Top 4 # Văn Bản Cá Biệt Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Fcbarcelonavn.com

Bể Cá Thủy Sinh Chân Tủ Chạm Họa Văn Sang Trọng Cho Biệt Thự

Bể cá thủy sinh chân tủ chạm họa văn sang trọng BC21 phù hợp sử dụng cho nhiều loại không gian trưng bày khác nhau, dù đó là phòng khách của căn hộ chung cư, biệt thự, nhà phố hay những nhà hàng, khách sạn cao cấp… Sản phẩm này nổi bật và tạo ấn tượng mạnh mẽ nhờ có nhiều đánh giá tốt từ phía người tiêu dùng, cách thiết kế độc đáo cùng khả năng tạo thẩm mỹ cho việc trang trí không gian. Bể cá chân tủ sang trọng với chất liệu mica trong suốt kết hợp cùng gỗ mang đến độ bền cao, khả năng chịu lực tốt hơn so với chất liệu thủy tinh khoảng từ 8-16 lần.

Vì sao nên đặt bể cá thủy sinh trong nhà?

Sử dụng bể cá thủy sinh đẹp sẽ mang đến một cảnh quan thiên nhiên đẹp tại đâu đó khiến cho óc tưởng tượng của chủ nhân thêm đa dạng và phong phú hơn.

Khi ngắm nhìn bể cá cảnh thủy sinh bơi lội sẽ giúp làm giảm cảm giác căng thẳng đáng kể sau những ngày giờ làm việc mệt mỏi.

Bể cá thủy sinh sẽ giúp làm giải quyết một ” góc thừa” nào đó trong việc trang trí nội thất giúp cho không gian trở nên quyến rũ và sinh động.

Quan niệm về nước trong bể thủy sinh giúp mang đến sự thịnh vượng, may mắn trong phong thủy, có khả năng hội tụ đầy đủ các yếu tố về phong thủy ngoại thất, nội thất.

Sử dụng bể cá thủy sinh sẽ chính là ” bình phong” để che chắn một góc nào đó trong căn nhà, chưa thích hợp với việc bố trí nội thất của phong thủy.

Sử dụng bể cá thủy sinh cần phải lưu ý điều gì?

Bể cá thủy sinh trong nhà nên được quan tâm với những lý do sau:

Nếu muốn rải cát làm nền trong bể cần phải tạo độ dốc nhất định, giúp mang đến sự thuận lợi đối với việc thay nước.

Cách trồng cây thủy sinh trong bể cá cảnh: Khi trồng cây có thể dùng 1 ngón tay chọc xuống lỗ nhỏ trên nền cát rồi sau đó mới đặt cây vào.

Những loại cây dài và cao trên trồng ở phía trong cùng của bể. Cây có thân cao, phiến đá to trồng ở giữa.

Không nên trồng quá nhiều cây trong bể.

Thông tin sản phẩm Bể cá thủy sinh BC21:

Công nghệ sản xuất: Mỹ

Xuất xứ: Nhập khẩu 100% mica và linhkiện trực tiếp từ Mỹ, Nga, Italya, Malay

Nhập khẩu & Lắp ráp: Công Ty Thi Công Và Thiết Kế Tiểu Cảnh Non Bộ

Màu sắc: Như hình

Chất liệu: Mica (Lucite)

Sản phẩm BC21 có 4 kích thước khác nhau:

BC21-1-4: 150 x 41 x 100 cm: 27,790,000 VND

BC21-1-3: 138 x 41 x 100 cm: 23,961,000 VND

BC21-1-2: 120 x 41 x 100 cm: 21,084,000 VND

BC21-1-1: 100 x 41 x 100 cm: 18,207,000 VND

Khi mua bể cá thủy sinh, người chơi cần phải biết cách lựa chọn các loại cây thủy sinh nếu như không sẽ có tác dụng ngược. Tốt nhất, nến lựa chọn các loại cây phát triển nhanh, rễ cắm sâu để giúp trang trí bể thủy sinh. Khi trồng cây thủy sinh, cần phải chú ý đến một số vấn đề sau:

Các Loại Cá Chép Koi Nhật Bản – Tên Gọi Và Cách Phân Biệt – Cá Cảnh Trung Nguyên

1. Kohaku

Cá koi Kohaku có 2 màu sắc đặc trưng là đỏ và trắng. Các khoang đỏ chiếm từ 50-70% diện tích bề mặt da cá. Dựa vào sự khác nhau về màu sắc, vảy cá, cách bố trí các đường nét và số lượng hoa văn trên thân cá, có thể chia Koi Kohaku thành các dòng như sau:

Straight Hi Kohaku: Loài cá này có một khoang đỏ như lửa được nối liền liên tục, không bị ngắt quãng từ phần đầu đến đuôi cá.

Nidan Kohaku: loại cá này có 2 khoang đỏ trên thân tách rời nhau: Một mảng từ đỉnh đầu đến gần giữa thân và mảng còn lại ở phần sau của thân.

Sandan Kohaku: Trên thân cá có 3 khoang màu đỏ: 1 khoang phần đầu, khoang thứ 2 ở giữa thân cá, khoang thứ 3 ở gần đuôi cá.

Yondan Kohaku: Toàn thân cá có 4 khoang màu đỏ, các khoang tách rời nhau.

Godan Kohaku: Trên thân cá có 5 khoang đỏ lốm đốm nhìn giống những chùm nho hoặc những bông hoa anh đào.

Ginrin Kohaku: Vảy cá lấp lánh như kim tuyến, trên thân có những đốm đỏ rực rỡ đẹp mắt.

Omoyo Kohaku: Toàn thân cá từ phần đầu đến đuôi đều đỏ, không bị tách rời bất cứ đoạn nào.

Kanoko Kohaku: Vùng đầu cá là khoang đỏ khá đậm, tuy nhiên trên thân cá lại xuất hiện các lốm đốm màu đỏ.

Tancho Kohaku: Toàn thân cá màu trắng, trên đầu cá có khoang đỏ hình tròn. Người Nhật rất coi trọng dòng này vì nó giống như lá quốc kỳ của họ.

Inazuma Kohaku: Khoang đỏ trải dài từ vùng đầu tới chấm đuôi. Phần khoang đỏ không liền mạch mà phân bố theo hình ziczac. Môi cá không có màu đỏ.

Kuchibeni-Kohaku: Có chấm đỏ ở chóp môi (giống như cô gái được đánh son). Phần đỏ ở chóp môi này phải tách biệt hoàn toàn so với phần khoang đỏ dọc sống lưng cá.

Doitsu Kohaku: Phần đầu có vệt đỏ không phải hình tròn. Phần thân cá có màu trắng bạc. Cá không có vảy, da trơn.

Menkaburi-Kohaku: Toàn bộ phần đầu cá và miệng cá được phủ toàn màu đỏ. Thông thường phần đỏ ở vùng đầu được tách biệt với thân (hoặc có thể dính liền một phần nhỏ).

Maruten Kohaku: Ở phần đầu có vệt đỏ hình tròn rõ nét khá giống với Tancho Kohaku, điểm khác biệt là phần thân giống cá này có 3 – 4 khoang màu đỏ tách rời hoặc dính liền với nhau. Phần chấm đỏ ở đầu tuyệt đối không được dính liền với phần khoang đỏ ở thân.

2. Taisho Sanke (Sanke)

Taisho Sanke hay còn gọi là Sanke. Chúng được lai tạo phát triển từ con KOHAKU (trắng đỏ). Sanke là dòng cá koi Nhật được lai tạo từ cá Kohaku trắng đỏ phát triển lên. Koi Sanke có lớp vảy trắng muốt (Shiroji) xen kẽ những khoảng màu đỏ (Hi) lớn và những đốm đen (Sumi) nhỏ mềm mại.

Như đã nói ở trên cá koi Sanke nổi bật với 3 màu sắc chính, tuy nhiên tùy thuộc vào sự phân bổ các màu sắc trên thân, vây cá mà người ta phân nhỏ thành các dòng koi Sanke gồm:

Kuchibeni Sanke: Có chóp đỏ ở miệng cá. Các bệt màu đỏ, trắng, đen trên thân cá đan xen.

Aka Sanke: Bệt đỏ kéo dài liên tục từ đầu đến đuôi cá, không bị ngắt quãng.

Subo Sumi-Sanke: Các đốm đen được bao bọc bởi nền trắng trên da cá.

Maruten Sanke: Có chấm đỏ trên đầu tách biệt, thân cá có 3 màu sắc đỏ, đen, trắng (khác với Tancho Sanke trên thân chỉ có màu đen, trắng).

Doitsu Sanke: Da trơn, vảy rồng chạy dọc sống lưng

Tancho Sanke: Đầu có có chấm tròn đỏ nằm giữa 2 con mắt, phần thân cá nền trắng điểm vài chấm đen.

Ginrin Sanke: Cá có vảy lấp lánh như kim tuyến.

3. Showa Sanshoku (Showa)

Cá Koi Showa được phát triển dựa trên nền tảng từ Kohaku, tuy nhiên trên cơ thể chúng sẽ có phần sumi ( màu đen ) chiếm phần lớn, và đặc biệt phần màu đen này sẽ lan rộng trên phần đầu con cá trong khi sanke thì không có màu đen trên đầu ( Đây cũng chính là điểm khác biệt để nhận biết sanke và showa). Khi quan sát con cá trực tiếp ta sẽ thấy sumi con cá showa khác hẵn hoàn toàn so với sanke.

Ta thường nhầm lẫn giữa Showa và Sanke vì chúng đều có cả ba màu đỏ Hi, đen Sumi và trắng Shiroji. Nhưng điểm khác nhau chủ yếu giữa 2 họ cá này là cá Koi Showa là cá koi có da nền đen, trắng và đỏ là những vệt màu trên nền đen đó, Sanke là cá koi có da nền trắng, đen và đỏ là những vệt màu trên nền trắng đó.

Điểm 1: Một con cá koi Showa phải có Motoguro, bông đen trên khớp vây ngực và thân. Nó cũng có thể có Sumi trên những vây khác. Một con Sanke cũng có thể có Teijima (Sumi đen chỉa là những tia) nhưng với Sanke là chuyện không bắt buộc. Cũng có những con Showa có Teijima và Teijima này thậm chí mờ nhạt. Để có thể có một bộ vây ngực hoàn hảo, Sumi trên đó phải chiếm 30% diện tích vây.

Điểm 2: Showa có Sumi trên đầu còn Sanke thì không. Vết Sumi ngoằn ngoèo trên đầu này được gọi là Hachiware hoặc Menware. Cá Cảnh

Điểm 3: Bệt màu Sumi bố trí trên Showa cũng khác, nó to rộng và nằm dưới cơ quan đường bên, khiến nó trở thành màu nền của con cá trong khi ở cá koi Sanke nó nhỏ hơn nhiều và chỉ rải rác phía trên cơ quan đường bên.

Cũng như Sanke, người ta cũng phân nhỏ các dòng Sanke như sau:

4. Utsuri

Cá koi Utsuri thuộc dòng Utsurimono. Dòng cá này còn có 3 loại cá gồm: Shiro Utsuri (đen – trắn), Hi Utsuri (đỏ – đen) và Ki Utsuri (vàng – đen):

5. Bekko

Koi Bekko có 3 dòng cơ bản với màu sắc khác nhau là trắng – đen (shiro bekko),đỏ – đen (aka bekko) hoặc vàng – đen (ki bekko).

Về ngoại hình, koi Bekko khá giống với Utsuri chỉ khác ở điểm những đốm đen trên thân nhỏ hơn so với Utsuri và hoa văn khác hẵn, Utsuri đẹp và giá trị hơn nhiều.

6. Asagi

Hi của Asagi thường có màu đỏ gỉ sét. Đặc tính nổi bật của Asagi là không hề có Hi trên lưng ( điều mà ta thường thấy ở Kohaku và Sanke…). Lưng cá sẽ được bao phủ bởi một lớp vảy có màu xanh dương (indigo) với lớp da trắng chen giữa các vảy và thêm vào màu đỏ ở bụng, má, gốc của vây ngực và vây lưng.

Màu đỏ xuất hiện ở gốc vây ngực được gọi là Motoaka, đây là một biểu hiện quan trọng của một con cá koi Asagi và Sushui đẹp bởi vì hai giống này có chung một dòng.

7. Shusui

Cá koi Shusui có da trơn giống như Doitsu, điểm nổi bật của dòng cá này là có hai hàng vảy cùng màu sắc nằm đối xứng nhau qua vây lưng.

Màu sắc chủ đạo trên thân cá là đen, trắng, đỏ, tuy nhiên một số cá thể Shusui koi đặc biệt còn có cả màu xanh ngọc. Các khoang màu được sắp xếp đối xứng cân đối đẹp mắt. Các màu sắc rõ nét, vảy màu xanh đen, thân cá màu đỏ thì đỏ chót, màu trắng thì trắng như tuyết. Ranh giới giữa các bệt màu rõ nét, không bị mờ nhòe.

8. Tancho

Koi Tancho được nhiều người biết đến và phân biệt chúng rõ ràng với các giống koi khác. Điểm đặc biệt mà cá koi Tancho có được chính là chấm tròn màu đỏ nằm chính giữa trung tâm phần đầu của chúng. Tancho được người yêu cá chép Nhật ưu ái và coi như biểu tượng của lá quốc kì xứ Phù Tang.

Có một điểm thú vị là tất cả những cá thể cá koi Nhật nếu có màu đỏ ở phần đầu, bất kể hình dạng vuông, hình thoi, hình bầu dục, tim, chéo, và hoa đều được thừa nhận là cá koi Tancho. Tuy nhiên cá koi Tancho có chấm đỏ là hình tròn là hoàn hảo và được đánh giá cao nhất.

Cá koi lá cờ chỉ có chấm đỏ trên đầu là tancho kohaku, ngoài ra còn có thêm cả dòng tancho sanke và tancho showa. Đặc điểm chung giữa ba loại Tancho này là hình màu đỏ trên đầu, còn lại hình thái của chúng tương tự các giống kohaku, sanke và showa.

9. Goromo

Một con cá thuộc nhà Goromo phải có một khuôn màu tương tự như một con cá koi Kohaku, Showa, hoặc một con cá koi Sanke. Sự khác nhau chỉ là ở chỗ mỗi một vảy thuộc phần màu Hi đều có trung tâm là màu đỏ và đường viền chung quanh có thể là màu Ai (Xanh Indigo) hay Sumi (Đen).

Tiêu chí đánh giá Goromo đẹp là màu da nền phải trắng tuyết hoặc trắng sữa (tuyệt đối không được trắng dạng pha vàng nhạt). Gomoro nếu có đầu sạch sẽ và không tỳ vết thì càng được ưa chuộng.

10. Kin/ Ginrin

“Kin Gin Rin” là loại Koi mà vảy của chúng có ánh quang (lấp lánh) còn gọi là vảy bóng hoặc vảy kim cương. Ánh quang của vảy có thể màu vàng sáng hoặc màu bạc.

Kinrin: Vảy có màu ánh vàng

Ginrin: Vảy có màu ánh bạc

11. Ghosiki

Sự kết hợp của koi Asagi và koi Kohaku sẽ cho ra đời koi Goshiki. Cá koi Goshiki dễ nhận biết thông qua vảy trắng nền đen, kết hợp với các dải vảy màu đỏ. Goshiki có màu đậm hơn khi chúng được nuôi trong môi trường nước lạnh.

Nếu như bỏ đi phần Ai (chấm đen ở vảy) trên nền trắng (Shiroji) thì ta sẽ có một con Kohaku.

Có 3 dòng Goshiki cơ bản:

Dòng 1: Mang nhiều đặc điểm của cá koi Asagi, các dấu Ai (Xanh Indigo) phủ toàn thân, cả ở vùng Hi (đỏ) và Shiroji (trắng). Vùng Hi rất đậm.

Dòng 2: Mang nhiều đặc điểm của cá koi Kohaku, vùng Hi đậm rõ nét, Ai chỉ có trên vùng Shiroji.

Dòng 3: Mang nhiều đặc điểm cá koi Haijiro, trên vây ngực có Motoguro (bông đen).

Khi còn nhỏ, hình dáng, màu sắc của Goshiki không quá nổi bật. Nhưng khi lớn lên thì loài cá này đẹp và rực rỡ hơn rất nhiều nên được nhiều người yêu thích.

12. Hikarimuji mono

Cá koi Hikarimuji mono giống với Hikarimoyo koi ở đặc điểm có ánh kim loại. Tuy nhiên khác ở chỗ Hikarimoyo là giống koi nhiều màu, còn koi Hikarimuji mono chỉ có một màu duy nhất.

Các dòng Hikarimuji koi điển hình là dòng cá koi ogon, với phổ màu từ trắng, đen, vàng, đỏ, cam và xám bạc. Chúng có tên lần lượt là yamabuki ogon, platinum ogon, orenji ogon, mukashi ogon, hi ogon và nezu ogon. Phân tích chi tiết màu sắc và hình dáng của từng loại cá koi Hikarimuji mono này như sau:

13. Hikarimoyo

Cá koi Hikarimoyo hơi khác một chút với dòng kinrin/ginrin koi ở chỗ là nó phủ ánh kim loại toàn thân, còn kinrin/ginrin chỉ phản chiếu ánh kim ở vẩy lưng. Trong tiếng Nhật thì “Hikari” có nghĩa là kim loại hoặc ánh kim, dòng Hikari utsuri cũng có tiền tố tên gọi này vì chúng cũng là koi kim loại giống như cá koi Hikari moyo.

14. Hikariutsuri

Riêng cái tên “hikari utsuri” đã nhằm khẳng định loại cá koi xinh đẹp này là một nhánh nhỏ được lai tạo của dòng koi utsuri. Bản thân từ “Hikari” có nghĩa là kim loại, nghĩa là bất cứ dòng koi nào có tên hikari đều có lớp óng ánh.

Ta có thể phân loại cá koi hikariutsuri theo màu của từng dòng utsuri như sau: hikari shiro utsuri màu trắng đen phổ biến nhất, sau đó đến hikari hi utsuri màu đỏ không phổ biến bằng và cuối cùng là hikari ki utsuri màu vàng hiếm nhất.

15. Kawarimono

Vì Kawarimono koi chỉ là một nhóm phân loại các loại koi lai tạo với các nhóm koi khác nên có thể gọi chung Kawarimono là tổng hợp các loại cá koi không thuộc một nhóm nào cả. Có thể phân loại cá koi Nhật Kawarimono một cách thuận tiện là chia chúng thành ba nhóm là koi đơn sắc (single-colored koi), màu đen tạp (black koi Breeds) và các giống koi Kawarimono khác.

Dòng single-colored koi trong nhóm Kawarimono có các dòng Benigoi, Shiro Muji, Kigoi, Magoi, Chagoi, Soragoi và Ochiba Shigure koi.

Dòng thứ hai của Kawarimono là black koi Breeds với các giống như Karasu, Matsukawabake và Kumonryu. Dòng black koi Breeds màu ưu thế của chúng là màu đen, thích hợp với những người ưa koi đen hơn là koi màu sắc sặc sỡ. Dòng koi Kawarimono thứ ba bao gồm các loại koi lai không được liệt vào nhóm nào cả, đó là Matsuba koi, Midorigoi.

16. Doitsu koi

Doitsu là loại Koi da trơn, chỉ có vảy dọc theo sống lưng và có dọc 2 bên hông cá. Doitsu được lai tạo từ giống Koi của Nhật bản với loại cá chép da trơn của Đức.

17. Yamato Nishiki

Yamato nishiki koi là loài cá được lai tạo khoảng thời gian sau này của giống koi sanke và platinum ogon. Có thể nói cá koi yamato nishiki giúp vẻ đẹp màu sắc của koi sanke tiến đến một tầm mới hơn khi phủ lên mình cá một lớp ánh kim loại lấp lánh.

Một con cá koi yamato nishiki đẹp phải đạt được những tiêu chuẩn đẹp như đối với một con cá koi sanke. Nghĩa là màu sắc của chúng phải đạt chuẩn, vị trí của shiroji (nền trắng), hi (mảng màu đỏ) và sumi (vết màu đen) phải phân bổ hợp lý, hài hòa trên thân cá.

18. Kanoko koi

Loại Koi có những đốm đỏ ngay chính giữa vảy. Koi có loại vảy này cũng là hàng rất hiếm.

Việc phân biệt tất cả cá koi sẽ tương đối khó với mỗi người. Các dòng cá koi nhiều màu sắc, tùy vào sở thích hoặc cung mệnh mà bạn có thể lựa chọn những con cá koi phù hợp nhất. Cảm ơn vì đã theo dõi bài viết!

Cá Vàng Với Phong Thủy Văn Phòng

Nuôi cá vàng không chỉ bù đắp được những thiếu sót trong phong thủy văn phòng, mà còn khiến cho văn phòng tràn đầy sức sống, từ đó không ngừng mang lại những cơ hội phát triển.

Hướng đặt bể cá

Bất kỳ một căn nhà hay văn phòng nào cũng không thể thập toàn thập mỹ, chúng luôn tồn tại những khuyết điểm. Vì vậy, việc đặt bể cá đúng vị trí cũng là một trong những cách hóa giải khuyết điểm cho văn phòng.

Khi lựa chọn cá, cần lưu ý đến màu sắc của chúng. Nên nuôi giống cá có màu vàng kim, màu trắng, màu đen, màu xanh hoặc màu bạc. Vì những màu này nếu xét về sức mạnh quang hợp trong không khí, nó sẽ làm cho những tia sáng có hại phản xạ ngược lại, giúp cho trường khí bảo đảm duy trì một không gian sạch sẽ, có lợi cho sức khỏe của cá. Nếu nuôi các giống cá màu đỏ, màu xanh lục hoặc màu tím thì do nó có khả năng hấp thu tia bức xạ tương đối mạnh nên không có lợi cho việc nuôi dưỡng.

Nên nuôi nhiều cá vàng trong bể

Số lượng cá nuôi

Để xác định số lượng cá nuôi trong bể cần phải dựa vào mệnh của chủ nhân. Vì bể cá ứng với Thủy nên xem trong Ngũ hành tương sinh và Ngũ hành tương khắc để quyết định mình có nên nuôi cá hay không.

Theo cách dùng số trong quan niệm của phong thủy thì nên nuôi số lượng cá là 1, 6, 7, 8, hoặc 9 sẽ mang đến tài vượng cho văn phòng. Không nên nuôi số lượng cá là 2,3,4,5. Nếu số lượng trên mười con thì tính theo số lẻ. Ví dụ: 15 con thì tính là 5. Còn nếu cá 2 số đều chẵn thì tính theo số chẵn đầu tiên. Ví dụ: 20 thì tính theo số 2.

Lựa chọn màu sắc của cá

Khi lựa chọn cá, cần lưu ý đến màu sắc của chúng. Nên nuôi giống cá có màu vàng kim, màu trắng, màu đen, màu xanh hoặc màu bạc. Vì những màu này nếu xét về sức mạnh quang hợp trong không khí, nó sẽ làm cho những tia sáng có hại phản xạ ngược lại, giúp cho trường khí bảo đảm duy trì một không gian sạch sẽ, có lợi cho sức khỏe của cá. Nếu nuôi các giống cá màu đỏ, màu xanh lục hoặc màu tím thì do nó có khả năng hấp thu tia bức xạ tương đối mạnh nên không có lợi cho việc nuôi dưỡng.

Tránh những loài cá khó nuôi

Nên hạn chế nuôi cá nước mặn hay cá nhiệt đới. Vì rất khó để có thể tạo môi trường thuận lợi cho chúng sinh sống. Mặc dù màu sắc của chúng rất đẹp, được nhiều người ưa thích nhưng chúng lại rất khó nuôi. Nếu nuôi thì những sinh vật này cũng rất dễ chết. Nhìn từ góc độ phong thủy thì đó không phải là điềm lành. Nó sẽ làm ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của các nhân viên trong văn phòng.

Nghề Cá Ở Văn Giang

Văn Giang có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế, nằm ở phía bắc của tỉnh Hưng Yên, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, cận kề các khu công nghiệp đó là những thị trường lớn tiêu thụ hàng hoá nông sản phẩm, nhất là các mặt hàng rau, quả, hoa, cây cảnh. Nhân dân có truyền thống cần cù, chịu khó, năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất nông nghiệp được thực hiện từ rất sớm trong toàn huyện. Nắm bắt được các điều kiện thuận lợi vốn có và những tâm tư nguyện vọng của nhân dân, năm 2001 Huyện uỷ đã ra nghị quyết chuyên đề về chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên đất nông nghiệp. Ngay sau khi có nghị quyết, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng được thực hiện sôi động hơn, có hiệu quả và mang tính bền vững. Cùng với các phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đưa các giống cây, con có giá trị kinh tế vào sản xuất, huyện cũng chú trọng quy hoạch diện tích để nuôi thả cá, và coi đó là một trong những mũi nhọn trong phát triển kinh tế nông nghiệp.

Với nhiều giải pháp triển khai thực hiện nên nghề nuôi cá được phát triển  mạnh cả về quy mô diện tích và cơ cấu đàn, do đó hiệu quả được nâng lên rõ rệt. Đến nay toàn huyện đã có 599 ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, trong đó có gần 200 ha được chuyển đổi từ diện tích cấy lúa, trồng cây rau màu kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản. Năm 2005, toàn huyện thu được 3115 tấn cá các loại, trung bình đạt 52 tạ/ha/năm. Dự  án phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản đã phát huy tác dụng tốt, nhất là tại các xã Xuân Quan, Phụng Công, Tân Tiến, thị trấn Văn Giang. Nhiều hộ đã đưa các giống cá mới vào nuôi như cá chim trắng, chép lai V1, rô phi đơn tính… Từ chỗ nuôi theo phương thức quảng canh, tận dụng nguồn thức ăn dư thừa trong chăn nuôi gia súc gia cầm, những sản phẩm tự nhiên như cỏ, bã rượu, bã đậu… thì nay người nuôi cá đã có trong tay những quy trình nuôi thâm canh hiện đại được áp dụng riêng rẽ với mỗi loại thuỷ sản khác nhau, việc cung cấp thức ăn cũng được tuân thủ theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Các giống cá được nuôi thả cũng đa dạng hướng đến những nguồn gien mới, những giống có thị trường tiêu thụ lớn và giá trị kinh tế cao chiếm hơn 70% như cá chim trắng, rô phi xuất khẩu, trê lai, chép 3 máu, tôm càng xanh…

Những ngày đầu  năm Bính Tuất, trời se lạnh nhưng cả gia đình anh Nguyễn Hữu Thụ, ở thôn Ngò, xã Phụng Công vẫn hăng say giăng  mẻ lưới bắt những con cá  phục vụ cho bà con nhân dân tiêu dùng sau những ngày tết. Thấy anh em chúng tôi đến thăm, từ dưới lòng ao anh nói vọng lên “các anh vào nhà uống nước, đợi tôi một lát”. Trong bộ quần soóc, áo thun, chân tay vì ngâm nước lâu nên thâm tím, nhăn nheo, anh vừa pha nước mời chúng tôi vừa vui vẻ tiếp chuyện: Công việc của nhà nông là thế, lao động mệt nhọc khó khăn nhưng có thu nhập nên cảm thấy vui, quên cả trời rét. Trong câu chuyện với anh Thụ chúng tôi được biết, anh là một trong những người đi đầu của xã trong việc nuôi thả cá. Mặc dù đã gặp và trải qua không ít gian truân nhưng với tính kiên trì nên đến nay nghề nuôi thả cá với gia đình anh là nguồn thu nhập chính và làm giầu cho gia đình. Để có được một lượng kiến thức về nuôi thả các loại thuỷ sản đặc sản như nuôi ba ba, cá chim trắng, rô phi xuất khẩu, cần phải tuân thủ quy trình chọn giống, chăm sóc và tính toán thời điểm đạt tỷ trọng cao nhất hợp lý. Ngoài ra cần phải biết kết hợp các biện pháp kỹ thuật như tạo các máng ăn chìm cho cá tầng đáy, sục khí cho môi trường nước, ươm cá giống qua đông, tận dụng các tầng nước nuôi thả các giống cá một cách hợp lý để tận dụng nguồn thức ăn, tăng thu nhập cũng như giảm thiểu lượng thức ăn dư thừa và cải tạo môi trường nước.  Từ kinh nghiệm nuôi cá thương phẩm, vừa qua anh được Trung tâm khuyến nông tỉnh tin tưởng giao cho trọng trách thực hiện mô hình trình diễn 0,5 ha nuôi tôm càng xanh, một loài thuỷ sản còn rất mới mẻ ở tỉnh ta nhưng cho năng suất, hiệu quả kinh tế khá cao. Sau khi thực hiện các công việc chuẩn bị về ao nuôi cũng như vốn kiến thức, bước đầu anh nuôi trên 300 con giống. Sau gần 6 tháng nuôi thả, mô hình nuôi tôm càng xanh cho kết quả rất khả quan, tỷ lệ tôm sống đạt từ 75-80%, trọng lượng tôm thương phẩm đạt 30 con/kg. Theo tính toán, mỗi ha cho lợi nhuận khoảng 65 triệu đồng/vụ. Với kinh nghiệm thu được sau một vụ nuôi thả cũng như kết quả cho thấy con tôm có khả năng cho giá trị kinh tế cao, anh quyết định vận động mọi người xung quanh cùng anh tiếp tục nuôi tôm để tích luỹ kinh nghiệm, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Anh Thụ kể thêm về cuộc sống của gia đình: Có được sự sung túc như hôm nay cũng nhờ vào những con cá. Nhờ nuôi cá tôi mua sắm được nhiều đồ dùng sinh hoạt hiện đại đắt tiền, con cá nơi đây đã trở thành con cá “vàng” của nhiều gia đình.

Là một nghề có truyền thống lâu đời lại ít gặp rủi ro bởi dịch bệnh, cũng như sự biến thiên của giá cả thị trường nên nghề nuôi cá ở Văn Giang dần khẳng định được vị thế trong ngành chăn nuôi. Các diện tích mới được quy hoạch, chuyển đổi có tiềm năng lớn về phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản bởi hầu hết các ao, hồ, đầm được quy hoạch đúng theo các thông số kỹ thuật, hơn nữa diện tích mặt nước ngoài đồng có điều kiện thuận lợi là tách biệt hẳn với các khu dân cư, do đó không phải chịu những áp lực do phải chứa đựng các chất thải trong sinh hoạt, sản xuất gây ô nhiễm môi trường nước. Mặt khác, những người nông dân đã chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp phần lớn đều là những người ham học hỏi, táo bạo trong cách nghĩ, mạnh dạn trong cách làm, sẵn sàng chấp nhận khó khăn gian khổ và cả những rủi ro có thể xảy ra.

Đào Ban