Top 10 # Xử Lý Bể Cá Cảnh Bị Nấm Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Fcbarcelonavn.com

Xử Lý Cá Neon Bị Nấm Đốm Trắng. – Cá Cảnh Trung Nguyên

Thân gửi các bác, mùa này là 1 trong những mùa cá nói chung và cá neon nói riêng rất dễ bị nấm đốm trắng. Bản thân cá neon trong giới thuỷ sinh được đánh giá là cá rất khoẻ, không hề yếu. Nhưng lại cực kỳ dễ bị dính cái bệnh mà dễ chữa như kiểu ko cần chữa cũng tự khỏi như bệnh nấm đốm trắng.

– Trên thân, vây hay bất cứ đâu trên cơ thể cá xuất hiện những chấm nhỏ li ti màu trắng và dày dần lên theo thời gian. ( Cực dễ quan sát bằng mắt thường)

Xử lý :

– bào tử nấm đốm trắng lơ lửng trong nước khá nhiều và chờ cơ hội bám lên cá thể sống khác, thay nước là 1 trong những cách để loại bớt 1 phần tác nhân làm bệnh lây lan và mầm bệnh trong bể.

– các tổ nấm đốm trắng bị suy yếu khi gặp nhiệt độ trên 29 độ, các bác cắm sưởi sẽ giúp kìm hãm sự phát triển của các tổ ký sinh nấm trên thân cá và sẽ rụng bớt khỏi thân cá.

– Nấm đốm trắng kỵ muối, kỵ các chất sát trùng, khang sinh , mọi loại thuốc cho cá có tính năng này đều có thể giúp cá chữa bệnh với liều lượng vừa phải.

– Vi sinh cực kỳ tốt để cải thiện môi trường nước, nhưng khi bể đang có mầm bệnh, dừng châm vi sinh nhất là PSB ( vi khuẩn quang hợp ) vì vi khuẩn gây bệnh có khả năng cộng sinh ẩn nhờ dòng vi sinh khác. Hãy chờ cá khoẻ lại, bể hết bệnh ta lại châm lại vi sinh sau.

– Sự thật phũ phàng khi 1 bể nước đã ổn định vi sinh, cá neon thuần trong bể 1 thời gian thì cực trâu, bể nhiệt có hạ dưới 20 độ, lỡ tay cho quá lượng thức ăn hay đồ bẩn vô bể cá cũng chẳng bị sao và bể nước tự trong lại rất nhanh. Vì vậy kiên nhẫn set up chờ bể ổn định và dưỡng cá khoẻ sẽ giúp bạn nuôi cá cực nhàn, ĐỪNG NÓNg VỘI THẢ CÁ !

Cá Bị Nấm Phải Làm Sao? Cách Xử Lý Hồ Cá Bị Nấm

Cá cảnh của bạn khi nhiễm nấm thường có biểu hiện xuống màu, bỏ ăn dẫn đến chết. Ban đầu, cá sẽ bị cụp đuôi, bơi lờ đờ trên mặt nước, lâu dần khi vi khuẩn nấm lây lan sẽ xuất hiện nhiều đốm trắng trên thân. Cùng với đó, cá cũng bị cháy đuôi, cuống đuôi teo nhỏ dần và có màu đỏ. Cá bị nấm khá nguy hiểm, nếu không phát hiện và cách ly kịp thời có thể lây lan sang những con khác khiến cả đàn cá đều mắc bệnh.

Nguyên nhân cá bị nấm

Bể bị bẩn, không vệ sinh bể thủy sinh

Chất lượng nước không đảm bảo

Cá bị thương, già hoặc mắc những bệnh khác cũng có thể bị nấm

Bể thủy sinh có cá chết hoặc chất hữu cơ đang phân hủy trong bể

Cá bị lây nấm từ cá mới mua thả vào bể

Chế độ ăn hạn chế khiến đề kháng kém, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển

Thời tiết lạnh đột ngột cũng là nguyên nhân khiến cá bị nấm

Điều trị cá bị nấm

Khi phát hiện cá trong bể thủy sinh bị nấm, lập tức bỏ muối biển vào nước theo tỷ lệ 2 thìa cà phê cho 5 lít nước.

Cách ly cá bị nấm để phòng tránh lây lan vi khuẩn ra cả đàn. Cá bị nấm có thể cho ra chậu nhỏ hoặc thùng xốp, dùng máy sưởi 25 độ C hoặc nước ấm và đây bạt nilon nhằm giữ ấm cho cá.

Nhỏ thuốc xanh methylen với liều lượng từ 3 tới 5 giọt trên 20 lít nước hoặc các loại thuốc đặc trị nấm bán tại các cửa hàng cá cảnh.

Đều đặn vệ sinh, hút cặn bẩn trong chậu hoặc thùng xốp sao cho nước vơi đi khoảng 30%. Đồng thời bổ sung nước mới và muối biển tương ứng.

Vẫn cho cá ăn đều nhưng giảm khẩu phần ăn đi một nửa. Nếu được, chỉ nên cho ăn ấu trùng Atermia

Như vậy, thực hiện tuần tự theo các bước nói trên, vi khuẩn nấm sẽ dần bị tiêu diệt, cá của bạn sẽ dần hồi phục lại sức khỏe và ngoại hình. Bạn cũng cần lưu ý dành nhiều thời gian chăm sóc bể cá hơn, nhất là khi thời tiết thay đổi đột ngột.

Nói chung, khi mới phát hiện dấu hiệu cá bị nấm, điều quan trọng nhất là chúng ta phải can thiệp ngay vì nếu để lâu có thể lây lan ra cả đàn. Lúc đó là quá muộn, bạn sẽ không tránh khỏi việc phải vớt cá chết ra khỏi bể.

Phòng tránh nấm cho hồ cá cảnh

Phần lớn cá cảnh không chịu được nhiệt độ quá thấp nên chúng ta cần sử dụng nhiệt kế kết hợp máy sưởi trong bể để theo dõi và xử lý kịp thời.

Vệ sinh bể thường xuyên theo định kỳ bằng viẹc hút sạch lớp bẩn dưới đáy bể. Phân cá hoặc thức ăn thừa chính là tác nhân tạo thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn nấm phát triển.

Đa dạng khẩu phần ăn cho cá. Bạn cần bổ sung nhiều loại thức ăn bổ dưỡng để cá phát triển toàn diện và nâng cao sức đề kháng.

Đồ ăn đa dạng không chỉ giúp phòng nấm, tăng sức đề kháng mà còn giúp cá lớn nhanh, lên màu đẹp, sinh sản tốt hơn. Hơn nữa, nếu bạn có ý định ép đẻ thì thế hệ sau của chúng cũng sẽ khỏe mạnh hơn.

Tóm lại, cá bị nấm hoàn toàn có thể chữa khỏi nhưng cũng phụ thuộc vào việc cá bị nặng hay nhẹ, thường xuyên hay không. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào tâm huyết và trình độ hiểu biết của người chơi cá cảnh.

Cá Neon Bị Bệnh, Bị Nấm Làm Chết Hàng Loạt Và Cách Xử Lý

Nuôi cá Neon không phải là một việc dễ dàng cả với người trong nghề. Nó đòi hỏi người nuôi ngoài điều kiện còn phải có chút hiểu biết về cá và kỹ thuật chăm sóc. Đặc biệt là khi cá Neon bị bệnh dẫn đến chết hàng loạt, người chơi cần biết cách chữa trị, xử lý như thế nào cho có hiệu quả và nhanh chóng nhất.

Bệnh trên cá Neon khá phổ biến, là trở ngại mà người chơi cá thường phải đau đầu khi gặp phải. Khi cá Neon bị bệnh, chúng có thể ảnh hưởng đến các loài khác trong bể cá.

Có rất nhiều dấu hiệu và triệu chứng để nhận biết dấu hiệu bệnh của cá nhưng đáng tiếc là không có cách chữa trị nào chung chung cho cá để loại bỏ bệnh. Vì thế cách chữa trị thông dụng chính là loại trừ cá bệnh ngay lập tức để đảm bảo an toàn cho những cá thể còn lại trong bể.

Trọng tâm của phương pháp phòng ngừa để có một bể cá an toàn, khỏe mạnh này là cần có sự chăm sóc, theo dõi kỹ lưỡng và đều đặn, có phương pháp ngăn chặn hiệu quả để duy trì được sự trong lành cho bể cá giúp cá phát triển khỏe mạnh.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh trên cá Neon do một loại vi bào tử (vi nấm) có tên Pleistophora hyphessobryconis gây ra là bệnh thường thấy đối với loài cá này. Bệnh xảy ra khi con này ăn xác của những con đã chết hoặc do thức ăn sống có mang mầm bệnh như giun, gây nên.

Ngay khi cá tiêu hóa các bộ phận của xác, các bào tử ký sinh trùng mang mầm bệnh sẽ đi vào cơ thể cá và bắt đầu ăn mòn chủ thể khỏe mạnh này. Khi bệnh phát triển, các túi nang của bào tử (bào xác) sẽ xuất hiện trên vật chủ bị nhiễm bệnh và phá hủy dần từ trong ra ngoài. Màu sắc của cá sau đó sẽ bị bạc dần chính là dấu hiệu chung nhất chứng tỏ cá bị bệnh.

Các triệu chứng bệnh

Đối với những ai chăm sóc cá tận tình, kỹ lưỡng thì các biểu hiện xác định bệnh rất dễ nhận thấy. Các triệu chứng này bao gồm những thay đổi về thể chất, rất dễ thấy biểu hiện ra bên ngoài như các túi nang hay bào xác bám trên cá thể bị nhiễm bệnh.

Khi bị nhiễm bệnh, cá Neon sẽ dần mất đi màu, nhợt nhạt, khó khăn khi bơi hoặc trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, hình dáng xương sống của cá có thể sẽ bị bẻ cong, thậm chí còn có khả năng mắc thêm bệnh thứ hai như thối vây hay phù nề.

Cá Neon bị bệnh, xương sống bị bẻ cong

Biểu hiện di chuyển không ngừng

Biểu hiện đầu tiên của cá trong bể bị bệnh là sự hiếu động của cá (di chuyển không ngừng, thể hiện sự bồn chồn).

Cụ thể là bạn sẽ thấy cá không bơi theo đàn hay đồng loại của nó. Chúng thường tách ra khỏi bầy hoặc bơi không bình thường. Sự di chuyển bất thường của một cá thể trong bầy chính là dấu hiệu bệnh đã bắt đầu tác động đến cá.

Biểu hiện cá Neon bị mất màu

Tương tự, màu sắc và vây cá sẽ là biểu hiện rõ nhất mức độ ảnh hưởng của bệnh. Tuy nhiên, biểu hiện này thường xảy ra khi bệnh đang ở giai đoạn phát triển nặng hơn.

Cố gắng hết sức tìm ra vấn đề để ngăn chặn sự ô nhiễm lan rộng trong bể gây ảnh hưởng các loài khác.

Các loài cá dễ mắc bệnh vi nấm

Cá Neon là cái tên phổ biến nhất về loại bệnh này. Ngoài ra, các giống cá khác như Cá Thiên Thần (Anglefish), Cá Lòng Tong đá (Rasboras), Cá Hoa Hồng hay Cá Mai Quế (Barb), Cá Neon Vua hay Cá Neon Đỏ (Cardinal Neon), vẫn thường được biết đến là có thể mắc loại bệnh này. Trong số đó, chỉ có duy nhất Cá Neon Vua là có khả năng kháng bệnh.

Cá Thiên Thần Xanh (Blue Angelfish)

Cá Mai Quế, Cá Hoa Hồng (Neon Rosy Barb)

Cá Lòng Tong Đá Sọc Đỏ (Red Lined Rasboras)

Cá Neon Vua (Cardinal Neon) có khả năng đề kháng bệnh

Biện pháp phòng ngừa, chăm sóc và trị bệnh cho cá Neon

Đáng tiếc là hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị hay phương pháp kiểm soát nào cho bệnh này trên cá Neon.

Kiểm duyệt, cách ly và khử trùng

Cách thức chính vẫn là cách ly hoặc loại bỏ những con mắc bệnh, phòng tình trạng ô nhiễm lây lan. Và cách hiệu quả nhất để đối phó với vấn đề này là có những biện pháp để ngăn chặn bệnh tái sinh. Với cách này, người nuôi cá cần cọ rửa, vệ sinh cho bể thường xuyên để giữ độ trong sạch tốt nhất của nước trong bể, đặc biệt là sau đợt dịch đầu tiên.

Ngoài ra, để ngăn chặn bệnh phát sinh từ những triệu chứng trên, người nuôi cũng cần phải thật gắt gao trong việc chọn mua cá trước khi đem chúng về nhà. Một kinh nghiệm đút kết nữa là bạn có thể cách ly những con mới ra khỏi bể khoảng vài tuần như một phương pháp kiểm dịch trước khi cho chúng vào môi trường mới. Khi phát hiện bất kì loại bệnh nào, bạn phải cố gắng ngay lập tức loại bỏ chúng ra khỏi bể càng sớm càng tốt.

Gắt gao trong khâu chọn mua cá, loại bỏ khi phát hiện bệnh

Bệnh cá Neon có thể chữa trị được không?

Có lẽ đây là tin không vui cho hội những người yêu cá cảnh khắp thế giới khi mà cách chữa trị cho cá Neon bị bệnh vẫn là còn là một câu hỏi. Không có thuốc nào làm chậm quá trình hủy hoại của bệnh và cũng không có cách nào để chữa cho chúng một khi đã mắc bệnh cả.

Loại bỏ chúng ra khỏi bể được coi là cách giúp chúng chết một cách thật nhẹ nhàng nhất mà nhiều người buộc phải làm đối với những chú cá không may này. Có như thế thì những con khỏe mạnh còn lại mới được bảo vệ khỏi sự lây lan của bệnh.

Những loài cá nào có thể mắc bệnh từ cá Neon?

Ngoài cá Neon, chúng ta cũng có thể điểm qua một số loài cá khác như cá Thiên Thần (Anglefish), cá Hoa Hồng hay cá Mai Quế (Barbs) và cá Lòng Tong Đá. Chúng dễ mắc bệnh vì đều là những tay săn cá Neon. Thế nên, dù nhiều loài cá khác cũng có thể nuôi bệnh nhưng không được liệt vào danh sách vì cá Neon không phải là con mồi của chúng. Đặc biệt, chỉ duy nhất cá Neon Vua hay cá Neon Đỏ (Cardinal Tetra) là loài có khả năng đề kháng mạnh đối với bệnh này.

Có nên thử phương thức chữa trị bằng cách kháng khuẩn cho cá?

Rất khuyến khích bạn áp dụng với phương pháp này kể cả khi bạn biết chắc đấy là bệnh của cá Neon hay chỉ nghi ngờ chúng có khả năng nhiễm khuẩn của bệnh.

Đó là lý do tại sao bạn nên sử dụng thuốc kháng khuẩn như API Melafix để bài trừ, tiêu diệt bất kỳ mầm khuẩn nào có thể gây bệnh cho cá ra khỏi nước.

Phương pháp điều trị bằng hoạt chất dược phẩm API (Active Pharma Ingredient) rất hiệu quả trong việc đối phó với các mầm bệnh trên cá, chưa kể giá thành cũng khá dễ chịu để mua thử.

Điều trị bệnh cho cá bằng hoạt chất kháng khuẩn Melafix

Nếu bạn không chắc rằng những chú Neon của mình có bị bệnh hay không, bạn vẫn có thể thử sử dụng phương pháp kháng khuẩn này. Điều trị cho cá bằng hoạt chất kháng khuẩn Melafix là một trong số các cách chữa trị được nhiều người tin tưởng và biết đến nhiều nhất trong việc điều trị cho cá bị bệnh do nhiễm khuẩn. Nhìn mặt bằng chung, thuốc luôn nhận được nhiều đánh giá tích cực về hiệu quả cũng như giá cả trên thị trường.

Thuốc API Melafix kháng khuẩn cho cá cảnh

Melafix hỗ trợ trong việc chữa lành các vết thương hở và trầy da, là yếu tố rất quan trọng để ngăn ngừa các bệnh cơ hội khác. Ngoài ra, phương pháp chữa trị cho cá nhiễm khuẩn bằng Melafix này còn có rất nhiều ưu điểm:

Thuốc cũng có tác dụng cực hiệu quả đối với các bệnh như thối vây, đục thủy tinh thể mắt và nấm trên miệng cá.

Thuốc thúc đẩy sự tái sinh các mô và vây cá bị hư hỏng.

Thuốc được sử dụng cả cho cá nước ngọt và nước mặn. Đây là ưu điểm mà ít có loại thuốc nào đáp ứng được.

Melafix không phá hỏng bộ lọc sinh học hay ống dẫn khí trong bể, không làm thay đổi độ PH của nước cũng như màu sắc của cá.

Một số thắc mắc thường gặp:

1. Có thể loại trừ hoàn toàn bệnh ra khỏi bể cá thậm chí sau đợt bệnh được không?

Thật sự thì bệnh của cá Neon rất dễ lây nhiễm thông qua cách giao tiếp giữa các loài. Nhiệm vụ hết sức quan trọng của bạn là phải cách ly ngay những con bị bệnh sao cho nước trong bể luôn giữ được độ trong sạch và đạt chuẩn nhất để tránh phá đi hệ sinh thái bên trong của bể cá. Bể cá thường không được xem là yếu tố làm gia tăng tình trạng bệnh nhiều bằng đặc tính giao tiếp, liên lạc của cá với nhau. Thực hiện các phương pháp phòng ngừa khác như duy trì mức độ nước ở nhiệt độ và lưu lượng chảy phù hợp, không làm kích động cá để đảm bảo chúng phát triển một cách khỏe mạnh.

2. Có phải loài cá Neon nào cũng mang bệnh này không?

Câu trả lời là không. Bệnh được truyềngiữa nhiều loài khác nhau, là hậu quả của việc con này ăn mô xác của con khác. Để tránh nguy cơ mắc bệnh, đừng bao giờ mua những loại cá đã bị bệnh trước khi bạn chăm sóc chúng.

3. Cách tốt nhất để phát hiện bệnh sớm là gì?

Sự di chuyển không ngừng, hỗn loạn của cá, bạc màu, thối vây và những dấu hiệu bên ngoài khác là những thay đổi có thể tìm thấy trên cá thể bị nhiễm bệnh. Ngay khi phát hiện ra bệnh, loại bỏ chúng khỏi bể cá ngay tức khắc.

“Phòng ngừa đúng cách, nói không với bệnh”.

Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đã phần nào giải đáp được những thắc mắc cho bạn đọc về cách phòng ngừa, ngăn chặn bệnh trên cá Neon.

Quan trọng là bạn cần tìm hiểu những triệu chứng của bệnh trước để có được sự can thiệp kịp thời, ngăn chặn cơ hội bùng phát bệnh trong bể cá yêu quý của mình.

Ngoài ra, máy lọc nước là một thiết bị không thể thiếu giúp cá luôn khỏe mạnh, đây là chiếc máy lọc giá rẻ bạn nên tham khảo để làm sạch nước cho bể cá Neon nhỏ:

Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Hồ Cá Bị Nấm Hiệu Quả Nhất

Cá khi bị nấm thường có biểu hiện xuống màu, bỏ ăn dẫn đến chết. Ban đầu, cá sẽ bị cụp đuôi, bơi lờ đờ trên mặt nước, lâu dần khi vi khuẩn nấm lây lan sẽ xuất hiện nhiều đốm trắng trên thân. Cùng với đó, cá cũng bị cháy đuôi, cuống đuôi teo nhỏ dần và có màu đỏ. Cá bị nấm khá nguy hiểm, nếu không phát hiện và cách ly kịp thời có thể lây lan sang những con khác khiến cả đàn cá đều mắc bệnh.

Cách thay nước hồ cá

Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh nấm cá rất đa dạng và khó lường, tuy nhiên có một vài nguyên nhân chính sau đây:

Cá mang bệnh sẵn từ ngoài tiệm thủy sinh, cá cảnh.

Bể bẩn, không vệ sinh bể thủy sinh cá cảnh

Cá bị thương, yếu hoặc đang mắc các dạng bệnh khác.

Sức khỏe của cá yếu do chế độ ăn không tốt.

Cá bị stress

Thay đổi các yếu tố môi trường trong hồ thủy sinh đặc biệt là thay đổi nhiệt độ đột ngột.

Nếu bạn nhìn thấy cơ thể những chú cá của mình lốm đốm những chấm nhỏ màu trắng, đây chính là biểu hiện của việc cá của bạn đã bị phát bệnh nấm trắng. Hãy chữa trị ngay trước khi đàn cá của bạn bị kiệt sức và chết với loại bệnh nguy hiểm này.

Hiện nay, có khá nhiều dòng thuốc có thể hỗ trợ chúng ta trị các dòng bệnh nấm trắng ở cá cảnh như: Bio knock 2, tetra nhật….hay đơn giản như muối hột cũng là một phương thuốc hiệu quả để trị bệnh nấm ở cá.

Tăng nhiệt độ là các hiệu quả nhất để chữa bệnh nấm cá, vi khuẩn nấm sẽ khó có thể tồn tại và phát triển được trong môi trường có nhiệt độ trên 30 độ. Bạn có thể tìm mua một sản phẩm sưởi cho hồ cá ở các tiệm thủy sinh và về nhà sử dụng để trị bệnh nấm cho cá và kết hợp với các sản phẩm thuốc bên dưới.

Bio Knock 2 là dòng thuốc trị nấm của Thái chai đen được sử dụng cho cá cảnh cả trong nước biển và nước ngọt. Nó có tác dụng chữa bệnh tất cả các loại nấm cho cá như nấm trắng, nâm thân. Đặc biệt nhất là sát trùng cho cá, dùng hiệu quả cho các loại cá cảnh như: Neon, Guppy, Betta, La Hán, …

Cách sử dụng: Bạn có thể vớt cá ra ngoài hoặc châm trực tiếp Bio Knock 2 trực tiếp vào hô theo tỷ lệ 1 giọt/10 lit nước liên tục trong 3 hoặc 4 ngày. Thay 50% nước trong hồ để có thể thêm nguồn nước mới chất lượng hơn vào hồ.

Tetra Nhật là sản phẩm chuyên dụng để trị các dạng bệnh như nấm và các bệnh ngoài da cho cá. Đây là một sản phẩm thuốc đã khá lâu đời và được nhiều người nuôi cá cảnh tin tưởng sử dụng, đặc biệt là người chơi cá betta.

Sử dụng để chữa bệnh với liều lượng 1g cho 100 lít nước. Nên sử dụng thêm muối trước hoặc sau khi cho thuốc 4h đồng hồ với tỷ lệ 2kg/m3. Sau 5 ngày nếu cá đã khỏi bệnh thì tiến hành thay nước từ từ để nước trong trở lại.

Không cho cá ăn trong quá trình chữa bệnh.

Nếu phòng bệnh: sử dụng 1g cho 200 lít nước. Và vẫn thêm muối như khi chữa bệnh.

Sau khi bạn đã chữa trị đàn cá của bạn khỏi, hãy tính đến việc vê sinh và khử khuẩn bể cá của bạn bằng các dòng sản phẩm như: Bio Knock 2, Tetra nhật hoặc thêm 1 chút muối hột nho nhỏ vào hồ để có thể diệt khuẩn và phòng chống các bệnh nấm cá.

Định kỳ vệ sinh, hút phân cá để đảm bảo môi trường nước trong hồ thủy sinh, cá cảnh luôn tốt nhất có thể.

Cải tạo hệ thống lọc, vi sinh…của bể là cách tốt nhất giúp môi trường sống của cá được tốt nhất, từ đó giúp giảm thiểu lượng vi khuẩn, nấm bệnh tồn tại trong môi trường nước, từ đó sẽ giảm thiểu khả năng mắc bệnh của cá.

Cho ăn thức ăn tốt và chế độ ăn phù hợp giúp cá có thể phát triển khỏe mạnh hơn và tăng sức đề kháng với các dạng bệnh.

Cách làm nước bể cá trong vắt

Phần lớn cá cảnh không chịu được nhiệt độ quá thấp nên chúng ta cần sử dụng nhiệt kế kết hợp máy sưởi trong bể để theo dõi và xử lý kịp thời.

Vệ sinh bể thường xuyên theo định kỳ bằng viẹc hút sạch lớp bẩn dưới đáy bể. Phân cá hoặc thức ăn thừa chính là tác nhân tạo thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn nấm phát triển.

Đa dạng khẩu phần ăn cho cá. Bạn cần bổ sung nhiều loại thức ăn bổ dưỡng để cá phát triển toàn diện và nâng cao sức đề kháng.

Đồ ăn đa dạng không chỉ giúp phòng nấm, tăng sức đề kháng mà còn giúp cá lớn nhanh, lên màu đẹp, sinh sản tốt hơn. Hơn nữa, nếu bạn có ý định ép đẻ thì thế hệ sau của chúng cũng sẽ khỏe mạnh hơn.

Cách tạo vi sinh cho hồ cá