Top 3 # Vì Sao Cá La Hán Nhát Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Fcbarcelonavn.com

Phương Pháp Nuôi Cá La Hán Hết Nhát

Bản tính tự nhiên của cá La hán rất hung dữ và cực kỳ hiếu chiến. Ngay tổ tiên của chúng là loài Cichlidae vùng Trung Mỹ cũng hiếu chiến như vậy. Tính hiếu chiến đó của con cá có bộ mã tuyệt đẹp và có phần “kỳ quái” này đã làm cho không ít người phải khiếp sợ đến nỗi… phải quay lưng lại với chúng, phải bán để bán tháo không nuôi nữa!

Nhưng ngược lại, có một số đông người lại tỏ ra thích thú với những chú cá hung hăng, hiếu chiến này. Hễ gặp kẻ lạ léo lánh đến xâm phạm lãnh thổ là nó liền phùng mang trợn mắt, lao mình tới truy đuổi ngay, và khi tóm được thì ra sức cắn xé tàn bạo và nếu gặp con mồi vừa miệng là nuốt chửng ngay không thương tiếc!

Nhưng, có ai ngờ rằng loài cá dữ dằn, hiếu chiến này cũng có lúc phải “so vai rụt cổ” nhút nhát do quá khiếp sợ như bất kỳ giống cá nào! “Mà một khi đã sợ hãi thì nó chỉ lo lẩn trốn, ẩn núp vào một xó kẹt nào đó trong hồ, trong khi màu sắc trên mình trở nên nhợt nhạt, các sọc đen lại xuất hiện trông chẳng khác nào con cá Lia thia bị “rót” lủi đầu trốn chạy vì đã thua!

Gặp một con cá La hán nhút nhát như vậy chắc chủ nuôi nào cũng buồn lòng, và cố tìm mọi phương pháp để cố vực lên tính hung hăng, hiếu chiến vốn có của nó sớm trở lại bình thường. Điều này xét ra không khó, nhưng trước hết ta phải cố tìm rõ nguyên nhân vì đâu khiến con cá La hán đó lại trở nên nhút nhát như vậy. Có tìm được đúng bệnh mới tìm ra phương thuốc chữa dứt bệnh.

Thường có hai trường hợp cá La hán nhút nhát như vậy:

1. Con cá La hán nhút nhát do gặp môi trường sống khác lạ

Loài cá cũng giống như loài chim, rất dị ứng với môi trường sống khác lạ. Đang được sống yên ổn trong môi trường quen thuộc với chất lượng nước cũng như nhiệt độ, ánh sáng và cả chế độ dinh dưỡng… gần như ngày nào cũng giống ngày nào, nay đột nhiên tất. cả những thứ quen thuộc đó đổi thay tất cả, thì bảo sao chúng không bị sốc cho được?

Bạn đừng thắc mắc tại sao con cá La hán tại nhà người bạn, hay bày bán tại cửa hàng cá cảnh dạn dĩ là vậy, hung hăng hiếu chiến là vậy, nhưng, khi đem về nhà mình nó lại trở thành con cá La hán nhút nhát đến nỗi thân nhợt nhạt xuống màu và chạy sọc đen, tiêu tan cả khí thể dũng mãnh vốn có trước đây của nó?

Bạn cũng đừng thắc mắc tự hỏi tại sao sáng nay, tại cửa hàng bán cá cảnh, con cá này có cách ăn mồi hùng hổ là vậy, nhưng từ khi mua về nhà nó lại tỏ ra lơ là với thức ăn do mình cung cấp?..

Ban sẽ còn phải thắc mắc với nhiều điều khác nữa ở con cá La hán mới “tậu” về của mình, trong môi trường sống mới không thân thiện với nó, cho đến khi nào tự bạn tìm đúng được câu giải đáp…

2. Con cá La hán nhút nhát do đã bị bại trận

Bản tính hung hăng hiếu chiến là một lẽ, nhưng khi đã bị đối thủ lớn con hơn, mạnh sức hơn tấn công và ra sức truy đuổi đến cùng thì.. rốt cuộc nó cũng bị kinh hổn khiếp vía! Một khi con cá đã bị sợ sệt thì trông bộ dạng nó chẳng khác nào… con cá chết! Màu sắc trên mình nó sẽ nhợt nhạt dần, cục bướu trên đầu vài ngày sau cũng xẹp dần, và nhất là dáng bộ thất thần trông tội nghiệp!

Ngay khi ta lỡ tay làm con cá vuột ra khỏi tay rơi xuống đất, dù ngay sau đó nuôi lại trong môi trường cũ nó cũng đủ “thất đởm kinh hồn”, sinh ra nhút nhát..

Trong trường hợp thứ nhất:

Con cá đang sống trong môi trường quen thuộc, nó cảm thấy rất an toàn và thân thiện với nó, dù đó là ở cửa hàng cá kiểng lúc nào cũng ồn ào náo nhiệt, lời ra tiếng vào của biết bao nhiêu người mua kẻ bán. Vì quen với cảnh tượng đó rồi nên nó cảm thấy tự tin và dạn dĩ. Nay, ta mua con cá đó về nuôi trong một hồ mới, với chất lượng nước khác lạ, nhiệt độ nước và ánh sáng cũng khác lạ, thì bảo sao nó không bị sốc! Con cả khi đã sợ thì dù đói cũng đâu màng đến ăn uống, nhất là thức ăn mà chủ mới cung cấp lại có mùi vị khác lạ đối với nó! Ngay con chim, con thú đánh bẫy được ở rừng đem về nhà nuôi cũng vậy, chúng cũng tỏ ra sợ sệt và bỏ ăn. Vì vậy, nếu ta không biết cách thuần dưỡng chúng thì chỉ mấy hôm sau đó chúng bị kiệt sức mà chết vì đói khát.

Mặt khác, để tránh cho con cá mới về khỏi bị sốc nặng trước môi trường sống mới rất nhiều lạ lẫm với nó, thời gian một vài tuần lễ đầu ta nên dùng cạc tông vây kín bốn phía vách hồ để tạo sự yên tỉnh cần thiết cho nó. Sau đó, ta mới hé dần các tấm che chắn ra để cá quen dần với cảnh tượng xung quanh…

Trong trường hợp thứ hai

Con cá La hán một khi bị “rót” trước đối thủ mạnh bạo hơn nó, thì sự nhút nhát của nó phải nói là đáng thương hại. Nếu bị thương tật lại càng tệ hại hơn. Loại cá “rót” này dù được nuôi lại trong môi trường sống cũ, cũng phải mất nhiều thời gian dưỡng nuôi mới giúp nó lấy lại được sự tự tin, để dạn dĩ như trước.

Việc cần làm trước hết là che chắn hố nuôi của nó trong một thời gian để tạo sự yên tĩnh, và cũng để cho nó có thời gian để dưỡng thương.

Khi thấy màu sắc con cá đã tươi tắn hơn trước, và có phần dạn dĩ hơn trước, ta mới áp dụng một trong ba phương pháp sau đây để vực dần sự tự tin trong nó và giúp nó hiểu chiểu đúng với bản năng vốn có của loài cá La hán:

Phương pháp 1 làm cá La hán hết nhát

Hãy thả vô hồ một con cá chép hay một con cá La hán (thứ không đạt chuẩn, rẻ tiền) để chúng sống chung với cá La hán bị nhát. Tất nhiên con cá nuôi chung này phải có thân mình nhỏ hơn, yếu sức hơn để ngay từ phút đầu tiếp xúc, con cá nhát có cảm giác an toàn để vượt qua sự sợ hãi con cá nhỏ kia nữa thì nó tự tin hơn, dạn dĩ hơn và không sớm thì muộn tính hung dữ trong nó sẽ trỗi dậy và truy sát con kia đến cùng.

Phương pháp 2 làm cá La hán hết nhát

Đặt dựa vào vách hồ một tấm kính soi mặt nhỏ để con cá nhát thỉnh thoảng nhìn thấy hình dáng của chính nó trong đó. Có thể trong những giờ đầu nó sẽ né tránh, nhưng sau đó do thấy… con trong kiếng không có gì đáng sợ nên nó bớt nhát dần và sung lên… Thế rồi, thỉnh thoảng đôi ba ngày ta cho cá nhìn vô kiếng một vài giờ để củng cố dần sự tự tin trong nó tăng lên. Cho đến khi nào nó “nhận” ra con cá trong kia là kẻ thù xâm nhập vào lãnh địa của nó để thười môi ra cấn mổ thỏa thích.. Đó là lúc ta đã thành công.

Phương pháp 3 làm cá La hán hết nhát

Dùng một tấm kiểng để ngăn đôi cái hồ, bên này là con cá nhát, và bên kia là một con đồng loại với nó (có thể là cá mái) với thân mình nhỏ hơn để tạo cơ hội cho con cá nhát không phải sợ hãi, lại tự tin để dân phục hồi lại tính hung dữ, hiếu chiến của nó…

Có thể bạn không cần dùng tấm kính để ngăn đôi hồ cá mà đặt một hồ khác bên cạnh hồ cũ với khoảng cách gần chừng 50m đến 100om. Bên trong hồ mới này thả một vài con cá nhỏ hơn con cá nhát kia, để tạo cho nó cơ hội tốt ra oai với mấy con nhỏ mà sung dần..

La Hán Xanh: Cách Trồng &Amp; Chăm Sóc La Hán Xanh (Rong La Hán)

La hán xanh là loại cây khoác trên mình màu sắc tuyệt đẹp, ngoài ra la hán xanh còn được biết đến với tên gọi “rong la hán hoặc rong đuôi chồn”.

La hán xanh tên khoa học là , thuộc họ Cabombaceae và nằm trong chi Cabomba. Cây la hán xanh thuỷ sinh được phát hiện và mô tả khoa học đầu tiên vào năm 1837 bởi nhà thực vật học người Mỹ (ông Asa Gray). Ở Việt Nam, la hán xanh còn được gọi là rong la hán hoặc rong đuôi chồn.

La hán xanh là dạng cây có thân thẳng đứng, chúng có nguồn gốc bắt đầu ở những khu vực thuộc châu Mỹ. Trong tự nhiên loài la hán xanh thuỷ sinh này lây lan rất nhanh và ở một số quốc gia như Úc, nó còn được coi là một loài xâm lấn hoặc cỏ dại có ý nghĩa quốc gia.

Cây rong la hán có thể được nhân giống như bất kỳ các loại cây có thân thẳng đứng khác. Có thể cắt trực tiếp phần ngọn của cây mẹ rồi cắm xuống nền bể thuỷ sinh là cây có thể tự phát triển. Lưu ý khi cắt đi phần ngọn, phần thân còn lại của cây mẹ sẽ mất tương đối thời gian để phục hồi và phát triển lại. Cho nên, bạn cần cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho chúng.

Cách trồng la hán xanh

Khi được nuôi trồng trong điều kiện tối ưu, thân của cây la hán xanh thuỷ sinh có thể dễ dàng phát triển trên bề mặt của một bể cá lớn, ngay cả khi được cắt tỉa. Ở đó, la hán xanh tạo thành những chiếc lá nổi hình thoi và hoa màu trắng. Tuy nhiên, nếu để nhiệt độ trong bể quá cao, hoặc ánh sáng quá thấp sẽ làm cho cây la hán xanh thuỷ sinh phát triển yếu và có xu hướng tàn lụi.

La hán xanh thuỷ sinh có cần Co2 không?

Bài viết “La hán xanh: Cách trồng & chăm sóc la hán xanh (rong la hán)” của Ahisu được bảo vệ bởi đạo luật DMCA. Vui lòng để lại nguồn http://www.ahisu.com/la-han-xanh/ khi đăng tải bài viết này. Xin cám ơn !

Subscribe AHISU để nhận các tin tức mới

Cá La Hán Ăn Gì? Thức Ăn Cho Cá La Hán Con

Cá La hán là một giống cá cảnh hết sức phổ biến, được giới chơi cá đặc biệt quan tâm.Nguồn thức ăn cho cá La hán rất phong phú. Bài viết này sẽ chia sẻ tới độc giả về thức ăn của cá La hán.

Các loại cá nước ngọt như cá lia thia, cá rô, cá trâm là món khoái khẩu cho La hán. Bởi các loại cá này có kích thước vừa phải, không quá to, trừ cá trâm là loài di chuyển khá nhanh nên sẽ gây khó khăn cho La hán.

Thức ăn sống như tép cũng được nhiều người chọn khi nuôi La hán bởi kích thước nhỏ, giá thành phù hợp. Với hàm lượng dinh dưỡng cao, ngoài ra tép sống còn chưa carotene rất có lợi cho việc giúp cá lên màu.

Một nguồn thức ăn khác có thể kể tới là cá chép, cá ròng. Đây là loại thức ăn sống tương đối rẻ tiền, lại dễ tìm dễ mua tại các chợ dân sinh. Lưu ý khi cho La hán ăn các loại thức ăn này người nuôi cần rửa sạch để đảm bảo thức ăn không mang mầm bệnh. Nhiều trường hợp cho ăn thức ăn không vệ sinh dẫn tới cá La hán mắc phải các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột, rất khó chữa trị.

Ngoài ra trùn chỉ (giun), lăng quăng, bo bo cũng quá quen thuộc với những người chơi cá cảnh. Tuy nhiên những loại thức ăn này thường mang nhiều vi khuẩn vì môi trường sống của chúng thường ở những nơi ô nhiễm. Trước khi cho La hán ăn các loại như giun, lăng quăng, bo bo cần rửa sạch hoặc giữ vệ sinh bằng cách thay nước chứa thường xuyên để hạn chế vi khuẩn phát triển.

Thức ăn đông lạnh

Tuy hàm lượng dinh dưỡng không cao bằng nhưng độ tiện lợi và ưu điểm hạn chế được vi khuẩn của các thực phẩm đông lạnh là lý do khiến nhiều người nuôi La hán lựa chọn loại thức ăn này cho cá của mình. Có thể kể đến nhiều loại như: tôm tép đông lạnh, trùng đỏ, thịt bò, tim bò, cá đông lạnh, thức ăn tổng hợp say nhuyễn. Lưu ý khi sử dụng các loại thức ăn say nhuyễn cần đặc biệt chú ý vấn đề vệ sinh bể bởi lượng thức ăn thừa có thể làm dơ nước, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.

Thức ăn viên

Ưu điểm của loại thức ăn này là dễ dàng vệ sinh, khả năng bảo quản cũng như sử dụng tương đối cao. Tuy nhiên giá thành cũng không hề rẻ và người mua cũng có khả năng mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Loại thức ăn này thường gây khó tiêu đối với cá, đặc biệt khi cho ăn quá nhiều La hán sẽ quen và không thích ứng với việc ăn các thức ăn tươi sống.

Các loại thức ăn khác

Ngoài các loại thức ăn kể trên, có thể nuôi cá La hán bằng: ốc bươu vàng, thịt bò, tim bò, tôm, thằn lằn, giun đất, cào cào, trứng kiến, sâu bọ,…

Cách Nuôi Cá La Hán Lên Màu, Lên Đầu Cá La Hán

Kinh nghiệm nuôi cá la hán lên màu

Có rất nhiều loại thức ăn lên màu cho cá la hán, tuy nhiên trước một rừng thức ăn nhiều người e ngại không biết chọn lại nào tốt nhất. Với xu hướng thích màu tự nhiên vì vĩnh cửu người chơi cá đang tự học cách lên màu cá theo tự nhiên. Để có màu tự nhiên bạn có thể tham khảo những kinh nghiệm sau:

Nuôi cá la hán lên màu tự nhiên với thức ăn tươi sống (tép, trùng vĩ, cá con), bạn có thể học cách nuôi bobo cho cá ăn để chung cấp thức ăn cho cá. Tùy theo độ tuổi của cá, với cá bột (cá con) sau khi nở hai ngày nên cho ăn trứng Artemia. Trứng Artemia có chất lượng tốt, bảo đảm dinh dưỡng cho cá con. Cho ăn trứng là cách ngăn ngừ các ký sinh trùng – mối đe dọa thường xuyên của cá con. Trước khi cho ăn cần ấp cho trứng nở. Cách cho ấp trứng đã được hướng dẫn sau hộp Artemia. Khi một tuần tuổi, cho cá ăn trùng vĩ đông lạnh, được bán tại các cửa hàng chuyên bán cá kiểng. Giá cả trùng vĩ cũng khá mềm, tiết kiệm lại rất sạch và đảm bảo dinh dưỡng. Khi cá 1,5 tháng cho cá ăn thức ăn tươi sống như tép, cá con. Tuy nhiên với tép nên tỉa bớt râu để tránh làm rách miệng cá khi cá ăn. Khi cho ăn không nên cho cá ăn quá nhiều vì cá có thể bị sình bụng.

Lên màu cho cá trưởng thành

Với cá đã trưởng thành, ta có thể lên màu bằng cách: Chu kì 1 tháng nên thả cá mái vào kè với cá trống, có thể kè bằng cách ngăn kiếng cho trống mái mỗi con 1 ngăn, kè trong vòng 1-2 ngày. Sau đó vớt ra hoặc có thể kè bằng cách trực tiếp thả cá mái vào chung cá trống. Tuy nhiêm với cách kè này chỉ có thể thả cá mái trong vòng 1-2 giờ rồi vớt ra. Với chú cá trống sau khi được gặp gỡ cá mái sẽ tăng kích thích tố trong cơ thể, giúp màu sắc cá đẹp hơn. Khi chọn cá nên chọn cá bố mẹ khỏe, đẹp, màu sắc sáng, không bệnh, trong thời kì sinh sản sung mãn. Sung mãn nhất là thời gian giao mùa từ mùa nắng chuyển sang mùa mưa hoặc ngược lại.

Bằng thức ăn tươi

Tương tự như cách lên màu có thể áp dụng cho cách nuôi cá La Hán để lên đầu. Tuy nhiên cần lưu ý, trong chiếc đầu gù của cá La Hán có đến 80% là chất đạm, nên trong khẩu phần ăn của cá cần bổ sung nhiều đạm để cá mau lên gù. Thức ăn nhiều đạm thường là trùng huyết đông lạnh, tôm, tép, thịt bò…Với những loại này nên cho ăn đúng liều lượng và điều độ. Ngoài ra nên bổ sung thêm thức ăn viên để lên gù.

Bằng cách thả cá mái

Cách cho kè này tương tự như cách cho kè lên màu. Lưu ý trong thời gian cho kè, đầu cá trống sẽ xẹp xuống nhưng sau khi vớt cá mái ra đầu sẽ lên rất nhanh.

Bằng cách soi gương

Ngoài cách cho kè với cá mái, có thể cho kè với chính nó bằng cách đặt gương trên vách hồ. Chú cá sẽ sung mãn hơn, kích thích các hormon và dễ lên đầu. Một kinh nghiệm nhỏ chúng tôi muốn chia sẽ với người chơi cá: Với người mới bắt đầu chơi nên bắt đầu từ chú cà rẻ đến chú cá mắc hơn. Nên mua cá đã trưởng thành vì tỉ lệ lên màu, lên đầu cao hơn cá con. Chúc ạn thành công với cách nuôi cá La Hán lên màu, lên đầu.