Top 9 # Trị Nấm Đen Cá Rồng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Fcbarcelonavn.com

Bệnh Nấm Đen Ở Cá Rồng

Đa phần các trường hợp vảy cá xuất hiện các đốm và mảng màu đen đều do chất lượng nước xấu, thời tiết thay đổi, nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch nhiều… một số trường hợp các mảng đen xuất hiện do vảy cá bị hư tổn bởi thuốc kháng sinh mạnh (Tetracyclin) kết tủa và phản ứng trong nước xấu…

1. Cách xử lí – Đầu tiên, thay 30% nước. – Sử dụng muối theo hàm lượng 200gr/100 lít nước (nếu bể chưa sử dụng muối). – Tăng nhiệt lên +32oC. – Sử dụng thuốc Aqua Trime theo liều lượng 5gr/100 lít nước. – Sau 24h thì thay 20% nước và bổ sung thuốc lại như liều lượng ban đầu. – Sau 7 ngày (7 lần thay 20% nước) thì tiếp tục thay 30% nước và bổ sung muối như hàm lượng ban đầu (0.2%).

* Lưu ý: – Trong quá trình trị bệnh không cho cá ăn (thường khoảng 10 ngày). – Vì tăng nhiệt + cho thuốc vào nước nên nước sẽ thiếu oxi hoà tan, cần tăng cường sủi khí hoặc thổi luồng mặt nước để tăng oxi. – Với những bể sử dụng lọc tràn nên ngưng chạy lọc để bảo vệ vi sinh khi sử dụng thuốc kháng sinh. – Và trong quá trình trị bệnh nên hạn chế đèn, hoặc không sử dụng đèn càng tốt.

Và thêm một lưu ý trong khi điều trị các bệnh cho cá rồng, đó là nhiều ae quan niệm rằng nhiệt độ trong bể cá là 30oC rồi thì không cần cắm sưởi nữa, điều đó là không đúng, vì mùa hè và mùa thu (mùa mưa) nhiệt độ giữa ngày và đêm luôn chênh lệch khoảng 4-5oC, nếu cá khoẻ mạnh, sức đề kháng tốt thì điều đó sẽ là bình thường. Nhưng khi cá đang bệnh, sức đề kháng suy giảm thì việc duy trì nhiệt độ ổn định là việc nên làm. Việc sử dụng kháng sinh thực ra chỉ làm ngưng sự phát triển của vi khuẩn, đợi cho “đội quân” kháng thể của cá hoạt động mạnh trở lại và tiêu diệt chúng, mà “đội quân” này có được sự “hùng hậu” hay không lệ thuộc phần lớn vào hàm lượng muối hợp lí và nhiệt độ ổn định, chính vì thế nên then chốt trong các cách trị bệnh luôn phải có 0.1-0.2% muối và nhiệt trên 32oC.

(Nguồn: Hồ Xấu – Cá Bèo)

Cá Bảy Màu Bị Nấm Và Cách Chữa Trị

Một trong những bệnh phổ biến và hay gặp nhất của những người là cá bị nấm. Nấm xảy ra khá thường xuyên nếu như bạn mới nuôi cá và không có kinh nghiệm trong việc nhận biết cá bị bệnh sớm. Nấm có thể xảy ra cả với những người nuôi cá bảy màu có nhiều kinh nghiệm nếu như chủ quan. Chỉ cần bỏ bê cá một vài ngày sau khi mắc bệnh, cá bảy màu bị nấm có thể bị chết và nếu có khỏi thì cũng rất khó để trở lại được như tình trạng lúc ban đầu.

Nhận biết cá bảy màu bị nấm

Cá thường xuyên cọ mình vào thành bể

Cá có đốm trắng li ti trên người, vây, hoặc tay bơi

Vây cá, tay bơi bị ăn mòn

Cá gày đi, bỏ ăn và bơi lờ đờ

Nguyên nhân và giải pháp chữa cá bảy màu bị nấm

Cá bị lây bệnh từ cá mới mua về: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến việc cá của bạn bị nấm, mặc dù trước đó cá vẫn rất khoẻ mạnh, nước của bể nuôi cũng rất tốt. Khi bạn đi mua cá thêm để thả vào bể của mình, do cá ở các tiệm cá cảnh không được khoẻ và đã mang sẵn mầm bệnh nên khi bản thả cá mới mua về vào bể nuôi của bạn, mầm bệnh từ chúng sẽ dần lây sang những chú cá của khoẻ mạnh. Chỉ vài ngày sau khi thả cá mới mua về, cả đàn cá của bạn sẽ bị lây bệnh và từ từ chết dần. Cá bảy màu bị nấm chết khá nhanh do nấm lây lan và phát triển nhanh. Nấm có thể ăn vây và tay bơi của cá. Chỉ khoảng 3 4 ngày là cá có thể bị chết.

Nguồn thức ăn mang mầm bệnh: trường hợp này xảy ra khá phổ biến đối với những người nuôi cho cá ăn các loại thức ăn tươi sống như trùn chỉ, bobo, … do các loại thức ăn này thường được lấy từ những nơi mang nhiều mầm bệnh nên khi cho cá ăn, không may cá sẽ có nguy cơ bị bệnh cao. Cá rất hay bị nấm nếu bạn cho cá ăn trùn chỉ hoặc bobo mà chưa được xử lý kỹ trước khi cho ăn.

Dư thừa thức ăn trong bể tạo điều kiện cho nấm phát triển lây bệnh cho cá: Nguyên nhân này xảy ra khá nhiều với những người nuôi cá chưa có kinh nghiệm do bạn cho ăn quá nhiều lượng cá có thể ăn được. Các loại thức ăn giàu protein như cám rất dễ làm nước bị hỏng, hoặc tạo điều kiện cho nấm phát triển nếu chìm dưới đáy bể nuôi. Cá chỉ cần tiếp xúc hoặc đi qua là vi khuẩn nấm có thể bám vào vây cá và làm cá bị nhiễm bệnh. Cá loại thức ăn tươi sống có thể thừa 1 chút không phải là vấn đề lớn lắm.

Không hút cặn bể và thay nước định kỳ: 1 trong những nguồn mầm bệnh và gây cho cá ngộ độc ammonia phổ biến nhất đến từ cặn và các chất thải trong bể quá nhiều. Cặn bể hay phân dư thừa nhiều trong bể cũng làm cho bể nuôi của bạn không được đẹp mắt và gây ức chế khi ngắm cá nữa. Nấm rất dễ làm ổ bệnh trong những nơi không được vệ sinh sạch trong bể. Nước cũ, không được thay thường xuyên cũng dễ phát triển các vi khuẩn gây hại cho cá.

Không tách những chú cá bệnh ra để chữa trị dẫn đến lây bệnh cho cá đàn cá: Có thể vì 1 nguyên nhân nào đó không rõ ràng dẫn đến có 1 vài chú cá trong bể nuôi của bạn tự nhiên bị mắc bệnh. Việc tách riêng những chú cá này ra chữa bệnh rất quan trọng trong việc hạn chế mầm bệnh, đặc biệt là bệnh nấm vì chúng có thể bùng phát rất nhanh. Nấm lây lan rất nhanh, cá đàn cá của bạn có thể bị lây sau 2 – 3 ngày từ 1 cá thể bị bệnh trong bể.

Thông tin: GUPPY CITY – Shop Cá bảy màu Hà Nội

Cá Cảnh Bị Nấm Bệnh Và Cách Chữa Trị

Nhiễm nấm là một trong những bệnh phổ biến thường thấy ở cá cảnh nhiệt đới. Bởi vì những bào tử của nấm trong bể cá cảnh thường phát triển mạnh vào thời điểm nhiệt độ môi trường xuống thấp và độ ẩm không khí cao cũng là nguyên nhân lây nhiễm nguồn nấm đến bể cá của bạn.

Những bào tử này sẽ xâm nhập vào cá và gây bệnh cho cá khi cá bị căng thẳng(stress), bị thương hoặc bị bệnh nào đó. Chất lượng nước kém cũng có thể là nguyên nhân làm tăng sự lây nhiễm nấm đối với cá trong bể.

Hầu hết những người nuôi cá đều nhận ra những dấu hiệu nhiễm nấm từ bên ngoài. Đa số cá nhiễm bệnh nấm đều có màu trắng các tế bào nấm này sẽ bám vào da của cá và dần dần lan dần ra các vùng da lân cận nếu không được chữa trị cá sẽ bỏ ăn hoặc ăn không tiêu , stress …..

Khi bị nhiễm nấm nặng mà không được điều trị cá sẽ yếu dần và chết, nguồn nước trong bể khi bị nhiễm tế bào nấm bạn có thể dễ dàng thấy nước có màu đục, có những vảy nấm màu nâu học trắng nhìn như rêu bám vào mặt kính thành bể hoặc cây cối trồng trong bể.

Nguyên nhân nhiễm nấm có thể do các yếu tố sau

– Chất lượng nước bể kém. – Vệ sinh bể kém. – Có cá chết trong bể hay có sự phân hủy nhiều các chất hữu cơ trong bể. – Cá bị tổn thương, cá già hoặc cá đang có những bệnh khác. – Lây bệnh từ cá nhiễm bệnh mới mua thả vào bể.

Một số loại bệnh nấm phổ biến ở cá

+ Bệnh nấm bông – bệnh Bông:

Bệnh nấm len bông là một thuật ngữ được dùng để chỉ chung cho những loại nấm lây nhiễm trên da, vây và miệng của cá. Những phần nấm trắng (dạng như bông) thường phát triển ở những khu vực mà cá đã bị lây nhiễm trước, những chỗ có ký sinh trùng tấn công và cả những chỗ cá bị thương.

Những loài nấm gây bệnh này thường là loài Saprolegnia và Achyla. Nhiều loài nấm khác cũng có thể gây bệnh này và nhiều khi có thể tìm thấy nhiều loại nấm cùng gây bệnh trên cá.

+ Bệnh thối mang – Gill rot:

Bệnh này ít gặp, nhưng khi bị bệnh thì rất nguy hiểm cho cá và làm cho cá chết nếu không được điều trị.

Khi bị nhiễm loại nấm này, cá có dấu hiệu hô hấp bất thường như thở gấp gáp để lấy không khí. Các tơ mang và lá mang dính lại với nhau bởi chất nhầy và trên đó cũng xuất hiện các đốm.

Cách chữa trị bệnh nấm cho cá

Cách tốt nhất để chữa trị bệnh nấm là phòng bệnh cho cá bằng cách:

– Nguồn nước trong hồ nuôi phải luôn sạch sẽ bằng cách cải tạo hệ thống lọc nước để nguồn nước luôn sạch sẽ

– nguồn nước cấp cho bể cá phải đảm bảo sạch sẽ không mầm bệnh

– Cá mới mua về phải thả riêng và khử sạch bệnh trước khi cho vào bể

Cách chữa trị :

-Thay sạch nước trong bể cá nhiễm bệnh

– Dùng sưởi tăng nhiệt độ bể cá nên 30 -32 độ C

– Cho xanh methylen ( có bán tại các hiệu thuốc tây ) 3-5 giọt / 20 l nước cho và thay nước liên tục một ngày một lần . Đối với các bể cá lớn nên bắt cá ra các bể nhỏ hoặc chậu có thể tích từ 20 – 40 l tùy theo cá lớn hay bé cho sủi khí , sưởi và thuốc như trên

– Hoặc cũng có thể dùng tetracyclin , muối trắng , thuốc chuyên trị bệnh nấm có bán tại các cửa hàng cá cảnh như tetra nhật , bio 2 ….

Nguyên Nhân Và Cách Phòng Trị Cá Betta Bị Nấm

Cá betta bị nấm là bệnh khá phổ biến mà cá cảnh mắc phải cũng như gây phiền toái cho người chơi,trong khi đó nấm gây tử vong cho cá và thiệt hại cho người chơi cá cảnh.

Nhiễm nấm là một trong những bệnh phổ biến thường thấy ở cá nhiệt đới. Bởi vì những bào tử của nấm trong bể cá cảnh thường phát triển mạnh vào thời điểm nhiệt độ môi trường xuống thấp và độ ẩm không khí cao cũng là nguyên nhân lây nhiễm nguồn nấm đến bể cá của bạn, những bào tử này sẽ xâm nhập vào cá và gây bệnh cho cá khi cá bị căng thẳng(stress), bị thương hoặc bị bệnh nào đó. Chất lượng nước kém cũng có thể là nguyên nhân làm tăng sự lây nhiễm nấm đối với cá trong bể.

Nguyên nhân cá bị nhiễm nấm:

– Chất lượng nước bể kém.

– Vệ sinh bể kém.

– Có cá chết trong bể hay có sự phân hủy nhiều các chất hữu cơ trong bể.

– Cá bị tổn thương, cá già hoặc cá đang có những bệnh khác.

– Lấy bệnh từ cá nhiễm bệnh mới mua thả vào bể.

Hầu hết những người nuôi cá đều nhận ra những dấu hiệu nhiễm nấm từ bên ngoài. Đa số cá nhiễm bệnh nấm đều có màu trắng các tế bào nấm này sẽ bám vào da của cá và dần dần lan dần ra các vùng da nân cận nếu không được chữa trị cá betta bỏ ăn hoặc ăn không tiêu , stress ….. khi bị nhiễm nấm nặng mà không được điều trị cá sẽ yếu dần và chết. nguồn nước trong bể khi bị nhiễm tế bào nấm bạn có thể dễ dàng thấy nước có màu đục, có những vảy nấm màu nâu học trắng nhìn như rêu bám vào mặt kính thành bể hoặc cây cối trồng trong bể.

Cách chữa cá betta bị nấm:

– Nguồn nước trong hồ nuôi phải luôn sạch sẽ bằng cách cải tạo hệ thống lọc nước để nguồn nước luôn sạch sẽ

– nguồn nước cấp cho bể cá phải đảm bảo sạch sẽ không mầm bệnh

– Cá mới mua về phải thả riêng và khử sạch bệnh trước khi cho vào bể

-Thay sạch nước trong bể cá nhiễm bệnh

– Dùng sưởi tăng nhiệt độ bể cá nên 30 -32 độ C

– Cho xanh methylen ( có bán tại các hiệu thuốc tây ) 3-5 giọt / 20 l nước cho và thay nước liên tục một ngày một lần . Đối với các bể cá lớn nên bắt cá ra các bể nhỏ hoặc chậu có thể tích từ 20 – 40 l tùy theo cá lớn hay bé cho sủi khí , sưởi và thuốc như trên