Top 9 # Giá Kem Cá Trà Sữa Trân Châu Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Fcbarcelonavn.com

Cá La Hán Trân Châu

Cá la hán Trân Châu là kết quả lai tạo chéo giữa thế hệ thứ nhất của loài Cá La Hán với loài Cishlasoma Robertsoni. Cá La Hán Trân Châu có đặc điểm rất dễ phân biệt đó là: gần phần đầu có những hoa văn đen như đốm trân châu mực. Châu là các hoa văn màu ánh kim lục, dương, vàng hay bạc nằm trên mặt vảy. Về cơ bản, chúng ta có thể chia châu làm hai dạng là châu hột và châu sợi. Những phân dòng cá Việt như Kim Cương, Kim Cương Phúc Lộc Thọ đều được xếp vào dòng Trân Châu La Hán.

So với La Hán đời đầu dòng cá la hán trân châu có nhiều “châu” hơn và tỷ lệ lên đầu cũng được cải thiện. Tuy nhiên kích thước của Châu La Hán lại kém hẳn La Hán đời cũ, chỉ cỡ bàn tay là tối đa. Đây là dòng cá cảnh đẹp phổ biến nhất cho đến tận ngày nay. Có vô số tên thương mại trên thị trường nhưng về cơ bản chúng ta có thể phân Châu La Hán ra làm hai loại dựa trên màu nền chủ đạo, nền xanh và nền đỏ.

Rồng đỏ (RD) hay nền đỏ

Là phân dòng phổ biến nhất với màu đỏ làm chủ đạo. Trên thực tế, có nhiều loại rồng đỏ với nguồn gốc lai tạo, dạng châu và tông màu đỏ khác nhau.

Cá la hán trân châu nền xanh hay Rồng xanh (BD).

Vẫn có chút màu đỏ hay hồng ở phần ức nhưng màu xanh chủ đạo, ít châu. Rồng xanh rất gần với cichlid thuần (Trimac).

Phân dòng cá la hán kim cương

Đặc điểm chung của phân dòng này là mặt vàng, nhiều châu, đa số có ức màu kem thay vì đỏ. Châu trên thân thường dính, hoa văn không rõ ràng. Những con đời đầu là “kim cương phúc lộc thọ – KCPLT”, những con châu quấn đầu là “nữ hoàng kim cương – NHKC”, những con lai với king kamfa gọi là “king kim cương – KKC”. Do lai cận huyết để lấy đầu mà bỏ qua dị tật nên dòng kim cương ngày nay hầu như thoái hóa: đa phần đuôi xụp, đặc biệt nhiều cá đẹt, lớn không quá 4 ngón tay.

Cá la hán trân châu-malau (ZZmalau)

Phân dòng lai giữa Trân Châu với Kamalau để cải thiện về châu, màu và vây. Tuy nhiên phân dòng này vẫn mang đặc điểm đặc trưng của Trân Châu La Hán (và có nguồn khẳng định nó không bao giờ đạt chất lượng của Kamalau chính hiệu).

Những đặc điểm trên cơ thể cá la hán trân châu

*Đầu gù: La Hán Trân Châu có cái đầu gù lớn nhất so với hai dòng còn lại, cái đầu gù rất dễ nhìn thấy cho dù cá chưa trưởng thành.

*Mắt: hai mắt cách xa nhau, mắt có màu đỏ và có đường kính lớn.

*Miệng: môi khá dày và thường trể xuống, môi trên tương đối ngắn. Miệng luôn mở ra.

*Thân hình: thân hình tròn trịa, các cơ lưng tạo thành một vùng u ngay bên dưới vây lưng.

*Hoa Văn: hoa văn hai bên đầu và trên trán thường rõ ràng và sắc nét hơn cá La Hán bình thường. Những đốm ngọc trai trên trán thường nhô ra ngoài.

*Vây lưng: vây lưng trải dài ra và tạo thành một góc khoảng 50° với mình cá.

*Vây đuôi: vây đuôi có hình cánh quạt dài, có thể gập lại dễ dàng nếu bể cá có kích thước nhỏ. Vây đuôi có những chấm nhỏ như hạt ngọc trai rất đẹp.

* Cá tính: ở trạng thái bình thường cá rất hiền, nhưng khi bị kích thích thường tỏ ra rất hung hăng.

Đặc điểm về sinh trưởng và sinh sản của cá

La Hán Trân Châu sinh sản khá dễ dàng, ti lệ cá con sống rất cao. Khả năng đẻ mỗi lần khoảng 100 – 600 trứng.

La Hán Trân Châu có đặc điểm là khi trưởng thành màu sắc và hoa văn trên cơ thể không thay đổi bao nhiêu so với lúc cá còn nhỏ.

Cá Mú Trân Châu Tươi Sống

– Làm chết cá bằng phương pháp cấp đông bằng đá giữ thịt cá tươi ngon, nguyên chất

là một giống trong họ Cá mú trân châu cá mú, đây là một loài cá sống trong khu vực nước mặn được nhiều nước trong khu vực châu Á nuôi đạt năng suất kinh tế cao như Đài Loan, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam.

– Cá mú trân châu tươi ngon có thân hình cỡ hơn bàn tay người lớn có những đặc điểm rất đặc trưng của loài cá mú như: có màu sọc rằn đen vàng, hoặc màu đen vàng trên mình, thân vừa có màu vàng đậm vừa có nhiều chấm đen to tròn nhưng không kéo dài giống như viên trân châu vậy nên chúng mới mang tên là cá mú trân châu.

– Cá mú trân châu là loài ăn tạp, trong tự nhiên thức ăn chủ yếu của cá là động vật và cá sinh vật trong nước.

– Hiện nay cá mú trân châu được nuôi khá phổ biến ở các tỉnh miền nam và miền trung.

HÌNH ẢNH CÁ MÚ TRÂN CHÂU TƯƠI SỐNG

CÂN CÁ MÚ TRÂN CHÂU TƯƠI SỐNG

– Nói đến hải sản tươi sống không thể không nhắc đên cá mú trân châu, đây là một trong những loài cá được xếp vào loại quý hiếm có giá trị kinh tế cũng như giá trị dinh dưỡng cao.

– Cá mú trân châu là một trong những loài cá khó nuôi nhất. Bất kỳ kỹ thuật sai được sử dụng sẽ làm hỏng hương vị và kết cấu của cá mú trân châu. Vì vậy chúng tôi đã sử dụng thức ăn tốt và môi trường sống đảm bảo để cá có thể phát triển 1 cách tự nhiên giúp cho chúng có thịt mềm và nhiều dầu.

– Thịt cá mú có màu trắng, rất ngọt, dai lại có hương thơm đặc biệt bởi thành phần dinh dưỡng đặc biệt của nó, chất đạm rất cao nhưng ít béo, mặt khác giúp bổ sung thêm các axit amin mà cơ thể không tự tổng hợp được nên có tác dụng rất tốt trong việc nâng cao sức khỏe.

– là loài cá được lai tạp giữa Cá mú trân châu cá mú nghệ và cá mú cọp nên cá mú trân châu tươi ngon cũng sở hữu được vị ngon từ cá bô mẹ, thịt cá vừa dai vừa ngọt, béo, thịt chắc để lại hương vị đậm đà khó quên sau khi thưởng thức.

– Sở dĩ cá mú trân châu được xếp vào hàng đặc sản của các loài cá biển bởi vì giá trị dinh dưỡng cao của cá mang lại cộng thêm hương vị thơm ngon đặc biệt không lẫn vào đâu được.

– Ngoài những giá trị dinh dưỡng mà cá mang lại thì cá mú trân châu còn có tác dụng giải nhiệt khá tốt và cung cấp khá nhiều hàm lượng dinh dưỡng cho người tiêu dùng như: vitamin, photpho, sắt, đặc biệt là calcium với tác dụng bổ khí rất tốt.

Cá mú trân châu đút lò

Bạn muốn chế biến món cá mú trân châu đút lò trước hết bạn cần chuẩn bị thịt cá mú trân châu phi lê. Để có thịt cá mú phi lê bạn cần chọn cá mú trân châu tươi sống, sau đó sơ chế sạch sẽ rồi dùng dao bén tách đi phần thịt bên ngoài lườn cá, đây là phần thịt có hương vị thơm ngon nhất của cá mú. Tiếp theo ướp thịt cá mú phi lê với 1 muỗng tỏi băm, 1 muỗng ớt, sa tế, nước mắm, dầu hào, hành lá. Sau khi đã ướp xong các gia vị để phần thịt thấm khoảng 20 phút rồi đem đi đút lò. Vậy là chúng ta đã có món cá trân châu đút lò thơm ngon mang hương vị đặc trưng của cá mú.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Hành lá, gừng, xì dầu, nước tương, dầu ăn, hành tím

Bước 1: Cá làm sạch rửa cùng dấm để khử mùi tanh hoặc chanh ” sau khi rửa cá để ráo, pha 2 muỗng nước tương, 1 muỗng dầu hào, 1 ít hành ít tiêu. Ướp cá 10ph.

Bước 2: Đồ hấp như mình, hoặc lấy giấy bạc phủ kín xửng hấp, lót hành Tây, đầu hành, cho cá lên ” mục đích như vậy cho cá thoát hơi chính điều và cá sẽ ngọt và thơm

Bước 3: Nấu nước thật sôi, tắt bếp cho cá vào hấp liền, trong lúc hấp tuyệt đối không được mở nấp ra, cá nhỏ hấp tầm 10ph – lớn 15- 20 ph. Cắt cá ra nếu cá bự. Cho gừng ít gừng lên trên cá và hấp.

Bước 4: Trong khi cá hấp ” thì bạn cho chảo lên bếp đung nóng cho ít dầu ăn vào, phi hành Tây và hành tím cho thơm, cho 6 muỗng nước tương, 3 muỗng dầu hào vào đung sôi. Cá khi chín nước nhiều có thể đổ đi bớt, và rưới nước hỗn hợp nầy lên cá đậy nắp 2 phút là được.

Bước 5: Cho hành lá lên trên trang trí, ăn cùng nước tương và cơm nóng cho tí dầu ăn vào chảo cho ớt và tỏi 1 xíu đường xào thơm, ăn cùng nước mắm nước tương sẽ thơm hơn.

300 gram cá mú trân châu tươi

Rau tía tô, chanh tươi. wasabi (mù tạt xanh Nhật Bản), nước tương Nhật

Để có món sashimi hoàn hảo thì yếu tố đầu tiên phải kể đến đó là chọn được những miếng cá mú tươi ngon. Để chọn được những miếng cá hồi tươi ngon, khi đi mua có thể dùng tay ấn vào thớ thịt, nếu thấy chắc có sự đàn hồi tốt, màu sắc và đường vân tươi sáng thì đó là cá hồi tươi. Cá mú trân châu sau khi chọn được miếng tươi ngon, rửa sạch, sau đó dùng khăn sạch thấm khô cá.

Dùng dao sắc cắt cá thành những miếng mỏng có độ dày khoảng 0.5cm.

Củ cải trắng chúng mình đem rửa sạch, bỏ vỏ, thái mỏng củ cải như hình dưới. Lá tía tô rửa sạch, để ráo nước. Xếp cá lên đĩa cùng củ cải sợi, tía tô, wasabi. Chuẩn bị chanh tươi và nước tương ăn kèm

Khi ăn chúng mình ghém từng miếng cá mú với lá tía tô, vắt thêm tí chanh, thêm chút mù tạt xanh của Nhật, chấm cùng nước tương. Cảm giác ngọt ngào đến lạ của những miếng cá tươi, không hề bị tanh, một chút mù tạt cay cay, cộng với vị chua chua của chanh khiến món ăn thật hòa hợp. Tự làm sashimi cá mú trân châu tại nhà thật đơn giản phải không nào? Quan trọng nhất là mua được nguồn thực phẩm tươi ngon, bỏ ra chút xíu thời gian là có ngay món ăn ngon tuyệt, cực kỳ bổ dưỡng rùi.

Cá Rồng Trân Châu Úc Và Cách Nuôi

Cá Rồng Trân Châu Úc có tên khoa học: Scleropages Jardini, hay Osteoglossum Jardini. Cá rồng trân châu có những đốm màu trắng nhỏ trên vây lấp lánh như những ngôi sao rất đẹp. Cách nuôi loài cá rồng này cũng tương đối giống các loài cá rồng khác.

Tên tiếng Anh: Australia Pearl Arowana, Gulf Saratoga, Jadini Arowana.

Nguồn gốc: thuộc họ Osteoglossidae ở châu úc.

Môi trường nước thích hợp: nhiệt độ khoảng 23 – 26°c, độ pH khoảng 6.5 – 7.8, độ cứng dH khoảng 8-16.

Chiều dài cá trưởng thành: tối đa 80cm.

Tuổi thọ: khoảng 10 – 20 năm.

Đặc điểm của cá rồng trân châu:

Cá Rồng Trân Châu có hình dáng tương tự như cá Rồng ở châu Á, nhưng vảy của chúng nhỏ hơn và có nhiều chấm đỏ đậm hay nâu. Cơ thể của cá Rồng Trân Châu thường có màu vàng đồng nhạt, vảy có hình bán nguyệt xếp chồng lên nhau tới 7 tầng (các loại cá Rồng khác chỉ 5 tầng). Các bộ phận vây thường có màu đen và điểm các chấm vàng hay bạc. Trân Châu có kích thuớc nhỏ hơn so với các loại cá Rồng khác.

Trong các loại cá rồng, Trân Châu thuộc loại có tính khí hung dữ nhất và không thích hợp để nuôi ghép.

Đặc điểm sinh trưởng và sinh sản

Cá Rồng Trân Châu sẽ trưởng thành khi được 3-4 năm tuổi. Cá trống thường có vây hậu môn dài hơn cá mái. Cá mái có thân hình tròn trịa, bụng hơi căng.

Muốn cho Trân Châu sinh sản trong môi trường nuôi nhốt phải chuẩn bị một cái bể hình vuông có kích thước tối thiểu là 2m, nếu bể có kích thước nhỏ thì việc sinh sản khó thành công.

Khi cá bắt cặp với nhau, cả hai con sẽ lượn vòng quanh nhau, và động tác này sẽ kéo dài có khi cả tuần, sau đó cá mái mới đẻ trứng. Thời gian cá mái đẻ trứng thường vào bổi chiều, mỗi lần đẻ khoảng 70 – 100 trứng.

Sau khi cá mái đẻ xong, cá trống sẽ bơi tới và thụ tinh cho trứng, sau đó ngậm trứng vào miệng. Sau khoảng 2 tháng kể từ khi cá mái đẻ, trứng nở thành cá con trong miệng cá trống. Từ tháng thứ 2 trở đi kể từ khi cá con ra đời, có thể tách cá con sống riêng với cá bố mẹ.

Cách nuôi cá rồng Trân Châu

Bể nuôi: đối với cá trưởng thành, bể nuôi phải có kích thước tối thiểu là 1,5m. Bể phải có nắp đậy và phải trang bị hệ thống máy lọc nước và máy sục khí. Đèn chiếu sáng trong bể phải được bật tối thiểu 12 tiếng đồng/ ngày.

Thức ăn: thức ăn chủ yếu của Trân Châu là trùn đất, cá, tôm, dế, gián. Ngoài ra cần phải tập cho cá ăn thức ăn dạng viên nhằm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cá phát triển.

Bán Cá Mú Giống Trân Châu Giống Loại 1

Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá mú

Cá mú là một trong những loài cá biển có giá trị kinh tế cao (4-68 USD/Kg). Chúng được nuôi ở nhiều nơi như: Trung Quốc (Đài Loan, Hồng Kông), Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Philippines, Brunei…

Nghề nuôi cq mú ở châu Á đã xuất hiện khá lâu, nhưng nguồn giống hoàn toàn dựa vào tự nhiên. Nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo cá mú đã bắt đầu ở Nhật Bản vào thập niên 60, các nước Đông Nam á vào cuối thập niên 70. Đến nay, hơn 10 loài cá mú đã được nuôi và sản xuất giống nhân tạo như cá mú đen chấm đen ( Epinephelus malabaricus), cá mú đen chấm nâu ( E. coioides), cá mú ruồi ( E. tauvina), cá mú đỏ ( E. akaara), cá màu đỏ ( E. awoara), cá mú cọp ( E. fuscoguttatus), cá mú nghệ ( E. lancelatus), E. aeneus, E. microdon, E. polyphekadion, E. tukula, cá mú chuột ( Cromileptes altivelis)…

Trên thế giới, cá mú nằm trong họ phụ Epinephelinae có 159 loài thuộc 15 giống, phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới nơi có rạn san hô, đá ngầm, ở vùng biển nước ấm. Mùa hè sống ở vên bờ, mùa đông di cư ra vùng xa bờ. Chúng có tập tíh dinh dưỡng ăn thịt, thức ăn gồm cá con, mực, giáp xác, thường ăn thịt lẫn nhau ở giai đoạn cá con. Ở Việt Nam, chúng phân bố từ vịnh Bắc Bộ đến vịnh Thái Lan, tập trung nhiều ở ven biển miền Trung.

Tuổi thành thục lần đầu của cá mú lúc 3 tuổi. Trọng lượng thành thục lần đầu thay đổi tùy theo, kích thước nhỏ nhất là cá mú chuột (1kg), lớn nhất là cá mú nghệ (50-60kg). Mùa vụ sinh sản thay đổi theo từng loài và vùng địa lý, ở Đài Loan mùa sinh sản từ tháng 3 đến tháng 10, ở Trung Quốc từ tháng 4 đến tháng 10, ở Philippine và các tỉnh Nam Bộ cá có thể đẻ quanh năm.

Cá mú là loài cá tập tính chuyển giới tính, thông thường lúc còn nhỏ là cá cái khi lớn chuyển thành cá đực. Thời điểm chuyển giới tính thay đổi theo từng loài, loài cá mú đỏ (E. akaara) chuyển giới tính lúc có chiều dài 27-30cm, với trọng lượng 0,7-1kg, loài cá mú ruồi (E. tauvina) lúc có chiều dài 65-75cm, loài cá mú chuột lúc có trọng lượng trên 3kg.

Hệ số thành thục và sức sinh sản khác nhau ở các loài: ở cá mú đen chấm đen có hệ số thành thục cao nhất vào tháng 1 (5,2± 2,7%) và thấp nhất vào tháng 3. Sức sinh sản cao nhất vào tháng 12 là 3,18 ± 0,61 x 106 và thấp nhất vào tháng 8 là 0,13 x 106 trứng. Sức sinh sản của cá mú đỏ (E. akaara): 150.000 – 500.000 trứng, cá mú đen chấm nâu: 600.000 -1.900.000 trứng/kg.

Tốc độ tăng trưởng khác nhau giữa các loài: tốc độ tăng trưởng của một vài loài cá mú nuôi ở nước ta sau 1 năm: cá mú son (cephalopholis miniata) là 0,3-0,4kg, cá mú đen chấm đen: 0,8kg, cá mú đen chấm nâu 0,8kg, cá mú ruồi: 1-1,2kg, cá mú nghệ: 3-4kg.

Sinh sản nhân tạo Thu thập và thuần dưỡng cá bố mẹ:

Cá bố mẹ được đánh bắt ngoài tự nhiên hoặc thu gôm từ ao, lồng nuôi thịt. Cá bố mẹ từ ao hay lồng nuôi dễ thích nghi với điều kiện nuôi nhốt. Không sử dụng cá đánh bắt bằng chất cyanide, nên dùng những cá bắt bằng bẫy tre để làm cá bố mẹ.

Cá bắt được nên vận chuyển ngay đến trại giống hay lồng nuôi. Không cần gây mê cá nếu vận chuyển trong các bồn chứa hay trong các dụng cụ có máy sục khí. Khi đến trại giống cá được xử lý bằng formol 25ppm và kháng sinh Oxytetracyline với nồng độ 2mg/l tắm cá trong 24 giờ, hoặc tiên 20mg/kg cá phòngchống nhiễm do vi khuẩn. Bể nuôi vỗ hình tròn có thể tích 100-150 m 3. Sử dụng nguồn nước biển sạch có độ mặn 30-33 ‰ , nhiệt độ nước 28 – 30 độ C. Trước khi cấp vào bể nuôi, nên được lọc qua cát.

Mật độ nuôi vỗ 1kg cá / m 3. Tỉ lệ đực cái từ 1/1 đến 1/2. Chế độ thay nước từ 50-100% mỗi ngày.

Nuôi vỗ cá bố mẹ là khâu quan trọng, kỹ thuật nuôi hợp lý ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ thành thục, tỷ lệ cá đẻ, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, và tỷ lệ sống của cá con. Sự thành thục có quan hệ chặt chẽ với chế độ dinh dưỡng, không chỉ phụ thuộc vào khối lượng thức ăn mà còn phụ thuộc vào chất lượng thức ăn.

Thức ăn nuôi vỗ là cá nục, cá bạc má, cá thu… khẩu phẩn 1-2% thể trọng/ngày. Thức ăn có hàm lượng prôtêin trên 40%, lipid 6-10%, bổ sung thêm vitamin E, C và dầu cá. Việc bổ sung nguồn chất béo giàu các acid béo không no (Hufa) có ảnh hưởng đến sự thành thục cá bố mẹ.

Kính thích thành thục

Tuổi thành thục của cá mú là 3-5 năm, cá rất dễ thành thục trong điều kiện nuôi nhốt. Ngoài ra có thể áp dụng kỹ thuật cấy hỗn hợp Cholestrerol, LHRH và 17 – a Methyltestosterone kích thích cá thành thục sớm và đồng loạt.

Thông thường cá mú lúc còn nhỏ là cái, khi lớn chuyển thành đực. Trong thực tế sản xuất thường rất khan hiếm cá đực, phương pháp tiêm hoặc cấy 17 – a Methyltestosterone được áp dụng để tăng số lượng cá đực.

Chọn cá cho đẻ:

Tiêuchuẩn chọn cá thành thục sinh dục như sau: một cá cái thành thục khi đường kính trứng đạt 0,4-0,5mm, đối với cá đực khi vuốt nhẹ vùng gần lỗ sinh dục xuất hiện sẹ (tinh dịch) màu trắng đục. Các đặc điểm trên chứng tỏ cá đã sẵn sàng tham gia sinh sản.

Chu kỳ trăng ảnh hưởng đến sự đẻ trứng của cá, cá thường đẻ vào thời điểm vài ngày trước hoặc sau kỳ trăng non hoặc trăng tròn. Cá có thể đẻ tự nhiên không cần tiêm thuốc kích thích. Vaà ngày trước hoặc sau trăng tròn hoặc trăng non, thay nườc, tạo dòng chảy liên tục. Nguồn nước mới, thay đổi nhiệt độ và dòng chảy là những tác nhân kích thích cá đẻ trứng và phóng tinh.

Sau khi cá đẻ, trứng thụ tinh có đường kính 0,8-0,9mm, nổi lơ lửng gần mặt nước. Nước biển được bơm vào bể đẻ liên tục tạo thành dòng chảy tràn vào bể thu trứng bên trong đặt một giai thu trứng mắt lưới 0,2-0,3mm. Trứng thụ tinh được chuyển vào bể ấp ngay trong bể ương. Trứng nở sau 17-18 giờ ở nhiệt độ 28-30 độ C và độ mặn 30-33‰ .

Cá thường đẻ trứng vào ban đêm, trứng được thu gom vào sáng sớm ngày hôm sau. Trứng thu từ bể đẻ về thường có tảo và các chất bẩn, vì thế trước khi đưa vào ấp, trứng phải được lọc qua lưới có đường kính mắt lướt 1mm. Mật độ trứng ấp 4000 – 5000 trứng/ m3 . Sục khí vừa đủ tạo sự tuần hoàn nước trong bể ấp trong thời gian ấp. Ở nhiệt độ 28-30 độ C, trứng sẽ nở trong vòng 16-19 giờ.

Ương cá bột thành cá giống

Chuẩn bị để ương:

Cá bột có thể ương trong bể ximăng, bể composit, giai đặt trong bè hay ao đất. Bể ương có dạng hình chữ nhật hoặc tròn, thể tích từ 4 – 10m3 , sâu 1-1,5m. Nước biển dùng để ương cá bột cần phải lọc sạch, xử lý Chlorin 30ppm. Nước biển có độ mặn 30-34‰ , nhiệt độ nước 28-30 độ C.

Ương cá bột:

Có thể ấp trứng ngay trong bể ương hoặc ấp trứng trong bể khác sau khi nở cá bột được chuyển vào bể ương. Mật độ cá bột ương tùy thuộc hệ thống từ 4-5con/L hoặc ở mật độ cao 20-30con/L. Sau khi nở 60 giở, cá bột bắt đầu ăn thức ăn ngoài, thức ăn thích hợp là luân trùng – SS, mật độ 5-10 cá thể/ml. Tảo Chlorella được đưa vào bể ương duy trì ở mật độ 3×105/ml để giữ chất lượng nước tốt đồng thời cũng làm thức ăn cho luân trùng. Luân trùng trước khi cho cá bột ăn cần phải được làm giàu acid béo không no (Hufa).

Từ ngày tuổi thứ 6, đưa luân trùng L vào bể ương thay thế cho luân trùng SS. Từ ngày tuổi thứ 15-20, bổ sung ấu trùng Artemia 1-3 cá thể/ml. Từ ngày tuổi thứ 30-35, cá bột có thể ăn được Artemia trưởng thành, Moina hoặc các động vật phù du lớn hơn.

Chế độ thay nước: Từ ngày đầu đến ngày tuổi thứ 10 chỉ bổ sung thêm nước mới, không thay nước. Từ ngày tuổi thứ 10-20, thay nước 10-20% ngày và tăng lên 30%. Từ ngày tuổi thứ 30-45, thay nước 40%/ngày và tăng lên 50% cho đến giai đoạn cá giống.