp Tết với mong muốn một năm mới phát tài, giàu sang. Theo quan niệm của nhiều người, nhà nào có hoa mai nở càng nhiều cánh thì nhà đó càng may mắn và sung túc trong năm mới.

Cây mai có rễ cắm sâu vào lòng đất, không bị gục ngã trước gió bão. Nó cũng có thể chịu đựng được mọi loại thời tiết, kể cả khắc nghiệt. Bởi vậy mà mai còn tượng trưng cho phẩm đức nhẫn nại và đức hy sinh cao cả, sự bền bỉ của người Việt Nam nói chung. Bên cạnh đó, mai còn là biểu tượng cho sự cao thượng, quyền quý.

Những đoá mai vàng nợ rộ trong tiết xuân còn cho thấy niềm vui, niềm hân hoan, hạnh phúc, tình yêu thương, tinh thần đoàn kết và gắn bó mọi người lại với nhau.

Công dụng của hoa mai đối với đời sống

Theo dược học cổ truyền, hoa mai thường được dùng để chữa các chứng bệnh như sốt cao phiền khát, tức ngực, ho, hầu họng sưng đau, bỏng, lao hạch, chán ăn, chóng mặt…

Tết đến xuân về, dẫu tiết trời giá rét, hoa mai vẫn nở trắng một màu như tuyết. Ở vùng cao, mai mọc thành rừng, nên đến mùa hoa mai nở, từng mảng trắng xóa xen giữa màu xanh của rừng núi tạo nên cảnh sắc trông thật trữ tình. Thi nhân yêu hoa mai đã đành, người thầy thuốc cũng mến chuộng loài hoa này.

Trong thành phần hóa học, hoa mai chứa nhiều tinh dầu như cineole, borneol, linalool, benzyl alcohol, farnesol, terpineol, indol… và một số chất khác như meratin, calycanthine, caroten… Nghiên cứu hiện đại cho thấy, hoa mai có tác dụng thúc đẩy bài tiết dịch mật, ức chế một số loại vi khuẩn như coli, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn thương hàn, phẩy khuẩn tả, trực khuẩn lao…

Theo dược học cổ truyền, hoa mai vị ngọt hơi đắng, tính ấm, không độc, có công dụng giải thử sinh tân, khai vị tán uất, hóa đàm, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như sốt cao phiền khát, tức ngực, ho, hầu họng sưng đau, bỏng, lao hạch, chán ăn, chóng mặt… Các y thư cổ như Bản thảo cương mục, Bản thảo nguyên thủy, Bách thảo kính, Bản thảo tái tân, Cương mục thập di, Thực vật nghi kỵ… đều đã ghi lại nhiều phương thuốc có dùng hoa mai với những kiến giải khá sâu sắc. Có thể dẫn ra một số ví dụ cụ thể như sau:

Trúng thử gây tâm phiền, đau dầu, chóng mặt: (1) Hoa mai 9g sắc uống hoặc phối hợp hoa mai với hoa biển đậu và lá sen tươi lượng vừa đủ, sắc uống. (2) Hoa mai 15g, hoa cúc trắng 15g, hoa hồng 15g, hãm uống thay trà.

Tăng huyết áp, cơn đau thắt ngực: Hoa mai 3g, thảo quyết minh 10g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.

Mai hạch khí, đau dạ dày, viêm gan và xơ gan mức độ nhẹ: Hoa mai 5g đem ninh với 100g gạo tẻ thành cháo, chế thêm đường trắng, chia ăn vài lần trong ngày. Mai hạch khí là chứng cảm thấy trong họng có vật gì đó gây bế tắc, thổ không ra, nuốt không trôi nhưng không gây trở ngại cho việc ăn uống. Với chứng bệnh này người ta còn dùng hoa mai 12g, hoa quế 3g, trà 20g, ba thứ trộn đều, chia làm 3 lần hãm uống thay trà.

Chướng bụng, đầy hơi: Hoa mai 10g, mộc hương 10g, hương phụ 15g, sắc uống.

Đau bụng do lạnh: Hoa mai và chu sa liên lượng bằng nhau, sấy khô, tán bột, uống mỗi lần 3 – 6g với rượu nhạt.

Nấc: Hoa mai 5g, tai hồng (thị đế) 5 cái, gừng tươi 3 lát, gạo tẻ 100g. Đem gừng tươi và thị đế sắc kỹ lấy nước, bỏ bã rồi cho gạo vào nấu thành cháo, khi chín thì cho hoa mai vào, đun sôi vài dạo là được, chia ăn vài lần trong ngày.

Nôn: Hoa mai 5g, nước cốt gừng tươi 5ml. Đem hoa mai hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút là dùng được, chắt ra hòa thêm nước gừng tươi rồi uống, mỗi ngày dùng 2 thang.

Viêm họng, viêm amydal cấp tính: (1) Hoa mai 6g, huyền sâm 9g, bản lam căn 9g, sắc uống. (2) Hoa mai 15g, kim ngân hoa 15g, thạch cao 15g, huyền sâm 9g, sắc uống. (3) Hoa mai 9g hãm với nước sôi trong bình kín, uống thay trà trong ngày.

Viêm họng mạn tính: (1) Hoa mai 6g, hoa dành dành 5g, trà 20g. Ba thứ trộn lẫn chia làm 2 lần hãm với nước sôi uống thay trà, mỗi ngày 1 thang. (2) Hoa mai và hoa ngọc trâm lượng vừa đủ đem nấu với 60g gạo tẻ thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày, mỗi ngày 1 thang.

Ho dai dẳng: (1) Hoa mai 9g hãm uống thay trà trong ngày. (2) Hoa mai 10g, khoản đông hoa 10g, gạo tẻ 60g, tất cả đem ninh thành cháo, chế thêm một chút mật ong, chia ăn vài lần trong ngày.

Mất nước nhiều do thử nhiệt gây phiền khát, tức ngực: Hoa mai 10g, lá sâm 10g, cam thảo 10g, mạch môn 15g, hoắc hương 6g, sắc uống.

Chứng chán ăn do thử nhiệt: Hoa mai 10g, lá sen 50g, hãm với nước sôi uống thay trà trong ngày.

Tức ngực, khó thở: Hoa mai 10g, đan sâm 10g, qua lâu 15g, sắc uống trong ngày.

Đau khớp do phong thấp: Hoa mai 9g, thạch nam đằng 9g, thố nhĩ phong 9g, đam ngâm với 200ml rượu, mỗi lần uống 30 – 50ml.

Viêm kết mạc cấp tính: Hoa mai 6g, cúc hoa 9g sắc kỹ rồi hòa thêm một chút mật ong uống.

Tổn thương do trật đả: Hoa mai 9g, lá liễu 9g, quá sơn long 9g, đem ngâm với 250ml rượu trắng, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 50ml.

Vết thương chảy máu: Hoa mai 10g đem sao tồn tính rồi tán thành bột rắc vào vết thương.

Viêm loét môi và niêm mạc miệng: Hoa mai tươi lượng vừa đủ đem giã nát với đường trắng rồi vắt lấy nước bôi vào tổn thương.

Viêm da lở loét: Hoa mai 6g đem ngâm với dầu lạc hoặc dầu vừng, sau 2 tuần thì dùng được, bôi vào tổn thương mỗi ngày 2 lần.

Bỏng: Hoa mai lượng vừa đủ ngâm với dầu trà rồi bôi vào vùng bị bỏng.

Ngoài ra, trong ẩm thực cổ truyền, hoa mai còn được cổ nhân sử dụng như một loại thực phẩm để chế thành những món ăn có công dụng bổ dưỡng cường thân cùng với các loại thực phẩm khác như thịt lợn, thịt dê, hải sâm, trứng gà, cá chép, nấm hương… Như vậy, với vẻ đẹp tao nhã và hương thơm thanh khiết của mình, hoa mai không những có giá trị thẩm mỹ sâu sắc mà còn là một vị thuốc hay và một loại thực phẩm độc đáo.

Cách trồng và chăm sóc cây hoa Mai

Đất trồng mai trên vườn, líp: Cây mai phát triển tốt trên đất thịt nhẹ có nhiều chất hữu cơ, đất không chua, không bị nhiễm phèn, mặn hoặc các hoá chất độc hại. Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa mai cho ngày tết

Việc áp dụng kỹ thuật trồng cây đúng sẽ mang lại những bông hoa mai đẹp mắt.

Đất trồng mai trong chậu: Cần chọn loại đất có các tính chất như trên, trộn theo tỷ lệ khoảng 70-80% đất và 20-30% phân hữu cơ hoai mục theo trọng lượng đất trong chậu. Kỹ thuật bón phân

Mai trồng trên vườn, líp

Tỉa cành: Người trồng nên tỉa cây mai chậm nhất cho đến 20 âm lịch.Tuỳ theo hình dạng của cây, người chơi hoa nên có cách tỉa thích hợp nhưng thông thường các cây mai tỉa theo dáng cây thông (trên ngắn – dưới dài để cây có hình nón), bình thường các cành được cắt tỉa đi một phần ba.

Bón lót khi trồng: Phân chuồng (phân trâu bò, tro trấu, xơ dừa…) đã qua ủ khoảng 5-10kg/gốc, vôi bột khoảng 200-300gr/gốc + 50-100gr lân đầu trâu. Toàn bộ lượng phân này được trộn đều trong hố (hoặc rãnh) trước khi trồng cây con.

Bón thúc: Sau khi trồng khoảng 10-15 ngày, cây bắt đầu ra rễ mới, dùng phân NPK 20-20-15+TE đầu trâu hoà loãng để tưới, lượng phân sử dụng từ 50-100 gr/10-15 lít nước, khoảng 20-30 ngày tưới 1 lần. Khi mai đã lớn, lượng phân bón cũng được tăng dần và khoảng cách các lần bón phân xa hơn. Loại phân bón qua đất thích hợp cho mai là NPK 20-20-15+TE hoặc NPK 16-12-8-11+TE. Lượng bón khoảng 20 -50 gr/gốc/lần bón, cách khoảng 1-2 tháng bón 1 lần.

Khi mai đã cho hoa ổn định: Hàng năm cần bón bổ sung phân hữu cơ từ 5-10kg/gốc. Sử dụng loại phân NPK 20-20-15+TE hoặc NPK 16-12-8-11+TE bón mỗi năm khoảng 3-4 lần với lượng bón như trên vào các đợt: sau khi tàn hoa (sau dịp Tết), cắt tỉa cành; đầu mùa mưa; giữa mùa mưa và trước khi mai nở hoa khoảng 1-1,5 tháng. Cần bón phân theo hốc, theo rãnh sâu từ 5-7cm theo tàn lá của cây, bón vào vùng có nhiều rễ non phát triển, sau đó lấp đất, giữ ẩm vào mùa khô, thoáng gốc vào mùa mưa.

Mai trồng trong chậu

Mai được đem ra ngoài càng sớm càng tốt, phải đặt cây nơi có bóng râm để lá không bị cháy khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Người trồng cần cắt bỏ tất cả các hoa để cây không mất dinh dưỡng nuôi đài hoa tạo hạt, để lại một số lá.

Bón phân: Lượng bón có thể thay đổi từ 20-50gr/chậu cho 1 lần bón. Với chậu lớn, cây mai nhiều tuổi có thể bón khoảng 50-80gr/chậu. Tạo rãnh xung quanh thành chậu, sâu khoảng 3-5cm, rải phân đều vào rãnh, lấp đất và tưới đủ ẩm. Tránh làm đứt rễ, cây dễ bị nhiễm bệnh qua vết thương. Nếu có điều kiện, hàng năm vào đầu mùa mưa nên thay đất trong chậu bằng đất mới tơi xốp, hoặc bổ sung phân hữu cơ đã hoai mục, lượng bón từ 2-3kg/chậu.

Sử dụng phân bón lá: Ngoài việc sử dụng phân bón qua đất, phân bón lá có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sinh trưởng và phát triển, bổ sung các chất dinh dưỡng thiếu hụt trong đất, kích thích ra rễ, ra lá, ra hoa theo ý muốn của người chơi mai. Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa mai cho ngày tết

Một số loại phân bón lá được nhà vườn quan tâm đó là: Phân bón lá đầu trâu 501 thúc ra chồi ra lá, đầu trâu 701 thúc ra bông và đầu trâu 901 có tác dụng dưỡng bông giúp bông lâu tàn và có màu sắc đẹp. Tương tự nhóm sản phẩm phân bón lá đầu trâu 005, đầu trâu 007, đầu trâu 009 cũng có hiệu quả cao đối với tất cả các loại mai cảnh.

Kết.

Ý Nghĩa Phong Thủy Của Tranh Cá Rồng Mạ Vàng

Ý nghĩa tranh cá rồng mạ vàng

Thăng tiến trên con đường công danh

Cá rồng là một loài cá ăn tạp và ăn rất khỏe, thân hình khỏe khắn của cá rồng giúp thể hiện sức mạnh của người quân tử cưỡi sóng lướt đi như mượn sức mạnh của tự nhiên mà tiến về phía trước. Đặc biệt, tranh cá rồng phong thủy có đầu hướng lên trên với ý nghĩa thăng tiến trên con đường công danh.

Thịnh vượng, tài lộc

Tranh cá rồng mạ vàng cũng có ý nghĩa rất lớn trong phong thủy. Cụ thể, hình ảnh của những chiếc vảy cá được xếp đều nhau, tầng tầng lớp lớp giống như các chuỗi tiền vàng. Vì thế, bày trí tranh cá rồng sẽ mang đến thịnh vượng, tài lộc cho gia chủ

Tài năng, trí tuệ

Sản phẩm tranh cá rồng với hình ảnh cá rồng cưỡi nước biển, phần đuôi và vẩy cong mềm mại, mang đến vẻ đẹp tài năng, trí tuệ cho gia chủ.

Nên tặng tranh cá rồng 3D mạ vàng cho ai?

Với ý nghĩa mang lại may mắn, thịnh vượng, giàu sang cho gia chủ, tranh cá rồng mạ vàng thích hợp làm quà tặng bạn bè, đối tác, khách hàng, những người làm ăn kinh doanh. Đây cũng là gợi ý tốt để bạn có thể làm quà tặng sếp trong các dịp quan trọng.

Tại sao nên chọn tranh cá rồng phong thuỷ mạ vàng của Goldentree

Tranh cá rồng mạ vàng của được chế tác thủ công với quá trình gia công tỉ mỉ, khắc họa hình dánh dữ dằn nhưng đầy thần thái của chú cá mang dáng dấp đế vương.

Các chi tiết được chế tác thủ công vô cùng tinh xảo, bề mặt mạ vàng 24k sang trọng, cao cấp. Đặc biệt sau khi mạ vàng tranh được phủ một lớp keo đặc biệt để bảo vệ và giúp bề mặt lớp vàng, tránh mọi tác động bên ngoài và bền mãi với thời gian.

– Kích thước (cm): – Chất liệu: Đồng vàng nguyên khối – Chất liệu bề mặt: Phủ vàng ròng – Xuất xứ: Công ty Cổ phần đúc đồng nghệ thuật Việt Nam – Thương hiệu: Goldentree.vn – Bảo Hành : 12 tháng

chúng tôi tự hào là đơn vị chế tác quà tặng cao cấp hàng đầu tại Việt Nam, với đội ngũ những người thợ tài hoa, gắn bó lâu năm trong nghề luôn muốn mang đến những sản phẩm tốt nhất đến tay khách hàng. Các bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tận tình, chu đáo nhất:

Top 50 Hình Ảnh Cây Mai Vàng Đẹp Nhất, Ý Nghĩa Nhất

Nguồn gốc, đặc điểm hình ảnh cây mai đẹp

Hoa mai có tên tiếng anh là Apricot blossom. Hoa mai sống tập trung ở những vùng rừng núi ở các tỉnh như Khánh Hòa, Quảng Nam, Đà Nẵng, ở dãy trường sơn. Hoa mai cũng xuất nhiều nhiều tại các tỉnh miền Tây, còn tại cao nguyên có số lượng ít.

Cây mai có tuổi thọ lâu năm, có thể lên tới hàng trăm năm, rễ lồi lõm nhiều nhánh, đường kính gốc to.

Hoa mai rất đặc biệt là một năm chỉ nở hoa đúng một lần vào mùa xuân, rụng lá vào mùa đông, kết nụ hoa vào mùa xuân.

Cây mai cũng có rất nhiều giống, nhiều loại. Tại Việt Nam hiện nay có 8 loại hoa mai chính là mai tứ quý, mai chiếu thủy, hoàng mai, hồng mai, vạn phúc, bạch mai, nhất chi mai, song mai. Trong đó, có một loại mai nở quanh năm gọi là hoa mai tứ quý.

Ý nghĩa của hoa mai vàng

Dân gian có quan niệm: Vào ngày tết trưng những cây mai vàng, cành mai vàng nở rộ, to đẹp, màu vàng đẹp mắt là thể hiện cho sự may mắn, sung túc, thịnh vượng, hạnh phúc. Nên vào mỗi năm mới hình ảnh hoa mai vàng thể hiện cho sự phú quý, khởi đầu thuận lợi, tài lộc dồi dào.

Ý nghĩa hình ảnh hoa mai trong phong thủy.

Trong phong thủy, hình ảnh hoa mai có 5 cánh vàng chính là tượng trưng cho 5 đều tốt đẹp là may mắn, hòa bình, hạnh phúc, thành công và trường thọ.

Top 50 hình ảnh cây mai vàng đẹp nhất.

Ý Nghĩa Của Tranh Cá Chép Hóa Rồng

Tranh gỗ cá chép hóa rồng hay còn gọi là tranh gỗ cá chép vượt vũ môn, là bức tranh nổi tiếng với hình ảnh linh vật cá chép đang chuyển mình hóa rồng. Đây là sản phẩm tranh gỗ được nhiều gia đình Việt ưa chuộng dùng để bày trí trong nhà. Hình ảnh những chú cá chép vượt Vũ Môn hóa rồng thể hiện cho ý chí và nỗ lực không ngừng nghỉ của con người cho tới khi đạt được thành công.

1.Hình ảnh cá chép trong nền văn hóa Phương Đông

Hình ảnh cá chép hóa rồng

Theo nền văn hóa Á Đông thì hình ảnh cá chép được đặc biệt coi trọng, nhất là với sự tích cá chép vượt vũ môn hóa rồng (lý ngư hóa long). Là hình tượng đại diện cho sự nỗ lực ,biết tận dụng cơ hội để vươn tới thành công. Xưa kia, khi nói tới sự tích cá chép hóa rồng người ta có ý muốn nói tới sự kiên trì ắt sẽ có được kết quả tốt. Tuy nhiên trong cuộc sống hiện đại thì quan niệm này dần được mở rộng hơn với ý nghĩa linh hoạt hơn là biết vận dụng cơ hội và thời cơ để đạt được thành công.

Trong dân gian con rồng luôn được coi là loài biểu tượng cho sức mạnh quyền năng cao nhất. Một loài vật linh thiêng đi vào tiềm thức.

Rồng với người Phương Tây là hình ảnh của những chú khủng long có cánh, bay lượn trên bầu trời và có khả năng phun ra lửa, đại diện cho hành Hỏa trong ngũ hành.

Còn với người Phương Đông , Rồng được biết tới với hình ảnh thân dài, nhiều chân mềm mại uốn lượn, ngoài thân có vảy cứng và chân có móng vuốt sắc bén, không chỉ đơn thuần là bay lượn trên bầu trời mà còn có thể lặn dưới biển sâu. Trong truyền thuyết của người phương Đông, rồng là loài vật cao quý, con của trời, có khả năng tối cao, làm mưa, làm gió cứu giúp chúng sinh. Dưới biển thì có Long Vương (vua Rồng)  đại diện cho hành Thủy. Ngoài ra rồng còn là biểu tượng cho mọi sự an lành, ở đâu có rồng xuất hiện thì dân luôn quan niệm ở đó sẽ có bình an , bởi vậy mà mọi loài thủy sinh đều mong muốn được hóa rồng , có sức mạnh quyền năng.

Nhưng từ một loài sinh vật bình thường muốn hóa thân thành rồng thì không hề dễ dàng chút nào, vậy mới có của vũ môn, nơi thử thách muôn loài muốn thử sức vượt qua trước khi hóa rồng.

Cá chép muốn hóa rồng phải trải qua 3 kỳ sóng gió để vượt cửa Vũ Môn

2.Sự tích cá chép hóa rồng (lý ngư hóa long)

Theo tích xưa để lại thì ngày xưa rồng được giao nhiệm vụ thay trời làm mưa tưới mát cho nhân gian, nhưng vì số lượng rồng trên trời ít không đủ để tạo ra mưa ở khắp mọi nơi nên Ngọc Hoàng mới đặt ra một kỳ thi thử thách các loài vật khác lên làm rồng. Bất cứ loài vật nào cũng có thể tham gia , nhưng để thành rồng thì cần phải trải qua 3 thử thách để vượt được cửa Vũ Môn. Theo luật thì có 3 kỳ thử thách, mỗi kỳ là một lần vượt qua đợt sóng, con vật nào đủ sức dẻo dai, đủ tài và mưu trí anh dũng thì mới vượt qua được .

Trong một tháng trời ròng rã, có biết bao nhiêu loài thủy sinh đã đến để tham gia nhưng tất cả đều bị loại vì không có con vật nào vượt qua hết được cả 3 kỳ sóng gió. Trong đó có con cá rô cố gắng vượt qua được 1 kỳ thì bị rơi ngay. Có con tôm cũng nhảy qua được 2 kỳ thì ruột, gan, râu, đuôi đã gần hóa rồng rồi thì đến kỳ thứ 3 vì đuối sức mà ngã quỵ xuống. Tới lượt cá chép vào thi, không biết trời xui đất khiến thế nào mà gió thổi ào ào, mây đen ùn ùn kéo tới, sấm chớp ầm ầm, cá chép vẫn hùng dũng vượt một mạch 3 kỳ sóng gió và lọt vào cửa Vũ Môn hóa thành rồng bay lên trời cao.

Chỉ những con vật vượt qua được cửa Vũ Môn mới trở thành rồng

Ai cũng thắc mắc tại sao cá chép lại có thể vượt qua được kỳ thi một cách anh dũng như vậy. Tích xưa có kể rằng vì trong miệng cá chép có ngậm một viên ngọc trai khiến cho thần gió tò mò bay đến xem , điều này vô tình làm cho những đợt sóng cao nổi lên , chính vì tận dụng những đợt sóng cao này mà cá chép thuận lợi lọt được vào cửa Vũ Môn.

Từ đó hình ảnh của con cá chép miệng ngậm ngọc trai đã trở thành một bài học vô cùng quý báu cho người đời. Không phải cứ can đảm, anh dũng tiến về phía trước là được mà đôi khi cần phải có sự mưu trí chớp thời cơ thì mọi việc mới thành công được.

3.Ý nghĩa của hình ảnh cá chép hóa rồng (lý ngư hóa long) là gì?

Tuy chỉ là sự tích trong truyền thuyết được người đời truyền miệng tới ngày nay để kể cho con cháu. Nhưng để đạt được thành công thì không hề dễ dàng, có những người mới thấy khó đã nản và từ bỏ, có những kẻ cũng thử rồi thấy khó lại bỏ qua, có những kẻ cũng kiên trì để đi tiếp nhưng rồi lại bỏ giữa chừng, và thành công chỉ dành cho những người biết kiên trì tới cùng, vận dụng mưu trí cơ hội để đi tới cuối đường. Cũng giống như chú cá chép vượt được Vũ Môn chưa chắc đã do sức mạnh của bản thân mà còn là sự mưu trí, nhanh nhạy trong việc tận dụng các yếu tố thiên thời để thành công.

Tranh gỗ cá chép hóa rồng có ý nghĩa mang lại may mắn và thành công

Có truyền thuyết lại kể lại rằng để vượt được Vũ Môn, cá chép đã phải tự chặt vây, lóc hết cả vẩy, đau đớn vô cùng mới có thể hóa thành rồng. Vì thế để có được thành công con cá đã phải hy sinh và chấp nhận những tổn thương đau đớn.

Những chú cá chép ước mơ hóa thành rồng cũng giống như con người luôn mơ ước trở thành người tốt đẹp, tài ba, có được cuộc sống ấm no hạnh phúc, công danh sự nghiệp tấn tới.

Qua đó có thể hiểu được ý nghĩa của hình ảnh cá chép hóa rồng đi liền với sự thịnh vượng, ấm no, sung túc.

4. Trưng tranh gỗ cá chép hóa rồng để làm gì?

Bức tranh gỗ về hình cá chép hóa rồng được phối hợp với nhiều hoa văn họa tiết khác nhau, có thể hiểu là “hữu dư” có nghĩa là sự giàu có, dư dả, mang may mắn tới. Tại Việt Nam, khi người ta trưng bày tranh gỗ cá chép hóa rồng trong nhà có nghĩa mong muốn các thành viên trong gia đình sẽ luôn đạt được thành tích cao trong học hành, thi cử, thăng quan tiến chức trong sự nghiệp và thành công trong kinh doanh

Tranh gỗ cá chép vượt Vũ Môn có giá trị về cả mặt công danh lẫn tài lộc, thể hiện cho đức tính chịu khó và kiên trì,do đó tranh được dùng để trưng trong nhà hay làm quà tặng cho người thân, bạn bè đều có ý nghĩa rất tốt đẹp.

Tranh gỗ cá chép hóa rồng nếu được treo tại văn phòng công ty sẽ có tác dụng tăng thêm tính thẩm mỹ cho căn phòng, đồng thời làm tăng sự tự tin, nỗ lực phấn đấu của nhân viên.

Tranh gỗ lý ngư hóa long được điêu khắc rất tinh xảo và tỉ mỉ tới từng đường nét rất nhỏ. Những gia đình Việt thường mua tranh gỗ cá chép để treo trên tường trong phòng khách vừa tăng thêm sự sang trọng, ấm áp cho ngôi nhà mà còn có giá trị về phong thủy đặc biệt ý nghĩa.

Tranh gỗ cá chép nên treo theo hướng Đông, Đông Nam hoặc hướn Bắc

5.Vị trí nên treo tranh gỗ cá chép hóa rồng?

Nên treo tranh gỗ cá chép hóa rồng tại vị trí có lợi trong phòng khách, để tranh phát huy được tốt khả năng mang lại may mắn và tài lộc cho gia chủ.

Cá thuộc hành thủy nên khi treo tranh gỗ cá chép hóa rồng trong nhà thì nên treo theo hướng tương sinh tương trợ với hành thủy, hướng treo tranh là hướng Đông, Đông Nam hoặc hướng Bắc. Không nên treo tranh tại vị trí hướng Nam hoặc hướng Tây Bắc. Trong trường hợp các hướng tương sinh tương trợ không tìm được vị trí thích hợp để treo tranh thì người chơi tranh có thể treo tranh ở các hướng mang tính trung bình như hướng Đông Bắc, Tây Nam.

6.Nên mua tranh gỗ cá chép ở đâu Hà Nội?

Bạn muốn tìm một địa chỉ mua tranh gỗ cá chép hóa rồng uy tín chất lượng, hãy tới với đồ gỗ Việt An. Chúng tôi có đội ngũ nghệ nhân lành nghề, lâu năm kinh nghiệm, mọi sản phẩm làm ra đều có tính thẩm mỹ cao và chất lượng tốt.

Để tham khảo các mẫu tranh gỗ cá chép khách hàng truy cập vào link: 

Quý khách hàng có nhu cầu mua tranh gỗ cá chép vui lòng liên hệ qua hotline: 0973 714 792

Tham khảo các loại tranh gỗ lý ngư TẠI ĐÂY