Top 5 # Xem Cá Xiêm Đá Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Fcbarcelonavn.com

Cáp Cá Đá, Betta, Xiêm Chọi

Cáp cá đá, betta, xiêm chọi, Sau khi cá đá được nuôi dưỡng đến tuổi thành thục (cá thành thục phải đạt từ 8 tháng tuổi trở lên) và được huấn luyện bằng những bài tập thể lực thì bạn có thể mang nó đi đá được rồi.

Cáp cá là gì

Cáp cá là quan sát và so sánh những điểm yếu và điểm mạnh của hai con cá khi trận đấu chưa diễn ra để từ đó quyết định đặt cược cho con cá nào. Việc cáp cá như thế nào là tùy thuộc vào kinh nghiêm của người chơi. Nếu bạn mang cá đi đá vì yêu thích trò chơi này mà không quan tâm đến vấn đề cá cược thì việc này không mấy quan trọng, vì thắng hay bại phụ thuộc vào kỹ năng đá của cá. Nhưng nếu bạn là dân cá cược thì việc cáp cá là hết sức quan trọng. Nếu bạn đánh giá cá một cách thận trọng và chính xác, biết được điểm yếu của cá đối phương và thế mạnh cá của mình thì khả năng thắng cược là rất lớn.

Những nguyên tắc trong việc cáp cá

Những nguyên tắc sau đây được đúc kết từ kinh nghiêm của dân chơi đá cá:

Cá lớn có lợi thế hơn cá nhỏ: cá lớn luôn có nhiều cơ hội thắng trận hơn cá nhỏ. Đây là nguyên tắc vàng của các tay chơi cá.

Nhận biết được phong độ đỉnh điểm của cá: cá đạt phong độ đỉnh điểm thì khả năng thắng trận rất cao. Cá đang ở phong độ đỉnh điểm sẽ hội đủ năm yêu tố: vảy cứng, răng sắc, cấu trúc cơ thể cân đối, dai sức và kỹ năng đá tốt.

Nắm được điểm yếu của cá đối phương: nắm được điểm yếu của cá đối phương sẽ giúp cho bạn mạnh dạng đặt cược vào cá của mình.

Thực hành cáp cá betta:

Để thực hành cáp cá, có thể qui cá đá về 3 dạng: cá có cấu trúc cơ thể cân đối, cá có cấu trúc cơ thể mảnh mai và cá có cấu trúc cơ thể dị dạng. Với mỗi dạng cá đều có điểm yếu và điểm mạnh riêng.

Cá Xiêm Ăn Gì ? Đặc Điểm Sinh Học Cá Betta, Cá Xiêm Đá

Hay còn gọi Cá betta, cá xiêm đá là 1 trong những dòng cá có nhiều màu sắc đa dạng, với đặc thù vây kỳ căng tròn đẹp và có bản tính háu đá nổi tiếng nhất trong các dòng cá cảnh. Được nhiều dân chơi nuôi làm cảnh kết hợp với thú vui cho cá chọi nhau.i là cá betta, là loại thú chơi cho cá chọi với nhau.

Đặc điểm sinh học cá betta, cá xiêm đá

Phân bố:Một số nước Đông Nam Á …

Chiều dài cá (cm):5 – 7,5

Nhiệt độ nước (C):24 – 30

Độ cứng nước (dH):5 – 20

Tính ăn:Ăn tạp

Hình thức sinh sản:Đẻ trứng

Chi tiết đặc điểm sinh học:Phân bố: Đông Nam Á: Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Brunei, Việt Nam …Tầng nước ở: Mọi tầng nước Sinh sản: Cá dễ sinh sản, đẻ trứng tổ bọt. Cá đực chăm sóc tổ trứng và cá con, cần tách cá cái ra riêng để tránh cá mẹ ăn trứng. Trứng nở sau 24 – 48 giờ, cá bột tiêu hết noãn hoàng sau 2 – 3 ngày.

Nếu không có sẵn nguồn thức ăn tươi sống hay không có đủ thời gian, bạn có thể lấy thức ăn khô (như trùng đất khô) hoặc thức ăn dạng viên dành cho loại cá xiêm được đóng hộp sẵn và bán với giá tiền tiền đối bình thường. Các nguồn thức ăn khô này có thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho cá betta, tuy nhiên đó không phải món “yêu thích” của chúng.

Thức ăn đông lạnh

Đây là loại thức ăn lâu dài dành cho những bạn không đủ kiên nhẫn lẫn thời gian để hằng ngày ra cửa hàng cá cảnh để mua “mồi sống” cho cá betta, thì thức ăn cho cá betta nên trữ sẵn trong ngăn đá tủ lạnh chính là thức ăn được lựa chọn tối ưu nhất. Nguồn thức ăn này làm từ động vật giáp xác, sâu… được nghiền nhỏ rồi đông lạnh nên có thể dùng được ở khá nhiều thời gian. Lưu ý trước khi cho cá betta ăn, chủ nuôi phải rã đông ở nhiệt độ phòng , giã nhỏ rồi mới bắt đầu cho cá ăn để tránh tình trạng cá không thể ăn được vì kích thước thức ăn khá lớn và còn đông lạnh.

Sự chọn lựa ưu tiên nhất cho cá của mình là thức ăn tươi sống. Lăng quăng, bọ gậy, ấu trùng muỗi, còn có tên thường gọi là “sâu máu” là thức ăn cho cá betta được nhiều người nuôi ưu tiên. Bạn sẽ rất bất ngờ khi chú cá betta của mình đớp liên tục đến khi bụng của cá căng tròn lên. Đây là loại thức ăn giàu protein, cá betta rất thích nhưng cũng có thể gây nguy hiểm cho cá nếu bạn không phân chia liều liệu lượng cụ thể.

Ấu trùng tôm cũng là một loại thức ăn cho cá betta khá “sốt” hiện nay. Có giá thành cao, giàu dinh dưỡng và ít bị lây khuẩn, bạn có thể thưởng cho chú cá betta của mình 1 tuần/lần để cân bằng dinh dưỡng, đổi vị cho cá ăn ngon hơn.

Trùn chỉ là thức ăn cho cá betta khá phổ biến. Cung cấp nhiều protein, cá không chỉ lên màu đẹp mà còn rất “háo chiến”. Bạn nên xen kẽ vào bữa ăn trong tuần của cá, thay vì chỉ cho ăn độc nhất 1 loại trùn chỉ. Lưu ý Vì nguồn thức ăn này khá bẩn, dễ bị nhiễm vi khuẩn, bạn cần rửa sạch, không dùng loại đã để quá 1 tuần cho cá ăn. Cá betta ăn phải trùn chỉ bẩn có thể bị xù vảy, nghẹt thở, gây khó khăn cho sinh sản.

Nguồn : https://www.global-news.info/

Cách Tuyển Chọn Cá Xiêm Đá, Betta Chọi

Người ta thường tuyển chọn cá bố mẹ có đuôi ngắn đem về lai tạo ra những con cá đá. Có hai dạng cá bố mẹ, cá bố mẹ tuyển và cá bố mẹ thường.

Cá đá tốt phần lớn do di truyền từ cá xiêm bố mẹ. Để tạo ra cá đá tuyển, người ta tuyển chọn những con cá thắng trận ở trường đấu rồi đem về lai tạo. Việc chọn lựa cá bố mẹ như thế nào phụ thuộc vào kinh nghiệm và suy luận của nhà lai tạo. Tuy nhiên, cá bố nhất định phải là con cá thắng cuộc ở trường đấu. Còn cá mẹ thường được tuyển chọn từ dòng cá cỏ sức bền và có nhiều cá đực thắng trận.

Cá betta bố mẹ tuyển phải có những đặc điểm sau đây:

Cá xiêm đá, cá betta chọi cần có cơ thể cân đối: cấu trúc cơ thể cân đối là sự kết hợp hoàn hảo của các bộ phận trên cơ thể cá. Cá có cấu trúc cân đói sẽ có lợi thế khi cáp cá và đá độ.

Vảy cứng: vảy được coi như là tấm áo giáp của cá đá. vảy càng cứng thì mức độ bị thương của cá càng ít.

Răng sắc: răng là bộ phận rất quan trọng của cá đá, nó được xem là vũ khí để tấn công đối thủ. Răng của cá càng sắc thì khả năng làm bị thương đối thủ càng nhiều. Có hai loại răng, răng ngắn và răng dài. Cá có răng dài thưòng là cá non. Biểu hiện của loại này là cắn đối thủ ngay từ lúc bắt đầu trận đấu, nhưng thường bỏ cuộc sau 2 giờ đấu. Cá có răng ngắn thường là cá đã trưởng thành. Biểu hiện của loại này là thưòng chỉ cắn đối thủ sau khi đá vài giờ. Cá trưởng thành thì có răng sắc hơn cá non.

Cá đá có cách đá tốt: biết tấn công tập trung vào các vị trí như đuôi, miệng, nắp mang, bụng, mắt. Biết đá đòn tạt ngang, đòn hồi mã và đòn liên hoàn. Ngoài ra còn phải biết phòng vệ tốt.

Chọn lựa cá bố mẹ thường rất đơn giản, chỉ cần lấy bất kỳ con cá đá nào ở trường đấu, hay dùng cá có sẵn để lai tạo ra cá đá con. Đàn cá con có thể nuôi chung trong một bể lớn. Bể có kích thước khoảng 2m 2 có thể nuôi 200 con.

Không phải cứ bố mẹ tốt là tất cả cá con đều tốt, nhưng cá bố mẹ tốt là điểu kiện cần dể có cá con tốt. Phong độ của lứa cá còn phụ thuộc vào độ tuổi của chúng. Có lứa dạt phong độ tốt nhất khi mới được 5 tháng tuổi, có lứa thì 7 – 8 tháng tuổi, thậm chí có lứa hơn 12 tháng tuổi mới trưởng thành. Người lai tạo phải xác định được thời điểm mà cá đạt phong độ cao nhất bằng cách cho lứa này đá thử vói lứa khác nhằm chọn ra những con tốt nhất. Có người lại cho các con cá trong một bầy đá nhau. Việc này được gọi là kiểm tra nội bộ nhằm chọn ra những con cá tốt nhất trong bẩy.

Cá đá dai sức: dai sức là yếu tố đóng vai trò quyết định thắng trận của cá đá. Cá có sức dẽo dai có thể đá với đối thủ giỏi cho đến khi kiệt sức mà không hề bỏ chạy dù bị thương rất nặng.

Kỹ năng đá tốt: Cá có kỹ năng đá tốt là cá có sự khôn khéo để chiến thẳng đối thủ. Những con cá có khả năng học hỏi và thích nghi với lối đá của đối thủ là những con cá thuộc hạng siêu đẳng. Cá có kỹ năng đá tốt có thể tìm ra nhược điểm của đối phương, và nó sẽ tập trung đá vào điểm yếu này cho đến khi đối thủ không thể chịu nổi.

Như vậy, kết hợp các yếu tố trên, người nuôi có thể chọn ra được những con cá tốt nhất để đem huấn luyện và thi đấu.

Cá Cảnh Đẹp, Cá Betta, Cá Xiêm, Cá Đá

Cá Betta hay còn gọi là Cá Xiêm là một loài Cá Đá, những con cá trống betta gặp nhau là sẽ đánh nhau như là bản chất di truyền của chúng rồi, cá betta ngày nay được lai tạo ra rất nhiều hình dạng đuôi và màu sắc đẹp có thể nuôi làm cảnh rất bắt mắt không chỉ đơn thuần là để đá cá như cá xiêm hồi xưa. Thông tin chung – General information

Tên khoa học: Betta spp.

Tên Tiếng Anh: Betta

Tên Tiếng Việt: Xiêm; Đá

Nguồn cá: Sản xuất nội địa

Chi tiết phân loại:

Bộ: Perciformes (bộ cá vược)

Họ: Osphronemidae (họ cá tai tượng)

Thuộc loài: Nguồn gốc cá xiêm thuộc loài Betta splendens Regan, 1910, trải qua hàng trăm năm chọn lọc và lai tạo, hiện rất hiếm và khó xác định loài cá xiêm thuần chủng trên thị trường. Các loài có thể lai tạo hay tạp giao bao gồm: B. smaragdina Ladiges, 1972; B. imbellis Ladiges, 1975; B. stiktos Tan & Ng, 2005; B. taeniata Regan, 1910; B. pugnax (Cantor, 1849); B. coccina Vierke, 1979 …

Tên tiếng Việt khác: Lia thia; Thia xiêm; Chọi; Phướn

Tên tiếng Anh khác: Siamese fighting fish; Fighting fish

Nguồn gốc: Nguồn cá từ khai thác tự nhiên (lia thia đồng) và nhập nội (lia thia xiêm) cách đây hơn 100 năm theo chân các thương lái người Hoa (Đoàn Khắc Độ, 2007). Cá đã sản xuất giống phổ biến trong nước từ thập niên 40 – 50

Đặc điểm sinh học – Biology

Phân bố: Một số nước Đông Nam Á …

Chiều dài cá (cm): 5 – 7,5

Nhiệt độ nước (C): 24 – 30

Độ cứng nước (dH): 5 – 20

Độ pH: 6,0 – 8,0

Tính ăn: Ăn tạp

Hình thức sinh sản: Đẻ trứng

Chi tiết đặc điểm sinh học:

Phân bố: Đông Nam Á: Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Brunei, Việt Nam …

Tầng nước ở: Mọi tầng nước

Sinh sản: Cá dễ sinh sản, đẻ trứng tổ bọt. Cá đực chăm sóc tổ trứng và cá con, cần tách cá cái ra riêng để tránh cá mẹ ăn trứng. Trứng nở sau 24 – 48 giờ, cá bột tiêu hết noãn hoàng sau 2 – 3 ngày. Cá bột có cỡ miệng nhỏ thích hợp ăn luân trùng, bo bo …

Kỹ thuật nuôi – Culture technology

Thể tích bể nuôi (L): 50 (L)

Hình thức nuôi: Ghép

Nuôi trong hồ rong: Có

Yêu cầu ánh sáng: Vừa

Yêu cầu lọc nước: Ít

Yêu cầu sục khí: Ít

Loại thức ăn: Phiêu sinh động vật, cung quăng, trùng chỉ, ấu trùng côn trùng ….

Tình trạng nhiễm bệnh: Chi tiết kỹ thuật nuôi:

Chiều dài bể: 30 – 40 cm

Thiết kế bể: Cá chịu được môi trường sống chật hẹp và không cần sục khí nhờ cá có cơ quan hô hấp phụ. Cá đực rất hiếu chiến nên cần nuôi riêng, hoặc nuôi một cá đực với nhiều cá cái. Mặc dù nhiều cửa hàng thường giữ cá đực trong các hũ keo hay lọ thủy tinh, nên chọn bể nuôi có thể tích nước tối thiểu 12 lít để có môi trường nuôi ổn định. Bể có nắp đậy, nước tĩnh, ánh sáng yếu với một ít cây thủy sinh và thực vật nổi.

Chăm sóc: Cá khỏe, dễ nuôi, thích hợp cho người mới nuôi chơi cá cảnh.

Thức ăn: Cá ăn tạp thiên về động vật, thức ăn là phiêu sinh động vật, cung quăng, trùng chỉ, ấu trùng côn trùng ….