Top 4 # Trứng Cá Tầm Việt Nam Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Fcbarcelonavn.com

Bán Cá Tầm Siberi Ở Việt Nam

Các loại cá tầm ở Việt Nam

Cá Tầm có mặt trên trái đất đã rất lâu trên 200 triệu năm trước và vì vậy nó là loài cá cổ xưa nhất. Với giá trị dinh dưỡng và kinh tế tuyệt vời hơn hết thảy so với các loài cá tầm khác. Cá tầm siberi đang dần khẳng định độ quan trọng của nó trong thị trường thủy hản sản tại Việt Nam.

Để có được những sản phẩm cá Tầm như hiện tại, công ty chúng tôi đã mất nhiều năm nghiên cứu tìm ra phương pháp nuôi dưỡng và chế biến hợp ý nhất, phát huy toàn bộ ưu đểm của cá tầm siberi, sử dụng những tiêu chuẩn khắt khe nhất, đảm bảo được môi trường sống sạch, nhiệt độ thích hợp, thức ăn sạch,…tất cả đều phải kiểm soát chặc chẽ và nghiêm ngặt vì nuôi cá tầm rất khó.

Loài cá tầm siberi này sinh sống ngoài thiên nhiên thường nặng 65kg, nhưng trọng lượng tối đa của chúng là 210kg, có thể sống đến 60 năm, hiện nay cá tầm đang giảm số lượng đáng kể ngoài thiên nhiên, bởi môi trường sống của chúng ngày càng hạn hẹp. Con cái khi đến tuổi sinh sản, chúng sẽ bơi ngược dòng sông, các bờ biển có sôi đá, rồi đẻ trứng, trứng khi được sinh ra sẽ bám ngay xuống đáy. Cá tầm nhìn bề ngoài rất ghê tởm nhưng thường rất hiền lành, không có xương mà toàn thân cấu tạo nhờ sụn, ngay cả răng cũng vậy. Thức ăn của chúng là những sinh vật giáp xác, ấu trùng.

Công ty HẢI SẢN ÔNG GIÀU tự hào là nhà phân phối cá tầm sạch tại Việt Nam cung cấp sản phẩm cá tầm với các thương hiệu như: Trứng cá tầm, cá tầm Nga, cá tầm Việt Nam, cá tầm Siberi,…và một số loại khác.

Giá cá tầm siberi tại hải sản ông Giàu

Giá cá tầm siberi tại chúng tôi không quá đắt so với các loại cá khác, vì vậy quý khách có thể dễ dàng mua về sử dụng trong gia đình mình, sản phẩm còn sống và hàng tươi được bảo quản trong kho lạnh ở 18 độ C.

Cá tầm Siberi: 340.000/1kg

Nếu quý khách có thắc mắc hay nhu cầu về cá tầm siberi thì hãy liên hệ đến công ty bằng đường dây nóng. Chúng tôi sẽ hỗ trơ ngay, đơn đặt hàng sẽ được xử lý nhanh.

Vào Vương Quốc Của Cá Tầm Việt Nam

Cá Tầm beluga được nuôi ở hồ thủy điện Đa Mi

Cá tầm có giá trị rất cao, nhất là trứng cá tầm (caviar) rất được ưa chuộng trên thị trường thế giới. Đặc biệt là trứng cá đen của cá tầm Nga được biết đến như một loại “ngọc trai” đen vô giá và là một trong 10 sản vật quý hiếm của thế giới. Bên cạnh đó, thịt và sụn cá tầm đặc biệt giàu DHA, đây là nguồn dinh dưỡng tự nhiên quý giá và nguồn lợi cá tầm tự nhiên đang ngày một cạn kiệt.

Tại Việt Nam, cá tầm được Tập đoàn Cá tầm Việt Nam đưa vào nuôi từ năm 2007 với những nỗ lực nhằm khai thác nguồn lợi thủy sản nước lạnh tại các hồ thủy điện miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Sau 10 năm, Tập đoàn Cá tầm Việt Nam đã phát triển được 5 cơ sở nuôi trồng tại Việt Nam gồm: Lâm Đồng, Bình Thuận, Bình Định, Đắk Lắk và Sơn La, tổng diện tích nuôi trồng khoảng 80.000m 2 mặt nước với 3 triệu con cá tầm. Năm 2018, đơn vị này sẽ tiếp tục triển khai thêm 2 dự án tại Lạc Dương (Đà Lạt) và Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) cũng như tiếp tục mở rộng hồ nuôi Đa Mi (Bình Thuận), Đắk Lắk cùng Sơn La tăng gấp 2 lần diện tích nuôi trồng mặt nước, đưa tổng diện tích mặt nước nuôi trồng lên 160.000m 2 và 5 triệu con cá tầm.

Theo ông Nguyễn Văn Khải – Chủ tịch Công ty Cổ phần Tầm Long Đa Mi cho biết: “Hiện sản lượng cá thương phẩm của toàn tập đoàn đạt trên dưới 1.000 tấn/năm, cá cái sẵn sàng cho trứng khoảng 500 tấn. Riêng tại hồ thủy điện Đa Mi chúng tôi đang có gần 200 lồng vuông và hơn 100 lồng tròn với tổng diện tích mặt nước nuôi cá là 27.000m 2 với khoảng 800.000 con cá tầm, dự kiến năm 2018 sau khi mở rộng diện tích nuôi số lượng cá sẽ tăng lên 1,5 triệu con”.

Vào vương quốc cá tầm:

Vượt khoảng hơn 120km từ sân bay Liên Khương (Lâm Đồng), chúng tôi có mặt tại hồ thủy điện Đa Mi, nơi giáp ranh giữa huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) và TP. Bảo Lộc (Lâm Đồng). Khí hậu Đa Mi mát mẻ không khác gì Đà Lạt, đây chính là lý do để con cá tầm từ Nga, châu Âu đến sinh sống ở những hồ nước mát lạnh như thế này tại Việt Nam.

Lòng hồ thủy điện Đa Mi (Bình Thuận) có diện tích khoảng 700ha, với lợi thế khí hậu quanh năm mát mẻ, cá tầm được nuôi ở hồ Đa Mi của Tập đoàn Cá tầm Việt Nam phát triển rất tốt, không có dịch bệnh bởi nhiệt độ nước hồ luôn ở dưới 20 o C, xung quanh lòng hồ không có hoạt động sản xuất công nghiệp cũng như tác động của dân cư (chỉ có hơn 10 hộ dân sống xung quanh khu vực lòng hồ). Cùng với đó diện tích nuôi trồng hiện nay của Công ty Cổ phần Tầm Long Đa Mi chỉ chiếm 2,5ha/700ha diện tích mặt nước, vì thế môi trường nước hồ luôn sạch và không chịu tác động của các chất xả thải do sản xuất công nghiệp và đời sống dân sinh mang lại.

Cá tầm nuôi ở hồ thủy điện Đa Mi hiện có khoảng 800.000 con, sau 1,5 năm là có thể xuất bán với trọng lượng trung bình từ 3-5 kg/con. Mỗi tháng Công ty Tầm Long Đa Mi xuất khoảng 10 tấn cá với giá trung bình là 280.000 đồng/kg. Hàng ngày các nhân viên kỹ thuật của công ty phải kiểm tra trọng lượng, cũng như sức khỏe của cá. Có thể nói, quy trình nuôi theo tiêu chuẩn quốc tế GlobalGAP của Tập đoàn Cá tầm Việt Nam đã giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, an toàn với sức khỏe của công nhân và người tiêu dùng. Đặc biệt, tập đoàn không dùng hormone hay chất kháng sinh với đàn cá mình nuôi, và xây những bể nuôi lớn nhưng thả ít cá để giảm mức độ căng thẳng của chúng và tăng chất lượng trứng nhằm tạo dựng tên tuổi cho sản phẩm trứng cá tầm Việt Nam.

Bằng việc nuôi trong nguồn nước sạch, sử dụng thức ăn tự nhiên và nhập khẩu trực tiếp từ các tập đoàn hàng đầu thế giới về cung cấp giải pháp dinh dưỡng bền vững và cải tiến cho ngành thủy sản, cá tầm thương phẩm của tập đoàn có chất lượng sánh ngang với cá tầm đánh bắt ngoài thiên nhiên.

Hồ thủy điện Đa Mi có diện tích gần 700ha, nhưng khu nuôi cá tầm chỉ sử dụng khoảng 2,5ha mặt nước. Mỗi lồng cá tầm được thiết kế rộng khoảng 50m 2 và có độ sâu chừng 5m. Với độ lạnh của hồ Đa Mi chỉ nuôi được cá thương phẩm và phát triển cá mẹ để đem lên Đà Lạt sản xuất trứng. Để đảm bảo về môi trường nước, mỗi lồng cá ở Đa Mi nuôi khoảng 500 con. Cá lớn dần được tách ra từng lồng để đảm bảo mật độ đáp ứng cho yêu cầu tăng trưởng từng giai đoạn của con cá.

Từng bước chiếm lĩnh thị trường

Hiện sản lượng cá tầm của tập đoàn vẫn chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu của thị trường trong nước, tập đoàn đang từng bước mở rộng diện tích nuôi, để chuẩn bị cho giai đoạn này, ngay từ đầu thành lập, tập đoàn xác định phải từng bước làm chủ con giống. Với sự giúp đỡ của các chuyên gia Nga và sự nỗ lực của các kỹ sư thủy sản giàu kinh nghiệm, trại ươm giống của tập đoàn tại đập tràn hồ Tuyền Lâm (TP. Đà Lạt, Lâm Đồng), cá tầm của tập đoàn đã ấp nở và làm giống thành công. Đây là yếu tố then chốt để Tập đoàn Cá tầm Việt Nam “đánh bật” cá tầm nhập lậu của Trung Quốc tại miền Nam và bắt đầu ra thị trường miền Bắc.

Theo bà Ngô Thị Kim Phụng – Giám đốc Công ty TNHH MTV Cá tầm Việt Nam – đơn vị có nhiệm vụ lai tạo giống của tập đoàn cho biết: “Những con cá tầm đạt từ 8 năm tuổi trở lên được nuôi trong điều kiện chăm sóc đặc biệt mới có thể cho trứng. Ngoài sản phẩm trứng cá tầm mang thương hiệu Caviar de Đuc của Tập đoàn Cá tầm Việt Nam đã có mặt ở hầu hết các hệ thống khách sạn 5 sao tại Việt Nam cũng như đã được xuất khẩu sang một số thị trường quốc tế như Singapore, Nhật, Pháp…, đặc biệt là xuất ngược lại Nga, đất nước vốn được xem là quê hương của loài cá tầm, hiện trại giống Đà Lạt hàng năm sản xuất từ 1,5-2 triệu con giống cung cấp cho các hồ nuôi thương phẩm trong cả nước.

Cá tầm cái mang trứng sẽ chuyển sang giai đoạn trú đông với nhiệt độ nước dưới 10 o C nhằm tiêu mỡ và cho nguồn trứng cá chất lượng hơn (trứng to, cứng). Thời gian này kéo dài từ 1-2 tháng phụ thuộc vào việc thăm kiểm tra chất lượng trứng. Sau khi trải qua quá trình trú đông nhân tạo và qua sự kiểm tra nghiêm ngặt, những con cá nào có chất lượng trứng tốt sẽ sử dụng để khai thác caviar – trứng cá tầm đen. Hiện trứng cá tầm chủ yếu cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài với sản lượng trứng cá chỉ vài tấn/năm.

Từ nguồn cá giống tại Đà Lạt được chuyển đi các hồ nuôi thương phẩm, sau quá trình siêu âm chọn lọc cá cái, quy trình nuôi cá cái lên trứng đen, các hồ nuôi thương phẩm nói trên sẽ chuyển cá cái mang trứng lên Đà Lạt. Do tự chủ được nguồn cá giống nên đã giúp tập đoàn tiết kiệm được khoảng 60% chi phí so với nhập khẩu cá giống từ nước ngoài.

Thực tế, Tập đoàn Cá tầm Việt Nam đã đạt những mốc phát triển đàn cá làm thay đổi cả cơ cấu nuôi trồng thủy sản Việt Nam, năm 2014 đạt sản lượng 400 tấn cá thịt và 4,8 tấn trứng; năm 2017 đạt trên 1.000 tấn cá thịt và cá cho trứng khoảng 500 tấn. Năm 2018 dự kiến sẽ cung cấp cho thị trường khoảng 2.000 tấn cá thương phẩm và tiếp tục gia tăng sản lượng đàn cá trứng.

Song Hà

Đại Gia Việt Sành Ăn, 1,8 Tỷ/Kg Trứng Cá Tầm

Trứng cá tầm là món ăn xa xỉ mà không phải ai cũng dám bỏ tiền để dùng khi viết mức giá có thể lên đến 1,8 tỷ đồng/kg. Thế nhưng, không ít đại gia Việt vẫn dùng đều đặn và coi đó là món sang thiết đãi bạn bè.

Cá tầm có thể sống trong điều kiện nuôi nhốt tại ao nước chảy hoặc trong lồng. Nước cần đảm bảo sạch, sâu và duy trì nhiệt độ dưới 27 độ C. Để có trứng hoàn hảo, những con cá tầm được nuôi từ 5-10 tuổi, được siêu âm và lấy trứng theo một quy trình khép kín.

Các vùng lòng hồ ở Việt Nam có điều kiện lý tưởng để nuôi loài cá này như như Đami – Bình Thuận, Buôn Tua Srah – Đắc Lắc, Cấm Sơn – Bắc Giang, Vĩnh Sơn – Bình Định…

Yêu cầu khắt khe nhất của giống cá này là nhiệt độ nước, bởi nếu nuôi trong môi trường quá nóng, cá khó phát triển, dễ mắc dịch bệnh.

Cá tầm giống được ươm thả trong khu vực riêng để đảm bảo quá trình sinh trưởng ban đầu. Trước đây cá giống được dùng nguồn trứng thụ tinh từ các nước như Nga, Đức… Ngày nay, một số công ty Việt Nam đã sản xuất thành công giống cá này.

Thức ăn của cá tầm là các loại cá nhỏ như cá nục và cá mòi, gần giống hệt thức ăn tự nhiên của chúng…… và thường được xắt thành miếng, cho ăn vào đêm, từ 19h đến 4h sáng.

Ngoài ra, cá tầm cũng được cho ăn trùn quế, trùn hương, tô, tép nhỏ… Thông thường, cá nhỏ dưới 1kg được ăn chế độ 4 bữa một ngày, cá lớn chỉ ăn 2 bữa.

Cá cái được siêu âm trước khi mổ lấy trứng.

Sau đó cá được mổ lấy trứng bằng phương pháp rạch bụng. Trứng sau khi lấy được chế biến theo 2 phương thức: muối truyền thống và muối nhiệt. Muối được sử dụng là muối mỏ nguyên chất Himalaya với tỷ lệ rất thấp (dưới 3,5%), không cho thêm bất kỳ chất bảo quản nào, nhằm đảm bảo độ tươi nguyên và chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đắt giá nhất là trứng của những chú cá tầm bạch tạng. Mỗi kg trứng cá tầm muối loại này có thể đạt mức giá lên tới 1,8 tỷ đồng.

(Theo Trithuctre)

Vì Sao Cá Tầm Trung Quốc Rẻ Bèo So Với Cá Tầm Việt Nam?

Vì sao cá tầm – một loại cá được xem là đặc sản, “lặn lội” nhiều trăm cây số từ Trung Quốc (TQ) về tới các chợ đầu mối ở Hà Nội nhưng chỉ bán với giá hết sức bèo 70 – 80 nghìn đồng/kg?

Trao đổi với NNVN, ông Nguyễn Huy Điền – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản phân tích, mấu chốt vấn đề nhiều khả năng đang nằm ở câu chuyện thức ăn cho cá tầm.

Ông Điền cho biết, cá tầm đã được đưa vào nuôi với quy mô rất lớn tại nhiều địa phương ở TQ từ rất lâu, đặc biệt là tại tỉnh Quảng Châu – vùng giáp với biên giới Việt Nam. Cùng với việc phát triển vùng nuôi, các DN sản xuất thức ăn chăn nuôi tại TQ từ lâu cũng đã tự SX được thức ăn chuyên dụng cho cá tầm với giá rất rẻ, hiện nay chỉ bằng khoảng 50 – 60% so với giá cám dành cho cá rô phi bán tại Việt Nam.

Với điều kiện đó, giá thành SX mỗi kg cá tầm thương phẩm tại TQ hiện nay thực chất chỉ vào khoảng 60-70 nghìn đồng/kg. Theo ông Điền, các vùng nuôi cá tầm lớn tại Quảng Châu hiện nay chỉ cách biên giới nước ta khoảng 3 giờ chạy ô tô. Điều này giải thích, với quy mô nuôi rất lớn, việc cá tầm TQ về tới các chợ đầu mối phía Bắc, bán với giá trên dưới 100 ngàn đồng, thậm chí chỉ 70 – 80 nghìn đồng/kg là hoàn toàn dễ hiểu, thương lái vẫn lãi.

Trong khi đó tại Việt Nam, nghề nuôi cá tầm hình thành chưa lâu. Thức ăn cho cá hiện vẫn đang phải NK thành phẩm. Ông Nguyễn Huy Điền cho biết, mới đây, việc nghiên cứu SX thức ăn cho cá tầm mới chỉ manh nha ở một vài DN.

Cụ thể ở phía Nam có Cty TNHH Thức ăn chăn nuôi Ngọc Long (Bình Dương) đã SX thức ăn chuyên cho cá tầm và khảo nghiệm thành công tại một số vùng nuôi cá tầm ở Lâm Đồng. Mặc dù chất lượng cám cá tầm của Cty này SX được đánh giá khá cao và đã được Tổng cục Thủy sản cấp chứng nhận cho phép SX nhưng giá thành hiện vẫn rất cao (giá cám cá tầm tại TQ chỉ bằng 50 – 60% so với giá cám do đơn vị này SX).

Ngoài ra ở phía Bắc, mới chỉ có Tập đoàn DABACO (Bắc Ninh) đang tiến hành nghiên cứu SX thí nghiệm thức ăn cho cá tầm nhưng chưa chính thức đi vào SX… Với những bất lợi trên, theo ông Nguyễn Huy Điền thì giá thành SX cá tầm thương phẩm ở Việt Nam ít nhất trên 100 nghìn đồng/kg – cao gấp đôi so với giá thành SX cá tầm tại TQ.

Điều này khẳng định so với Việt Nam, cá tầm TQ đã đi trước rất xa. Về mặt nào đó, có thể nói một giai đoạn do cá tầm mới xuất hiện trên thị trường, người tiêu dùng còn lạ lẫm, xem như là đặc sản nên bị hét lên tới 400 – 500 nghìn đồng/kg là quá giá trị thực.

Mặc dù vậy, ông Điền khẳng định đối với hoạt động nhập lậu cá tầm trái phép diễn ra trong thời gian qua, các cơ quan quản lí thị trường, công an kinh tế cần vào cuộc ráo riết để ngăn chặn, xử lí theo quy định pháp luật. Đối với hoạt động NK giống cá tầm, Tổng cục Thủy sản cũng đang tăng cường việc quản lí chặt chẽ.

Một tiểu thương tại chợ Thành Công (Hà Nội) cho biết, cá tầm Trung Quốc thường ngắn và béo còn cá tầm Việt Nam dài và thon (Ảnh: tinmoi.vn)

“Về thức ăn cho cá tầm, tôi cho rằng thành phần nguyên liệu ở TQ hay ở Việt Nam SX có lẽ cơ bản cũng là giống nhau cả. Việc giá cám cá tầm của Việt Nam SX đắt hơn rất nhiều ở TQ có thể do nhiều nguyên nhân, cơ bản do kinh nghiệm, bề dày SX, công nghệ, thị trường… Cũng có thể do giá cá tầm thương phẩm ở ta lâu nay quá cao, nên nhà SX cám cũng hét giá cám trên trời chăng?”, vẫn theo ông Điền.

Theo ông Lam, do lợi nhuận cao, các đối tượng buôn lậu bất chấp mọi thủ đoạn để vi phạm pháp luật, chúng luôn theo dõi hoạt động của cơ quan chức năng, thấy sơ hở là thực hiện ngay việc vận chuyển, tẩu tán hàng hóa. Vì thế, việc bắt giữ rất khó khăn.

“Để giải quyết vấn đề này, chúng ta phải thực hiện đồng bộ các biện pháp, và phải thực hiện lâu dài. Trước mắt, cần tập trung quản lý chặt chẽ các địa bàn trọng điểm như Quảng Ninh, Lào Cai… Về mặt lâu dài chúng ta cần xây dựng các chính sách bảo hộ các mặt hàng trong nước, nâng cao nhận thức của các địa phương để tăng cường chủ động chống lại các hành vi buôn lậu”, ông Lam đề xuất.

V. Nguyễn