Top 9 # Thức Ăn Của Cá Vàng Gù Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Fcbarcelonavn.com

Cá Vàng Ăn Gì? Ưu Nhược Điểm Của Mỗi Loại Thức Ăn

Cá vàng là loại sinh vật cảnh ăn tạp và phàm ăn, thức ăn tươi hay khô chúng đều có thể nuốt. Câu ” não cá vàng” là ý nói về bộ nhớ chỉ vài giây của cá vàng, vừa ăn xong nhưng chúng đã quên luôn và có thể ăn tiếp. Chính vì vậy khi nuôi cá vàng cần căn chỉnh cho ăn vừa đủ, mỗi lần cho ăn chỉ tầm 15-20 phút là dừng, ko cho ăn quá nhiều, nên chia nhỏ các bữa ăn.

Các thức ăn thông dụng, phổ thông nhất trả lời cho câu hỏi cá vàng ăn gì:

Ưu điểm: Đây là thức ăn tươi yêu thích nhất của cá vàng, hàm lượng chất đạm cao, dễ ăn. Cá con nhanh lớn, cá trưởng thành ăn nhiều sẽ béo tròn, dễ sinh sản.

Nhược điểm: Tuy giàu chất dinh dưỡng nhưng trùn chỉ sống dưới đáy cống rãnh, khá bẩn. Khi mua về cần rửa sạch chất bẩn, giun chết. Việc bảo quản giun là khá khó và không được lâu, phải để chậu giun ở nước sạch, có dòng chảy, nếu không giun sẽ chết, cá ăn phải sẽ nguy hiểm.

Lời khuyên: Nên mua từng ít một, mua giun về xả dưới vòi nước cho thật sạch, khi giun có màu đỏ tươi thì cho ăn. Nếu không mua được trùn chỉ thì có thể dùng giun đất cắt nhỏ cho cá ăn.

2. Cám cá vàng khô

Ưu điểm: Tiện lợi, nhanh chóng, với thức ăn cao cấp thì khá đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cá. Các loại thức ăn phổ biến cho cá vàng là: Tomboy, Mizuho, cám giải nguyên, M2… Qua thực tế cho thấy thì Tomboy khá khó tiêu nhưng là dòng kích cá đẻ nhanh nhất. Với lượng ăn từ 3-5 bữa 1 ngày thì tầm 3 tuần – 1 tháng là cá sẽ đẻ 1 lứa.

Nhược điểm: Thức ăn khô cá ăn nhiều không tốt có thể gây chổng mông, cá nổi trên mặt nước.

Lời khuyên: Với thức ăn khô nên ngâm chừng 15p để thức ăn ngấm nước, sau đó mới cho cá ăn.

3. Sâu đỏ đông lạnh

Ưu điểm: Đây là con sâu đỏ trong nước được đóng thành đá, khá giàu chất dinh dưỡng và tiện lợi. Khi cho ăn thì chỉ cần thả vài viên sâu đỏ đông lạnh vào.

Nhược điểm: Chi phí khá cao, nếu bảo quản không tốt sau đỏ có thể bị tan hết thịt, chỉ còn lớp vỏ sâu, giảm giá trị dinh dưỡng

4. Tim bò đông lạnh

Đây là thức ăn cao cấp, giàu chất dinh dưỡng và đắt tiền nhất dành cho cá vàng. Bản chất thức ăn là tim bò, thịt bò, thịt bò xay nhuyễn kết hợp với các chất phụ gia kết dính sau đó cho đông đá.

Thức ăn này ít người sử dụng cho cá vàng.

5. Tự làm trứng hấp cho cá

Cách làm đơn giản: Đập trứng vào bát, cho thêm ⅓ -½ lượng nước, hấp cách thủy tầm 5 phút. Để nguội cho cá ăn, không ăn hết cho tủ lạnh ăn dần. Ngoài ra có thể kết hợp thêm với tảo, bí ngô, men tiêu hóa để kích thích cá ăn và dễ tiêu hóa hơn.

Ưu điểm: Dễ làm, tiện lợi, chi phí thấp, 2 quả trứng có thể ăn 1 tuần.

Nhược điểm: Bẩn nước, ăn xong sẽ có lớp bụi trứng li ti trong bể, cần có lọc tốt và thường xuyên thay nước

6. Thức ăn khác

Như đã nói thì cá vàng ăn tạp và rất phàm ăn. Bất cứ thứ gì cũng có thể cho cá ăn, tùy vào điều kiện và hoàn cảnh mỗi nơi để chọn thức ăn cho cá. ví dụ:

Bèo tấm, xà lách, rau muống… thái nhỏ

Bọ gậy, ấu trùng bobo…

Tôm, tép, thịt thái nhỏ

Thậm chí là cả cơm, cháo nát

Chốt lại: Chơi cá vàng là thú vui thư giãn, giải trí sau mỗi giờ làm, giờ học căng thẳng. Không nên bắt chước hay học đòi theo người khác, hãy chăm sóc chúng trong đúng khả năng và hoàn cảnh bản thân, nơi sống. Luôn giữ nước sạch và không cho ăn quá nhiều đấy là tôn chỉ khi nuôi cá vàng.

Chọn Thức Ăn Cho Cá Lóc Đầu Nhím Tránh “Gù Lưng”

Cá lóc đầu nhím đã trở thành đối tượng nuôi quen thuộc của bà con nông dân tại khu vực ĐBSCL. Với những ưu điểm vượt trội như dễ nuôi, năng suất cao, chất lượng thịt ngon và có thể chế biến thành nhiều món khác nhau, cá lóc đang là đối tượng nuôi chủ lực.

Tuy nhiên, mô hình nuôi cá lóc đầu nhím đang dần bộc lộ những khó khăn. Hiện tượng cá lóc bị dị tật (gù lưng) với tỷ lệ cao trong ao đã làm người nuôi thiệt hại đáng kể. Thương lái mua loại cá gù với giá rất thấp, thậm chí không mua, người dân phải bán cho các hộ làm khô cá lóc lân cận với giá thấp hơn nhiều so với giá thành nuôi.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng cá lóc bị gù lưng, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là việc lựa chọn thức ăn không phù hợp với nhu cầu sinh trưởng của cá, làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển gây dị tật gù lưng. Vì vậy, trong quá trình nuôi, bà con cần chú ý một số vấn đề sau:

1. Cá lóc là loài ăn động vật điển hình, vì vậy trong giai đoạn 10 ngày đầu khi mới thả cá giống, bà con cần cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn tươi sống như cá tạp, ốc xay nhuyễn. Sau thời gian 10 ngày, kết hợp cho ăn thức ăn tươi sống và thức ăn công nghiệp bằng cách trộn đều hai loại với nhau.

Tiếp tục cho ăn như vậy nhưng theo hướng ngày càng giảm lượng thức ăn tươi sống và tăng lượng thức ăn công nghiệp, mục đích là làm cho cá lóc quen dần với việc sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp. Sau khoảng 20 ngày thì bà con có thể cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp dạng viên nổi.

2. Do thói quen và sở thích lựa chọn các loại thức ăn có giá rẻ nên một số hộ nuôi thường sử dụng thức ăn công nghiệp dành cho cá rô phi hay cá chẽm để cho cá lóc ăn. Tuy hàm lượng đạm của các loại thức ăn này tương đương với các loại thức ăn chuyên dụng dành cho cá lóc nhưng các thành phần khác như chất béo, chất xơ, khoáng chất… lại không phù hợp.

Ngoài ra, các loại thức ăn này không được khảo nghiệm để cấp phép làm thức ăn chuyên dụng cho cá lóc. Người dân sử dụng các loại thức ăn nói trên không những làm hệ số FCR (hệ số chuyển đổi thức ăn) tăng cao mà còn dẫn đến hiện tượng cá bị gù lưng nhiều.

Vì vậy, khi lựa chọn thức ăn công nghiệp, bà con cần lưu ý lựa chọn các loại thức ăn chuyên dụng dành cho cá lóc đã được Tổng cục Thủy sản cấp phép lưu hành, nhằm tránh rủi ro thua lỗ do cá bị gù lưng.

3. Không nên lạm dụng thuốc kháng sinh trộn vào thức ăn để phòng bệnh. Chỉ nên sử dụng thuốc kháng sinh để trị bệnh khi cá trong ao bắt đầu có dấu hiệu nhiễm bệnh do vi khuẩn, tuy nhiên liều lượng sử dụng cần tuân theo hướng dẫn của nhà SX hoặc các ngành chuyên môn.

Sử dụng kháng sinh để phòng bệnh không những làm cho các dòng vi khuẩn trở nên kháng thuốc mà còn làm cho quá trình phát triển của cá lóc bị gián đoạn, có nguy cơ dẫn đến dị tật gù lưng.

Nên bổ sung vitamin, khoáng chất, canxi định kỳ bằng cách trộn vào thức ăn nhằm làm tăng sức đề kháng của cá, tránh hao hụt do dịch bệnh gây ra.

Với giá bán dao động trung bình ở mức 37.000 – 42.000 đồng/kg, nếu tỷ lệ sống cao và lượng cá gù lưng ít thì người nuôi sẽ có lãi từ 2.000 – 7.000 đồng/kg. Vì vậy, trong quá trình nuôi, bà con cần thận trọng trong việc lựa chọn, sử dụng thức ăn, cũng như cách phối chế với các chất bổ sung nhằm làm giảm đến mức thấp nhất hiện tượng cá bị dị tật.

Thông qua đó, sẽ giúp bà con tăng lợi nhuận trên cùng một diện tích nuôi, thậm chí làm giàu bằng nghề nuôi cá lóc, đồng thời góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương ngày càng phát triển.

Theo LÂM BƯU, Báo Nông nghiệp Việt Nam,

Nguyên Liệu Của Thức Ăn Thủy Sản

Tìm hiểu về thành phần, tính chất của từng loại nguyên liệu sử dụng trong phối chế thức ăn là rất cần thiết để lựa chọn nguyên liệu thức ăn phù hợp cho nuôi trồng thủy sản.Thành phần nguyên liệu chính bao gồm: Nhóm cung cấp năng lượng; Nhóm cung cấp protein và các chất phụ gia.

Nhóm thức ăn thủy sản cung cấp protein

Nhu cầu protein của động vật thủy sản khoảng 25 – 55%, cao hơn nhiều so với gia súc và gia cầm. Do đó, trong chế biến thức ăn thủy sản, nguồn nguyên liệu cung cấp protein luôn là yếu tố được quan tâm đầu tiên. Nguyên liệu cung cấp protein có hàm lượng protein lớn hơn 30%, được chia làm hai nhóm phụ thuộc vào nguồn gốc: protein động vật và protein thực vật.

Protein động vật

Nhóm này có hàm lượng protein từ 50% trở lên và thường được động vật thủy sản sử dụng hiệu quả hơn nguồn protein thực vật. Các nguồn protein động vật thường được sử dụng trong thức ăn thủy sản là: Bột cá, bột đầu tôm, bột huyết, bột mực, bột nhuyễn thể….; trong đó, bột cá được xem là nguồn protein thích hợp nhất cho tất cả các loài tôm cá nuôi.

Bột cá: Được sử dụng với tỷ lệ 25 – 35%, thay đổi tùy theo mức protein trong thức ăn (Ví dụ: Đạm thô cho tôm sú post larvae là 40% tổng lượng đạm thì tỷ lệ bột cá trong thức ăn là 35%, trong khi đạm thô cho tôm trưởng thành là 28 – 30% thì tỷ lệ bột cá là 25%). Khuynh hướng thay thế protein của bột cá bằng các protein của phụ phẩm động vật như: bột huyết, bột xương, bột phế phẩm gia cầm là điều tất yếu khi bột cá ngày càng khan hiếm và giá cao. Với lượng thức ăn tôm sản xuất hàng năm là 150.000 – 200.000 tấn thì lượng bột cá cần sử dụng là 40.000 – 45.000 tấn và nhu cầu nhập khẩu sẽ gia tăng.

Theo nghiên cứu, sản xuất bột cá trong giai đoạn 2014 – 2016 đạt trung bình 4,4 triệu tấn. Raboabank (Giám đốc liên kết, trưởng bộ phận tư vấn và nghiên cứu kinh doanh nông nghiệp, thực phẩm và protein động vật tại Rabobank) dự báo, nguồn cung bột cá từ nay đến năm 2019 sẽ tăng với tốc độ 500.000 tấn/năm. Hơn nữa, nếu các dự án sản xuất protein thay thế đi vào hoạt động trong vài năm tới, các nhà phân tích dự báo rằng sẽ có thêm 500.00 tấn protein chăn nuôi chất lượng cao gia nhập thị trường trong năm 2022, đẩy tổng nguồn cung protein lên mức 5,4 triệu tấn vào thời điểm đó.

Protein thực vật

Nguồn cung cấp protein thực vật quan trọng là những hạt có dầu như đậu nành, đậu phộng (lạc), hạt bông vải… Nhóm thức ăn thủy sản này được sử dụng nhiều trong thức ăn thủy sản với mục đích thay thế nguồn protein bột cá, nhằm giảm giá thành thức ăn. Tuy nhiên, khi sử dụng các nguồn protein thực vật sẽ gặp phải một số trở ngại như: độ tiêu hóa thấp, thường chứa các chất kháng dinh dưỡng và độc tố, không cân đối về acid amin, thường thiếu lysin và methionin.

Nhóm thức ăn thủy sản cung cấp năng lượng

Nhóm này gồm có nhóm cung cấp carbohyrat (chủ yếu là nhóm thực vật cung cấp tinh bột) và  nhóm dầu mỡ (dầu động vật và thực vật).

Tinh bột

Là thành phần chủ yếu trong mô của các loại khoai củ, ngũ cốc và phụ phẩm nông nghiệp như cám gạo, cám mì… Đặc điểm: Hàm lượng protein thấp (không quá 20%), acid amin không cân đối; Lipid thấp khoảng 2 – 5%. Tuy nhiên, cám gạo có hàm lượng lipid cao 10 -15%; Hàm lượng chất xơ cao, đặc biệt là cám gạo, hàm lượng xơ biến động từ 11 – 20% tùy theo chất lượng cám do đó ít được sử dụng làm thức ăn cho tôm; Hàm lượng khoáng trong nhóm này thấp và không thích hợp cho động vật thủy sản.

Dầu động, thực vật

Là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng trong thức ăn cho động vật thủy sản. Tuy nhiên, dầu động và thực vật được sử dụng trong thức ăn cho động vật thủy sản như là nguồn cung cấp các acid béo không no cần thiết cho động vật thủy sản. Đối với nhóm động vật thủy sản ăn thiên về động vật, khả năng sử dụng tinh bột kém thì lipid được sử dụng như là nguồn cung cấp năng lượng chính nhằm hạn chế việc sử dụng protein như là nguồn cung cấp năng lượng. Thường trong nguyên liệu chế biến thức ăn thủy sản có sẵn lipid nên trong công thức thức ăn chỉ bổ sung thêm khoảng từ 2 – 3% dầu. Tùy theo đối tượng nuôi mà nguồn dầu được bổ sung là dầu thực vật hay động vật, hoặc kết hợp cả hai.

Ngoài mục đích cung cấp năng lượng, acid béo, việc bổ sung dầu vào thức ăn cũng có tác dụng tạo mùi cho thức ăn. Mặt khác, lecithin (phospholipid) hay cholesterol cũng được bổ sung vào thức ăn thông qua nguồn dầu mực, dầu đậu nành hoặc trực tiếp sử dụng lecithin hay cholesterol tổng hợp.

Nhóm thức ăn thủy sản phụ gia

Bên cạnh nguồn nguyên liệu chính, một số nguồn nguyên liệu khác được bổ sung vào thức ăn với nhiều mục đích như: tăng giá trị dinh dưỡng, tăng tính ngon miệng, hạn chế sự biến chất thức ăn… Những chất này được gọi chung là chất phụ gia. Chất kết dính

Để gia tăng độ kết dính của thức ăn, ngoài tinh bột trong thức ăn, trong chế biến thức ăn cho thủy sản còn sử dụng một số chất kết dính. Giá trị của chất kết dính như: đóng góp dinh dưỡng cho thức ăn, giảm sự thất thoát các chất dinh dưỡng, tăng độ bền của thức ăn trong môi trường nước, giảm bụi trong quá trình chế biến thức ăn. Tuy nhiên, một số chất kết dính có thể làm ảnh hưởng đến độ tiêu hóa thức ăn; một vài loài cá không chấp nhận thức ăn quá cứng. Tinh bột được gelatine hóa là chất kết dính tự nhiên tốt nhất cho động vật thủy sản, tuy nhiên. để tăng độ kết dính của thức ăn phải bổ sung thêm chất kết dính.

Chất chống ôxy hóa

Chất chống ôxy hóa phải đảm bảo không độc và có giá thành rẻ. Các chất chống ôxy hóa thường được sử dụng là: BHT (Butylated hydroxy toluene): 200 ppm; BHA (Butylated hydroxy Anisole): 200 ppm; Ethoxyquin (1,2 dihydro–6 ethoxy–2,2,4 trymethyl quinoline): 150 ppm.

Chất kháng nấm

Chất kháng nấm thường được sử dụng là một hay hỗn hợp các loại acid hữu cơ. Trong thức ăn thủy sản một số chất chống mốc được sử dụng là acid propionic, acid sorbic, sodium diacetate, acid phosphoric. Việc sử dụng chất kháng nấm phải không làm ảnh hưởng đến độ ngon miệng của thức ăn đối với động vật thủy sản.

Chất tạo mùi

Chất tạo mùi đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả sử dụng thức ăn của động vật thủy sản, đặc biệt là tôm. Trong các nguồn nguyên liệu sử dụng làm thức ăn cho tôm có sẵn các chất dẫn dụ tự nhiên như: bột mực, bột nhuyễn thể, bột đầu tôm, gium nhiều tơ, nhộng tằm, dịch thủy phân cá, tôm. Hàm lượng chất dẫn dụ thay đổi tùy theo loài (1 – 5%).  Ngoài ra, dầu mực, dầu nhuyễn thể cũng được sử dụng như là chất tạo mùi trong thức ăn cho tôm. Ngoài các chất tạo mùi tự nhiên, các chất tạo mùi nhân tạo như các acid amin tự do (glycine, analine, glutamate) hay một số phân tử peptide  như betane cũng được tổng hợp để bổ sung vào thức ăn thủy sản.

Cá Vàng Ăn Gì? Đánh Giá Ưu Nhược Điểm Của Mỗi Loại Thức Ăn 2022 ” Ranchu Việt Nam

I. Tìm hiểu về cá vàng

Cá vàng ( Carassius auratus) hay được gọi với tên gọi khác là cá Tàu, cá ba đuôi, cá vàng ba đuôi. Là loại cá nhỏ, sống ở môi trường nước ngọt và là một trong những loại cá cảnh được ưa chuộng nhất hiện nay.

Cá vàng là một trong những loại cá được thuần hoá trở thành cá cảnh sớm nhất. Ngày nay với công nghệ lai tạo tiên tiến cá vàng ngày càng xuất hiện nhiều loại khác nhau như: Cá vàng Ranchu , cá vàng sao chổi, cá vàng Jikin, cá vàng đốm….

Cá vàng ăn gì? Cá vàng là loại ăn tạp và có tính ham ăn, vì thế chúng ăn hầu hết các loài thực vật, động vậy như tảo, rong rêu, bọ gậy, trùn huyết, tim bò….

Cá vàng là loại cá ăn tạp vì thế thức ăn cho cá vàng rất đa dạng, phong phú bao gồm cả: động vật, thực vật và các loại thức ăn hỗn hợp.

A. Một số loại thức ăn thực vật cho cá vàng

1. Rong rêu, rau cỏ, rễ cây, bèo tấm…

Đôi khi bạn nuôi một vài cây bèo hoặc những dẫn ánh sáng để rong rêu phát triển, nhưng cây bèo của bạn ngày càng mất rễ, rong rêu thì mất đi từng mảng thì thủ phạm đó chính lá chú cá vàng.

2. Xà lách, rau muống

Đôi khi bạn nên đổi bữa bằng một ít thức ăn giàu chất sơ cho cá vàng. Những loại rau muống, xà lách sẽ giúp cá vàng nhanh lớn, cân bằng dưỡng chất và hệ tiêu hoá tốt hơn.

3. Đậu hà lan bóc vỏ, mè, hạt dưa, bí đỏ

Những loại hạt, đậu hoặc bí đỏ đang còn sống nên cá vàng không thể tự rỉa được. Vì thế trước khi cho cá vàng ăn bí hoặc đậu bạn nên xay nhuyễn và hấp chín để cá dễ ăn và an toàn hơn.

4. Bánh mì, Chuối, …

Bánh mì và chuối cũng là 2 loại thức ăn mà cá vàng có thể ăn được. Nhưng cho cá ăn những loại này bạn nên xay nhuyễn hoặc bóp nhỏ để cá có thể ăn một cách dễ dàng nhất.

Ưu, nhược điểm của các loại thức ăn cho cá từ thực vật

Ưu điểm:

Chi phí rẻ

Cách cho ăn đơn giản.

Cung cấp chất xơ cho cá phát triển.

Hỗ trợ hệ tiêu hoá của cá.

Nhược điểm

Không cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cá, cần cho cá ăn thêm các loại thức ăn khác để cá phát triển đầy đủ.

B. Một số loại thức ăn cho cá vàng từ động vật

5. Trùn huyết

Trùn huyết là loại thức ăn giàu dinh dưỡng cho cá vàng, trùn huyết cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, giúp cá nhanh lớn và khoẻ mạnh hơn.

Ưu điểm khi cho cá vàng Ranchu ăn trùn huyết

Giá hấp dẫn (110k/1kg)

Không có mùi tanh, vệ sinh.

Cách cho ăn đơn giản, dễ thực hiện.

Cung cấp đẩ đủ chất dinh dưỡng, chất sắt giúp tăng tỷ lệ phát triển của cá, giúp cá nhanh lớn và tỷ lệ sinh sản cao hơn.

Nhược điểm

Sau trùn huyết trùn chỉ cũng là một trong những loại thức ăn cho cá vàng Ranchu được nhiều gia đình ưa chuộng hiện nay.

Ưu điểm

Cách cho ăn đơn giản.

Là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng, chất đạm cao giúp cá con nhanh lớn, tăng tỷ lệ phát triển và tỷ lệ sinh sản của cá.

Nhược điểm

Được vớt lên từ lớp bùn cống rãnh nên trùn chỉ có mùi khá tanh.

Tỷ lệ lẫn bùn cao.

Trước khi cho cá ăn cần lọc những chon chết để không gây ô nhiễm đến nguồn nước trong hồ, bể.

7. Tim bò đông lạnh

Tim bò đông lạnh có thành phần chủ yếu là tim bò, thịt bò xay nhuyễn trộn với chất kết dính, một số loại thuốc tuỳ với làm sau đó cho vào gói đem đông lạnh.

Ưu điểm:

Giàu dinh dưỡng, giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cá phát triển.

Nhược điểm

Giá thành hơi cao vì thế khi nào cần thiết mới cho ăn cá vàng ăn tim bò.

8. Tôm xay đông lanh

Cũng giống như tim bò đông lạnh, tôm xay đông lạnh cũng là một trong những loại thức ăn giàu dinh dưỡng cho cá vàng. Tôm xay có thành phần chính là tôm, chất kết dính, thuốc tiêu hoá và một số loại thuốc khác tuỳ người làm.

Một số gia chủ trực tiếp luộc tôm, băm nhỏ xong bảo quản ở tủ lạnh cho cá vàng ăn dần.

Ưu điểm

Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, chất sắt và canxi cho cá vàng phát triển.

Nhược điểm

Giá thành cao.

Không nên tự trộn ở nhà, nên chọn địa chỉ uy tín vì thành phần không đủ dễ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của cá.

9. Trứng kiến

Trứng kiến là loại thức ăn dinh dưỡng giàu đạm cho cá vàng. Nhưng phần lớp chất dinh dưỡng sữa đều ở bên trong trứng kiến, khi cá đớp phần chất này bị bể và xịt ra ngoài. Vì thế cá ít hấp thụ được ít chất dinh dưỡng mà thường gây ô nhiễm hồ. Vì thế trứng kiến không được ưa chuộng lắm.

10. Lòng đỏ trứng

Đập trứng vào chén cho thêm 1/2 nước (so với trứng) khuấy đều, sau đó cho hỗn hợp vào hấp 5 phút cho chín rồi cất tủ lạnh cho cá ăn dần. Có thể thêm ít hạt đậu xay, bí đỏ xay… để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cá hơn.

Ưu điểm:

Chi phí thấp, cách làm đơn giản, dễ cho cá ăn.

Nhược điểm

Dễ làm bẩn hồ cá, do các mảnh trứng li ti rơi ra cá vàng không ăn hết. Mất công thay nước thường xuyên và ảnh hưởng đến sức khoẻ của cá.

Một số loại thức ăn hỗn hợp cho cá vàng

C. Thức ăn tổng hợp cho cá vàng

11. Cám Mizuho Economy Fish

Cám Mizuho Goldfish Food là một trong những loại cám cho cá cảnh đến từ Nhật Bản được ưa chuộng nhất hiện nay. Với giá thành phải chăng, mà chất lượng vượt trội cám Cám Mizuho Goldfish giúp kích thích cá vàng nhanh lớn, lên màu đẹp và làm giảm nguy cơ bị sình bụng.

Nhược điểm: Viên hơi to vì thế nên nên cho cá vàng trưởng thành ăn, còn cá bột chưa ăn được loại cám này.

12. Cám cá vàng Micro 80

Nhược điểm: Không nên cho cá ăn 100% là cám, cá sẽ bị nổi mông lên mặt nước, hiện tượng cá chổng mông.

III. Những lưu ý khi cho cá vàng ăn

Vì cá vàng rất tham ăn vì thế chúng ta cần cho chúng ăn 15 – 20p cho 1 lần ăn và mỗi ngày nên cho ăn 1 – 2 lần để tránh tình trạng cá no quá ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của cá.

Trùn huyết, trùn chỉ… là những loại thức ăn giúp cá vàng dễ lên màu hơn.

Nếu sử dụng thức ăn nhiều protein đạm thì nên thường xuyên thay nước.

Nên sử dụng nhiều loại thức ăn để cá không bị ngán và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cá.

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu Cá vàng ăn gì? Đánh giá ưu nhược điểm của mỗi loại thức ăn. Đây là một số kinh nghiệm về thức ăn cho cá vàng mà Ranchu đúc kết được. Mong rằng qua bài viết này sẽ giúp những chú cá vàng của bạn mau ăn chóng lớn hơn.

Tìm địa chỉ mua thức ăn tốt cho cá vàng, giúp lên màu, lên đầu, mau lớn. Mời bạn sử dụng huyết đông lạnh Hải Titan!