Top 11 # Thức Ăn Cá Xiêm Đá Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Fcbarcelonavn.com

Thức Ăn Cho Cá Xiêm

Cá Betta ăn những thức ăn gì để cá khỏe mạnh, lớn nhanh, lên màu đẹp

Tìm hiểu về Cá xiêm (Betta fish) Phân loại cá xiêm (Betta fish) Cách chăm sóc cá xiêm (betta fish)

Cá Betta ăn thức ăn tươi sống Thức ăn tươi sống chính là sự lựa chọn hàng đầu đối với những chúCá xiêm (Betta fish). Những loại thức ăn này sẽ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cá phát triển khỏe mạnh. Chúng cũng đặc biệt yêu thích những loại thức ăn này vì thế cũng có thể ăn được nhiều hơn. Những loại thức ăn mà cá Betta yêu thích: loăng quăng, bọ gậy, ấu trùng muỗi. Những chúCá xiêm (Betta fish) đặc biệt yêu thích loăng quăng, bọ gậy, ấu trùng muỗi hay còn gọi là sâu máu. Đây là loại thức ăn giàu protein giúp cá phát triển tốt nhất. Tuy nhiên những chú cá Betta này không biết tự hạn chế số lượng thức ăn cần thiết đâu. Chúng có thể ăn hết lượng sâu máu mà bạn thả vào bể. Và ngay sau đó chúng có thể chết vì quá no. Chính vì thế người nuôi nên cho cá ăn vừa phải và một lượng cố định mỗi ngày. Giun máu là thức ăn ưa thích củaCá xiêm (Betta fish). Còn một vấn đề nữa đó chính là người nuôi cá nên mua loại thức ăn côn trùng này tại những cơ sở uy tín. Không nên tự ý bắt ấu trùng muỗi trong môi trường tự nhiên. Bởi những loại ấu trùng này thường sống ở vùng nước bẩn có thể mang mầm bệnh choCá xiêm (Betta fish).

– Ấu trùng tôm nước mặn Đây là món ” khoái khẩu” của những chú cá chiến Betta. Và người nuôi cũng có thể mua được loại thức ăn này ở những cửa hàng bán cá cảnh trên toàn quốc. Tuy nhiên giá thành của loại thức ăn này cho Cá xiêm (Betta fish) khá cao. Chính vì thế nếu có điều kiện kinh tế hãy bổ sung 1 tuần/ lần để cân bằng dinh dưỡng và thay đổi khẩu vị cho cá.– Trùn chỉ và cá loại trùn khác Đây là loại thức ăn khá phổ biến và được nhiều người nuôi cá cảnh sử dụng choCá xiêm (Betta fish). Trùn chỉ có thể mua được ở bất kỳ cửa hàng kinh doanh cá cảnh nào trên toàn quốc. Loại thức ăn này cũng được nhiều chuyên gia về cá cảnh khuyên dùng vì chúng cung cấp một lượng protein lớn. Cá xiêm (Betta fish) được cung cấp protein đầy đủ có thể lên màu đẹp và cũng trở nên tích cực hơn. Tuy nhiên cũng chỉ cho cá ăn trùn chỉ xen kẽ các loại thức ăn khác để cân bằng dinh dưỡng cho cá. Tuy nhiên có một vấn đề mà người nuôi cá cần lưu ý đó là loại thức ăn này rất dễ bị nhiễm bẩn. Chính vì thế tốt nhất không nên tự ý bắt từ điều kiện tự nhiên. Thêm vào đó khi mua loại thức ăn này về thì tốt nhất nên giữ chúng ở một vật dụng chứa nước trong vòng 1 tuần. Dụng cụ chứa nước vừa phải không quá nhiều sẽ khiến trùn chỉ bị ngạt thở. Trước khi cho cá Betta ăn cũng cần rửa trùn chỉ thật cẩn thận

Cho cá Betta ăn thức ăn đông lạnh ChoCá xiêm (Betta fish) ăn thức ăn tươi sống chắc chắn sẽ rất tốt rồi. Tuy nhiên để có thức ăn tươi ngon nhất thì người chơi cần đi ra cửa hàng cá cảnh để mua hàng ngày. Chính vì thế nếu không có thời gian thì thực phẩm đông lạnh là lựa chọn hàng đầu. Với nguồn thức ăn này bạn chỉ cần dự trữ trong tủ lạnh, đến bữa cho cá ăn sẽ rất tiện dụng.

– Thức ăn đông lạnh rất tiện dụng cho cá cảnh Betta Thực phẩm đông lạnh cho cá Betta gồm động vật giáp xác, sâu… Chúng được nghiền nhỏ và cho vào đông lạnh, có thể dụng trong một thời gian dài. Để cho cá ăn bạn chỉ lấy một phần thực phẩm, rã đông thật kỹ hoặc có thể tán nhỏ đểCá xiêm (Betta fish) ăn được dễ dàng hơn và giúp cá không mắc bệnh đường ruột. Bạn cũng không nên trữ thức ăn đông lạnh quá lâu, vì có nhiều vi khuẩn gây bệnh có thể phát sinh gây hại cho cá Betta. Nhiều vi khuẩn kín còn có thể gây bệnh về khối u cho cá nếu gặp môi trường thuận lợi.

Cho cá Betta ăn thức ăn khôCá xiêm (Betta fish) nên bổ sung cả thức ăn khô

Thức Ăn Cho Cá Betta, Xiêm Chọi

Để cá betta khỏe mạnh và tăng trưởng nhanh cần phải có chế độ nuôi dưỡng và chăm sóc hợp lý. Trong đó, nguồn thức ăn cho cá betta và cách cho ăn đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của cá betta. Trong môi trường hoang dã, cá betta ăn hầu hết các loại côn trùng nhỏ và ấu trùng của sâu bọ. cá betta có cái miệng quay ngược lên trên, điều này giúp chúng dễ dàng táp lấy những con mồi rơi xuống nước. Hệ thống tiêu hóa của cá betta thích hợp để tiêu thụ thịt vì nó có đường tiêu hóa ngắn hơn so với đường tiêu hóa cũa các loài cá ăn thực vật. Vì thế mà cá betta rất thích ăn thức ăn sống. Thức ăn sống thích hợp với cá betta gồm các loại như loăng quăng, trùn chỉ, trùn muối, bo bo.

Khi sống trong môi trường nuôi nhốt, bạn cũng cần cung cấp thêm cho cá các loại thức ăn đông lạnh như tim bò xay nhuyễn, các loại thức ăn viên, các loại thực vật như Chlorella (tảo lục)…

1. Thức ăn tươi sống cho cá betta

Thức ăn sống là các loại thức ăn có chất lượng dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, chúng có nhược điểm là thường chứa vi khuẩn và kỷ sinh trùng gây bệnh cho cá. Do vậy, trước khi cho cá ăn cần phải rửa sạch sẻ.

2. Thức ăn đông lạnh cho cá xiêm

Thức ăn đông lạnh như trùn huyết đông lạnh, tôm đông lạnh Nam Cực là các loại thức ăn dễ tìm, có bán tại các cửa hàng cá cảnh. Thức ăn đông lạnh có ưu điểm là ít chứa vi khuẩn và ký sinh trùng.

Loăng quăng là loại thức ăn sống ưa thích nhất của cá betta. Tuy nhiên, loăng quăng để lâu ngày sẽ thành muỗi, hoặc do sống nơi cống rãnh nên có vô số ký sinh trùng bám vào, vì vậy nó dễ gây bệnh cho cá. Vì vậy, để hạn chế bệnh ở cá betta, bạn có thể thay thế loăng quăng sống thành loăng quăng đông lạnh. Nhưng trên thị trường không có sẵn loại thức ăn này, muốn sử dụng bạn phải tự chế biến. Cách thực hiện:

Bước 1: Mua loăng quăng về đổ vào một cái thau lớn, rồi gây động nước cho loăng quăng chìm xuống đáy. Tiếp theo vớt các tạp chất nổi trên mặt nước. Sau đó vớt những con loăng quăng nổi trên mặt nước. Cứ tiếp tục thực hiện nhiều lần như vậy để vớt tất cả loăng quăng nổi trên mặt nước.

Bước 2: Cho tất cả loăng quăng vào một cái vợt, rồi rửa sạch loăng quăng bằng vòi nước máy.

Bước 3: Cho loăng quăng sạch vào khuông, trải thành một lớp mỏng. Cho loăng quăng vào khuông

Bước 4: Cho khuông loăng quăng vào ngăn đá.

Bước 5: Tháo loăng quăng ra khỏi khuông và bỏ vào hộp bảo quản. Mỗi lẩn cho cá ăn, bạn rã loăng quăng với số lượng vừa đủ, rồi thả vào bể cho cá ăn.

3. Thức ăn dạng viên cho cá xiêm

Đây là loại thức ăn được chế biến sẵn, rất tiện lợi và dễ sử dụng. Tuy nhiên, loại thức ăn này dễ làm cho cá mắc các bệnh về đường ruột và làm mau dơ nước.

Lưu ý khi sử dụng thức ăn dạng viên:

Không nên cho cá ăn những viên thức ăn bị mốc, bị ẩm ướt vì dễ làm cho cá nhiễm độc và chết.

Nên chọn lựa thức ăn có chứa thành phần Astacin nhằm kích thích tế bào sắc tố, làm cho màu sắc của cá trở nên tươi đẹp.

Tuy nhiên, không nên cho cá ăn thường xuyên các loại thức ăn viên, mà cần bổ sung thêm thức ăn sống hoặc thức ăn đông lạnh nhằm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cá phát triển và đồng thời để chúng duy trì bản năng hoang dã.

4. Thức ăn thực vật

Ngoài các loại thức ăn kể trên, bạn cũng nên bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng cho cá betta bằng các loại thực vật như cà rốt, củ cải, xà lách… Cách cho ăn là cắt thành từng miếng nhỏ và thả vào bể cho cá ăn.

Cá Betta (Xiêm, Chọi, Lia Thia, Đá) Ăn Gì? Cách Cho Cá Betta Ăn

Giới thiệu về Cá Betta (Xiêm, Chọi, Lia Thia, Đá)

Thân hình: thân thon dài, dẹp thành hình chữ nhật

Mặt: miệng nhỏ nằm ở đầu mõm, viền trên của đầu khá dốc xuống, mắt to tròn, xương trước mắt đơn.

Cá betta lúc trưởng thành dài khoảng 6 – 8cm.

Cá betta có tuổi thọ khoảng 2 -3 năm nếu chăm sóc tốt.

Điểm nổi bật nhất của cá betta đó chính là màu sắc và vât đuôi. Với phần vây đuôi dài nhiều màu sắc ấn tượng cá betta như một vũ công uốn lượn trong làn nước.

Cách thay nước hồ cá

Cá betta là một trong những loại cá sinh sản theo hình thức giao phối và đẻ trứng.

Mỗi lần cá cái sẽ đẻ khoảng 10 – 40 trứng. Cá đực dùng bụng hoặc đầu ép vào cá cái để trứng đi ra, mỗi lần trứng đi ra cá đực sẽ phóng tinh để thụ tinh cho trứng.

Sau khi cá cái đẻ xong cá đực sẽ tiến hành canh chừng và chăm sóc trứng. Cá đực sẽ nhả bọc oxy để bảo vệ trứng. Sau khoảng 30 – 40 giờ trứng sẽ nở thành con.

Cá Betta (Xiêm, Chọi, Lia Thia, Đá) ăn gì? với thân hình bé nhỏ cá Betta cũng có chế độ ăn khá đơn giản. Nên cho cá betta ăn những loại thức ăn vừa miệng để chúng dễ dàng đớp con mồi.

Cá Betta (Xiêm, Chọi, Lia Thia, Đá) ăn gì? Trùn huyết đông lạnh là thức ăn yêu thích của nhiều loại cá cảnh trong đó có betta. Trùn huyết giúp cung cấp đầy đủ protein và đạm giúp cá nhanh lớn, lên màu đẹp.

Nhắc đến Cá Betta (Xiêm, Chọi, Lia Thia, Đá) ăn gì? thì chắc chắn rất nhiều người sẽ trả lời là trùn chỉ. Trùn chỉ là nguồn dinh dưỡng dồi dào giúp cá phát triển và lên màu đẹp. Trùn chỉ còn giúp thúc cá lớn nhanh hơn, nâng cao tỉ lệ sinh sản.

Nhưng khi cho cá ăn trùn chỉ bạn cần vệ sinh cẩn thận để nguồn thức ăn không mang mầm bệnh cho cá.

Bo bo là loài giáp xác có kích thước nhỏ, trong cơ thể chúng chứa nhiều ezyme tiêu hóa như Proteinases, Peptidases, Mmylases, hàm lượng HUFA là những Acid amine thiết yếu mà cơ thể cá không thể tự tổng hợp được. Bo bo cũng là một trong những lựa chọn hàng đầu của nhiều trại cá cảnh khi được hỏi Cá Betta (Xiêm, Chọi, Lia Thia, Đá) ăn gì?

Cách xử lý nước máy để nuôi cá cảnh

Bọ gậy hay lăng quăng là một dạng ấu trùng của muỗi, hình thành ở giai đoạn thứ 2 trong vòng đời của muỗi. Bọ gậy là một trong những loại thức ăn yêu thích của cá betta giúp cá lên màu đẹp và phát triển nhanh hơn.

Lưu ý: Nên cho cá ăn lượng lăng quăng vừa phải, vì nếu thừa nhiều quá lăng quăng có thể phát triển nhanh muỗi ảnh hưởng đến sức khoẻ gia đình bạn.

Cá Betta (Xiêm, Chọi, Lia Thia, Đá) ăn gì? Là loại cá ăn thịt vì thế betta cũng có niềm đam mê đặc biệt với các loại thịt heo, thịt bò… xay nhuyễn. Những loại thịt này rất giàu đạm và protein giúp cá phát triển tốt.

Nhưng nên xen kẽ thịt với các loại trùn vì như vậy sẽ khiến sức khoẻ cá tốt hơn giảm nguy cơ sình bụng.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại cám tổng hợp dành cho betta. Các loại cám này đã được nghiên cứu và tích hợp đầy đủ vì vậy khá an toàn cho cá.

Nhưng nên kết hợp cám với các loại thức ăn khác để tránh cá bị ngán và ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá.

Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu Cá Betta (Xiêm, Chọi, Lia Thia, Đá) ăn gì? Thức ăn cho cá betta là gì? Mong rằng qua bài viết sẽ giúp bạn cung cấp cho betta một chế độ dinh dưỡng tốt nhất.

Cách cho Cá Betta (Xiêm, Chọi, Lia Thia, Đá) ăn

1. Cho cá ăn một lượng thức ăn bằng cầu mắt cá. Dạ dày cá betta có kích thước tương đương với cầu mắt của chúng, và bạn không nên cho cá ăn nhiều hơn lượng thức ăn đó ngay một lúc. Lượng thức ăn này tương đương với 3 viên thức ăn hoặc 3 con tôm nước mặn mỗi lần. Nếu bạn cho cá ăn thức ăn dạng gel, số lượng cũng sẽ tương tự. Mỗi ngày cá betta có thể ăn một hoặc hai lần.

Bạn nên ngâm thức ăn khô (chẳng hạn như thức ăn viên) trước khi cho cá ăn, vì thức ăn có thể sẽ nở lên trong bụng cá nếu chúng nuốt vào khi còn khô.

Cách làm nước bể cá trong vắt

2. Giảm lượng thức ăn nếu cá không ăn hết. Nếu cá betta ăn còn thừa, bạn cần giảm lượng thức ăn mỗi lần cho chúng ăn. Nếu bạn thường cho mỗi con ăn 4 viên, hãy thử giảm xuống còn 3 viên. Nếu thấy chúng ăn hết nhanh, bạn có thể tăng lại lên 4 viên.

3. Vớt thức ăn thừa ra khỏi bể. Thức ăn thừa trong bể cá có thể làm mồi cho vi khuẩn, và điều này là không tốt cho chất lượng nước và cho lũ cá. Sẽ càng rắc rối hơn nếu cá ăn những viên thức ăn đã bị hỏng.

Dùng vợt nhỏ mà bạn thường vớt phân cá hoặc chuyển cá sang bể khác.

4. Cho ăn thường xuyên. Cá betta cần được ăn hàng ngày hoặc gần như hàng ngày. Mỗi ngày bạn nên cho cá ăn hai bữa cách đều nhau. Đừng lo nếu bạn nuôi cá trong văn phòng và không thể cho chúng ăn vào hai ngày cuối tuần; chúng sẽ ổn, miễn là năm ngày trong tuần bạn cho ăn đều. Nhớ dành một ngày cho cá nhịn ăn. Điều này là tốt cho chúng.[3]

Cá betta có thể nhịn đói đến 2 tuần mà không chết, vì vậy bạn đừng lo lắng nếu chúng không ăn trong vài ngày do bệnh hoặc đang thích nghi với môi trường mới, nhưng tất nhiên là bạn không nên thử xem chúng nhịn đói được bao lâu!

5. Bổ sung thêm một số thức ăn khác nhau. Trong tự nhiên, cá betta ăn nhiều con mồi nhỏ. Việc bạn cho cá betta ăn cùng một loại thức ăn trong thời gian dài có thể làm hại hệ miễn dịch của cá và khiến chúng ăn ít hơn.

Bạn có thể thay đổi loại thức ăn thường xuyên theo ý muốn. Cố gắng cho cá betta ăn ít nhất một loại thức ăn khác với thức ăn thường ngày ít nhất mỗi tuần một lần.

Đánh Giá Cá Đá, Cá Xiêm, Betta Chọi

Mục đích của việc đánh giá cá xiêm chọi, cá đá là kiểm tra các tiêu chuẩn cần có của một con cá đá để chọn ra con cá tốt nhất đem về huấn luyện và cho thi đấu. Có hai tiêu chí đánh giá: đánh giá sinh lý của cá, và đánh giá tâm lý của cá.

Trước tiên, cần phải kiểm tra về mức độ trưởng thành của cá, và đảm bảo cá không bị khuyết tật. Sau đó kiểm tra các bộ phận trên cơ thể cá như: miệng, mang và nắp mang, mắt, kỳ, vảy, thịt và cấu trúc cơ thể.

1. Miệng của cá betta:

Miệng được xem là bộ phận quan trọng bậc nhất của cá đá, bởi vì nó được dùng như là vũ khí tấn công đối thủ. Nếu miệng có vấn đề thì cá khó mà thắng trận. Mỗi khi cá tấn công và làm tổn thương đối thủ thì cũng đồng nghĩa với việc nó tự làm miệng của mình bị thương. Hơn nữa, do miệng ăn thõng với mũi nên nếu miệng bị thương nặng thì thường làm cho cá bị sặc nước và thua trận. Vì vậy mà ta thường thấy cá giả vờ tấn công rồi sau đó quay về trạng thái phòng thủ.

2. Mang và nắp mang cá đá

Mang và nắp mang có nhiệm vụ cung cấp không khí cho cá thở. Một chức năng quan trọng khác của nắp mang là phùng lên để đe dọa đối thủ. Đó là dấu hiệu để phô trương sức mạnh. Theo luật lệ trường đấu, con cá nào có thể phùng hết mang được xem là có ưu thế hơn dù cho nó bị thương nặng hơn. Con cá bị thương nhẹ hơn nhưng không thể phùng mang có thể bị xem là thua trận. Nếu mang có vấn đề thì khi đá, cá không thể chịu đựng được lâu và dễ bỏ chạy.

Nắp mang được xem là bình thường phải nằm gọn gàng đúng vị trí, bề mặt nắp mang phải trơn láng, nó có thể đóng mở dễ dàng và không bị vướng víu. Các nếp mang phải được xếp gọn gàng phía dưới nắp mang, nếu nó bị lòi ra thì có thể bị đối phương cắn đứt. Trong điều kiện bình thường, khi cá thở, nắp mang đóng mở một cách nhẹ nhàng. Nếu nắp mang đóng mở một cách gấp gáp thì chứng tỏ cá có vấn đề bất thường về hệ thống hô hấp. Không nên đem cá có tình trạng này đi đá.

3. Mắt của cá chọi:

Mắt là bộ phận khá quan trọng, nó giúp cá quan sát được dối thủ. Nếu mắt bị thương thì cá sẽ đá chậm lại, có nhiều trường hợp cá bỏ cuộc bơi ra chỗ khác.

Cá có mắt bình thường thì phải không được mờ và phải nằm ở vị trí thích hợp. Có thể kiểm tra độ nhạy của mắt cá bằng cách di chuyển một vật sậm màu lại gần lọ cá, chẳng hạn như đầu bút chì, nếu cá có mắt khỏe mạnh thì nó sẽ tiến lại gần dầu bút chì và bắt đầu phùng mang.

4. Kỳ của betta, cá xiêm:

Kỳ được xem như là chân của cá, nó giúp cá di chuyển và thay đổi các tư thế bơi. Một con cá đá hoàn chỉnh phải có bộ kỳ dài và khép sát vào thân. Nếu kỳ quá ngắn, cá sẽ di chuyển không nhanh bằng dối thủ.

5. Vảy của betta chọi, cá xiêm đá:

Vảy là áo giáp của cá, nó được bao phủ bởi lớp nhớt. Có hai loại vảy, loại lớn và loại nhỏ. Loại vảy lớn rất khó bị tróc, nhưng khi bị tróc thì các vảy gần kề dễ bị tróc theo. Loại vảy nhỏ dễ bị tróc hdn, nhưng khi bị tróc thì các vảy gần kề ít bị ảnh hưởng.

Vảy của cá được gọi là hoàn hảo thì phải được xếp sát vào nhau một cách dểu đặn, màu vảy càng đậm càng tốt.

6. Thịt của betta chọi:

Thịt là góc của vảy, nó giúp vảy được rắn chắc. Vì vậy, nếu cá có thịt chắc và nhiều cơ bắp thì vảy cũng rất chắc. Cá có thịt chắc sẽ rất khó bị thương, và khi bị thương thì vết thương không lan ra quá rộng. Các yếu tố như di truyển, môi trường nuôi dưỡng, thức ăn, dạng cá, độ tuổi và sự huấn luyện có ảnh hưởng rất lớn đến thịt của cá. Cá cùng bầy nhưng được huấn luyện bởi những người chủ khác nhau có thể có chất lượng khác nhau, kể cả về dạng cấu trúc cơ thể. Điều này lý giải tại sao hầu hết những con cá bậc nhất đểu xuất phát từ các cao thủ huấn luyện cá. Bạn không thể dánh giá được thịt của một con cá có rắn chắc hay không nếu không cho nó dá với một con cá có cùng đẳng cấp. Một con cá có thịt tốt phải có các yếu tò sau: khi bị đối thủ cẳn bị thương thì vết thương không lan rộng, và phải có khả năng phục hồi nhanh sau trận đấu.

7. Cấu trúc cơ thể cá xiêm đá:

Một con cá đá hoàn hảo phải có cấu trúc cơ thể cân đối. Tất cả các bộ phận bên ngoài phải mạnh mẽ và cân xứng, đặc biệt là chiều dài của thân cá. Thân cá quá dài hay quá ngắn sẽ làm cho nó bơi chậm và khó xoay trở khi bị dôi thủ áp sát.

8. Tâm lý cá trước khi đá

Tâm lýlà yếu tố hết sức quan trọng của cá dá. Trong trường đấu, có nhiều nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến tâm lý thi đấu của cá như tiếng động bất ngờ hay sự quan sát và đi lại của mọi người. Nếu tâm lý của cá không ổn định, nó sẽ mất đi bản năng chiến đấu và nghiêm trọng hơn là mất đi lớp nhớt bảo vệ cơ thể, vì thế mà nó có thể bỏ chạy và thua cuộc bất cứ lúc nào.

Dấu hiệu của cá có tâm lý không ổn định:

+ Cá sợ hải và bơi một cách hốt hoảng hay nhảy lổng lộn lên khi có người bước lại gần lọ cá.

+ Khi cho cá mái và cá trống vào chậu, cá không rượt duổi nhau mà lại nép mình vào đáy chậu hay trốn vào bụi rong.

+ Cá bơi một cách hốt hoảng khi đưa cây bút chì lại gần lọ cá.

+ Cách phòng chống chứng không ổn định tâm lý của cá

+ Bố trí phòng nuôi cá sao cho có thể ngăn cản những động vật quậy phá như mèo, chuột.

+ Khi đem cá đang dưỡng bỏ vào chậu để huấn luyện, phải vớt cá một cách nhẹ nhàng tránh làm cho cá hoảng sợ.

+ Nên bật radio để nghe nhạc trong phòng nuôi cá, vì âm thanh phát ra từ radio sẽ làm cho cá quen với tiếng người, nhờ đó chúng sẽ không bị căng thẳng khi mang đến trường dấu có dông đúc người với âm thanh náo loạn.

+ Khi vào phòng nuôi cá nên bước nhẹ nhàng, không nên chạy ào vào làm cho cá hoảng sợ.