Top 12 # Xử Lý Hồ Cá Bị Vàng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Fcbarcelonavn.com

Cách Xử Lý Triệt Để Nước Hồ Cá Koi Bị Vàng

Trở lại với Series Kỹ thuật thi công hồ cá koi thì hôm nay chúng ta sẽ bắt đầu quy trình phía sau đó – Xử lý hậu thi công.

Sau khi thi công quá trình vận hành hồ cá koi đôi khi sẽ gặp một vài những lỗi không thể không trành khỏi như: mùi tanh, vẩn đục, mọc tảo – rêu,… Tuy nhiên hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn xử lý triệt để nước hồ cá koi bị vàng trước tiên.

THIẾT KẾ HỒ CÁ KOI, THI CÔNG TRỌN GÓI Hotline 091 621 5057 (Ms Loan) Báo Giá Nhanh – Chuyên Nghiệp – Giá Cạnh Tranh Thiên An Garden

Nguyên nhân khiến nước hồ cá koi bị vàng

Nguyên nhân phổ biến của hồ cá koi là do phần lọc thô không đảm bảo. Có thể do bạn làm chưa kỹ cũng có thể phía thi công thiết kế sai quy cách. Do đó khiến hệ thống lọc hoạt động chưa ổn định, một phần cũng do quá trình vệ sinh chưa xử lý kỹ.

Hệ thống lọc vận hành không hiệu quả.

Quá trình xử lý chất thải cho hồ cá diễn ra không đúng quy trình sai thiết kế.

Hồ cá koi nhà bạn không được trang bị hồ lọc hoặc hỏng hóc, lắp không đúng kĩ thuật.

Hệ thống lọc đạt chuẩn nhưng không đủ công suất.

Hồ cá không được xử lý vi sinh sau đó.

Sử dụng máy bơm không đúng kĩ thuật.

Khắc phục nước hồ cá koi bị vàng

Nếu hồ cá nhà bạn xuất hiện vẩn đục vàng thì đầu tiên bạn hãy quan sát ngay đến hệ thống lọc. Hãy tự đặt câu hỏi phần lọc đã ổn định hay chưa? Bởi vì nguyên nhân cốt lỗi của việc nước có vấn đề đều xuất phát từ phần lọc.

Tiêu chuẩn của hệ thống lọc của hồ cá koi để đảm bảo môi trường cá luôn khoẻ mạnh phải đáp ứng các yếu tố sau:

Lọc hồ phải bao gồm 2 phần lọc thô và tính.

Hút đáy phụ trách xử lý cặn bã trong hồ, chất thải của cá. Hút mặt xử lý bề mặt.

Hệ thống đẩy bên ngoài và bên trong hồ.

Hệ thống xả gồm xả lọc và xả hồ chính.

Hạn chế tràn nước và hồ lọc.

Bạn có thể tham khảo quy trình thi công hồ cá koi của chúng tôi để khắc phục triệt để hồ cá Koi bị vàng.

Hướng dẫn vệ sinh nước hồ cá koi bị vàng

Cần thay nguồn nước: Thay nước định kỳ nhưng không nên quá đường đột thay hết 100% nước. Hãy thay 30-40% dần dần từ từ để cá không bị choáng.

Vệ sinh sạch sẽ bộ phận lọc để loại bỏ những vi khuẩn có hại.

Chát thải, nguồn thức ăn thừa cũng là nguyên nhân khiến hồ cá koi bị vàng. Đồng thời nó là yếu tố gây nên những vi sinh vật gây hại, gây bệnh cho cá koi.

Rêu và tảo thường mọc ở đáy và tường, bạn cần xử lý theo chu kỳ để tránh mang bệnh cho cá.

THIẾT KẾ HỒ CÁ KOI, THI CÔNG TRỌN GÓI Hotline 091 621 5057 (Ms Loan) Báo Giá Nhanh – Chuyên Nghiệp – Giá Cạnh Tranh Thiên An Garden

Xử Lý Hồ Cá Ngoài Trời Bị Rêu

Rêu xanh được xem là loại thực vật góp phần làm phong phú thêm cho môi trường sinh thái hồ cá. Tuy nhiên nếu rêu xanh phát triển quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng ngược lại, làm đục nước hồ cá và gây hại cho cá. Bài viết Xử lý hồ cá ngoài trời bị rêu sẽ giúp bạn có những cách giải quyết đơn giản, nhanh chóng xử lý vấn đề này.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng hồ cá koi nhà bạn bị nhiễm rất nhiều rêu xanh đó là:

– Nhiều ngày bể cá của bạn không được vệ sinh và thay nước – Nguyên nhân khiến cho rêu xanh phát triển mạnh chính là do hồ cá koi nhà bạn chứa nhiều thành phần nitrat, photphat do mật độ nuôi cá quá dày, lượng thức ăn cho cá nhiều và dĩ nhiên phân cá thải ra nhiều hơn làm cho lượng nitrat và photphat tăng lên là nguồn dưỡng chất kích thích rêu xanh hấp thụ và phát triển vượt trội. – Hệ thống lọc nước hồ cá koi lắp đặt chưa đúng – Do quá trình cải tạo hồ cá koi không đúng chuẩn

Các cách xử lý hồ cá ngoài trời bị rêu bám

Một trong những cách thông dụng nhất mà mọi người thường hay áp dụng đó chính là thay nước thường xuyên. Nước để lâu ngày sẽ tích tụ các chất dinh dưỡng có lợi cho rêu phát triển. Chúng ta nên thay nước đều đặn hàng tuần, rêu sẽ không thể sinh trưởng trong một môi trường thiếu chất dinh dưỡng cho chúng phát triển. Ngoài ra, việc thay nước hằng tuần sẽ giúp cho cá được sống trong một môi trường sạch và an toàn, hạn chế những căn bệnh truyền nhiễm.

Chúng ta cũng có thể giảm ánh sáng chiếu vào nước khi thấy rêu phát triển nhanh chóng trong bể. Giảm cường độ ánh sáng và khoản thời gian chiếu sáng, hạn chế ánh sáng trực tiếp của mặt trời chiếu vào là tất cả những gì bạn cần phải làm để có thể hạn chế việc rêu mọc trong hồ.

6 bước đơn giản để xử lý hồ cá ngoài trời bị rêu bám

1. Chất lượng nước trước khi bơm vào bể. Nước phải đảm bảo chứa lượng photphat và nitrat ít để rêu tảo không thể phát triển được vì nitrat và photphat là hai chất dinh dưỡng mà rêu cực kỳ ưa thích. Ngoài ra, chúng ta có thể trồng thêm một số cây thủy sinh dưới đáy hồ. Những loài cây này sẽ sinh trưởng và hút hết các chất dinh dưỡng ưa thích của rêu, ngăn chặn sự xuất hiện của chúng.

2. Thức ăn dư thừa trong nước là một trong những nguyên nhân khiến tảo hình thành và phát triển nhanh chóng. Vì thế, cần giảm lượng thức ăn cho cá, chỉ cho cá ăn ở lượng vừa đủ. Nếu dư thừa quá nhiều thức ăn trong bể sẽ dẫn đến việc nồng độ nitrat cao, nước giờ đây trở thành môi trường thuận lợi cho rêu tảo sinh sống.

3. Ngoài ra bạn có thể nuôi thêm một vài loài cá ăn rêu. Có rất nhiều loại cá có thể ăn được rêu. Đây cũng là một cách vô cùng hiệu quả để loại bỏ những loài thực vật đáng ghét đang tồn tại trong nước.

4. Một cách mà bạn có thể áp dụng nếu không muốn tốn thời gian cũng như công sức thường xuyên đó là sử dụng máy lọc nước hồ cá ngoài trời. Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại máy lọc có thể giúp bảo vệ mức độ an toàn cho nước trong hồ mà bạn có thể tham khảo qua. Những loại máy này thường được tích hợp công nghệ UVC giúp diệt rêu, tảo, khuẩn vô cùng hiệu quả.

5. Sử dụng thiết bị diệt rêu hiệu quả cho hồ cá ngoài trời. Hiện nay có rất nhiều dòng máy lọc được tích hợp đèn UVC bên trong thân giúp diệt trừ rêu hiệu quả. Những máy lọc này hoạt động dựa trên nguyên lý làm sạch hóa học, sinh học, cơ học và UVC. Các bào tử tảo, rêu khó bị loại bỏ hết khi áp dụng các biện pháp thay nước thông thường.

6. Nuôi cá bút chì. Nhiều người nuôi cá cảnh cho rằng cá bút chì là một trong những loại cá phải có trong hồ của họ. Nó được xem là một động viên nhiệt huyết, tay bơi mạnh mẽ và khả năng nhảy cừ khôi, nó đạt chiều dài lên tới 14 cm khi trưởng thành. Chúng là loài cá phàm ăn và chúng không chỉ ăn rêu tảo bám trên bể thủy tinh và đồ trang trí, chúng còn ăn rau, thực phẩm khô và cả thức ăn tươi sống.

Cách Xử Lý Tình Trạng Nước Hồ Koi Bị Vàng Ngay Khi Phát Hiện

Last Updated on 03/06 by Askoi

Sau một thời gian nuôi Koi, bạn phát hiện thấy nước trong hồ Koi bị ngả vàng dù không chịu tác động gì từ môi trường bên ngoài. Bạn lo lắng không biết đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này và nó có ảnh hưởng gì đến cá Koi không? Tìm hiểu ngay qua bài viết sau.

Tại sao nước hồ Koi lại bị vàng?

Theo nhiều chuyên gia và những người có kinh nghiệm chơi cá Koi thì hiện tượng hồ cá Koi bị vàng chủ yếu là do 3 nguyên nhân sau:

Thứ nhất là do thức ăn của cá Koi bị phai ra (đổ thừa thức ăn khiến thức ăn đọng lại dưới hồ/ ao nuôi, lâu dần khiến chúng bị phai màu và bám bẩn)

Thứ hai, nước bị vàng có thể là do đã bị nhiễm phèn

Thứ ba là do hệ thống lọc của bể đang gặp vấn đề hoặc hồ cá không được xử lý vi sinh.

Ngoài 3 nguyên nhân chủ yếu kể trên thì hồ cá bị vàng cũng có thể do các vật trang trí trong bể bị phai, hết hạn sử dụng nên gây ra tình trạng phai màu vào nước.

Cách xử lý nước hồ Koi bị vàng

Nếu hồ cá Koi bị vàng do bị phai màu từ thức ăn hay nước nhiễm phèn thì bạn cần thay nước mới cho hồ Koi. Cách thay nước như sau:

Bước 1: Làm sạch những dụng cụ sẽ dùng để thay nước cho hồ cá.

Bước 2: Hút nước trong bể ra ngoài. Ở bước này cần lưu ý không được rút toàn bộ nước để tránh việc cá Koi bị sốc môi trường. Khi rút chỉ nên rút dưới 50% lượng nước, con số tốt nhất được các chuyên gia cá Koi khuyên đó là 30%.

Bước 3: Làm sạch rêu tảo, bộ lọc nước và các cây cảnh đặt trong hồ cá Koi.

Bước 4: Thêm lượng nước mới vào hồ, đo lại nhiệt độ và nồng độ muối để đảm bảo cá Koi thích nghi được với môi trường mới. Lượng muối nên sử dụng là tăng thêm khoảng 0,5% so với lần thay trước.

Ngoài ra, bạn cũng cần rút kinh nghiệm cho những lần cho cá Koi ăn tiếp theo bằng cách cho cá ăn một lượng vừa phải, tránh đổ quá nhiều thức ăn khiến chúng bị tồn đọng lại dưới đáy hồ.

Trường hợp 2, nếu bể cá bị vàng là do hệ thống lọc của hồ cá Koi gặp vấn đề thì bạn nên thay mới bộ lọc cho hồ cá. Hệ thống lọc hồ chất lượng cần phải đảm bảo những tiêu chuẩn sau:

Lọc hồ phải bao gồm 2 phần lọc thô và lọc tinh.

Hút đáy phụ trách xử lý cặn bã trong hồ, chất thải của cá. Hút mặt xử lý bề mặt.

Hệ thống đẩy bên ngoài và bên trong hồ.

Hệ thống xả gồm xả lọc và xả hồ chính.

Hạn chế tràn nước và hồ lọc.

Trong trường hợp hồ koi lớn và bạn không có kinh nghiệm trong việc vệ sinh hồ cá koi, bạn có thể tham khảo dịch vụ vệ sinh và bảo dưỡng hồ cá koi của Askoi Farm.

Làm thế nào để tránh tình trạng hồ cá bị vàng lại?

Để tránh tình trạng hồ cá Koi bị vàng, ngoài việc kiểm tra hệ thống lọc và thay đổi đói quen chăm sóc cá thì bạn cũng có thể chủ động tạo một môi trường sống tốt hơn cho Koi bằng cách tạo vi sinh cho hồ cá.

Các vi sinh vật có lợi sẽ có khả năng tạo ra điều kiện sống tốt nhất cho cá, chúng xử lý phân thải, cặn bã hữu cơ, xử lý nguồn nước giúp nước không bị vàng.

Có hai cách tạo vi sinh cho hồ cá koi là đổ trực tiếp men vi sinh vào hồ cá hoặc sinh khối vi sinh cho hồ cá Koi.

Thả men vi sinh trực tiếp

Men vi sinh hiện có hai dạng là dạng dịch và dạng bột, bạn có thể mua được ở các cơ sở bán và chăm sóc cá Koi. Sau khi mua về, bạn cho thẳng men vi sinh vào hồ cá, khoảng 3-5 ngày sau đó sẽ xuất hiện những vi sinh đầu tiên. Hai đến 3 tuần sau đó sẽ là thời gian vi sinh phát triển mạnh.

Tạo khối vi sinh cho hồ cá Koi

Chuẩn bị:

1 gói vi sinh xử lý nước hồ cá cảnh EMZEO 200gr

1 chai lavie 1,5 lít ( mua ở các cửa hàng tạp hóa

15ml nước mắm

50gr mật rỉ đường hoặc đường phên (đường mật mía làm bánh trôi, bánh chay)

1 quả chuối tiêu chín

Cách tiến hành sinh khối men vi sinh:

Bước 1: Bóc bỏ vỏ chuối, dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn chuối.

Bước 2: Chai lavie đổ vợi nước đi ( khoảng 300 – 400 ml)

Bước 3: Cho nước mắm nhĩ, mật rỉ đường, chuối đã xay nhuyễn vào chai lavie và khuấy đều.

Bước 4: Cho gói vi sinh xử lý nước hồ cá cảnh vào chai hỗn hợp ở bước 3 và khuấy đều, vặn nắp chai chặt để nơi khô ráo, thoáng mát.

Bước 5: Sau 24 – 32h thu được dung dịch men vi sinh xử lý nước hồ cá koi dùng để tạo vi sinh cho hồ cá koi hữu hiệu nhất.

Như vậy với 5 bước đơn giản bạn đã làm được 1.5 lít men vi sinh hữu hiệu dùng để tạo vi sinh cho hồ cá koi. Chú ý, trong quá trình nhân sinh khối, chai lavie sẽ bị phồng lên, bạn chỉ việc mở nhẹ nắp chai cho khí thoát ra vơi rồi lại vặn nắp chai trở lại.

Liều lượng sử dụng là từ 15-20ml cho 100l nước của hồ.

Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý một số trường hợp khác như:

Bệnh Nấm Cá Và Cách Xử Lý Hồ Cá Bị Nấm

Bệnh nấm cá là một trong số những dạng bệnh khá phổ biến khi chơi cá cảnh và thủy sinh. Đây là một trong số những bệnh khiến đàn cá của bạn có thể bị tèo ngay chỉ sau một đợt bùng phát bệnh này.

Bệnh nấm cá là gì?

Bệnh nấm cá là một loại bệnh rất phổ biến ở các dòng cá trong khu vực nhiệt đới. Đây là một dạng vi khuẩn tồn tại trong môi trường nước của cá, những tế bào này sẽ xâm nhập vào cơ thể của cá và gây bệnh cho cá cảnh mỗi khi đàn cá của bạn bị stress, bị bệnh hay thay đổi các yếu tố môi trường xung quanh.

Dạng bệnh này tiềm tàng như virus cảm cúm ở cơ thể con người vậy, chỉ cần cơ thể yếu là chúng bắt đầu phát bệnh chỉ sau 1 ngày.

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh nấm cá rất đa dạng và khó lường, tuy nhiên có một vài nguyên nhân chính sau đây:

Cá mang bệnh sẵn từ ngoài tiệm thủy sinh, cá cảnh.

Bể bẩn, không vệ sinh bể thủy sinh cá cảnh

Cá bị thương, yếu hoặc đang mắc các dạng bệnh khác.

Sức khỏe của cá yếu do chế độ ăn không tốt.

Cá bị stress

Thay đổi các yếu tố môi trường trong hồ thủy sinh đặc biệt là thay đổi nhiệt độ đột ngột.

Cách chữa bệnh nấm trắng cá cảnh

Nếu bạn nhìn thấy cơ thể những chú cá của mình lốm đốm những chấm nhỏ màu trắng, đây chính là biểu hiện của việc cá của bạn đã bị phát bệnh nấm trắng. Hãy chữa trị ngay trước khi đàn cá của bạn bị kiệt sức và chết với loại bệnh nguy hiểm này.

Hiện nay, có khá nhiều dòng thuốc có thể hỗ trợ chúng ta trị các dòng bệnh nấm trắng ở cá cảnh như: Bio kock 2, tetra nhật….hay đơn giản như muối hột cũng là một phương thuốc hiệu quả để trị bệnh nấm ở cá.

Chúng tôi đã sử dụng muối hột để chữa bệnh nấm ở cá đơn giản, và bạn có thể xem video bên dưới.

Lưu ý: cách này không khuyến khích cho các bể thủy sinh, vì muối có thể gây ảnh hưởng tới cây thủy sinh trong hồ nhà bạn.

Tăng nhiệt độ lên 30 độ

Tăng nhiệt độ là các hiệu quả nhất để chữa bệnh nấm cá, vi khuẩn nấm sẽ khó có thể tồn tại và phát triển được trong môi trường có nhiệt độ trên 30 độ. Bạn có thể tìm mua một sản phẩm sưởi cho hồ cá ở các tiệm thủy sinh và về nhà sử dụng để trị bệnh nấm cho cá và kết hợp với các sản phẩm thuốc bên dưới.

Bio Knock 2

Bio Knock 2 là dòng thuốc trị nấm của Thái chai đen được sử dụng cho cá cảnh cả trong nước biển và nước ngọt. Nó có tác dụng chữa bệnh tất cả các loại nấm cho cá như nấm trắng, nâm thân. Đặc biệt nhất là sát trùng cho cá, dùng hiệu quả cho các loại cá cảnh như: Neon, Guppy, Betta, La Hán, …

Cách sử dụng: Bạn có thể vớt cá ra ngoài hoặc châm trực tiếp Bio Knock 2 trực tiếp vào hô theo tỷ lệ 1 giọt/10 lit nước liên tục trong 3 hoặc 4 ngày. Thay 50% nước trong hồ để có thể thêm nguồn nước mới chất lượng hơn vào hồ.

Tetra Nhật

Tetra Nhật là sản phẩm chuyên dụng để trị các dạng bệnh như nấm và các bệnh ngoài da cho cá. Đây là một sản phẩm thuốc đã khá lâu đời và được nhiều người nuôi cá cảnh tin tưởng sử dụng, đặc biệt là người chơi cá betta.

Cách dùng:

Sử dụng để chữa bệnh với liều lượng 1g cho 100 lít nước. Nên sử dụng thêm muối trước hoặc sau khi cho thuốc 4h đồng hồ với tỷ lệ 2kg/m3. Sau 5 ngày nếu cá đã khỏi bệnh thì tiến hành thay nước từ từ để nước trong trở lại.

Không cho cá ăn trong quá trình chữa bệnh.

Nếu phòng bệnh: sử dụng 1g cho 200 lít nước. Và vẫn thêm muối như khi chữa bệnh.

Muối hột

Cách xử lý hồ cá bị nấm

Sau khi bạn đã chữa trị đàn cá của bạn khỏi, hãy tính đến việc vê sinh và khử khuẩn bể cá của bạn bằng các dòng sản phẩm như: Bio Knock 2, Tetra nhật hoặc thêm 1 chút muối hột nho nhỏ vào hồ để có thể diệt khuẩn và phòng chống các bệnh nấm cá.

Định kỳ vệ sinh, hút phân cá để đảm bảo môi trường nước trong hồ thủy sinh, cá cảnh luôn tốt nhất có thể.

Cải tạo hệ thống lọc, vi sinh…của bể là cách tốt nhất giúp môi trường sống của cá được tốt nhất, từ đó giúp giảm thiểu lượng vi khuẩn, nấm bệnh tồn tại trong môi trường nước, từ đó sẽ giảm thiểu khả năng mắc bệnh của cá.

Cho ăn thức ăn tốt và chế độ ăn phù hợp giúp cá có thể phát triển khỏe mạnh hơn và tăng sức đề kháng với các dạng bệnh.

Video chia sẻ về 2 dòng thức ăn rất tốt cho cá cảnh, thức ăn này giúp tăng sức đề kháng và giúp cá vượt qua các loại bệnh thường gặp.

Tổng kết

Quan trọng nhất vẫn là sức khỏe và sức đề kháng của cá để có thể vượt qua được mọi loại bệnh – Phòng bệnh hơn chữa bệnh mà.