Top 4 # Nuôi Cá Cờ Làm Cảnh Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Fcbarcelonavn.com

Nuôi Cá Biển Làm Cảnh

KHPTO – Nhiều loài cá biển có màu sắc tuyệt đẹp, hình thể đa dạng thu hút người chơi cá cảnh. Nhiều người sẵn sàng bỏ tiền ra mang cá biển, nước biển về thành phố thỏa niềm đam mê. Hiện có nhiều cửa hàng chuyên cá cảnh biển, cung cấp các loại cá, nước biển tự nhiên và nhân tạo, rong tảo biển trang trí cho hồ cá.

Nơi nào có cá cảnh biển đẹp nhất Việt Nam?

Giới chơi cá biển hay tìm về Nha Trang sưu tầm cá kiểng, nơi đây được mệnh danh là vựa cá cảnh biển lớn nhất Việt Nam, hội tụ nhiều loài cá cảnh biển đẹp nhất nước và những loài cá được thế giới xếp vào nhóm “quý hiếm”. Các loại cá biển được tập trung làm cá cảnh chủ yếu là họ cá lia thia, cá cánh bướm, cá mó, cá hề (cá khoang cổ), cá bàng chài với hơn 400 loài. Vùng biển này có hàng trăm loại hải quỳ rực rỡ sắc màu và nhiều loài san hô tuyệt đẹp (hai loại này bổ sung làm đẹp hồ cá cảnh biển). Chính sự phong phú này mà giới chơi cá cảnh biển hay tìm về Nha Trang “săn” cá đẹp. Loài cá được ưa chuộng nhất hiện nay là cá hoàng đế, hoàng hậu, cá nàng đào, mao tiên, cá hề, cá ngựa…

Viện hải dương học Nha Trang nghiên cứu sinh sản nhân tạo và nuôi thành công trong hồ kiếng loài cá biển đang được ưa chuộng trong nước cũng như xuất khẩu, đó là cá hề và cá ngựa (hải mã). Có 5 loài cá hề ở biển Nha Trang được yêu thích, nhất là cá hề đỏ màu sặc sỡ, dễ thích nghi trong điều kiện nuôi trong hồ kiếng. Đặc biệt, cá hề rất thích sống “cộng sinh” với loài hải quỳ nhiều màu sắc nên thị trường trong nước và thế giới rất chuộng.

Tại chúng tôi cá hề rất được yêu thích vì chúng sở hữu vẻ ngoài đẹp với màu cam đỏ khoang trắng, nhanh nhẹn, dáng bơi vui nhộn, pha trò như những chú hề. Đây là một trong số những loại cá cảnh biển phổ thông có giá rẻ nhất, lại dễ nuôi, giá bán lẻ tại các cửa hàng từ 80.000 – 220.000 đồng/con tùy loại, kích cỡ và màu sắc. Giá thị trường thế giới 30 – 40 USD/con, thấp nhất 15 USD/con. Cá hề được xếp vào 5 loại cá cảnh biển trong chương trình phát triển cá cảnh quốc gia (gồm cá chép, cá dĩa, cá neon, cá ngựa, cá hề).

Giới chơi cá cảnh biển gần đây chọn cá ngựa nuôi làm kiểng vì chúng tạo nên vẻ đẹp quý phái nhờ hình dáng độc đáo. Người ta còn thích nuôi cá ngựa vì đặc tính của chúng, đó là tính chung thủy, sống theo đôi theo cặp quấn quýt bên nhau. Đây cũng là loài cá duy nhất có con đực đóng vai trò làm bố đồng thời làm mẹ. Cá ngựa cũng dễ thích nghi trong hồ kiếng nên rất được người nuôi cá ưa chuộng, nhất là châu Âu. Giá một con cá ngựa nuôi cảnh ở Mỹ từ 70 – 300 USD, tại Việt Nam, giá từ 400.000 – 800.000 đồng/con.

Cáhoàng đế(Imperator hay Imperial Angelfish) được xem là vua của các loài cá cảnh biển vì diện mạo độc lạ của chúng. Loài này có cơ thểmàu xanh đậm, được bao phủ bởi các sọc ngang màu vàng sáng lên đến đỉnh đầu với cái vây đuôi màu vàng nhạt đến màu cam. Một mặt nạ màu xanh đen nổi bật với đôi mắt và dọc màu tương tự kéo dài từ vây ngực đến hai phần ba cơ thể. Khi nhỏ chúng có màu đen với các sọc trắng và xanh lam tròn bắt đầu từ đuôi. Trong điều kiện nuôi nhốt, màu sắc của cátrưởng thành có thể không nổi bật hay rực rỡ nhưng chúng vẫn có phong thái và mang “bộ áo” khác lạ tuyệt vời.

Việt Nam có sẵn những loài cá biển tuyệt đẹp, giá cả “tuyệt mềm” thì lẽ nào chúng ta không tận hưởng cái đẹp mà tạo hóa ban cho. Hiện một con cá hoàng đế tại Nha Trang giá từ 50 USD trong khi ra thị trường thế giới đến 300 – 500 USD, cá hề tại Nha Trang cũng chỉ 2 – 3 USD/con, còn cá mao tiên cũng chỉ 5 – 10 USD/con.

Lưu ý khi chơi cá cảnh biển

Hiện Nha Trang có nhiều nơi cung cấp cá cảnh biển, nếu muốn mua “tận gốc”, bạn đến đây và tìm hiểu, dạo quanh khu vực ngư dân lặn biển đem về sẽ có giá thấp hơn so với cá vựa. Mua số nhiều có thể đặt hàng ngư dân hoặc có thể liên hệ với Viện hải dương học Nha Trang, nơi đây nuôi sinh sản nhiều giống cá biển làm cảnh.

Nhu cầu nuôi cá cảnh biển tăng cao nên dụng cụ và thiết bị phụ trợ nuôi cá biển đều có bán ở khu cá cảnh đường Nguyễn Thông, Lưu Xuân Tính (TP.HCM). Nuôi cá cảnh biển chú ý hệ thống lọc tuần hoàn, lọc vi sinh để hạn chế việc thay nước, chuyển hóa các khí độc có trong nước. Theo kinh nghiệm những người từng nuôi cá biển thì nhiệt độ nuôi cá cảnh biển cao hơn cá nước ngọt, nhiệt độ cần thiết 26 – 280C, cá biển rất nhạy cảm khi thay đổi nhiệt độ, vì vậy giữ ổn định nhiệt độ là rất cần thiết. Cá nước mặn thường thích hợp độ pH khoảng 8 – 8,5, khi pH giảm dưới 8 cần bổ sung CO2.

Nuôi cá cảnh biển ít thay nước và vệ sinh, thông thường khoảng 3 – 6 tháng vệ sinh hồ nuôi/lần, khoảng hai tuần thay 30% nước biển qua xử lý (nếu hệ thống lọc tốt thì lâu hơn). Nguồn nước rất quan trọng trong nuôi cá biển, các thành phần trong nước biển rất phức tạp. Do nước biển tự nhiên vận chuyển khó khăn, chưa kể nguồn nước lấy bị ô nhiễm nên có thể nuôi bằng nước biển nhân tạo. Hiện ở những nơi bán cá cảnh có bán muối làm nước biển nhân tạo (thành phần chủ yếu là NaCl, MgSO4, KCl tỷ lệ 3:2:1). Nước biển nhân tạo nếu pha chế thích hợp, cá thích nghi dễ dàng như nước tự nhiên.

Làm Giàu Nhờ Nuôi Cá Cảnh

Sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Cần Thơ, anh Trần Thanh Hùng (33 tuổi) ở ấp Thuận Hưng, thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành (Hậu Giang) quyết định về quê thực hiện ước mơ của mình bằng con đường nuôi trồng thủy sản.

Lúc đầu vì thiếu vốn, anh phải vay thêm tiền ngân hàng để khởi nghiệp với mô hình nuôi cá cảnh (cá kiểng) và cá giống.

Cơ ngơi nuôi cá cảnh của anh Trần Văn Hùng

Với diện tích sẵn có ban đầu là 1.000m2 mặt nước, anh đã mạnh dạn đầu tu vốn liếng, cải tạo ao mương, mua sắm thiết bị và hoàn chỉnh hệ thống ao nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật.

Anh cho biết, những ngày đầu bắt tay vào việc gặp nhiều khó khăn nhất định vì thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm. Trở ngại lớn nhất là nguồn nước, kế đến là nguồn giồng rồi đến khâu ép cá, dưỡng cá bột cho đến đầu ra. Nhưng với ý chí quyết tâm, anh đã chịu khó học hỏi, nghiên cứu, dần dà tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Đến nay anh đã vượt qua những chặng đường khó khăn và đang mạnh dạn phát triển thêm diện tích nuôi.

Khi mới bắt tay vào nghề, chỉ vài ba bể nuôi thử nghiệm, nay đã tăng lên 35 bể (lót nylon), mỗi năm sản xuất trên 10.000 con cá kiểng và hàng triệu con cá chạch lấu (cá bột, cá giống). Về cá kiểng, chủ lực là cá da beo và cá hạt đỉnh hồng, giá bán ra thị trường mỗi con từ 10.000 – 20.0000 đồng tùy theo kích cỡ. Hiện phong trào chơi cá cảnh đang phổ biến trên cả nước nên cá anh sản xuất không đủ bán.

Là một thanh niên có trình độ chuyên môn vững vàng lại thường xuyên nắm bắt thị trường nên anh đã kịp thời chuyển đổi vật nuôi phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Từ năm 2015, anh nhận thấy con cá chạch lấu là đặc sản của miền Tây, giá trị kinh tế rất cao, giá cá thương phẩm từ 250.000 – 300.000 đồng/kg nhưng nguồn con giống trong thiên nhiên đang khan hiếm, giá quá cao. Từ đó, anh đã sản xuất con giống cho các trại nuôi cá thịt. Vừa phát triển cá cảnh, anh vừa mạnh dạn đầu tư thiết bị nuôi cá chạch lấu nhằm cung cấp con giống.

Theo anh, kỹ thuật nuôi cá chạch lấu cho đẻ rất khó, đòi hỏi nhiều công phu tỉ mỉ, nhất là khâu cá đẻ trên vỉ, người nuôi phải hết sức chú ý đến nguồn nước, nhiệt độ, ánh sáng và độ pH ổn định trứng mới nở. Với quyết tâm cao, anh đã thành công ngay từ những lứa cá đầu và khách hàng rất tin tưởng. Ngoài cung cấp con giống anh còn nuôi cá chạch lấu thương phẩm để cung cấp cho khách hàng.

Để đạt năng suất chất lượng cao, lúc đầu anh tìm con giống tốt, giống khỏe mạnh. Sau một thời gian nuôi thử nghiệm, anh đã tuyển chọn được một đàn cá bố mẹ chất lượng, sẵn sàng cung cấp con giống cho khách hàng ở các tỉnh ĐBSCL, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hà Nội (anh nói nơi nào có sân bay là anh có thể chuyển cá đến nơi) .

Anh Trần Văn Hùng chăm sóc cá cảnh

Theo anh, cá chạch lấu mỗi năm chỉ đẻ có hai lần vào tháng 3 và tháng 9 âm lịch. Vào thời điểm này, mỗi tháng anh xuất đi được 400.000 con cá bột, giá mỗi con 350 đồng. Riêng loại cá có kích cỡ khá là 8.000 đồng/con.

Trước đây anh Hùng là Bí thư Chi đoàn ấp, nay là Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp, một Đảng viên gương mẫu, nhiệm vụ nào anh cũng hoàn thành, luôn phát huy sức trẻ, lao động hết mình và đi đầu trong học tập, làm theo lời Bác Hồ dạy.

Từ hiệu quả lao động cần cù và sáng tạo, sau khi trừ hết các chi phí, bình quân mỗi tháng anh còn lãi trên 30 triệu đồng (gần 400 triệu đồng/năm). Với thành tích đó, anh Hùng đã được Ban Thường vụ Huyện đoàn Châu Thành chọn là một trong những mô hình phát triển kinh tế thanh niên tiêu biểu ở địa phương.

Ngoài ra, anh còn nhận được bằng khen của UBND tỉnh Hậu Giang về thành tích tiêu biểu trong phong trào sản xuất kinh doanh khởi nghiệp năm 2017.

Vinh dự nhất là bằng chứng nhận đạt giải thưởng Lương Định Của dành cho “Nhà nông trẻ xuất sắc” có thành tích đặc biệt trong sản xuất kinh doanh, phát triển ngành nghề, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới. Mới đây anh được mời tham dự lễ tuyên dương những điển hình tiên tiến toàn quốc…

Cá Cờ Biển Làm Món Gì Ngon

Đã gọi là sashimi đương nhiên đây là món cá tươi sống. Được ăn kèm với giấm, rau sống và bún tươi. Sashimi cá cờ biển ở Việt Nam khá kén người ăn, vì người Việt không quá ưa chuộng đồ ăn tươi sống. Tuy nhiên, nếu bạn ăn được sashimi cá cờ biển thì rất tốt, vì giá trị dinh dưỡng có trong cá cờ gần như còn nguyên vẹn, đậm vị tươi ngọt của cá sống, béo và thanh thanh, không hề tanh vì có giấm, và cũng không ngấy vị béo của cá vì có rau sống và bún ăn kèm.

Cá cờ biển lúc lắc được làm từ thịt cá cờ biển đã lóc xương, kết hợp với ớt chuông Đà Lạt. Cá cờ được cắt khúc vuông và chiên qua, vừa giòn vừa ngọt. Ớt chuông Đà Lạt với đủ màu sắc được xào chung với cá cờ biển sau khi chiên. Món ăn vừa cay và thơm nồng vị ớt, giòn tan bên ngoài mềm thịt bên trong của cá cờ cùng màu sắc bắt mắt của ớt là món ngon khó cưỡng ở các nhà hàng.

Chà bông cá cờ biển rất thích hợp cho các bé ăn dặm (Ảnh: cookpad)

Các mẹ có thể làm chà bông cá cờ biển cho các bé ăn dặm, vừa tiện lợi vừa ngon miệng lại đủ dinh dưỡng. Cách làm không khác làm chà bông từ thịt. Tuy nhiên, chà bông cá cờ biển có màu vàng trắng nhạt, không phải vàng nâu như chà bông thịt. Hơn nữa, chà bông cá cờ biển khá mềm, dễ nhai và rất thơm vị cá.

Giống như cách làm kimbap của người Hàn Quốc, cá cờ biển thấm ướp gia vị và chiên áp chảo, cùng với trứng, cà rốt, rau xà lách, xúc xích… cắt khúc dài và cuốn cùng cơm bằng lá rong biển. Nhiều bạn không thích vị lá rong biển có thể sẽ kén ăn, tuy nhiên, cơm cuộn cá cờ biển ăn quen rất dễ nghiện. Mỗi khúc cơm cuộn được cắt ra là nhiều màu sắc vàng ,xanh, đỏ, nâu, trắng, đen… đồng thời xuất hiện. Cơm vừa dẻo, rong biển dai, thịt cá cờ mềm, cà rốt giòn tan, rau xà lách giảm bớt vị ngấy… ngon “hết sảy”.

Các bạn yêu thích ăn mì tôm chắc hẳn sẽ rất thích món này. Cá cờ chỉ cần lóc xương băm nhỏ xốt cà chua, trộn lên ăn cùng mì tôm khô và rau cải ngọt luộc. Sang chảnh và đẹp mắt không kém mì Ý cá cờ biển. Mì tôm vốn là thực phẩm kém dinh dưỡng, nhờ có sốt cá cờ biển sẽ giúp bạn đảm bảo dinh dưỡng cho bữa ăn. Đặc biệt, so với mì Ý thì mì tôm dai hơn nhiều, vị mặn của sợi mì cũng phù hợp khẩu vị người Việt Nam hơn.

Bánh mì ổ kết hợp với cá cờ biển làm nhân bánh (haisanmientrung)

Cá cờ biển được cắt khúc vuông chiên qua với dầu cho đến khi vàng giòn, làm nhân bánh mì, cùng với dưa leo, pate và rau ngò, cùng một ít thịt bằm. Thêm một vị nhân bánh mì cho “bộ sưu tập” nhân bánh mì đa dạng của Việt Nam. Bánh mì ổ nhân cá cờ biển có thể khá lạ với mọi người, tuy nhiên, đảm bảo ngon không kém ổ mì thịt. Cá cờ biển được chiên qua, không bị nát mà còn vừa giòn vừa dai. Các loại rau và pate đi kèm giúp cá dù được chiên vẫn không bị ngấy dầu. Ổ mì nóng giòn rụm, giòn từ nhân bánh đến vỏ bánh.

Cá cờ biển làm món gì? Đọc xong bài viết này bạn đã có câu trả lời chưa? Thực ra, cá cờ biển có thể chế vô số món ăn ngon. Tuy nhiên, chúng ta vẫn thường thưởng thức và chế biến cá cờ biển theo cách nấu lẩu, nấu canh chua, kho dưa, xốt cà, nấu bún… Hãy thử chế biến cá cờ biển thành một số món ăn Ifarmer đã giới thiệu ở trên, tin chắc bạn sẽ không thất vọng.

Thú Nuôi Độc Lạ: Nuôi Cá Thòi Lòi Làm Cảnh

Tôi nuôi đàn cá thòi lòi này chủ yếu để làm kiểng, cho bà con cô bác xung quanh đến xem cho vui, chứ không có ý định ăn thịt hay bán. Mỗi ngày mình đều cho nó ăn nên lâu dần cũng cảm mến, ăn thịt sao nỡ.

Đến ấp ấp Tân Hòa, xã Nguyễn Huân (huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau), hỏi nhà anh Hà Văn Hòa thì ai nấy cũng nhiệt tình chỉ dẫn. Bởi từ nhiều năm nay, anh Hòa đã khiến mọi người trong vùng phải trầm trồ thán phục biệt tài “thuần dưỡng” loài cá thòi lòi biển sống trong tự nhiên.

Có mặt tại vuông tôm nhà anh Hòa khi anh đang hì hụt cho đàn cá thòi lòi của mình ăn mồi, anh Hòa bộc bạch: “Nhiều năm trước, tôi tình cờ nhìn thấy 1 con cá thòi lòi trong vuông, nên đã bỏ một con tôm xuống cho nó ăn. Kể từ đó, hầu như ngày nào tôi cũng cho con cá này ăn. Sau khoảng vài tháng cho ăn liên tục, tôi phát hiện không chỉ có một con mà có đến 5, 6 con cá thòi lòi khác cũng đến ăn. Dần dần, sau 8 năm hiện tổng đàn cá thòi lòi tôi nuôi đã lên đến gần 20 con”.

Anh Hòa cho cá thòi lòi ăn hằng ngày. (Ảnh: Chúc Ly).

Theo anh Hòa, hiện con cá lớn nhất trong đàn khoảng 500-600gr, con nhỏ nhất khoảng 100gr. Nhiều con sau thời gian dài, già và chết đi, sau đó những con cá nhỏ hơn đến ăn. Mỗi ngày anh cho cá ăn từ 2-3 lượt, thức ăn chính là tôm, hoặc ba khía, còng.

Đàn cá thòi lòi được anh Hòa thuần dưỡng hiện có gần 20 con. (Ảnh: Chúc Ly).

“Tôi nuôi đàn cá thòi lòi này chủ yếu để làm kiểng, cho bà con cô bác xung quanh đến xem cho vui, chứ không có ý định ăn thịt hay bán. Mỗi ngày mình đều cho nó ăn nên lâu dần cũng cảm mến, ăn thịt sao nỡ. Bây giờ đàn cá này quen hơi tôi rồi, chỉ cần thấy tôi đi ngang hoặc nghe tiếng động gần bãi là chúng lội lại” – anh Hòa chia sẻ.

Sau nhiều năm theo sát, hiện những con cá thòi lòi do anh Hòa nuôi rất dạn người. (Ảnh: Chúc Ly).

Theo nhiều bà con xung quanh, đã có nhiều lần có người ngõ ý bắt cá lên làm thịt nhậu, nhưng anh Hòa gạt ngang và cho biết dù có như thế nào thì anh cũng không cho ai bắt đàn cá thòi lòi này. Cứ như thế, đã 8 năm nay, hằng ngày anh Hòa xem đàn cá thòi lòi như “thú cưng” trong nhà.

Được biết, cá thòi lòi biển là một đặc sản của Cà Mau. Cá thòi lòi sinh sống chủ yếu dưới tán rừng ngập mặn và vùng bãi bồi. Hình dáng cá thòi lòi rất “dị” so với các loài cá thông thường khác bởi đôi mắt lồi ra như 2 hòn bi trên đỉnh đầu, nên có tên gọi “thòi lòi” từ đó; ngoài ra loài cá này còn có thể lặn dưới nước, bò trên cạn và trèo cây nên từng được xem là loài cá kỳ lạ nhất hành tinh.

Con cá thòi lòi lớn nhất trong đàn đã hơn 6 năm tuổi với trọng lượng khoảng từ 500-600gr. (Ảnh: Chúc Ly).

Cá thòi lòi là loài háo ăn nhưng đặc tính nhút nhát. Thông thường, để bắt cá thòi lòi, người dân xứ Đất Mũi thường thụt hang (đào hang) hay cắm câu vào ban ngày, soi đèn vào ban đêm, hoặc đặt bẫy xà di.