Top 5 # Vai Trò Của Cá Sấu Xiêm Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Fcbarcelonavn.com

Vai Trò Của Cá Vàng Trong Phong Thủy

Việc kê đặt bể cá vàng, phải chú ý tới việc phối hợp với chỉnh thể phong cách ngôi nhà, đồng thời còn phải phối hợp với quan hệ giữa trường khí và kiến trúc của ngôi nhà, tăng linh khí tự nhiên, nhân gấp bội sinh khí của ngôi nhà.

Theo truyền thống thì cá vàng được gọi là “cá phong thuỷ” không những có thể khắc phục những khiếm khuyết nào đó về mặt phong thuỷ, mà còn làm cho căn nhà ở thêm tràn đầy sức sống.

Trong con mắt người hiện đại, trong căn nhà có đặt một bể nuôi cá vàng, đó là một cách “ăn chơi”, tương đối thời thượng; trong nhà đặt bể nuôi cá vàng, làm tăng thêm sức sống gia đình, những lúc “trà dư tửu hậu”, ngắm nhìn những chú cá vàng thướt tha kiều diễm lượn lờ tung tăng, thấy tâm hồn thư thái hẳn, thần kinh căng thẳng như chùng dãn ra. Hợp với lý lẽ phong thuỷ xưa nói “làm căn nhà như tăng thêm sức sống cũng hào khí”.

1. Kê đặt bể cá vàng

Bất kì một căn nhà nào dù hào hoa đến mấy cũng không thể thập toàn thập mỹ, vẫn tồn tại khiếm khuyết nọ kia. Kê bể cá vàng để bù đắp vào chổ khiếm khuyết là một biện pháp hay.

Phong thuỷ xưa cho rằng ngôi nhà quay lưng hướng nam, hướng bắc và hướng nam, bể cá vàng tại phòng khách không nên đặt ở 4 phương hướng là đông, đông nam, bắc và nam.

Với căn nhà xây lưng các hướng tây nam, tây bắc, đông bắc và tây, bể cá vàng nơi phòng khách không nên kê ở mé tây, tây nam, tây bắc và đông bắc.

Việc kê đặt bể cá vàng, phải chú ý tới việc phối hợp với chỉnh thể phong cách ngôi nhà, đồng thời còn phải phối hợp với quan hệ giữa trường khí và kiến trúc của ngôi nhà, tăng linh khí tự nhiên, nhân gấp bội sinh khí của ngôi nhà.

2. Chọn giống cá vàng để nuôi

a. Ít nuôi cá nước mặn- cá nước mặn bời phải nuôi trong nước biển, nước gần với độ mặn của nước biển, tuy hình dáng đa dạng, màu sắc kiều diễm, nhưng chăm sóc khá khó khăn nên không khuyến khích nuôi.

b. Không nuôi cá nhiệt đới, cá nhiệt đới hơi khó nuôi. Nếu sinh vật nuôi trong nhà chết nhiều thì đó không phải là điềm lành nếu xét về góc độ phong thuỷ nó gây cho ta cảm giác không vui về mặt tâm lý, thường ảnh hưởng tới sự vận hành hài hoà của khí trường cơ thể, gây ảnh hưởng phụ về mặt tâm lý.

3. Số lượng cá nuôi

Trong cuốn “Hà đồ lạc thư” nói về phong thuỷ có nói về bài số lượng sinh thành trời đất như sau: “thiên nhất sinh thuỷ, địa lục thành chi; địa nhị sinh Hoả; thiên thất thành chi; thiên tan sinh mộc, địa bát thành chi; địa tứ sinh kim; thiên cửu thành chi; thiên ngũ sinh thổ; địa thập thành chi”.

Từ những con số trong bài “vè” phong thuỷ này có thể suy ra số lượng cá nuôi trong bể cho thích hợp. Ví dụ, nói chung số lượng cá nuôi trong bể tốt nhất là 1 con, 4 con, 6 con và 9 con. Bởi những con số này trong Ngũ hành đều có lợi cho tăng sức mạnh của thuỷ (nước). Về cơ sở khoa học của cách nói này chưa thấy tài liệu nào đề cập, phân tích, nói ra đây để tham khảo.

Ngoài ra, về màu cá, nên chọn cá màu trắng, bạc, màu đen, màu lam hoặc màu do, những màu này so với tác dụng quang hợp trong không khí mà nói, có tác dụng phản xạ những ánh sáng có hại, làm cho khí trường luôn đảm bảo một không gian sạch sẽ, có lợi cho sức khoẻ. Nếu nuôi cá màu đỏ, màu lục hoặc màu tím, bởi chúng hấp thu tia xạ khá mạnh, nên nuôi khó, bởi vậy không khuyến khích nuôi những màu cá này.

Cùng Danh Mục

Các Vật Liệu Lọc Thô Hồ Cá Koi Là Gì? Vai Trò Của Lọc Thô

Last Updated on 09/12 by Askoi

Lọc thô là 1 bộ phận quan trọng không thể thiếu trong quy trình lọc nước hồ cá koi. Vậy các vật liệu lọc thô thường được sử dụng là gì? Chức năng của vật liệu lọc nước hồ cá koi là gì? Tất cả được giải đáp qua bài viết sau.

1. Vai trò của bộ phận lọc thô trong hồ cá koi

Lọc thô hay còn gọi là lọc cơ học có vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ thống lọc nước hồ koi. Chức năng của bộ phận lọc thô đó là giữ lại các chất bẩn lớn trong nước như là phân cá, thức ăn thừa và các chất cặn lơ lửng. Nhờ đó, cá khỏe mạnh, sinh trưởng nhanh và không hay mắc bệnh. Trong hệ thống lọc thì bộ phận này càng cao, sử dụng nhiều vật liệu thì chức năng lọc nước càng tốt.

Tiến hành lọc thô giúp người nuôi cá tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức. Bạn không cần thường xuyên thay nước hồ koi, tất cả đã được làm 1 cách tự động và nhanh chóng.

2. Các vật liệu lọc nước hồ koi dạng thô thường được sử dụng khi nuôi cá koi

Bông lọc

Bông lọc là 1 trong những vật liệu lọc hồ cá koi phổ biến nhất thường được người nuôi cá sử dụng. Các bông lọc có các lỗ li ti nhỏ giúp lọc các cặn bẩn lớn hiệu quả, không ảnh hưởng đến dòng chảy của nước.

Để giúp việc lọc được hiệu quả tối đa thì thông thường người nuôi sẽ xếp 3 lớp bông lọc xếp chồng lên nhau.

Bùi nhùi J-mat

Nếu không sử dụng bông lọc thì người nuôi koi có thể thay bằng bùi nhùi để lọc thô. Ngoài ra bạn cũng có thể đồng thời kết hợp cả bông lọc và bùi nhùi để tăng hiệu quả lọc nước. Bùi nhùi J -mart có tác dụng lọc các cặn bẩn, phân hủy mùn bã hữu cơ và loại bỏ kim loại nặng trong nước, duy trì cải thiện chất lượng nước đầu vào cho hồ koi, giúp cá sinh trưởng khỏe mạnh.

Ngoài ra bùi nhùi cũng có một số công dụng khác như: kiểm soát sự tăng trưởng của vi khuẩn có hại và tảo, bổ sung nguyên tố vi lượng và khoáng chất cho hồ cá.

Bạn có thể tìm mua các vật liệu lọc thô tại mục Vật liệu lọc.

3. Cơ chế hoạt động của bộ phận lọc thô

Phân cá, thức ăn dư thừa và các chất cặn bẩn dưới đáy của hồ sẽ được hút qua ống hút đáy. Các chất thải trên bề mặt hồ koi sẽ được hút qua ống hút mặt. Nguồn nước bẩn hút được sẽ chuyển đến bể lọc. Lọc thô là bước đầu tiên trong quy trình lọc nước. Ở bước này có tác dụng lọc những chất cặn bẩn lớn. Sau khi lọc thô thì nước sẽ được lọc tinh bằng sứ lọc, nham thạch… và lọc hóa học.

Tìm hiểu thêm:

4. Vệ sinh bộ phận lọc thô

Bộ phận lọc thô sau 2 – 3 tháng sử dụng thường tích tụ lại rất nhiều cặn bẩn. Nếu không được vệ sinh thì nó không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng nước lọc mà còn gây tắc, dòng chảy không thể vận hành bình thường, nước từ bể lọc có thể tràn ra ngoài. Vì vậy bạn nên tiến hành vệ sinh các vật liệu lọc thô như chổi lọc, bông lọc, bùi nhùi bằng cách giặt sạch. Trường hợp vật liệu này sử dụng quá lâu, không còn nguyên vẹn thì bạn nên thay vật liệu mới để đảm bảo hiệu quả lọc nước tốt nhất có thể.

Ure Là Chất Gì Và Có Vai Trò Gì Với Cơ Thể?

Ure rất dễ hòa tan trong nước nên được cơ thể đào thải ra ngoài qua đường nước tiểu. Do đó, chỉ số ure có thể phản ánh được tình trạng hoạt động của chức năng thận.

1. Ure là gì?

Ure là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa protein trong cơ thể. Ure sẽ được cơ thể đào thải ra ngoài thông qua bằng đường nước tiểu quá trình hoạt động của thận. Nước tiểu có mùi khai là do ure chuyển hóa tạo nên.

Ure luôn tồn tại trong cơ thể. Việc bổ sung các chất đạm hàng ngày từ thịt, cá, trứng… đồng nghĩa với việc bổ sung ure.

Protein ngoại sinh từ các chất đạm hàng ngày qua đường ăn uống sẽ được protease của hệ tiêu hóa chuyển hóa thành các axit amin. Tiếp đó, các axit amin chuyển hóa thành các sản phẩm tiếp theo, tạo ra NH3 và CO2. NH3 là chất độc được chuyển hóa thành ure và một vài chất độc ở gan. Nếu gan bị rối loạn hay suy giảm chức năng sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa NH3 thành ure, lâu dần gây tích tụ NH3, tạo ra khối lượng lớn chất độc, ảnh hưởng tới hệ thần kinh, tăng nguy cơ mắc bệnh não do amoniac dẫn đến hôn mê gan.

Ngoài việc đào thải ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu thì ure còn có thể được bài tiết qua mồ hôi (một lượng rất nhỏ). Trung bình một người trưởng thành sẽ bài tiết khoảng 30g ure/ngày qua đường nước tiểu.

2. Chỉ số ure là gì?

Chỉ số ure trong máu bình thường là ở mức 0,2 – 0,4 g/lít, có thể tăng lên khoảng 0,1 – 0,5 g/lít và vẫn được đánh giá là chức năng thận hoạt động bình thường. Nhưng nếu chỉ số ure vượt quá ngưỡng trên thì có nghĩa chức năng thận đang bị ảnh hưởng.

Chỉ số ure trong máu cũng có thể thay đổi sau khi ăn uống. Nếu ăn nhiều thực phẩm giàu đạm thì chỉ số ure máu sẽ tăng lên. Do đó, khi xét nghiệm đo chỉ số ure máu người ta thường thực hiện vào buổi sáng, khi chưa ăn uống gì để không làm ảnh hưởng đến kết quả.

3. Vai trò của ure với cơ thể

Ure ít độc nên kể cả khi chỉ số ure máu cao cũng không mấy nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Người ta thường dùng chỉ số ure máu để đánh giá chức năng thận. Nếu chỉ số ure máu cao thì chức năng thận kém. Nếu chỉ số ure máu bình thường như đã nêu trên thì chức năng thận tốt.

Ngoài nguyên nhân suy giảm chức năng thận, có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến chỉ số ure máu như: căng thẳng, đau tim, bị bỏng, chảy máu đường tiêu hóa, tắc nghẽn dòng chảy nước tiểu, cơ thể mất nước…

Người bị bệnh gan nặng, suy dinh dưỡng, phụ nữ có thai có thể có nồng độ ure máu thấp. Tuy nhiên, xét nghiệm chỉ số ure không được sử dụng để chẩn đoán các bệnh lý này.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Cá Sấu Xiêm: “Dấu Chấm Hết” Đau Đớn

Hai vòng dây thép bằng ruột thắng xe đạp siết chặt vào cổ con cá sấu xấu số. Phía đầu dây thép kia còn dính cả một cây cọc dài gần 1m. Đó là cái thòng lọng mà các tay săn thú rừng đã giết chết con cá sấu Xiêm hoang dã quý hiếm tại xã Ea Lâm, huyện Sông Hinh (Phú Yên).

Đây là một con cá sấu cái, theo dự đoán của các chuyên gia, tuổi đời của nó có thể lên đến gần 100 năm. Phóng viên đã có mặt, trực tiếp chứng kiến các chuyên gia giải phẫu xác con cá sấu dài hơn 3,2m và nặng gần 150kg mà không khỏi chạnh lòng.

“Chết không nhắm mắt”

Tròng mắt con cá sấu lòi ra khỏi hốc mắt, lồi một cục bằng cái nắm đấm của trẻ em. Hai chân trước cá sấu cứng đơ dang ra. Hai chân sau xụi lơ buông xuôi. Mồm há hốc không thể khép lại để lộ hai hàm răng nhọn hoắt… Con cá sấu đã bị siết cổ, ngạt nước cho đến chết.

Như đã thông tin ngày 30/9, “Cá sấu Xiêm hoang dã cuối cùng (?) ở Việt Nam đã chết”, ông Lê Đình Hùng – một người dân địa phương – trong khi câu cá đã phát hiện xác con cá sấu Xiêm chết nổi trương phình trên bàu Hà Lâm (trong lòng hồ thủy điện Sông Ba Hạ) thuộc địa bàn xã Ea Lâm (Phú Yên).

Nhận được tin báo, từ chúng tôi chúng tôi đã cùng TS Vũ Ngọc Long, viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam (Viện Khoa học công nghệ VN), cấp tốc lên đường đến hiện trường. Xác con cá sấu được để trong nhà xe của UBND xã Ea Lâm.

Con cá sấu Xiêm bị giết tại xã Ea Lâm, huyện Sông Hinh (Phú Yên) – Ảnh: Đức Tuyên

1g05 ngày 30/9, anh Trần Văn Bằng – cán bộ Viện Sinh thái học miền Nam, người trực tiếp giải phẫu xác con cá sấu Xiêm – thọc mũi dao đầu tiên vào bụng cá. Nước xịt lên, ruột lòi ra, mùi hôi nồng nặc xộc thẳng vào mũi chúng tôi làm mọi người phải nhảy giật lùi.

“Thịt ngả màu, không còn máu. Da bong tróc từng mảng, chứng tỏ con cá sấu này đã chết cách đây khoảng ba ngày” – anh Bằng sửa lại khẩu trang, giải thích.

Ngay sau khi ổ bụng được mổ to, anh Bằng thọc bàn tay sâu vào trong bụng cá sấu tìm kiếm. Hai phút rồi bốn phút trôi qua, anh Bằng ngẩng lên thông báo: “Không tìm thấy trứng cá sấu!”. Đây là một thất vọng. Bởi trên đường đi, anh Bằng hi vọng tìm thấy trứng trong bụng con cá sấu cái này. Nếu tìm thấy trứng đã hình thành vỏ cứng trong bụng cá sấu, điều này có nghĩa là trứng đã được thụ tinh. Chứng tỏ tại khu vực bàu Hà Lâm này còn ít nhất một con cá sấu đực.

Anh Bằng giải thích: “Khác với loài gà, vịt… không cần con đực thụ tinh, trứng vẫn hình thành vỏ cứng và đẻ được. Riêng cá sấu phải có sự thụ tinh của con đực thì trứng mới hình thành vỏ cứng và đẻ ra môi trường”. Như vậy khả năng còn cá sấu Xiêm đực hoang dã ngoài môi trường tại bàu Hà Lâm là cực kỳ thấp.

Mọi người không giấu được vẻ thất vọng. Đành phải bắt tay lấy mẫu, lột da để đưa về chúng tôi làm tiêu bản. TS Long cho biết sẽ gửi mẫu vật của con cá sấu xấu số đến các viện, trường để xác định ADN nhằm đánh giá, tìm hiểu về mặt khoa học của giống loài này. Trải qua sáu giờ, các chuyên gia mới giải phẫu và lột xong bộ da cá sấu để xử lý hóa chất. “Có thể đây là trường hợp con cá sấu Xiêm nước ngọt hoang dã cuối cùng của VN đã bị chết” – TS Vũ Ngọc Long buồn rầu nói.

Con cá sấu Xiêm có thể là cuối cùng đã bị giết chết – Ảnh: Đ.Tuyên

Giai thoại “cá lớn”

Theo lời người dân Ê Đê ở khu vực đầm lầy xã Ea Lâm, vào thời điểm những năm 1970 cá sấu Xiêm bò cả vào chuồng bắt bò của dân. Người dân Ê Đê gọi cá sấu là “cá lớn” và tôn trọng cá như ông bà của mình. Bởi người Ê Đê quan niệm hồn ông bà khi chết sẽ nhập vào “cá lớn” nên không bao giờ dám làm hại cá sấu. TS Long cho biết Tổ chức Bảo tồn động thực vật hoang dã thế giới đã có kết luận không còn cá sấu hoang dã sống trên địa bàn xã Ea Lâm vào năm 2001.

Chỉ còn khoảng 100 con trên thế giới

Ngày 30/9, lực lượng kiểm lâm tỉnh Phú Yên cùng các cơ quan chức năng đã tiêu hủy thịt con cá sấu sau khi bộ da và đầu được tách ra. Bộ da và đầu cá sấu Xiêm được tỉnh Phú Yên giao cho Viện Sinh thái học miền Nam đưa về chúng tôi làm tiêu bản và trưng bày trong bảo tàng của Viện Sinh thái học miền Nam thuộc hệ thống Bảo tàng Thiên nhiên VN.

Cá sấu Xiêm có tên khoa học là Crocodylus siamensis. Cá sấu Xiêm màu xám, mặt bụng nhạt hơn so với lưng, dài khoảng 2,20-2,28m nhưng trên thế giới đã ghi nhận có con lớn nhất đạt tới 4m. Loài này chủ yếu ăn cá, cua và những thú nhỏ như chuột. Theo tài liệu của các nhà khoa học thống kê: quần thể cá sấu Xiêm hiện nay chỉ còn khoảng 100 con. Chúng sinh sống tại Thái Lan, Campuchia, Lào… và từng phát hiện tại VN. Tại VN, cá sấu Xiêm được ghi nhận từng có mặt tại sông Ba (Gia Lai), sông Sa Thầy (Kon Tum), sông Ea Súp, sông Krông Ana, hồ Lắk (Đắk Lắk), sông Cửu Long (Nam bộ).

Ông Lê Văn Hiền – bí thư Đảng ủy, chủ tịch HĐND xã Ea Lâm – cho biết đầu năm nay ông và các cán bộ xã có nghe người dân báo có vài đối tượng săn bắt được hai con cá sấu tại địa bàn xã Ea Lâm và xẻ thịt bán cho người dân địa phương. “Có mấy người đã mua ăn nhưng khi chúng tôi đến thì mọi chứng cứ, thịt, da… hai con cá sấu đã biến mất. Các đối tượng săn bắt cá sấu Xiêm trái phép là những người từ nơi khác đến đây” – ông Hiền khẳng định.

Ông Đặng Đình Toại, chủ tịch UBND huyện Sông Hinh, cho biết đang chỉ đạo các cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc điều tra tìm ra đối tượng đã đánh bẫy cá sấu và xử lý nghiêm. Khi xác con cá sấu đang được giải phẫu, nhiều người dân địa phương kéo đến xem và cho rằng mình đã nghe người này người kia nói bắt gặp con cá giống y như con cá này tại hồ tích nước của thủy điện Sông Ba Hạ.

Dù chưa biết thực hư, đúng sai nhưng TS Long cũng tỏ ra hồ hởi: “Sắp tới sẽ khảo sát, điều tra khu vực đầm, hồ trên địa bàn xã Ea Lâm một lần nữa để “cầu may”. Nếu phát hiện được cá sấu Xiêm thì tuyệt vời”. Tuy nhiên, theo ông Long, nếu tìm thấy một hoặc hai con cá sấu Xiêm tại khu vực này thì cũng không có ý nghĩa về mặt bảo tồn nguồn gen giống loài. Bởi chỉ một hoặc hai con thì chúng khó có thể sinh sản được.

Xin đừng nhẫn tâm như thế

Nhận được tin báo khẩn cấp từ UBND xã Ea Lâm có con cá sấu Sông Hinh đã chết, tôi vội vã gọi tài xế lên đường ngay. Cuộc hành trình mất hơn 12 giờ qua hơn 700km. Cuối cùng chúng tôi cũng đã đến nơi. Nhảy vội khỏi xe, máy ảnh và đèn pin đã sẵn sàng. Chúng tôi chạy ào vào nơi đang giữ xác con cá sấu Sông Hinh.

Hai sợi dây thép siết cổ cá đến chết được cởi ra – Ảnh: Đ.Tuyên

Mặc dù biết trước là nó đã chết nhưng tôi vẫn không khỏi bàng hoàng về sự chết chóc trong hình thể của một chúa tể dưới nước này. Đôi mắt tinh nhanh ngày nào giờ đã lồi ra như hai bóng đèn nhỏ màu nâu đen và vô cảm. Cái miệng há ra đầy răng nhọn và mọng nước. Đâu rồi cái cú đớp quyết định có sức mạnh hàng tấn. Cổ bị siết lại bằng hai sợi dây phanh xe đạp. Kéo theo là cái cọc gỗ nhọn đóng chắc trên bờ. Thế là tôi đã hiểu. Họ đã giết chết con cá sấu Sông Hinh này một cách tội lỗi. Người ta đã siết cổ nó cho đến chết.

Thật đau lòng vì sau bao nhiêu năm tháng tìm kiếm trong vô vọng, hôm nay chúng tôi chỉ ghi nhận được hình ảnh thật sự dũng mãnh của nó qua cái chết tức tưởi này. Có thể đây là cá thể cuối cùng của loài cá sấu nước ngọt Sông Hinh còn nhìn thấy trong môi trường tự nhiên. Năm ngoái chúng ta đã chứng kiến sự tuyệt chủng ra đi vĩnh viễn của loài tê giác một sừng VN tại vườn quốc gia Cát Tiên, Đồng Nai. Năm nay chúng ta chứng kiến cái chết thương tâm của một con cá sấu nước ngọt Sông Hinh. Ngày mai có thể là bầy voi châu Á cũng sẽ biến mất khỏi các khu rừng già của VN. Rồi kế tiếp có thể là loài hổ Đông Dương, vượn đen má vàng, chà vá chân đen…

Một nguồn tài sản thiên nhiên vô giá đang mất dần vì ý thức của con người. Những sợi dây treo cổ khắc nghiệt nhẫn tâm đang giăng đầy ngoài thiên nhiên của chúng ta… Giết chết sự sống của muôn loài nghĩa là sẽ giết chết môi trường tương lai của con em chúng ta.

Theo 24h

Da cá sấu Xiêm hiếm được làm tiêu bản Xác cá sấu Xiêm lớn được đưa về UBND xã EaLâm, huyện Sông Hinh (Phú Yên) Phần da của con cá sấu Xiêm được phát hiện chết hôm 29/9 được bàn giao cho Viện Sinh thái học miền Nam để phân tích ADN, xác định độ tuổi, làm…