Top 3 # Xem Cá Cảnh Nước Ngọt Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Fcbarcelonavn.com

12 Loài Cá Cảnh Nước Ngọt Độc

1. Cá bảy màu

Cá bảy màu là loại cá cảnh phổ biến và được đa số mọi người yêu thích bởi chúng rất dễ nuôi. Chúng cũng luôn sinh sống hòa bình với các loài cá khác và dễ dàng sinh sản. Sự khác biệt giữa con đực và cái ở loài cá này khá rõ ràng. Con đực sẽ có màu sáng hơn với vây hậu môn khá dài. Mặt khác, con cái có kích thước lớn và vây hậu môn ngắn hơn. Cá bảy màu con có thể tự bơi ngay sau khi sinh. Thông thường, một con cá bảy màu “hạ sinh” khoảng 60 đứa con 1 lần.

Bạn cần lưu ý giữ cá con trong một bể riêng nếu không muốn chúng bị ăn bởi những con cá khác. Để chăn nuôi loài cá này, bạn đơn giản chỉ cần giữ con đực và con cái trong một bể là xong.

2. Cá mún

Cá mún có thể được nuôi chung một bể với cá đuôi kiếm. Tuy rằng vẻ ngoài của chúng khác nhau, cách chăm sóc của chúng lại giống nhau và rất phù hợp cho những người mới bắt đầu nuôi cá.

Giống cá này không cần quá nhiều sự chăm sóc. Bạn thậm chí có thể thấy cá con tự bơi và ăn một vài giờ sau khi sinh. Giống như cá bảy màu, bạn chỉ cần nuôi con đực và con cái chung một bể nếu muốn chăn nuôi loài cá này. Với màu sắc tươi sáng và bản chất năng động, cá mún luôn nổi bật trong bể cá của bạn. Chúng dường như luôn đói và luôn tìm kiếm thứ gì đó để ăn.

3. Cá ngựa vằn

Bạn sẽ thấy loài cá nhỏ bé này rất phổ biến trong cộng đồng người chơi cá cảnh. Chúng dễ chăm sóc và bạn không cần tốn quá nhiều thời gian cũng như tiền bạc. Tuy nhiên, cá ngựa vằn thường cắn đứt vây của những con cá khác cùng bể. Chính vì vậy, bạn cần phải cẩn trọng khi lựa chọn những loài cá sống chung.

4. Cá mây chiều

Loài cá này có kích cỡ nhỏ và khá dễ nuôi. Chúng có màu sắc rực rỡ nên sẽ rất nổi bật trong bể cá. Chúng cũng rất dễ sinh sản và không hề hung dữ chút nào. Cá mây chiều (mây trắng) không tấn công cá con như những loài cá khác. Chúng sống được trong môi trường nước lạnh nên bạn cũng không cần giữ ấm bể cá. Đây là loài cá sống theo đàn, vì vậy bạn nên mua ít nhất 6 con để chúng có thể bơi lội cùng nhau.

5. Cá chuột

Nhiều người sẽ thích loài cá này vì vẻ ngoài kỳ dị và tính cách hoạt bát của chúng. Có nhiều loại cá chuột, nhưng phổ biến nhất là cá chuột báo xanh. Cho dù hình thức có thế nào thì loài cá này đều có hành vi giống nhau: chúng chủ yếu bơi ở dưới đáy bể để kiếm thức ăn thừa. Hành động này của cá chuột cũng vô tình giúp bạn dọn sạch bể.

6. Cá tam giác

Cá tam giác chắc chắn là một trong những loài cá đẹp nhất mà bạn có thể nuôi trong bể. Đây là một loài cá sinh sống hòa bình theo đàn. Bạn nên nuôi một đàn cá tam giác thay vì nuôi lẻ tẻ để có được bể cá đẹp nhất. Đối với việc cho ăn, bạn chỉ cần chú ý không cho chúng ăn hạt thức ăn với kích cỡ quá lớn, vậy là xong.

7. Cá chạch rắn

Bạn có thể sẽ thấy loài cá này khá bất thường bởi nó giống như một con rắn nhỏ. Tuy nhiên, chúng không hề nguy hiểm và hầu hết sẽ dành cả ngày để trốn. Điều này có nghĩa là bạn nên có một ít chất nền trong bể nếu như muốn nuôi loài cá này. Chúng sẽ đào và trốn trong chất nền. Bởi vì cá chạch rắn dành cả ngày để đào, chúng sẽ giúp bạn làm sạch bể. Hãy đảm bảo rằng bạn có một vài thức ăn chìm để dễ dàng tiếp cận chúng.

8. Cá sặc lửa

Loài cá này thường sống ở những vùng nước thiếu oxy, vì vậy chúng hình thành tập tính ngoi lên mặt nước để lấy thêm không khí. Đây là điểm thú vị nhất của cá sặc lửa. Nhìn chung, cá sặc lửa rất hòa bình và có thể sống chung với các loài cá khác. Con đực có màu sáng và vây bụng biến đổi. Bạn có thể cho cá sặc lửa ăn dễ dàng khi chúng ngoi lên mặt nước.

9. Cá anh đào

Nhiều người yêu thích cá anh đào vì chúng bé nhỏ và bình yên. Chúng sống theo đàn, vì vậy bạn sẽ cần ít nhất 6 con trong bể để tạo được hiệu ứng. Tuy nhiên, bạn sẽ nhận ra không phải lúc nào cá anh đào cũng ở trong đàn mà chúng chỉ làm vậy mỗi khi cảm thấy sợ hãi.

10. Cá tỳ bà mũi lông

Loài cá này có thể dài đến 15cm, điều đó có nghĩa là bạn cần một chiếc bể lớn nếu muốn nuôi chúng. Vẻ ngoài kỳ dị là thứ khiến nhiều người quan tâm đến cá tỳ bà mũi lông. Chúng chịu được nhiều điều kiện khác nhau nên có thể sống ở bất cứ đâu. Đây cũng là một trong những loài cá dọn bể bởi thức ăn của chúng là các vi sinh vật và tảo.

11. Cá vàng

Đây chắc hẳn là loài cá quen thuộc nhất với tất cả mọi người. Cá vàng có nhiều màu sắc và kích cỡ khác nhau. Khi nuôi loài cá này, bạn chỉ cần nhớ thay mới 10% nước bể mỗi tuần. Còn lại chúng rất dễ nuôi và sinh sống hòa bình với các loài cá khác.

12. Cá hồng mi Ấn Độ

Cá hồng mi Ấn Độ là loài cá bơi rất nhanh, sống theo bầy đàn và có thể nuôi chung với nhiều loài cá khác. Đúng như tên gọi, loài cá này có xuất xứ từ miền Nam Ấn Độ. Chúng hoạt động tích cực vào bình minh và hoàng hôn. Ngoài thức ăn thông thường, cá hồng mi Ấn Độ còn thích ăn rêu tảo có hại. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý tuân thủ các quy tắc thả cá khi bắt đầu thả loài cá này vào bể bởi chúng rất dễ bị sốc.

Nuôi Cá Ngựa Nước Ngọt Làm Cảnh

Cá ngựa nước ngọt hay hải long thực sự là một loài cá vô cùng đặc biệt. Đặc biệt là vì hình dáng của chúng rất giống con ngựa nên mới có cái tên đó. Thân hình cong hình chữ S, đầu giống ngựa, mõm hình ống trụ và không có răng, thân mình không vảy có, vây trước bụng. Kích thước cá ngựa nước ngọt rất nhỏ, thuông dài, chiều dài trung bình khoảng 15cm. Phân bố rộng rãi ở các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Campuchia.

Khác với người anh em của nó là cá ngựa sống ở biển, cá ngựa nước ngọt chỉ sống vùng ngọt. Thức ăn của cá ngựa nước ngọt chủ yếu là loài giáp xác, các loài nhuyễn thể nhỏ, chúng dùng mõm hình ống trụ của mình để hút thức ăn vào.

Cá Ngựa nước ngọt dùng làm cảnh trong bể

Và một điểm đặc biệt nữa đó là khác với hầu hết các loại động vật khác, cá ngựa nói chung hay cá ngựa nước ngọt nói riêng là con đực đảm đương nhiệm vụ quan trọng là mang thai và ấp bào thai, những công việc mà ta luôn nghỉ trách nhiệm của con cái. Ngoài cá ngựa thì còn có một loài cá có hình thức sinh sản kì lạ này là cá chìa vôi.

Cá ngựa nước ngọt sinh sản như thế nào ?

Thường thì cá ngựa nước ngọt được nuôi để làm cảnh, hình dáng đặc biết của chúng kết hợp với lớp da nhiều mà sắc sẽ mang đến cho bế cá cảnh của bạn trong bắt mắt hơn.

Cá ngựa nước ngọt có có cách sinh sản độc đáo. Con cái để trứng vào túi ấp của con đực. Cá ngựa nước ngọt đực có nhiệm vụ ấp những quả trứng đó cho đến khi trứng nở ra cá con. Trứng nở sớm hay muộn đều phụ thuộc vào sức khoẻ của cá ngựa nước ngọt bố mẹ. Khi trứng nở ra con, cá bố mẹ sẽ bảo vệ đàn con cho đến khi chúng đủ lớn. Khác với cá ngựa nước mặn, cá ngựa nước ngọt không ăn con của chúng.

Nuôi cá ngựa nước ngọt để làm cảnh

Với hình dáng đặc biết của chúng, cá ngựa nước ngọt được nhiều ngươi mua về nuôi để làm độc lạ thêm bể cá cảnh của mình.

Nuôi cá ngựa nước ngọt không quá phức tạp, bạn chỉ cần đáp ứng đủ tối thiểu điều kiện sống của chúng là chúng có thể sống ngon lành. Với đặc điểm là thân hình dài trung bình 15cm thì bạn nên chọn bể cá có thể tích khoảng 300 lít, luôn đảm bảo môi trường sạch để hạn chế mầm bệnh.

Những loài cá khác thì luôn bơi trong bể nhưng cá ngựa nước ngọt lại khác, chùng dùng cái đuôi như móc câu của mình để bám cái vào các cây thuỷ sinh nên bắt buộc là bạn phải nuôi thêm các cây thuỷ sinh để cá ngựa nước ngọt sống và phát triển tốt.

Để mua cá hải long (cá ngựa nước ngọt) hãy đến với hải sản Ông Giàu chuyên cung cấp các mặt hàng hải sản tươi sống với giá bán tốt nhất thì trường

Quy cách: Cá ngựa nước ngọt sống

Cá ngựa nước ngọt nguyên con: 100.000 vnđ/kg

Mã sản phẩm: 0394

Các Loại Cá Cảnh Nước Ngọt Đẹp Nhất

Theo quan niệm của dân chơi cá cá cảnh nước ngọt hiện nay thì nuôi cá không chỉ để làm đẹp, giải trí mà còn mang yếu tố tâm linh giúp cho gia chủ ngày càng hưng thịnh.

1. Cá rồng – Loại cả cảnh nước ngọt được rất nhiều quan tâm

Cá rồng là một trong các loại cá nước ngọt bao gồm nhiều yếu tố “sang” nhất hiện nay. Trước tiên, theo quan niệm của người dân châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng thì rồng chính là con vật linh thiêng nhất, đứng đầu trong tứ linh “long, ly, quy, phụng”. Rồng tượng trưng cho sức mạnh và quyền lực, đem lại may mắn, thịnh vượng. Do vậy, cá rồng luôn là lựa chọn hàng đầu của nhiều gia đình. Vì cá rồng là loài cá khá dữ nên bạn chỉ có thể nuôi 1 con duy nhất hoặc nhiều con trong hồ lớn. Giá thành cho loài cá này thường cao hơn hẳn so với các loài cá cảnh nước ngọt khác cũng bởi ý nghĩa để trấn trạch trong nhà, gia chủ luôn phát đạt và bình an.

Cá rồng là một trong các loại cá cảnh nước ngọt “sang” và khá “khó tính”

2. Cá tài phát – Cá cảnh nước ngọt phổ biến

Dù không có đủ sức mạnh, quyền uy và được sùng bái như cá rồng nhưng cá tài phát cũng là lựa chọn của nhiều gia đình “bậc trung”. Cá tài phát nếu được nuôi dưỡng tốt có thể đạt tới ngưỡng 1m, cùng với chiếc vây đuôi dài, dầy mình và màu hồng rực rỡ tin tưởng rằng có thể đem lại nhiều tài lộc, xoay chuyển vận mệnh cho gia chủ. Giá của cá tài phát dao động từ khoảng vài chục nghìn đến vài triệu tùy vào kích cỡ và màu sắc.

Cá tài phát với màu hồng rực rỡ sẽ mang lại vận may cho bạn

3. Cá la hán

Cá la hán có tên tiếng Anh là “Flower Horn” và là một trong những loài cá được ưa chuộng nhất tại Việt Nam từ nhiều năm nay bởi sự may mắn và độc đáo của nó. Cá la hán ra đời nhờ vào sự lai tạo tuyệt vời của các nghệ nhân nên nó càng đáng quý. So với cá rồng và cá tài phát thì cá cảnh nước ngọt có tên cá la hán dễ nuôi hơn, tuổi thọ cũng khá cao (trên 10 năm) lại có hình thù ngộ nghĩnh với cái gù trên đầu giống như phật La hán. Tiêu chuẩn chung để đánh giá 1 chú La hán đẹp là thân hình phải có nhiều “châu” tức là nhiều vảy cá óng ánh, màu sắc sặc sỡ và cái đầu có phần gù càng to thì càng giá trị.

Cá la hán là một trong các loại cá cảnh nước ngọt cần nuôi rất kỳ công

4. Cá hổ – cá cảnh nước ngọt dễ nuôi cực kỳ phổ biến

Cá hổ có lẽ là loài cá cảnh hung dữ nhất hiện nay, thậm chí có thời gian đã bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam. Tuy nhiên, nếu yêu thích loài cá cảnh nước ngọt dũng mãnh này và biết cách chăm sóc chúng, bạn sẽ có 1 “đội quân” thực sự tuyệt vời. Cá hổ xuất xứ chủ yếu từ các nước: Thái Lan, Campuchia, Inđonexia… Cá hổ Thái Lan có thân hình dài, dạng đuôi tách rời hình chữ V nhọn. Còn cá hổ Campuchia có sọc 3 thẳng tắp, sọc giữa xiên ít, màu hanh hanh, xám xanh, khi bơi hay chúi đầu. Cá hổ Inđo thường có 3 hoặc 4 sọc. Cá hổ tuy đẹp nhưng cũng khá nguy hiểm bởi những chiếc răng sắc nhọn, do vậy khi chăm sóc bạn nên chú ý cẩn thận.

Cá hổ nếu biết cách nuôi cẩn thận sẽ cho những “chiến binh” tuyệt vời

5. Cá sam là loại cá cảnh nước ngọt đẹp và dễ nuôi

Cá sam hay còn gọi là cá đuối nước ngọt cũng được coi là một trong các loại cá cảnh nước ngọt đẹp và độc đáo hiện nay. Chúng gồm hơn 22 loài thuần khác nhau và chủ yếu thuộc họ Potamotrygonidae bắt nguồn chủ yếu ở vùng Amazon. Có nhiều biến thể màu sắc và hoa văn khác nhau của các loài cá đuối. Bạn có thể thích những đốm đen trắng đan xen của cá đuối đen hoặc là hoa văn ấn tượng của loài cá đuối hổ hay cá đuối hoa. Chính sự phân bố địa lý khác nhau đã làm nên sự khác biệt của loài cá đuối để chúng ngày càng phát triển phong phú và đa dạng hơn. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng khuyến cáo rằng độc của 1 số loài cá sam gây nguy hiểm cho người chơi cá cảnh, do vậy, dù rất thích bạn cũng nên thận trọng.

Cá sam là một trong các loại cá cảnh nước ngọt đẹp

6. Cá ranchu là loại cá cảnh nước ngọt được yêu thích

Cá ranchu (Nhật Bản) vẫn luôn được mệnh danh là “vua của các loài cá vàng” và được phát triển mạnh mẽ nhất tại Nhật Bản. Đặc điểm nổi bật của cá vàng ranchu là không có vây lưng, với dáng chuẩn là các đường cong như quả trứng gà nên trông ngộ nghĩnh và rất đáng yêu. Ranchu cũng khá dễ nuôi, tuy nhiên nếu bạn muốn nuôi 1 con Ranchu chuẩn không lai tạp nhiều thì mức giá sẽ khá cao.

Cá Ranchu được mệnh danh là “vua của các loài cá vàng”

7. Cá hoàng bảo yến

So với những loài cá trên thì cá hoàng bảo yến có giá “bình dân” hơn cả, chỉ khoảng vài chục nghìn đến dưới 1 triệu đồng/con. Cá hoàng bảo yến có nhiều màu sắc sặc sỡ trong đó chủ yếu là sắc vàng nên được quan niệm là đem lại may mắn cho gia chủ. Đây cũng là loài cá cảnh nước ngọt nhập nội và được lai tạo từ những năm 2002 và trở thành cá cảnh do bị thoát ra từ các bè sản xuất trên hồ Trị An.

Cá hoàng bảo yến là loài cá cảnh quen thuộc ở Việt Nam

Các loài cá cảnh nước ngọt đẹp nhất và phổ biến trên đều tượng trưng cho sự may mắn, phát tài, thịnh vượng với các mức giá khác nhau phù hợp cho nhiều gia đình.

Nuôi Cá Cảnh Biển Có Gì Khác Cá Cảnh Nước Ngọt?

03:08:46 – 20/08/2014 –

So với cá nước ngọt thì cá cảnh biển có nhiều màu sắc đa dạng và cuốn hút hơn, tuy nhiên chúng là loài khó nuôi hơn nên cần chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như nguồn nước biển nhân tạo, thức ăn, bộ lọc….để cá sinh trưởng và phát triển tốt. Hướng dẫn […]

1. Nguồn nước nuôi cá cảnh biển

Nếu như con người cần không khí để thở thì các loài cá cảnh biển cũng cần có môi trường nước để sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, nguồn nước cho cá cảnh biển lại phức tạp hơn 1 chút vì cần có nồng độ mặn thích hợp. Hiện nay có 2 nguồn là nước biển tự nhiên và nước biển nhân tạo đều có thể sử dụng. Trong nước biển tự nhiên có nhiều vi sinh vật khoáng chất tự nhiên mà nước biển nhân tạo không có được nhưng để lấy nước biển tự nhiên tốn khá nhiều công sức, do vậy, đa số các tiệm cá cảnh đều bán nước biển nhân tạo. Cách nhận biết loại nước này là độ mặn nằm trong khoảng 20 phần nghìn và khi nuôi được 3-4 tháng thì nền đáy bể đóng những lớp đen. Nuôi cá bằng nước biển nhân tạo ít xuất hiện rêu xanh hơn.

Nước biển khi mua về bạn cần lắng những chất bẩn trong đó đồng thời cắm máy lọc liên tục ít nhất trong 5 ngày để lọc sạch nước đồng thời tạo thời gian cho vi sinh phát triển (chú ý: không nên thả cá vào bể nước mới việc này không tốt cho cá đồng thời dễ làm cá mắc các bệnh nấm thủy mi).

– Nhiệt độ nước: Cá cảnh biển yêu cầu nhiệt độ cao hơn so cá nước ngọt. Nhiệt độ này trong khoảng 27- 28 độ C là thích hợp nhất. Cá cảnh biển cũng rất nhạy cảm với việc thay đổi nhiệt độ nước. Vì thế người nuôi cần giữ nhiệt độ ổn định và không được quá chênh lệch trên 2 độ C. Vì vậy, ổn định nhiệt độ nước là bước quan trọng đầu tiên để nuôi cá nước mặn thành công.

– Độ pH: Tính kiềm của nước biển tương đối cao, độ pH thường nằm trong khoảng 8-8,5. Cá cảnh biển rất thích hợp với điều kiện này. Khi nước trong bể có độ pH giảm xuống dưới 8, là lúc năng lực của nước biển đang giảm, bạn cần nhanh chóng bổ sung CO2 trong nước.

– Độ cứng: Độ cứng của nước biển thường trong khoảng 7 – 9 độ dH. Bạn phải thường xuyên ổn định độ cứng này. Nếu trường hợp độ dH giảm, cần bổ sung thêm CO2 và nguyên tử canxi.

– Sử dụng thuốc vi sinh làm sạch bể cá cảnh biển: Theo kinh nghiệm nuôi cá, bạn có thể sử dụng loại vi sinh phân hủy đáy, làm sạch nước cực mạnh cho cá cảnh như AQUARIUM CLEAR. Bể cá biển không nên dùng các loại hóa chất để cắt tảo, rêu sẻ gây hại đến san hô, hải quỳ và cá.

2.Hệ thống lọc

Hệ thống lọc là điều quan trọng thứ hai sau nguồn nước quyết định tới 90% sự sống của cá biển. Có hai hệ thống lọc thường dùng cho cá cảnh biển đó là lọc tràn và lọc đáy (tức khoan một lỗ dưới đáy bể hoặc bên hông bể cá)

– Hệ thống lọc tràn: Hệ thống này thường được đặt trong bể cá với ưu điểm là gọn, đơn giản thích hợp cho những bể nhỏ. Tuy nhiên, điểm hạn chế của nó là lọc không sạch những chất cặn dơ dưới đáy hồ làm mất thẩm mỹ khi trang trí.

– Hệ thống lọc đáy: Ưu điểm là lọc sạch cặn dưới đáy hồ không làm mất thẩm mỹ việc trang trí hồ cá vì không thấy hộp lọc và giúp cho cá khỏe mạnh, ít bệnh tật hơn. Hạn chế của hệ thống lọc đáy là tốn khá nhiều thời gian và công sức.

3.Cách để bể cá cảnh biển theo phong thủy

Cá cảnh biển khác với cá nước ngọt vì chúng đều được bắt ở các rạn san hô với nhiệt độ nước khoảng 27- 28 độ C, do vậy khi đặt bể cá biển, bạn nên chọn nơi thoáng mát tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào bể vì như thế sẽ làm gia tăng nhiệt độ nước cũng như kích thích rêu trong bể mọc nhanh hơn.

Theo phong thủy thì bể cá nên đặt hướng Bắc và hướng Đông Nam là tốt nhất. Hướng Bắc thuộc cung Quan Lộc, tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc. Đông Nam thuộc cung Phú Quý, tượng trưng cho sự giàu có. Cá là tài nguyên của nước. Vì thế, đặt bể theo hai hướng này sẽ làm cho tài nguyên sinh sôi, nảy nở. Gia chủ nhờ vậy cũng gặp nhiều may mắn. Nếu không đặt được theo 2 hướng trên thì cần xem vận mạng của gia chủ để có sắp xếp phù hợp.

Nếu đặt bể cá theo hướng Bắc, bạn nên chọn cá có màu ánh kim .Vì hướng Bắc thuộc hành Thủy. Theo ngũ hành tương sinh tương khắc thì Kim sinh Thủy. Nếu bạn đặt bể cá ở hướng Đông Nam thuộc hành Mộc thì nên thả cá có màu đỏ, hồng, cam…Những màu này thuộc hành Hỏa, Mộc sinh Hỏa sẽ đem lại thịnh vượng cho gia đình.

4.Cách chọn cá cảnh biển

Với những người nuôi cá chưa có kinh nghiệm thì sau khi mua cá về môt thời gian sẽ thấy bể cá nhà mình bị mất cá hoặc cá chết nhiều, cá bị rách vây…mà lý do chính là do chúng cắn nhau, cá lớn ăn cá bé. Vì vậy trước khi mua cá về bạn nên nhờ người bán tư vấn những loài cá có thể sống hòa đồng với nhau.

5. Các thiết bị cần thiết cho bể cá cảnh biển

– Hệ thống chiếu sáng: 2 bóng đèn xanh và hồng

– Máy protein skimmer

– Máy làm lạnh nước (nếu nuôi san hô mềm)

– Hộp lọc đáy

– Máy bơm 2 cái

– Máy tạo sóng…

6. Thức ăn cho cá cảnh biển

– Artemia: là loại trứng của một loài giáp xác được sử dụng làm thức ăn cho các loài ấu trùng tôm cá nước mặn. Việc chuẩn bị ấp artemia rất phức tạp, tốn công và mất khoảng 24- 37 tiếng thì artemia mới nở ra.

– BoBo: thường được gọi là trứng nước, thường xuất hiện ở vùng trũng nhiều nước cũng là thức ăn quen thuộc cho các loài cá. Nhược điểm cùa bobo là khi cho vào nước mặn thì khi chết nó sẽ lắng xuống đáy, làm dơ nước hồ.

– Thức ăn viên nổi (pellet feed): có rất nhiều trong các cửa hàng cá cảnh hiện nay. Theo kinh nghiệm của người nuôi thì bạn nên cho cá ăn hai ngày một lần là tốt nhất và mỗi lần ăn nên kiểm soát lượng thức ăn vì nếu dư thừa lắng xuống đáy hồ dễ tạo điều kiện cho vi nấm phát triển.

– Tôm, tép tươi: cũng là loại thức ăn được vớt ngoài thiên nhiên. Tôm, tép có nhiều kích cỡ phù hợp làm thức ăn cho cá ở nhiều độ tuổi. Ngoài chất dinh dưỡng, vỏ tôm, tép có chứa nhiều carotene giúp cá lên màu. Để giữ tôm tép sống lâu, bạn cần phải sục khí mạnh. Tép tươi cũng là loại thức ăn ít mầm bệnh.

– Cá chép: là loại thức ăn phổ biến và tương đối rẻ tiền so với cá hoang và tép. Tuy nhiên, cá chép thường mang mầm bệnh và có thể truyền cho cá của bạn. Mầm bệnh mà cá chép thường lây truyền là bệnh đốm trắng hay trùng quả dưa (Itch – Ichthyophthirius multifiliis). Do vậy bạn nên rửa sạch cá mồi trước khi cho cá ăn.