Top 10 # Vì Sao Cá Rồng Bỏ Ăn Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Fcbarcelonavn.com

Vì Sao Cá Koi Chết Khi Bỏ Vào Hồ Mới

1/ Nguyên nhân cá koi chết khi bỏ vào hồ mới

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cá koi chết khi bỏ vào hồ điển hình như bị nhiễm vi khuẩn, virus, nấm mang, nhiễm độc do nguồn nước, đánh thuốc quá liều lượng…Nhưng nguyên nhân chủ yếu thường gặp là do bị sốc nhiệt độ ở hồ mới khi được thả vào.

Nhiều bạn khi mới mua cá về không để chúng làm quen với môi trường mới mà thả ngay vào trong hồ nuôi khiến cá bị sốc với nhiệt độ nước quá cao hoặc quá thấp, không thích ứng kịp gây ra tình trạng cá chết hàng loạt vì không đủ sức chống chịu.

Hay trường hợp hồ mới xây xong không ngâm, xả nước nhiều lần và sát trùng bể, lượng xi măng bụi vôi còn tồn dư chưa được xử lý mà bỏ vào nuôi luôn đây cũng là nguyên nhân khiến cá chết.

Trước khi đem cá về thả hồ mới không hỏi hay kiểm tra độ pH của hồ đang nuôi để khi mang cá về sự chênh lệch pH quá lớn khiến cá bị sốc không thích nghi kịp thời gây nên tình trang cá chán ăn, lười bơi và yếu dần.

Khi cá có biểu hiện nổi lên mặt nước để thở liên tục, bơi lờ đờ, trôi theo dòng nước hoặc có thể xảy ra tình trạng ngủ, cơ thể chìm xuống đáy bể không thể tự làm nổi bản thân.

Biểu hiện hô hấp không bình thường, cá thở có vẻ nặng nề mang đập mạnh, mở rộng đây là một dấu hiệu nguy hiểm không được coi nhẹ.

Tới khi cá suy yếu mất khả năng bơi lội hoặc nổi bụng thì lúc đó vấn đề đang trở nên trầm trọng và khó có thể cứu chữa được.

Bạn cần kiểm tra, độ lại nồng độ pH ở nơi mua cá để sau khi mang cá về sẽ điều chỉnh cho phù hợp để cá không bị sốc, tuyệt đối không được thả cá khi nồng độ pH chưa được xử lý đảm bảo cân bằng.

Trước khi thả cá mới vào hồ bạn hãy thả trôi bao chứa cá đã mở trên mặt hồ từ 15 – 20 phút, đây là thời gian để cá làm quen với nhiệt độ nước của hồ mới. Sau thời gian này, hãy dùng vợt bắt cá khỏi bao và nhẹ nhàng cho vào hồ. Nên theo dõi cá để tìm các dấu hiệu bị bệnh hay đảm bảo chúng không tấn công bởi các con cá mới.

Chỉ nên thay 25-30% lượng nước, thay nước sẽ giúp cá mới làm quen với hàm lượng nitrat trong hồ và tránh để chúng bị căng thẳng. Đây là một bước rất quan trọng để giúp cá koi không chết khi bỏ vào hồ mới hay bạn là người không có thời gian thường xuyên chăm sóc.

Thả cá mới theo từng nhóm 2-4 con để không làm thay đổi đột ngột số lượng cá trong hồ. Việc này nhằm đảm bảo các con cá cũ có thể làm quen với các thành viên mới, ngăn chặn cá mới bị những con cá khác làm hại, vì chúng có nhiều đối tượng để kết bạn.

4/ Phòng tránh cá koi chết khi bỏ vào hồ mới

Luôn chọn mua những con cá trông có vẻ khỏe mạnh, không bệnh tật. Bạn nên theo dõi kỹ các con cá mới trong vài tuần đầu để đảm bảo chúng không có dấu hiệu bệnh tật hay căng thẳng.

Đảm bảo hồ cá đã được diệt khuẩn, khử trùng sạch sẽ, độ sâu và mực nước phù hợp. Thể tích hồ đủ rộng vì cá koi phát triển rất nhanh kết hợp cùng hệ thống lọc nước hiện đại hỗ trợ môi trường sống của cá.

Chuẩn bị sẵn hồ cách ly cá mới nhằm đảm bảo chúng khỏe mạnh và không đưa bệnh tật vào hồ cá của bạn. Hồ cách ly nên có dung tích tối thiểu 20-40 lít, sử dụng bông lọc cũ đã qua sử dụng trong hồ cá.

Sắp xếp lại các phụ kiện trang trí trong hồ như di chuyển các hòn đá, cây cảnh và nơi trú ngụ sang vị trí mới. Việc sắp xếp lại các vật trang trí trước khi thả cá mới vào sẽ làm xao nhãng và thay đổi lãnh địa mà những con cá cũ đã tạo nên. Để khi cá mới vào hồ, chúng sẽ có lợi thế cân bằng lại và không bị cô lập.

Hy vọng những phân tích và giải pháp của Koji đưa ra sẽ đem lại cho các bạn nhưng kinh nghiệm bổ ích. Nếu còn thắc mắc xin hãy liên hệ trực tiếp tới Hotline 1: 0912 879 919 hoặc Hotline 2: 097 555 9193 để nhận được tư vấn nhanh nhất.

Hotline 1: 0912 879 919

Hotline 2: 097 555 9193

Địa chỉ: Tầng 04, Tòa nhà HUD3 Tower, Số 121-123 Tô Hiệu, Phường Nguyễn Trãi, Quận Hà Đông, TP.Hà Nội

Vì Sao Cá Koi Không Chịu Ăn ?

Cá Koi không chịu ăn nguyên nhân do đâu?

Biểu hiện cá Koi không chịu ăn

Cá Koi Nhật là một giống cá phàm ăn và nhiều khi rất “tăng động”. Vì vậy khi bắt đầu có các dấu hiệu như Koi tách đàn, không tranh đớp thức ăn trên hồ, dáng bơi lờ đờ. Thì chắc chắn Koi của bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe? Koi chỉ bỏ ăn khi chúng đang yếu, hoặc stress không có hơi sức đi tranh ăn với con khác. Hãy theo dõi và tiến hành cách ly đàn để điều trị bệnh cho chúng.

Khi Koi bắt đầu có các dấu hiệu như Koi tách đàn, không tranh đớp thức ăn trên hồ, dáng bơi lờ đờ. Thì chắc chắn Koi của bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe?

Nguyên Nhân Cá Koi không chịu ăn

Cá Koi bỏ ăn thường do 2 nguyên nhân chủ yếu: Koi bị táo bón do không tiêu hóa được nguồn thức ăn đã nạp vào khiến chúng ấm ách, khó chịu.

Chưa tiêu hóa hết lượng thức ăn đã nạp vào cơ thể

Hai là Koi bị nhiễm bệnh vi khuẩn, kí sinh trùng, nấm mang, nhiễm sán , lở loét,…Khi xác định được Koi đã nhiễm bệnh mà không điều trị kịp thời thì cá Koi rất có thể bị chết.

Koi bị nhiễm bệnh

Một nguyên nhân nữa đến từ sự chăm sóc dồn dập của người nuôi: Bạn cho Koi ăn quá nhiều/ quá ít quá dày làm Koi không tiêu hóa hết lượng thức ăn đã nạp/ không đủ nguồn năng lượng cho các hoạt động của Koi. Làm Koi yếu dần đi và dẫn đến sự suy giảm sức đề kháng của Koi trước bệnh tật. Và đương nhiên sau một thời gian dài không điều trị thì chúng cũng chết.

Cách điều trị bệnh

Trước tiên khi thấy Koi có hiên tượng tách đàn, bỏ ăn thì cần vớt Koi ra chậu nhỏ để kiểm tra toàn thân.

Kiểm tra lần lượt từ nắp mang, đến vẩy toàn cơ thể koi. Nếu không có gì bất thường. Vậy có thể là do Koi ăn quá nhiều chưa tiêu hóa hết. Bạn nên cho giảm số lượng thức ăn cho Koi đi có thể cho ăn 1 ngày 2 lần cho ăn. Hoặc cũng có thể Koi chán ăn do nguồn thức ăn không phù hợp, hãy thay đổi khẩu vị thức ăn cho chúng.

Chú ý lựa chọn các thức ăn dạng viên cho Koi phù hợp với từng độ tuổi của Koi và đảm bảo nguồn đạm trong thức ăn. Tỷ lệ đạm trong thức ăn cần đạt chuẩn từ 20% đến 30%. Và có thể nên cho chúng ăn thêm một số thức ăn dinh dưỡng ngoài. như tôm tép, trùn quế, rau củ…

Chú ý chế độ dinh dưỡng cho Koi. Bổ sung thêm rau củ quả trong khẩu phần ăn của chúng

Nếu mang cá Koi có sức khỏe bình thường có màu đỏ sẫm, nhip thở đều đặn. Nếu mang xuất hiện nhiều vết trắng loang lổ và thở khó khăn là chúng bị mắc nấm mang. Vậy cần phải bổ sung thuốc diệt nấm vào hồ ngay. Tránh những chú Koi khác bị nhiễm nấm tiếp theo.

Tỷ lệ liều lượng

Nên sử dụng thuốc Clomine T liều lượng khoảng 7,5gr cho 1 khối nước, dùng chung với muối, đánh thuốc liên tục trong vòng 3 ngày liền vào tầm chiều, mỗi ngày đánh thuốc 1 lần, mỗi lần đánh thuốc thì nên thay nước 1/3 hồ hoặc 20% thể tích hồ.

Nếu trên Koi có xuất hiện các vết lở loét, vẩy cá bị xù, bị nhiễm sán, … thì hãy điều trị ngay. Việc điều trị cho Koi thì nên tiến hành điều trị trong chậu và chú ý tiến hành đánh thuốc sát trùng vào hồ. Tránh những chú Koi khác lại nhiễm bệnh.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ tới chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhất

ZIONSGROUP- NICE SPACE FOR LIFE

Facebook: Jpkoi.vn

Email: Jpkoi.vn@gmail.com

Trụ sở Hà Nội : Tòa CT1A Vinaconex 3, Đường Cương Kiên, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Trụ sở chúng tôi 82/2/20 Đinh Bộ Lĩnh, P 26, Q Bình Thạnh, TP HCM

Nuôi Cá Rồng Vì Sao Được Ưa Chuộng Như Vậy?

Thú vui nuôi cá rồng

Long ngư – Cá rồng, đã từng được nuôi và ưa chuộng trên thế giới, nhất là trong người Trung Quốc. Ở nước ta, việc nuôi cá rồng không chỉ thu hút người Hoa, mà cả người Việt, tuy rằng hiện nay giá cá còn cao hơn nhiều so với những loại cá khác.

Người ta chuộng nuôi cá rồng vì những lý do sau:

1. Cá rồng là loại cá hiếm trên thế giới

Các nhà ngư loại học xếp cá rồng vào họ gần cạnh họ Thát lát, là những họ có vị trí thấp trong hệ thống sinh của Cá xương trên thế giới.

Hiện nay, người ta biết ở Đông Nam Á có loài cá rồng với các chủng khác nhau tùy nơi cư trú hồng long, kim long và thanh long; ở Nam Mỹ, trong lưu vực sông Amazon có hai loài là ngân đới, mà ta cũng gọi là ngân long và hắc đái mà ta cũng gọi là hắc long. Ở châu Úc có vài loài khác thường gọi là Úc châu long tức cá rồng châu Úc.

Ta thường nuôi các loài chính của Đông Nam Á và của Nam Mỹ. Các loài cá rồng của Nam Mỹ và của châu Úc có số lượng nhiều, không sợ bị tuyệt chủng. Riêng loài cá rồng châu Á chỉ phân bố rất có giới hạn. Loài này trước đây cũng có gặp ở nước ta. Ở Đồng Nai và Tây Ninh, thỉnh thoảng đánh bắt được, nhưng hiện nay hầu như không gặp nữa. Mức độ đe dọa bị tuyệt chủng, do vậy trong Sách đỏ Việt Nam (Phần động vật), xuất bản năm 1992, đã đề nghị nên có biện pháp cấm đánh bắt triệt để loài cá này. Cá rồng cũng đã được liệt kê vào danh sách các loài động vật được bảo vệ dưới nước theo Công ước quốc tế Bảo vệ động vật năm 1989 ở Washington. Nhiều nước như Inđônêxia, Malaixia đều quy định bảo vệ loài cá này. Người ta đã thí nghiệm tạo giống nhân tạo nhưng không thành công. Một số cá nuôi hiện nay đều xuất xứ từ nước ngoài. Do hiếm nên cá rồng trở thành quý và bán với giá cao hơn những loại cá cao cấp khá.

2. Cá rồng có sức quyến rũ đặc biệt

Trong các loài cá cảnh, cá rồng có vảy lớn đặc biệt, trong đó hồng lông có vảy vàng nhuốm màu đỏ tươi, mang cá có dấu đỏ sáng rực đập vào mắt rất hấp dẫn, tư thế bơi khoan thai cởi mở, thể hiện sự thanh cao hài hòa. Vẩy cá rồng nom tựa như vẩy rồng (long giáp), hai râu của cá rồng hệt như râu rồng (long giác), dáng bơi tựa rồng, nên người Trung Quốc đều trân trọng cá này, xem long ngư như là hóa thân của thần long, giáp long. Nuôi long ngư có thể trấn an gia trạch, trừ tà ma. Người ta xem long ngư như là cá phong thủy địa lý.

3. Nuôi cá rồng có nhiều điều lợi

Người ta nuôi cá rồng mong át được vận xui, đem lại vận may, mang lại lợi lộc, tiền tài … Nhiều người vùng Đông Nam Á đều có niềm tin là như thế. Mặt khác, muốn nuôi cá rồng phải có tiền để mua cá và muốn cho cá được đẹp thì phải chăm sóc tận tụy, tốn kèm thì giờ. Nhưng cá rồng dễ nuôi. Chỉ cần chú ý tới chất nước, nhiêt độ, phươngpháp cho ăn mà không cần sự chăm sóc đặc biệt nào như một số loài cá khác (nào là độ pH, nào là tỷ lệ oxy thích hợp) mà tỷ lệ sống rất cao, tuổi thọ của cá kéo dài, có con đã sống tới 100 năm.

Cá rồng, ngoài hình dáng, màu sắc đẹp lại có tư thế dũng mãnh khi bắt mồi. Thả mồi sống như gián, cá con, tôm tép gặp lúc cá đang đói, cá bơi lượn về phía mồi với một tốc độ rất nhanh, đớp mồi rất nhạy, mà không hề làm mất vẻ đẹp, tạo niềm say mê cho người thưởng ngoạn.

Cá rồng cũng là loài cá nuôi mau lớn và rất dạn người. Nhiều người nuôi cá rồng cũng như nuôi dưỡng một số động vật khác, có thể huấn luyện được từ lúc còn nhỏ cho nó quen với chủ, quen từ màu sắc áo, dáng người, cử chỉ … Người ta cho rằng cá rồng có thế giới tình cảm của nó. Khi đã nuôi quen, người ta cảm thấy cá và người như bạn, xa cá là nhớ, gần cá là vui.

4. Thưởng thức cái đẹp của cá rồng

Bất kỳ loài cá nào nuôi cũng đều phải có màu sắc đẹp. Màu sắc của cá rồng là yếu tố thu hút sự chú ý của người xem. Màu sắc này có thể thay đổi tùy theo chủng loại cá, ví như hồng vĩ kim long phải có phiến vảy có khung màu vàng kim, màu sắc toàn thân phải đều đặn, màu của vùng lưng nhạt hơn, màu sắc vây đuôi phải đỏ tươi; còn ở quá bối kim long phải có phiến vảy trên lưng vàng đều có màu bóng đẹp như vàng kim, đồng thời phiến vảy ở vùng bụng cũng phải hiện ra màu vàng kim, nửa trên vây đuôi và vây lưng phải có màu xanh lam đậm.

Khung đỏ của vẩy cá phải có màu tươi đẹp, vây đuôi phải căng ra hoàn chỉnh, các lớp vảy phải rõ ràng đều đặn, không gồ ghề, không có chấm đen, râu có màu phù hợp với thân cá, lại phải dài, miệng cá phải khép kín, môi trên hoặc môi dưới không được lồi ra, con mắt cá tròn hướng lên trên, mang cá phải mịn màng sáng mượt.

Dáng bơi của cá là điều ắt phải có về vẻ đẹp. Tư thế bơi chính xác, phải bơi ngang mặt nước, các vây đều duỗi căng ra, râu hướng thẳng ra trước, bơi vòng thuận xuôi, không được hướng lên hướng xuống hoặc bơi nghiêng lệch.

Nhìn cá bơi khoan thai chậm chạp, đẹp đẽ, phần đuôi uốn lượn nhất là đuôi cá rồng bạc (ngân đái hay ngân long), khi bắt mồi thì nhanh nhẹn hung hăng, khi gặp kinh sợ thì giật mình quay ngược, màu sắc thì đẹp đẽ thanh nhã… cá rồng đung là đối tượng được ưa chuộng. Nuôi cá rồng đã là niềm vui cho nhiều người và cũng tạo thích thú cho người thưởng ngoạn.

Bí quyết nuôi cá rồng khoẻ, đẹp bạn cần biết

Mèo Không Chịu Ăn, Bỏ Ăn Chỉ Uống Nước Phải Làm Sao?

Coi thường tình trạng mèo bỏ ăn là khá nguy hiểm vì có thể chúng là biểu hiện của bệnh lý. Trong quá trình chăm sóc mèo cưng bạn hãy chú ý đến từng biểu hiện của mèo, xử lý đúng cách khi mèo không chịu ăn, bỏ ăn chỉ uống nước phải làm sao? Để giúp chúng trở lại bình thường.

Nguyên nhân mèo bỏ ăn

Nếu một ngày chú mèo của bạn bỗng dưng thờ ơ với đồ ăn mà chỉ uống nước thì bạn hãy tìm rõ nguyên nhân. Nếu chúng chỉ bỏ ăn một hoặc hai bữa thì không sao nhưng đến khi bỏ ăn vài ngày thì nguy hiểm.

Loài meo ưa thích sự yên tĩnh, thân quen. Nếu gia đình có thêm thành viên hoặc xáo trộn đồ đạc sẽ khiến mèo hoảng sợ, nhất thời không quen với không khí mới dẫn đến chán ăn, cảm thấy hoảng sợ khi ăn.

Đôi khi nguyên nhân lại xuất phát từ chính sự chăm sóc của các con Sen. Có thể do chiều boss mà bạn cho ăn nhiều đồ ăn ngon, lạ và ít khi thay đổi khẩu vị của chúng. Đến khi bận rộn, khan hiếm đồ ăn bạn cho ăn đam bạc chúng sẽ từ chối, đình công để được cho ăn như trước đây. Bạn nên hạn chế nuông chiều, cho ăn đồ ăn đa dạng.

Nếu mèo đang được hàng ngày gần gũi với bạn mà bỗng dưng bạn bận rộn, đi xa khiến chúng bị sốc tâm lý nên buồn bực, chán ăn. Cách điều chỉnh là hãy chuẩn bị tâm lý vững vàng cho thú cưng của bạn.

Mèo bỏ ăn do bệnh lý khá nguy hiểm. Lúc này bạn cần xác định nguyên nhân là chúng đang mắc phải những căn bệnh gì. Dấu hiệu bỏ ăn có thể đang là thời kỳ ủ bệnh của mèo. Nguyên nhân có thể mèo bị giảm bạch cầu, bị giun sán khiến cơ thể mệt mỏi chán ăn.

Những nguyên nhân do bệnh lý thì cần đưa mèo đến cơ sở thú y để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra biện pháp điều trị thích hợp. Không tự phán đoán hoặc dùng thuốc không có hướng dẫn khá nguy hiểm.

Chăm sóc mèo bỏ ăn

Trường hợp mèo bỏ ăn bệnh lý thì bạn hãy kiên nhẫn chờ đợi đến khi chúng đi vào quỹ đạo ban đầu của nó. Nếu do bệnh lý thì hãy đến phòng khám thú ý. Khi mèo bỏ ăn tránh để chúng hoạt động nhiều, nên nhốt vào chuồng để chúng nghỉ ngơi về theo dõi thêm. Hãy thử cho chúng ăn những thức ăn có mùi vị hấp dẫn để kích thích mèo ngửi và nếm thức ăn.