Top 12 # Vi Sinh Cho Hồ Cá Dĩa Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Fcbarcelonavn.com

Cách Nuôi Con Của Cá Dĩa – Men Vi Sinh Cho Cá

Cá dĩa có tên khoa học là Symphysodon (Thuộc họ Cichlidae) bao gồm 2 hoặc 3 loài sinh sống ở các lưu vực trũng ngập nước ở Amazon. Symphysodon spp. là loài cá có hoa văn đẹp được ưa thích và rất có giá trị bởi màu sắc tươi sáng với hình dáng giống những chiếc dĩa. Cá dĩa được buôn bán và xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới có nguồn gốc từ Amazon, Brazil. Có rất ít dữ liệu về mặt sinh thái và lịch sử phát triển của cá dĩa hoang dã mặc dù loài này được thương mại hóa rất nhiều cho lĩnh vực thủy sinh và cá cảnh.

          Cá dĩa được phát hiện bởi nhà ngư học Johann J. Heckel vào năm 1840, nhưng đến năm 1933 cá dĩa mới lần đầu tiên được các nhà thủy sinh đưa ra giới thiệu rộng rãi. Trong đó, các nhà nghiên cứu thủy sinh, nghiên cứu về cá dĩa như Lindaman (1953), Gordon (1957), Skipper (1956 và 1957), Wolfsheimer (1957) và Hildemann (1959).

          Gustave Armbruster ở Philadelphia là người đầu tiên nuôi thành công cá dĩa Symphysodon discus vào mùa xuân năm 1935. Trứng của cá dĩa bám lên thành bể và bề mặt của phiến đá trong hồ thủy sinh lớn với nhiệt độ nước duy trì ở 85oF, pH 6.8. Sau đó, các trứng này được chuyển sang bể khác có chứa nước với cùng nhiệt độ, pH và có sục khí. Trứng bắt đầu nở sau 2 ngày và chất dinh dưỡng (Yolk Sac) của cá bột được hấp thu hoàn toàn sau 3 ngày. Các cá bột này được cho ăn một loại ấu trùng của ốc biển có tên là Hydatina. Một nửa số cá bột bị chết và nửa còn lại phát triển rất chậm sau tuần đầu tiên. Sau khi cá bột được 2 tuần tuổi, chúng được cho ăn một loại rận nước có tên là Daphnia, từ đây tốc độ tăng trưởng của cá bột mới bắt đầu nhanh hơn.

          Vào năm 1949, W. T. Dodd ở Portland, Oregon, đã đăng trên Oregon Aquarium Society một nhan đề “Cá dĩa bột neo bên hông bố mẹ và xem hông bố mẹ là vùng nuôi dưỡng chúng”. Thật vậy, việc để cá bột mới nở ở cùng cá bố mẹ hoặc được nuôi bởi 1 cặp cá bộ mẹ khác là điều tốt nhất. Điều này làm tăng tỉ lệ sống của cá bột trước khi đủ khả năng tách khỏi bố mẹ.

          Những năm sau đó, các chuyên gia về thủy sinh đáng chú ý như Gene Wolfsheimer, Carrol Friswold và Roy Skipper ở Anh Quốc, cũng không thể nuôi cá bột bằng bất kỳ loại thức ăn tươi sống nào. Và các nỗ lực tạo ra các loại thức ăn tinh khiết, hoặc thức ăn hỗn hợp gồm tảo, các loài phiêu sinh vật, các loài sinh vật ăn qua lọc,…cũng có chung kết quả là các cá bột đều chết vì đói. Như vậy, việc cho ăn quá sớm các loại thức ăn và tách quá sớm cá bột khỏi bố mẹ khi chưa đến giai đoạn ăn được trùng thì tỉ lệ hao hụt hoặc chết hoàn toàn là chắn chắn xảy ra.

Cách Nuôi Con Của Cá Bố Mẹ

          Cả hai cá bố mẹ sẽ thay phiên nhau bảo vệ, thổi khí và dùng miệng gắp những trứng cá bột rớt khỏi chỗ bám dính. Cá bố mẹ sẽ gắp những cá bột mới nở bằng miệng của chúng và chuyển chúng sang những bề mặt bám dính khác nhau nơi có thể duy trì khả năng bám dính của chúng. Cá bột sẽ có thể bơi tự do sau 4 ngày nở và bơi theo bên hông bố mẹ một cách linh hoạt và bắt đầu “ăn” các chất dinh dưỡng tiết ra từ da của cá bố mẹ. Mặc dù cả bố và mẹ đều có thể nuôi cá bột, nhưng chúng vẫn cần phải có thời gian nghỉ ngơi. Vì vậy, khi cảm thấy mệt, cá bố hoặc mẹ đang có cá bột bám sẽ búng nhẹ thân mình để chuyển đàn cá bột sang cá bố hoặc mẹ còn lại. Ngoài ra, khi cá bột đã mút hết chất dinh dưỡng trên cá bố hoặc mẹ, chúng sẽ tự bơi theo cá bố hoặc mẹ còn lại. Sau một tuần hoặc hơn tùy vào thể trạng của đàn cá, chúng sẽ bắt đầu ăn các loại thức ăn khác như artemia ấp nở hoặc ấu trùng bọ chân trèo. Ngoài các thức ăn trên, cá bột vẫn sẽ tiếp tục ăn dinh dưỡng trên da của cá bố mẹ sau ít nhất 5 tuần (mặc dù hiện nay, nhiều người nuôi đã tách riêng cá bột khỏi cá bố mẹ sau khi chúng bắt đầu có thể ăn được thức ăn khác, nhưng nuôi chung cá bố mẹ vẫn là cách ưu việt nhất). Điều kiện nước nuôi cá dĩa phù hợp nhất mà các chuyên gia đã nghiên cứu được liệt kê trong bảng dưới.

Chuyên Gia Thủy Sinh Nhiệt Độ pH Độ Cứng (CaCO3)

Armbruster 29oF 6.8 Không Kiểm Soát

Dale 27.5oC 7.1 142 ppm

Matson 27oC 7.4 356 ppm

Saphian 27oC 6.8 50 ppm

Skipper 24oC – 29oC 6.2 – 6.6 65 ppm

Wolfsheimer 26oC 6.9 68 ppm

Hình: Cá dĩa bột thuộc loài Symphysodon discus đang neo trên da để “ăn” dinh dưỡng từ cá bố mẹ – Ảnh của chuyên gia G. Wolfsheimer

Vậy câu hỏi “thức ăn quan trọng đầu tiên của cá dĩa bột là gì?” thì qua bài viết, mọi người ắt hẳn đã có câu trả lời rồi. Wolfsheimer (1957) từng khuyến nghị rằng lớp nhờn mỏng bao bọc và bảo vệ cá dĩa bố mẹ chính là nguồn thức ăn duy nhất và đầu đời của cá bột. R. Skipper (1956) từng đưa ra giả thuyết rằng cá bột đã ăn những vi sinh vật đặc biệt sống hội sinh trên da của cá bố mẹ. Để biết thực sự trên da của cá bố mẹ có những gì, Hildemann đã gợi ý kiểm tra da của cá bố mẹ mới nuôi bột và cá trưởng thành dưới kính hiển vi, sau khi chúng được gây mê bằng Tricaine Methanesulfonate.

Tổng Hợp: Ths. Tô Đình Phúc

Trần Duy Thọ

Nguyễn Thị Trúc Phương

admin

See all author post

Bổ Sung Vi Sinh Cho Hồ Thuỷ Sinh Bằng Men Vi Sinh Koika

Bổ sung vi sinh cho hồ thủy sinh rất quan trọng để hình thành một môi trường thủy sinh sạch cho cá. “Hồ thủy sinh hay bị đục, có mùi hôi, vì thế tôi phải nước thường xuyên. Mỗi lần thay nước là cá lại yếu và dễ chết, thực vật trong hồ èo uột không phát triển. Làm sao để cải thiện tình trạng để có một môi trường khỏe mạnh cho cá?”. Cách xử lý thuyết phục và hiệu quả nhất cho câu hỏi này của khách hàng đó chính là bổ sung vi sinh thủy sinh cho hồ cá.

Người có sở thích nuôi cá cảnh tất nhiên luôn muốn hồ cá của mình đẹp, nước trong để nhìn cho thích mắt. Việc bố trí và chăm sóc hồ cá đối với những người đam mê nuôi hồ thủy sinh thật sự không hề dễ dàng. Đa phần điều đầu tiên mà người nuôi cá họ quan tâm chính là sức khỏe của động thực vật thủy sinh được phát triển tốt trong một môi trường nước chất lượng, trong sạch và không có cặn bẩn. Bởi, nếu hồ thủy sinh như là một môi trường sống tự nhiên với đầy đủ thức ăn, chất lượng nước, ánh sáng, nhiệt độ…. phù hợp thì chắc chắn đàn cá trong bể sẽ luôn sinh trưởng một cách cực kỳ thuận lợi.

Một hồ cá đẹp cần có các yếu tố:

1. Vi sinh thủy sinh mối quan hệ trong môi trường nước

Vi sinh thủy sinh là gì? Vi sinh thủy sinh là các sinh vật có kích thước nhỏ bé không nhìn bằng mắt thường thông thường chỉ quan sát được chúng trên kính hiển vi.

Vi sinh thủy sinh là các sinh vật có kích thước nhỏ bé chỉ nhìn được qua kính hiển vi

Trong bất kỳ hệ sinh thái nào nói chung hoặc cụ thể là môi trường nước nói riêng, đều tồn tại 2 cá thể song song, bao gồm vật chủ (cá, tôm…) và vi sinh vật có lợi và có hại. Cũng bởi vì sử dụng chung một hệ sinh thái nên chúng tác động vào nhau, phụ thuộc lẫn nhau. Vi sinh cần thiết cho hồ hay còn được gọi là vi khuẩn có lợi, lợi khuẩn, vi sinh có lợi.

Đa số vi khuẩn trong đường ruột của cá có nguồn gốc từ nước nuôi cá và thức ăn, chúng có khả năng tồn tại và phát triển bên trong đường tiêu hóa của vật chủ, một số chúng sẽ bám vào phân và quay trở lại vào môi trường sống của vật chủ. Ngoài ra, một số vi sinh vật còn có khả năng bám và ký sinh trên mang, vảy, da của vật chủ, hoặc sống lơ lửng ở các tầng nước khác nhau trong hồ.

2. Vi sinh cho hồ thủy sinh có cần thiết

Ta cần biết, có rất nhiều nguyên nhân gây bẩn cho hồ thủy sinh như phân cá, chất nhờn cá tiết ra hàng ngày, thức ăn dư thừa…. Vậy làm thế nào để xử lý chất thải trong nước mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cá? Đây cũng là lúc mà anh em sẽ thấy được tầm quan trọng cực kỳ cần thiết của vi sinh cho hồ thủy sinh.

Hồ thủy sinh bị bẩn do thức ăn dư thừa, phân thải và chất nhờn cá tiết ra hàng ngày

2.1 Vì sao cần bổ sung vi sinh cho hồ thủy sinh

Ổn định và bổ sung vi sinh cho hồ thủy sinh vô cùng quan trọng, giúp cho việc hạn chế cá chết, điều mà chẳng ai mong muốn. Bên cạnh đó, người chơi thủy sinh sẽ yên tâm hơn trong việc xây dựng và duy trì sự sống ở môi trường nhân tạo khác với tự nhiên của chúng. Ở môi trường tự nhiên, amoniac (danh pháp gọi là ammonia – NH3) thải ra từ mang cá sẽ không gây hại. Nhưng ở môi trường nhân tạo khép kín, khi amoniac không được giải thoát, nồng độ bị tăng vọt càng cao, nếu lâu ngày không được xử lý gây hại cho hồ thủy sinh.

Hướng dẫn bổ sung vi sinh cho hồ thủy sinh bằng KOIKA BAC+

Chính vì vậy, cần thiết bổ sung vi sinh cho hồ thủy sinh, chúng sẽ chuyển hóa amoniac qua nhiều giai đoạn thành nitrite, đây là nguồn cung cấp chính nitơ cho thực vật. Tuy nhiên, bạn không thể tạo vi khuẩn có lợi nếu không có một hệ thống lọc vi sinh làm việc tạo chu trình nitơ cho bể thủy sinh thì sẽ không có tác dụng. Việc tạo vi sinh nếu theo nguyên tắc tự nhiên chúng cũng sẽ tự sinh sôi trong hồ, nhưng thời gian lâu phải chờ trong vài tuần hoặc vài tháng hệ hồ đạt tiêu chuẩn về hệ vi sinh.

Bổ sung vi sinh cho hồ thủy sinh giúp cá phát triển ổn định

Ngoài amoniac, các chất cặn sinh học được cá thải ra lâu ngày trở thành khối lượng lớn. Hồ thủy sinh của bạn sẽ trở thành một nơi khép kín, cá cảnh có thể mắc bệnh hoặc chết do sự tích tụ của các chất thải trong môi trường nước, nguyên nhân gây độc hại đến sức khỏe của cá. Chính vì thế mà nhiều người thường xuyên thay nước hoặc lắp các bộ lọc nhằm mong muốn kiểm soát lượng chất thải bất lợi này. Tuy nhiên, điều này không mấy khả thi vì nó chỉ mang lại hiệu quả tối ưu đối với hồ cá nhỏ. Chính vì vậy, phải dùng các loại vi sinh giúp bảo đảm ổn định cho môi trường nước nhân tạo là điều cần thiết. Vi sinh bên cạnh thông qua quá trình trao đổi chất, chuyển hóa và giảm thiểu lượng chất độc hại, chúng còn hấp thụ các độc tố như thức ăn để loại bỏ dần.

2.2 Bổ sung vi sinh cho hồ thủy sinh mới, hồ vừa thay nước

Hồ thủy sinh mới hay nếu thay nước thường xuyên sẽ bị thiếu vi sinh vật, dẫn đến thiếu sự cân bằng cho hệ sinh thái trong hồ. Vì môi trường nước nhân tạo chưa có hệ sinh thái cân bằng, amoniac gây độc cho cá thường có hàm lượng cao. Nhất là vào khoảng thời gian từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 10 sau khi thả cá vào hồ. Chúng chỉ giảm dần sau thời gian 1 tháng hoặc có khi quá trình này sẽ kéo dài mới đạt trạng thái ổn định và không còn độc.

2.3 Vi sinh hồ thủy sinh có tác dụng ra sao

Vi sinh thủy sinh KOIKA sản phẩm được chứng nhận quốc tế

Sử dụng vi sinh hồ thủy sinh KOIKA có tác dụng chung:

Làm trong nước hồ cá.

Cải thiện chất lượng nước cho động vật và thực vật trong hồ.

Giảm mùi tanh trong hồ.

Lên màu cá đẹp.

Giúp cá ăn khỏe.

Tăng cường hệ miễn dịch và quá trình tiêu hóa của vật nuôi thủy sinh, phòng các bệnh đường ruột, nấm, ký sinh trùng…

Thúc đẩy quá trình sinh sản của động vật.

Kích thích quá trình phát triển của thực vật thủy sinh.

Hạn chế và triệt tiêu các vi sinh có hại cho hồ, cá và cây.

Tiêu hủy phân cá và thức ăn dư thừa.

3. Men vi sinh cho bể thủy sinh dạng nước mang lại kết quả nhanh nhất

Vi sinh phát triển tự nhiên cần đến 5 đến 7 ngày để xuất hiện một vài con vi khuẩn có lợi đầu tiên nếu bạn làm hồ mới hoặc thay nước. Mất thời gian rất lâu để hồ của bạn được bổ sung vi sinh đầy đủ và ổn định có thể từ 15 ngày đến 30 ngày. Vậy vấn đề ở đây làm sao để tạo vi sinh, kích thích vi sinh phát triển mạnh mà không cần mất quá nhiều thời gian.

3.1 Men vi sinh thủy sinh KOIKA BAC+

Men vi sinh thủy sinh KOIKA BAC+ là một sản phẩm dưới dạng men tiêu hóa cho động vật dưới nước (cá, tép…). Quy cách dạng lỏng giúp bạn dễ dàng sử dụng để pha vào thức ăn của cá và tép cưng của mình.

Men vi sinh KOIKA BAC+ là sản phẩm sinh học thân thiện với môi trường, không gây hại khi dùng quá liều cho cá và tép. Thành phần chứa phần lớn chủng vi sinh có ích Bacillus coagulans.

Men vi sinh tiêu hóa cho cá KOIKA – BAC+ Cách sử dụng và liều dùng

Công dụng

3.2 Men vi sinh cho hồ thủy sinh KOIKA – BAC dạng lỏng

Men vi sinh cho hồ thủy sinh KOIKA – BAC dạng lỏng là một sản phẩm dưới dạng men tiêu hóa cho cá cảnh và tép cảnh. Quy cách thể lỏng giúp quý khách dễ dàng sử dụng để pha vào thức ăn của cá và tép cưng của mình. Thành phần chứa phần lớn chủng vi sinh có ích Bacillus coagulans.

Men vi sinh cho hồ thủy sinh KOIKA – BAC dạng lỏng Cách sử dụng và liều dùng

Giai đoạn tép bột hay cá bột, dùng trực tiếp vào bể 3 giọt/10 Lít nước nuôi (1 lần/ngày), kết hợp cho ăn 20 giọt/cử/100 cá thể (pha thẳng vào cốc chứa artemia, cám hoặc trùng trong 30 phút rồi cho ăn).

Đối với tép và cá lớn, sử dụng tăng liều theo nhu cầu cho ăn, khoảng 20 giọt/cử/ngày. Trộn chung với thức ăn cho thấm trong 10 phút trước khi cho ăn.

Công dụng

3.3 Men vi sinh hồ thủy sinh KOIKA – BAC dạng bột

Men vi sinh hồ thủy sinh KOIKA – BAC dạng bột phù hợp để xử lý trực tiếp những chất khó phân huỷ như lá cây, phân cá….Men dạng bột thẩm thấu tốt, càng nhiều vi sinh, tốc độ xử lý càng nhanh. Thích hợp dùng cho những nơi cần mật độ vi sinh lớn.

Men vi sinh hồ thủy sinh KOIKA – BAC dạng bột Cách sử dụng và liều dùng Công dụng

3.4 Men vi sinh cho bể thủy sinh KOIKA – CLEAR dạng bột

Men vi sinh cho bể thủy sinh KOIKA – CLEAR dạng bột là sản phẩm chứa các chủng vi sinh có lợi Bacillus., trong đó chiếm phần lớn là Bacillus subtilis, Bacillus licheniformis.

Men vi sinh cho bể thủy sinh KOIKA – CLEAR dạng bột Cách sử dụng và liều dùng Công dụng

3.5 Men vi sinh trong hồ thủy sinh KOIKA – PSB

Men vi sinh trong hồ thủy sinh KOIKA – PSB chứa các chủng vi sinh quang dưỡng Rhodopseudomonas.

Men vi sinh trong hồ thủy sinh KOIKA – PSB Cách sử dụng và liều dùng

Sử dụng 30 giọt (5 ml) cho bể 100 Lít, định kỳ 7 ngày/lần.

Trong trường hợp bể bị ô nhiễm hoặc tình trạng kém sử dụng 60 giọt (10 ml)/lần trong 3 ngày liên tục, chiếu sáng liên tục không tắt đèn (hoặc 14 – 16 tiếng/ngày). Sau đó sử dụng định kỳ theo khuyến cáo.

Chuẩn bị bể mới sử dụng 60 giọt cho lần đầu tiền và sử dụng định kỳ theo khuyến cáo.

Nếu có dùng hóa chất hay kháng sinh diệt khuẩn thì nên sử dụng chế phẩm sau 72 giờ.

Lắc đều vi sinh trong hồ thủy sinh trước khi sử dụng.

Công dụng

Nhìn chung, có thể thấy việc tạo và bổ sung vi sinh cho hồ thủy sinh rất quan trọng để hình thành một môi trường thủy sinh sạch cho cá giúp cá có sức đề kháng tốt không bị bệnh tật hoặc chết trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc. Để biết chính xác bể cá của bạn nên dùng men vi sinh hồ thủy sinh dạng lỏng hay dạng bột thì cần dựa vào mật độ vi sinh, thể tích…của hồ. KOIKA hy vọng rằng với thông tin trên có thể giúp bạn hiểu vai trò của của hệ vi sinh trong bể thủy sinh và việc cần thiết sử dụng sản phẩm men vi sinh KOIKA BAC để rút ngắn thời gian tạo ra môi trường vi sinh thủy sinh đầy đủ và ổn định.

Tạo Vi Sinh Cho Hồ Thủy Sinh Là Gì? Vì Sao Cần Phải Tạo Vi Sinh

Tạo vi sinh cho hồ thủy sinh là công việc vô cùng quan trọng khi thiết lập một bể cá với bất kỳ dung tích nào nhằm đảm bảo môi trường sống ổn định trước khi thả cá mới vào. Thế nhưng làm như thế nào cho đúng cách lại là cả một quá trình bao gồm các công đoạn xử lý kỹ thuật khác nhau mới có thể mang lại kết quả như ý muốn. Và vấn đề của người chơi là không biết đã làm đúng cách hay chưa và nó có thực sự hiệu quả hay không?

Tạo vi sinh cho hồ thủy sinh quan trọng như thế nào?

Tạo vi sinh cho hồ thủy sinh đúng cách vô cùng quan trọng giúp cho người chơi cá cảnh hạn chế được việc cá chết không mong muốn cũng như duy trì sự sống trong môi trường nhân tạo của chúng. Vì môi trường hồ là môi trường nước tù khác xa với môi trường tự nhiên mà chú cá cảnh đã từng sống, ở đó chúng không bao giờ phải lo lắng về amonia hay nitrit.

Đây là hai chất độc hại gây chết cá ngay cho dù là hàm lượng thấp, vì dòng nước luôn chảy và dung tích nước là lớn hơn rất nhiều so với môi trường bể nuôi. Tuy nhiên bạn không thể tạo vi sinh nếu không có một hệ thống lọc đủ để xử lý các chất thải độc hại và loại bỏ chúng đi, việc tạo chu trình vi sinh cho bể thủy sinh không phải chỉ cần bạn đổ nước vào và chờ trong vài tuần.

Cách tạo vi sinh cho hồ thủy sinh đúng chuẩn nhất

Để bắt đầu tạo vi sinh cho hồ thủy sinh, việc đầu tiên là phải tạo ra NH3 trong 1 hồ nước mới, không có NH3 chu kỳ khởi tạo vi sinh sẽ bị khiếm khuyết, sau khi sét đồ bằng mọi cách hãy tạo ra Ammonia nhanh nhất bằng cách nhỏ thức ăn có nguồn gốc động vật, lá cây mục rữa hoặc thả cá thuộc dạng đi vệ sinh nhiều hay dễ chết.

Đừng lo lắng là nước hồ cá cảnh của bạn bị dơ, vì mục tiêu đầu tiên là làm dơ nước hồ. Sủi oxy mạnh, vì điều đó sẽ kích thích vi sinh hiếu khí phát triển, bạn cũng có thể châm thêm nước đen để kích thích hệ vi sinh phát triển nhanh hơn.

Sau khi có NH3 bạn có thể bổ sung vi sinhvà dùng bộ dụng cụ đo NO2, NO3 để kiểm tra quá tình cycle đến đâu. Trong suốt quá trình nếu bạn là một người mới, bạn phải thường xuyên kiểm tra các chỉ tiêu này đến khi nào chúng về mức 0 tức là mức đẹp nhất thì quá trình cycle cũng kết thúc.

Tuy nhiên cũng đừng chủ quan nếu như đo các thông số Nitro đều thấp, có thể bạn đang bị thiếu sót ở 1 chu trình nào đó, hãy đo nó trong vài ngày liên tiếp trước khi sinh vật cảnh vào. Kết thúc quá trình cycle, hồ cá cảnh của bạn sẽ hình thành được màng vi sinh và bạn không cần phải thay nước vì nước của bạn đã thực sự rất sạch.

Vấn đề cần lưu ý trước khi tạo vi sinh cho hồ thủy sinh

Có hai chủng vi sinh chính trong chu trình chuyển hóa nitơ bạn cần chú ý đó là Nitrosomonas có nhiệp vụ chuyển hóa NH3 thành NO2 và một số chúng khác như Nitrobacter có nhiệm vụ oxy hóa nitrit thành nitrat (NO3-). Việc chuyển hóa nitrit thành nitrat là một quá tình quan trọng vì sự tích tụ của nitrit dư thừa sẽ gây ngộ độc dẫn đến hiện tượng cá chết.

Sự có mặt của oxy trong môi trường nước có thể gây ức chế quá trình khử nitrat, chính vì vậy việc lựa chọn vật liệu lọc phù hợp có thể đảm bảo hoàn thành chu trình chuyển hóa nitơ là hết sức quan trọng đối với hồ cá. Có hai loại vật liệu được các chuyên gia khuyên dùng đó là Eheim Subtrast Pro và Seachem Matrix đây là 2 loại vật liệu có bề mặt lớn cho vi sinh hiếu khí và những lỗ rỗng nhỏ đến mức dòng nước không thể xuyên qua, nơi trú ngụ cho những vi sinh kỵ khí.

Trong đó quá trình tuần hoàn là sự kích hoạt hệ vi sinh hoàn chỉnh cho một hệ thống lọc mới, dòng chảy tạo ra oxy, vi sinh hiếu khí cần chúng để phát triển mạnh nên hãy lưu ý đến dòng chảy của lọc.

Có thể thấy việc tạo vi sinh cho hồ thủy sinh rất quan trọng để tạo một môi trường sạch cho cá giúp cá có sức khỏe tốt không bị bệnh tật trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng. Hồ Cá Nghệ Thuật hy vọng rằng với những hướng dẫn trên có thể giúp bạn hiểu đúng về những chủng loại vi sinh trong chu trình chuyển hóa nitơ và tiến hành các bước khởi tạo vi sinh đúng nhất!

Hồ Cá Nghệ Thuật Hồng Vương Văn Phòng Thiết Kế:485 Cộng Hòa, P.15, Q.Tân Bình, Hồ Chí Minh, Việt Nam Trụ Sở – Kho Hàng: 58 Lương Thế Vinh, Tân Thới Hoà, Tân Phú, Hồ Chí Minh Điện thoại: 0901.251.256 – 090.7735.456 Email: hotro@hocanghethuat.com

Vi Khuẩn Quang Hợp Psb Cho Hồ Thủy Sinh Nuôi Cá Và Tép Dưới Kính Hiển Vi

Để hồ cá và tép đẹp và phát triển tốt nhất, thợ chơi cá thường thả thêm vi khuẩn quang hợp PSB. Vậy vi khuẩn PSB là gì? Hoạt động của nó như thế nào? Hình ảnh của PSB qua kính hiển vi ra sao?

Vi khuẩn PSB là gì?

PSB được biết đến chính là vi khuẩn quang hợp và chính là vi sinh có lợi giúp cải thiện nguồn nước tạo môi trường tốt nhất cho sinh vật thủy sinh trong nước sinh trưởng và phát triển.

Trong nước, PSB giúp thiết lập hệ vi sinh có lợi Biofilm nhanh chóng, bên cạnh đó, còn giúp phân giải chất hữu cơ có từ phân cá và các thức ăn thừa của cá. Điều này làm giảm khả năng nước thả bị đục, cải thiện khả năng tiêu hóa cho cá và tép.

Khi thả vi khuẩn quang học PSB vào trong nguồn nước, chúng sinh sôi và phân tán trong môi trường nước, từ đó thúc đẩy quá trình chuyển biến các chất có trong nước giúp cá và tép sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Trong quá trình hoạt động, PSB có khả năng sinh ra một loại acid hữu cơ, tính chất giống như thuốc diệt cỏ tự nhiên nên cũng hỗ trợ đắc lực trong quá trình diệt tảo độc trong ao nuôi, đảm bảo môi trường cho sinh vật phát triển tốt nhất.

Vi khuẩn quang học PSB có nhiều dạng như: hình cầu, hình xoắn, hình que ngắn, hình dấu phẩy. Nó có thể đứng riêng lẻ một mình hoặc thành chuỗi, khi nhìn bằng kính hiển vi cũng như vậy.

Ưu điểm:

PSB có kích thước nhỏ, dễ hòa nhập vào môi trường nước. Khi bạn thả khả năng làm việc, lọc nước của lợi khuẩn này rất nhanh, môi trường nước sẽ nhanh chóng trắng, trong.

Diệt các loại tảo độc nhanh chóng, dễ dàng giúp cho môi trường chăn thả cá lành mạnh hơn.

PSB có mùi rất nặng, khi thực hiện thả, bạn cần trang bị khẩu trang hoặc các vật dụng bảo hộ để đảm bảo không bị ảnh hưởng bởi sức khỏe của bạn và gia đình.

Nếu bạn sử dụng số lượng vi khuẩn PSB quá lớn so với thể tích bể nuôi, một số hiện tượng có thể gặp phải đó chính là cá có thể bị nấm. Bạn có thể quan sát trực tiếp trên thân cá với các vết nấm có kích thước lớn, nó làm cá bơi chậm, ăn ít, về lâu có thể làm chết cá.

Chính vì lẽ đó, trong quá trình nuôi thả cá và tép cảnh, bạn cần lưu ý hàm lượng PSB thả vào trong môi trường nước. Tránh tình trạng thả quá nhiều dẫn đến cá bị bệnh hoặc chết. Tốt nhất, nên thả PSB trước khi bắt đầu thả cá để đảm bảo môi trường cho cá sinh trưởng và phát triển.

Chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn những thông tin cơ bản về vi khuẩn PSB cho hồ thủy sinh nuôi cá và tép và hình ảnh của nó dưới kính hiển vi. Đây chính là chế phẩm sinh học giúp cho môi trường nước được trong suốt mà không cần phải lọc. Ngoài ra, việc kiểm tra môi trường thả cá bằng máy kiểm tra nguồn nước như máy đo pH nước hay khúc xạ kế Hanna là điều cần làm. Để mua các thiết bị này, bạn hãy tham khảo tại chúng tôi ngay hôm nay để có giá tốt nhất.