Mỹ Latinh: Gia Tăng Giá Trị Cá Rô Phi Xuất Khẩu Vào Thị Trường Mỹ

--- Bài mới hơn ---

  • Nuôi Cá Rô Phi Xuất Khẩu Chất Lượng Cao
  • Mô Hình Nuôi Ghép Cá Rô Phi Lai Xa Dòng Isarel Theo Hướng An Toàn Đạt Hiệu Quả Cao
  • Giá Cá Rô Phi Thương Phẩm 04/2021
  • Kỹ Thuật Nuôi Cá Rô Phi Thương Phẩm
  • 【4/2021】Nơi Bán Cá Rô Đồng Thơm Ngon Giá Rẻ Nhất【Xem 241,659】
  • Các nhà sản xuất cá rô phi Mỹ Latinh đang nỗ lực đáp ứng thị hiếu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng.

    Khi các nước châu Á và Mỹ Latinh tiếp tục tăng sản lượng cá rô phi, gia tăng giá trị của cá là một cách tiếp cận kinh tế chiến lược nhằm thu hút người tiêu dùng quốc tế nhiều hơn, thâm nhập các thị trường xuất khẩu và tăng doanh số.

    Xu hướng gia tăng giá trị gần đây đã đem lại kết quả làm tăng nhu cầu tiêu dùng sản phẩm hải sản truyền thống như cá đông lạnh và cá tươi. Gia tăng giá trị không chỉ phục vụ một phân đoạn thị trường như nhiều năm trước. Trong trường hợp cá rô phi tươi, chủ yếu được sản xuất ở nhiều nước Mỹ Latinh, gia tăng giá trị đã trở nên phổ biến đối với thị trường Mỹ và nhiều thị trường khác.

    Gia tăng giá trị để thâm nhập thị trường

    Gia tăng giá trị có lẽ là cách nhanh nhất để thâm nhập cả thị trường truyền thống và thị trường mới. Gia tăng giá trị sẽ làm tăng nhu cầu tiêu dùng cá ở những nơi vốn ưa thích các sản phẩm protein được sản xuất trên đất liền hơn là các sản phẩm hải sản. Một số chuyên gia về hải sản tin rằng sự tăng trưởng và mở rộng thị trường cá rô phi ở Mỹ và nhiều nước châu Âu chỉ có thể đạt được nhờ các sản phẩm chất lượng cao và được gia tăng giá trị, chẳng hạn như cá thành phẩm được giới thiệu đến người tiêu dùng dưới nhiều dạng khác nhau (cắt lát, khoanh lườn), theo những cách thức khác nhau (chia thành từng phần, dễ chế biến) và với nhiều hương vị khác nhau (tẩm ướp).

    Cá tươi được cho là có lợi cho sức khỏe hơn

    Cá tươi luôn được người tiêu dùng coi là lựa chọn tốt cho sức khỏe hơn cá đông lạnh, sản phẩm mà họ coi là ‘đồ được đóng gói và bảo quản lâu ngày’. Kết quả là ở hầu hết các nước sản xuất, chi phí nhân công thấp đã tạo điều kiện cho việc gia tăng giá trị thông qua quá trình chế biến. Lợi thế địa lý (ở gần thị trường Mỹ) của các nhà sản xuất Mỹ Latinh và tiến bộ nhanh chóng cả về chất lượng lẫn độ tin cậy của các phương tiện vận chuyển đường hàng không và đường bộ đã góp phần rõ rệt vào việc nâng cao khả năng cung cấp và chất lượng cá rô phi thành phẩm vào thị trường Mỹ.

    Các nhà sản xuất có thể đầu tư lượng lớn nguồn lực tài chính và nhân công nhằm tạo ra những sản phẩm mang giá trị gia tăng mới lạ, nhưng một trong những cách đơn giản nhất là nâng cao hình ảnh của chính cá thành phẩm. Một nhà sản xuất ở Mỹ Latinh đã hướng đến mục tiêu này bằng cách cắt cá theo hình dạng thu hút sự chú ý của người tiêu dùng hơn. Thực tế, điều đó đã đặt nền tảng cho việc củng cố quan hệ hợp tác giữa nhà cung cấp này với một trong những hệ thống siêu thị lớn nhất ở miền nam đất nước.

    Nâng cao nguồn gien và chọn giống

    Nâng cao nguồn gien và chọn giống là yếu tố then chốt trong việc cải thiện chất lượng thịt cá, thông qua việc giúp cá thành phẩm lớn hơn và dày thịt hơn. Nếu nguyên liệu thô (cá nguyên con) không đạt được những tiêu chuẩn này, thị trường có thể sẽ không phản hồi tích cực với sản phẩm cuối cùng (thịt cá). Vài năm trước, các nhà sản xuất Mỹ Latinh đã nhập nhiều giống cá rô phi với kiểu hình (độ dày thịt cá) được cải thiện từ nhiều khu vực khác trên thế giới, từ đó nâng cao giá trị của sản phẩm cuối cùng. Đây là trường hợp của Ecuador, Colombia, Honduras và Costa Rica, nơi khái niệm sản phẩm giá trị gia tăng đã được phát triển xuất phát từ nhu cầu thị trường và thị hiếu người tiêu dùng.

    Thu hoạch và vận chuyển

    Thu hoạch và vận chuyển đúng cách đến nhà máy chế biến là yếu tố quan trọng đảm bảo hình ảnh và chất lượng cá thành phẩm khi tiêu thụ trên thị trường. Một cách tiếp cận thành công trong việc cải thiện hoạt động này là rút ngắn khoảng cách giữa nơi sản xuất và chế biến. Một cách khác là vận chuyển cá sống đến nhà máy chế biến, ở đó chúng sẽ được lọc sạch nếu cần thiết và chế biến đúng cách. Vận chuyển cá sống đóng vai trò quan trọng đảm bảo độ tươi của sản phẩm khi đưa đến nơi chế biến.

    Nếu nơi chế biến ở xa, cá thu hoạch để chế biến được xếp gối đầu trong các thùng vận chuyển để có thể giữ được hình dạng thẳng ban đầu, tránh việc thân cá bị cong tạo ra những ‘khe hở’ thịt cá khi các cơ co cứng lại.

    Thiết bị chế biến

    Việc sử dụng thiết bị phù hợp trong chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng như cá rô phi cần được các chủ doanh nghiệp nhận biết một cách đầy đủ, nếu không sản phẩm sẽ không đáp ứng được kì vọng của thị trường và người tiêu dùng. Đào tạo bài bản là việc cần thiết và chủ doanh nghiệp cần phải hiểu được tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm.

    Các nước Mỹ Latinh sản xuất cá rô phi đào tạo cho công nhân các kĩ năng lột da, cắt lát và lọc thịt cá. Công nhân chuyên trách phải cắt và lọc phần thịt lưng rất tỉ mỉ để đảm bảo chất lượng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ở thị trường Mỹ và các thị trường tiềm năng khác.

    Những khía cạnh cơ bản trong chế biến, chẳng hạn như sử dụng dao cắt đủ độ sắc, là yếu tố thiết yếu giúp gia tăng giá trị cho cá thành phẩm. Góc cắt cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa sản lượng và tránh các lỗ hổng trên thịt cá, có thể làm xấu đi hình ảnh của sản phẩm cuối cùng.

    Xây dựng thương hiệu, củng cố quan hệ hợp tác

    Trong những năm gần đây, nhiều nhà nhập khẩu và kinh doanh cá rô phi đã củng cố quan hệ hợp tác kinh tế với các nhà cung cấp bằng việc trực tiếp đến thăm nhà máy chế biến ở các nước sản xuất. Nhìn từ góc độ của các công ty chế biến thì điều này có vẻ như một sự xâm phạm, tuy nhiên đây là một hoạt động hữu ích giúp tạo nên sự đồng bộ giữa nhà sản xuất và nhà phân phối. Người tiêu dùng cũng được lợi từ những đổi mới xuất phát từ phản hồi của các chủ thể khác nhau trong chu trình sản xuất.

    Cuối cùng, nâng cao thương hiệu và xây dựng lòng tin đối với thương hiệu là nhân tố thiết yếu đối với sản phẩm giá trị gia tăng trên thị trường. Cần phải nghiên cứu thị hiếu người tiêu dùng để tránh sản phẩm bị thay thế bằng một sản phẩm khác với mức chi phí tiêu dùng tương đương.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Giá Cá Rô Phi Xuất Khẩu 04/2021
  • Cá Rô Phi Đường Nghiệp Dễ Nuôi, Lãi Khá, Chi Phí Đầu Tư Thấp!
  • Kỹ Thuật Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Dòng Đường Nghiệp Trong Ao Hồ
  • Giá Cá Rô Phi Nguyên Liệu Trung Quốc Tăng Nhưng Dự Báo Sẽ Giảm
  • Chuyên Bán Buôn, Bán Lẻ Cá Rô Phi Từ 1

Nghề Nuôi Cá Cảnh Ở Mỹ Trung

--- Bài mới hơn ---

  • Mua Bán Bể Cá Cảnh Tại Ninh Bình, Giá Bể Cá Cảnh Tại Ninh Bình
  • Top 2 Cửa Hàng Bán Cá Cảnh “có Tâm” Nhất Ninh Bình
  • Cá Otto Ăn Gì? Đặc Điểm Và Cách Nuôi Như Thế Nào?
  • Bán Sỉ Cá Cảnh Cá Kiểng Đẹp Giá Rẻ Ở Tại Tphcm
  • Kì Lạ: Cá Cảnh Phát Sáng Trong Đêm Sẽ Xuất Hiện Ở Tp.hcm
  • Theo anh Trần Trọng Đồng, thôn Đệ Nhị, xã Mỹ Trung (Mỹ Lộc), nghề nuôi cá cảnh ở địa phương có từ khá lâu. Bản thân anh theo nghề đến nay cũng đã được vài chục năm. Gắn bó với nghề nuôi cá cảnh, anh Đồng nói, cũng có nhiều buồn vui, tích lũy được vô số kinh nghiệm. Quan trọng hơn cả, ngoài giá trị kinh tế cao, lúc nông nhàn, ngồi ngắm những đàn cá đủ màu sắc thi nhau bơi lượn, người nuôi cá cảm thấy vui vẻ, thư thái sau những giờ lao động căng thẳng, mệt nhọc.

    Anh Trần Trọng Đồng, thôn Đệ Nhị, xã Mỹ Trung kiểm tra quá trình sinh trưởng của cá cảnh.

    Đường vào xã Mỹ Trung mùa này 2 bên vệ đường xanh mướt bởi những giàn mướp soi bóng xuống khu đầm bãi, ao hồ mênh mông. Làng xóm được ấp ôm bởi những dãy ao ngăn ô gọn gàng, trong mát. Cái nắng nóng đầu mùa oi ả, vì thế cũng được hạ nhiệt đi ít nhiều. Là một trong những người đầu tiên của xã chơi cá cảnh, biết mang con cá đi “giao thương”, anh Đồng được giới chơi cá cảnh xa gần trong huyện biết đến. Trước năm 1998, trong một lần đến nhà người quen ở Thành phố Nam Định chơi, “Thấy họ nuôi cá cảnh trong bể đẹp quá, tôi thích lắm. Tôi lân la hỏi han cách nuôi, giống cá, giá cả… Cũng tình cờ thời gian đó tôi có dịp ra Hà Nội, ngang qua vài cửa hàng bán cá cảnh, tôi mạnh dạn vào hỏi mua, bắt mối buôn bán. Sau này, cũng chính những cửa hàng bán cá cảnh ở Hà Nội là mối hàng đầu tiên của tôi”, anh Đồng chia sẻ về mối “duyên” với nghề. Nhận thấy, nuôi cá cảnh rất phù hợp với đồng đất quê nhà, sẵn ao, anh bắt tay ngay vào nuôi cá. Những năm đầu tiên, anh chọn giống cá vàng, sư tử, cá chép Nhật để nuôi. Một vài năm thấy hiệu quả kinh tế, anh động viên anh em, người thân quen nuôi. Anh sẵn sàng đầu tư cá giống cho những hộ trong làng, ngoài xã muốn nuôi cá cảnh. Anh còn tìm thêm mối để giúp bà con nuôi cá xuất bán, được giá, yên tâm về đầu ra. Hiện, anh Đồng có trên 1 mẫu ao, chia thành nhiều ao nuôi. Các loại cá mà anh nuôi gồm: chép Tầu, chép ta, cá Koi, cá sư tử, cá vàng… Khác với nhiều hộ nuôi cá cảnh khác, anh Đồng xây dựng ao nuôi theo mô hình khép kín: tự sản xuất con giống, nuôi cá thương phẩm bán ra thị trường. Ngoài ra anh còn là đầu mối cung cấp giống, thu mua cá thương phẩm cho các hộ nuôi cá cảnh trong làng. Nuôi các loại cá cảnh lâu năm, công đoạn khó nhất theo anh Đồng là việc sản xuất, chọn giống. Theo đó, người nuôi phải có kinh nghiệm, con mắt “nhìn cá” để chọn được những cặp cá giống tốt nhất. Những người nuôi cá có kinh nghiệm thường chọn các cặp cá đạt kích thước từ 3-4cm, cân đối đầu, đuôi, không bị dị tật, màu đẹp… làm giống. Khi đã chọn được, người nuôi chuyển con giống sang các ao nuôi riêng để có chế độ chăm sóc, phòng bệnh phù hợp. Một số bệnh mà cá cảnh hay mắc là thối mang, xuất huyết, cùn vây… Với mỗi loại, anh Đồng lại có cách phòng bệnh, thuốc chữa trị riêng, tránh lây lan, ảnh hưởng đến đàn. Các loại cá chép cảnh có thể sinh sản quanh năm nhưng mạnh nhất là vào các mùa xuân, hè và thu. Tháng 5, khi những cơn mưa rào đầu tiên xuất hiện, giống cá chép Nhật, chép Koi vào vụ sinh sản mới, đó cũng là những ngày bận rộn của gia đình anh. Thời điểm này đặc biệt quan trọng, do đó anh rất chú ý đến việc cho ăn, đảm bảo nước, oxi cho cá sinh trưởng và phát triển. Tùy theo tình hình thời tiết mà người nuôi tính toán cho cá ăn hợp lý. “Nếu thời tiết đẹp, tôi có thể cho cá ăn 2 lần/ngày. Nếu hôm nào “xấu trời”, không khí trong ao nồng, tôi cho ăn ít đi, trung bình 1 lần/ngày. Lý do là bởi lượng oxi trong nước thấp, cho ăn nhiều cá hô hấp kém, dễ bị ngạt dẫn đến cá chết”, anh Đồng cho biết.

    Theo ước tính của anh Đồng, Mỹ Trung hiện có tới 70% hộ gia đình nuôi cá cảnh. Có một số hộ vừa nuôi cá cảnh, vừa nuôi cá thịt. Tuy nhiên, theo như nhiều người nuôi cá ở Mỹ Trung cho biết, nếu những năm trước đây, cá thịt chiếm ưu thế thì khoảng vài năm trở lại đây, người nuôi lại chuyển dần sang nuôi cá cảnh. Lý do là thị trường, giá cả của cá cảnh ổn định hơn cá thịt, cá cũng ít bị dịch bệnh hơn cá thịt. Cũng theo người nuôi cá cảnh ở Mỹ Trung, năm 2014 là thời điểm giá các loại cá chép cảnh như Koi, chép Nhật biến động, rớt đáy thấp nhất xuống còn khoảng 30 đến 40 nghìn đồng/kg. Từ năm 2022 đến nay, giá cá ổn định, thị trường rộng mở, vì vậy người nuôi yên tâm để đầu tư nuôi trồng. Hiện, cá vàng ở Mỹ Trung đang được bán dao động ở mức 4 đến 10 nghìn đồng/đôi, tùy trọng lượng to nhỏ. Cá chép Nhật được bán với giá 70 đến 100 nghìn đồng/kg. Cá Koi có mức giá 140 đến 200 nghìn đồng/kg. Thời điểm cao nhất có thể xuất bán được với giá 300 nghìn đồng/kg. Khác với cá thịt, cá cảnh có thời gian nuôi ngắn hơn, 2,5 tháng, trọng lượng vài lạng là có thể xuất bán. Đối với cá giống, mỗi năm người nuôi xuất được từ 2-3 lứa. Cá thương phẩm, do thời gian nuôi lâu hơn nên trung bình mỗi năm người nuôi xuất bán được từ 1-2 lứa. Cá cảnh ở Mỹ Trung hiện được bán ở khắp các tỉnh, thành phố phía Bắc, tuy nhiên thị trường tiêu thụ mạnh nhất vẫn là Thủ đô Hà Nội. Một số hộ nuôi nhiều trong xã có thể kể đến như hộ gia đình các anh, chị Thắng Hà, Hải Láu, Hiền Lương đều có vài mẫu ao, hằng năm xuất bán nhiều tấn cá cảnh. Những tháng giáp Tết là thời điểm bận rộn nhất của dân làng nghề. Xe cộ khắp nơi đổ về nhập cá, cảnh buôn bán tấp nập diễn ra từ đầu làng đến cuối xã. Những ngày này, anh Đồng có thể xuất bán từ 1-2 tạ cá/ngày. Ngày thường số lượng cá bán của anh cũng lên đến hàng yến. Thu nhập từ việc nuôi cá cảnh giúp đời sống người dân làng nghề dư dả hơn so với trước. “Theo tính toán của tôi, mỗi hộ gia đình nếu làm 1 mẫu ao nuôi cá cảnh mỗi năm thu nhập được khoảng 100 triệu đồng. Trừ chi phí giống, điện nước, thức ăn, thuốc phòng bệnh… cũng còn khoảng gần 70 triệu đồng tiền lãi. Số tiền này giúp những người nuôi cá có thêm chi phí trang trải cuộc sống, lo cho con cái học hành, sắm sanh nhà cửa. Con cá cảnh đang góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn Mỹ Trung”, anh Đồng phấn khởi cho biết. Năm 2022, trừ các khoản chi phí, gia đình anh Trần Trọng Đồng thu về trên 100 triệu đồng tiền lãi từ việc nuôi, kinh doanh cá cảnh.

    Bắt đầu nhen nhóm từ niềm đam mê nuôi cá cảnh của những người như anh Đồng, đến nay các xã lân cận như: Mỹ Tân, Mỹ Hà, Mỹ Phúc, Mỹ Thắng ngày càng có nhiều hộ nuôi. Con cá cảnh đã trở thành một trong những mũi nhọn kinh tế trong gia đình các hộ nông dân. Hướng đi mới này do đó đang mang lại hiệu tín hiệu tích cực. Trong một tương lai gần anh Đồng cũng như nhiều người nuôi khác tin tưởng rằng họ sẽ mở rộng được thị trường, giá cả của các loại cá ít biến động, thương hiệu cá cảnh Mỹ Trung được nhiều người biết đến hơn. Có lẽ vì thế, trên những vùng chuyển đổi mênh mông của xã, nhiều ao nuôi vẫn đang được mở rộng hơn trước./.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Các Loại Cá Cảnh Nước Ngọt Phổ Biến Đẹp Nhất
  • 25 Loài Cá Cảnh Đẹp Nhất Thế Giới Đủ Làm Sống Động Cho Bể Cá Của Bạn
  • 18 Loại Cá Cảnh Nhỏ, Đẹp, Dễ Nuôi Nhất Ở Việt Nam & Thế Giới
  • Con Cá Đỏ Rực Hơn 1 Tỷ Đồng: Đại Gia Săn Nuôi Cầu May
  • Nuôi Cá Cảnh Mang Lại Tài Lộc Cho Gia Chủ

Nghề Nuôi Cá Cảnh Ở Mỹ Thắng

--- Bài mới hơn ---

  • Đua Nhau Mua Rùa Tai Đỏ Phóng Sinh
  • Những Loài Cá Đẹp Nhất Hành Tinh
  • Top 10 Loài Cá Cảnh Đắt Nhất Thế Giới
  • 10 Loài Cá Cảnh Đắt Nhất Thế Giới
  • Những Mẫu Cây Cảnh Mini Đẹp Nhất Hiện Nay
  • Ông Trần Văn Huy, xóm Kim, xã Mỹ Thắng kiểm tra quá trình sinh trưởng của cá cảnh.

    Về xóm Kim mùa này, không khí trở nên dịu mát hơn bao giờ hết. Làng xóm được ấp ôm bởi những dãy ao ngăn ô gọn gàng. Trên chục năm về trước, nếu thú chơi cá cảnh của người dân chỉ chủ yếu nhắm vào các “đại gia”, bởi những loại cá bày bán trên thị trường thường có giá khá đắt, có loại lên đến hàng triệu đồng, thì hiện nay, cá cảnh đã trở nên gần gũi với người dân. Ở mỗi lứa tuổi, đều tìm cho mình một loại cá để chơi. Các em nhỏ thường thích một bể cá loại nhỏ, người lớn có thể trang trí cho ngôi nhà của mình một bể thủy sinh. Người có thu nhập cao hơn thì chơi bể nước mặn như đại dương thu nhỏ trong nhà… Nắm bắt được nhu cầu đó, người dân xóm Kim đã chuyển từ nuôi cá thịt sang nuôi các loại cá cảnh. Ban đầu, họ nuôi cá chép cảnh, cá tam dương ngũ sắc, cá vàng bốn đuôi… Tuy nhiên, khoảng 5-7 năm trở lại đây, người dân xóm Kim tập trung vào nuôi các giống cá có giá trị kinh tế cao hơn là cá Koi và cá rồng. Theo ước tính của các hộ nuôi cá cảnh xóm Kim, tỷ lệ người nuôi cá Koi trong xóm chiếm khoảng 80%. Để nuôi được các giống cá cảnh cũng đòi hỏi lắm công phu. Đối với các loại cá cảnh như cá tam dương ngũ sắc, chép cảnh, người nuôi có thể tự nhân giống bằng cách bán cho nhau. Riêng đối với cá vàng bốn đuôi, phải mua giống từ Hải Phòng. Cá cảnh nói chung sau khi đẻ trứng 3, 4 ngày thì thành cá con. Lúc này thức ăn của cá là trứng luộc nghiền nát hòa với nước té xuống hồ cho cá ăn. Giai đoạn tiếp theo người nuôi cá nghiền bột gạo nấu loãng pha thêm nước thành thức ăn cho cá. Cá được 1 tuần tuổi thì lấy cám vịt, cám lợn ngâm cho nở hòa với nước làm mồi cho cá. Khi cá được 20 ngày tuổi trở lên thì mua cám hạt to làm thức ăn. Theo những người nuôi cá xóm Kim, giống cá cảnh ít khi bị mắc bệnh, có sức chịu đựng, chống chọi với mùa đông rất tốt. Tuy nhiên vào dịp cuối năm do cá ít vận động nên thường bị mắc một số chứng bệnh như thối mang cá. Đối với loài chép cảnh, người nuôi kỳ công hơn, phải bắt từng cặp bố mẹ lên để tiêm thuốc kích thích cho cá đẻ đồng loạt. Tháng 2, tháng 3 hàng năm là thời điểm cá cảnh đẻ rộ. Mặc dù là giống cá mới, nhưng theo ông Huy, cá Koi tương đối dễ nuôi. “Nuôi cá Koi quan trọng nhất là để ý đến nước trong bể, ao nuôi và phân phối lượng thức ăn hợp lý cho cá. Theo đó, nước trong bể, ao nuôi không được để quá sâu và phải sạch. Đặc biệt, con cá Koi rất kỵ với phèn, trong nguồn nước có dính phèn cá sẽ không sống được nên các bể, hồ, ao nuôi phải lọc thật sạch phèn trước khi thả cá. Là giống cá ăn tạp, thức ăn của cá Koi rất đa dạng từ sinh vật phù du, rong rêu, giun, loăng quăng cho đến các loại cám, bã đậu, phân xanh… Tuy nhiên, cá Koi vẫn thích hợp nhất với các loại thức ăn được chế biến từ gạo, bột mì, bột ngô… Vì thế, người nuôi cần phải hiểu rõ đặc tính của cá để cho ăn, điều tiết thức ăn hợp lý”, ông Huy chia sẻ. Để cá lớn nhanh, ngoài việc nuôi ở bể xi măng ông Huy còn nuôi cá ở trong các ao nuôi tự nhiên. Ao nuôi cá Koi càng rộng càng tốt vì sẽ có lượng thức ăn tự nhiên nhiều, như thế cá sẽ phát triển và đạt kích cỡ, màu đẹp. Mặc dù là giống cá dễ nuôi, sức đề kháng tốt nhưng cá Koi vẫn mắc một số bệnh về hô hấp, nấm da. Để phòng trừ các loại bệnh này, bên cạnh việc chăm sóc đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, ông Huy rất chú trọng đến việc giữ nhiệt độ ổn định trong các ao nuôi.

    Nếu năm 2014 là thời điểm giá các loại cá chép cảnh, cá Koi biến động, rớt đáy thấp nhất xuống còn khoảng 30-40 nghìn đồng/kg thì từ năm 2022 đến nay, giá cá ổn định, thị trường rộng mở hơn. Do đó, những hộ nuôi cá cảnh ở xóm Kim yên tâm đầu tư nuôi. Hiện, cá vàng đang được các hộ xuất bán dao động ở mức 5-10 nghìn đồng/đôi, tùy trọng lượng to nhỏ. Cá chép Nhật được bán với giá 70-100 nghìn đồng/kg. Cá Koi hiện có mức giá 180-200 nghìn đồng/kg; thời điểm cao nhất có thể xuất bán được với giá trên 300 nghìn đồng/kg. Khác với cá thịt, cá cảnh có thời gian nuôi ngắn hơn, 2,5 tháng, trọng lượng vài lạng là có thể xuất bán. Đối với cá giống, mỗi năm người nuôi xuất bán từ 2-3 lứa. Cá thương phẩm, do thời gian nuôi lâu hơn nên trung bình mỗi năm người nuôi xuất bán từ 1-2 lứa. Cá cảnh ở xóm Kim hiện được bán ở khắp các tỉnh, thành phố phía Bắc và vào đến tận Đà Nẵng, Nha Trang. Tuy nhiên thị trường tiêu thụ mạnh nhất vẫn là Thủ đô Hà Nội. Một số hộ nuôi nhiều trong xóm như gia đình ông Huy, ông Hiền, ông Sự…, nhà nhiều có tới 7 mẫu ao, nhà ít cũng khoảng hơn 1 mẫu. Đối với người nuôi cá cảnh như ông Huy, những tháng cuối năm là thời điểm bận rộn nhất. “Từ khoảng 20 tháng Chạp trở đi, xe cộ khắp nơi đổ về nhập cá cảnh, buôn bán tấp nập diễn ra từ đầu làng đến cuối xã”, ông Huy cho biết thêm. Những ngày này, ông có thể xuất bán 1-2 tạ cá/ngày. Nghề nuôi cá cảnh của xóm Kim đã giúp cho kinh tế nhiều hộ gia đình trong đó có nhà ông Huy dư dả hơn so với trước. “Theo tính toán của tôi, mỗi gia đình nếu làm 1 mẫu ao nuôi cá cảnh mỗi năm thu nhập khoảng 100 triệu đồng; trừ chi phí giống, điện nước, thức ăn, thuốc phòng bệnh… còn gần 70 triệu đồng tiền lãi. Số tiền này giúp các hộ gia đình có thêm chi phí trang trải cuộc sống, lo cho con cái học hành, sửa chữa nhà cửa. Con cá cảnh đang góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn của xóm, của xã”, ông Huy phấn khởi cho biết. Riêng từ đầu năm 2022 đến nay, trừ các khoản chi phí, gia đình ông Huy thu về gần 200 triệu đồng tiền lãi từ việc nuôi, kinh doanh cá cảnh.

    Rời xóm Kim khi chiều muộn, chúng tôi vẫn còn nghe thấy tiếng cá đớp mồi, quẫy đuôi. Nuôi cá cảnh đã trở thành một trong những mũi nhọn kinh tế trong gia đình các hộ nông dân ở đây. Có lẽ vì thế, trên những vùng đất chuyển đổi ở Mỹ Thắng, nhiều ao nuôi vẫn đang ngày càng phát triển, mang lại nguồn thu nhập chính cho các hộ nông dân nơi đây./.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Nghề Nuôi Cá Cảnh Ở Đà Nẵng
  • Bán Đồ Câu Cá Tại Đà Nẵng, Đại Lý Cần Câu Cá Tại Tp Đà Nẵng
  • Mua Bán Bể Cá Cảnh Tại Đà Nẵng Sơn Trà Trong Chuyên Mục Cá Cảnh, Thủy Sinh, Thú Nuôi
  • Thư Giãn Cuối Tuần Với 8+ Quán Cafe Cá Đà Nẵng Tuyệt Đẹp
  • Ngắm Nhìn Bình Minh Tại Chợ Cá Đà Nẵng

Giá Tôm Mỹ Giảm, Giá Cá Hồi Chile Tăng

--- Bài mới hơn ---

Nghề Nuôi Cá Cảnh Ở Xóm Kim, Xã Mỹ Thắng (Nam Định)

--- Bài mới hơn ---

  • Chơi Cá Ngày Tết Không Rẻ Đâu
  • Mua Bán Bể Cá Cảnh Tại Ninh Bình Gia Viễn Trong Chuyên Mục Cá Cảnh, Thủy Sinh, Thú Nuôi
  • Chợ Quê Ở Sài Gòn
  • Ăn Cá Mè Với Ông Thảo
  • 35 Món Quà Mừng Thọ Ý Nghĩa Thay Cho Lời Chúc Sức Khỏe Trường Thọ.
  • Đánh giá: 0 người đã đánh giá bài báo này.

    Người viết: khachnonghoc, ngày 6/15/2013, trong mục ” CẢNH QUAN”

    Một chiều hè, chúng tôi có dịp thăm khu nuôi thủy sản xóm Kim, xã Mỹ Thắng (Mỹ Lộc – Nam Định), “ngắm” những ao nuôi vuông vắn, rộng rãi được quy hoạch liền kề nhau. Đến giờ cho cá ăn, dưới mỗi ao, hàng vạn cá cảnh, cá thịt “ngửi” thấy mùi cám chen chúc tìm thức ăn. Nguồn lợi thu nhập của trên dưới 40 hộ dân xóm Kim nằm ở đây. Con cá cảnh, vì vậy đang tạo ra sinh kế bền vững cho người dân nơi này.

    Nếu như cách đây khoảng 5 năm trở về trước, thú chơi cá cảnh của người dân chỉ chủ yếu nhắm vào các “đại gia”, bởi những loại cá bày bán trên thị trường thường có giá khá đắt lên đến hàng triệu đồng, thì hiện nay, cá cảnh đã trở nên bình dân, gần gũi với người dân hơn. Có thể thấy ở mỗi lứa tuổi, người ta tìm cho riêng mình một loại cá để chơi. Qua đó, thể hiện được tính cách cũng như điều kiện của người chơi cá. Các em nhỏ có thể tự sắm cho mình một bể cá nhỏ, tầng lớp trung lưu thì trang trí cho ngôi nhà của mình một bể trồng thủy sinh. Người có thu nhập cao hơn thì chơi bể nước mặn như đại dương thu nhỏ trong nhà… Nắm bắt được nhu cầu đó, từ khoảng 5-7 năm nay, người dân xóm Kim tập trung phát triển nghề nuôi cá cảnh. Các loại cá mà họ hay nuôi là chép cảnh, tam dương ngũ sắc, cá vàng bốn đuôi… 1 đến 2 năm trở lại đây, một số hộ gia đình mạnh dạn đầu tư nuôi thêm một số cá cảnh khác, có giá trị kinh tế cao hơn như cá Koi, cá rồng. Nhưng chủ yếu, ao nuôi của người dân xóm Kim đa số vẫn là các loài chép cảnh, cá vàng bốn đuôi. Một số gia đình thả thêm cá thịt như cá trắm cỏ, cá trắm đen… Để nuôi được các giống cá cảnh cũng đòi hỏi lắm công phu. Đối với các loại cá cảnh như cá tam dương ngũ sắc, cá chép cảnh, hộ nuôi có thể tự nhân giống bằng cách bán cho nhau. Riêng đối với cá vàng bốn đuôi, phải mua giống từ Hải Phòng. Cá cảnh nói chung sau khi đẻ trứng 3, 4 ngày thì thành cá con. Lúc này thức ăn của cá là trứng luộc nghiền nát hòa với nước té xuống hồ cho cá ăn. Giai đoạn tiếp theo người nuôi cá nghiền bột gạo nấu loãng pha thêm nước thành thức ăn cho cá. Cá được 1 tuần tuổi thì lấy cám vịt, cám lợn ngâm cho nở hòa với nước làm mồi cho cá. Khi cá được 20 ngày tuổi trở lên thì mua cám hạt to khoảng 1 li làm thức ăn cho cá. Giống cá cảnh, theo những người nuôi ở đây cũng ít khi bị mắc bệnh, có sức chịu đựng, chống chọi với mùa đông rất tốt. Tuy nhiên vào dịp cuối năm do cá ít vận động nên thường bị mắc một số chứng bệnh như thối mang cá. Khi đó, người nuôi phải sục nước trong ao, té nước vôi loãng và cho cá ăn thuốc tỏi “Tiên đắc” để phòng thối mang cá. Khi cá gần đẻ thì phải tách các đôi cá bố mẹ riêng để chủ động việc phối giống cho cá. Đối với loài chép cảnh, người nuôi kỳ công hơn, phải bắt từng cặp bố mẹ lên để tiêm thuốc kích thích cho cá đẻ đồng loạt. Người nuôi cá xóm Kim gọi thời kỳ cá đẻ là “vật cá”. Tháng 2, tháng 3 chính là thời điểm cá cảnh đẻ rộ.

    Ông Trần Văn Mạnh chăm sóc cá cảnh trong ao nuôi của gia đình.

    Ông Trần Văn Mạnh, tham gia phong trào nuôi cá cảnh của xóm từ những ngày đầu. Hiện ông có 1,5 mẫu ao được chia thành 4 ao nhỏ. Với diện tích như vậy, ông Mạnh chỉ thuộc “hàng trung” nuôi cá của xóm. Ao nuôi của gia đình ông hiện có 1,5 vạn cá cảnh với 2 loại chính là cá chép cảnh và tam dương ngũ sắc. Ngoài ra, ông cũng nuôi thêm một số cá thịt như trắm đen. Cũng như các hộ gia đình nuôi cá khác trong xóm, gia đình ông Mạnh lúc nào cũng có cá bán quanh năm. Ông Mạnh cho biết: “Giá các loại chép cảnh hiện nay là 70-75 nghìn đồng/cân. Cá tam dương ngũ sắc có giá từ 80-90 nghìn đồng/cân. Cá Koi có giá 150-250 nghìn đồng/cân. Cá vàng bốn đuôi giá 15-20 nghìn đồng/đôi đối với loại nhỏ. Loại to đạt 80-90 nghìn đồng/đôi. Dịp cuối năm, nhất là vào mùa Tết ông Công, ông Táo giá các loại cá cảnh có thể nhích lên do nhu cầu của người dân vào dịp này tăng mạnh”. Vụ cá năm 2012, sau khi trừ mọi chi phí, ông thu về 50-70 triệu đồng. 6 tháng đầu năm 2013, do giá cả các loại cá đều giảm, ông cho biết có thể năm nay gia đình có mức thu nhập thấp hơn so với năm ngoái một chút.

    Đến gia đình ông Trần Văn Hiền, chúng tôi gặp con trai lớn của ông là Trần Văn Ngọc. Anh Ngọc tham gia nuôi cá cùng với bố cũng đã được hơn 1 năm nay. Gia đình anh hiện có trên 6 mẫu ao nuôi cá với tổng diện tích hơn 20 nghìn m2 mặt nước, 2-3 tấn cá trắm đen, 3-4 tấn cá chép cảnh. Gia đình anh Ngọc cũng là người có diện tích nuôi thả cá nhiều nhất xóm Kim. Anh Ngọc cho biết, cho đến thời điểm hiện tại, gia đình đã “đổ” xuống ao gần 1 tỷ đồng để xây dựng 10 ao nuôi. Toàn bộ hệ thống ao nuôi của gia đình đều có hệ thống cống bơm tiêu nước liên thông, khép kín, xung quanh ao và đáy được bê tông hóa. Gia đình anh dành 3 ao để ươm cá trắm đen giống, 7 ao còn lại nuôi cá vàng, cá chép đuôi dài, cá chép vàng In-đô-nê-xi-a… Ngoài ra, nhận thấy nhu cầu chơi cá rồng trên thị trường trong mấy năm trở lại đây tăng lên, gia đình anh mạnh dạn đầu tư thêm vốn, tìm hiểu kỹ thuật nuôi. Năm 2012, gia đình anh đầu tư 50 triệu đồng mua 100 đôi cá rồng về thả nuôi. Giống cá này không nuôi đại trà ngoài ao mà phải nuôi trong bể kính, thức ăn hằng ngày là cá con và tép. Cũng như các loại cá cảnh khác, người nuôi cá rồng nuôi trong khoảng thời gian 6 tháng thì xuất bán. Theo anh Ngọc, một đôi cá rồng sau 6 tháng nuôi có giá bán vào khoảng 900 nghìn – 1 triệu đồng/đôi cho lái buôn. Mỗi lần bán, nhà anh xuất khoảng 10 đôi. Có khoảng 10 hộ gia đình nuôi cá rồng trong xóm. Tuy nhiên, người nuôi cá rồng cũng phải đối mặt với nhiều loại bệnh tật như thối mang, cụt râu, mù mắt… đòi hỏi phải có kinh nghiệm và tốn công chăm sóc. Năm 2012, gia đình anh Ngọc xuất bán hơn 2 tấn cá trắm đen giống và gần 8 tấn cá cảnh các loại, lãi trên 300 triệu đồng.

    Có thể thấy, nghề nuôi cá cảnh đang góp phần giúp nhiều hộ dân xóm Kim ổn định cuộc sống, vươn lên làm giàu chính đáng. Những người nuôi trung bình như gia đình ông Mạnh đến những người nuôi lớn như gia đình anh Ngọc đều thu được lợi nhuận “kha khá” sau mỗi vụ cá. Từ nguồn thu nhập này, giúp họ có vốn để đầu tư cơ sở vật chất cho các ao nuôi, đầu tư giống cá mới và nhất là ổn định cuộc sống. Nghề nuôi cá cảnh đòi hỏi công chăm sóc nhiều hơn nuôi các loại cá thịt. Tuy nhiên, theo các hộ nuôi cá ở đây, người nuôi chỉ tốn công sức hơn vào giai đoạn cá bố mẹ chuẩn bị phối giống và cá con mới đẻ. Còn lại thì việc nuôi, chăm sóc cũng không quá khắt khe. Hơn nữa, lại có thể tận dụng được nguồn lao động trong thời gian rỗi rãi, hầu như già trẻ đều có thể tham gia nuôi cá được. Tuy nhiên, hai năm trở lại đây, cũng theo người dân xóm Kim, do kinh tế khó khăn, người chơi cá cảnh cũng hạn chế, dẫn đến giá các loại cá bán ra thấp, ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý người nuôi. Hơn nữa, theo quan sát của chúng tôi, không phải ao nuôi nào của các hộ dân cũng được đầu tư kỹ càng hệ thống cống bơm tiêu nước liên thông, dẫn đến nguồn nước trong một số ao bị ô nhiễm, gây mầm bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng cá. Để có thể “trụ” với nghề, người nuôi cá cảnh xóm Kim ngoài việc đầu tư thêm cơ sở vật chất kỹ thuật cho các ao nuôi cần tích cực học hỏi kinh nghiệm, kiến thức khoa học kỹ thuật qua các phương tiện thông tin đại chúng, học từ những người có thâm niên… để chăm sóc cá tốt hơn. Ngoài ra, để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của dân chơi cá cảnh, nên chăng, người nuôi cá ở đây phải tự sáng tạo, lai tạo những giống cá đẹp, độc đáo mang thương hiệu riêng. Bởi theo các nghệ nhân cá cảnh: “Cá cảnh được ưa chuộng không phải được tính bằng trọng lượng, kích thước mà chúng được tính bằng vẻ đẹp hoàn mỹ thông qua màu sắc, hình dáng”.

    Hoa Xuân

    Nguồn tin: Báo Nam Định

    Chia sẻ bài báo này với bạn bè.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Ngôi Làng “cá Chép” Ở Nam Định, “cái Nôi” Của Những Nhân Tài Kiệt Xuất
  • Làm Giàu Ở Nông Thôn: Cả Làng Ăn Nên Làm Ra Là Nhờ Cá Cảnh
  • 10 Loài Cá Cảnh Nước Mặn
  • Giá Bán Cá Chim Trắng Biển Nước Mặn Tại Tphcm Hiện Nay
  • Bể Cá Cảnh Nước Mặn Gồm Những Loại Nào?

Giá Cá Rô Tại Ao

--- Bài mới hơn ---

Nghệ Sĩ Minh Cảnh Xuất Viện Hội Ngộ Nsưt Thoại Mỹ

--- Bài mới hơn ---

  • 2 Cách Nấu Canh Cá Ngon Đơn Giản Mà Không Bị Tanh
  • 7 Món Ngon Từ Cá Lóc Đơn Giản Dễ Làm, Cá Lóc Nấu Gì Ngon Nhất Thực Đơn Gia Đình
  • Cá Trắm Nấu Gì Ngon? 5 Món Cá Trắm Dễ Làm Mà Siêu Bổ Dưỡng
  • Cá Bớp Nấu Gì Ngon? 2 Món Ăn Ngon Làm Từ Cá Bớp Đơn Giản
  • Mẹ Nấu Cá Hồi Với Rau Củ Gì Để Khử Tanh Và Bổ Dưỡng Cho Bé
  • Tại đây, ông đã xúc động gặp lại NSƯT Thoại Mỹ vừa từ Việt Nam sang lưu diễn.

    NSƯT Thoại Mỹ cho biết vừa xuất viện nghệ sĩ Minh Cảnh đã tham gia cuộc giao lưu đờn ca tài tử này, với mong muốn mang lời ca tiếng hát phục vụ khán giả kiều bào yêu nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ (ĐCTT Nam Bộ) tại Mỹ.

    Giọng ca của ông vẫn còn trầm ấm! Ông ca bài vọng cổ trong vở “Xử án Bàng Quí Phi” của soạn giả NSND Viễn Châu. Trong cuộc hội ngộ này, ông đã gặp lại nghệ sĩ lão thành Văn Chung, nghệ sĩ Ngọc Đáng, Tuấn Châu cùng với nhạc sĩ cổ nhạc Hoàng Phúc ca diễn những trích đoạn cải lương hay, vang bóng một thời và giới thiệu các bài bản được viết lời mới” – NSƯT Thoại Mỹ tâm sự.

    Được xem là danh ca hàng đầu của sân khấu cải lương, nghệ sĩ Minh Cảnh xuất thân trong nghèo túng, nhờ vào giọng ca thiên bẩm mà ông làm nên sự nghiệp. Nghệ sĩ Minh Cảnh sinh năm 1939, thân phụ của ông là người quê ở Quảng Bình, vào Sài Gòn làm phu đạp xe xích lô, sau khá hơn ông làm tài xế taxi. Mẹ của ông buôn gánh bán bưng nuôi các con. Theo lời kể của Minh Cảnh thì mẹ anh sinh đến 20 lần, mất đi 12 đứa con vì bệnh, còn lại 8 người con và ông là anh cả.

    Đến năm 11 tuổi, Minh Cảnh về sống với bà Ngoại và Dì Ba ở góc đường Nguyễn Thiện Thuật và Phan Thanh Giản.

    “NS Minh Cảnh theo các bạn nghèo, đi lượm vỏ chai, giấy vụn để bán lại cho những người mua ve chai, buổi trưa và tối thì đi bán bánh cam, chuối chiên để kiếm tiền về phụ với gia đình. Minh Cảnh thường lấy hàng của chị chuối chiên sau nhà nghệ sĩ Út Trà Ôn ở đường Phan Thanh Giản. Trong khi chờ lấy hàng, Minh Cảnh nghe lóm những bài ca vọng cổ từ máy hát. Nghe riết rồi thuộc lòng, anh đâm ra ghiền rồi đi theo con đường nghệ thuật, làm rạng danh một trường phái ca hơi dài mùi mẫn mà cho đến hôm nay chưa có người thay thế” – NS lão thành Văn Chung kể.

    Nghệ sĩ Minh Cảnh sang Mỹ định cư gần 20 năm. Thời gian đầu, ông liên tục có nhiều sô diễn dù ở tuổi gần 70. Thế nhưng vài năm trở lại đây, ông ra vào bệnh viện liên tục, sức khỏe yếu dần nên việc quay lại sàn diễn có lúc chỉ là giấc mơ.

    NS Tuấn Châu cho biết NS Minh Cảnh bị bệnh tim mạch và phổi, thời gian qua nhờ các bác sĩ ở tiểu bang Texas – Mỹ điều trị, ông đã khỏe mạnh và đến quận Cam, tiểu bang California – Mỹ để chuẩn bị biểu diễn trong chương trình tối 26-7.

    Thanh Hiệp (ảnh do NSCC)

    --- Bài cũ hơn ---

  • Hot Boy Cảnh Minh Quyết Định Trở Lại Showbiz Sau Đám Cưới
  • Con Trai Út Của Nghệ Sĩ Minh Cảnh Bị Đâm Chết
  • Ca Sĩ Minh Tuyết Sinh Năm Bao Nhiêu? Chồng Của Minh Tuyết Là Đại Gia Kín Tiếng
  • Ca Sĩ Minh Thuận Sinh Năm Bao Nhiêu Bị Bệnh Gì
  • Lời Bài Hát Cánh Hồng Phai

Nghề Nuôi Cá Cảnh Ở Xóm Kim, Xã Mỹ Thắng

--- Bài mới hơn ---

  • Cửa Hàng Cá Kiểng Mỹ Hương Ở Nguyễn Thông, Quận 3, Tp.hcm
  • Cửa Hàng Hồ Cá Kiểng Bảo Ngọc Ở Nguyễn Thông, Quận 3, Tp.hcm
  • Mua Cá Ngựa Tươi, Khô Giá Sỉ Ở Đâu Tại Hà Nội?
  • Địa Chỉ Chọn Mua Thức Ăn Cho Cá Cảnh Tại Hà Nội
  • Cách Đặt Bể Cá Cảnh Hợp Phong Thủy, Mang Lại May Mắn Tài Lộc
  • Nghề nuôi cá cảnh ở xóm Kim, xã Mỹ Thắng

    Một chiều hè, chúng tôi có dịp thăm khu nuôi thủy sản xóm Kim, xã Mỹ Thắng (Mỹ Lộc), “ngắm” những ao nuôi vuông vắn, rộng rãi được quy hoạch liền kề nhau. Đến giờ cho cá ăn, dưới mỗi ao, hàng vạn cá cảnh, cá thịt “ngửi” thấy mùi cám chen chúc tìm thức ăn. Nguồn lợi thu nhập của trên dưới 40 hộ dân xóm Kim nằm ở đây. Con cá cảnh, vì vậy đang tạo ra sinh kế bền vững cho người dân nơi này.

    Nếu như cách đây khoảng 5 năm trở về trước, thú chơi cá cảnh của người dân chỉ chủ yếu nhắm vào các “đại gia”, bởi những loại cá bày bán trên thị trường thường có giá khá đắt lên đến hàng triệu đồng, thì hiện nay, cá cảnh đã trở nên bình dân, gần gũi với người dân hơn. Có thể thấy ở mỗi lứa tuổi, người ta tìm cho riêng mình một loại cá để chơi. Qua đó, thể hiện được tính cách cũng như điều kiện của người chơi cá. Các em nhỏ có thể tự sắm cho mình một bể cá nhỏ, tầng lớp trung lưu thì trang trí cho ngôi nhà của mình một bể trồng thủy sinh. Người có thu nhập cao hơn thì chơi bể nước mặn như đại dương thu nhỏ trong nhà… Nắm bắt được nhu cầu đó, từ khoảng 5-7 năm nay, người dân xóm Kim tập trung phát triển nghề nuôi cá cảnh. Các loại cá mà họ hay nuôi là chép cảnh, tam dương ngũ sắc, cá vàng bốn đuôi… 1 đến 2 năm trở lại đây, một số hộ gia đình mạnh dạn đầu tư nuôi thêm một số cá cảnh khác, có giá trị kinh tế cao hơn như cá Koi, cá rồng. Nhưng chủ yếu, ao nuôi của người dân xóm Kim đa số vẫn là các loài chép cảnh, cá vàng bốn đuôi. Một số gia đình thả thêm cá thịt như cá trắm cỏ, cá trắm đen… Để nuôi được các giống cá cảnh cũng đòi hỏi lắm công phu. Đối với các loại cá cảnh như cá tam dương ngũ sắc, cá chép cảnh, hộ nuôi có thể tự nhân giống bằng cách bán cho nhau. Riêng đối với cá vàng bốn đuôi, phải mua giống từ Hải Phòng. Cá cảnh nói chung sau khi đẻ trứng 3, 4 ngày thì thành cá con. Lúc này thức ăn của cá là trứng luộc nghiền nát hòa với nước té xuống hồ cho cá ăn. Giai đoạn tiếp theo người nuôi cá nghiền bột gạo nấu loãng pha thêm nước thành thức ăn cho cá. Cá được 1 tuần tuổi thì lấy cám vịt, cám lợn ngâm cho nở hòa với nước làm mồi cho cá. Khi cá được 20 ngày tuổi trở lên thì mua cám hạt to khoảng 1 li làm thức ăn cho cá. Giống cá cảnh, theo những người nuôi ở đây cũng ít khi bị mắc bệnh, có sức chịu đựng, chống chọi với mùa đông rất tốt. Tuy nhiên vào dịp cuối năm do cá ít vận động nên thường bị mắc một số chứng bệnh như thối mang cá. Khi đó, người nuôi phải sục nước trong ao, té nước vôi loãng và cho cá ăn thuốc tỏi “Tiên đắc” để phòng thối mang cá. Khi cá gần đẻ thì phải tách các đôi cá bố mẹ riêng để chủ động việc phối giống cho cá. Đối với loài chép cảnh, người nuôi kỳ công hơn, phải bắt từng cặp bố mẹ lên để tiêm thuốc kích thích cho cá đẻ đồng loạt. Người nuôi cá xóm Kim gọi thời kỳ cá đẻ là “vật cá”. Tháng 2, tháng 3 chính là thời điểm cá cảnh đẻ rộ.

    Ông Trần Văn Mạnh chăm sóc cá cảnh trong ao nuôi của gia đình.

    Ông Trần Văn Mạnh, tham gia phong trào nuôi cá cảnh của xóm từ những ngày đầu. Hiện ông có 1,5 mẫu ao được chia thành 4 ao nhỏ. Với diện tích như vậy, ông Mạnh chỉ thuộc “hàng trung” nuôi cá của xóm. Ao nuôi của gia đình ông hiện có 1,5 vạn cá cảnh với 2 loại chính là cá chép cảnh và tam dương ngũ sắc. Ngoài ra, ông cũng nuôi thêm một số cá thịt như trắm đen. Cũng như các hộ gia đình nuôi cá khác trong xóm, gia đình ông Mạnh lúc nào cũng có cá bán quanh năm. Ông Mạnh cho biết: “Giá các loại chép cảnh hiện nay là 70-75 nghìn đồng/cân. Cá tam dương ngũ sắc có giá từ 80-90 nghìn đồng/cân. Cá Koi có giá 150-250 nghìn đồng/cân. Cá vàng bốn đuôi giá 15-20 nghìn đồng/đôi đối với loại nhỏ. Loại to đạt 80-90 nghìn đồng/đôi. Dịp cuối năm, nhất là vào mùa Tết ông Công, ông Táo giá các loại cá cảnh có thể nhích lên do nhu cầu của người dân vào dịp này tăng mạnh”. Vụ cá năm 2012, sau khi trừ mọi chi phí, ông thu về 50-70 triệu đồng. 6 tháng đầu năm 2013, do giá cả các loại cá đều giảm, ông cho biết có thể năm nay gia đình có mức thu nhập thấp hơn so với năm ngoái một chút.

    Đến gia đình ông Trần Văn Hiền, chúng tôi gặp con trai lớn của ông là Trần Văn Ngọc. Anh Ngọc tham gia nuôi cá cùng với bố cũng đã được hơn 1 năm nay. Gia đình anh hiện có trên 6 mẫu ao nuôi cá với tổng diện tích hơn 20 nghìn m2 mặt nước, 2-3 tấn cá trắm đen, 3-4 tấn cá chép cảnh. Gia đình anh Ngọc cũng là người có diện tích nuôi thả cá nhiều nhất xóm Kim. Anh Ngọc cho biết, cho đến thời điểm hiện tại, gia đình đã “đổ” xuống ao gần 1 tỷ đồng để xây dựng 10 ao nuôi. Toàn bộ hệ thống ao nuôi của gia đình đều có hệ thống cống bơm tiêu nước liên thông, khép kín, xung quanh ao và đáy được bê tông hóa. Gia đình anh dành 3 ao để ươm cá trắm đen giống, 7 ao còn lại nuôi cá vàng, cá chép đuôi dài, cá chép vàng In-đô-nê-xi-a… Ngoài ra, nhận thấy nhu cầu chơi cá rồng trên thị trường trong mấy năm trở lại đây tăng lên, gia đình anh mạnh dạn đầu tư thêm vốn, tìm hiểu kỹ thuật nuôi. Năm 2012, gia đình anh đầu tư 50 triệu đồng mua 100 đôi cá rồng về thả nuôi. Giống cá này không nuôi đại trà ngoài ao mà phải nuôi trong bể kính, thức ăn hằng ngày là cá con và tép. Cũng như các loại cá cảnh khác, người nuôi cá rồng nuôi trong khoảng thời gian 6 tháng thì xuất bán. Theo anh Ngọc, một đôi cá rồng sau 6 tháng nuôi có giá bán vào khoảng 900 nghìn – 1 triệu đồng/đôi cho lái buôn. Mỗi lần bán, nhà anh xuất khoảng 10 đôi. Có khoảng 10 hộ gia đình nuôi cá rồng trong xóm. Tuy nhiên, người nuôi cá rồng cũng phải đối mặt với nhiều loại bệnh tật như thối mang, cụt râu, mù mắt… đòi hỏi phải có kinh nghiệm và tốn công chăm sóc. Năm 2012, gia đình anh Ngọc xuất bán hơn 2 tấn cá trắm đen giống và gần 8 tấn cá cảnh các loại, lãi trên 300 triệu đồng.

    Có thể thấy, nghề nuôi cá cảnh đang góp phần giúp nhiều hộ dân xóm  Kim ổn định cuộc sống, vươn lên làm giàu chính đáng. Những người nuôi trung bình như gia đình ông Mạnh đến những người nuôi lớn như gia đình anh Ngọc đều thu được lợi nhuận “kha khá” sau mỗi vụ cá. Từ nguồn thu nhập này, giúp họ có vốn để đầu tư cơ sở vật chất cho các ao nuôi, đầu tư giống cá mới và nhất là ổn định cuộc sống. Nghề nuôi cá cảnh đòi hỏi công chăm sóc nhiều hơn nuôi các loại cá thịt. Tuy nhiên, theo các hộ nuôi cá ở đây, người nuôi chỉ tốn công sức hơn vào giai đoạn cá bố mẹ chuẩn bị phối giống và cá con mới đẻ. Còn lại thì việc nuôi, chăm sóc cũng không quá khắt khe. Hơn nữa, lại có thể tận dụng được nguồn lao động trong thời gian rỗi rãi, hầu như già trẻ đều có thể tham gia nuôi cá được. Tuy nhiên, hai năm trở lại đây, cũng theo người dân xóm Kim, do kinh tế khó khăn, người chơi cá cảnh cũng hạn chế, dẫn đến giá các loại cá bán ra thấp, ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý người nuôi. Hơn nữa, theo quan sát của chúng tôi, không phải ao nuôi nào của các hộ dân cũng được đầu tư kỹ càng hệ thống cống bơm tiêu nước liên thông, dẫn đến nguồn nước trong một số ao bị ô nhiễm, gây mầm bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng cá. Để có thể “trụ” với nghề, người nuôi cá cảnh xóm Kim ngoài việc đầu tư thêm cơ sở vật chất kỹ thuật cho các ao nuôi cần tích cực học hỏi kinh nghiệm, kiến thức khoa học kỹ thuật qua các phương tiện thông tin đại chúng, học từ những người có thâm niên… để chăm sóc cá tốt hơn. Ngoài ra, để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của dân chơi cá cảnh, nên chăng, người nuôi cá ở đây phải tự sáng tạo, lai tạo những giống cá đẹp, độc đáo mang thương hiệu riêng. Bởi theo các nghệ nhân cá cảnh: “Cá cảnh được ưa chuộng không phải được tính bằng trọng lượng, kích thước mà chúng được tính bằng vẻ đẹp hoàn mỹ thông qua màu sắc, hình dáng”./.

    Bài và ảnh: Hoa Xuân

    --- Bài cũ hơn ---

  • Nuôi Cá Mú Trong Ao Đất
  • Điều Thú Vị Về “Đặc Sản” Cá Heo Nước Ngọt
  • Các Bệnh Thường Gặp Ở Cá
  • Kinh Doanh Cá Kiểng Thành Công
  • Đặc Tính Sinh Sản Của Cá Cảnh

Top 6 Cửa Hàng Bán Cá Cảnh Chất Lượng Tại Mỹ Tho

--- Bài mới hơn ---

  • Tiền Giang: Công Bố Mở Cảng Cá Mỹ Tho
  • Chăn Ra Gối Nàng Tiên Cá Màu Xanh Dương Cực Dễ Thương Cho Bé Gái Atkds57
  • Cá Đĩa Ăn Gì? Cách Nuôi? Giá Bao Nhiêu Tiền? Mua, Bán Ở Đâu?
  • Hướng Dẫn Nuôi Cá Cảnh Trong Bình Thủy Sinh Nhỏ
  • Cá Cảnh Nước Mặn Đa Dạng Màu Sắc Cho Sức Sống Mới
  • Kiến thức cơ bản cho những ai mới chơi cá cảnh

    1, Cách thả cá mới mua vào bể

    Nếu bạn mới đi mua thêm cá thì chớ vội thả vào trong bể mà cần tách riêng ra một bể nhỏ để theo dõi xem trước đã. Lý do là vì bạn chưa thể biết được các con cá mới có đem theo mầm bệnh, các ký sinh sẽ gây ảnh hưởng cho cá có sẵn của mình hay không.

    • Nhiệt độ nước trong và ngoài của bể phải tương đồng, tránh để cá bị sốc nhiệt mà chết
    • Tuỳ theo loại cá cảnh bạn nuôi mà có thể lựa chọn thay 2/3 hay ¼ lượng nước trong bể, tránh thay đổi quá đột ngột
    • Cần có thời gian biểu thay nước ổn định và định kỳ.
  • Dù bạn có nuôi loài cá cảnh nào đi chăng nữa thì cũng nên cho chúng ăn một lượng vừa phải, tránh làm dư thừa sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng nước và làm đục bể thuỷ sinh.
  • Mặc dù cá thấy mồi sẽ đớp ngay nhưng chúng cũng chỉ hấp thụ được một phần mà thôi, còn lại chúng sẽ đào thải ra ngoài nên đừng thấy cá đớp mồi liên tục là tưởng chúng đói.
  • Nên cho cá ăn ngày 2 bữa vào sáng sớm và chiều tối.
  • Bạn cũng nên tham khảo các loại thức ăn cho cá cảnh , những loại thức ăn tươi, khô phù hợp với những chú cá bạn đang nuôi. Bổ sung và quay vòng các thức ăn khác nhau để cá phát triển toàn diện nhất.
  • Việc cho cá ăn còn phải phụ thuộc vào loài cá bạn nuôi là gì, số lượng cá và kích thước của chúng thì khi đó mới có thể cho ăn phù hợp được.
  • Chỉ cho cá ăn theo giờ cố định để tạo thành thói quen cho chúng.
  • Không nên bỏ đói cá quá lâu vì nếu bận thì bạn cần nhờ người cho ăn vì cá chỉ có thể nhịn đói tối đa được 1 tuần.

--- Bài cũ hơn ---

Giá Cá Rô Đồng Năm 2022

--- Bài mới hơn ---

  • Giá Cá Rô Phi Bao Nhiêu 1Kg Hôm Nay 2022, Mua Ở Đâu?
  • Cá Rô Đầu Nhím ‘bơi Tìm Đường Ra’
  • Áp Dụng Đúng Kỹ Thuật Nuôi Cá Rô Đầu Nhím Thu Hiệu Quả Kinh Tế Cao
  • Ao Nuôi Cá Rô Đầu Nhím Của Anh Tuấn
  • Cá Phi Phụng Giá Bao Nhiêu? Đặc Điểm Và Kỹ Thuật Chăm Sóc
  • Giá cá rô đồng cũng có phân biệt cá tự nhiên và cá nuôi nữa đấy, cá tự nhiên phải được đánh bắt và số lượng ít hơn nên giá cá rô đồng tự nhiên sẽ cao hơn giá cá rô đồng nuôi.

    Giá cá rô đồng tự nhiên tầm khoảng 80 – 100 nghìn đồng một kg, còn giá cá rô đồng nuôi thì rẻ hơn với mức giá cá rô đồng là 50 – 60 nghìn đồng một kg.

    Vì cá nuôi có số lượng lớn và chất thịt ít thơm béo hơn cá tự nhiên nên giá cá rô đồng nuôi sẽ thấp hơn giá cá rô đồng tự nhiên.

    Một số cơ sở phân phối trái mùa có thể bán cá với mức giá cá rô đồng nuôi là 100 – 120 nghìn đồng một kg.

    Cá rô đồng đang dần thu hút nhiều người tiêu dùng với mức giá cá rô đồng không biến động quá nhiều qua các năm, đặc biệt là vào mùa hè khi những nồi cá rô kho vàng ươm trở thành món ăn quen thuộc mỗi bữa cơm.

    Mô hình nuôi cá rô đồng trong ao để mang lại kết quả đáp ứng yêu cầu giá cá rô đồng lãi hơn cả vốn sau đây chắc chắn sẽ không làm bà con thất vọng.

    Ao nên được đặt gần nguồn nước sạch, chủ động về nguồn nước để việc cấp phát được thuận tiện.

    Vệ sinh, dọn dẹp sạch sẽ các bụi rậm, cỏ dại mọc dày đặc để không gian được thông thoáng, ánh sáng và không khí được đảm bảo thoải mái.

    Bên cạnh đó việc làm trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các sinh vật có lợi cho cá phát triển, các loại lá cây, cỏ dại không tràn xuống ao làm ô nhiễm, tù đọng nguồn nước.

    Nên đào ao ở những nơi không cản trở hoạt động giao thông – vận tải.

    Nếu ao đã cũ chứ không phải mới đào thì vẫn có thể cải tạo để dùng nuôi cá.

    Diện tích ao tốt nhất nên khoảng 1000 mét vuông, sâu khoảng 1,5 – 2m, nhưng tùy vào điều kiện mỗi người dân, hộ gia đình mà cân nhắc, miễn sao có điều kiện thuận lợi cho công tác nuôi trồng và quản lý.

    Bờ ao phải được đắp chắc chắn, đất là đất thịt để không bị mất nước và cũng không có tình trạng úng, tắc.

    Lấp hết hang hốc để cá không thoát ra ngoài. Nện đất và đắp chắc chắn để bờ không bị sạt lở hay ảnh hưởng mỗi mùa lũ đến.

    Bờ cách mặt nước từ 0,3 – 0,5m là tốt nhất. Rào lưới xung quanh ao, hoặc dựng tường lên chắn lại.

    Lưới nên có chiều cao vừa với bờ, có nghĩa là nếu bờ cao 0,3 – 0,5m tính từ mặt nước thì lưới cũng có chiều cao tương ứng tính từ mặt nước.

    Như vậy thì cá sẽ không thất thoát ra ngoài, nước không bị tràn, đặc biệt là khi mùa lũ đến.

    Không nên để lại các loại cây rậm rạp, tán rộng trên bờ hoặc trồng các loại cây như thế, vì lá cây rụng xuống có thể làm thối, ô nhiễm nguồn nước.

    Đặc biệt khi các loại lá rộng tù đọng trên một khu vực nước sẽ khiến nước bị thối một khu vực nhưng nhìn chung nước vẫn trong vắt nên khó nhận ra tình trạng, trong khi đó điều kiện nước không thuận lợi cho các động vật có lợi cho cá phát triển.

    Nhiều cây quá với độ che phủ lớn sẽ không đảm bảo nguồn ánh sáng, nhiệt độ nước cũng chênh lệch thấp hơn nhiều so với nhiệt độ môi trường bên ngoài.

    Cây cũng là nơi trú ẩn cho rắn, chuột,… các loài có hại và có tính đe dọa đối với cá.

    Hãy chuẩn bị tốt từ công tác đầu, như vậy thì năng suất mới đảm bảo giá cá rô đồng bù được vốn và sinh lời lãi bà con ạ.

    Không nên bơm nước quá thấp, nhiều bà con sau khi phơi ao và bơm nước đến 40 – 50cm thì dừng lại để bón phân tạo màu nước, nhưng sau đó dừng lại không bơm nữa.

    Như vậy sẽ khiến nhiệt độ các tầng nước không có sự chênh lệch cần thiết, khi trời nóng sẽ nhanh chóng ảnh hưởng đến cá và làm cá yếu đi, suy giảm tốc độ sinh trưởng.

    Mực nước thấp làm các loại rong, cỏ,… phát triển quá rậm rạp chiếm đi không khí trong nước, lượng khí oxi hòa tan thấp.

    Dễ xảy ra hiện tượng ứ đọng, thối rữa trong đáy nữa bà con ạ, hơn nữa khi cá lớn dần thì mật độ nuôi cá sẽ bị ảnh hưởng.

    Đáy ao đắp bằng phẳng, không lồi lõm, và hơi nghiêng về phía ống thoát nước.

    Nên để lại một lớp bùn tự nhiên dày 15 – 20cm ở dưới đáy ao.

    Nhưng không để lại lớp bùn quá dày hoặc tích tụ quá lâu, như thế sẽ sinh ra nhiều khí độc trong nước, vi sinh vật có hại sinh sôi.

    Như vậy năng suất sẽ giảm, giá cá rô đồng sẽ bị hạ thấp đấy.

    Vệ sinh, phát quang ao và bờ ao để diệt sạch cỏ dại, rong,… và vét đi cá thừa (nếu có).

    Bón vôi với lượng 7 – 10kg trên 100 mét vuông để khử trùng, sát khuẩn. Phơi ao từ 3 – 4 ngày, tới khi có vết chân chim là được.

    Khi phơi ao xong thì bơm nước vào, trước tiên bơm khoảng 40 – 50cm thì dừng lại bón phân hữu cơ hoặc phân chuồng ủ hoại.

    Nếu dùng phân chuồng thì nên dùng phân heo, gà, vịt chứ phân các loại gia súc khác không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn không đủ dinh dưỡng.

    Việc bón phân không chỉ tạo màu cho nước mà còn tạo ra nguồn thức ăn, dinh dưỡng tự nhiên cho cá.

    Nếu nuôi trồng cá gần khu vực chăn nuôi khác thì lượng mùn trong đất tương đối cao, nên không nhất thiết phải bón phân.

    Nếu dùng phân gà, lợn,… thì lượng dùng khoảng 20 – 30kg trên 100 mét vuông, nếu là các loại phân hóa học như ure, NPK thì giảm xuống còn 0,3 – 0,5kg.

    Phân hóa học (phân vô cơ) làm nước lên màu nhanh chóng nhưng hạn chế sử dụng, cùng lắm chỉ nên dùng khi cần làm xanh nước với nồng độ cao.

    Khi bơm nước thì phải có hệ thống lọc hoặc lắp lưới nơi ống bơm nước để cá tạp, vi sinh vật mang mầm bệnh lọt vào ao nuôi.

    Thả con giống như thả đi miếng liêm sỉ

    Đối với những nơi có nhiệt độ khá thấp thì nên thả giống từ sớm, bắt đầu từ tháng 3 – 4 là vừa đẹp.

    Con giống thì chọn mua ở những cơ sở uy tín, cá bơi khỏe, kích thước đồng đều, không xây xát hay bệnh tật là được. Đợi bán ra giá cá rô đồng sẽ ngay lập tức bù vốn thôi bà con ạ.

    Nếu con giống đạt lượng 500 – 700 con/kg thì thả 30 – 40 con trên một mét vuông.

    Thả cá vào thời điểm thời tiết dễ chịu, mát mẻ và không nhạy cảm, như là lúc sáng sớm hoặc chiều dịu là hợp nhất.

    Nên dùng thức ăn công nghiệp nuôi cá là chính, thức ăn để ở dạng viên thả nổi.

    Trong tháng đầu thì thức ăn có độ đạm lớn hơn 35%, kích thước nhỏ hơn 1mm, thức ăn chiếm 8 – 10% trọng lượng cá.

    Đến hai – ba tháng sau thì độ đạm giảm còn 30 – 35%, kích thước thức ăn bé hơn 2mm, thức ăn chiếm 5 – 7% trọng lượng cá.

    Tiếp đến tháng thứ 4 – 5 thì độ đạm là 25 – 30%, cỡ viên bé hơn 2,5mm, chiếm dưới 5% trọng lượng cá.

    Bà con cũng có thể kết hợp các nguồn thức ăn từ nông nghiệp như tấm, cám, rau xanh, bột cá, cá tươi,…

    Lượng đạm vẫn cần được đảm bảo.

    Ngày cho cá ăn hai lần vào sáng và chiều muộn. Không cho cá ăn thừa mứa, vụn thừa lại tích tụ sẽ gây ô nhiễm.

    Định kỳ thay 20 – 30% nước trong ao, nếu nước bị bẩn nặng thì nên thay nhiều hơn.

    Kiểm tra, quan sát kỹ các thiết bị, ao và bờ ao để kịp thời xử lí các tình huống có thể phát sinh.

    Mùa mưa đến thì rải vôi bột quanh bờ để củng cố bờ ao.

    Thu hoạch chờ đón giá cá rô đồng đi lên

    Nuôi được khoảng 4 – 5 tháng khi cá đạt 80 – 100g thì có thể thu hoạch, từ từ rút cạn nước rồi dùng lưới gom cá lại.

    Khi bà con ra chợ, thường sẽ thấy các trường hợp nhầm lẫn cá rô đồng tự nhiên và cá rô đồng nuôi.

    Cá rô đồng tự nhiên thường khá bé, chỉ cỡ hai, ba ngón tay, trong khi cá nuôi với mức giá cá rô đồng thấp hơn thì có kích thước gấp hai, ba lần cá tự nhiên.

    Thân cá tự nhiên đen xám và ngả đen nhiều, còn cá nuôi thì hoàn toàn màu xám.

    Thân cá tự nhiên hơi tròn, to và rất khỏe, thả vào chậu thì hoạt động rất năng nổ, còn cá nuôi thì mập mạp, béo tròn và thường nằm yên.

    Nhìn chung thì cá rô đồng tự nhiên hay nuôi đều nhiều xương, nhưng cá rô đồng tự nhiên ít thịt hơn vì khá bé, nhưng thịt chúng thơm hơn, xương giòn hơn. Còn cá nuôi thì thịt dày, dễ lóc nhưng không thơm bằng cá tự nhiên.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Phân Biệt Cá Rô Đồng Tự Nhiên Với Cá Nuôi
  • Vì Sao Khô Ó Sao (Hắc Cấy) Lại Đắt Giá
  • Khô Cá Ó Sao Phan Thiết
  • Khô Ó Sao (Hắc Cấy)
  • Cá Ong Biển Bao Nhiêu Tiền 1Kg Tại Thành Phố Hồ Chí Minh