Săn Cá Ngát Trên Sông Ở Cà Mau

--- Bài mới hơn ---

  • Kỹ Thuật Nuôi Cá Nheo Thương Phẩm
  • Áp Dụng Tiến Bộ Kỹ Thuật Nâng Cao Chất Lượng Cá Nheo Thương Phẩm
  • Nuôi Cá Nheo Mỹ Thương Phẩm Trên Hồ Thác Bà
  • Kỹ Thuật Nuôi Cá Nheo
  • Bán Cá Nheo (Cá Leo), Cá Nheo Sông Đà Sỉ Lẻ Mọi Số Lượng Giao Toàn Quốc
  • Với những bí quyết riêng, họ không những hạn chế được nguy hiểm mà còn có được nguồn thu nhập khá.

    Ông Nguyễn Văn Sang (xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau), cho biết: Nghề giăng câu bắt cá ngát này không khó, tuy nhiên mình phải có kinh nghiệm mới kiếm được nhiều cá. Cá ngát là loài sống ở vùng nước sâu và cũng đào hàng rất sâu, thích ở những nơi nhiều ụ, gốc cây. Phải hiểu đặc tính của nó để tìm được chỗ giăng câu.

    “Đặc biệt, cá ngát là loài có gai nhọn, có nọc độc, khi bị nó đâm rất nhức, có người bị đâm rồi bị hành mấy ngày liền không hết. Nếu người không quen chắc chắn sẽ không dám gỡ cá. Khi cầm con cá trên tay phải có “thế”, cố định đầu cá để không bị nó đâm. Với tôi thì chỉ cần cẩn thận một chút sẽ không sao, tuy vậy vẫn có những lần bị cá đâm. Mỗi kg cá bán ở chợ được khoảng 50.000 đồng, mỗi ngày tôi kiếm được khoảng 4-5kg cá” – ông Sang chia sẻ.

    Cá ngát là loài có gai nhọn và nọc độc nên khá nguy hiểm (Ảnh: Chúc Ly)

    Ông Sang cho biết: Bắt cá ngát bằng cách giăng câu hạn chế được nguy hiểm, do cá mắc câu mình kiểm soát được. Bên cạnh đó, còn có thêm vợt hỗ trợ và do có nhiều năm kinh nghiệm nên tôi không sợ.

    Mỗi ngày ông Sang kiếm được khoảng 4-5kg cá ngát (Ảnh: Ngọc Quyên)

    Theo người dân địa phương, cá ngát là loài ăn tạp nên rất dễ kiếm mồi và không tốn nhiều chi phí, thích nhất là ốc bươu vàng và tôm bạc. Cá ngát sau khi bắt sẽ được nhốt trong một cái rộng (dụng cụ dùng để nhốt cá dưới nước) và bỏ dưới sông, không được nhốt trên bờ vì ở nơi nước đứng cá ngát mau chết.

    Được biết, cá ngát (tựa cá trê) sống ở những khúc sông sâu. Thời gian trước loài cá có rất nhiều, nên người ta chẳng thèm ăn. Nhưng hiện nay trở thành đặc sản tại các quán ăn, nhà hàng, với giá từ 100-140.000 đồng/kg.

    Theo CHÚC LY – NGỌC QUYÊN (Dân Việt)

    --- Bài cũ hơn ---

  • “3 Đời” Săn Cá Ngát Bằng Tay
  • Du Lịch Giá Rẻ Trong Ngoài Nước: Săn Cá Ngát Trên Sông Ở Cà Mau
  • Cá Ngát Sốngsiêu Thị Thực Phẩm Online
  • Phú Yên Mua Cá Ngựa Ở Vũng Tàu Uy Tín
  • Mua Cá Ngựa Tại Bà Rịa

Du Lịch Giá Rẻ Trong Ngoài Nước: Săn Cá Ngát Trên Sông Ở Cà Mau

--- Bài mới hơn ---

  • “3 Đời” Săn Cá Ngát Bằng Tay
  • Săn Cá Ngát Trên Sông Ở Cà Mau
  • Kỹ Thuật Nuôi Cá Nheo Thương Phẩm
  • Áp Dụng Tiến Bộ Kỹ Thuật Nâng Cao Chất Lượng Cá Nheo Thương Phẩm
  • Nuôi Cá Nheo Mỹ Thương Phẩm Trên Hồ Thác Bà
  • (DVO) – Cá ngát là loài có nọc độc mạnh, khi bị nó đâm rất nhức, nhưng vì mưu sinh, nhiều người ở Cà Mau đã chọn nghề giăng câu bắt cá ngát.

    Với những bí quyết riêng, họ không những hạn chế được nguy hiểm mà còn có được nguồn thu nhập khá.

    Ông Nguyễn Văn Sang (xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau), cho biết: Nghề giăng câu bắt cá ngát này không khó, tuy nhiên mình phải có kinh nghiệm mới kiếm được nhiều cá. Cá ngát là loài sống ở vùng nước sâu và cũng đào hàng rất sâu, thích ở những nơi nhiều ụ, gốc cây. Phải hiểu đặc tính của nó để tìm được chỗ giăng câu.

    Cũng theo ông Sang, một dây (diềng) câu tầm khoảng vài trăm mét, và có đến vài trăm lưỡi câu, mỗi lưỡi cách nhau khoảng 1,5m. Lưu ý là cứ khoảng 15 lưỡi câu thì mình cột một cục đá để cố định dây câu, không để nước cuốn trôi đi. Sau khi thả câu khoảng 3 tiếng thì quay lại thăm, khi cuốn dây câu thì lưu ý phải xếp trong 1 cái rổ theo lớp, khi thả chỉ cần dở từng lớp ra, dây không bị rối.

    Dulichgo

    “Đặc biệt, cá ngát là loài có gai nhọn, có nọc độc, khi bị nó đâm rất nhức, có người bị đâm rồi bị hành mấy ngày liền không hết. Nếu người không quen chắc chắn sẽ không dám gỡ cá. Khi cầm con cá trên tay phải có “thế”, cố định đầu cá để không bị nó đâm. Với tôi thì chỉ cần cẩn thận một chút sẽ không sao, tuy vậy vẫn có những lần bị cá đâm. Mỗi kg cá bán ở chợ được khoảng 50.000 đồng, mỗi ngày tôi kiếm được khoảng 4-5kg cá” – ông Sang chia sẻ.

    Ông Sang cho biết: Bắt cá ngát bằng cách giăng câu hạn chế được nguy hiểm, do cá mắc câu mình kiểm soát được. Bên cạnh đó, còn có thêm vợt hỗ trợ và do có nhiều năm kinh nghiệm nên tôi không sợ.

    Theo người dân địa phương, cá ngát là loài ăn tạp nên rất dễ kiếm mồi và không tốn nhiều chi phí, thích nhất là ốc bươu vàng và tôm bạc. Cá ngát sau khi bắt sẽ được nhốt trong một cái rộng (dụng cụ dùng để nhốt cá dưới nước) và bỏ dưới sông, không được nhốt trên bờ vì ở nơi nước đứng cá ngát mau chết.

    Dulichgo

    Được biết, cá ngát (tựa cá trê) sống ở những khúc sông sâu. Thời gian trước loài cá có rất nhiều, nên người ta chẳng thèm ăn. Nhưng hiện nay trở thành đặc sản tại các quán ăn, nhà hàng, với giá từ 100-140.000 đồng/kg.

    Theo Chúc Ly – Ngọc Quyên ( Dân Việt)

    Du lịch, GO!

    --- Bài cũ hơn ---

  • Cá Ngát Sốngsiêu Thị Thực Phẩm Online
  • Phú Yên Mua Cá Ngựa Ở Vũng Tàu Uy Tín
  • Mua Cá Ngựa Tại Bà Rịa
  • Hướng Dẫn Cách Ngâm Rượu Cá Ngựa Tươi Đúng Chuẩn
  • Giá Bán Cá Ngựa Tươi Sống Ở Đâu Hợp Lí Tại Tp,hcm

【4/2021】Khô Cá Ngát Giá Bao Nhiêu 1 Kg

--- Bài mới hơn ---

“3 Đời” Săn Cá Ngát Bằng Tay

--- Bài mới hơn ---

  • Săn Cá Ngát Trên Sông Ở Cà Mau
  • Kỹ Thuật Nuôi Cá Nheo Thương Phẩm
  • Áp Dụng Tiến Bộ Kỹ Thuật Nâng Cao Chất Lượng Cá Nheo Thương Phẩm
  • Nuôi Cá Nheo Mỹ Thương Phẩm Trên Hồ Thác Bà
  • Kỹ Thuật Nuôi Cá Nheo
  • “3 đời” săn cá ngát bằng tay

    Gần 80 tuổi, ông Năm Hồ – như dân trong ấp quen gọi – không hề có dáng dấp của một người chịu bạo bệnh, với 3 lần tai biến mạch máu não thập tử nhất sinh. Sức vóc và nét ngang tàng của một thợ lặn từng ngót nửa thế kỷ dọc ngang sông nước miền Tây vẫn phảng phất trong phong thái và ông trò chuyện đầy khoan thai, minh mẫn.

    Sở hữu vườn trái cây cho thu nhập vài chục triệu đồng mỗi năm, nhưng “bảo vật” được ông Năm Hồ nâng niu nhất là chiếc vợt rách đã theo ông “trường kỳ” nhiều năm săn cá ngát. Gia đình ông gốc gác lâu đời ở Bến Tre, chuyên nghề làm ruộng, việc đánh cá chỉ là phụ thêm nhưng lại khiến ông đam mê. Nhiều năm chài lưới, cũng bắt đủ loại cá tôm, ông thấy cá ngát có rất nhiều nhưng không mấy người biết bắt. Giống cá da trơn này trông giống cá trê, lưng đen bụng trắng, quanh miệng có 8 sợi râu lớn rất dài, lại có 3 cái ngạnh nhọn hoắt ở sống lưng và hai bên hông, chúng thường rúc dưới hang sâu, nơi vực xoáy.

    Người ta thường câu cá ngát, tuy nhiên cách này ít hiệu quả và thường chỉ được cá nhỏ, bởi loại cá này ưa săn mồi chứ hiếm khi khoái khẩu với các thứ mồi “bất động”. Đó là chưa kể gai cá ngát rất độc, lỡ bị chúng đâm thì nhức buốt vô cùng, rất dễ nhiễm trùng, thậm chí có những trường hợp tử vong chỉ vì lội sông lỡ đạp phải cá ngát… Bởi thế, cá ngát tha hồ sinh sôi, nhiều con sống lâu năm nặng hàng chục kg.

    Được một người bạn góp ý, ông sửa chiếc lưới cũ thành mấy cái vợt miệng tròn, đường kính khoảng nửa mét, dài chừng 1,2 – 1,5m. Khi lặn tìm được hang cá, lấy vợt úp vào miệng hang rồi dùng cành cây thọc ngách hang, kết hợp dộng chân loạn xạ vào miệng ngách, theo phản xạ cá ngát sẽ phóng chạy và… lao thẳng vào vợt.

    Sẵn tay “sát cá” lại tìm “đúng võ”, ông Năm Hồ chuyển hẳn sang nghề săn cá ngát, rong ruổi quanh năm trên các sông rạch Cửu Long. Ông kể lại với nụ cười làm sáng bừng khuôn mặt hằn sâu những nếp nhăn tuổi tác: “Từ Bến Tre qua Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ… cho tới mạn Sóc Trăng, An Giang, Đồng Tháp, chỗ nào có sông rạch là đều có dấu ghe của tui. Dân sông nước đều quen mặt tui, người biết tên thì kêu Năm Hồ, người không biết tên thì gọi “ông già đầu láng” săn cá ngát, vì tui bị hói”.

    Chẳng ai đếm nổi đã bao nhiêu tấn cá ngát sa lưới vợt của ông Năm Hồ. Một buổi lặn vào “thời hoàng kim” ông bắt tới khoảng 40 kg cá ngát, nhiều khi tóm được những con nặng tới 10 – 15 kg. Con cá ngát lớn nhất ông từng bắt nặng gần 30 kg, còn phổ biến là loại 3 – 4 kg. Nghề săn cá ngát giúp ông nâng cấp được căn nhà lá thành nhà gạch, sắm chiếc ghe 1,5 tấn gắn máy, nuôi cả 11 đứa con khôn lớn…

    Theo ông Năm Hồ, cá ngát trên các sông ở miền Tây vẫn còn nhiều, nhưng so với trước thì ba phần chỉ còn một, do nhiều người đánh bắt kiểu tận diệt. Cách đây ít năm, nghe tin Đại học Cần Thơ thành công trong việc cho sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá ngát con, ông rất vui. Nhưng rồi lâu lâu cũng không nghe ở đâu nuôi cá ngát nữa, có lẽ vì giống này ưa sống nơi nước chảy xiết, chứ nước tĩnh là không chịu.

    Ông cười móm mém: “Chú muốn coi bắt cá ngát thì chịu khó qua Vũng Liêm kiếm thằng Tư nhà tui. 11 đứa con mà duy nhất có nó nối nghề”.

    Nhà anh Tư Thành gần bến phà Quới An, hướng mặt ra sông Mang Thít -con sông nhỏ, dài khoảng 47 km, nối sôngCổ Chiên với sông Hậu. Tên khai sinh của anh là Hồ Tấn Thành, con trai thứ tư của ông Năm Hồ, nhưng ở Vũng Liêm anh lại thành danh với cái tên “Sáu cá ngát”, vì chị Nguyễn Thị Sáu vợ anh mới là người đem “sản phẩm gia truyền” ra chợ hoặc đổ mối cho khách quen.

    Biết Tư Thành 46 tuổi, tôi “tá hỏa” khi anh giới thiệu “sắp nhỏ” gồm cậu út 20 tuổi và cậu cả… 36 tuổi. Chị Sáu cười khanh khách trước vẻ mặt thất thần của tôi: “Thằng lớn là con của chị với chồng trước. Chị Sáu hơn anh Tư 13 tuổi đó em, vậy mà mê ảnh hết biết luôn. Thằng nhỏ cũng là cháu kêu chị bằng dì, ba mẹ nó mất sớm nên anh chị nhận làm con, cho theo nghề anh Tư. 2 thằng không có đứa nào là con ruột của anh Tư, nhưng ảnh thương tụi nó lắm”.

    Anh Tư Thành chỉ cười hiền, vỗ vai tôi: “Chú em tận Hà Nội vô, mà cá ngát bắt đêm qua bán hết rồi. Giờ mình ra sông kiếm ít con về nhậu”. Háo hức theo anh xuống thuyền cùng Vũ Linh – cậu con nuôi to lộc ngộc mà anh gọi là “Nhí”, tôi vẫn thắc mắc sao lại lặn lúc gần giữa trưa? Tư Thành giảng giải: Bắt cá ngát phải đợi lúc thủy triều xuống, gọi là nước kém hoặc nước ròng, vì lúc này cá mới về hang, còn lúc nước lớn chúng bơi đi săn mồi. Lý tưởng nhất là những ngày con nước ròng sát, khoảng từ 13 – 18 và 23 – 27 Âm lịch, không phải lặn sâu mà lắm khi mỗi hang bắt được cả ổ 5 – 7 con cá ngát. Đợt này, mỗi ngày nước ròng 2 lần, tầm 11 giờ trưa và 22 giờ đêm.

    Tôi hồi hộp dõi theo đám bong bóng sủi từng đợt đánh dấu “đường lặn” của Tư Thành. Linh “nhí” vừa chống thuyền nương theo vừa lo điều chỉnh độ dài ống thở và sợi thừng nối với cây vợt cha nuôi cầm theo. Chừng như lũ cá chưa chịu về hang, nên Tư Thành phải mấy lần ngoi lên bơi sang chỗ khác. Linh “nhí” bình thản: “Chỗ này lặn thường chú ạ, có hang nào con cũng nhớ hết, ít cá thôi nhưng ổng đã xuống nước là phải được”.

    Lần lặn thứ ba lâu hơn, rồi Tư Thành trồi lên buông một tiếng gọn lỏn: “Cây!”. Linh “nhí” thành thạo đưa cho cha nuôi cái sống lá dừa nước dài cỡ 2 thước – dùng để thọc ngách hang lùa cá. Chưa đầy một phút sau, sợi thừng giật giật, Linh “nhí” nhanh tay thu thừng, kéo lên thuyền chiếc vợt chứa “chiến lợi phẩm” đầu tiên – con cá ngát nhỏ cỡ 7 lạng. Cậu ta với ngay cái kìm, bẻ phứt 3 cái gai nhọn hoắt trên mình cá, rồi mới thả xuống khoang thuyền trữ nước cho cá sống, cười lỏn lẻn: “Vậy cho chắc ăn chú ạ. Con dính ngạnh mấy lần rồi, nhức buốt đến mức hết sốt nóng như lò lại lạnh run người. Mà xài thuốc gì cũng không đỡ, sưng đến cả tuần. Chỉ có móc ít nhớt nơi cổ họng con gà mái ấp, thoa liên tục vô chỗ sưng, họa mới bớt được”.

    Chuyện đang dở, dây lại giật, con cá ngát thứ hai bị tóm nặng khoảng 1 kg khiến chúng tôi đều hào hứng. Rồi đến con thứ ba, thứ tư… cứ vài phút Tư Thành lại bắt được một con. Tôi đùa: “Ngó bộ ngon ăn như ổng nhặt cá dưới đáy sông nhỉ(!)”. Linh “nhí” cười lăn: “Con theo cha nuôi cả chục năm chưa thạo đó chú. Nói lý thì chỉ cần rờ miệng hang thấy nhiều sình đùn thành đống là đích thị hang có cá, vì khi rúc về hang cá ngát hay gạt bùn ra, còn miệng hang nhẵn là cá đã ra ngoài săn mồi. Nhưng lặn dưới đó mênh mông mù mịt, đáy sông đầy sình và hang hốc tùm lum, đâu dễ xoay xở”…

    Nồi canh thơm lừng, nước trong, vị chua dìu dịu dọn kèm dĩa cá chiên vàng ươm nóng hổi thật hấp dẫn. Tư Thành lấy ớt sừng trâu đâm với muối hạt để chấm cá, cho biết cá ngát làm được nhiều món, như kho tộ hoặc nấu cháo, làm lẩu, nhưng ngon nhất là nấu canh chua. Những khúc cá vừa chín tới vừa giòn ngọt vừa béo mà không ngậy, ăn hoài không ngán, khiến những ly rượu đế chiết từ bịch nylon cứ chảy tràn mãi cùng câu chuyện cởi mở thân tình…

    Lặn đêm giữa dòng Cổ Chiên

    Ngủ một giấc đến nhá nhem, dậy ăn lót dạ xong, cha con Tư Thành lại lục tục chuẩn bị cho buổi làm đêm. Điểm săn chính cách nhà chừng 20 km trên sông Cổ Chiên, do nước ròng từ 22h nên chúng tôi xuất phát trước đó hơn 1 tiếng. Dòng sông đêm dạt dào gió lộng lẫn tiếng động cơ trầm trầm, ánh đèn pha từ tàu thuyền xuôi ngược hắt những vạch sáng nhỏ xíu lọt thỏm giữa mênh mông trời nước và đôi bờ san sát bóng cây đen sẫm.

    Tư Thành bảo, cá ngát bị săn bắt ráo riết nên ngày càng được giá, đổ mối buôn cũng trên 140.000 đ/kg, còn nếu mang về thành phố vào nhà hàng thì cỡ vài trăm ngàn đồng một ký, “vừa bán vừa la vẫn đắt hàng”. Đặc biệt, cá ngát sống ở nước ngọt thịt béo ngon nên rất được chuộng. Nước lợ và nước mặn cũng có cá ngát, nhưng đầu rất to, mình cá gầy nhẳng và nhạt thịt.

    Cá ngát khá phàm ăn, tôm tép cua ốc cá vừa miệng là chén tuốt. Có điều mồi phải tươi sống, chỉ cần hơi ươn thì dù “đưa tận miệng” cá ngát cũng nguẩy đuôi bỏ đi. Bởi vậy mà giăng câu phần nhiều bắt được cá sửu, cá lóc, cá bông lau… chứ ít được cá ngát, mà nếu có được thì cũng hiếm dính con to.

    Tư Thành lại nhoài xuống mất hút vào làn nước tối sẫm. Sông rộng nên 50m dây ống thở phải nới ra gần hết. Linh “nhí” vừa dong thuyền, nới dây, vừa sẵn sàng dùng đèn và dùng cả miệng để báo hiệu cho những chiếc tàu chạy đêm tránh khu vực có thợ lặn. Bóng tối vây phủ tứ bề và dòng nước mênh mông khiến cuộc săn đêm ẩn chứa nhiều bất trắc…

    Linh “nhí” thoăn thoắt gỡ cá, chợt reo vui: “Số chú hên rồi nè, con này có trứng. Vậy là sớm đó, thường phải một tháng nữa, sang mùa gió chướng cá ngát mới mang trứng nhiều. Món này đặc sản số dách đó chú!”… Tranh thủ lúc cha nuôi “nghỉ giữa hiệp”, Linh mổ cá. Buồng trứng cá ngát thật lớn, màu vàng ươm, chiếm cỡ ¼ trọng lượng con cá. Cậu chàng nhanh nhẹn đặt chảo lên bếp ga du lịch, phi hành mỡ thơm nức mũi, trộn thêm nước, gia vị và chút mắm kèm nấm mèo thái nhỏ vào tô trứng cá, quấy đều rồi thả vào chiên. Phần thân cá, Linh nấu cháo để lát ba Thành húp cho ấm bụng.

    Miếng chả trứng nóng rẫy đặc biệt bùi béo, có hương vị rất riêng thật khó “từ chối”. Tư Thành cụng ly chứ không uống, vì còn lặn tiếp, tặc lưỡi: “Trứng cá ngát làm chả đúng cách thì không chỉ có nấm mèo, mà phải kèm cả thịt ba chỉ bằm nhuyễn, tàu hủ ki, bún tàu, nấm đông cô nữa. Chiên rồi ăn kèm với rau thơm, dưa leo, xoài xanh, đọt bứa… chấm nước mắm tỏi chua cay thì mỗi anh em mình phải hết vài xị đế”. Có người lại thích đem trứng cá ngát nhúng nước nóng cho tái, rồi thả vào nồi nước mẻ đun với sả, ớt, tỏi, nêm thêm mùi tàu, lá quế, bắp chuối… như nấu canh chua, cũng rất ngon.

    Tư Thành hầm hừ: “Mày rành chuyện chị em trên phố hồi nào vậy?”. Nạt nộ thế, nhưng ánh mắt anh trìu mến nhìn theo cậu con nuôi vừa cởi áo xuống lặn thay cha, và chỉ một lát đã tự lẳng lên thuyền cây vợt có chú cá ngát giãy lùng nhùng…

    --- Bài cũ hơn ---

  • Du Lịch Giá Rẻ Trong Ngoài Nước: Săn Cá Ngát Trên Sông Ở Cà Mau
  • Cá Ngát Sốngsiêu Thị Thực Phẩm Online
  • Phú Yên Mua Cá Ngựa Ở Vũng Tàu Uy Tín
  • Mua Cá Ngựa Tại Bà Rịa
  • Hướng Dẫn Cách Ngâm Rượu Cá Ngựa Tươi Đúng Chuẩn

Cá Chiên Sông Đà Giá Bao Nhiêu

--- Bài mới hơn ---

  • Lẩu Cá Chiên Sông Đà Chua Chua Cay Cay
  • Nâng Tầm Trải Nghiệm Cùng Daisy Corner: Thưởng Thức Bún Cá Thiểu Sông Đà Ngay Chốn Nghỉ Trưa Siêu Thoải Mái
  • Cá Ngần Sông Đà Tăng Giá Vẫn Hút Khách
  • Đặc Sản Cá Song Biển,dac San Ca Song Bien
  • Giá Cá Song Biển 04/2021
  • Huyền thoại kể rằng, đã từ lâu rồi những ngư dân sinh sống trên dòng sông Đà thường rỉ tai nhau về thú vui cực kì nguy hiểm, đó là săn “chúa tể” của vùng nước dữ – loài cá chiên khổng lồ, kích thước lên tới cả trăm kg. Chúng là loài sinh vật cực kỳ gớm ghiếc, nhiều dân thành phố lần đầu nhìn thấy cá chiên còn rùng mình run sợ, cái đầu to tướng bè bè, râu ria ngoe nguẩy, miệng rộng hoác để lộ bộ răng sắc như dao cạo, toàn thân cá chiên trơn nhẵn bóng, màu da loang lổ lấm chấm nhìn ghê rợn lắm. Loài cá này cũng siêu hung hãn, nó ăn thịt tất cả các loài thủy sinh nhỏ hơn mình, tấn công cả thuyền ngư dân nếu cảm thấy nguy hiểm. Ngày xưa khi mấy nhà máy thủy điện còn nằm trên giấy tờ, những con cá sông Đà nặng 20-30kg bày đầy chợ vùng cao, giá còn rẻ hơn thịt lợn. Nhưng 10 năm trở lại đây để bắt được những con cá chiên to như thế khó hơn lên trời. Giá cá Chiên sông Đà cũng vì vậy mà tăng vùn vụt, hàng trên chục kg là giá cả triệu đồng, nhiều nhà hàng đặt mối cả năm cũng chỉ đc vài chục con. Cá chiên ở có ở nhiều nơi, có lần tôi cũng đã được thưởng thức cá chiên Sông Lam (Nghệ An) nhưng hương vị vẫn đứng sau sông Đà hết, có lẽ chỉ ở dòng sông Huyền thoại này (Chúng thuỷ giai đông tẩu / Đà giang độc bắc lưu) cá chiên mới thể hiện đúng chất Thủy Quái của mình. Về chất lượng thịt thì cá chiên thuộc top những loài cá nước ngọt ngon nhất. Thịt cá Chiên có màu vàng ươm như ướp nghệ, thân không hề có xương dăm, chỉ có xương sống chạy dọc sống lưng. Thịt chắc, con càng to thịt càng chắc, tuy nhiên anh chị lưu ý một chút, thịt cá chiên lớn (trên 3kg) sẽ có vị hơi hoi và khô, những người sành ăn rất nghiện mùi này. Còn lại tôi khuyên anh chị nên ăn cá nhỏ hơn 2kg, thịt mềm, ngọt tuyệt hảo, lại giòn giòn sựt sựt nữa ạ. Do là loài ăn tạp (ăn các loại thủy sinh nhỏ hơn nó) nên dinh dưỡng có trong thịt cá chiên vô cùng dồi dào, có thể sánh ngang với thịt trắm đen hay thậm trí là Cá Hồi , vốn đều được coi như thượng phẩm của sông Đà. Nhiều gia đình có con nhỏ, người thân ốm yếu thường mua về tẩm bổ. Cá Chiên tươi sống sông Đà mua ở đâu Hà Nội? Micfood.vn tự hào là đơn vị cung cấp cá Chiên sông Đà nhiều năm kinh nghiệm tại Hà Nội. Những con cá Chiên sông Đà đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được tuyển chọn kỹ lưỡng trước khi giao tới tay người tiêu dùng. Để mua được những con cá Chiên sông Đà tươi ngon tại Hà Nội hãy đến với chúng tôi trực tiếp mua hàng tại cửa hàng chúng tôi tại 689 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội hoặc gọi ngay cho chúng tôi 0243.245.4085- 0243.245.4086- 0964.915.559 để đặt hàng. Cá Chiên sông Đà giá bao nhiêu? Cá Chiên sông Đà khối lượng 1-2kg giá: 624.000đ/kg Các loại cá khác: MICFOOD.VN SIÊU THỊ CÁ SÔNG ĐÀ TẠI HÀ NỘI

    --- Bài cũ hơn ---

  • Cách Nuôi Cá Hồng Kim Song Kiếm Là Gì Cho Ăn Gì
  • Giải Đáp: Giá Cá Song Tại Hà Nội Bao Nhiêu Tiền?
  • 【4/2021】Mua Hải Sản Tươi Sống Tại Quảng Ninh Đảm Bảo Chất Lượng【Xem 386,199】
  • Cá Song Giá Bao Nhiêu Tiền 1 Kg? Mua Ở Đâu Giá Rẻ?
  • Cá Sấu Việt Phong Địa Chỉ Quen Thuộc Của Các Tín Đồ Thời Trang Da

Cá Ngát Sốngsiêu Thị Thực Phẩm Online

--- Bài mới hơn ---

  • Du Lịch Giá Rẻ Trong Ngoài Nước: Săn Cá Ngát Trên Sông Ở Cà Mau
  • “3 Đời” Săn Cá Ngát Bằng Tay
  • Săn Cá Ngát Trên Sông Ở Cà Mau
  • Kỹ Thuật Nuôi Cá Nheo Thương Phẩm
  • Áp Dụng Tiến Bộ Kỹ Thuật Nâng Cao Chất Lượng Cá Nheo Thương Phẩm
  • Nguồn: Wikipedia

    CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN MÓN ĂN

    – Nhiệt độ môi trường luôn chủ yếu là 100oC ở điều kiện áp suất bình thường và cao hơn 100oC nếu nấu trong nồi áp suất. Thời gian làm chín bằng đun trong nước phụ thuộc vào kích thước nguyên liệu, đặc điểm, tính chất củ a mỗi loại nguyên liệu.

    đun nấu nhanh vì nguyên liệu đã được xào, rán qua, chất lượng nguyên liệu loại non mềm, dễ chín.

    om chín mềm, không nát, có ít nước sánh. Vị hơi chua dịu, nổi màu và mùi thơm của gia vị đặc trưng.

    Phương pháp chế biến món ăn bằng hơi nước

    dạng tấm, dẻo, dai, hơi giòn. Khi tráng có thể cho thêm một số nguyên liệu phụ khác như vừng, hành, thịt băm… Sản phẩm tráng thường ăn kèm với nhân và nước chấm tương ứng.

    Nguồn: “Lý thuyết kỹ thuật chế biến sản phẩm ăn uống” Nguyễn Hữu Thủy Nhà xuất bản Hà Nội – 2006 Phương pháp chế biến món ăn bằng đun trong chất béo

    – Phương pháp chế biến món ăn bằng đun trong chất béo là việc sử dụng dầu, mỡ ở nhiệt độ thích hợp để làm chín nguyên liệu thực phẩm. – Để làm chín nguyên liệu bằng chất béo trước tiên đun chất béo đến nhiệt độ cần thiết, bỏ nguyên liệu vào, tiếp tục đun cho tới khi nguyên liệu tạo được lớp vỏ bên ngoài và chín tới yêu cầu cần thiết.

    Nguồn: “Lý thuyết kỹ thuật chế biến sản phẩm ăn uống” Nguyễn Hữu Thủy Nhà xuất bản Hà Nội – 2006 P hương pháp đun nóng khô không dùng chất béo

    Đối với xào không có xốt phải ráo, thực phẩm chín mềm, giòn, không dai, không nát, nhũn, có mầu, mùi vị của nguyên liệu, đặc biệt có mùi thơm của nguyên liệu chín ở nhiệt độ cao (sém cạnh). Đối với xào có xốt yêu cầu xốt đủ bám một lượng nhỏ vào nguyên liệu, không đặc, không loãng, có độ bóng.

    Nguồn: “Lý thuyết kỹ thuật chế biến sản phẩm ăn uống” Nguyễn Hữu Thủy Nhà xuất bản Hà Nội – 2006

    Nguồn: “Lý thuyết kỹ thuật chế biến sản phẩm ăn uống” Nguyễn Hữu Thủy Nhà xuất bản Hà Nội – 2006

    – Lò vi sóng tạo ra sóng vi ba với tần số 2450 MHz làm các phân tử nước trong thức ăn hấp thu năng lượng từ sóng vi ba gây ra dao động mạnh. Sự dao động này tạo ra nhiệt làm chín thức ăn. Ngoài chế độ nấu bằng sóng vi ba, một số loại còn có các chế độ khác như: nướng do đốt nóng, tạo hơi nóng đối lưu…

    Nguồn: “Lý thuyết kỹ thuật chế biến sản phẩm ăn uống” Nguyễn Hữu Thủy Nhà xuất bản Hà Nội – 2006 Phương pháp chế biến món ăn bằng cơ học Nguồn: “Lý thuyết kỹ thuật chế biến sản phẩm ăn uống” Nguyễn Hữu Thủy Nhà xuất bản Hà Nội – 2006

    – Chế biến món ăn bằng muối chua rau quả là phương pháp ứng dụng các quá trình thủy phân gluxit thành các chất hữu cơ đơn giản nhờ các hệ enzim (enzyme là chất xúc tác sinh học có thành phần cơ bản là protein) tương ứng có trong vi sinh vật. Quá trình phân giải đó làm biến đổi nguyên liệu ở trạng thái sống thành sản phẩm ăn uống phù hợp với người tiêu dùng.

    Danh sách các món ăn kỵ nhau

    Các nhà khoa học phân tích 100g gan lợn thấy có 2,5mg đồng và trong giá đậu có nhiều vitamin C. Nếu ta xào lẫn hoặc ăn gan lợn với giá đậu cùng một lúc hoặc trong thời gian gần nhau sẽ làm vitamin C bị oxy hoá. Kết quả giá đậu thành chất bã sẽ không còn chất bổ.

    2. Không nấu gan động vật với cà rốt, rau cần

    Không nên dùng các loại rau, củ, quả này sau khi ăn món gan động vật. Lý do là trong gan động vật, hàm lượng đồng, sắt và một số nguyên tố kim loại khác khá cao. Các ion kim loại rất dễ làm cho vitamin C có trong loại rau, củ, quả này bị ôxy hóa và mất hết công hiệu. Ngoài ra loại rau, củ, quả này chứa nhiều chất cellulose và acid oxalic ảnh hưởng tới sự hấp thụ sắt của cơ thể.

    Vì trong dưa chuột chứa một loại men phân giải Vitamin C, khi ăn dưa chuột với cà chua hay những loại thực phẩm giàu Vitamin C sẽ không tốt vì làm giảm khả năng hấp thụ Vitamin C của cơ thể.

    Sữa này có men protidaza kiềm chế các protein trong trứng gà, cản trở tiêu hóa, gây khó tiêu, đầy bụng.

    6. Tỏi + trứng gà/vịt.

    Sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%. Khi sữa bò pha lẫn hoặc uống cùng với nước trái cây chua sẽ làm cho chất cazeine kết dính, lắng đọng lại làm cho khó tiêu và rối loạn tiêu hóa. Nếu trẻ uống lâu dài sẽ rất dễ mắc bệnh methemoglobin , bệnh này gây khó thở, tím tái và có nguy cơ khiến trẻ tử vong. Nước hoa quả có tính axít, làm biến đổi tính chất của sữa bò gây khó tiêu.

    7 . Sữa đậu nành và đường đen

    Tỏi thường được coi là gia vị cho món trứng rán. Tuy nhiên tỏi được chiên quá cháy sém sẽ tạo ra một chất rất độc, vì vậy chúng ta không nên ăn trứng cùng với tỏi.

    Đường đen có chất axít Osalic và axít malic, nếu dùng đường đen sẽ gây ra tác dụng axít sinh ra chất “lắng biến tính”, chất bổ sẽ bị giảm đi. Trẻ sơ sinh sẽ bị đầy bụng hoặc mất đi chức năng tiêu hóa. Vậy nên ta phải dùng đường trắng.

    9. Các loại động vật có vỏ sống trong nước + chất vitamin C.

    Thịt chó và thịt dê rất giàu protein. Nếu vừa ăn thịt chó hoặc thịt dê mà lại uống nước trà ngay thì chất acid tanic có trong nước trà sẽ kết hợp thành protein trong thịt chó hoặc thịt dê tạo thành chất tannalbin làm se niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột dễ dẫn đến táo bón, nguy cơ gây ra ung thư.

    Các loại động vật có vỏ: như tôm nước ngọt có nhiều hợp chất asen hóa trị 5 sau khi ăn nếu uống vitamin C hay ăn những thức ăn có chứa vitamin C như ớt, cà chua, mướp đắng, cam quýt, chanh… sẽ làm cho asen hóa trị 5 biến thành asen hóa trị 3, tức là chất thạch tín có độc bảng A. Vì vậy đã uống vitamin C và ăn các thứ có vitamin C thì tuyệt đối không được ăn các loại động vật có vỏ sống trong nước.

    Ceton đồng có trong những loại trái cây này phản ứng với axit cianogen lưu huỳnh trong củ cải, khiến người ăn bị suy tuyến giáp trạng và bướu cổ.

    Giấm chứa nhiều acid acetic, thịt dê chứa nhiều hoạt chất sinh học và đạm, hai thứ ăn chung acid acetic sẽ phá hủy thành phần dinh dưỡng của thịt dê.

    Nếu ăn cùng sẽ dễ bị nôn. Ngoài ra, bạn cũng không nên tráng miệng bằng quả lê sau bữa ăn có thịt ngỗng, vì hai món này khi kết hợp dễ gây sốt.

    Loại quả này cũng không nên ăn cùng khoai lang: Tinh bột trong khoai lang kích thích dạ dày tiết ra axít, tác dụng với chất chát tanin trong quả hồng, gây viêm loét và chảy máu dạ dày.

    14. Thịt chó không nên ăn với tỏi (vì sẽ gây khó tiêu).

    Kiêng tỏi và lòng trâu (tỏi vị đại tân, rất cay, tính đại nhiệt. Lòng trâu vị ngọt, tính hàn cả hai thứ đều tương phản với thịt chó, nếu ăn lẫn dễ sinh đau bụng và tả lỵ).

    Cá chép chứa nhiều hoạt chất sinh học, thịt chó cũng với thành phần dinh dưỡng phong phú, hai thứ ăn chung xảy ra phản ứng hóa học phức tạp, sản sinh ra chất có hại cho cơ thể.

    Bí rợ chứa enzym phân giải vitamin C, khi ăn chung với cải thìa sẽ làm mất giá trị dinh dưỡng của cải thìa.

    17. Muối tiêu và khoai môn (nếu ăn cùng dễ làm ruột đau thắt). Chuối hột thì kỵ mật mía, đường (ăn cùng lúc bị chướng bụng).

    Sau khi ăn thịt dê ăn dưa hấu tráng miệng dễ “sang nguyên khí”. Điều này là do thịt dê vị ngọt tính nóng, còn dưa hấu tính hàn, thuộc thực phẩm lạnh, sau khi ăn vào không những giảm thấp tác dụng bổ dưỡng của thịt dê mà còn gây trở ngại cho tì vị, dạ dày.

    Các loại quả có tính axit tanic như ổi, hồng, nho nếu ăn cùng hải sản sẽ khó tiêu hóa, gây đau bụng, buồn nôn.

    Cà chua chứa acid tannic, có thể hình thành chất khó tiêu trong dạ dày, gây tắc nghẽn đường ruột.

    Đậu hủ chứa nhiều canxi, hành chứa acid oxalic, hai thứ ăn chung sẽ tạo kết tủa oxalac calci, không dễ tiêu hóa hấp thu, có hại cho cơ thể.

    Thịt ba ba chứa nhiều đạm, đào lông chứa nhiều acid malic, acid này sẽ làm cho đạm bị biến chất, làm giảm giá trị dinh dưỡng, cho nên, thịt ba ba không thích hợp ăn chung với đào.

    Lương thực ngũ cốc đều chứa nhiều vitamin nhóm B, chất khoáng và xơ, các chất dinh dưỡng này rất dễ phân giải trong môi trường kiềm, tạo ra lãng phí dinh dưỡng, khi dùng ngũ cốc nấu cháo thì không nên bỏ tiêu muối (người ta nấu chè, cháo hay bỏ vào tiêu muối cho mau nhừ). ( Cái này chắc là chứ không phải muối và tiêu!)

    Thịt ba ba chứa nhiều hoạt chất sinh học, trứng gà là đạm chất lượng cao, hai thứ ăn chung sẽ dẫn đến chất đạm biến chất, làm giảm giá trị dinh dưỡng, thai phụ và sản phụ không nên ăn.

    Thịt bò chứa nhiều đạm, hạt dẻ chứa nhiều vitamin C làm cho đạm bị biến chất, dẫn đến làm giảm giá trị dinh dưỡng.

    Cà rốt chứa nhiều enzym phân giải vitamin C, củ cải giàu vitamin C, hai thứ này ăn chung sẽ phá hủy các thành phần dinh dưỡng.

    Củ cải chứa nhiều engym, nấm mèo đen chứa nhiều hoạt chất sinh học, hai thứ ăn chung có thể phát sinh phản ứng hóa học phức tạp, dẫn đến phát sinh viêm da.

    Thịt bò có tác dụng bồi bổ, rượu cũng là chất cay nóng, hai thứ ăn chung dễ dẫn đến các chứng như táo bón, viêm khóe miệng, mắt đỏ, ù tai

    Khi uống nhân sâm, nên kiêng ăn tất cả các loại củ cải (đỏ, trắng, xanh…) và hải sản đều là cấm kỵ sau khi bạn uống nhân sâm. Theo y học cổ truyền, củ cải và đồ biển đại hạ khí, còn nhân sâm đại bổ khí, hai thứ triệt tiêu lẫn nhau, gây hại cho người sử dụng. Dù là sắc hay hấp cách thủy, bạn cũng không được dùng đồ kim loại để nấu nhân sâm. Sau khi dùng loại dược liệu này, bạn không được uống trà, vì trà sẽ làm giảm tác dụng của nhân sâm.

    – Cá Ngát (Plotosus canius) là một trong những loài cá bản sứ có giá trị cao, thịt cá thơm ngon kích cỡ lớn và có nhiều giá trị dinh dưỡng. Cá Ngát có khả năng sinh sống trên sông rạch nước lợ và cả những vùng nước ngọt.

    – Cá Ngát thuộc họ cá da trơn với đuôi kéo dài giống như đuôi lươn. Đuôi của chúng nhọn hoặc tròn tù. Phần lớn có 4 râu, không có vây béo. Phần đuôi được tạo ra từ sự kết hợp của vây lưng thứ hai, vây đuôi và vây hậu môn để tạo ra một vây liên tục duy nhất.

    – Một số loài trong họ cá Ngát có nọc độc từ gai, khi bị đâm có thể gây ra những vết thương nguy hiểm cho con người. Chúng là các loài cá ăn đáy và thường sử dụng râu để phát hiện thức ăn. Cá Ngát có tập tính làm hang, hang cá Ngát thường rất sâu và có từ 2 đến 8 nghách. Trong mỗi hang thường có một cặp cá. Hang thường được đào ở ven bờ cách mặt nước lúc thủy triều xuống khoảng 30 cm.

    2. Sinh sản:

    – Kinh nghiệm dân gian miền tây cho rằng, cá biệt có những người “chịu cá ngát”. Có nghĩa, nọc cá chỉ gây đau như bị kiến lửa cắn với họ. Nhưng đa phần người bị cá ngát chích, đều khóc than kể lể cả ngày. Muốn bớt, dùng mẹo: móc lấy ít nhớt nơi cổ họng con gà mái ấp thoa vào chỗ sưng, làm nhiều lần trong ngày.

    – Mùa vụ sinh sản chính của cá Ngát là từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm. Cá Ngát trong tự nhiên sinh sản một lần trong năm tập trung sinh sản vào mùa mưa nhưng mùa vụ sinh sản của cá có thể kéo dài đến đầu năm sau. Cá Ngát bố mẹ có thể cho sinh sản với kích cỡ trung bình 1-1,5kg. Bãi đẻ của cá Ngát là ở vùng cửa sông, sau khi đẻ xong một phần cá con bơi ngược lên vùng nước ngọt sinh sống. Môi trường sống của cá Ngát có nồng độ muối từ 0 – 20% , pH dao động từ 6 – 7; Oxy hòa tan từ 5- 8 ppm; độ trong từ 15 – 30cm. Cá ngát sống trong nước ngọt lớn nhanh hơn cá ngát sống tại vùng nước lợ.

    – Cá Ngát nuôi sau 12 tháng đạt trọng lượng từ 1,5- 2 kg, hệ số FCR= 4-5. Sau 2 năm, cá đạt từ 3,5- 4kg. Thu hoạch: cá Ngát thường được thu tỉa bằng cách đặt bẫy khi đủ kích thước hoặc tháo cạn bắt hết một lần, vận chuyển sống khi đem bán.

    Nguồn: Tổng hợp

    --- Bài cũ hơn ---

  • Phú Yên Mua Cá Ngựa Ở Vũng Tàu Uy Tín
  • Mua Cá Ngựa Tại Bà Rịa
  • Hướng Dẫn Cách Ngâm Rượu Cá Ngựa Tươi Đúng Chuẩn
  • Giá Bán Cá Ngựa Tươi Sống Ở Đâu Hợp Lí Tại Tp,hcm
  • Độc Đáo Cá Ngựa Đảo Phú Quốc

Nấu Canh Chua Cá Ngát Ngon Nổi Tiếng Cho Bà Bầu Dưỡng Thai

--- Bài mới hơn ---

  • Cách Nấu Canh Cá Với Dưa Cải Chua Cực Thơm Ngon Và Hấp Dẫn
  • Canh Sườn Chua Nấu Dứa
  • Cách Nấu Canh Trứng Cà Chua Đậu Phụ
  • Cách Làm Món Canh Đậu Phụ Cà Chua Cực Kỳ Ngon
  • Cách Nấu Canh Trứng Đậu Phụ Cà Chua Thơm Ngon Đưa Cơm
  • Nấu canh chua cá hồi, nấu canh chua cá basa hay nấu canh chua cá lóc là những món canh chua giải nhiệt và ngon cơm mà hầu như người nội trợ Việt nào cũng biết chế biến làm món ăn ngon mỗi ngày.

    Nguyên liệu cần có cho món ăn này

    + 2 con cá ngát

    + 1 cây dọc mùng

    + 1/4 góc thơm

    + 3-5 trái đậu bắp

    + 2 trái cà chua

    + 100 gam giá sống

    + 1 vắt me , 1 trái ớt sừng

    + rau om, ngò gai

    + Gia vị : muối, tiêu, đường, dầu ăn, nước mắm ngon

    Cá nấu canh chua sấu hay cá nấu canh chua dọc mùng làm cho cá bớt mùi tanh bởi vị chua thanh tao của sấu, me. Các bà nội trợ thích nấu canh chua cá, nhất là cá ngát do hương vị cá thơm ngon mà thịt cá rất bổ dưỡng khiến cả nhà ai cũng thích thú khi thưởng thức.

    Cách nấu canh chua cá ngát :

    Cá ngát mua về ngâm giấm 1-2 tiếng cho sạch bùn nhớt rồi đem rửa sạch, cạo lớp vảy ngoài, cắt bỏ hai mang cá, moi bỏ ruột cá. Pha 3 muỗng muối vào 1 lít nước rồi cho cá vào rửa cho bớt tanh rồi xả lại nước lạnh vài lần cho thật sạch.

    Dùng dao khứa vài đường trên thân cá giúp cá thấm gia vị sau này.

    Thơm cắt bỏ mắt, cùi cứng rồi thái lát mỏng.

    Cà chua rửa sạch rồi cắt múi cau làm sáu miếng.

    Đậu bắp cắt cuống, rửa sạch rồi cắt lát xéo mỏng.

    Ớt sừng bỏ hạt, cắt lát khoanh tròn mỏng.

    Gía nhặt gốc rễ, rửa sạch rồi cho ra rổ để ráo nước.

    Me cho vào 1/2 chén nước nóng, dùng muỗng dằm nát me, lược bỏ hạt me.

    Rau om, ngò gai nhặt lá non, rửa sạch rồi cắt nhỏ.

    Bắt chảo lên bếp cho nóng, cho dầu ăn vào chảo chờ nóng rồi cho tỏi băm vào phi thơm. Sau đó cho cà chua, thơm vào xào chín, nêm vào 2 muỗng muối, 2 muỗng tiêu, 1 muỗng bột ngọt. Tiếp theo cho cá ngát vào xào chung với cà chua thơm cho săn thịt thì cho 1 lít nước lọc vào nồi cá, đun sôi lửa vừa.

    Khi nước dùng cá sôi bùng lên thì cho dọc mùng, đậu bắp, giá, ớt xắt khoanh vào nấu sôi chừng 10 phút nữa thì cho rau om, ngò gai vào.

    Múc canh chua cá ngát ra tô, rắc tiêu cho thơm rồi dọn dùng nóng với cơm trắng, chén mắm ớt xắt khoanh cay nồng nàn.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Cách Nấu Canh Chua Cá Hồi Không Bị Tanh Cho Bà Bầu
  • Cách Nấu Canh Chua Ngon Cho Bà Bầu Nghén Cá
  • Cách Nấu Canh Cá Cà Chua Đơn Giản Mà Ngon
  • Cách Chữa Vị Chua Cho Từng Món Ăn
  • Cách Nấu Canh Chua Cá Basa Đậm Đà Chua Dịu Thơm Ngon Trọn Vị

Cá Ngần Sông Đà Tăng Giá Vẫn Hút Khách

--- Bài mới hơn ---

  • Đặc Sản Cá Song Biển,dac San Ca Song Bien
  • Giá Cá Song Biển 04/2021
  • 【4/2021】Giá Mua Bán Cá Song Bao Nhiêu Tiền 1Kg Ở Tphcm
  • Giải Đáp: Cá Song Bao Nhiêu Tiền 1Kg? Mua Cá Song Ở Đâu Tốt Nhất?
  • Cá Song Bao Nhiêu Tiền 1 Kg 04/2021
  • Cá ngần hay còn gọi là cá không xương giá bán tăng 20% lên 300.000 đồng một kg tươi, hơn 2 triệu đồng kg khô nhưng vẫn “cháy” hàng dù vào mùa.

    Tháng 5-6 hàng năm là lúc cá ngần hay còn gọi là cá không xương – một đặc sản sông Đà vào mùa thu hoạch. Là người chuyên tìm mua loại cá này về ăn, chị Hoa ở TP HCM cho biết, để có được hàng tươi ngon, giá hợp lý, chị thường rủ đồng nghiệp mua cùng. Do đó, mỗi lần chị phải mua 20 kg các đầu mối bán ở Hòa Bình mới chuyển vào. “Loại cá này ăn không ngán, thịt lại mềm nên trẻ nhỏ cũng thích. Mỗi đợt mua, gia đình tôi trữ 3-5 kg”, chị Hoa nói.

    Theo người dân sống bên dòng sông Đà, cá ngần xuất hiện ngoài tự nhiên và không nuôi được. Loại này ngày càng được ưa chuộng nên giá trở nên đắt đỏ. So với năm ngoái, giá cá ngần hiện tăng 10-20%.

    Cá ngần Sông Đà là đặc sản được ưa chuộng. Ảnh: Thu Oanh.

    Chị Linh, người chuyên buôn hải sản ở Hạ Long cho biết, nếu năm ngoái chị bán cá ngần tươi chỉ 250.000 đồng một kg thì nay lên 300.000 đồng.

    Theo chị này, sở dĩ giá cá ngần tăng do nguồn cung giảm nhưng số lượng khách đặt mua nhiều. Mỗi ngày chị bán gần 50 kg cá. Ngoài bán tại Hạ Long, nhiều đầu mối còn đặt mua của chị để bán ở miền Nam. Không chỉ có cá ngần tươi, hiện chị Linh còn bán chả cá ngần với giá 400.000 đồng một kg. Loại này chị làm số lượng có hạn nên luôn “cháy” hàng.

    Trong khi đó, chị Loan ở Hòa Bình cho biết, mỗi kg cá ngần tươi chị bán giá 230.000 đồng, còn loại khô giá 220.000 đồng một lạng, tức 2,2 triệu đồng một kg. Với cá ngần khô, theo chị Loan khách muốn mua phải đặt trước vì cửa hàng chỉ phơi theo nhu cầu.

    Từ đầu vụ đến nay, chị Loan đã bán cả tấn cá ngần tươi. “Loại này hút khách cả ba miền. Vốn có vị ngọt, không tanh là đặc sản hiếm có của thiên nhiên nên giá ngày càng đắt”, chị Loan nói.

    Chị Loan cũng cho biết, ngoài sông Đà, cá ngần còn có ở nhiều vùng biển khác. Tuy nhiên, cá sông Đà giá cao hơn vì loại này có kích cỡ lớn, thân hình trắng muốt so với các vùng khác.

    Theo người dân nơi đây, cá ngần sống ở vùng nước sạch sông Đà chứ không phải nuôi nên thịt đảm bảo sạch.

    Hồng Châu (vnexpss)

    Link bài viết gốc: https://vnexpss.net/ca-ngan-song-da-tang-gia-van-hut-khach-4109372.html.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Nâng Tầm Trải Nghiệm Cùng Daisy Corner: Thưởng Thức Bún Cá Thiểu Sông Đà Ngay Chốn Nghỉ Trưa Siêu Thoải Mái
  • Lẩu Cá Chiên Sông Đà Chua Chua Cay Cay
  • Cá Chiên Sông Đà Giá Bao Nhiêu
  • Cách Nuôi Cá Hồng Kim Song Kiếm Là Gì Cho Ăn Gì
  • Giải Đáp: Giá Cá Song Tại Hà Nội Bao Nhiêu Tiền?

Một Số Đặc Điểm Và Kỹ Thuật Nuôi Cá Ngát

--- Bài mới hơn ---

  • 【4/2021】Giá Bán Khô Cá Chạch Bao Nhiêu Tiền 1 Kg
  • Cá Nục, Cá Hố Giá Thấp, Bán Rất Khó, Vì Sao?
  • 6 Lợi Ích Từ Cá Nục Hiếm Người Biết
  • Khô Gà Giá Sỉ Tại Đà Nẵng
  • Bí Quyết Chọn Mua Thịt Gà Đông Lạnh Giá Sỉ Ngon, Cung Cấp Cho Các Quán Ăn, Quán Nhậu, Nhà Hàng
  • Đặc điểm: Cá Ngát (Plotosus canius) là một trong những loài cá bản sứ có giá trị cao, thịt cá thơm ngon kích cỡ lớn và có nhiều giá trị dinh dưỡng. Cá Ngát có khả năng sinh sống trên sông rạch nước lợ và cả những vùng nước ngọt.

    Cá Ngát thuộc họ cá da trơn với đuôi kéo dài giống như đuôi lươn. Đuôi của chúng nhọn hoặc tròn tù. Phần lớn có 4 râu, không có vây béo. Phần đuôi được tạo ra từ sự kết hợp của vây lưng thứ hai, vây đuôi và vây hậu môn để tạo ra một vây liên tục duy nhất.

    Một số loài trong họ cá Ngát có nọc độc từ gai, khi bị đâm có thể gây ra những vết thương nguy hiểm cho con người. Chúng là các loài cá ăn đáy và thường sử dụng râu để phát hiện thức ăn. Cá Ngát có tập tính làm hang, hang cá Ngát thường rất sâu và có từ 2 đến 8 nghách. Trong mỗi hang thường có một cặp cá. Hang thường được đào ở ven bờ cách mặt nước lúc thủy triều xuống khoảng 30 cm.

    Hiện nay, ngoài thị trường giá bán cá ngát từ 40.000 – 60.000 đ/kg cá thịt tùy thời điểm mùa vụ. Do vậy, cá Ngát được xem là đối tượng nuôi mới rất có triển vọng trong tương lai. Và những thành công về nhân giống đã mở ra triển vọng lớn cho nghề nuôi thủy sản ở các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là trong điều kiện nguồn lợi cá tự nhiên đang suy giảm do đánh bắt quá mức.

    2. Sinh sản:

    Mùa vụ sinh sản chính của cá Ngát là từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm. Cá Ngát trong tự nhiên sinh sản một lần trong năm tập trung sinh sản vào mùa mưa nhưng mùa vụ sinh sản của cá có thể kéo dài đến đầu năm sau. Cá Ngát bố mẹ có thể cho sinh sản với kích cỡ trung bình 1-1,5kg. Bãi đẻ của cá Ngát là ở vùng cửa sông, sau khi đẻ xong một phần cá con bơi ngược lên vùng nước ngọt sinh sống. Môi trường sống của cá Ngát có nồng độ muối từ 0 – 20% , pH dao động từ 6 – 7; Oxy hòa tan từ 5- 8 ppm; độ trong từ 15 – 30cm. Cá ngát sống trong nước ngọt lớn nhanh hơn cá ngát sống tại vùng nước lợ.

    3. Tính ăn:

    Của cá thay đổi theo kích thước cơ thể. Lúc còn nhỏ (1-3 ngày tuổi) cá dinh dưỡng chủ yếu bằng noãn hoàng, khi cá hấp thu hết chuyển sang ăn thức ăn bên ngoài nhưng chủ yếu là động vật phù du cỡ nhỏ. Ở giai đoạn cá con thức ăn gồm: giáp xác nhỏ, rotifer, phytoplankton,… Số ngày tuổi càng tăng thì tỉ lệ giáp xác nhỏ càng giảm trong khi giáp xác lớn càng tăng. Ngoài ra cá cũng có thể ăn thức ăn đáy như giun ít tơ, ấu trùng Chironomus. Cá Ngát là loài ăn tạp thiên về động vật với phổ thức ăn rộng.

    4. Kỹ thuật nuôi:

    Ao nuôi cá Ngát nên gần sông để dễ thay nước, ao nuôi cá Ngát cần được gia cố kỹ để tránh cá làm hang; dùng chà cây hoặc ống nhựa làm nơi trú ẩn cho cá.

    Mật độ thả cá nuôi khoảng 5con/ m2. Thức ăn cho cá ngát là tép, cá vụn, hến sông, ốc bươu vàng…; cho cá ăn bằng cách rãi đều khắp ao và thường xuyên kiểm tra thức ăn bằng sàn ăn. Cá ăn mạnh về đêm, nên cho cá ăn 2 lần/ngày; cử cho ăn vào chiều tối gấp đôi cử cho ăn ban ngày. Cho cá ăn khi nước lớn (thủy triều cao), hạn chế cho ăn khi nước kém. Thời gian nuôi tùy thuộc vào kích cỡ cá thu hoạch nhưng thường kéo dài hơn 1 năm. Mùa vụ bắt đầu nuôi từ tháng 6-8, cá tăng trọng nhanh khi thức ăn được cung cấp đầy đủ và thường xuyên.

    Cá Ngát nuôi sau 12 tháng đạt trọng lượng từ 1,5- 2 kg, hệ số FCR= 4-5. Sau 2 năm, cá đạt từ 3,5- 4kg. Thu hoạch: cá Ngát thường được thu tỉa bằng cách đặt bẫy khi đủ kích thước hoặc tháo cạn bắt hết một lần, vận chuyển sống khi đem bán.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Cá Neon Có Bao Nhiêu Loại? Cách Nuôi Và Chăm Sóc Ra Sao
  • Cá Neon Với Cách Chọn Nuôi Hiệu Quả Nhất Trong Bể
  • Cá Ngựa Ngâm Rượu Có Tác Dụng Gì Bao Nhiêu Tiền 1 Con
  • Mua Cá Ngựa Khô Ngâm Rượu Ở Đâu Tại Tphcm Giá Rẻ Uy Tín Nhất?
  • Mua Cá Ngựa Khô Ở Đâu Chất Lượng

【7/2021】Khô Cá Ngát Giá Bao Nhiêu 1 Kg – Bán Ở Đâu Ngon Tại Tphcm【Xem 545,094】

--- Bài mới hơn ---

CẦM ĐỒ TẠI F88
15 PHÚT DUYỆT
NHẬN TIỀN NGAY
VAY TIỀN NHANH
LÊN ĐẾN 10 TRIỆU
CHỈ CẦN CMND
×