Cá Rô Phi Đơn Tính & Cá Rô Phi Đường Nghiệp Thương Phẩm

--- Bài mới hơn ---

Phân Biệt Cá Rô Phi Đường Nghiệp Và Cá Rô Phi Dòng Gift

--- Bài mới hơn ---

Kỹ Thuật Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Đường Nghiệp

--- Bài mới hơn ---

  • Phân Biệt Cá Rô Phi Đường Nghiệp Và Cá Rô Phi Dòng Gift
  • Hải Dương: Nông Dân Nuôi Cá Rô Phi Đường Nghiệp Lãi 700 Triệu Đồng
  • Cá Sấu Giống Mua Ở Đâu? Kinh Doanh Thế Nào?
  • Nuôi Cá Vược Thương Phẩm Trong Nước Ngọt – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam
  • Sản Xuất Giống Và Nuôi Cá Chép Chọn Giống V1
  • Cá rô phi đơn tính dòng Đường Nghiệp

    có tốc độ tăng trưởng trung bình cao khoảng 125-142g/con/tháng, gấp 1,4-1,6 lần rô phi đơn tính dòng GIFT, năng suất đạt khoảng 20 tấn/ha. Cá có thời gian nuôi ngắn, hệ số tiêu tốn thức ăn thấp, ít bị phân đàn thuận lợi cho quá trình chăm sóc, quản lý và thu hoạch. Rô phi đơn tính Đường Nghiệp là loài cá dễ nuôi, có khả năng thích ứng với mùa đông ở miền Bắc. Giống cá rô phi Đường Nghiệp này được nhiều đánh giá có hiệu quả kinh tế cao, có triển vọng nhân ra diện rộng, tạo hướng đi mới cho nhiều vùng nuôi trồng thủy sản. Chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính dòng Đường Nghiệp như sau:

    Chuẩn bị ao nuôi

    Bà con cần chuẩn bị ao nuôi thông thoáng, có nguồn nước chủ động, mực nước sâu từ 1,8-2m. Trước khi thả cá giống, ao cần được vệ sinh sạch sẽ, dùng vôi bột để tẩy ao với liều lượng 7-10kg/100m2, vôi được dải đều ở dưới đáy, phơi nắng từ 3 đến 5 ngày, sau đó tiến hành lấy nước vào ao.

    Chọn cá giống rô phi Đường Nghiệp:

     

     

    Cá giống rô phi tốt là cá có ngoại hình đẹp, không bị khuyết tật, xây sát. Ngoài các tiêu chuẩn về ngoại hình, bà con cần chú ý quan sát đến trạng thái hoạt động của cá giống. Con cá giống tốt phải bơi nhanh nhẹn, bơi chìm ở trong nước, không ngoi lên.

    Để con giống có đủ sức khỏe, thích ứng với điều kiện thời tiết của nước ta, con giống được chọn nên có kích cỡ từ 10-12g, tức là nếu mua 100 con cá giống thì tổng khối lượng là khoảng 1kg.

    Khi mang cá giống về, bà con nên sát khuẩn cho cá bằng cách tắm qua nước muối nồng độ 3%. Trước khi thả cần tăng cường cân bằng môi trường trong túi chứa và ao nuôi để gây sốc cho cá.

    Mật độ nuôi

    Mật độ thả cá là 2-4 con/1m2, sau thời gian khoảng 2 tháng nuôi, bà con nên san thưa với mật độ 1 đến 2 con/m2.

    Để tận dụng triệt để thức ăn có thể thả ghép 3-5% cá Mè hoa. Bà con nên tuân thủ kỹ thuật, thả đúng mật độ và yêu cầu cá thả không được lớn hơn cá rô phi.

    Cho ăn

    Hiện nay, các cơ sở nuôi cá rô phi đơn tính chủ yếu sử dụng cám công nghiệp dạng viên nổi dành riêng cho cá rô phi ăn, có hàm lượng đạm từ 27-40%, phân loại riêng với từng giai đoạn của cá. Khối lượng thức ăn phụ thuộc vào khối lượng của cá.

    Giai đoạn cá ở tháng thứ nhất, lượng thức ăn bằng 7-8% khối lượng của cá.

    Giai đoạn cá ở tháng thứ hai, lượng thức ăn bằng 3-4% khối lượng của cá.

    Giai đoạn cá từ tháng thứ ba đến lúc thu hoạch, lượng thức ăn chỉ bằng 2-3% khối lượng của cá.

    Khi cho cá rô phi đơn tính ăn, với cá ở tháng thứ nhất thì 1 ngày nên cho cá ăn thành ba bữa để cá dễ tiêu hóa. Còn cá từ tháng thứ hai trở đi, thì cho cá ăn hai bữa 1 ngày. Khẩu phần ăn tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển. Những ngày thời tiết thay đổi cá bị nổi đầu thì ngừng không cho ăn.

    Chăm sóc cá

    – Định kỳ 2-4 lần/tháng thay nước cho ao nuôi để điều chỉnh màu nước cho phù hợp.

    – Kiểm tra tốc độ tăng trưởng của cá định kỳ 2 lần/tháng để có kế hoạch điều chỉnh thức ăn cho phù hợp.

    Cá rô phi đơn tính là loài cá dễ nuôi, có khả năng chống chịu bệnh tật tốt. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi, cá vẫn có thể mắc một số bệnh như bệnh trùng bánh xe, bệnh đường ruột, nấm thủy mi. Để phòng bệnh cho cá, ngoài việc tắm cho cá giống bằng nước muối trước khi thả nuôi và cải thiện môi trường ao nuôi, người nuôi có thể dùng thuốc để phòng bệnh cho cá.

    Thu hoạch cá

    Sau 5-6 tháng nuôi, bà con có thể thu hoạch toàn bộ đàn cá nếu cá có cỡ đồng đều. Nhưng cũng có thể đánh tỉa để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Bà con cần chú ý thả bù đủ số lượng cá đã đánh mỗi đợt để đảm bảo mật độ. Khi thả bù phải thả cá có kích cỡ lớn để hạn chế sự chênh lệch về đàn cá trong ao.

     

    Hình ảnh: Thu hoạch cá rô phi Đường Nghiệp

    Với mật độ thả 1-2con/m2, sau 5 tháng nuôi, trung bình cá đạt trọng lượng từ 700-800 gam/con, có những con trên 1kg. Thả 1 vạn con giống, bà con có thể thu trên 5.5 tấn, trừ chi phí, số lãi thu về khoảng 100 triệu.

     

    --- Bài cũ hơn ---

  • Tiềm Năng Phát Triển Nuôi Cá Ngạnh – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam
  • Triển Vọng Nuôi Cá Nâu – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam
  • An Giang: Nuôi Cá Nàng Hai Ở Phú Bình – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam
  • Hiệu Quả Từ Nuôi Cá Hồng Mỹ – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam
  • Cá Hồng Mỹ Giống Chất Lượng

Kỹ Thuật Nuôi Có Rô Phi Đơn Tính Đường Nghiệp

--- Bài mới hơn ---

  • 【4/2021】Giá Bán Cá Hô Tươi Sống Bao Nhiêu Tiền 1Kg Tại Tphcm
  • Giá Cá Hô 10 Kg Tươi Sống Ở Đâu Bán Ưu Đãi? Caho.vn
  • Bảng Giá Cá Hô Chi Tiết, Cập Nhật Đầy Đủ, Chính Xác Nhất
  • Cá Hô Giống Nước Ngọt Giá Bán Bao Nhiêu, Mua Ở Đâu 2022?
  • An Giang: Nuôi Cá Hô Bán 1 Con Lời 1 Triệu Đồng
  • có tốc độ tăng trưởng trung bình cao khoảng 125-142g/con/tháng, gấp 1,4-1,6 lần rô phi đơn tính dòng GIFT, năng suất đạt khoảng 20 tấn/ha. Cá có thời gian nuôi ngắn, hệ số tiêu tốn thức ăn thấp, ít bị phân đàn thuận lợi cho quá trình chăm sóc, quản lý và thu hoạch. Rô phi đơn tính Đường Nghiệp là loài cá dễ nuôi, có khả năng thích ứng với mùa đông ở miền Bắc. Giống cá rô phi Đường Nghiệp này được nhiều đánh giá có hiệu quả kinh tế cao, có triển vọng nhân ra diện rộng, tạo hướng đi mới cho nhiều vùng nuôi trồng thủy sản. Chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc kỹ thuậtnuôi cá rô phi đơn tính dòng Đường Nghiệp như sau:

    Bà con cần chuẩn bị ao nuôi thông thoáng, có nguồn nước chủ động, mực nước sâu từ 1,8-2m. Trước khi thả cá giống, ao cần được vệ sinh sạch sẽ, dùng vôi bột để tẩy ao với liều lượng 7-10kg/100m2, vôi được dải đều ở dưới đáy, phơi nắng từ 3 đến 5 ngày, sau đó tiến hành lấy nước vào ao.

    Chọn cá giống rô phi Đường Nghiệp:

    Cá giống rô phi tốt là cá có ngoại hình đẹp, không bị khuyết tật, xây sát. Ngoài các tiêu chuẩn về ngoại hình, bà con cần chú ý quan sát đến trạng thái hoạt động của cá giống. Con cá giống tốt phải bơi nhanh nhẹn, bơi chìm ở trong nước, không ngoi lên.

    Để con giống có đủ sức khỏe, thích ứng với điều kiện thời tiết của nước ta, con giống được chọn nên có kích cỡ từ 10-12g, tức là nếu mua 100 con cá giống thì tổng khối lượng là khoảng 1kg.

    Khi mang cá giống về, bà con nên sát khuẩn cho cá bằng cách tắm qua nước muối nồng độ 3%. Trước khi thả cần tăng cường cân bằng môi trường trong túi chứa và ao nuôi để gây sốc cho cá.

    Mật độ thả cá là 2-4 con/1m2, sau thời gian khoảng 2 tháng nuôi, bà con nên san thưa với mật độ 1 đến 2 con/m2.

    Để tận dụng triệt để thức ăn có thể thả ghép 3-5% cá Mè hoa. Bà con nên tuân thủ kỹ thuật, thả đúng mật độ và yêu cầu cá thả không được lớn hơn cá rô phi.

    Hiện nay, các cơ sở nuôi cá rô phi đơn tính chủ yếu sử dụng cám công nghiệp dạng viên nổi dành riêng cho cá rô phi ăn, có hàm lượng đạm từ 27-40%, phân loại riêng với từng giai đoạn của cá. Khối lượng thức ăn phụ thuộc vào khối lượng của cá.

    Giai đoạn cá ở tháng thứ nhất, lượng thức ăn bằng 7-8% khối lượng của cá.

    Giai đoạn cá ở tháng thứ hai, lượng thức ăn bằng 3-4% khối lượng của cá.

    Giai đoạn cá từ tháng thứ ba đến lúc thu hoạch, lượng thức ăn chỉ bằng 2-3% khối lượng của cá.

    Khi cho cá rô phi đơn tính ăn, với cá ở tháng thứ nhất thì 1 ngày nên cho cá ăn thành ba bữa để cá dễ tiêu hóa. Còn cá từ tháng thứ hai trở đi, thì cho cá ăn hai bữa 1 ngày. Khẩu phần ăn tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển. Những ngày thời tiết thay đổi cá bị nổi đầu thì ngừng không cho ăn.

    – Định kỳ 2-4 lần/tháng thay nước cho ao nuôi để điều chỉnh màu nước cho phù hợp.

    – Kiểm tra tốc độ tăng trưởng của cá định kỳ 2 lần/tháng để có kế hoạch điều chỉnh thức ăn cho phù hợp.

    Cá rô phi đơn tính là loài cá dễ nuôi, có khả năng chống chịu bệnh tật tốt. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi, cá vẫn có thể mắc một số bệnh như bệnh trùng bánh xe, bệnh đường ruột, nấm thủy mi. Để phòng bệnh cho cá, ngoài việc tắm cho cá giống bằng nước muối trước khi thả nuôi và cải thiện môi trường ao nuôi, người nuôi có thể dùng thuốc để phòng bệnh cho cá.

    Sau 5-6 tháng nuôi, bà con có thể thu hoạch toàn bộ đàn cá nếu cá có cỡ đồng đều. Nhưng cũng có thể đánh tỉa để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Bà con cần chú ý thả bù đủ số lượng cá đã đánh mỗi đợt để đảm bảo mật độ. Khi thả bù phải thả cá có kích cỡ lớn để hạn chế sự chênh lệch về đàn cá trong ao.

    Hình ảnh: Thu hoạch cá rô phi Đường Nghiệp

    Với mật độ thả 1-2con/m2, sau 5 tháng nuôi, trung bình cá đạt trọng lượng từ 700-800 gam/con, có những con trên 1kg. Thả 1 vạn con giống, bà con có thể thu trên 5.5 tấn, trừ chi phí, số lãi thu về khoảng 100 triệu.

    --- Bài cũ hơn ---

  • 【4/2021】Cá Bớp Biển Phú Quốc Giá Bao Nhiêu 1Kg Mua Ở Đâu Tại Tphcm【Xem 203,049】
  • Kỹ Thuật Ương Cá Trắm Cỏ Giống
  • Tổng Hợp Các Giống Cỏ Nuôi Các Trắm Cỏ
  • Giá Cá Trắm Đen, Cá Trắm Cỏ Giống. Trang Trại Bán Cá Trắm Giống Uy Tín
  • Giá Cá Giò 04/2021

Kỹ Thuật Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Đường Nghiệp Trong Lồng Bè

--- Bài mới hơn ---

  • Thuốc Xử Lý Cá Rô Phi Đơn Tính Đực, 17
  • Kỹ Thuật Sản Xuất Giống Cá Rô Phi Đơn Tính Đực
  • Kỹ Thuật Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Cho Người Mới Nuôi
  • Dây Đồng Hồ Nam Light Brown Da Cá Sấu Alligator Mto Ar
  • Vodka Cá Sấu Đen,mua Vodka Cá Sấu Đen,giá Vodka Cá Sấu Đen,bán Vodka Cá Sấu Đen Ở Đâu Giá Bao Nhiêu
  • Cá rô phi đơn tính dòng Đường Nghiệp thuộc đời con lai F1 nguồn gốc Philipin có tỷ lệ con đực rất cao có thể đạt 100%, chúng có thể đạt kích thước lớn, nuôi ngắn hạn hoặc dài hạn đều được, càng nuôi trọng lượng càng nặng, hình thể rô phi loại này: mình ngắn, đầu nhỏ, lưng cao, mắt lồi và sếch mắt mõm gẫy, mồm vểnh ngược lên, thịt dày không có xương răm, mùi vị cá thơm ngon thuộc loại cá sạch và có giá trị kinh tế cao, được bà con nông dân ưa chuộng góp phần xây dựng kinh tế bền vững.

    So với cá rô phi thông thường, cá rô phi Đường Nghiệp có khả năng lớn cực nhanh, có thể đạt trọng lượng lên tới 4kg/con.

    Loại cá rô phi này có khả năng chịu đựng nhiệt tốt và lượng oxi trong nước thấp hơn thông thường. Khả năng chống chịu sốc nước, chênh lệnh độ pH, sốc bùn đặc do lũ gây ra trong thời gian dài.

    Có thể nuôi trong môi trường nước ngọt, nước lợ, nước mặn đều được, tốc độ sinh trưởng nhanh, ít bệnh tật và chịu rét cao. Khi cá từ 2 đến 3 kg/con vẫn tiếp tục phát triển trọng lượng. Dùng thức ăn công nghiệp có hệ số thức ăn (FCR) từ 1.0 đến 1.3 (tức là 1kg đến 1,3kg thức ăn cho 1kg cá thương phẩm) cám viên nổi đạm từ 25% – 30%.

    Vì vậy, nó đạt năng suất cao và mang lại giá trị kinh tế giúp bà con cải thiện cuộc sống. Hiện nay cá rô phi Đường Nghiệp Philipin là đối tượng nuôi chính trên thế giới và được chọn là đối tượng số 1 cho nghề nuôi cá rô phi sạch xuất khẩu tại nước ta. Riêng tại sông Bứa thuộc xã Quang Húc – huyện Tam Nông – tỉnh Phú Thọ đã triển khai mô hình nuôi cá rô phi đơn tính Đường Nghiệp trong lồng bè từ năm 2012 cho hiệu quả kinh tế cao, có thể nuôi mật độ dày và dễ dàng thu hoạch cũng như phòng trị bệnh hiệu quả. Cụ thể:

    – Kích thước lồng lưới: 6m x 6m x 3m, thiết kế lồng bằng khung sắt Φ27 và Φ34, thùy phuy nhựa loại 200 lít.

    – Mật độ thả: 5.000 – 6.000 con giống/lồng.

    – Tỉ lệ cá chết: 10% – 15%. chủ yếu cá chết lúc còn nhỏ, chưa thích nghi tốt với điều kiện nước sâu.

    – Thức ăn: cám viên nổi 1,5 – 3 ly, độ đạm 25% – 30% (đạm càng cao thì cá càng lớn nhanh và sức khỏe tốt).

    – Thời gian thu hoạch: 4,5 tháng đạt kích cỡ 500g – 600g/con, 6 tháng đạt kích cỡ 800g – 1,2kg/con , 8 tháng đạt từ 1,5kg – 2kg/con. Tùy vào nhu cầu bán cá mà xuất kích cỡ khác nhau.

    – Bình quân sau 5-6 tháng mỗi lồng đạt từ 5-6 tấn cá rô phi thương phẩm, với giá cá rô phi hiện tại là 45.000đ/kg có thể thu về từ 50tr. – 100tr./lồng nuôi sau khi đã trừ mọi chi phí chăn nuôi.

    Chi tiết về kỹ thuật nuôi như sau:

    1. Chuẩn bị lồng bè nuôi cá:

    – Tham khảo bài viết: thiết kế lồng bè nuôi cá

    – Điều kiện tự nhiên: sông, hồ, đập nước có mực nước từ 3,5m trở lên.

    – Lồng thiết kế bằng khung sắt Φ27 và Φ34, hoặc bằng tre.

    – Kích thước lồng: diện tích bề mặt là 6m x 6m, chiều sâu của lưới: 3m.

    – Thiết kế cầu từ bờ ra tới lồng, để tiện việc di chuyển cá giống, vận chuyển cá thương phẩm, vận chuyển thức ăn và tiện chăm sóc cá.

    – Vị trí đặt lồng: nơi bờ có độ dốc cao, thuận tiện di chuyển và đặt cầu ra vào, nếu là lòng hồ và bờ sông thoai thoải thì có thể thiết kế lối ra vào lồng bằng bè phao nổi 2m 2-3m 2 và dây thừng từ bờ tới lồng để di chuyển.

    2. Chọn giống và thả giống cá rô phi đơn tính Đường Nghiệp:

    – Tiêu chuẩn cá giống: Con giống đảm bảo khỏe mạnh, không dị hình, xây xát, hình dạng cân đối, màu sắc cơ thể sáng tươi, không mất nhớt. Cá giống có kích cỡ từ 4 – 6cm/con (tương đương 400 – 500 con/kg).

    – Mật độ: Tùy thuộc vào nguồn nước cấp (nuôi trong hồ hay nuôi ở sông) và khả năng đầu tư của người nuôi:

    + Nếu nuôi trong lòng hồ thì thả mật độ: 3.000 – 4.000 con/lồng.

    + Nếu nuôi ở sông thì thả dày hơn: mật độ từ 5.000 – 6.000 con/lồng.

    – Tỉ lệ hao hụt không đáng kể: vào khoảng 10%-15%.

    – Thời gian thả giống: Mùa vụ thả nuôi thích hợp từ tháng 3 đến tháng 6. Có thể nuôi qua đông cá thả tháng 10 – 11, nhưng phải áp dụng các biện pháp chống rét cho cá. Thời gian thả giống nên thả vào buồi sáng hay chiều mát, không nên thả vào buổi trưa hoặc trời nắng gay ngắt. Con giống trước khi thả được tắm qua nước muối với nồng độ 2 – 3% (2 – 3kg muối/100 lít nước).

    Lưu ý: Trước khi thả cho cá làm quen với môi trường nước nơi nuôi để tránh gây sốc cho cá bằng cách: Cho nước tại nơi nuôi từ từ vào túi hoặc chậu chứa cá rồi để khoảng 10 – 15 phút, sau đó từ từ mở túi ra hoặc nghiêng chậu cho cá ra lồng nuôi.

    3. Cho cá rô phi đơn tính ăn:

    Thức ăn: Kết hợp sử dụng thức ăn công nghiệp và thức ăn tận dụng (rau, cỏ, thức ăn tự chế khác…).

    Thức ăn công nghiệp đảm bảo độ đạm theo lứa tuỏi của cá. Thời gian đầu lượng thức ăn bằng 5-7% khối lượng cá, khi cá đạt trên 100g cho ăn 3-4%, khi cá đạt trên 200g cho ăn 2%. Để xác định lượng thức ăn cho cá ăn đủ cần cho ăn trong 1 giờ nếu cá ăn hết là đủ.

    Cách cho ăn: Cho ăn 2-3 lần trên ngày khi cá nhỏ, 2 lần/ngày khi cá đạt trên 100g. Cho ăn đảm bảo theo nguyên tắc 4 định: định vị trí, định thời gian, định số lượng và chất lượng.

    4. Chăm sóc và quản lý:

    Hàng ngày kiểm tra hệ thống lồng lưới, đề phòng chuột và các loài cá ngoại cắn rách, và các nút buộc lưới có bị bung ra hay không?

    Thường xuyên quan sát trạng thái hoạt động của cá trong lồng bè nhất là vào sáng sớm và chiều tối để có những phát hiện sớm bệnh nhằm xử lý kịp thời.

    Duy trì mực nước trong lồng bè ổn định bằng cách theo dõi mực nước sông hồ để kéo lồng bè ra vị trí phù hợp, tránh bị cạn và chạm lưới xuống đáy, dễ gây rách lưới và cá thoát ra ngoài.

    Mỗi tháng kiểm tra cá một lần, xác định khối lượng của 30 – 50 cá thể để theo dõi sinh trưởng của cá, trên cơ sở đó có phương pháp điều chỉnh thức ăn cho phù hợp và tiến hành lọc cá để đồng đều về kích cỡ, thuận tiện chăm sóc và thu hoạch.

    5. Phòng bệnh:

    – Định kỳ 1-2 lần/tháng dùng vôi (1-2kg/100 m 2), chế phẩm sinh học để xử lý nước tại nơi nuôi. Tại vị trí cho ăn nên treo túi vôi để xử lý môi trường và phòng bệnh cho cá.

    – Tăng cường sử dụng vitamin C, khoáng, men tiêu hóa giúp cá tiêu hóa tốt và tăng sức đề kháng.

    – Khi phát hiện cá có dấu hiệu bất thường, quan sát kỹ các dấu hiệu bên ngoài, đồng thời gửi mẫu bệnh phẩm để kiểm tra, trên cơ sở đó phân loại được bệnh và tiến hành chữa trị cho cá bệnh.

    6. Thu hoạch:

    Sau khi nuôi được 5-6 tháng, cá đạt trọng lượng từ 0,7 – 1,2 kg/con tiến hành thu hoạch toàn bộ lồng nuôi.

    Trước khi thu hoạch 1 ngày ngừng cho cá ăn. Thời điểm thu hoạch nên vào sáng sớm hoặc chiều mát.

    Cá sau khi thu cần vận chuyển đi ngay để đảm bảo sức khỏe và tỷ lệ sống của cá.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Cá Rô Vàng Óng Ở Đà Nẵng Đã Được Bán
  • Cá Chạch Quế Sốngsiêu Thị Thực Phẩm Online
  • Cá Chạch Quế Sống Giá Bao Nhiêu Tiền 1 Kg? Mua Ở Đâu Giá Rẻ?
  • 【4/2021】Bạch Tuộc Tươi Sống Bán Bao Nhiêu Tiền 1Kg Giá Sỉ Tại Sài Gòn【Xem 1,565,190】
  • Sâm Tăng Lực Phúc Lộc Thọ Có Tốt Không? Giá Bao Nhiêu? Mua Ở Đâu

Cá Rô Phi Đường Nghiệp Dễ Nuôi, Lãi Khá, Chi Phí Đầu Tư Thấp!

--- Bài mới hơn ---

  • Giá Cá Rô Phi Xuất Khẩu 04/2021
  • Mỹ Latinh: Gia Tăng Giá Trị Cá Rô Phi Xuất Khẩu Vào Thị Trường Mỹ
  • Nuôi Cá Rô Phi Xuất Khẩu Chất Lượng Cao
  • Mô Hình Nuôi Ghép Cá Rô Phi Lai Xa Dòng Isarel Theo Hướng An Toàn Đạt Hiệu Quả Cao
  • Giá Cá Rô Phi Thương Phẩm 04/2021
  • Thành công của mô hình nuôi cá rô phi Đường Nghiệp thâm canh đầu tiên ở xã Đức Thanh (Đức Thọ – Hà Tĩnh) đã mở hướng đi mới cho người dân nơi đây trong phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

    Gia đình chị Phạm Thị Hương (xóm Mới, xã Đức Thanh, Đức Thọ) đang tiến hành thu hoạch cá rô phi Đường Nghiệp. Nhiều người dân nuôi cá ở đây tò mò tìm đến xem loài giống cá đầu tiên được đưa về đây nuôi cho hiệu quả thế nào. Những mẻ lưới kéo lên từng con cá nặng 0,6 -0,8 kg quẩy mạnh trong lưới khiến ai nấy đều thán phục.

    Chị Hương cho biết: Trang trại chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản của gia đình chị có tổng diện tích hơn 2 ha. Trong đó, 0,5 ha diện tích mặt nước nuôi các loại giống cá nước ngọt như: Trắm, trôi, mè, chép… Vào đầu tháng 4 /2019, được Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ một phần chi phí, kỹ thuật, chị “thử sức” nuôi cá rô phi Đường Nghiệp.

    Bước đầu, chị thả nuôi 20.000 con cá giống có kích cỡ 4 – 6 cm. Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật cá có tỷ lệ sống gần 90%, sản lượng đạt hơn 10 tấn.

    Với sản lượng trên, chị Hương thu về hơn 330 triệu đồng, lãi gần 50 triệu đồng.

    “Qua thực tế theo dõi tốc độ tăng trưởng về khối lượng cho thấy, cá có tốc độ lớn nhanh, thân dày, cân đối, tỷ lệ thịt cao, màu sắc tươi sáng. Thương lái đánh giá cao về chất lượng đàn cá của tôi. Thành công của mô hình khi đưa đối tượng nuôi mới vào sản xuất có hiệu quả giúp gia đình tôi tăng thu nhập trên cùng một diện tích mặt nước” – chị Hương phấn khởi nói.

    Theo anh Trương Huy Dũng – cán bộ chủ trì mô hình, cá rô phi Đường Nghiệp là loài dễ nuôi, lớn nhanh, chi phí đầu tư không cao, kỹ thuật nuôi không quá khó, con giống chủ động, giá bán phải chăng, chất lượng thịt tốt, dễ chế biến nên rất được người tiêu dùng lựa chọn.

    Những năm gần đây, nhiều mô hình nuôi cá rô phi thâm canh đã phát huy có hiệu quả tại các vùng đất trồng lúa kém hiệu quả. Vì vậy, chúng tôi chọn xã Đức Thanh xây dựng mô hình trình diễn là để nhân rộng nhằm nâng cao thu nhập, tìm hướng đi mới cho địa phương trong xây dựng NTM.

    Bí thư Đảng ủy xã Đức Thanh Nguyễn Tiến Đạt cho biết: Đức Thanh là xã thuần nông, đời sống người dân còn thấp. Kết quả từ thí điểm nuôi cá rô phi Đường Nghiệp tạo đà khuyến khích người dân nhân rộng mô hình nhằm tăng tỷ trọng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

    Hữu Trung

    Các tin đã đưa

    --- Bài cũ hơn ---

  • Kỹ Thuật Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Dòng Đường Nghiệp Trong Ao Hồ
  • Giá Cá Rô Phi Nguyên Liệu Trung Quốc Tăng Nhưng Dự Báo Sẽ Giảm
  • Chuyên Bán Buôn, Bán Lẻ Cá Rô Phi Từ 1
  • Bán Buôn Cá Rô Phi, Giá Cá Rô Phi Trên Thị Trường Hiện Tại
  • Năm 2022, Giá Cá Rô Phi Trên Thị Trường Giảm

Hải Dương: Nông Dân Nuôi Cá Rô Phi Đường Nghiệp Lãi 700 Triệu Đồng

--- Bài mới hơn ---

  • Cá Sấu Giống Mua Ở Đâu? Kinh Doanh Thế Nào?
  • Nuôi Cá Vược Thương Phẩm Trong Nước Ngọt – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam
  • Sản Xuất Giống Và Nuôi Cá Chép Chọn Giống V1
  • Ương Cá Bớp Giống Lãi Cao – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam
  • Cá Chép Giòn Hải Sản Hồng Minh
  • Hải Dương: Nông dân nuôi cá rô phi Đường Nghiệp lãi 700 triệu đồng

    Với hiệu quả kinh tế khả quan sau nhiều năm nuôi cá, con cái học hành thành tài, gia đình hòa thuận, cả hai anh Nguyễn Trung Kiên và Lê Thanh đều là những tấm gương thành công điển hình trong vùng; từng nhận được giải thưởng nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của xã Cổ Thành.

    Gắn bó với nghề nuôi cá và có kinh nghiệm thả nuôi nhiều loại cá khác nhau, anh Nguyễn Trung Kiên (ngụ Cổ Thành, huyện Chí Linh) chia sẻ: trước đây, anh chủ yếu nuôi các loại cá truyền thống, nhưng từ khi chuyển sang nuôi cá rô phi Đường Nghiệp thì hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn hẳn. Hiện ao cá rộng gần 5 mẫu của gia đình anh Kiên đang nuôi 2 vạn cá rô phi đơn tính Đường Nghiệp, ghép thêm gần 1 vạn các loại cá chép, cá trắm…

    Đây là năm thứ 7 anh sử dụng thức ăn thủy sản của công ty GreenFeed.

    Trung bình mỗi vụ nuôi kéo dài 10 tháng, trại cá nhà Kiên tiêu thụ khoảng 70 tấn cám nhãn hiệu GreenFeed

    Các sản phẩm chủ lực hỗ trợ dinh dưỡng và tốc độc tăng trưởng cho bầy cá là 6106, 6116 6126 và 6136

    Quang cảnh thu hoạch cá tấp nập tại trại

    Tính đến trung tuần tháng 12, tổng cộng anh đã bán hơn chục tấn cá các loại, gần nhất anh bán được 2 tấn cá rô phi Đường Nghiệp, thương lái trả 35.000 đồng/kg, mỗi con cân nặng trung bình 2,3kg. Đợt này anh thu về 160 triệu chưa trừ chi phí. Hiện trại vẫn còn tồn một số lượng cá chuẩn bị xuất bán vào đầu năm sau. Anh Kiên đánh giá tình hình thu hoạch tính đến thời điểm hiện tại có khả quan hơn so với năm ngoái, ước tính sơ bộ khả năng thu lãi trên 700 triệu đồng.

    Một hộ khác ngụ cùng địa bàn cũng chọn hình thức nuôi cá rô phi Đường Nghiệp suốt nhiều năm nay là anh Lê Thanh. Với diện tích trại 2,7 mẫu, anh thả 1,2 vạn cá rô; 2.400 cá chép và khoảng 200 con cá trắm. Loài cá rô phi này tuy không khó nuôi nhưng cần chú ý yếu tố phòng bệnh.

    Đây là năm thứ 4 anh dùng thức ăn thủy sản của GreenFeed

    Đối với ao nuôi cá, mật độ nuôi cao nên thường xảy ra hiện tượng thiếu hụt khí ôxy hòa tan trong nước. Anh Thanh đã đầu tư 3 hệ thống quạt đĩa tròn để tăng mức oxy hòa tan trong ao, có tác dụng ngăn ngừa được dịch bệnh. Đồng thời, hiện nay là thời điểm cuối năm, nhân viên kỹ thuật GreenFeed khuyến cáo bà con nên định kỳ từ 1 – 2 lần/tháng dùng vôi hoặc chế phẩm sinh học để xử lý nước ao nuôi. Tăng cường sử dụng vitamin C, chất khoáng, men tiêu hóa giúp cá tăng sức đề kháng, sức khỏe tốt…

    Tính từ lúc đầu vụ nuôi đến nay được 7 tháng, trại anh Thanh đã dùng hết 27 tấn cám của GreenFeed

    Ngày 03/12, anh đồng ý bán cho thương lái 1 tấn rưỡi cá rô phi, giá 35.000 đồng/kg, bình quân mỗi con cân nặng 2,2 kg. Anh hy vọng năm nay sẽ thu về khoảng 300 triệu tiền lãi, bằng với năm ngoái sau khi trừ hết chi phí.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Phân Biệt Cá Rô Phi Đường Nghiệp Và Cá Rô Phi Dòng Gift
  • Kỹ Thuật Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Đường Nghiệp
  • Tiềm Năng Phát Triển Nuôi Cá Ngạnh – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam
  • Triển Vọng Nuôi Cá Nâu – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam
  • An Giang: Nuôi Cá Nàng Hai Ở Phú Bình – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam

Kỹ Thuật Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Dòng Đường Nghiệp Trong Ao Hồ

--- Bài mới hơn ---

  • Cá Rô Phi Đường Nghiệp Dễ Nuôi, Lãi Khá, Chi Phí Đầu Tư Thấp!
  • Giá Cá Rô Phi Xuất Khẩu 04/2021
  • Mỹ Latinh: Gia Tăng Giá Trị Cá Rô Phi Xuất Khẩu Vào Thị Trường Mỹ
  • Nuôi Cá Rô Phi Xuất Khẩu Chất Lượng Cao
  • Mô Hình Nuôi Ghép Cá Rô Phi Lai Xa Dòng Isarel Theo Hướng An Toàn Đạt Hiệu Quả Cao
  • Cá rô phi đơn tính dòng Đường Nghiệp thuộc đời con lai F1 nguồn gốc Philipin có tỷ lệ con đực rất cao có thể đạt 100%, chúng có thể đạt kích thước lớn, nuôi ngắn hạn hoặc dài hạn đều được, càng nuôi trọng lượng càng nặng, hình thể rô phi loại này: mình ngắn, đầu nhỏ, lưng cao, mắt lồi và sếch mắt mõm gẫy, mồm vểnh ngược lên, thịt dày không có xương răm, mùi vị cá thơm ngon thuộc loại cá sạch và có giá trị kinh tế cao, được bà con nông dân ưa chuộng góp phần xây dựng kinh tế bền vững.

    So với cá rô phi thông thường, cá rô phi Đường Nghiệp có khả năng lớn cực nhanh, có thể đạt trọng lượng lên tới 4kg/con.

    Loại cá rô phi này có khả năng chịu đựng nhiệt tốt và lượng oxi trong nước thấp hơn thông thường. Khả năng chống chịu sốc nước, chênh lệnh độ pH, sốc bùn đặc do lũ gây ra trong thời gian dài.

    Có thể nuôi trong môi trường nước ngọt, nước lợ, nước mặn đều được, tốc độ sinh trưởng nhanh, ít bệnh tật và chịu rét cao. Khi cá từ 2 đến 3 kg/con vẫn tiếp tục phát triển trọng lượng. Dùng thức ăn công nghiệp có hệ số từ 1.0 đến 1.3 (tức là 1kg đến 1,3kg thức ăn cho 1kg cá thương phẩm) cám viên nổi đạm từ 25% – 30%.

    Vì vậy, nó đạt năng suất cao và mang lại giá trị kinh tế giúp bà con cải thiện cuộc sống. Hiện nay cá rô phi Đường Nghiệp Philipin là đối tượng nuôi chính trên thế giới và được chọn là đối tượng số 1 cho nghề nuôi cá rô phi sạch xuất khẩu tại nước ta.

    Kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính dòng Đường Nghiệp trong ao hồ cụ thể như sau:

    1. Chuẩn bị ao nuôi:

    a. Điều kiện ao nuôi:

    – Ao nuôi gần nguồn nước sạch, chủ động tưới tiêu, diện tích từ 1.000 – 10.000 m 2.

    – Độ sâu mực nước ao từ 1,5 – 2m; đáy ao là đất thịt hoặc đất thịt pha cát.

    – Độ dày bùn đáy ao từ 20 – 30cm, bờ ao chắc chắn và cao hơn mực nước cao nhất 0,5m.

    b. Cải tạo ao nuôi:

    Việc cải tạo ao nuôi được tiến hành trước khi thả giống và theo các bước sau:

    – Tát cạn nước và vét bùn ao nuôi.

    – Lấp chỗ rò rỉ, tu sửa lại bờ, cống.

    – Bón vôi với liều lượng từ 7 – 10kg/100m2 ao (ao cũ) và từ 10 – 15kg/100 m 2 ao (ao mới).

    – Phơi ao từ 3 – 5 ngày.

    – Cấp nước vào ao đạt mức 30 – 50 cm.

    – Tạo màu nước cho ao nuôi, mục đích để tạo thức ăn tự nhiên cho cá: Phân chuồng đã ủ hoai, lượng từ 20 – 30kg/100 m 2, phân xanh lượng từ 40 – 50kg/100 m 2. Phân vô cơ dùng phân đạm và phân lân với tỷ lệ 2/1, lượng từ 1-2kg/1.000 m 2 ao, phân vô cơ được hòa tan vào nước rồi tạt đều khắp ao, dùng vào buổi sáng có nắng. Lấy thêm nước vào ao và sau 5 – 7 ngày khi thấy nước ao có màu xanh nõn chuối tiến hành thả cá. Nước lấy vào ao phải lọc qua lưới.

    2. Chọn giống và thả cá giống:

    a. Tiêu chuẩn giống cá rô phi:

    – Con giống đảm bảo khỏe mạnh, không dị hình, xây xát, hình dạng cân đối, màu sắc cơ thể sáng tươi, không mất nhớt.

    – Cá giống có kích cỡ từ 4 – 6cm/con (tương đương 400 – 500con/kg).

    b. Mật độ:

    – Tùy thuộc vào nguồn nước cấp, ao nuôi và khả năng đầu tư của người nuôi. Nếu có điều kiện, nuôi mật độ 4 – 5 con/m 2. Nếu không có điều kiện chỉ nên nuôi với mật độ từ 2- 3 con/m 2. Ngoài thả cá Rô phi dơn tính, để tận dụng thức ăn có thể thả ghép thêm các loài cá khác như: mè, chép, trắm (từ 5 – 10%).

    – Nếu thả mật độ từ 5 con/m 2 thì phải có guồng quay hoặc máy sục khí ở đáy ao, giá thành cho mỗi loại chỉ khoảng 2-3 tr. bà con nên đầu tư để cho năng suất cao hơn.

    c. Mùa vụ:

    – Mùa vụ thả nuôi thích hợp từ tháng 3 đến tháng 6. Có thể nuôi qua đông cá thả tháng 10 – 11, nhưng mực nước phải sâu trên 1,8 áp dụng các biện pháp chống rét cho cá.

    – Thời gian thả giống nên thả vào buồi sáng hay chiều mát, không nên thả vào buổi trưa hoặc trời nắng gay ngắt. Con giống trước khi thả được tắm qua nước muối với nồng độ 2 – 3% (2 – 3kg muối/100 lít nước).

    – Trước khi thả cho cá làm quen với môi trường ao nuôi để tránh gây sốc cho cá bằng cách: Cho nước ao từ từ vào túi hoặc chậu chứa cá rồi để khoảng 10 – 15 phút, sau đó từ từ mở túi ra hoặc nghiêng chậu cho cá ra ao.

    3. Cho ăn:

    a. Thức ăn:

    – Kết hợp sử dụng thức ăn công nghiệp và thức ăn tận dụng (rau, cỏ, chất thải từ chăn nuôi,…). Thức ăn công nghiệp đảm bảo độ đạm theo lứa tuỏi của cá.

    – Thời gian đầu lượng thức ăn bằng 5-7% khối lượng cá trong ao, khi cá đạt trên 100g cho ăn 3-4%, khi cá đạt trên 200g cho ăn 2%. Để xác định lượng thức ăn cho cá ăn đủ cần cho ăn trong 1 giờ nếu cá ăn hết là đủ.

    b. Cách cho cá ăn:

    Cho ăn 2-3 lần trên ngày khi cá nhỏ, 2 lần/ngày khi cá đạt trên 100g. Cho ăn đảm bảo theo nguyên tắc 4 định: định vị trí, định thời gian, định số lượng và chất lượng.

    4. Chăm sóc và quản lý:

    – Hàng ngày kiểm tra hệ thống bờ ao, cống cấp và thoát nước để khắc phục kịp thời các sự cố như rò rỉ thất thoát nước, sạt lở bờ ao và cống, xử lý địch hại,…

    – Thường xuyên quan sát trạng thái hoạt động của cá trong ao nhất là vào sáng sớm và chiều tối để có những phát hiện sớm bệnh nhằm xử lý kịp thời.

    – Duy trì mực nước trong ao ổn định, định kỳ thay nước từ 1-2 lần/tháng với mức bằng 1/3-1/2 lượng nước trong ao. Khi thấy cá nổi đầu hoặc nước ao giàu dinh dưỡng phải tiến hành thay nước ngay.

    – Mỗi tháng kiểm tra cá một lần, xác định khối lượng của 30 – 50 cá thể để theo dõi sinh trưởng của cá, trên cơ sở đó có phương pháp điều chỉnh thức ăn cho phù hợp.

    5. Phòng bệnh:

    – Định kỳ 1-2 lần/tháng dùng vôi (1-2kg/100 m 2), chế phẩm sinh học để xử lý nước ao nuôi. Tại vị trí cho ăn nên treo túi vôi để xử lý môi trường và phòng bệnh cho cá rô phi.

    – Tăng cường sử dụng vitamin C, khoáng, men tiêu hóa giúp cá tiêu hóa tốt và tăng sức đề kháng.

    – Khi phát hiện có dấu hiệu bất thường, quan sát kỹ các dấu hiệu bên ngoài, đồng thời gửi mẫu bệnh phẩm để kiểm tra, trên cơ sở đó phân loại được bệnh và tiến hành chữa trị cho cá bệnh.

    6. Thu hoạch:

    – Sau khi nuôi được 5-6 tháng, cá đạt trọng lượng từ 0,7-1 kg/con.

    – Nuôi từ 6-7 tháng, cá rô phi đạt trọng lượng từ 0,8-1,2kg/con.

    – Tiến hành thu hoạch thu toàn bộ. Kéo lưới bắt cá nhiều lần, sau đó bơm cạn bắt hết số cá còn lại.

    Trước khi thu hoạch 1 ngày ngừng cho cá ăn. Thời điểm thu hoạch nên vào sáng sớm hoặc chiều mát.Cá rô phi sau khi thu cần vận chuyển đi ngay để đảm bảo sức khỏe và tỷ lệ sống của cá.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Giá Cá Rô Phi Nguyên Liệu Trung Quốc Tăng Nhưng Dự Báo Sẽ Giảm
  • Chuyên Bán Buôn, Bán Lẻ Cá Rô Phi Từ 1
  • Bán Buôn Cá Rô Phi, Giá Cá Rô Phi Trên Thị Trường Hiện Tại
  • Năm 2022, Giá Cá Rô Phi Trên Thị Trường Giảm
  • Giá Cá Rô Phi Hiện Nay 04/2021

Giá Cá Rô Phi, Cá Rô Đầu Vuông Giống. Trang Trại Bán Cá Rô Giống Uy Tín

--- Bài mới hơn ---

  • Những Địa Điểm Mua Bán Cá Rồng Bạn Nên Đến?
  • Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Cá Vàng
  • Tìm Hiểu Về Quy Trình Sản Xuất Khô Cá Chỉ Vàng
  • Quy Trình Công Nghệ Sản Xuất Giống Cá Lăng Vàng
  • Quy Trình Sản Xuất Giống Cá Lăng Vàng?
  • Phát triển mô hình chăn nuôi cá rô đang được các tỉnh địa phương đẩy mạnh. Bên cạnh các giống thủy sản có giá trị thương phẩm cao như lăng, trắm, trê, chép thì cá rô phi, cá rô đồng, cá rô đầu vuông cũng là những loại cá mang đến thu nhập ổn định nếu áp dụng đúng kỹ thuật chăn nuôi. Cá rô nhìn chung có sức sống rất mạnh mẽ, dễ dàng thích nghi với môi trường mới và ăn tạp giúp bà con dễ dàng tìm kiếm nguồn thức ăn giá rẻ nhất là khi khan hiếm thức ăn.

    Cá rô phicá rô đầu vuông là hai loại được nuôi phổ biến hiện nay vì nhu cầu thị trường cũng khá lớn. Tuy nhiên, để phát triển mô hình này có thu hoạch lớn thì bà con cần chú ý lựa chọn giống nuôi tốt, khỏe mạnh ở cơ sở bán cá giống uy tín. Đây là bước đầu tiên làm tiền đề cho việc chăm sóc và thu hoạch sau này.

    • Giá cá rô phi giống thường được bán với giá 70.000 – 80.000 đồng/kg – loại 100 con/kg,
    • Giá cá rô đầu vuông giống khoảng 70.000 – 90.000 /kg – loại 100 con/kg.

    Giá có thể chênh lệch giữa các trang trại. Nếu bà con có kinh nghiệm chăm sóc thì có thể mua cá bột (loại 3000 – 4000 con/kg) về ương giống để tiết kiệm chi phí đầu tư cá giống nhiều hơn.

    Các trang trại bán cá rô giống uy tín trên cả nước

    1. Trung tâm giống thủy sản Hà Nội

    Tại khu vực Hà Nội và tỉnh thành lân cận bà con có thể mua cá rô giống các loại tại trung tâm giống thủy sản Hà Nội. Đây là trang trại thuộc Sở nông nghiệp phát triển nông thôn Hà Nội nên mức độ cá giống chất lượng, đảm bảo uy tín là rất cao. Ngoài cá rô giống đơn vị còn có cá chép lai, cá trắm cỏ, trôi, mè… đa dạng kích thước.

    Ngoài giống trung tâm còn hỗ trợ kỹ thuật nuôi hiệu quả giúp bà con tiết kiệm chi phí đầu tư.

    Liên hệ:

    Địa chỉ: xã Thanh Thùy, huyện Thanh Oai, Hà Nội

    Điện thoại: 024 4497 3133

    2. Trại cá giống Thiên Nhâm

    Trang trại cá giống Thiên Nhâm được coi là trại cá giống lớn nhất miền Bắc với quy mô rộng lớn, đội ngũ công nhân, kỹ sư nông nghiệp thủy sản trình độ cao. Tại đây chuyên sản xuất nhân giống cá các loại chất lượng cao, số lượng lớn đảm bảo cung cấp cho nhiều cơ sở chăn nuôi.

    Đến tham quan trang trại bà con không nhất thiết phải mua giống nhưng vẫn được tư vấn kỹ thuật nuôi đầy đủ, tận tình.

    Liên hệ:

    Địa chỉ: Làng Dục Tú, Xã Quảng Tân, Huyện Quảng Xương, Thanh Hóa

    Hotline: 0989 832 243

    Email: [email protected]

    Website: www.cagiongthiennham.com

    Trung tâm giống & dịch vụ nghề cá Thái Sơn chuyên cung cấp cá rô phi Đường Nghiệp số lượng lớn, chất lượng cao, giá cạnh tranh nhất miền Bắc.Cá giống đầy đủ kích thước, từ cá bột, cá hương, biểu 100 con, biểu 200con/kg…Khi nuôi thành thương phẩm có thể đạt kích thước 4kg/con mang đến lợi nhuận lớn cho bà con nông dân.

    Trung tâm còn hỗ trợ nhiều kiến thức về kỹ thuật nuôi, quan trọng như phòng và trị bệnh cho cá hiệu quả. Ngoài cung cấp cho khu vực tại trung tâm, trung tâm còn bán giống cho nhiều tình thành như ải Dương, Hải Phòng, Bắc Giang,Thaí Bình, Hà Tây, Phú Thọ… đảm bảo uy tín và chất lượng.

    Liên hệ:

    Địa chỉ: Lai Tê, Trung Chính, Lương Tài Bắc Ninh (thành phố)

    Điện thoại: 098 629 49 69

    4. Công ty thủy sản Trường Phát

    Khu vực phía Nam có khá nhiều trại giống lớn, uy tín, nổi bật có công ty thủy sản Trường Phát. Công ty không ngừng mở rộng quy mô, phát triển giống cá nuôi làm giống, thương phẩm chất lượng, giá cả hợp lý đến tay bà con chăn nuôi.

    Đặc biệt công ty còn có chính sách bán hàng linh hoạt, cung cấp cá giống cho các khu vực lân cận đảm bảo vận chuyển an toàn, cá khỏe mạnh khi thả xuống ao nuôi.

    Liên hệ:

    Địa chỉ: Thôn Tân Hải, Hải Tây, Cam Lâm, Khánh Hòa

    Điện thoại: 0978 182 284 – 0905 252 284

    Nhìn chung, hầu hết các trang trại bán cá giống hiện nay đều đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và số lượng. Bà con chỉ cần tìm đến địa chỉ có trách nhiệm và uy tín trong việc giao hàng là có thể yên tâm để chăn nuôi. Bên cạnh đó, chọn cơ sở gần nhất để tiết kiệm chi phí vận chuyển, đảm bảo cá đến ao nuôi nhanh chóng, khỏe mạnh sẽ tốt hơn là mua ở xa. Nếu xác định nuôi có thể mua số lượng lớn để giảm chi phí ban đầu và đầu tư giống.

    Chúc bà con thành công với mô hình chăn nuôi cá rô chất lượng cao!

    --- Bài cũ hơn ---

  • Nằm Mơ Thấy Cá Là Điềm Báo Gì, Là Điềm Lành Hay Dữ?
  • Nằm Mơ Thấy Vàng Đánh Con Gì Dễ Trúng?
  • Nằm Mơ Thấy Mình Bắt Được Nhiều Cá Là Điềm Gì, Đánh Đề Con Gì?
  • Nước Hồ Cá Koi Bị Vàng Là Do Đâu? Cách Khắc Phục
  • Cách Nuôi Cá Chọi Và Địa Chỉ Bán Cá Chọi Uy Tín Tại Hà Nội

Sản Xuất Giống Cá Rô Phi

--- Bài mới hơn ---

  • Chế Độ Ăn Hợp Lý Của Cá Rô Phi
  • Cá Rô Phi Ăn Gì? Trọn Bộ Kỹ Thuật Chế Biến Thức Ăn Cho Cá Rô Phi
  • Bột Cá Không Thể Dùng Dài Hạn – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam
  • Công Ty Sản Xuất Bột Cá Thiên Quỳnh
  • Keo Chà Ron Hiệu Cá Sấu
  • Cho đẻ trong ao

    – Ao có diện tích từ 500-1.000m2, nền đáy ao là cát pha sét để cá dễ làm tổ. Nếu là ao cũ phải dọn sạch ao, dùng vôi tẩy ao để đảm bảo cá không bị bệnh.

    – Đối với các tỉnh ở phía Nam, cá rô phi hầu như đẻ quanh năm. Ở các tỉnh phía Bắc, vào mùa xuân từ tháng 4 là mùa cá rô phi bắt đầu đẻ. Sau khi nuôi cá qua đông, tuyển chọn cá khỏe, không bị xây sát vây, vẩy, cỡ từ 300-500g/con trở lên làm cá bố mẹ, tỷ lệ cá đực và cá cái là 1 đực/1 cái hoặc 1 đực/2 cái, thả với mật độ 1,5-2con/m2. Thời gian nuôi vỗ 15-20 ngày. Trong thời gian nuôi vỗ, dùng thức ăn gồm:

    – Cám + tấm (nấu chín) + bột cá theo tỷ lệ 20% bột cá + 75% cám + 5% tấm. Ngày cho cá ăn 1-2 lần. Lượng thức ăn trong ngày bằng 1-2% khối lượng cá nuôi.

    – Nếu ở nhiệt độ thích hợp 24-32oC, sau 10-15 ngày kể từ khi thả cá bố mẹ vào ao, cá sẽ đẻ. Sau khi cá đẻ 15-17 ngày tiến hành thu cá bột. Cá bột được thu theo cách như sau:

    – Dùng lưới mắt thưa 2a = 10-12 cm kéo dồn cá bố mẹ vào một góc, bắt cá bố mẹ ra khỏi ao cá đẻ, chuyển sang ao khác nuôi vỗ để cho đẻ lứa tiếp theo và dùng chính ao cho đẻ để ương cá bột. Dùng vợt vớt cá bột, để lại cá bố mẹ ở ao cho đẻ tiếp lứa sau.

    Tuy nhiên cho cá rô phi đẻ tiếp lứa sau có những hạn chế:

    – Việc bắt cá rô phi mẹ ra khỏi ao cho đẻ gây ảnh hưởng đến cá bột trong ao. Bắt cá bột ra khỏi ao để lựa cá bố mẹ trong ao sẽ không thể thu được triệt để cá bột.

    – Vì thế hiện nay đang áp dụng phổ biến phương pháp cho cá rô phi đẻ tự nhiên trong giai chứa và ấp trứng cá trong bình vây hay trong khay. Đây là kỹ thuật sản xuất giống tiên tiến để thu được lượng cá bột đồng cỡ, cùng lứa tuổi, lại có thể phục vụ cho việc chuyển giới tính cá.

    Cho cá rô phi đẻ trong giai

    – Giai dùng cho cá rô phi đẻ được cấu tạo bằng sợi lưới cước mắt mau, hình khối chữ nhật có 4 mặt và một đáy dưới kích thước 8x5x1,5m, mắt lưới 1mm. Đặt giai trong ao hồ nơi nước trong sạch và đặt ngập nước 1m cách đáy ao, hồ từ 0,3-0,5m

    – Vào đầu tháng 4 khi nhiệt độ tăng lên 24-26oC là thời điểm thích hợp cho cá rô phi đẻ và ấp trứng.

    – Chọn cá khỏe không bị xây sát vây, vẩy. Khối lượng từ 300-500g/con. Cá cái bụng to đều, cá đực có vây đuôi, vây lưng, vây bụng, màu sặc sỡ; tỷ lệ đực cái là 1/1 hoặc 1/2 thả vào giai. Mật độ 3-7 con/m2

    – Trong quá trình nuôi cá bố mẹ trong giai, cho cá ăn thức ăn gồm cám+tấm nấu chín trộn đều với bột cá theo tỷ lệ 20% bột cá +75% cám +5% tấm hoặc thức ăn viên có hàm lượng Prôtêin 25-30%. Cho ăn 1-2 lần/ngày. Khẩu phần ăn 1-2 % khối lượng cá nuôi.

    – Sau khi thả được 5-7 ngày, kiểm tra trứng từ miệng cá cái để phát hiện cá đẻ và thu trứng ấp đi. Chu kỳ giữa 2 lần thu trứng khoảng 5 ngày nếu nhiệt độ 26-30oC. Trứng được cho vào khay hoặc bình vây để ấp. Sau khi cá bột tiêu hết noãn hoàng thì đem đi ương.

    Theo tài liệu Viện Nghiên cứu NTTS I, NNVN, 4/5/2004

     Nhấn vào đây để xem tất cả các thông tin kỹ thuật nuôi cá rô phi

    --- Bài cũ hơn ---

  • Cách Làm Chả Cá Để Bán Chi Tiết Nhất Cho Người Mới Bắt Đầu
  • Hướng Dẫn Làm Chả Cá Để Bán Thơm Ngon Giòn Dai
  • Hướng Dẫn Cách Làm Chả Cá Để Bán Thơm Ngon, Đơn Giản Nhất
  • Làm Chả Cá Cho Bột Gì Để Dai Giòn ❣️ Giữ Vị Tươi Ngon Của Cá
  • Giá Bột Cá Tăng Khi Nhu Cầu Của Trung Quốc Tăng Trở Lại