Top 6 # Thức Ăn Cho Cá Vàng Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Fcbarcelonavn.com

Thức Ăn Viên Cho Cá La Hán Là Gì

Cá la hán được tưởng tượng như những chú cá Kiếng khi thu nạp cho mình khá nhiều loài thức ăn phức tạp khác nhau. Thức ăn viên cho cá la hán là gì? Vì sao chúng lại được quan tâm? Có lẽ vì thế mà Thức ăn viên cho cá la hán ra đời, xua tan đi nỗi lo về chăm sóc khi đã lỡ trót mua cá Lá Hán giá rẻ.

Thức ăn viên cho cá la hán có đầy đủ mọi thành phần cần bổ sung nên bạn chỉ cần vài thao tác là đã hoàn thành xong nhiệm vụ khi bận, và nếu rảnh rỗi cho chúng ăn cũng là một cái thú khá đặc biệt giúp bạn xua tan đi mọi mệt mỏi với những phút thư giãn thực sự. Điều mà quý vị đã biết là giống cá chỉ thích ăn mồi vào lúc sáng sớm và lúc xế chiều. Buổi trưa và những ngày trời mưa bão cá biếng ăn mồi. Thức ăn viên cho cá la hán lúc này không còn là sự quan tâm duy nhất của chúng. Tuy nhiên bạn nên hiểu rằng, đã là dạng thức ăn có sẳn thì bao giờ cũng có chất bảo quản. Nó khiến hệ tiêu hóa của cá gặp vấn đề nếu gặp mua phải hàng kém chất lượng hoặc khi chúng ăn phải đồ đều. Ngoài Thức ăn viên cho cá la hán bạn còn có thể sử dụng đồ ăn tươi có sắn hoặc đông lạnh theo ý thích. Một vài loại thức ăn đông lạnh như: Tôm tép đông lạnh (thức ăn bổ dưỡng và khá phổ biến), trùng đỏ, Thịt bò (cho cá ăn dặm), tim bò, Cá, ốc bươu vàng, đồ xay nhuyễn tổng hợp.

Hoặc đồ ăn tự nhiên là tốt nhất cho sự phát triển của cá như: Cá ròng ròng (bổ dưỡng và có nhiều kích cỡ phù hợp cho cá ở nhiều độ tuổi), Trùn chỉ (thức ăn bổ dưỡng và tương đối rẻ tiền), Lăng quăng và bo bo (đây là hai loại thức ăn đặc biệt dùng để nuôi cá bột, cá con), tép tươi, cá hoang dã (thường cá lia thia và cá trâm nhưng cá trâm là thức ăn vừa miệng hơn), cá chép Hoặc các loại thức ăn khác: gián, dế, cào cào, trứng kiến, sâu bọ, thằn lằn, giun đất…

Như vậy ngoài Thức ăn viên cho cá la hán bạn còn khá nhiều lựa chọn khác nhau cho cách nuôi của mình. Nếu loài cá này nằm vào mắt xanh của bạn, hãy đừng ngại ngần khi rước chúng về với mình. Không gì là hoàn hảo nếu ban tự đúc rút kinh nghiệm cho bản thân mình cũng như việc chăm sóc cá. Hãy cứ yêu thích và tạo một phong cách riêng chỉ mình bạn có với những chú cá la hán tuyệt vời. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết.

Thức Ăn Cho Cá Rồng Là Gì Và Cách Cho Cá Rồng Ăn Đúng Cách

Cá rồng là loài dễ tính nên có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. Ngoài việc chú ý đến khẩu phần ăn, bạn còn phải đảm nhận cả vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cho chúng. Vậy cá rồng ăn gì, khoái khẩu với món nào nhất và cần lưu ý những gì khi chọn thức ăn cá rồng? Tất cả điều này sẽ được giải đáp ngay sau đây.

1. Các loại thức ăn cá rồng yêu thích

Sâu rồng: Rất giàu dinh dưỡng. Dùng làm thức ăn cho các loại cá to như: cá rồng, la hán, v.v…

Côn trùng: Đây là loại thức ăn được cá rồng ưa chuộng nhất và nếu ăn nhiều thì có thể gây nghiện vì một khi ăn là chúng không muốn thay đổi khẩu vị nữa. Do vậy, bạn chỉ nên cho ăn dặm thêm mà thôi và cũng đừng cho ăn cùng lúc với thức ăn khác, như vậy cá rồng sẽ bỏ lại thức ăn kia mà làm hư nước. Khi cho ăn côn trùng, bạn cũng đừng cho cá ăn luôn cả đầu hoặc chân vì những thứ này rất cứng sẽ làm hại đến cá, chẳng hạn như cá bị lồi hậu môn. Nếu gặp phải bệnh này thì sẽ rất lâu cá mới khỏi. Các loại sâu gạo hoặc sâu superworm trước khi cho cá rồng ăn nên cho chúng ăn bột tảo Spirulina trước để chuyển hoá lượng chất bổ này vào cá rồng.

Nhái hoặc ếch: gồm rất nhiều chất đạm và là thức ăn tuyệt vời cho sự tăng trọng và tăng kích thước của cá rồng. Ếch và nhái được sử dụng tại các trại nuôi cá rồng khắp nơi trên thế giới cho cá bố mẹ nhanh chóng hồi phục và tăng sản lượng sinh sản. Ngoài ra ếch nhái cũng luôn có sẵn ở mọi nơi.

Tép tươi: bạn chỉ nên cho cá rồng lớn ăn tôm vì gai tép rất nhọn có thể làm hỏng bao tử cá con gây ra nhiều loại bệnh khó chữa. Nếu bạn vẫn muốn dùng loại thức ăn này cho cá nhỏ. Thì có thể lột vỏ và cắt các chân cũng như đầu nhọn của tép, băm thành miếng nhỏ cho cá con dễ ăn.

Tôm đông lạnh: Thực phẩm này cũng rất dễ tìm ở các siêu thị, bạn có thể mua tươi hoặc đông lạnh, nhưng cần kiểm tra để chỉ chọn loại còn tươi. Thức ăn này chứa rất nhiều Antaxanthin và Carotene cần thiết cho cá rồng, đặc biệt là lên màu cho cá Huyết Long. Vỏ tôm rất tốt để bổ sung thêm calci cho cá và với loại thức ăn này, bạn cũng chỉ nên cho cá rồng lớn ăn.

Thằn lằn đất hoặc chuột con: Thằn lằn đất thì dễ mua tại các chợ bán , hoặc loại thằn lằn trên tường và bạn cần cẩn thận những chú thằn lằn ăn nhầm bả thuốc. Đối với chuột con có thể đặt mua tại các nhà hàng, là nguồn dinh dưỡng bổ nhất cho cá rồng lớn.

Hỗn hợp tim bò: Bạn xay nhuyễn hỗn hợp trên rồi đổ vào một cái khay làm bánh (độ dày dưới 1 cm). Đặt khay này vào tủ lạnh (nhớ bao lại để tránh tỏa mùi) và khi thức ăn đã đông cứng thì cắt nó ra thành những mảnh lớn. Khi cho cá ăn, cắt mảnh lớn thành nhiều mảnh nhỏ vừa miệng cá. Tất cả các loài cá cảnh đều thích ăn tim bò, kể cả cá đĩa.

2. Lưu ý chi tiết về cách cho cá ăn đúng nhất

Cho ăn đúng cách cũng là là yếu tố cực kì quan trọng trong việc nuôi cá rồng. Nếu bạn cung cấp cho chúng những bữa ăn đầy đủ thì sẽ làm cho lên màu đẹp và luôn được khỏe mạnh.

Nuôi cá rồng ta nên tập cho chúng ăn theo bữa. Tuỳ vào tuổi của cá lớn nhỏ ra sao mà ta cho ăn ít hay nhiều bữa trong ngày.

Nếu cá rồng còn nhỏ, chiều dài thân mình chỉ dưới 15cm thì nên cho ăn ba bữa mỗi ngày. Sáng, trưa và chiều.

Nếu cá rồng có chiều dài thân mình từ 20cm đến 40cm, mỗi ngày ta cho chúng ăn hai bữa, vào cữ sáng và chiều.

Còn loại cá đã trưởng thành, thân mình có kích thước từ 40cm trở lên, thì mỗi ngày chỉ cho ăn một bữa, hoặc cách ngày cho ăn một bữa cũng được.

Có điều ta nên cho cá ăn đúng giờ quy định để tập thói quen cho chúng, hễ đến bữa ăn là biết nôn nao chờ đợi vì trong bụng cơi đói đã đến lúc cồn cào thôi thúc. Và, điều này cũng tạo cho ta thói quen không cho cá ăn thất thường, nhớ lúc nào là cho ăn lúc ấy khiến cá nuôi ngày đói ngày no, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của chúng.

Cá rồng rất háu ăn nên mỗi bữa ăn của chúng chỉ diễn ra khoảng mười phút là cùng. Chỉ nên cho cá ăn đủ no mà thôi và nên thả thức ăn vào hồ từ từ. Khi bụng đã no nê, cá rồng thường ợ lên một tiếng lớn đủ cho ta nghe thấy. Khi cá đã ăn no rồi thì chúng sẽ quay lưng lại với số thức ăn còn thừa. Vì vậy, ta nên cung cấp cho cá khẩu phần ăn vừa đủ, như vậy vừa không phí phạm thức ăn, lại giữ cho môi trường nước trong hồ được trong sạch.

Có lẽ cũng cần nói thêm về cách săn mồi của cá rồng ngoài tự nhiên. Ngoài tính năng động sẵn có, cá rồng còn sở hữu được đôi râu kỳ diệu ở hai bên khoé miệng, được coi là cơ quan thăm dò sóng nước để phát hiện đúng lúc sự xuất hiện của con mồi nằm về hướng nào mà vồ đến bắt ăn. Nhờ đó mà dù đang trong vùng nước tối đen cá rồng vẫn tìm được đủ mồi mà ăn.

Khi phát hiện được hướng con mồi xuất hiện, cá rồng liền phóng nhanh đến tóm lấy. Cách săn mồi của cá rồng rất nhanh nhảu và hung bạo. Nhiều người nuôi cá rồng thường tỏ ra thích thú về bản năng vồ chụp con mồi của chúng, giống như những chiếc máy bay tiêm kích, cứ nhắm vào hướng địch mà lao tới một cách dũng mãnh khiến con mồi không còn cách nào để mong tìm đường trốn thoát kịp.

Giống cá: Huyết long – Chilli Super Red

Lần cho ăn: ngày 2 lần sáng tối, ngày nào cũng cho ăn.

Khối lượng thức ăn: Ngày 2 bữa, mỗi bữa ăn một trong số các mồi sau:

Thức ăn thích nhất theo thứ tự ưu tiên:

Giống này phàm ăn nhưng thường chỉ ăn một loại thức ăn liên tục, đến lúc chán thì chuyển sang thức ăn khác, ví dụ Huyết Long có thể ăn trạch 2 tuần liền mà không ăn gì khác, sau đó chuyển sang ăn ếch, gần đây thì chuyển sang ăn sâu. Mặc dù cho ăn 2 lần/ngày nhưng thỉnh thoảng (1 tuần đến 10 ngày) cũng bỏ ăn hoặc ăn ít 1-2 bữa. Trong thời gian ăn ếch thì sẽ phát phì ra trông thấy.

Bạn chỉ nên mua dế và gián do người nuôi để tránh cá bị ngộ độc bởi thuốc diệt côn trùng thường hay dùng trong nhà.

Những loại cá nhỏ như cá xiêm, 3 đuôi, nhái con phải chắc chắn là đã nuôi riêng khoảng 1 tuần trước khi làm mồi cho cá rồng vì những loại này có chứa những loại giun sán độc sẽ lây nhiễm qua cá dễ dàng.

Điều quan trọng là nên cho cá ăn những thức ăn có độ dinh dưỡng cao như thức ăn hỗn hợp, các loại vitamin cá rồng để đảm bảo cho sự phát triển.

Chế độ dinh dưỡng và khẩu phần ăn hợp lý sẽ giúp cho cá rồng của bạn luôn khỏe mạnh, hạn chế được bệnh tật và có thể lên màu như ý. Chúc anh em thành công!

http://cacanhphuclong.com.vn/nhung-luu-y-quan-trong-khi-chon-thuc-an-ca-rong

https://thucung.farmvina.com/thuc-an-nuoi-ca-rong/

Thức Ăn Cho Cá Cảnh Chứa Nhiều Chất Dinh Dưỡng Là Gì?

Lựa chọn đúng loại thức ăn cho cá cảnh có vai trò như thế nào?

Đối với những người mới bắt đầu làm hồ thủy sinh, những chú cá mà các bạn chọn thường rất dễ nuôi, dễ cho ăn, tuy nhiên, vì một số lý do khá chủ quan mà khiến những chú cá tội nghiệp cứ lần lược bỏ bạn ra đi. Vậy mới nói việc nuôi và chăm sóc các loài cá khác nhau trong cùng một điều kiện hồ, không phải là chuyện đơn giản, kể cả đối với những người chơi lâu năm.

Thức ăn cho cá cảnh cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng bên cạnh môi trường sống luôn trong lành và sạch sẽ. Tuy nhiên để giúp cho những chú cá luôn sinh trưởng và phát triển tốt, bạn cần chú ý đến mức độ cho ăn thích hợp để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cá và mỹ quan chung của bể cá cảnh.

Thức ăn cho cá cảnh bắt nguồn từ động vật giúp chúng dễ ăn và mau lớn

Đây là nguồn thức ăn cho cá cảnh chính và lúc nào cũng có sẵn trong môi trường sống thiên nhiên của cá với đủ các kích thước khác nhau như:

Cá mồi:

Là những loài cá nhỏ hoặc cá con, dùng để thả vào hồ, và cho các loài cá lớn hơn ăn. Thường cá mồi chỉ dùng để nuôi các loài cá cảnh lớn như cá tai tượng, cá rồng hay cá la hán.

Giun chỉ:

Hay còn gọi là trùng đỏ, vì nó có thân hình mảnh như sợi chỉ, dài 3-4 phân và có màu đỏ. giun chỉ ăn xác động vật thối rữa nên chúng có rất nhiều chất đạm, rất tốt cho cá cảnh. chúng thường tụ tập rất nhiều ở cống bờ sông hoặc những nơi ao tù nước động. các bạn nên cho cá ăn giun với lượng vừa phải, tránh dư thừa sẽ làm bẩn nước.

Giun đất:

Là loài kị sáng, nên thường chui vào trong lòng đất ấm ước và ít ánh sáng. nếu có thời gian, hãy vác cuốc ra sau vườn, nơi ẩm ước, đào xới đất lên, chắc sẽ được một ít làm thức ăn cho cá, nếu không bạn cũng có thể ra cửa hàng thủy sinh mua, một số cửa hàng vẫn có.

Loăng quăng:

Là ấu trùng của muỗi, được muỗi đẻ trứng trong các vũng nước, ao tù, thùng, mương,… và đây cũng là thức ăn rất tốt cho cá cảnh. Nếu để loăng quăng phát triển thành muỗi thì thật tai hại, thay vào đó, bạn hãy đi quanh nhà, xem nơi nào có loăng quăng hãy vớt bằng vợt vãi mùng, đem vào ngâm trong thau nước cho sạch, sau đó cho cá ăn.

Thức ăn cho cá cảnh từ thực vật hay hỗn hợp cũng là lựa chọn rất hợp lý

Yêu cầu đối với thức ăn cho cá cảnh là cần đảm bảo tươi ngon và đủ dinh dưỡng. Vì vậy thức ăn thực vật hay thức ăn hỗn hợp cũng là những loại thức ăn cần thiết và bạn hoàn toàn có thể sử dụng cung cấp dinh dưỡng cho những chú cá trong hồ.

Thức ăn thực vật

Đây sẽ nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho chúng. Trong tự nhiên chúng thường ăn các loại rong rêu, rau cỏ, rễ cây, bèo tấm,… Loại thức ăn thực vật này có loài ăn nhiều, có loài ăn ít nhưng chắc chắn cá nào cũng biết ăn.

Thức ăn hỗn hợp

Nếu việc tìm kiếm thức ăn tươi quá khó, bạn có thể chọn thức ăn hỗn hợp cho cá. Ban đầu cá sẽ chê mồi và không ăn hoặc ăn rất ít, tuy nhiên cũng sẽ quen dần. Thức ăn hỗn hợp gồm có:

Cơm nguội, ruột hoặc vụn bánh mì: quá dễ kiếm và hầu như các loại cá cảnh đều ăn được.

Thức ăn pha chế sẵn: có rất nhiều loại cũng như nhãn hiệu được bày bán hiện nay, giá tương đối rẻ, gọn gàng và dễ cho ăn.

Cám hỗn hợp: trong thức ăn này có sẵn những thứ như cám gạo, bột bắp, bánh dầu, bột cá, vỏ sò, bột xương… rất bổ cho cá. Đây cũng có thể là món khoái khẩu với các lọai cá chép, tai tượng và ngay cả cá vàng.

Cuối cùng một lưu ý quan trọng nữa cho bạn là nên cho cá ăn đúng khẩu phần, không quá dư thừa vì nếu cá ăn quá nhiều sẽ tích tụ mỡ làm giảm tuổi thọ, và còn làm cho nước bị ô nhiễm. Nguyên tắc nuôi cá là cho cá ăn ít nhưng nhiều lần, thường là 3 lần vào 3 buổi trong ngày và lần cho ăn cuối phải cho ăn trước lúc tắt nắng. Nếu còn cảm thấy băn khoăn điều gì, hãy liên hệ với Cửa Hàng Hồ Cá Nghệ Thuật để được tư vấn trong thời gian sớm nhất!

Hồ Cá Nghệ Thuật Hồng Vương Văn Phòng Thiết Kế:485 Cộng Hòa, P.15, Q.Tân Bình, Hồ Chí Minh, Việt Nam Trụ Sở – Kho Hàng: 58 Lương Thế Vinh, Tân Thới Hoà, Tân Phú, Hồ Chí Minh Điện thoại: 0901.251.256 – 090.7735.456 Email: hotro@hocanghethuat.com

Cá Dĩa Ăn Gì? Thức Ăn Cho Cá Dĩa

Cá dĩa ăn gì?

Một trong những vấn đề quan trọng khi nuôi loài cá dĩa chính là bạn phải đảm bảo được nguồn thức ăn. Đối với cá dĩa, ăn không chỉ là để sống mà còn là góp phần giúp chúng lớn nhanh và có màu sắc đẹp mắt. Chính vì vậy, người nuôi hay người chơi cá dĩa bắt buộc phải nắm được những kiến thức cơ bản sau:

Có thể bạn sẽ quan tâm thức ăn cá dĩa tại Cá Dĩa Hòa Phát:

Tim bò đông lạnh

Trùng huyết đông lạnh

Thức ăn cho cá dĩa

Cá dĩa từ 15–30 ngày tuổi: thức ăn nhuyễn thể là bo bo.

Cá dĩa  từ 1 – 3 tháng: bắt đầu tập ăn những thức ăn như: trùn chỉ, lăng quăng.

Cá từ 3 tháng tuổi trở lên: cho ăn nhiều loại thức ăn như: trùn chỉ, tảo, ấu trùng cá con, tép, lăng quăng, luân trùng, sâu đông lạnh, đặc biệt món mà chúng thích nhất là tim bò xay nhỏ.

Ngoài ra, bạn cũng có thể cho chúng ăn thức ăn cho cá dạng viên để đảm bảo nguồn dinh dưỡng.

Chuẩn bị thức ăn

Với những loại có giáp xác như là trùn chỉ, bo bo, lăng quăng thì sau khi mua về;, bạn phải ngâm trong vài giờ để chúng nhả hết trong ruột ra; sau đó rửa sạch vài lần qua nước; vớt những con sống cho cá dĩa ăn trước còn lại thì sục khí để phần lần sau.

Với nguồn thức ăn cho cá dĩa tự chế biến như thịt hay tim bò thì sau khi mua về cần rửa sạch và cho xay nhuyễn; sau đó bỏ vào túi nilon; cán dẹp để bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh cho cá ăn dần. Thời gian cấp đông tối đa trong khoảng 2 tháng.

Cách cho cá dĩa ăn

Cho cá ăn dĩa ăn trong máng vừa sạch sẽ môi trường nước, vừa dễ dàng kiểm soát và theo dõi

Mỗi ngày cho cá dĩa ăn từ 2 – 4 lần, trong khoảng thời gian từ 9 đến 15 giờ là tốt nhất.

Có thể cho ăn dĩa ăn đủ hoặc hơi thiếu nhưng tuyệt đối không đổ thừa thức ăn. Lý do là bởi vì cá dĩa là loài ăn rất ít; chúng có thể chịu đói vài ngày cũng không chết; nhưng nếu ăn quá no chúng sẽ chết. Bạn cần quan tâm theo dõi và điều chỉnh chế độ ăn phù hợp cho chúng.

Như vậy, ngoài việc phải biết “cá dĩa ăn gì“, “thức ăn cho cá dĩa” muốn nuôi được chúng thuận lợi và có thành quả tốt. Bạn cần phải khéo léo; cẩn thận trong khâu chuẩn bị đồ ăn; đặc biệt là giữ được nguyên tắc cho ăn một cách hợp lý.

Một số điều cần lưu ý trước khi nuôi cá dĩa

Việc nuôi cá cảnh, nhất là với một giống cá ngoại như cá dĩa chưa bao giờ là đơn giản. Vậy nên, trước khi quyết định nuôi, bạn hãy ghi nhớ những lưu ý quan trọng sau:

Cá dĩa là loài không thích sự ồn ào, thế nên bạn cần đảm bảo bể cá được đặt ở một nơi yên tĩnh nhất.

Môi trường sống và chất lượng nước khi nuôi cá dĩa đòi hỏi sự ổn định rất cao. Nếu bạn là người mới biết chơi cá cảnh thì cá dĩa không phải là sự lựa chọn thích hợp.

Khả năng phát triển của cá dĩa khá chậm; vậy nên dù bạn biết cá dĩa ăn gì và hiểu rõ quy trình cho ăn và chăm sóc chúng thật tốt thì cũng cần phải kiên trì; tâm huyết mới có thể thấy được kết quả xứng đáng.

Vì là loài cá hiền nên bạn có thể nuôi chung cá dĩa với một số giống khác như cá neon, cá bảy màu, cá hoà lan…

Trang bị đầy đủ kiến thức về cá dĩa trước khi nuôi để đảm bảo thành công.

Đến đây thì chắc hẳn các bạn đọc và đã có thể hiểu rõ được cá dĩa ăn gì và thức ăn cho cá đĩa cũng như những lưu ý khi nuôi chúng. Hi vọng rằng những chia sẻ trong bài viết đã có thể giúp những dân chơi cá đĩa thứ thiệt thỏa mãn sự tò mò cũng như sở thích thú vị của mình!