Top 7 # Trứng Cá Vàng 3 Đuôi Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Fcbarcelonavn.com

Cách Nuôi Cá Vàng 3 Đuôi

Cách nuôi cá vàng 3 đuôi

Với nhiều tên gọi khác nhau: cá tàu, cá vàng, cá ba đuôi, cá vàng 3 đuôi, … thuộc họ Cá chép – Cyprinidae. Cá vàng 3 đuôi có nguồn gốc ở Bắc Á và Đông Nam Á, Tuy nhiên, hiện nay cá được phân bố rộng rãi ở rất nhiều nước.

Chiều dài cá tối đa lên đến 12 – 13cm, cùng với việc sở hữa nhiều đặc tính: dễ nuôi, sử dụng nhiều loại thức ăn, màu sáng đa dạng, cấu tạo hình thể gây sự chú ý và thích thú của nhiều người, … nên sự phân bố cá khá rộng rãi trên toàn thế giới.

Cá vàng đã được nuôi trong bể cạn, non bộ, trong bể kính, trong hồ cá từ lâu ở nước ta, đã thích nghi với điều kiện sống

Thiết kế bể:

Cá vàng 3 đuôi có thể nuôi trong bể kiếng, ao cảnh hay bình cầu tùy thuộc vào chủng loại kiểu hình. Bể cá trải sỏi, với vài vật trang trí và cây thủy sinh tạo nơi trú ẩn cho cá. Cá cần nhiều ôxy và tạo nhiều chất thải, do đó bể nuôi và bề mặt cần đủ rộng. Nếu giữ cá trong bể cầu nên để mức nước ở vị trí có diện tích bề mặt lớn nhất.

Vị trí thích hợp để đặt bể cá:

Cá vàng 3 đuôi là loại cá rất nhạy cảm với âm thanh và tiếng động, vì vậy nên đặt bể cá ở nơi yên tĩnh không có tiếng động và ít người qua lại hay nói chuyện lớn tiếng, tuyệt đối không gây tiếng động mạnh làm cho cá bị sốc. Không đặt hồ cá gần các thiết bị điện như Tivi, tủ lạnh, máy vi tính, … Vì sóng điện từ sẽ lan truyền vào nước làm cá bị chấn động và chết sau một khoảng thời gian nhất định.

Chăm sóc:

Cá vàng rất háu ăn và thải nhiều phân, cần cung cấp sục khí và hệ thống lọc đủ mạnh để làm sạch bể và ổn định chất lượng nước.

Cá vàng sẽ khỏe mạnh và lớn nhanh nếu được sống trong môi trường nước an toàn. Bạn nên thay nước và làm sạch bể cá kiểng thường xuyên. Nhưng mỗi lần bạn chỉ nên thay một phần nước để cá dễ dáng thích nghi được với môi trường sống mới

Thức ăn:

Cá ăn tạp từ trùn chỉ, giáp xác, côn trùng, thực vật đến mùn bã hữu cơ (chất đáy)… Bên cạnh mồi sống, cần bổ sung thức ăn viên để giảm nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh cho cá.

Khi cá bị bệnh

Như bất kì loại cá cảnh khác, cá vàng 3 đuôi cũng dễ bị nhiễm nhiều loại bệnh. Hãy quan sát cá vàng của bạn thường xuyên để phát hiện ra bất kỳ nào thay đổi trong hành vi hay ánh mắt của chúng. Đây có thể là những dấu hiệu để phát hiện ra bệnh đốm trắng và nấm vây. Hầu hết các loại bệnh ở cá vàng đều có thể được chữa trị bằng thuốc. Khi cho thuốc vào bể cá kiểng, trước hết hãy trộn đều nó vào một ly nước rồi từ từ đổ vào bể. Đôi khi phải cách ly con cá vàng bị bệnh trong một bể cá riêng để tránh lây nhiễm sang các con cá khác.

Mặc dù cá vàng 3 đuôi là loại cá cảnh khá đơn giản nhưng chúng cần được chăm sóc cẩn thận và chú ý trang trí bên trong cho đẹp. Hãy tham khảo ý kiến của các cửa hàng bán cá cảnh, sách hướng dẫn hay những người nuôi cá cảnh có kinh nghiệm để được tư vấn khi cần.

Kỹ Thuật Nuôi Cá Vàng 3 Đuôi

Kỹ thuật nuôi cá Vàng 3 đuôi, Nguồn: Kythuatnuoitrong.com

Với nhiều tên gọi khác nhau: cá tàu, cá vàng, cá ba đuôi, cá vàng 3 đuôi, … thuộc họ Cá chép – Cyprinidae. Cá vàng 3 đuôi có nguồn gốc ở Bắc Á và Đông Nam Á, Tuy nhiên, hiện nay cá được phân bố rộng rãi ở rất nhiều nước.

– Chiều dài cá tối đa lên đến 12 – 13cm, cùng với việc sở hữa nhiều đặc tính: dễ nuôi, sử dụng nhiều loại thức ăn, màu sáng đa dạng, cấu tạo hình thể gây sự chú ý và thích thú của nhiều người, … nên sự phân bố cá khá rộng rãi trên toàn thế giới.

– Nó không đòi hỏi thức ăn cầu kỳ, yêu cầu nhiệt độ nước và chất lượng nước gắt gao. Cá thích nước cũ, có thể chịu mặn tối đa là 10% và chịu được hàm lượng oxy trong nước rất thấp. Tuy nhiên không nên dùng nước máy, vì nước máy đã được thanh lọc không đủ chất cho cá ăn; mặt khác trong nước máy có một số chất khử trùng như Cl, Fl, …, cá không chịu nổi sẽ bị hao mòn rồi chết. Nếu bắt buộc phải sử dụng nước máy, thì phải lấy nước này đem phơi nắng vài giờ để khử bớt các hợp chất không lợi trong nước, đồng thời nước cũng hòa tan được một số hợp chất hữu cơ có trong không khí; như vậy nước sẽ có tính chất gần với nước tự nhiên, lúc đó mới đổ vào bể nuôi cá được.

– Sự sinh sản được thực hiện dễ dàng trong một bể nuôi lớn có đầy đủ ánh sáng mặt trời. Vào mùa sinh sản, có thể nhận biết cá đực bởi một số đặc điểm sau: nắp mang có những nốt sần đẹp, trên ngực và cơ thể có khi cũng có nốt sần, cá tỏ ra bị kích thích và đuổi theo cá cái và xô đẩy nó; cá đực dùng nốt sần kích thích cá cái. Còn cá cái đến mùa sinh sản cũng có bụng to hẳn ra ở một bên, cá bơi lội chậm chạp, lỗ sinh dục màu đỏ hồng đến đỏ sẫm và hơi lồi ra. Sau một thời gian giao hoan rất hăng, cá cái chui vào trong đám cây cỏ, co mình và quậy mạnh để tiết trứng. Trong lúc đó, cá đực luôn bám sát cá cái và dùng các nốt sần cọ vào đầu vào bụng cá cái để kích thích đồng thời tiết tinh dịch để thụ tinh cho trứng.

– Sự ấp trứng lệ thuộc vào nhiệt độ (21 – 24 độ C), xảy ra trong 4 ngày. Nếu nhiệt độ nước cao hơn thì thời gian ấp sẽ ngắn hơn, chỉ còn 2 ngày rưỡi đến 3 ngày. Ngược lại, nếu nhiệt độ thấp thì cá phải ấp trong 6 – 8 ngày. Cá bột nở ra có thể ăn được tảo và trùng cỏ. Nếu nhìn cá con đều một màu nâu, ta không hình dung được sự biến đổi về sau để cá có màu sắc của cá bố mẹ. Màu vàng hay đỏ bắt đầu thay thế màu nâu đồng, điều này chỉ vào khoảng ngày thứ 60 hay 80 và nhiệt độ của nước không quá 20 độ C. Về hình dạng, cá con được di truyền từ những đặc tính hình thức của cá bố mẹ, đã có thể phân biệt được kể từ những ngày đầu của đời sống của cá con.

– Cá con ăn khỏe và lớn nhanh. Sau một tháng, có thể đạt kích thước 2 – 3cm. Nếu ương nuôi tốt, tỷ lệ sống đạt trung bình 60 – 70%. Sự trưởng thành sinh dục chắc chắn là vào năm thứ hai. Để tạo cá sinh sản, cần chọn các cá thể 3 – 4 năm tuổi. Được chăm sóc cẩn thận, các cá vàng nuôi trong bể kính có thể sống tới 30 năm.

* Lưu ý: Khi nuôi cá vang hay mắc bênh ký sinh trùng nhất là vào mùa mưa, vậy nên phòng bệnh cho cá là tốt nhất trước khi cá bị bệnh. Bạn nên thay nước hàng tuần, mỗi lần thay nước thì bạn để lại 30% nước cũ và châm thêm nước mới vào.

Cách Trị Bênh Thối Vây Nấm Ở Cá Vàng Cá 3 Đuôi

Bệnh Thối vây , Thối vẩy , Nấm

Ví dụ như Lưu gù hay bị bệnh thối vảy, đi kèm là bệnh thối vây. Hay cùng lúc trong 1 bể có em bị nấm, em bị thối đuôi.

Sau khi chữa trị: (Để mai qua nhà Meomeo chụp ảnh rùi up lên )

Vì nhà meomeo ko có BBV, hơn nữa chỉ có 1 bộ sưởi và sủi duy nhất, nên Panda chữa luôn trong bể chính, làm như sau:

– Cho thêm 10% nước mới. Lượng nước lúc này khoảng 35-40L.

– Cho 15 giọt Xanh metylen

– Cho 1 viên nhộng Tetracycline

Riêng lượng muối thì cao hơn các bệnh khác.

– Ngày hôm sau về cắm lọc

– Ngày hôm sau thay 30% nước

– 2 ngày sau thay 30% nước. Lúc này cá đã khỏi bệnh. Cho ăn bình thường.

– Trong những trường hợp trị bệnh về sau này, Panda ko sử dụng thuốc tím nữa. Lý do là thuốc tím có tác dụng sát trùng quá mạnh. Ko an toàn.

Bây giờ quay sang bệnh số VII (Thối vảy) nào:

Bệnh này Panda tách riêng, vì nó là bệnh lâu khỏi. Trừ phi mới chớm bệnh, phát hiện sớm, thì sẽ chóng khỏi, thậm chí là tự hết. Dẫn chứng là 2 em lưu kim (LẠI LƯU KIM nhà Panda khi phát hiện bệnh mới chớm, chưa kịp chữa thì nó đã tự hết rồi.

Còn với những trường hợp bệnh đã phát lâu ngày, ví dụ như cá đã bị từ trước khi mua về, thì bệnh sẽ lâu hết hơn.

Em Lưu kim vàng nhà Panda khi bị bệnh thì vùng bụng đen nặng như ảnh 2, nhưng thưa hơn. 2 bên thân thì giống ảnh 1. Ngoài ra cũng bị thối vây.

– Hút nước bể chính ra 50% bể 55 x 30 x 40. (Lúc này chưa có BBV ) Lượng nước lúc này khoảng 30L.

– Cho 20 giọt Xanh metylen

– Sau 2 tiếng, bơm nước bể cũ sang cho đầy bể (Nồng độ thuốc giảm 50%).

– Ngày hôm sau thay 1/3 nước. (Nồng độ thuốc tiếp tục được giảm)

– Ngày hôm sau thả cá về bể chính. (Cá được nghỉ ngơi, ăn bình thường)

– Ngày hôm sau lặp lại việc điều trị.

Sau 3 vòng điều trị, bệnh bắt đầu thuyên giảm. Vùng bụng đã đỡ được 60%. 2 bên đã đỡ được 30%. Vây thì Panda ko nhớ nữa, lâu rồi nên quên. Mà lúc đó khó chịu đám vảy đen là chính nên cũng ko để ý tình trạng thối vây.

Sau khoảng 3 vòng điều trị nữa, toàn bộ vùng bụng đã hết bệnh. Lúc này sướng quá nhảy ngay vô topic của caubetihon khoe và cảm ơn. Lúc này vảy đen 2 bên vẫn còn. 1 bên còn 3 vảy đen tí xíu. 1 bên còn 3 vảy đen liền nhau khá to. Panda quyết định ngừng điều trị.

Đến cách đây khoảng 10 ngày, bên hông có 3 vảy đen tí xíu đã khỏi hoàn toàn. Bên có 3 vảy đen to chỉ còn 1 vảy bị đen. Hôm qua còn định lúc nào rỗi sẽ nhổ chiếc vảy còn lại, nhưng hôm nay khi chụp hình thì thấy đã gần khỏi, nên thôi (Hình dưới cùng, chính giữa thân cá)

Kỹ Thuật Nuôi Cá Vàng Ba Đuôi

Cá vàng ba đuôi rất dể sinh sản, đẻ nhiều và tỷ lệ sống rất cao ta có thể cho ép từng cặp hoặc cho ép theo bầy.

Cá vàng tróng có hình dáng thon đều cân đối, cá mái thì bụng to, đầu hơi nhỏ hình dáng không được cân đối đặc biệt khi sắp tới kỳ sinh sản thì bụng cá mái rất to có thể bị méo lệch về một bên nhìn rất rõ trong gióng như bị có tật do mang nhiếu trứng.

2. Chuẩn bị hồ cho cá sinh sản

– Cá trước khi sinh sản thì ta nên bắt nhốt riêng cá tróng và cá mái riêng ra và cho ăn đầy đủ trong vòng 1-2 tuần lễ, cá vàng nếu cho ăn đầy đủ thì nuôi khoang 6 tháng là có thể cho sinh sản được. Ta có thể cho ép chung 1tróng 1mái hoặc 1 trống nhiều mái hoặc một mái nhiều tróng hoặc nhiều mái nhiều trống. Trong sinh sản để kinh doanh thì người ta thường chọn phương pháp cho ép chung nhiều tróng nhiều mái nhưng thường thì con tróng phải nhiều hơn con mái.

– Sau khi chuẩn bị xong thi ta thả cá trong và cá mái vào trong hồ đẻ và cho ăn bình thường không cần phả che đậy nếu mặt hồ nhỏ thì ta phải bơm oxy khoang 1 vài ngày sau thì ta thấy cá trống đuổi theo cá mái rất dữ lúc đó là cá đang đẻ hoặc bắt đầu đẻ, khi bị rượt đuôi cá tróng sẽ cọ mình vào bụng cá mài thì cá mài sẽ đẻ trứng và cá trống sẽ sản sinh ra tinh trùng để thụ tinh cho những trứng đó, khi đẻ cá mái lội đến chổ có nhiều rong hoặc rễ lục bình khi trứng đẻ ra sẽ bám vào đó, cá đẻ trứng tất nhiều ta có thể nhìn thấy rất nhiều trứng tròn nhỏ bằng đầu chưng nhan trong suốt nằm rời rạc bám trên hồ, trên rong hoặc trên rễ lục bình.

3. Kỹ thuật cho cá ba đuôi sinh sản nhân tạo

– Ta có thê cho sinh sản nhân tạo băng cách chuẩn bị một cái tô hay một cái chén lớn, dưới đáy tô ta lót nhiều rong, tảo, rễ lục bình đổ nước săm sắp trước tiên ta bắt cá tróng một tay nhẹ nhang cầm cá đặt trong tô đã chuẩn bị trước tay kia dung ngón tay vuốt dọc theo bụng cá ta thất cá trống sẽ tiết ra rất nhiều dịch màu trăng như nước cơm vo làm cho tô nước trở nên đục, kế đó ta có bắt con mái cũng làm tương tự như vậy cá mái sẽ đẻ trứng vào tô làm song ta chỉ cần mang nguyên tô đó đặt vào một hồ rong sau vai ngày cá sẽ nở.

– Do cá vàng rất dê đẻ nên có khi chỉ cần thay nước hô thì chúng cung đẻ, ban đừng ngạc nhiên khi vùa thay nước hồ xong thì nước đã bị đục như nước vo gạo bạn hãy nhìn kỹ sẽ thấy cá trứng cá vàng trong hồ của bạn và đó là nguyên nhân làm cho hồ trở nên đục như vậy.

Nguồn: Hội cá cảnh Việt Nam.