Top 10 # Tiệm Cá La Hán Lucky Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Fcbarcelonavn.com

La Hán Xanh: Cách Trồng &Amp; Chăm Sóc La Hán Xanh (Rong La Hán)

La hán xanh là loại cây khoác trên mình màu sắc tuyệt đẹp, ngoài ra la hán xanh còn được biết đến với tên gọi “rong la hán hoặc rong đuôi chồn”.

La hán xanh tên khoa học là , thuộc họ Cabombaceae và nằm trong chi Cabomba. Cây la hán xanh thuỷ sinh được phát hiện và mô tả khoa học đầu tiên vào năm 1837 bởi nhà thực vật học người Mỹ (ông Asa Gray). Ở Việt Nam, la hán xanh còn được gọi là rong la hán hoặc rong đuôi chồn.

La hán xanh là dạng cây có thân thẳng đứng, chúng có nguồn gốc bắt đầu ở những khu vực thuộc châu Mỹ. Trong tự nhiên loài la hán xanh thuỷ sinh này lây lan rất nhanh và ở một số quốc gia như Úc, nó còn được coi là một loài xâm lấn hoặc cỏ dại có ý nghĩa quốc gia.

Cây rong la hán có thể được nhân giống như bất kỳ các loại cây có thân thẳng đứng khác. Có thể cắt trực tiếp phần ngọn của cây mẹ rồi cắm xuống nền bể thuỷ sinh là cây có thể tự phát triển. Lưu ý khi cắt đi phần ngọn, phần thân còn lại của cây mẹ sẽ mất tương đối thời gian để phục hồi và phát triển lại. Cho nên, bạn cần cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho chúng.

Cách trồng la hán xanh

Khi được nuôi trồng trong điều kiện tối ưu, thân của cây la hán xanh thuỷ sinh có thể dễ dàng phát triển trên bề mặt của một bể cá lớn, ngay cả khi được cắt tỉa. Ở đó, la hán xanh tạo thành những chiếc lá nổi hình thoi và hoa màu trắng. Tuy nhiên, nếu để nhiệt độ trong bể quá cao, hoặc ánh sáng quá thấp sẽ làm cho cây la hán xanh thuỷ sinh phát triển yếu và có xu hướng tàn lụi.

La hán xanh thuỷ sinh có cần Co2 không?

Bài viết “La hán xanh: Cách trồng & chăm sóc la hán xanh (rong la hán)” của Ahisu được bảo vệ bởi đạo luật DMCA. Vui lòng để lại nguồn http://www.ahisu.com/la-han-xanh/ khi đăng tải bài viết này. Xin cám ơn !

Subscribe AHISU để nhận các tin tức mới

Cá La Hán Ăn Gì? Thức Ăn Cho Cá La Hán Con

Cá La hán là một giống cá cảnh hết sức phổ biến, được giới chơi cá đặc biệt quan tâm.Nguồn thức ăn cho cá La hán rất phong phú. Bài viết này sẽ chia sẻ tới độc giả về thức ăn của cá La hán.

Các loại cá nước ngọt như cá lia thia, cá rô, cá trâm là món khoái khẩu cho La hán. Bởi các loại cá này có kích thước vừa phải, không quá to, trừ cá trâm là loài di chuyển khá nhanh nên sẽ gây khó khăn cho La hán.

Thức ăn sống như tép cũng được nhiều người chọn khi nuôi La hán bởi kích thước nhỏ, giá thành phù hợp. Với hàm lượng dinh dưỡng cao, ngoài ra tép sống còn chưa carotene rất có lợi cho việc giúp cá lên màu.

Một nguồn thức ăn khác có thể kể tới là cá chép, cá ròng. Đây là loại thức ăn sống tương đối rẻ tiền, lại dễ tìm dễ mua tại các chợ dân sinh. Lưu ý khi cho La hán ăn các loại thức ăn này người nuôi cần rửa sạch để đảm bảo thức ăn không mang mầm bệnh. Nhiều trường hợp cho ăn thức ăn không vệ sinh dẫn tới cá La hán mắc phải các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột, rất khó chữa trị.

Ngoài ra trùn chỉ (giun), lăng quăng, bo bo cũng quá quen thuộc với những người chơi cá cảnh. Tuy nhiên những loại thức ăn này thường mang nhiều vi khuẩn vì môi trường sống của chúng thường ở những nơi ô nhiễm. Trước khi cho La hán ăn các loại như giun, lăng quăng, bo bo cần rửa sạch hoặc giữ vệ sinh bằng cách thay nước chứa thường xuyên để hạn chế vi khuẩn phát triển.

Thức ăn đông lạnh

Tuy hàm lượng dinh dưỡng không cao bằng nhưng độ tiện lợi và ưu điểm hạn chế được vi khuẩn của các thực phẩm đông lạnh là lý do khiến nhiều người nuôi La hán lựa chọn loại thức ăn này cho cá của mình. Có thể kể đến nhiều loại như: tôm tép đông lạnh, trùng đỏ, thịt bò, tim bò, cá đông lạnh, thức ăn tổng hợp say nhuyễn. Lưu ý khi sử dụng các loại thức ăn say nhuyễn cần đặc biệt chú ý vấn đề vệ sinh bể bởi lượng thức ăn thừa có thể làm dơ nước, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.

Thức ăn viên

Ưu điểm của loại thức ăn này là dễ dàng vệ sinh, khả năng bảo quản cũng như sử dụng tương đối cao. Tuy nhiên giá thành cũng không hề rẻ và người mua cũng có khả năng mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Loại thức ăn này thường gây khó tiêu đối với cá, đặc biệt khi cho ăn quá nhiều La hán sẽ quen và không thích ứng với việc ăn các thức ăn tươi sống.

Các loại thức ăn khác

Ngoài các loại thức ăn kể trên, có thể nuôi cá La hán bằng: ốc bươu vàng, thịt bò, tim bò, tôm, thằn lằn, giun đất, cào cào, trứng kiến, sâu bọ,…

Cá La Hán Trân Châu

Cá la hán Trân Châu là kết quả lai tạo chéo giữa thế hệ thứ nhất của loài Cá La Hán với loài Cishlasoma Robertsoni. Cá La Hán Trân Châu có đặc điểm rất dễ phân biệt đó là: gần phần đầu có những hoa văn đen như đốm trân châu mực. Châu là các hoa văn màu ánh kim lục, dương, vàng hay bạc nằm trên mặt vảy. Về cơ bản, chúng ta có thể chia châu làm hai dạng là châu hột và châu sợi. Những phân dòng cá Việt như Kim Cương, Kim Cương Phúc Lộc Thọ đều được xếp vào dòng Trân Châu La Hán.

So với La Hán đời đầu dòng cá la hán trân châu có nhiều “châu” hơn và tỷ lệ lên đầu cũng được cải thiện. Tuy nhiên kích thước của Châu La Hán lại kém hẳn La Hán đời cũ, chỉ cỡ bàn tay là tối đa. Đây là dòng cá cảnh đẹp phổ biến nhất cho đến tận ngày nay. Có vô số tên thương mại trên thị trường nhưng về cơ bản chúng ta có thể phân Châu La Hán ra làm hai loại dựa trên màu nền chủ đạo, nền xanh và nền đỏ.

Rồng đỏ (RD) hay nền đỏ

Là phân dòng phổ biến nhất với màu đỏ làm chủ đạo. Trên thực tế, có nhiều loại rồng đỏ với nguồn gốc lai tạo, dạng châu và tông màu đỏ khác nhau.

Cá la hán trân châu nền xanh hay Rồng xanh (BD).

Vẫn có chút màu đỏ hay hồng ở phần ức nhưng màu xanh chủ đạo, ít châu. Rồng xanh rất gần với cichlid thuần (Trimac).

Phân dòng cá la hán kim cương

Đặc điểm chung của phân dòng này là mặt vàng, nhiều châu, đa số có ức màu kem thay vì đỏ. Châu trên thân thường dính, hoa văn không rõ ràng. Những con đời đầu là “kim cương phúc lộc thọ – KCPLT”, những con châu quấn đầu là “nữ hoàng kim cương – NHKC”, những con lai với king kamfa gọi là “king kim cương – KKC”. Do lai cận huyết để lấy đầu mà bỏ qua dị tật nên dòng kim cương ngày nay hầu như thoái hóa: đa phần đuôi xụp, đặc biệt nhiều cá đẹt, lớn không quá 4 ngón tay.

Cá la hán trân châu-malau (ZZmalau)

Phân dòng lai giữa Trân Châu với Kamalau để cải thiện về châu, màu và vây. Tuy nhiên phân dòng này vẫn mang đặc điểm đặc trưng của Trân Châu La Hán (và có nguồn khẳng định nó không bao giờ đạt chất lượng của Kamalau chính hiệu).

Những đặc điểm trên cơ thể cá la hán trân châu

*Đầu gù: La Hán Trân Châu có cái đầu gù lớn nhất so với hai dòng còn lại, cái đầu gù rất dễ nhìn thấy cho dù cá chưa trưởng thành.

*Mắt: hai mắt cách xa nhau, mắt có màu đỏ và có đường kính lớn.

*Miệng: môi khá dày và thường trể xuống, môi trên tương đối ngắn. Miệng luôn mở ra.

*Thân hình: thân hình tròn trịa, các cơ lưng tạo thành một vùng u ngay bên dưới vây lưng.

*Hoa Văn: hoa văn hai bên đầu và trên trán thường rõ ràng và sắc nét hơn cá La Hán bình thường. Những đốm ngọc trai trên trán thường nhô ra ngoài.

*Vây lưng: vây lưng trải dài ra và tạo thành một góc khoảng 50° với mình cá.

*Vây đuôi: vây đuôi có hình cánh quạt dài, có thể gập lại dễ dàng nếu bể cá có kích thước nhỏ. Vây đuôi có những chấm nhỏ như hạt ngọc trai rất đẹp.

* Cá tính: ở trạng thái bình thường cá rất hiền, nhưng khi bị kích thích thường tỏ ra rất hung hăng.

Đặc điểm về sinh trưởng và sinh sản của cá

La Hán Trân Châu sinh sản khá dễ dàng, ti lệ cá con sống rất cao. Khả năng đẻ mỗi lần khoảng 100 – 600 trứng.

La Hán Trân Châu có đặc điểm là khi trưởng thành màu sắc và hoa văn trên cơ thể không thay đổi bao nhiêu so với lúc cá còn nhỏ.

Trị Bệnh Cho La Hán

1. Bệnh nấm trắng

– Nguyên nhân : đây là loại bệnh thường gặp nhất do thời tiết thay đổi khá thất thường, bệnh xuất hiện vào thời tiết lạnh, mùa mưa là điều kiện cho một số loại nấm phát triển trên cá La Hán. – Biểu hiện : một số đốm trắng xuất hiện trên thân, đuôi, rõ nhất có thể thấy vài đốm trắng nhỏ li ti trên miệng và đầu cá, nếu ít là do nấm nhẹ, thời gian trị rất nhanh và đơn giản. Nếu nhiều và phủ toàn thân thì bệnh khá nặng và cần sự kiên nhẫn thì sẽ trị khỏi

– Cách trị : có rất nhiều cách tùy theo mức độ của nấm và thời gian trị

* Nấm nhẹ   + Hoặc có thể vớt cá ra xô hoặc chậu lau bằng bông (gòn) với nước muối đậm đặc (tránh lau vào mắt cá) rồi thả lại hồ.

Đó là các cách trị nấm cho cá và điều lưu ý là trong thời gian trị bệnh không nên cho cá ăn để tránh là dơ nước. 

2. Bệnh lở loét, lủng đầu

– Nguyên nhân : có rất nhiều nguyên nhân do quá trình nuôi cá va chạm vào vật thể (lọc, đồ trang trí) trong hồ, cắn nhau với cá kè làm trầy da đầu, do bắt cá là quẫy mạnh làm trầy xước, hoặc do kí sinh trùng làm cá bị lở loét. Do môi trường nước bị ô nhiễm lâu ngày không vệ sinh.

     – Biểu hiện : trên mặt hoặc thân cá có xuất hiện một số vết lở loét lâu ngày ăn sâu vào da thịt cá gây tổn thương nghiệm trọng. Cá bỏ ăn bơi lờ đờ hay đâm hoặc vào thành hồ.

– Cách trị : bệnh này trị giống lở loét da ở người, hiệu quả nhất là dùng thuốc bôi trực tiếp lên vết thương, nếu vết thương nhỏ có thể dùng Abocin dạng bột sau đó bắt cá lên và bôi trực tiếp vào vết thương, ngày 1-2 lần đến khi vết thương lành hẳn.  

   + Nếu vết loét lớn và sâu nên dùng Fungus Cure dạng bột hoặc thuốc mỡ Tetraxilyn dành cho người, bôi trực tiếp vào vết thường ngày 3 lần.

* Lưu ý : trong thời gian trị bệnh cần giữ nước thật sạch, trước khi trị bệnh nên thay nước và vệ sinh hồ, tăng lượng muối khoảng 200 – 300g/ 100 lít nước