Top 9 # Thức Ăn Cho Cá Xiêm Mới Nở Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Fcbarcelonavn.com

Trùng Cỏ: Thức Ăn Tốt Cho Cá Bột Mới Nở

Cho cá bột ăn gì luôn là vấn đề muôn thủa được lấy ra tranh luận đối với những người chơi cá cảnh chuyên nghiệp. Cá bột mới nở thường rất nhỏ và thức ăn phù hợp với chúng không nhiều, nhất là các loài cá cảnh kích cỡ nhỏ. Qua nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trùng là thức ăn phù hợp nhất, giúp bổ sung dinh dưỡng cho cá bột.

Trùng cỏ là gì?

Trùng cỏ thuộc lớp động vật nguyên sinh, sống dưới nước hoặc đất ẩm. Trùng rất phong phú về hình dáng và kích thước, từ hàng chục tới hàng trăm micromet. Loại trùng này còn gọi là trùng đế giày, trùng bánh xe sinh sản xen kẽ thế hệ hữu tính bằng tiếp hợp và vô tính bằng phân cắt cơ thể.

Trùng ưa thích sống ở những vùng nước tù, nước bẩn có nhiều thực vật thuỷ sinh hay bã thực vật đang phân huỷ. Trùng phủ tiêm mao và chuyển động bằng cách rung động các tiêm mao. Trùng hấp thụ thức ăn qua bào khẩu, bào hầu và tiêu hoá bằng không bào tiêu hoá.

Trùng cỏ là thức ăn vô cùng quan trọng cho cá bột mới nở. Đối với chăn nuôi thuỷ hải sản, người ta thường phân chia và nhân giống số lượng lớn các loại trùng cỏ như trùng đế giày, trùng bạnh xe để đáp ứng cho chăn nuôi thuỷ sản. Đây đều là những sinh vật quan trọng gọi là mao trùng. Trái ngược với trùng có lợi là một vài loài ký sinh gây hại cho việc nuôi cá, thường sống ký sinh gây bệnh trên da, mang của cá.

Cách nuôi trùng cỏ làm thức ăn cho cá

Trùng cỏ là sinh vật nguyên sinh xuất hiện ở hầu hết tất cả các khu vực có ao hồ, sông và biển. Đây là thức ăn có kích thước nhỏ nhất dành cho cá cảnh nếu so với các loại bo bo, trùng chỉ, trùn giấm hay artemia. Những loài này ban đầu khá nhỏ nhưng phát triển cực nhanh và quá to nên cá bột không thể ăn được. Chính vì thế, trùng là thức ăn cá cảnh phù hợp nhất dành cho cá bột.

Đầu tiên, bạn kiếm một cái chậu hay bất cứ thứ gì có thể đựng nước cỡ lớn để tránh tình trạng gây ô nhiễm và bốc mùi hôi thối. Vật dụng nuôi trùng cỏ phải rộng, không nuôi trong các vật dụng kín sẽ không đạt hiệu quả.

Đổ nước vào chậu và phơi khoảng vài ngày, sau đó rải xuống đáy chậu một lớp bùn mỏng, nên lấy bùn ao là tốt nhất. Bùn sẽ giúp trùng cỏ phát triển và sinh sản nhanh hơn, nếu không trùng cỏ rất dễ chết. Sau đó thả trùng vào để chúng tự phát triển.

Đến đây chắc nhiều người sẽ thắc mắc trùng từ đâu mà có. Câu trả lời là chúng luôn có sẵn trên bề mặt của các loại thực vật thuỷ sinh. Khi thực vật thuỷ sinh phân huỷ, vi khuẩn xuất hiện và kích thích trùng cỏ phát triển. Trùng sinh sôi khá nhanh và lại thành thức ăn cho cá bột mới nở. Người ta thường bắt đầu dậm trùng cỏ trong bể ép cá ngay từ khi cá mới đẻ trứng, sao cho cá bột nở thì trùng cũng đã xuất hiện.

Có thể dùng các loại rau thường dùng trong bữa ăn để làm thức ăn cho trùng cỏ. Trước khi cho vào chậu hãy vò nhẹ tay để rau nát, trùng dễ ăn hơn.

Tiếp tục đổ một chút nước cơm để kích trùng phát triển nhanh hơn, không nên đổ quá nhiều. Canh khoảng vài ngày lại cho rau và nước cơm một lần, nếu trùng ăn hết không được cho ăn thêm.

Nếu không có nước cơm có thể dùng nước vo gạo, các loại nước có chứa thành phần hữu cơ như nước ép hoa quả cũng được. Nên chọn loại nước không nặng mùi để đỡ gây ô nhiễm, ảnh hưởng tới môi trường.

Chậu nuôi trùng cỏ nên để ở những nơi bóng râm, không có ánh nắng vì vi khuẩn cần ánh sáng để trao đổi chất nhưng quá nhiều thì chúng lại không sống được.

Chăm sóc trùng cỏ

Nói chung, nuôi trùng không khó, hầu như ai cũng có thể tự nuôi được. Cái khó duy nhất là căn thời gian để làm ra trùng cỏ khi cá bột có thể tự ăn. Tốt nhất, bạn nên chuẩn bị sẵn một lượng trùng nhất định để sẵn sàng cung cấp cho cá khi cần.

Qua bài viết này chắc hẳn bạn đã biết trùng cỏ là gì và cách nuôi trùng như thế nào rồi. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn tự mình tạo trùng để nuôi dưỡng đàn cá của mình.

Câu Hỏi Thường Gặp

Thức Ăn Cho Cá Xiêm

Cá Betta ăn những thức ăn gì để cá khỏe mạnh, lớn nhanh, lên màu đẹp

Tìm hiểu về Cá xiêm (Betta fish) Phân loại cá xiêm (Betta fish) Cách chăm sóc cá xiêm (betta fish)

Cá Betta ăn thức ăn tươi sống Thức ăn tươi sống chính là sự lựa chọn hàng đầu đối với những chúCá xiêm (Betta fish). Những loại thức ăn này sẽ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cá phát triển khỏe mạnh. Chúng cũng đặc biệt yêu thích những loại thức ăn này vì thế cũng có thể ăn được nhiều hơn. Những loại thức ăn mà cá Betta yêu thích: loăng quăng, bọ gậy, ấu trùng muỗi. Những chúCá xiêm (Betta fish) đặc biệt yêu thích loăng quăng, bọ gậy, ấu trùng muỗi hay còn gọi là sâu máu. Đây là loại thức ăn giàu protein giúp cá phát triển tốt nhất. Tuy nhiên những chú cá Betta này không biết tự hạn chế số lượng thức ăn cần thiết đâu. Chúng có thể ăn hết lượng sâu máu mà bạn thả vào bể. Và ngay sau đó chúng có thể chết vì quá no. Chính vì thế người nuôi nên cho cá ăn vừa phải và một lượng cố định mỗi ngày. Giun máu là thức ăn ưa thích củaCá xiêm (Betta fish). Còn một vấn đề nữa đó chính là người nuôi cá nên mua loại thức ăn côn trùng này tại những cơ sở uy tín. Không nên tự ý bắt ấu trùng muỗi trong môi trường tự nhiên. Bởi những loại ấu trùng này thường sống ở vùng nước bẩn có thể mang mầm bệnh choCá xiêm (Betta fish).

– Ấu trùng tôm nước mặn Đây là món ” khoái khẩu” của những chú cá chiến Betta. Và người nuôi cũng có thể mua được loại thức ăn này ở những cửa hàng bán cá cảnh trên toàn quốc. Tuy nhiên giá thành của loại thức ăn này cho Cá xiêm (Betta fish) khá cao. Chính vì thế nếu có điều kiện kinh tế hãy bổ sung 1 tuần/ lần để cân bằng dinh dưỡng và thay đổi khẩu vị cho cá.– Trùn chỉ và cá loại trùn khác Đây là loại thức ăn khá phổ biến và được nhiều người nuôi cá cảnh sử dụng choCá xiêm (Betta fish). Trùn chỉ có thể mua được ở bất kỳ cửa hàng kinh doanh cá cảnh nào trên toàn quốc. Loại thức ăn này cũng được nhiều chuyên gia về cá cảnh khuyên dùng vì chúng cung cấp một lượng protein lớn. Cá xiêm (Betta fish) được cung cấp protein đầy đủ có thể lên màu đẹp và cũng trở nên tích cực hơn. Tuy nhiên cũng chỉ cho cá ăn trùn chỉ xen kẽ các loại thức ăn khác để cân bằng dinh dưỡng cho cá. Tuy nhiên có một vấn đề mà người nuôi cá cần lưu ý đó là loại thức ăn này rất dễ bị nhiễm bẩn. Chính vì thế tốt nhất không nên tự ý bắt từ điều kiện tự nhiên. Thêm vào đó khi mua loại thức ăn này về thì tốt nhất nên giữ chúng ở một vật dụng chứa nước trong vòng 1 tuần. Dụng cụ chứa nước vừa phải không quá nhiều sẽ khiến trùn chỉ bị ngạt thở. Trước khi cho cá Betta ăn cũng cần rửa trùn chỉ thật cẩn thận

Cho cá Betta ăn thức ăn đông lạnh ChoCá xiêm (Betta fish) ăn thức ăn tươi sống chắc chắn sẽ rất tốt rồi. Tuy nhiên để có thức ăn tươi ngon nhất thì người chơi cần đi ra cửa hàng cá cảnh để mua hàng ngày. Chính vì thế nếu không có thời gian thì thực phẩm đông lạnh là lựa chọn hàng đầu. Với nguồn thức ăn này bạn chỉ cần dự trữ trong tủ lạnh, đến bữa cho cá ăn sẽ rất tiện dụng.

– Thức ăn đông lạnh rất tiện dụng cho cá cảnh Betta Thực phẩm đông lạnh cho cá Betta gồm động vật giáp xác, sâu… Chúng được nghiền nhỏ và cho vào đông lạnh, có thể dụng trong một thời gian dài. Để cho cá ăn bạn chỉ lấy một phần thực phẩm, rã đông thật kỹ hoặc có thể tán nhỏ đểCá xiêm (Betta fish) ăn được dễ dàng hơn và giúp cá không mắc bệnh đường ruột. Bạn cũng không nên trữ thức ăn đông lạnh quá lâu, vì có nhiều vi khuẩn gây bệnh có thể phát sinh gây hại cho cá Betta. Nhiều vi khuẩn kín còn có thể gây bệnh về khối u cho cá nếu gặp môi trường thuận lợi.

Cho cá Betta ăn thức ăn khôCá xiêm (Betta fish) nên bổ sung cả thức ăn khô

Thức Ăn Cho Cá Betta, Nguồn Thức Ăn Cho Cá Betta

Thức ăn cho cá betta

Cá Betta và nguồn thức ăn cho cá betta, cá xiêm.

Cá betta hay Betta splendens là loài cá sống ở vùng Đông Nam Á bao gồm các nước Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Nhiệt độ thích hợp đối với cá betta từ 27 đến 30 độ C, các sống ở nồng độ pH trung tính.

Cá betta vào đợt sinh sản có thể đẻ hàng trăm trứng, trứng nở sau khoảng 1 ngày. Cá bột mới nở được cá cha chăm sóc trên tổ bọt thêm khoảng 3 ngày nữa cho đến khi chúng bắt đầu bơi tự do và bước vào đời sống tự lập.

Nguồn thức ăn chủ yếu cho cá xiêm, cá lia thia (betta) đa phần ở ngoài tự nhiên như lăng quăng, giun, trùng….Dạng thức ăn này có nguồn dinh dưỡng cao. Giúp cá lên màu và đá tốt, nhưng những thức ăn loại này thường nhiễm kí sinh trùng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cá.

Thức ăn dạng khô cho cá betta của hãng sera là dạng thức ăn cung cấp hàm lượng dinh dưỡng tốt, giúp cá lên màu, tăng trưởng và nhiều hàm lượng vi tao, Protein…..tăng sức đề kháng giúp cá khỏe mạnh.

Dòng thức ăn Sera dành cho cá Betta

Thức ăn cá Bettagran: chủ yếu là dạng hạt mịn, rất phù hợp cho tất cả các loại cá cảnh sống tầng giữa.

Ưu điển của sản phẩm Sera Bettagran: Mùi vị thơm, hàm lượng dinh dưỡng từ thảo dược và tảo Haematococcus. Bền trong nước. Giữ nguyên hình dạng trôi nổi trong một thời gian dài để cá được ăn hết hoàn toàn. Thời gian tan rã lâu, do đó không làm ô nhiễm nguồn nước.

Thành phần: Bột bắp, gluten lúa mì, bột cá, Ca-caseinate, bột mì, dầu cá (chứa 49% axit béo omega). Men bia, bột mầm lúa mì, rau thơm, bột cỏ linh lăng (alfalfa). Bột nêm chua cay, rau mùi tây, gammarus, bột tảo biển, ớt bột, mannan oligosaccharides (0,4%). Tảo spirulina, tảo Haematococcus (0,3%), bột rau bina, cà rốt, bột hẹ xanh, tỏi.

Cho ăn 1-2 lần/ ngày, chỉ nên cho cá ăn nhanh trong một thời gian ngắn ( khoảng 3 phút). Nên cho ăn với lượng nhỏ. Từ từ và ta quan sát đến khi cá ngậm thức ăn trong miệng hoặc bơi lờ đi nơi khác. Khi cá đói thông thường cá tập trung nhanh đến chỗ có thức ăn.

Bảng Giá Thức Ăn Cho Vịt Mới Nhất 2022

Nghề chăn nuôi vịt đã có từ rất lâu ở nước ta. Vịt là 1 trong những loài thủy cầm có khả năng lớn nhanh, ăn tạp, đẻ nhiều trứng, kiếm mồi giỏi và ít bệnh tật. Vịt có giá trị về mặt kinh tế do vừa cung cấp trứng, lông và thịt. Thịt vịt ngon, có thể chế biến được nhiều món ăn nên được ưa chuộng trên thị trường. Nghề nuôi vịt không cần tốn nhiều diện tích đất, vòng đời thu hoạch ngắn, nhanh thu hồi vốn, lãi khá, nuôi quanh năm và thị trường tiêu thụ ổn định. Do vậy mà ngày nay, mô hình chăn nuôi vịt ngày càng được mở rộng và phát triển.

Trong nghề chăn nuôi vịt, muốn đạt năng suất cao thì ngoài việc lựa chọn con giống đảm bảo chất lượng tốt, thì chế độ chăm sóc, chế độ ăn đủ dinh dưỡng cũng là 1 trong những yếu tố quyết định cho sự thành công của quá trình nuôi vịt.

Có vẻ như bà con đang tìm: Cách ấp trứng vịt bằng máy

Nhu cầu dinh dưỡng của vịt

Cũng giống như các vật nuôi khác, vịt được nuôi bằng nhiều loại thức ăn khác nhau. Căn cứ vào mục đích sử dụng của các loại thức ăn đó trong khẩu phần ăn, ta có thể chia các loại thức ăn đó thành các nhóm sau:

Thức ăn năng lượng

Thức ăn protein

Thức ăn khoáng

Thức ăn vitamin.

Các nhóm thức ăn này có thể được cung cấp từ nguồn thức ăn tự nhiên do bà con thường áp dụng mô hình chăn nuôi vịt thả vườn, chăn nuôi vịt kết hợp với ao cá hoặc nguồn thức ăn chăn nuôi được chế biến.

Bảng giá thức ăn tự nhiên cho vịt

Thóc: 6.000đ/kg

Ngô hạt: 5.700đ/kg

Kê: 20.000đ -30.000đ/kg

Khoai: 5.000đ- 8.000đ/kg

Sắn: sắn khô 4.200đ/kg; sắn tươi: 2.000đ/kg

Khô đỗ tương:11.000đ/kg

Khô dầu lạc: 8.500đ-9.000đ/kg

Bột cám gạo: 20.000đ/kg

Nguồn thức ăn tự nhiên cho vịt.

Thức ăn tự nhiên bao gồm các loại sinh vật và động vật làm thức ăn cho vịt chăn thả tự nhiên,tận dụng nguồn thức ăn sẵn có của tự nhiên như đồng cỏ tự nhiên ở các vùng đồi núi, các bãi đất hoang bãi bồi, đê, ven đường giao thông nông thôn và giao thông nội đồng. Nguồn thức ăn tự nhiên nhìn chung là phong phú và sẵn có ở khắp mọi nơi, nguồn thức ăn tự nhiên không đòi hỏi đầu tư chi phí sản xuất của con người nên giá thành thức ăn thấp.

Còn gọi là thức ăn cơ sở hay thức ăn carohydrat, gồm các loại ngũ cốc và sản xuất phụ phẩm của chúng, có hàm lượng protein dưới 20% và xơ thô dưới 18%, gồm các loại hạt như thóc, ngô, kê, cao lương, phụ phẩm như tấm, cám… các loại củ quả như sắn, khoai.Trong đó thóc và cám và nguyên liệu chính được sử dụng để nuôi vịt.

Ở nước ta, thóc là nguồn lượng thực chính được sử dụng rộng rải trong chăn nuôi vịt, đặc biệt trong phương thức chăn nuôi vịt truyền thống, hầu hết nông dân các vùng sử dụng thóc là thức ăn duy nhất để nuôi vịt, các thức ăn khác (mồi) phần lớn do vịt tự kiếm. Hiện nay trong chăn nuôi vịt thâm canh, thóc cũng được sử dụng như là một trong những thức ăn năng lượng chính. Tỷ lệ protein trung bình 7,8-8,7%, mỡ 1,2-3,5%, xơ 10-12%. Trong thóc hàm lượng lizin, acginin, tryptophan cao hơn ngô. Hàm lượng của phần lớn các nguyên tố khoáng (đa lượng và vi lượng) trong thóc rất thấp.

Ngô là nguồn thức ăn giàu năng lượng. Hàm lượng protein 8-12%, trung bình là 9%, hàm lượng xơ thô rất thấp, 4-6%, cao hơn tỷ lệ mở trung bình của các thức ăn năng lượng. Hàm lượng mỡ cao của ngô vừa là đặc điểm tốt vừa là trở ngại khi sử dụng bởi hàm lượng mỡ cao làm cho ngô nghiền rất dễ bị ôi, mất vị ngon, hoặc làm cho ngô nóng lên, nấm dễ dàng phát triển làm giảm giá trị dinh dưỡng và xuất hiện độc tốt Aflatoxin. Ngoài ra ngô rất nghèo khoáng như canxi (0,45%), mangan (7,3%/kg)… – Ẩm độ trong ngô cao, biến đổi từ 8% (đối với ngô già) đến 35% (đối với ngô non). Các giống ngô này ngắn ngày chứa độ ẩm cao hơn các giống ngô dài ngày. Ngô có ẩm độ trên 15% không bảo quản được lâu, độ ẩm cao cũng làm giảm giá trị ding dưỡng của ngô.

Cao lương Cao lương là loại cây vùng nhiệt đới trồng lấy hạt làm thức ăn cho gia cầm rất tốt. Hạt cao lương có hàm lượng protein cao hơn ngô song các thành phần dinh dưỡng khác thấp hơn ngô, tuy nhiên vẫn cao hơn thóc.Giá trị sinh học của protein trong hạt cao lương thấp hơn ngô, thóc và gạo

Kê Giá trị nuôi dưỡng của kê bằng khoảng 95% ngô trắng, hạt kê thiếu vitamin A, ptotein thô 10-11%, mỡ 2,3-2,7%, xơ 2,2-13,1%.

Khoai : Các loại khoai thường giàu chất bột đường, nhưng có ít đạm (khoai lang tươi 0,6%, khoai ngô 1,7% đạm tiêu hóa). Khoai có thể chế biến bằng cách nấu chín hoặc thái nhỏ trộn với thức ăn khác cho vịt

Sắn (củ mì) :có nhiều nhất là ở các tỉnh miền Trung và miền Đồng Nam Bộ. Sắn có hàm lượng đạm tiêu hóa thấp (khoảng 1%).

Thức ăn protein được cung cấp từ hai nguồn: ĐỘng Vật và Thực Vật

Gồm các loai cây họ đậu và khô dầu: Đỗ tương, đỗ xanh, lạc, khô dầu đỗ tương, khô dầu lạc. Đặc điểm nổi bật của chúng là giàu protein và các axit amin không thay thế. Lạc có nhiều chất đạm và mỡ nên sau khi các ruộng lạc đã thu hoạch, còn sót lại thì có thể cho đàn vịt vào ăn. Protein đậu đỗ dễ hoà tan trong nước và giàu lizin nên dễ tiêu hoá, hấp thu. Hàm lượng canxi, magiê, mangan, đồng trong đậu đỗ cũng cao nhưng nghèo photpho. Phần lớn các loại thuộc họ đậu đều có độc tố vì vậy khi sử dụng làm thức ăn cho gia cầm nói chung và vịt nói riêng cần phải xử lý, chế biến làm giảm độc tố và nâng cao giá trị dinh dưỡng của chúng.

Phù du động vật : Đó là những loại động vật nhỏ bé, sinh sản mạnh nhất vào mùa mưa, chúng phát triển nhiều ở các vùng nước thải, đầm, hồ, ruộng nước. Ngoài ra ở đây còn có nhiều loại thực vật rữa nát mà vịt có thể tận dụng được.

Các loại động vật thường có sẵn ở các bãi chăn, hồ ao, mương máng như cào cào, tôm, tép, còng còng, ốc, trai, don, hến….

Giun đất: là loại thức ăn đạm động vật rất quí đối với vịt, hàm lượng đạm tiêu hóa của giun có tới 7-8%. Giun đất thường sống ở nơi đất ẩm, nhiều mùn, những vùng ven sông, ven bãi.

Các loại vỏ ốc và nhuyễn thể: tỷ lệ canxi chiếm từ 25-30%

Vỏ trứng: có 28% canxi, khi cho vịt ăn vỏ trứng có thể đun chín hoặc đốt vừa phải rồi nghiền nhỏ, trộn với thức ăn.

Muối: có tác dụng cung cấp thêm natri canxi, kích thích tính thèn ăn của vịt.

4. Thức ăn vitamin

Vịt nuôi chăn thả thường tự kiếm các loại rong bèo, rau thiên nhiên, các loại cỏ…Ngoài ra còn cho vịt ăn các loại rau trồng như củ quả do các loại thức ăn này chứa nhiều vitamin

5. Các loại thức ăn sơ chế từ nguyên liệu tự nhiên

Thức ăn tự nhiên có ưu điểm là giá rẻ và sẵn có. Tuy nhiên, do phụ thuộc vào điều kiện của tự nhiên nên nguồn thức ăn tự nhiên thường cung cấp không ổn định về số lượng mang tính chất thời vụ cao và thường xuyên không cân đối về thành phần dinh dưỡng nên bà con chuyển sang kết hợp thêm với nguồn thức ăn sản xuất để đảm bảo chất lượng.

Bao gồm các sản phẩm chế biến từ động vật: Bột cá, bột tôm. bột thịt, bột máu…đây là nguồn thức ăn giàu protein, có đủ axit amin không thay thế, các nguyên tố khoáng và nhiều vitamin quý. – Bột cá: tùy vào hàm lượng đạm(10%, 20%, 50%, 65%) mà bột cá có giá khác nhau: 10.000đ- 36.000đ/kg

– Bột xương: 5.000đ-9.000đ/kg.

Công thức phối trộn thức ăn cho vịt.

Khi phối trộn thức ăn cho vịt cần chú ý để phù hợp với với nhu cầu của vịt theo từng lứa tuổi và đối tượng chăn nuôi.

Công thức phối trộn thức ăn cho vịt con

Công thức phối trộn thức ăn cho vịt đẻ

Thức ăn hỗn hợp dành cho vịt

Tuy thức ăn tự trộn theo tỷ lệ trên đã đảm bảo được nhu cầu về dinh dưỡng cho vịt nhưng đôi khi vẫn có sự sai lệch. Biện pháp tốt hơn đó là bà con có thể mua các chế phẩm thức ăn hỗn hợp(tổng hợp) theo dạng bột hoặc dạng viên do các công ty chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi đang bán trên thị trường.Những sản phẩm này có đắt hơn loại thức ăn tự phối hợp nhưng dễ kiểm soát khẩu phần ăn vừa tiện lợi trong việc tạo điều kiện cho vịt phát triển tốt.

Trên thị trường có rất nhiều công ty đang kinh doanh sản phẩm thức ăn hỗn hợp cho vịt với giá thành khác nhau, thường chỉ chênh nhau vài ba chục ngàn.

Bảng giá thức ăn hỗn hợp dành cho vịt mới cập nhật 2020

Kết hợp thức ăn tự nhiên và thức ăn hỗn hợp

Như đã nói ở trên, tuy nguồn thức ăn tự nhiên dễ kiếm nhưng cũng không đảm bảo được tốt nhu cầu dinh dưỡng cho vịt qua từng giai đoạn sinh trưởng, do vậy trong quá trình chăn nuôi bà con nên kết hợp cả thức ăn tự nhiên và nguồn thức ăn hỗn hợp nhằm cho vịt đạt khả năng sản xuất tối đa.

Đối với thức ăn của vịt thường có 2 dạng: thức ăn hỗn hợp (thức ăn viên) và thức ăn kết hợp giữa thức ăn hỗn hợp và nguồn thức ăn tự nhiên sẵn có tại địa phương theo tỷ lệ thích hợp nhằm làm giảm chi phí đầu tư nguồn thức ăn như sau:

Vịt con từ ngày 28 có thể kết hợp 70% thức ăn tự nhiên và 30% thức ăn tổng hợp;

Vịt thịt kết hợp thức ăn tự nhiên và thức ăn hỗn hợp theo tỷ lệ 50-50%,

Vịt đẻ trứng cần nhiều chất dinh dưỡng hơn nên kết hợp theo tỷ lệ 70 – 80% thức ăn viên + 20 – 30% thức ăn tự nhiên.

Theo các khuyến cáo, dùng thức ăn viên cho vịt là tốt nhất bởi trong thức ăn viên có đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu của vịt. Thức ăn thông thường như lúa, đầu tôm, ngô… thường không cân đối được các chất dinh dưỡng và hàm lượng không ổn định. Hơn nữa, dựa vào đặc điểm sinh học có thể thấy, vịt thích thức ăn dạng hạt hơn các dạng khác.