Cáp Cá Đá, Betta, Xiêm Chọi

--- Bài mới hơn ---

  • Các Dạng Đuôi Của Cá Betta (Cá Xiêm Chọi)
  • Hướng Dẫn Các Ép Cá Betta ( Ép Cá Xiêm ) Tỷ Lệ Thành Công 99%
  • Phân Biệt Vây, Đuôi Cá Betta (Lia Thia, Xiêm) Không Phải Ai Cũng Biết
  • # 1【Hướng Dẩn】Cách Trồng Mãng Cầu Xiêm Tại Nhà
  • Cách Ép Cá Betta Đúng Kỹ Thuật Cho Hiệu Quả Cao
  • Cáp cá đá, betta, xiêm chọi, Sau khi cá đá được nuôi dưỡng đến tuổi thành thục (cá thành thục phải đạt từ 8 tháng tuổi trở lên) và được huấn luyện bằng những bài tập thể lực thì bạn có thể mang nó đi đá được rồi.

    Cáp cá là gì

    Cáp cá là quan sát và so sánh những điểm yếu và điểm mạnh của hai con cá khi trận đấu chưa diễn ra để từ đó quyết định đặt cược cho con cá nào. Việc cáp cá như thế nào là tùy thuộc vào kinh nghiêm của người chơi. Nếu bạn mang cá đi đá vì yêu thích trò chơi này mà không quan tâm đến vấn đề cá cược thì việc này không mấy quan trọng, vì thắng hay bại phụ thuộc vào kỹ năng đá của cá. Nhưng nếu bạn là dân cá cược thì việc cáp cá là hết sức quan trọng. Nếu bạn đánh giá cá một cách thận trọng và chính xác, biết được điểm yếu của cá đối phương và thế mạnh cá của mình thì khả năng thắng cược là rất lớn.

    Những nguyên tắc trong việc cáp cá

    Những nguyên tắc sau đây được đúc kết từ kinh nghiêm của dân chơi đá cá:

    Cá lớn có lợi thế hơn cá nhỏ: cá lớn luôn có nhiều cơ hội thắng trận hơn cá nhỏ. Đây là nguyên tắc vàng của các tay chơi cá.

    Nhận biết được phong độ đỉnh điểm của cá: cá đạt phong độ đỉnh điểm thì khả năng thắng trận rất cao. Cá đang ở phong độ đỉnh điểm sẽ hội đủ năm yêu tố: vảy cứng, răng sắc, cấu trúc cơ thể cân đối, dai sức và kỹ năng đá tốt.

    Nắm được điểm yếu của cá đối phương: nắm được điểm yếu của cá đối phương sẽ giúp cho bạn mạnh dạng đặt cược vào cá của mình.

    Thực hành cáp cá betta:

    Để thực hành cáp cá, có thể qui cá đá về 3 dạng: cá có cấu trúc cơ thể cân đối, cá có cấu trúc cơ thể mảnh mai và cá có cấu trúc cơ thể dị dạng. Với mỗi dạng cá đều có điểm yếu và điểm mạnh riêng.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Trổ Tài Làm 5 Món Nướng ‘đỉnh’ Nhất Nam Bộ
  • Tranh Cá Xiêm 3D Treo Tường
  • Tranh Cá Xiêm Xem Được 6 Mặt
  • Tranh Cá Xiêm Xanh 3D Treo Tường
  • Welcome To Viet Nam Creatures Website

Kinh Nghiệm Chọn Những Nơi Bán Cá Xiêm Đá Uy Tín Tại Tphcm

--- Bài mới hơn ---

  • Tìm Hiểu Hơn 50 Loại Cá Có Thể Nuôi Chung Với Cá Betta
  • Các Loại Cá Phượng Hoàng Đẹp Và Cách Nuôi
  • Chia Sẻ Cách Nuôi Cá Xiêm Đá Chọi Hay
  • Cách Tuyển Chọn Cá Xiêm Đá, Betta Chọi
  • Bí Quyết Nuôi Cá Lia Thia Đá (Chọi Chiến, Xiêm Đá) Vô Địch
  • Hiện nay, xu hướng nuôi thú cưng đang ngay càng trở nên thịnh hành và phổ biến. Một trong số đó phải kể đến thú nuôi cá xiêm đá (cá chọi)-rất phổ biến và được nhiều dân chơi ưa thích.

    Tuy nhiên, việc chọn mua cá xiêm đá đòi hỏi người mua phải có kinh nghiệm để có thể chọn đúng giống cá thuần chủng với các đặc điểm đặc trưng của cá chọi như màu sắc sặc sỡ hay tính thiện chiến,… Bài viết này sẽ giới thiệu một số nơi bán cá xiêm đá độ uy tín tại TPHCM để bạn có thể chọn mua được cá xiêm tốt.

    MỤC LỤC

    1. Cá xiêm đá thú chơi tao nhã

    2. Các địa chỉ mua bán cá lia thia đá độ ở TPHCM

    2.1 Trại Cá xiêm đá độ 2.2 Betta trần sang 2.3 Cá Betta giá rẻ TP.Hồ Chí Minh 2.4 Vương quốc cá Betta 3. Các trại bán cá betta đá độ 3.1 Trại cá Nghĩa Hiền quận 9 3.2 Trại Cá Kiểng Diamond Da -Full Fish Farm 3.3 Trại Cá Betta Thanh Sang

    Cá xiêm hay còn được gọi là cá betta là loại cá đã được thuần dưỡng bởi người Thái Lan với mục đích tạo ra giống cá với màu sắc, hình dạng và bản tính thiện chiến vượt xa so với loài cá hoang dã. Chúng được biết đến là loại cá khá đẹp với hình dáng đa dạng và màu sắc sặc sỡ.

    1. Cá xiêm đá thú chơi tao nhã

    Cá lia thia đã thời nào cũng vậy luôn luôn mang đến cho những người chơi những cảm xúc tuyệt vời nhất. Không chỉ được biết đến là một trong những loài cá sặc sỡ rất nhiều màu sắc để giúp cho bạn có thể trang hoàng cũng như trang trí cho ngôi nhà của mình trở nên ấn tượng hơn mà thực sự những chú cá lia thia đá còn là một hoài niệm của rất nhiều người đang mong muốn tìm về tuổi thơ. Ở thời điểm hiện tại cá lia thia đá cũng được trở thành một trong những thú vui tao nhã của rất nhiều người đang mong muốn tìm lại những giải pháp cân bằng lại cuộc sống sau những giờ học tập và làm việc căng thẳng và mệt mỏi.

    Vẫn biết rằng thú chơi cá lia thia đá mỗi thời mỗi khác. Tuy nhiên cảm xúc của nó mang lại vẫn còn nguyên vẹn chắc chắn đối với những người hoài niệm sẽ chẳng thể quên được những buổi trưa hè nắng chó i cùng anh em bạn bè đi bắt cá lia thia ngoài đồng để thỏa mãn niềm đam mê của mình. Nó vẫn mãi là một trong những ký ức không thể nào quên.

    2. Các địa chỉ mua bán cá lia thia đá độ ở TPHCM

    2.1 Trại Cá xiêm đá độ

    Bạn có thể tham khảo tại địa chỉ: 100 Nguyễn Văn Đậu, phường 7, quận Bình Thạnh hoặc liên hệ số điện thoại 01698.797979 để tìm mua được chú cá ưng ý.

    2.2 Betta trần sang

    2.3 Cá Betta giá rẻ TP.Hồ Chí Minh

    Đây là địa điểm nhận được rất nhiều đánh giá và phản hồi tốt từ người mua. Điều đó cho thấy chất lượng của các loại cá mà cửa hàng cung cấp. Shop có đa dạng các dòng cá xiêm như: Halfmoon, Plakat, Rồng, Fancy,… và liên tục được cập nhật đa dạng với giá từ 50.000 đồng trở lên.

    Các bạn có thể liên hệ địa chỉ 458/11 Phạm Văn Đồng, Hiệp Bình Chánh, quậnThủ Đức, TP HCM hoặc gọi trực tiếp số điện thoại 01227678979 để có thêm thông tin chi tiết.

    2.4 Vương quốc cá Betta

    3. Các trại bán cá betta đá độ

    3.1 Trại cá Nghĩa Hiền quận 9

    3.2 Trại Cá Kiểng Diamond Da -Full Fish Farm

    Có thể cung cấp các loại cá với số lượng cực kỳ lớn đi cùng với đó là giá thành ưu đãi và nếu như bạn có thể xuất phát từ niềm đam mê để có thể mở một cửa hàng kinh doanh thì đây cũng là một trong những gợi ý không thể tốt hơn dành cho bạn

    Địa chỉ: 21/13/2A , phường Tân Thới Hiệp, quận 12 TPHCM. Số điện thoại: 0967921213

    3.3 Trại Cá Betta Thanh Sang

      Địa chỉ: 3/587A, ấp nhị tân 1, xã Tân Thới Nhì, huyện Hoóc Môn, TPHCM

    Cá betta có màu sắc rất sặc sỡ

    Bạn có thể tìm mua cá xiêm đá từ những người bán khác tại các diễn đàn về cá như: diễn đàn cá cảnh, diễn đàn cá xiêm hay các bạn cũng có thể tìm kiếm trên các trang rao vặt như chú gióng, chợ tốt chẳng hạn… Tuy có ưu thế là sự phong phú về số lượng cũng như hình dáng nhưng việc mua tại những trang web này có thể gặp rủi ro về nguồn gốc giống hay chất lượng,… Vì vậy người mua nên tìm hiểu kĩ các nơi bán để có thể tậu được một chú cá xiêm đá sành điệu và đảm bảo về chất lượng.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Giá Cá Betta Bao Nhiêu Tiền 1 Con Ngày Hôm Nay 2022
  • Làm Thế Nào Để Có Một Con Cá Đá, Cá Chọi Hay ?
  • Cá Betta Có Nguồn Gốc Từ Đâu Và Cách Nuôi, Cho Ăn Để Cá Xiêm Đẹp
  • Các Bệnh Thường Gặp Ở Cá Betta Và Phương Pháp Điều Trị
  • Cách Chọn Cá Betta Khỏe Và Phân Biệt Giới Tính Cá

Cá Xiêm Ăn Gì ? Đặc Điểm Sinh Học Cá Betta, Cá Xiêm Đá

--- Bài mới hơn ---

  • Cá Lia Thia Xiêm Ăn Gì Giá Bao Nhiêu 1 Con
  • Phân Loại Các Dòng Cá Betta
  • Thức Ăn Tốt Nhất Cho Betta
  • Cá Betta Ăn Gì? Những Loại Thức Ăn Cho Cá Betta (Xiêm, Chọi, Lia Thia) Khoẻ Mạnh, Lên Màu Đẹp ” Ranchu Việt Nam
  • Kỹ Thuật Nuôi Cá Betta
  • Hay còn gọi Cá betta, cá xiêm đá là 1 trong những dòng cá có nhiều màu sắc đa dạng, với đặc thù vây kỳ căng tròn đẹp và có bản tính háu đá nổi tiếng nhất trong các dòng cá cảnh. Được nhiều dân chơi nuôi làm cảnh kết hợp với thú vui cho cá chọi nhau.i là cá betta, là loại thú chơi cho cá chọi với nhau.

    Đặc điểm sinh học cá betta, cá xiêm đá

    • Phân bố:Một số nước Đông Nam Á …
    • Chiều dài cá (cm):5 – 7,5
    • Nhiệt độ nước (C):24 – 30
    • Độ cứng nước (dH):5 – 20
    • Tính ăn:Ăn tạp
    • Hình thức sinh sản:Đẻ trứng
    • Chi tiết đặc điểm sinh học:Phân bố: Đông Nam Á: Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Brunei, Việt Nam …Tầng nước ở: Mọi tầng nước Sinh sản: Cá dễ sinh sản, đẻ trứng tổ bọt. Cá đực chăm sóc tổ trứng và cá con, cần tách cá cái ra riêng để tránh cá mẹ ăn trứng. Trứng nở sau 24 – 48 giờ, cá bột tiêu hết noãn hoàng sau 2 – 3 ngày.

    Nếu không có sẵn nguồn thức ăn tươi sống hay không có đủ thời gian, bạn có thể lấy thức ăn khô (như trùng đất khô) hoặc thức ăn dạng viên dành cho loại cá xiêm được đóng hộp sẵn và bán với giá tiền tiền đối bình thường. Các nguồn thức ăn khô này có thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho cá betta, tuy nhiên đó không phải món “yêu thích” của chúng.

    Thức ăn đông lạnh

    Đây là loại thức ăn lâu dài dành cho những bạn không đủ kiên nhẫn lẫn thời gian để hằng ngày ra cửa hàng cá cảnh để mua “mồi sống” cho cá betta, thì thức ăn cho cá betta nên trữ sẵn trong ngăn đá tủ lạnh chính là thức ăn được lựa chọn tối ưu nhất. Nguồn thức ăn này làm từ động vật giáp xác, sâu… được nghiền nhỏ rồi đông lạnh nên có thể dùng được ở khá nhiều thời gian. Lưu ý trước khi cho cá betta ăn, chủ nuôi phải rã đông ở nhiệt độ phòng , giã nhỏ rồi mới bắt đầu cho cá ăn để tránh tình trạng cá không thể ăn được vì kích thước thức ăn khá lớn và còn đông lạnh.

    Sự chọn lựa ưu tiên nhất cho cá của mình là thức ăn tươi sống. Lăng quăng, bọ gậy, ấu trùng muỗi, còn có tên thường gọi là “sâu máu” là thức ăn cho cá betta được nhiều người nuôi ưu tiên. Bạn sẽ rất bất ngờ khi chú cá betta của mình đớp liên tục đến khi bụng của cá căng tròn lên. Đây là loại thức ăn giàu protein, cá betta rất thích nhưng cũng có thể gây nguy hiểm cho cá nếu bạn không phân chia liều liệu lượng cụ thể.

    Ấu trùng tôm cũng là một loại thức ăn cho cá betta khá “sốt” hiện nay. Có giá thành cao, giàu dinh dưỡng và ít bị lây khuẩn, bạn có thể thưởng cho chú cá betta của mình 1 tuần/lần để cân bằng dinh dưỡng, đổi vị cho cá ăn ngon hơn.

    Trùn chỉ là thức ăn cho cá betta khá phổ biến. Cung cấp nhiều protein, cá không chỉ lên màu đẹp mà còn rất “háo chiến”. Bạn nên xen kẽ vào bữa ăn trong tuần của cá, thay vì chỉ cho ăn độc nhất 1 loại trùn chỉ. Lưu ý Vì nguồn thức ăn này khá bẩn, dễ bị nhiễm vi khuẩn, bạn cần rửa sạch, không dùng loại đã để quá 1 tuần cho cá ăn. Cá betta ăn phải trùn chỉ bẩn có thể bị xù vảy, nghẹt thở, gây khó khăn cho sinh sản.

    Nguồn : https://www.global-news.info/

    --- Bài cũ hơn ---

  • Cá Betta (Lia Thia, Xiêm, Chọi) Ăn Gì? Giá Bao Nhiêu? Mua Ở Đâu
  • Chiêm Ngưỡng Vẻ Đẹp Hút Hồn Của Cá Xiêm Rồng
  • Tổng Quan Về Cá Xiêm Rồng Đỏ
  • Cách Nuôi Cá Xiêm Đá Hay Nhất Cho Người Mới Bắt Đầu
  • Đôi Nét Về Cá Xiêm

Đánh Giá Cá Đá, Cá Xiêm, Betta Chọi

--- Bài mới hơn ---

  • Cá Betta, Loài Cá Cảnh Đẹp Mang Nhiều Giá Trị
  • Trẻ Biếng Ăn 4 Tháng Tuổi Phải Làm Sao ?
  • Thức Ăn Cho Cá Betta, Xiêm Chọi
  • Cá Hồng Két Ăn Gì, Đẻ Trứng Bao Lâu Thì Nở, Cách Nuôi Chuẩn
  • Cá Vàng Đẻ Con Hay Đẻ Trứng? Quá Trình Sinh Sản Của Cá Vàng Như Thế Nào? ” Ranchu Việt Nam
  • Mục đích của việc đánh giá cá xiêm chọi, cá đá là kiểm tra các tiêu chuẩn cần có của một con cá đá để chọn ra con cá tốt nhất đem về huấn luyện và cho thi đấu. Có hai tiêu chí đánh giá: đánh giá sinh lý của cá, và đánh giá tâm lý của cá.

    Trước tiên, cần phải kiểm tra về mức độ trưởng thành của cá, và đảm bảo cá không bị khuyết tật. Sau đó kiểm tra các bộ phận trên cơ thể cá như: miệng, mang và nắp mang, mắt, kỳ, vảy, thịt và cấu trúc cơ thể.

    1. Miệng của cá betta:

    Miệng được xem là bộ phận quan trọng bậc nhất của cá đá, bởi vì nó được dùng như là vũ khí tấn công đối thủ. Nếu miệng có vấn đề thì cá khó mà thắng trận. Mỗi khi cá tấn công và làm tổn thương đối thủ thì cũng đồng nghĩa với việc nó tự làm miệng của mình bị thương. Hơn nữa, do miệng ăn thõng với mũi nên nếu miệng bị thương nặng thì thường làm cho cá bị sặc nước và thua trận. Vì vậy mà ta thường thấy cá giả vờ tấn công rồi sau đó quay về trạng thái phòng thủ.

    2. Mang và nắp mang cá đá

    Mang và nắp mang có nhiệm vụ cung cấp không khí cho cá thở. Một chức năng quan trọng khác của nắp mang là phùng lên để đe dọa đối thủ. Đó là dấu hiệu để phô trương sức mạnh. Theo luật lệ trường đấu, con cá nào có thể phùng hết mang được xem là có ưu thế hơn dù cho nó bị thương nặng hơn. Con cá bị thương nhẹ hơn nhưng không thể phùng mang có thể bị xem là thua trận. Nếu mang có vấn đề thì khi đá, cá không thể chịu đựng được lâu và dễ bỏ chạy.

    Nắp mang được xem là bình thường phải nằm gọn gàng đúng vị trí, bề mặt nắp mang phải trơn láng, nó có thể đóng mở dễ dàng và không bị vướng víu. Các nếp mang phải được xếp gọn gàng phía dưới nắp mang, nếu nó bị lòi ra thì có thể bị đối phương cắn đứt. Trong điều kiện bình thường, khi cá thở, nắp mang đóng mở một cách nhẹ nhàng. Nếu nắp mang đóng mở một cách gấp gáp thì chứng tỏ cá có vấn đề bất thường về hệ thống hô hấp. Không nên đem cá có tình trạng này đi đá.

    3. Mắt của cá chọi:

    Mắt là bộ phận khá quan trọng, nó giúp cá quan sát được dối thủ. Nếu mắt bị thương thì cá sẽ đá chậm lại, có nhiều trường hợp cá bỏ cuộc bơi ra chỗ khác.

    Cá có mắt bình thường thì phải không được mờ và phải nằm ở vị trí thích hợp. Có thể kiểm tra độ nhạy của mắt cá bằng cách di chuyển một vật sậm màu lại gần lọ cá, chẳng hạn như đầu bút chì, nếu cá có mắt khỏe mạnh thì nó sẽ tiến lại gần dầu bút chì và bắt đầu phùng mang.

    4. Kỳ của betta, cá xiêm:

    Kỳ được xem như là chân của cá, nó giúp cá di chuyển và thay đổi các tư thế bơi. Một con cá đá hoàn chỉnh phải có bộ kỳ dài và khép sát vào thân. Nếu kỳ quá ngắn, cá sẽ di chuyển không nhanh bằng dối thủ.

    5. Vảy của betta chọi, cá xiêm đá:

    Vảy là áo giáp của cá, nó được bao phủ bởi lớp nhớt. Có hai loại vảy, loại lớn và loại nhỏ. Loại vảy lớn rất khó bị tróc, nhưng khi bị tróc thì các vảy gần kề dễ bị tróc theo. Loại vảy nhỏ dễ bị tróc hdn, nhưng khi bị tróc thì các vảy gần kề ít bị ảnh hưởng.

    Vảy của cá được gọi là hoàn hảo thì phải được xếp sát vào nhau một cách dểu đặn, màu vảy càng đậm càng tốt.

    6. Thịt của betta chọi:

    Thịt là góc của vảy, nó giúp vảy được rắn chắc. Vì vậy, nếu cá có thịt chắc và nhiều cơ bắp thì vảy cũng rất chắc. Cá có thịt chắc sẽ rất khó bị thương, và khi bị thương thì vết thương không lan ra quá rộng. Các yếu tố như di truyển, môi trường nuôi dưỡng, thức ăn, dạng cá, độ tuổi và sự huấn luyện có ảnh hưởng rất lớn đến thịt của cá. Cá cùng bầy nhưng được huấn luyện bởi những người chủ khác nhau có thể có chất lượng khác nhau, kể cả về dạng cấu trúc cơ thể. Điều này lý giải tại sao hầu hết những con cá bậc nhất đểu xuất phát từ các cao thủ huấn luyện cá. Bạn không thể dánh giá được thịt của một con cá có rắn chắc hay không nếu không cho nó dá với một con cá có cùng đẳng cấp. Một con cá có thịt tốt phải có các yếu tò sau: khi bị đối thủ cẳn bị thương thì vết thương không lan rộng, và phải có khả năng phục hồi nhanh sau trận đấu.

    7. Cấu trúc cơ thể cá xiêm đá:

    Một con cá đá hoàn hảo phải có cấu trúc cơ thể cân đối. Tất cả các bộ phận bên ngoài phải mạnh mẽ và cân xứng, đặc biệt là chiều dài của thân cá. Thân cá quá dài hay quá ngắn sẽ làm cho nó bơi chậm và khó xoay trở khi bị dôi thủ áp sát.

    8. Tâm lý cá trước khi đá

    Tâm lýlà yếu tố hết sức quan trọng của cá dá. Trong trường đấu, có nhiều nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến tâm lý thi đấu của cá như tiếng động bất ngờ hay sự quan sát và đi lại của mọi người. Nếu tâm lý của cá không ổn định, nó sẽ mất đi bản năng chiến đấu và nghiêm trọng hơn là mất đi lớp nhớt bảo vệ cơ thể, vì thế mà nó có thể bỏ chạy và thua cuộc bất cứ lúc nào.

    Dấu hiệu của cá có tâm lý không ổn định:

    + Cá sợ hải và bơi một cách hốt hoảng hay nhảy lổng lộn lên khi có người bước lại gần lọ cá.

    + Khi cho cá mái và cá trống vào chậu, cá không rượt duổi nhau mà lại nép mình vào đáy chậu hay trốn vào bụi rong.

    + Cá bơi một cách hốt hoảng khi đưa cây bút chì lại gần lọ cá.

    + Cách phòng chống chứng không ổn định tâm lý của cá

    + Bố trí phòng nuôi cá sao cho có thể ngăn cản những động vật quậy phá như mèo, chuột.

    + Khi đem cá đang dưỡng bỏ vào chậu để huấn luyện, phải vớt cá một cách nhẹ nhàng tránh làm cho cá hoảng sợ.

    + Nên bật radio để nghe nhạc trong phòng nuôi cá, vì âm thanh phát ra từ radio sẽ làm cho cá quen với tiếng người, nhờ đó chúng sẽ không bị căng thẳng khi mang đến trường dấu có dông đúc người với âm thanh náo loạn.

    + Khi vào phòng nuôi cá nên bước nhẹ nhàng, không nên chạy ào vào làm cho cá hoảng sợ.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Cá Cảnh Mang Thai Bao Lâu
  • 3 Loại Thức Ăn Cho Cá Cảnh Không Thể Bỏ Qua!
  • Những Chuyện Chưa Biết Về Cá Sấu Xiêm Khổng Lồ
  • Cách Nuôi Cá Betta Bột Ít Bị Chết Nhất
  • Betta Rồng Và Tiêu Chuẩn ( Dragon Betta )

Thú Vui Cá Xiêm Đá Và Cảnh :d

--- Bài mới hơn ---

  • Gặp Gỡ Loài Cá Duy Nhất Trên Thế Giới Có Thể “biến Hình” Như Pokémon
  • Cá Betta (Lia Thia, Xiêm) Fancy Vẻ Đẹp Rực Rỡ Sắc Màu
  • Đôi Cá Xiêm Gỗ Trắc Việt
  • Đôi Cá Xiêm Gỗ Trắc Việt Cao 50
  • Cá Xiêm Ăn Gì, Cách Nuôi, Cách Ép, Giá Bao Nhiêu ?
  • Trước tiên cá xiêm còn có tên là Betta có 2 nhóm chính:

    Phong trào chơi cá betta phát triển mạnh vài năm gần đây kéo theo vô số người yêu thích và nuôi dưỡng loài cá xinh đẹp này. Vấn đề ở chỗ “cá betta” là một thế giới vô cùng đa dạng khiến người mới tham gia khó phân biệt hay hiểu rõ sự quan hệ giữa các dòng và loài cá betta khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu sơ lược về đặc điểm của từng dòng hay loài nhằm giúp các bạn có khái niệm cơ bản về chúng.

    Ở đây, từ “cá betta” được hiểu theo hai nghĩa:

    – Cá betta tức Betta splendens thuần dưỡng và những dòng cá phát xuất từ đó bao gồm cá đá Xiêm, cá đuôi dài, cá halmoon, đuôi kép, đuôi tưa…

    – Cá betta tức chi cá Betta bao gồm Betta splendens hoang dã và gần 70 loài cá họ hàng khác.

    Cá betta hoang dã được người Thái thuần dưỡng với mục đích chiến đấu cách đây hàng trăm năm với kết quả là màu sắc, hình dạng và kỹ năng chiến đấu khác xa so với cá hoang dã. Loại cá đá thuần dưỡng hay cá Xiêm đã du nhập vào nước ta từ cả trăm năm nay, nếu các bạn đọc bài “Thú chơi cá thia thia” của cụ Vương Hồng Sển thì sẽ thấy cá Xiêm đã xuất hiện ở nước ta từ hồi đầu thế kỷ hai mươi. Ngày nay, cá đá đã lan rộng và trở nên phổ biến ở hầu hết các quốc gia Đông Nam Á và cả Âu-Mỹ, nhất là trong các cộng đồng người châu Á sống ở đó. Có ba loại cá đá:

    Cá đá tuyển (selective Siamese fighting fish): là những con cá đá bậc nhất, đã được lai tạo, tuyển chọn và huấn luyện gắt gao để tham gia vào trường đá cá. Người chơi cá ở ta thường gọi là “cá độ”.

    Cá đá thường (Siamese fighting fish): là những con cá đá bình thường và phổ biến; chúng có thể là cá đá tuyển không đủ chất lượng tham gia vào trường đấu và bị loại, hay cá được lai tạo không kiểm soát chất lượng với mục đích thương mại…

    Cá đá lai (hybrid): là cá lai giữa cá đá thuần dưỡng với cá hoang dã. Ở một số vùng, hoạt động đá cá hoang dã phổ biến hơn đá cá Xiêm vì cá hoang dã phân định thắng thua rất nhanh và mau “thành độ”. Một số người “chơi ăn gian” bằng cách lai cá hoang dã với cá Xiêm sao cho cá con có bề ngoài trông giống hệt với cá hoang dã (“lai biệt dạng”). Cá lai thừa hưởng độ bền của cá Xiêm nên nếu đem đi đá với cá hoang dã thuần thì sẽ có nhiều khả năng thắng độ hơn.

    Trong ba loại kể trên thì cá đá thường hay cá Xiêm là loại phổ biến và rẻ tiền nhất, bạn có thể tìm mua cá Xiêm ở hầu hết các tiệm bán cá cảnh địa phương. Vào mùa hè, trẻ em thường mua cá Xiêm về đá với nhau hoặc để ngắm cho vui. Cá đá tuyển hiếm hơn, nếu muốn mua thì bạn phải tìm đến những lò cá độ và tất nhiên giá cả cũng cao hơn cá đá thường rất nhiều. Ngày nay, cá đá tuyển ở ta được lai với cá đá tuyển ở các nước lân cận như Thái Lan, Malaysia và Indonesia để cải thiện và đa dạng hóa kỹ năng chiến đấu. Dạng cá lai rất hiếm, tôi từng nghĩ ngày nay không còn ai đá cá lai nữa nhưng hồi đầu năm về Hậu Giang đi bắt cá lia thia có nghe người bạn ở đó thắc mắc không hiểu tại sao cá lia thia mua ở tiệm bán cá trong chợ đá dữ không thua cá Xiêm. Tôi cho rằng đó chẳng qua là “cá lai biệt dạng” mà thôi dù không có cách gì kiểm chứng.

    Cá đuôi voan (veiltail): vào năm 1960, nhà lai tạo người Mỹ Warren Young thành công trong việc tạo ra những con cá betta có vây cực dài. Young gọi cá betta của ông là “Libby” theo tên của vợ ông. Những con cá này được bán cho người yêu thích cá cảnh ở khắp nơi trên thế giới và cho cả các trang trại cá cảnh ở châu Á. Bước phát triển này dẫn đến việc hình thành dạng cá đuôi voan rất phổ biến sau đó.

    Ngoài ra, trong quá khứ từng có một số dòng cá cũng xuất phát từ cá đuôi dài như cá đuôi quạt (roundtail) và cá đuôi át bích (spadetail) nhưng ngày nay cùng với cá đuôi dài và đuôi voan, chúng hầu như biến mất khỏi thị trường vì cạnh tranh không lại với những dòng betta cảnh hiện đại khác.

    Cá đuôi kép (doubletail): cũng xuất phát từ bầy cá của Warren Young vào những năm 1960 (có người cho rằng cá đuôi kép xuất hiện trong bầy cá nhập từ Đông Nam Á). Cá đuôi kép có hai thùy đuôi và vây lưng to tương đương với vây hậu môn. Cá đuôi kép đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện vây lưng cho các dòng betta cảnh hiện đại.

    Cá đuôi delta: vào cùng thời điểm, nhà lai tạo người Đức, tiến sĩ Eduard Schmidt-Focke lai tạo ra con cá delta đầu tiên tức cá betta với dạng đuôi đối xứng hình tam giác. Điều thú vị đó là dạng đuôi delta vốn được dùng để gọi những con cá bảy màu có đuôi hình tam giác. Cá đuôi delta đánh dấu bước tiến bộ hết sức quan trọng trong quá trình phát triển của betta cảnh hiện đại, chúng có cạnh đuôi thẳng thay vì uốn cong theo hình dạng của đuôi. Ngày nay đuôi delta được định nghĩa là đuôi có góc xòe < 160 độ.

    Cá đuôi tưa (crowntail): dạng đuôi này ra đời vào năm 1997. Một nhà lai tạo người Indonesia tên là Ahmad Yusuf đã trình làng cá đuôi tưa với những tia vây kéo dài và nhô ra khỏi màng vây (nói một cách chính xác là màng vây bị triệt thoái). Tùy theo mức độ triệt thoái của màng vây và hình dạng của tia vây mà người ta chia cá đuôi tưa thành nhiều loại khác nhau như tia đơn, tia đôi, tia hai đôi, tia chéo…

    Các nhà lai tạo thường lai dòng cá của mình với dòng cá khác để cải thiện một đặc điểm nhất định, chẳng hạn cho lai với cá đuôi kép để cải thiện vây lưng hay lai với cá halfmoon để có cạnh đuôi sắc và góc đuôi xòe rộng 180 độ. Ngày nay, các dòng cá trên thực tế là sự pha trộn của nhiều dòng cá nguyên thủy khác nhau. Và sẽ không có gì ngạc nhiên khi trong bầy cá halfmoon xuất hiện cá đuôi delta, superdelta, OHM, đuôi hoa, đuôi kép và thậm chí cả đuôi tưa!

    Như mô tả ở trên, tất cả những tiến bộ quan trọng trong việc phát triển dòng cá đuôi dài ở thế kỷ trước đều diễn ra bên ngoài Thái Lan, tuy nhiên rất nhiều nhà lai tạo và kinh doanh cá betta cảnh nổi tiếng hiện nay lại là người Thái. Chúng ta nên hiểu rằng các nhà lai tạo Thái đã nhập khẩu những con betta cảnh tốt nhất từ nước ngoài về, phát triển và sản xuất hàng loạt với chất lượng cao. Ngoài ưu thế về môi trường ưu đãi, khả năng tổ chức và nắm bắt thị trường của họ rất đáng để chúng ta suy ngẫm và học hỏi!

    --- Bài cũ hơn ---

  • Cá Betta Halfmoon Dumbo White Platinum Nhập Khẩu Thái Lan Mới 100%, Giá: 270.000Đ, Gọi: 0969839949, Quận Tân Bình
  • Bán Cá Xiêm Thái, Cá Lia Thia, Cá Phướng, Cá Betta Thái Lan Giá 60.000Đ
  • Top 50 Các Loại Cá Cảnh Nước Ngọt Dễ Nuôi Được Nhiều Người Chơi
  • Loài Cá Cảnh Dễ Nuôi Nào Hấp Dẫn Nhất Người Chơi?
  • Cá Betta (Lia Thia, Xiêm) Koi Là Gì? Anh Em Đã Chơi Cá Betta Koi Chưa?

Cách Tuyển Chọn Cá Xiêm Đá, Betta Chọi

--- Bài mới hơn ---

  • Bí Quyết Nuôi Cá Lia Thia Đá (Chọi Chiến, Xiêm Đá) Vô Địch
  • Cách Nuôi Cá Đá (Cá Xiêm) Chọi Thiện Chiến
  • Betta Xiêm Thái Phụ Kiện Cho Hồ Cá Cảnh Giá Rẻ
  • Cách Phân Biệt Cá Betta Rồng Và Kỹ Thuật Nuôi Giúp Cá Mau Lớn
  • Cá Betta Rồng Giá Rẻ Bất Ngờ Quyến Rũ Dân Chơi
  • Người ta thường tuyển chọn cá bố mẹ có đuôi ngắn đem về lai tạo ra những con cá đá. Có hai dạng cá bố mẹ, cá bố mẹ tuyển và cá bố mẹ thường.

    Cá đá tốt phần lớn do di truyền từ cá xiêm bố mẹ. Để tạo ra cá đá tuyển, người ta tuyển chọn những con cá thắng trận ở trường đấu rồi đem về lai tạo. Việc chọn lựa cá bố mẹ như thế nào phụ thuộc vào kinh nghiệm và suy luận của nhà lai tạo. Tuy nhiên, cá bố nhất định phải là con cá thắng cuộc ở trường đấu. Còn cá mẹ thường được tuyển chọn từ dòng cá cỏ sức bền và có nhiều cá đực thắng trận.

    Cá betta bố mẹ tuyển phải có những đặc điểm sau đây:

    Cá xiêm đá, cá betta chọi cần có cơ thể cân đối: cấu trúc cơ thể cân đối là sự kết hợp hoàn hảo của các bộ phận trên cơ thể cá. Cá có cấu trúc cân đói sẽ có lợi thế khi cáp cá và đá độ.

    Vảy cứng: vảy được coi như là tấm áo giáp của cá đá. vảy càng cứng thì mức độ bị thương của cá càng ít.

    Răng sắc: răng là bộ phận rất quan trọng của cá đá, nó được xem là vũ khí để tấn công đối thủ. Răng của cá càng sắc thì khả năng làm bị thương đối thủ càng nhiều. Có hai loại răng, răng ngắn và răng dài. Cá có răng dài thưòng là cá non. Biểu hiện của loại này là cắn đối thủ ngay từ lúc bắt đầu trận đấu, nhưng thường bỏ cuộc sau 2 giờ đấu. Cá có răng ngắn thường là cá đã trưởng thành. Biểu hiện của loại này là thưòng chỉ cắn đối thủ sau khi đá vài giờ. Cá trưởng thành thì có răng sắc hơn cá non.

    Cá đá có cách đá tốt: biết tấn công tập trung vào các vị trí như đuôi, miệng, nắp mang, bụng, mắt. Biết đá đòn tạt ngang, đòn hồi mã và đòn liên hoàn. Ngoài ra còn phải biết phòng vệ tốt.

    Chọn lựa cá bố mẹ thường rất đơn giản, chỉ cần lấy bất kỳ con cá đá nào ở trường đấu, hay dùng cá có sẵn để lai tạo ra cá đá con. Đàn cá con có thể nuôi chung trong một bể lớn. Bể có kích thước khoảng 2m 2 có thể nuôi 200 con.

    Không phải cứ bố mẹ tốt là tất cả cá con đều tốt, nhưng cá bố mẹ tốt là điểu kiện cần dể có cá con tốt. Phong độ của lứa cá còn phụ thuộc vào độ tuổi của chúng. Có lứa dạt phong độ tốt nhất khi mới được 5 tháng tuổi, có lứa thì 7 – 8 tháng tuổi, thậm chí có lứa hơn 12 tháng tuổi mới trưởng thành. Người lai tạo phải xác định được thời điểm mà cá đạt phong độ cao nhất bằng cách cho lứa này đá thử vói lứa khác nhằm chọn ra những con tốt nhất. Có người lại cho các con cá trong một bầy đá nhau. Việc này được gọi là kiểm tra nội bộ nhằm chọn ra những con cá tốt nhất trong bẩy.

    Cá đá dai sức: dai sức là yếu tố đóng vai trò quyết định thắng trận của cá đá. Cá có sức dẽo dai có thể đá với đối thủ giỏi cho đến khi kiệt sức mà không hề bỏ chạy dù bị thương rất nặng.

    Kỹ năng đá tốt: Cá có kỹ năng đá tốt là cá có sự khôn khéo để chiến thẳng đối thủ. Những con cá có khả năng học hỏi và thích nghi với lối đá của đối thủ là những con cá thuộc hạng siêu đẳng. Cá có kỹ năng đá tốt có thể tìm ra nhược điểm của đối phương, và nó sẽ tập trung đá vào điểm yếu này cho đến khi đối thủ không thể chịu nổi.

    Như vậy, kết hợp các yếu tố trên, người nuôi có thể chọn ra được những con cá tốt nhất để đem huấn luyện và thi đấu.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Chia Sẻ Cách Nuôi Cá Xiêm Đá Chọi Hay
  • Các Loại Cá Phượng Hoàng Đẹp Và Cách Nuôi
  • Tìm Hiểu Hơn 50 Loại Cá Có Thể Nuôi Chung Với Cá Betta
  • Kinh Nghiệm Chọn Những Nơi Bán Cá Xiêm Đá Uy Tín Tại Tphcm
  • Giá Cá Betta Bao Nhiêu Tiền 1 Con Ngày Hôm Nay 2022

Cách Nuôi Dưỡng Cá Đá, Cá Xiêm Chọi

--- Bài mới hơn ---

  • Cá Bống Mắt Tre Nuôi Trong Hồ Thủy Sinh Rất Đẹp
  • Cách Phân Biệt Trống Mái Cá Betta
  • Các Dạng Màu Của Cá Betta (Xiêm Chọi)
  • Hướng Dẫn Cách Nuôi Cá Betta (Cá Lia Thia
  • Cách Ép Cá Betta Đơn Giản Cho Người Mới Tập Chơi
  • Sau khi đã chọn được những chú cá xiêm đá tốt, bạn bước qua giai đoạn tiếp theo là nuôi dưỡng thành cá đá thiện chiến.

    Bắt cá nuôi riêng

    Bước đầu tiên của việc nuôi dưỡng cá đá là tách nó ra khỏi bầy và nuôi trong lọ riêng biệt. Việc làm này giúp cho cá phát huy được tính hung dữ và hiếu chiến vốn có của nó. Khi cho cá vào lọ riêng và đặt trong môi trường thích hợp thì chỉ qua một đem nó sẽ tự tạo một ổ bằng bọt khí. ổ bằng bọt khí là dấu hiệu của sự hung dữ và hiếu chiến của cá.

    Có hai loại lọ thường được dùng trong việc huấn luyện cá là lọ cỡ lớn và lọ cỡ nhỏ, cả hai loại này đều có dạng hình tròn. Lọ cỡ lớn chứa từ 10 đến 15 lít nước. Lọ cỡ nhỏ chứa khoảng 2 lít nước. Đây là loại lọ thường được sử dụng cho các cuộc đấu cá.

    Lọ cỡ nhỏ có tác dụng kích thích tính hung dữ của cá. Lọ cỡ lớn có tác dụng giảm bớt căng thẳng cho cá khi nhiệt độ môi trường tăng.

    Tạo môi trường sống cho cá

    Ngoài môi trường tự nhiên, cá đá tận dụng cây thủy sinh và vật trôi nổi để nhả bọt và ẩn núp. Khi sống trỏng lọ, cá đá cũng cần những cây thủy sinh để làm nơi nghỉ ngơi vào ban đêm.

    Rong là loại thủy sinh thường được dùng trong lọ cá. Nó là nơi trú ẩn của cá, đổng thời nó còn có tác dụng giảm căng thẳng cho cá. Có hai loại rong, rong mềm và rong cứng.

    Loại rong mềm: các loại rong mềm như Cabomba aquatica hay Hygrophila rất thích hợp với lọ cá cỡ lớn. Loại rong mềm thường dài, có nhiều nhánh tỏa ra nên rất thích hợp cho cá mái trú ẩn trong thời gian huấn luyện. Tuy nhiên, loại rong mềm cũng có nhược điểm là dễ bị mục và gãy cành nên chỉ sử dụng trong vòng 2 – 3 tuần.

    Loại rong cứng: các loại rong cứng như Dracaena sanderiana thích hợp cho cả lọ cá cỡ lớn và lọ cỡ nhỏ. Loại rong cứng sử dụng được lâu hơn nhưng lại có ít cành để cá trú ẩn.

    Những điều cần lưu ý khi nuôi cá đá:

    Để tránh ô nhiễm môi trường nước, nên thay rong mới khi chúng bắt đầu bị mục và gãy cành.

    Không nên dùng các loại thực vật nổi trên mặt nước như bèo, vì rễ của chúng lan ra khắp lọ làm cho cá khó trao đổi không khí vối bên ngoài.

    Các loại lá làm săn chắc vảy cá

    Sự săn chắc của vảy cá phụ thuộc vào độ tuổi, tốc độ sinh trưởng và dòng cá. Vì thế mà chúng ta không có cách nào biến đổi từ cá có vảy bình thường thành cá có vảy săn chắc. Tuy nhiên, trong thòi gian nuôi riêng, có thể ngâm cá bằng một số loại lá khô làm cho nước có màu như màu nước trà, nhò đó mà da thịt và vảy cá được săn chắc. Một số loại lá cây có mùi đặc biệt có thể làm cho cá đối phương hoảng sợ. Vài loại lá khác lại có tác dụng ngăn cản sự viêm nhiễm và làm lành vết thương.

    Có hai loại lá thường được sử dụng nhất là lá bàng khô và lá chuối khô.

    1) Lá bàng khô: có tác dụng phòng bệnh và làm nơi trú ẩn cho cá. Có thể dùng khoảng 1/4 lá bàng khô trên 1 lít nước.

    Những chất tiết ra từ lá bàng khô sẽ làm nước hơi vàng, và nước thấm vào mình cá làm cho da thịt và vảy săn chắc.

    2) Lá chuối khô: lá chuối khô có tác dụng tương tự như lá bàng khô. Cách dùng là tước nhỏ lá chuối khô cho vào lọ cá.

    Thay nước cho cá

    Nước mới sẽ làm cá tươi tỉnh và linh động, nhưng nếu thay nước không đúng cách sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cá. Thời gian và số lần thay nước tùy thuộc vào kích thước của lọ cá. Lọ cỡ nhỏ thì cần thay nước thường xuyên hơn lọ cỡ lớn. Tuy nhiên, dù là lọ cỡ nào đi nữa thì hai ngày đầu ngâm lá khô không được thay nước.

    Vào ngày thứ ba nước sẽ ngả màu trà đặc. Bạn sử dụng ống nhựa hút khoảng 1/ 3 lượng nước trong lọ cùng với chất cặn bã. Sau đó châm nước mới vào cho đầy lọ như cũ. Thời điểm thay nước tốt nhất là khoảng 5 – 6 giờ chiều vì lúc này nhiệt độ nước không thay đổi nhiều.

    Vào ngày thứ tư, nên thay khoảng 10% nước đối với lọ nhỏ. Đối với lọ cỡ lớn thì lúc này chưa cần thay nước, nhưng vào ngày thứ 6 cần thay khoảng 30% lượng nước.

    Vào ngày thứ tám, bạn có thể cho cá vào một lọ khác. Sau 8 ngày ngâm cá, cá trông có vẻ nhỏ và mảnh khảnh hơn so với ngày đầu tiên ngâm lá khô. Nhưng ngược lại nó rất dạn dĩ và hung d.ữ. Nó sẽ phùng mang và giương vây lên khi nhìn thấy cá trong lọ kế bên.

    Thức ăn cho cá đá

    Trong thời gian nuôi dưỡng cá đá, nên cho chúng ăn các loại thức ăn sống nhằm giúp cá khỏe mạnh và phát huy bản năng hung hăng và hiếu chiến của chúng. Tuy nhiên, không nên cho cá ăn trùn chỉ vì sẽ làm cho thân cá mềm, khi đá rất dễ bị thương. Trùn chỉ là loại thức ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng, tuy nhiên nó chỉ phù hợp vổi cá nuôi làm cảnh, còn với cá đá thì tuyệt đối không nên dùng loại thức ăn này.

    Số lần cho ăn trong ngày tùy thuộc vào thể trạng của cá: cá có thể trạng bình thường, cá gầy, cá mập.

    Với cá có thể trạng bình thường: với dạng cá này nên cho ăn mỗi ngày một lần. Thời gian nuôi riêng khoảng từ 7 – 10 ngày.

    Cá gầy: khi thấy cá hơi gầy thì cần cho ăn nhiều loăng qoăng hơn và để dư một ít trong lọ. Thời gian nuôi riêng đối với dạng cá này khoảng 5 – 7 ngày, và thức ăn được điều chỉnh tùy vào thể trạng thực tế của cá.

    Cá mập: khi cá trở nên quá mập thì cần được nuôi riêng lâu hơn, khoảng từ 10-21 ngày. Lượng thức ăn cũng nên hạn chế. Đối với loăng quăng thì chỉ nên cho ăn 8 con mỗi ngày. Nếu thấy cá vẫn mập thì cho ăn ít hơn.

    Phục hồi cá sau khi đá

    Sau khi kết thúc trận đấu, dù thắng hay thua trận thì cá cũng bị nhiều vết thương trên mình. Vì thế mà cần có biện pháp dưỡng cá để phục hồi lại sức khỏe cho nó. Nhiều người cho cá vào một cái ly, rồi cho vào một ít nước pha với vài giọt Acriflavine. Một số người thì ngâm cá với lá bàng khô để chữa lành các vết thương. Nếu dùng các biện pháp trêrTthì thông thường cá sẽ phục hồi hoàn toàn sau 5 ngày.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Nguyên Nhân Tại Sao Cá Betta (Lia Thia, Xiêm) Bỏ Ăn
  • Tìm Hiểu Kỹ Thuật Nuôi Cá Xiêm Chuẩn Nhất
  • Đặc Điểm Sinh Học Và Nhân Giống Cá Xiêm
  • Cá Xiêm Ăn Gì, Cách Nuôi, Cách Ép, Giá Bao Nhiêu ?
  • Đôi Cá Xiêm Gỗ Trắc Việt Cao 50

Bí Quyết Nuôi Cá Lia Thia Đá (Chọi Chiến, Xiêm Đá) Vô Địch

--- Bài mới hơn ---

  • Cách Nuôi Cá Đá (Cá Xiêm) Chọi Thiện Chiến
  • Betta Xiêm Thái Phụ Kiện Cho Hồ Cá Cảnh Giá Rẻ
  • Cách Phân Biệt Cá Betta Rồng Và Kỹ Thuật Nuôi Giúp Cá Mau Lớn
  • Cá Betta Rồng Giá Rẻ Bất Ngờ Quyến Rũ Dân Chơi
  • Betta Rồng Và Tiêu Chuẩn ( Dragon Betta )
  • KỲ 3: NUÔI CÁ ĐÁ ĐỘ

    1. Tách bầy

    Cá đá độ phải nuôi trong ổ tới 7-8 tháng tuổi mới tách bầy, phải nuôi ở trại (hay khu vực nhỏ) có mái che bằng lá, đủ ánh sáng thiên nhiên, bố trí hũ trong một góc riêng cho từng ổ cá, đồng thời có khu vực riêng cho cá ra đấu trường. Có thể sắp chồng lên nhiều tầng, nhưng phải đánh dấu mỗi ô để không bị lộn… Ngoài ra, phải có góc riêng nuôi cá ăn độ để chuẩn bị làm trống ép với mái gốc sau này.

    Tất nhiên, phải có 2 dàn kệ sắp keo cá. Mỗi kệ đóng 3-4 tầng, bố trí nơi có ánh sáng gần nhà ở để tiện việc theo dõi, chăm sóc thường xuyên.

    2. Lên keo, xuống hũ

    Nuôi cá độ thì nước là khâu quan trọng. Vì vậy, ở trại tách riêng lúc nào cũng phải có một lu nước máy pha muối loãng có nắp đậy và để lắng từ 3 ngày trở lên. Không nên dùng nước mưa vì nước mưa có thể làm cá bị sâu kỳ vây. Cá tách bầy vốn đá bị rách kỳ vây nên dễ bị nhiễm trùng. Sau đó, tùy theo con cá nào bị rách kỳ vây ít, ta để vào hàng hũ trên, rách kỳ vây nhiều ta để ở hàng hũ dưới. Trung bình cá mới nuôi riêng để nằm hũ 7 ngày, cá lành vớt lên cho đứng chai trước, mỗi chu kỳ nuôi cá độ phải đứng chai 3 ngày, xuống hũ 3 ngày, 3 lần liên tiếp (tất cả là 18 ngày). Suốt thời gian này, thường xuyên giở bìa chặn cho tất cả dãy cá trên keo phùng mang cự lộn cho hăng khoảng 5-10 phút gọi là đá bóng. Lưu ý nếu giở bìa ngăn keo đá ra mà cá quá hăng cắn vào keo thì phải chặn bìa lại ngay. Khi cá đá độ đã nuôi đủ 3 kỳ chai, hũ mà ra trường chưa “đụng” thì về nhà cho nằm hũ 2 ngày, 1 ngày đứng chai để cá không bị cũ. Cho ăn ngày 1 bữa, mỗi lần 15-20 con lăng quăng. Số lượng này là căn bản cố định dù khi đứng chai hay xuống hũ. Quan tâm nhất là đến ngày ra trường, ban đêm phải dùng đèn coi cá có lội nhởn nhơ hay không. Nếu con nào nằm mặt nước thì lập tức phải để riêng. Ban ngày kiểm tra lại coi hiện tượng bị bệnh, nhất là kiểm tra lại miệng cá. Buổi sáng chuẩn bị ra trường chỉ nên cho ăn ít lăng quăng thôi, tránh tình trạng đá độ bị cắn vào bụng sẽ mau suy.

    3. Cáp cá

    Đây là khâu quan trọng, vì nếu cầm con cá hay mà cáp không kỹ để cá đối phương lớn hơn một chút thì cũng thiệt thòi. Người nuôi cá kỹ thì thân hình con cá mảnh dẻ, luôn cáp độ nhỉnh hơn cá nuôi còn hơi mập, vì hình dáng khi cáp chỉ coi từ trên xuống, nên cá nuôi kỹ hình dáng thẳng nhỏ hơn, nhưng khi thả vô keo cá kỳ vây giương ra lớn hơn. Vì vậy, khi cáp cá nên dựa vào tiêu chuẩn ở cạnh mang là chính xác.

    NUÔI TRỐNG GIỐNG

    Muốn tuyển cá trống giống, người nuôi cá đá hầu như có mặt thường xuyên ở tụ điểm đá cá, dù có cá nhà ra trường họ không trực tiếp cầm cá cáp độ mà trước đó giao cho một số người thân tín cầm vài con cá hay đi đá ở các trường. Họ chỉ đứng ngoài quan sát các độ cá xem con nào hay, thắng độ bằng thế cắn nào. Dù cá nhà có thắng hay thua cũng biết nguyên nhân để tìm mua giống từ các ổ khác. Có khi còn nài mua nhiều cá trống ăn độ xuất sắc ở trường, về nhà ghi xuât xứ, đòn thế cắn, dưỡng thương, chăm sóc đến lành lặn trở lại phong độ cao nhất, ghép với cá mái gốc ở nhà để sản sinh đàn cá con sau này hay hơn, xuất sắc hơn. Phải nghiên cứu kỹ để nâng giá trị đàn cá nhà bằng cách ép pha đòn.

    ÉP PHA ĐÒN

    Để ép pha đòn với cá mái gốc của mình, như phần đầu viết về các thế cắn của cá, nuôi quy mô lớn lúc nào cũng có sẵn 3 loại mái cắn kỳ quyết một chỗ: cắn thượng (mắt, mép), cắn trung (cổ, bụng, vây bơi), cắn hạ (đuôi, cạnh đuôi). Còn cá trống nhà chỉ để lại một phần ít cá thắng độ xuất sắc làm trống giống, đem ép với cá mái gốc để giữ truyền thống, nhưng cá nhà phải ép khác hệ, khác ổ vì sợ đồng huyết, đồng tông dù rằng cá thắng độ đó chỉ là hệ cháu chắt của mái gốc.

    Có nhiều mùa cá gặp khi “cơn sốt” trống, do đó, người nuôi cá phải mất bao công sức tìm trống hay của các chủ nuôi khác, thậm chí có điều kiện phải mua trống giống từ nước ngoài với giá gấp 5-10 lần cá trong nước để tạo thành các ổ cá vang danh.

    ÉP CÁ ĐÁ

    Nếu đơn thuần ép cá đá không định hướng thì ép rất dễ, ai cũng có thể ép được: vài cái lu, vài cái khạp lại không khó khăn như ép cá thịt, cá cảnh đòi hỏi ép nhân tạo, nuôi bằng thức ăn công nghiệp. Nhưng muốn ép một bầy cá đạt đẳng cấp cao, nhiều cá con thì trong nhà phải có bầy mái gốc và kỹ thuật nuôi trống mái cho sung, kích dục tối đa. Ta phải kè trống mái đúng 2 kỳ lên keo, xuống hũ. Sau đó cho cá trống vào hồ đã dọn sẵn. Ổ cá rất đơn giản, chỉ để một nhánh tre nhỏ hoặc nan tre xé miếng lá chuối cỡ 15 phân gác lên cây ngang cách mặt nước 2-3 phân, hoặc một vài tép bèo, lục bình để cá trống đóng bọt. Thả cá trống vào ổ trước, sau đó bỏ cá mái trong keo để vào giữa hồ cho cá trống vờn cá mái và chui vào ổ đóng bọt. Lưu ý nước trong hồ chỉ cao 3 tấc để cá cha hớp trứng phun vô bọt dễ dàng khi 2 con ép nhau và trứng từ cá mái rớt ra. Nên thả cá mái vào với cá trống buổi chiều từ lúc 4-5 giờ để 2 con rượt đuổi nhau khoảng vài giờ thì trời tối. Điều này tránh trường hợp cá trống quá sung cắn cá mái bị thương. Sáng hôm sau thì cá trống ép cá mái đẻ trứng. Độ khoảng 1-2 giờ sau thấy cá trống rượt cá mái chạy thì nhẹ nhàng lấy vợt vớt cá mái ra nuôi tiếp một tháng sau ép bầy em. Thường thì chỉ ép cá mái 2 lần là đủ, đừng ép lứa thứ ba trở đi. Cá mái ép 2 lứa xong thì phế thải, lứa thứ 2 là có thể ép đổi trống này với mái khác trong cùng đợt ép sau, nhưng nhớ ghi sổ tay để sau này đánh giá trống mái nào đẻ con hay hơn, hoặc khỏi lộn hệ, tránh trùng huyết sau này.

    Lưu ý: Ép cá đồng loạt càng nhiều ổ cá càng tốt. Như vậy ta có nhiều loại cá đồng tuổi để phân loại.

    Hằng năm, từ tháng Mười đến tháng Chạp là mùa lập đông không nên ép cá, vì nước quá lạnh, cá con chết hết. Như vậy ta vẫn nuôi cá trưởng thành để thi đấu dịp Tết kéo dài quanh năm.

    Ảnh scan bản gốc:

    --- Bài cũ hơn ---

  • Cách Tuyển Chọn Cá Xiêm Đá, Betta Chọi
  • Chia Sẻ Cách Nuôi Cá Xiêm Đá Chọi Hay
  • Các Loại Cá Phượng Hoàng Đẹp Và Cách Nuôi
  • Tìm Hiểu Hơn 50 Loại Cá Có Thể Nuôi Chung Với Cá Betta
  • Kinh Nghiệm Chọn Những Nơi Bán Cá Xiêm Đá Uy Tín Tại Tphcm

Cá Cảnh Đẹp, Cá Betta, Cá Xiêm, Cá Đá

--- Bài mới hơn ---

  • Cách Chọn Cá Betta Khỏe Và Phân Biệt Giới Tính Cá
  • Các Bệnh Thường Gặp Ở Cá Betta Và Phương Pháp Điều Trị
  • Cá Betta Có Nguồn Gốc Từ Đâu Và Cách Nuôi, Cho Ăn Để Cá Xiêm Đẹp
  • Làm Thế Nào Để Có Một Con Cá Đá, Cá Chọi Hay ?
  • Giá Cá Betta Bao Nhiêu Tiền 1 Con Ngày Hôm Nay 2022
  • Cá Betta hay còn gọi là Cá Xiêm là một loài Cá Đá, những con cá trống betta gặp nhau là sẽ đánh nhau như là bản chất di truyền của chúng rồi, cá betta ngày nay được lai tạo ra rất nhiều hình dạng đuôi và màu sắc đẹp có thể nuôi làm cảnh rất bắt mắt không chỉ đơn thuần là để đá cá như cá xiêm hồi xưa. Thông tin chung – General information

    Tên khoa học: Betta spp.

    Tên Tiếng Anh: Betta

    Tên Tiếng Việt: Xiêm; Đá

    Nguồn cá: Sản xuất nội địa

    Chi tiết phân loại:

    Bộ: Perciformes (bộ cá vược)

    Họ: Osphronemidae (họ cá tai tượng)

    Thuộc loài: Nguồn gốc cá xiêm thuộc loài Betta splendens Regan, 1910, trải qua hàng trăm năm chọn lọc và lai tạo, hiện rất hiếm và khó xác định loài cá xiêm thuần chủng trên thị trường. Các loài có thể lai tạo hay tạp giao bao gồm: B. smaragdina Ladiges, 1972; B. imbellis Ladiges, 1975; B. stiktos Tan & Ng, 2005; B. taeniata Regan, 1910; B. pugnax (Cantor, 1849); B. coccina Vierke, 1979 …

    Tên tiếng Việt khác: Lia thia; Thia xiêm; Chọi; Phướn

    Tên tiếng Anh khác: Siamese fighting fish; Fighting fish

    Nguồn gốc: Nguồn cá từ khai thác tự nhiên (lia thia đồng) và nhập nội (lia thia xiêm) cách đây hơn 100 năm theo chân các thương lái người Hoa (Đoàn Khắc Độ, 2007). Cá đã sản xuất giống phổ biến trong nước từ thập niên 40 – 50

    Đặc điểm sinh học – Biology

    Phân bố: Một số nước Đông Nam Á …

    Chiều dài cá (cm): 5 – 7,5

    Nhiệt độ nước (C): 24 – 30

    Độ cứng nước (dH): 5 – 20

    Độ pH: 6,0 – 8,0

    Tính ăn: Ăn tạp

    Hình thức sinh sản: Đẻ trứng

    Chi tiết đặc điểm sinh học:

    Phân bố: Đông Nam Á: Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Brunei, Việt Nam …

    Tầng nước ở: Mọi tầng nước

    Sinh sản: Cá dễ sinh sản, đẻ trứng tổ bọt. Cá đực chăm sóc tổ trứng và cá con, cần tách cá cái ra riêng để tránh cá mẹ ăn trứng. Trứng nở sau 24 – 48 giờ, cá bột tiêu hết noãn hoàng sau 2 – 3 ngày. Cá bột có cỡ miệng nhỏ thích hợp ăn luân trùng, bo bo …

    Kỹ thuật nuôi – Culture technology

    Thể tích bể nuôi (L): 50 (L)

    Hình thức nuôi: Ghép

    Nuôi trong hồ rong:

    Yêu cầu ánh sáng: Vừa

    Yêu cầu lọc nước: Ít

    Yêu cầu sục khí: Ít

    Loại thức ăn: Phiêu sinh động vật, cung quăng, trùng chỉ, ấu trùng côn trùng ….

    Tình trạng nhiễm bệnh: Chi tiết kỹ thuật nuôi:

    Chiều dài bể: 30 – 40 cm

    Thiết kế bể: Cá chịu được môi trường sống chật hẹp và không cần sục khí nhờ cá có cơ quan hô hấp phụ. Cá đực rất hiếu chiến nên cần nuôi riêng, hoặc nuôi một cá đực với nhiều cá cái. Mặc dù nhiều cửa hàng thường giữ cá đực trong các hũ keo hay lọ thủy tinh, nên chọn bể nuôi có thể tích nước tối thiểu 12 lít để có môi trường nuôi ổn định. Bể có nắp đậy, nước tĩnh, ánh sáng yếu với một ít cây thủy sinh và thực vật nổi.

    Chăm sóc: Cá khỏe, dễ nuôi, thích hợp cho người mới nuôi chơi cá cảnh.

    Thức ăn: Cá ăn tạp thiên về động vật, thức ăn là phiêu sinh động vật, cung quăng, trùng chỉ, ấu trùng côn trùng ….

    --- Bài cũ hơn ---

  • Tổng Quan Về Cá Đá Xiêm Hay Plakat Thái
  • Cách Nuôi Cá Xiêm Trong Bể Lớn Nhanh Khỏe Mạnh, Đẻ Nhiều
  • Xung Quanh Chuyện Về Cá Sấu Xiêm Khổng Lồ Ở Vn
  • Tìm Lại Dấu Tích Cá Sấu Xiêm
  • Sinh Sản Cá Xiêm Đá: Sử Dụng Trùn Chỉ Đúng Cách

Cách Nuôi Cá Đá (Cá Xiêm) Chọi Thiện Chiến

--- Bài mới hơn ---

  • Betta Xiêm Thái Phụ Kiện Cho Hồ Cá Cảnh Giá Rẻ
  • Cách Phân Biệt Cá Betta Rồng Và Kỹ Thuật Nuôi Giúp Cá Mau Lớn
  • Cá Betta Rồng Giá Rẻ Bất Ngờ Quyến Rũ Dân Chơi
  • Betta Rồng Và Tiêu Chuẩn ( Dragon Betta )
  • Cách Nuôi Cá Betta Bột Ít Bị Chết Nhất
  • Cá đá hay cá xiêm vốn là một loài cá có bản tính hung dữ cao, có thể nuôi để chọi. Loài cá này đã chiếm được cảm tình của người chơi cá từ lâu bởi chúng chọi chẳng kém gà, đem lại những niềm vui thích mới. Nếu bạn chưa biết rõ cách nuôi cá đá ra sao để chúng trở thành những tay thiện chiến thì đây là bài viết dành cho bạn!

    Hướng dẫn chi tiết cách nuôi cá đá chọi thiện chiến

    1. Cách chọn mua cá đá

    – Ở nước ta, cá đá hiện có rất nhiều loại, mỗi loại sẽ có hình dáng và màu sắc sặc sỡ khác nhau.

    – Những dòng cá đá mà các bạn có thể bắt gặp thường xuyên như là: cá xiêm Halfmoon, cá xiêm đuôi tưa Crowntail, Plakat,…

    – Tiêu chí để bạn chọn mua một chú cá đá chất lượng đó là:

    • Hãy chọn những con cá được nuôi trong bể nước sạch, không có cặn bã và môi trường sống của chúng không bị ô nhiễm bởi xác chết của các loài thủy sinh.
    • Bạn nên chọn mua con cá to lớn nhất trong hồ.
    • Ưu tiên cho những con cá màu xanh vì đây vốn dĩ là màu của biển cả. Màu sắc này phần nào chứng tỏ chú cá đó có thể thích nghi tốt ở môi trường sống dưới nước. Thích nghi tốt thì khả năng phát triển cũng nhanh chóng hơn những loại cá khác.

    2. Chuẩn bị môi trường sống cho cá đá

    – Cá đá thích hợp ở môi trường sống có độ pH khoảng 6,8-7,4.

    – Chúng sống được ở nước ngọt, nước sông và nước giếng.

    – Cá đá rất thích môi trường ấm, nhiệt độ dao động khoảng 24-30 độ C chính là điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của loại cá này.

    – Cứ 2 tuần thì bạn thay nước bể bơi, lọ, bình, hũ nuôi cá đá một lần. Nếu muốn tốt hơn, bạn hãy thay mới từ 50-100% lượng nước đang có trong bể nuôi cá mỗi ngày.

    3. Trang trí bể nuôi

    – Cá đá không cần bạn phải gắn thêm các thiết bị sục khí oxy thì chúng mới có thể thở được dưới nước trong bể.

    – Bạn chỉ cần chuẩn bị một bể cá chứa ít nhất 15 lít nước.

    – Để tăng thêm độ lung linh cho bể cá, bạn hãy cho thêm vào đó một ít sỏi đa sắc.

    4. Chuẩn bị rong cho bể cá

    – Cá đá rất thích rong bởi đó là nơi chúng nhả bọt và ẩn nấp. Rong cũng có tác dụng giảm căng thẳng cho cá và đồng thời là nơi nghỉ ngơi cho chúng vào ban đêm.

    – Hãy chú ý thay rong thường xuyên khi chúng có dấu hiệu bị hư hại để tránh làm ô nhiễm nguồn nước.

    – Ngoài ra, bạn cũng không nên cho các loại bèo, rong trôi nổi trên mặt nước vì chúng có thể khiến bể cá bị thiếu oxy.

    5. Thả cá vào bể

    – Trước khi thả cá đá mới mua vào bể, bạn hãy ngâm cả bọc cá trong bể nước khoảng 15 phút để chúng làm quen với môi trường sống mới.

    – Sau đó bạn mới thả cá nhẹ nhàng vào bể nuôi mà mình đã chuẩn bị từ trước.

    6. Tách cá đá ra nuôi riêng

    – Khi cá đá bắt đầu lớn bổng, hãy tách chúng ra khỏi bầy để nuôi riêng, đồng thời thỉnh thoảng nhốt chúng trong những chiếc bình nhỏ để kích thích sự hung hăng của chúng.

    – Có thể nuôi riêng từ 7-10 ngày.

    – Bạn cũng đừng ngạc nhiên nếu chỉ sau một đêm ra riêng chúng nhả rất nhiều bọt khí- đó là dấu hiệu chúng đã sẵn sàng để trở thành những chiến binh đấy.

    Lưu ý quan trọng:

    Cá đá khi còn nhỏ có thể nuôi nhiều con chung một chỗ. Nhưng đến khi chúng lớn lên, nhất là cá đực, chúng sẽ bộc lộc bản tính hiếu chiến, hung hăng của mình. Do đó cho các con cá đá giống đực ở chung sẽ khiến chúng cắn đấu nhau mỗi ngày. Như vậy sẽ ảnh hưởng không tốt đến thể trạng cũng như ngoại hình của từng chú cá.

    7. Thức ăn cho cá đá

    – Để có được những chú cá đá với thể trạng khỏe mạnh đem đi chọi, bạn phải đầu tư bồi bổ cho chúng ngay từ đầu. Hãy cho cá ăn các thức ăn sống dinh dưỡng để kích thích bản năng hung hăng của cá.

    – Khi chuyển cá đá sang môi trường sống nhân tạo ở nhà mình, bạn nên tăng cường cho chúng những loại thức ăn như sau:

    • Bò xay nhuyễn
    • Tôm băm nhuyễn
    • Tảo lục
    • Các loại thức ăn dạng viên có chứa Astacin để màu sắc trên thân cá trở nên lung linh và đẹp mắt hơn rất nhiều.
    • Không cho cá đá ăn quá nhiều trùn chỉ vì loại thức ăn này khiến thân cá mềm, khi chọi dễ bị thương.
    • Không cho cá đá ăn quá nhiều các loại thức ăn dạng viên mà hãy tăng cường cho chúng các loại thức ăn tươi sống, thức ăn sống đem đi đông lạnh cũng được để chúng duy trì bản năng hoang dã, tự nhiên của mình.

    8. Tuần suất cho cá ăn

    – Khi cá đá hơn 3 ngày tuổi, bạn hãy cho chúng ăn các loại thảo trùng.

    – Khi cá đá trưởng thành và lớn hẳn, bạn hãy chuyển qua bobo, trùn chỉ, thức ăn dạng viên,… để làm thức ăn cho chúng.

    – Để cá không nhàm chán với chế độ ăn uống của mình, bạn hãy thay đổi luân phiên các loại thức ăn.

    – Hãy đợi cá ăn hết đợt thức ăn này thì bạn mới cho đợt thức ăn mới vào.

    – Nếu sau một hồi mà cá vẫn ăn không hết, bạn hãy vớt hết thức ăn thừa của chúng ra ngoài để không làm ô nhiễm môi trường nước. Đây là một trong những cách nuôi cá đảm bảo chúng tăng tưởng tốt như ý muốn.

    – Cho cá đá ăn 2 lần/ ngày để chúng không quá no mà vẫn đảm bảo đầy đủ năng lượng cũng như dưỡng chất thiết yếu.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Bí Quyết Nuôi Cá Lia Thia Đá (Chọi Chiến, Xiêm Đá) Vô Địch
  • Cách Tuyển Chọn Cá Xiêm Đá, Betta Chọi
  • Chia Sẻ Cách Nuôi Cá Xiêm Đá Chọi Hay
  • Các Loại Cá Phượng Hoàng Đẹp Và Cách Nuôi
  • Tìm Hiểu Hơn 50 Loại Cá Có Thể Nuôi Chung Với Cá Betta