Lối Chơi Thuỷ Sinh Phong Cách Hà Lan

--- Bài mới hơn ---

  • Hướng Dẫn Làm Bể Thủy Sinh Đá Nổi Lơ Lửng
  • Rêu Hại Trong Hồ Thủy Sinh Và Cách Xử Lý
  • Những Câu Hỏi Thường Gặp Ở Hồ Thủy Sinh
  • Tìm Hiểu Dòng Chảy Trong Bể Thủy Sinh
  • Tảo Nâu Trong Bể Thủy Sinh, Nguyên Nhân Và Cách Trị
  • Tương phản giữa màu sắc và cách sắp xếp bố cục, cây trồng trong bể thuỷ sinh phong cách Hà Lan (Dutch Style Aquarium) luôn tạo được ấn tượng, được sử dụng rất nhiều trên Thế Giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

    (Ảnh Minh Hoạ)

    1. Bố cục cơ bản bể thuỷ sinh phong cách Hà Lan

    Trong phong cách thuỷ sinh Hà Lan bố cục được phân tầng và chia rõ ràng để tạo được chiều sâu, cảm giác hài hoà và gọn gàng. Trong khoảng 10cm chiều rộng của bể không nên xếp quá 1 loại cây, khoảng ba loại cây được sử dụng cho mỗi feet của bể cá, như vậy một bể 4 foot (48 inches) lý tưởng nên có không quá 12 loài. Các phần cây trồng cần tách bạch, các ngọn cây mới trồng không được cắm sát chân vào nhau, phải có khoảng cách nhất định từ 2 ~ 4.5cm tuỳ loại. 

    (Ảnh Minh Hoạ)

    Cây thuỷ sinh chiếm tỷ lệ đến 75% diện tích trong bể Hà Lan, được chia làm 3 phần và có một phần tiêu điểm chính (các loại cây có điểm nhấn như màu sắc hoặc kích thước lớn) đặt tại vị trí 1/2 hoặc 2/3 bể. Tiêu điểm này không bao giờ đặt ngay điểm chết ở chính giữa. (Tại tiêu điểm thường trồng các loại cây lớn, có màu sắc bắt mắt như sen tiger, lan muỗng…)

    Sử dụng “quy tắc tỷ lệ vàng” bao gồm phân chia màu sắc các phần để tạo ra các điểm nhấn cũng là cách duy trì mật độ, sự tối giản và tổ chức chặt chẽ trong bể.

    2. Dòng cây chính trong bể thuỷ sinh phong cách Hà Lan

    Cây thuỷ sinh trong bể Hà Lan thường sử dụng các loài cắt cắm bởi màu sắc sặc sỡ và tốc độ phát triển nhanh. Bên cạnh đó kích thước của từng loại cây khi trưởng thành cũng ảnh hưởng đến bố cục của bể Hà Lan. 

    Bố cục trải cây thuỷ sinh nên sắp xếp theo thứ tự tăng dần. Các cây mọc chậm và thấp ở tiền cảnh, cây cao vừa ở trung cảnh, các cây lớn nhanh trồng ở hậu cảnh. 

    Bố cục cây trồng cũng nên xen kẽ, tạo nên các khe hở vừa đủ giúp bạn nhìn thấy các dãy cây trồng phía xa mà không bị lấn át hay mất thẩm mỹ. Trồng cây thuỷ sinh thành các dáng hình vòng cung, hình con đường cong sẽ tạo nên chiều sâu cho không gian bể.

    (Via: 2hraquarist)

    (Via: 2hraquarist)

    Dòng cây thuỷ sinh thường được sử dụng trong bể thuỷ sinh phong cách Hà Lan tại Việt Nam có thể kể tới như:

    • Rotala indica (Vảy ốc)

    • Lobelia cardinalis (Hồng ba tiêu)

    • Limnophila aquatica (Đại bảo tháp)

    • Bacopa caroliniana (Lệ nhi)

    • Alternanthera reineckii (Huyết tâm lan)

    • Java (Rêu Java)

    • Ammania gracilis (Hồng liễu đỏ)

    • Hygrophila corymbosa stricta (Đại liễu lùn)

    • Hygrophila difformis (Thuỷ cúc)

    • Hydrocotyle leucocephala (Rau má hương)

    • Didiplis Diandra (Ngưu đốn thảo)

    • Rotala macrandra (Thanh hồ điệp)

    • Vallisneria sp (Cỏ thìa lùn)

    • Echinodorus “Ozelot” (Trầu lùn)

    (Ảnh Minh Hoạ Tốc Độ Phát Triển Cây Thuỷ Sinh)

    3. Cá thuỷ sinh trong bể Hà Lan

    Với phong cách thuỷ sinh nhiều cây trồng và màu sắc, bạn nên lựa chọn các loại cá nhỏ và bơi đàn như cá Neon vua, cá Neon xanh, cá Tam giác, cá Nana, cá Sóc đầu đỏ, cá Trâm …

    (Cá Neon Vua)

    4. Lưu ý khi chơi bể thuỷ sinh phong cách Hà Lan

    – Tiền cảnh cần được chú trọng bởi sự tinh tế và nhẹ nhàng, hoà nhập với hậu cảnh của hồ. Có thể gồm nhiều bụi cây với nhiều loại khác nhau nhưng cần lưu ý về quy tắc trồng cây thuỷ sinh, không cắm nhiều loại cây vào một bụi.

    - Đèn led thuỷ sinh vô cùng quan trọng khi chơi phong cách Hà Lan, các loại cây cần một lượng ánh sáng tương đối và thời gian chiếu sáng ít nhất 6h/ngày. Có thể tham khảo các dòng đèn WRGB hoặc RGB để kích màu sắc và tốc độ phát triển của cây trồng.

    – Cung cấp Co2 theo thể tích của bể giúp thảm thực vật phát triển tốt, nên phun từ 15 đến 20ppm. Có thể tìm thấy các sản phẩm bình Co2 được bán tại các cửa hàng thuỷ sinh.

    – Phân nền vô cùng quan trọng bởi đây là nguồn dinh dưỡng mà cây thuỷ sinh được hấp thu trực tiếp. Sử dụng phân nước là một trong số những phương án cần thiết cho việc cung cấp dưỡng chất, giúp cây luôn căng và phát triển tốt khi phân nền hết dinh dưỡng vì qua một thời gian sử dụng dài. 

    – Thường xuyên thay nước và không bật đèn quá thời gian cho phép để tránh rêu hại, tảo nâu phát triển trong bể. Có thể nuôi thêm các loại cá dọn bể như otto, bút chì, mún …

    Bể thuỷ sinh phong cách Hà Lan không giống như các loại phong cách khác, người chơi cần có khả năng sáng tạo để thiết kế bố cục, kết hợp màu sắc. Bên cạnh đó cần thực sự hiểu chuyên sâu về các loại cây, cách nuôi trồng và chăm sóc để tạo nên một hệ sinh thái cân bằng trong bể thuỷ sinh. 

    (Bể Hà Lan Mini)

    Với những kiến thức mà Sen Aquatic có được và tham khảo từ nhiều nguồn, mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu hơn về bể thuỷ sinh phong cách Hà Lan (Dutch Style Aquarium). Sen Aquatic tin rằng các bạn sẽ có thật nhiều trải nghiệm thú vị với phong cách Hà Lan và cùng kiến tạo nên những tác phẩm nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá nhân.

    Tham khảo thông tin thuỷ sinh khác tại SEN&SHARE!

    Thân mến,

    Sen Aquatic – Kết Nối Thuỷ Sinh Việt

    ———————————————————————————————————

    Thông tin liên hệ

    Fanpage: Sen Aquatic - Kết Nối Thuỷ Sinh Việt ( chúng tôi

    Website: chúng tôi

    Hotline: 0877160789

    Email: [email protected] 

    Showroom: 223 Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội 

     

     

    --- Bài cũ hơn ---

  • Hướng Dẫn Set Up Bể Bán Cạn
  • Cá Heo Trong Tiếng Tiếng Anh
  • Các Con Vật Trong Minecraft Ăn Gì Để Có Thể Thuần Hóa Và Nuôi?
  • Cách Cưỡi Cá Heo Trong Minecraft ▷ ➡️ Điểm Dừng Sáng Tạo ▷ ➡️
  • Cách Thuần Hóa Một Con Cá Heo Trong Minecraft ▷ ➡️ Ngừng Sáng Tạo ▷ ➡️

Hướng Dẫn Setup Và Chăm Sóc Bể Thủy Sinh Theo Phong Cách Hà Lan Từ A

--- Bài mới hơn ---

  • Giới Thiệu Phong Cách Bể Thủy Sinh Hà Lan
  • Giá Bể Cá Thủy Sinh Tại Hà Nội Là Bao Nhiêu?
  • Cách Xếp Đá Iwagumi Cho Bể Thủy Sinh
  • Đa Dạng Các Loại Bể Thủy Sinh Đẹp
  • Thích Thú Với Cách Trang Trí Phòng Khách Từ Bể Cá Thủy Sinh Độc Đáo
  • Thế nào là một BỂ THỦY SINH theo phong cách Hà Lan? Chắc vẫn có nhiều anh em mới chơi hiểu một bể cứ cắm nhiều cây là được gọi là một bể theo phong cách Hà Lan. Điều này hoàn toàn không đúng.

    Một bể thủy sinh theo phong cách Hà Lan là 1 bể được tác giả dùng cây thủy sinh (chủ yếu là dòng cây cắt cắm) để tạo ra các mảng màu tương phản hài hòa, giúp ta có một bố cục phù hợp với ý tưởng của người trồng.

    Thiết bị cơ bản cho 1 bể thủy sinh phong cách Hà Lan cũng giống như các bể thủy sinh thông thường khác. Chỉ có một vài điểm chúng ta cần chú ý hơn như:

    – Setup bộ nền: Bể hà lan cần một bộ nền giàu dinh dưỡng cả về đa lượng và vi lượng. Vì các loại cây trong bể này thường là các loại cây cắt cắm, hút dinh dưỡng nhiều. Nên khi setup nền chúng ta cần phải dùng thêm cốt nền để đảm bảo bộ nền đủ dinh dưỡng cho cây phát triển đẹp và lâu dài. Hiện tại ngoài thị trường có rất nhiều loại cốt nền của nhiều hãng khá nhau, ví dụ ADA power sand, JBL florapol, JBL aquabasic plus. Or cốt nền trộn Vũ Aqua, Nền trộn Lý Vũ… Bên trên chúng ta phủ các loại nền cơ bản như Oliver Knott, Gex, ADA amaronia, control soid, akadama…. Tùy vào tài chính và thói quen chúng ta sẽ có những lựa chọn cho phù hợp với mình. Vì mỗi bộ nền đều có ưu nhược điểm riêng.

    Hiện nay ở việc dùng cốt nền trộn phủ nền công nghiệp or sỏi 3 mầu lên trên vẫn được nhiều người dung nhất vì hiệu quả sử dụng và kinh tế của nền này mang lại so với sử dụng các loại cốt nền khác.

    Clip setup bể bên dưới Mình dùng cốt nền Vũ Aqua và phủ 5-6cm nền Oliver Knott bên trên.

    – Lựa chọn đèn: Hiện này việc sử dụng đèn cho bể Hà Lan là việc đau đầu nhất J. Tại sao mình lại nói là đau đầu vì với công nghệ thời 4.0 hiện nay thì chất lượng đèn sẽ tỉ lệ thuận với giá cả của nó. Không còn như 2 năm về trước, nhà nhà dùng đèn huỳnh quang T5, Metal… lên không có sự lựa chọn và so sánh. Nhưng hiện nay, thị trường đã cho ra rất nhiều loại đèn Led của rất nhiều hãng khác nhau giúp người chơi có nhiều lựa chọn hơn và cũng làm người mới chơi bị rối khi lựa chọn. Thường các đèn led RGB sẽ được dùng trong bể hà lan vì nó giúp cây lên màu tốt hơn các loại đèn huỳnh quang và led trắng.

    Clip bên dưới Mình dùng đèn Chihiros Rgb Vivid

    – Lọc cho Cho bể Hà Lan: Thường bể theo phong cách Hà Lan không đòi hỏi quá nhiều về hệ thống lọc, lọc chỉ cần đảm bảo đủ dòng cùng với vật liệu đơn giản nhất cũng có thể duy trì được môi trường trong sạch cho bể. Vì khi cây cối phát triển tốt, thì đây chính là hệ thống lọc nước tốt nhất của bể.

    2. Setup bố cục và chăm sóc bể thủy sinh phong cách hà lan những ngày đầu.

    Để setup được bố cục bể thủy sinh hà lan, chúng ta cần phải hiểu được đặc tính của các loại cây thủy sinh như hình thái, màu sắc, tốc độ phát triển… lúc đó chúng ta mới biết được vị trí của từng loại cây sao cho phù hợp với bố cục định set.

    – Vẽ sơ đồ bố trí cây trước khi trồng, tính toán số lượng phù hợp các loại cây cần trồng.

    – Khi trải nền xong, chúng ta sẽ sắp xếp cây theo sơ đồ đã vẽ trước khi cắm.

    – Bể hà lan mới trồng cây chúng ta thường để đèn 6-7 tiếng trong 3 ngày đầu sau đó tăng dần lên 8-10 tiếng cho những ngày tiếp theo. Mùa đông chúng ta sẽ để nhiều đèn hơn với mùa hè.

    – Trong 2 tuần đầu chúng ta duy trì thay nước đều đặt 2-3 ngày/ lần và giảm dần khi cây phát triển tốt

    – Co2 để nhiều nhất có thể tùy vào kích thước bể setup.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Báo Giá Bể Cá Thủy Sinh
  • Trang Trí Bể Cá Thủy Sinh Giá Rẻ Cho Quán Điện Thoại
  • 5 Dòng Đèn Thủy Sinh Giá Rẻ Dưới 1 Triệu Cho Bể 60Cm
  • (Căn Bản) Ánh Sáng Trong Hồ Thủy Sinh
  • Độ Ph Lý Tưởng Cho 1 Hồ Thủy Sinh

Giới Thiệu Phong Cách Bể Thủy Sinh Hà Lan

--- Bài mới hơn ---

  • Giá Bể Cá Thủy Sinh Tại Hà Nội Là Bao Nhiêu?
  • Cách Xếp Đá Iwagumi Cho Bể Thủy Sinh
  • Đa Dạng Các Loại Bể Thủy Sinh Đẹp
  • Thích Thú Với Cách Trang Trí Phòng Khách Từ Bể Cá Thủy Sinh Độc Đáo
  • Bể Cá Thủy Sinh Nhập Khẩu Đặt Tại Văn Phòng Công Ty Hoặc Phòng Khách
  • Bể thủy sinh Hà Lan truyền thống được coi như là một hoa viên dưới nước nơi mà cây thủy sinh được trồng thành cụm tương hỗ để hình thành một cấu trúc có độ tương phản về màu sắc và hình dạng, cũng như chiều sâu. Trải qua nhiều thập kỷ phong cách bể thủy sinh Hà Lan vẫn được lưu giữ và không lẫn vào đâu được bởi độ tương phản mạnh mẽ, màu sắc dịu dàng, lối mòn khuất dần vào bóng đêm. Đó là những gì được chắt lọc qua nhiều thế hệ người chơi thủy sinh.

    1. Các nguyên tắc cơ bản về thiết lập bố cục bể thủy sinh Hà Lan

    Phong cách bể thủy sinh Hà Lan bao gồm một số nguyên tắc cơ bản về bố cục như sau:

    1.1. Bể thủy sinh Hà Lan nhất định phải tạo ra cảm giác hài hòa và mộc mạc

    Người chơi khi tạo bố cục cho bể thủy sinh Hà Lan thường sẽ chia diện tích của bể thành các phần đều nhau (thường thì 10x10cm) sau đó mỗi ô diện tích như vậy người chơi sẽ cắm một loại cây thủy sinh phù hợp, tùy thuộc vào màu sắc và độ cao của cây. Lưu ý trong mỗi đoạn 10cm chiều rộng bể không được có quá một loài cây. Kèm theo điều này, các bụi cây phải tách bạch và không được quá lấn lướt.

    Cách phân chia bố cục một bể thủy sinh Hà Lan (ảnh sưu tầm)

    1.2. Bể thủy sinh Hà Lan không có nhiều khoảng trống

    Tối thiểu 80% nền hồ phải được trồng cây thủy sinh.

    1.3. Bể thủy sinh Hà Lan được áp dụng nguyên tắc chia 3

    Người Hà Lan chia chiều rộng bể ra làm 3 phần và đặt một tiêu điểm chính (chẳng hạn một cây màu đỏ, một cây to, một ít lũa hay đá) tại vị trí một phần ba hay hai phần ba. Và không bao giờ được đặt tiêu điểm vào ngay điểm chết nằm chính giữa.

    Sen Tiger tạo điểm nhấn cho bể thủy sinh Hà Lan (ảnh sưu tầm)

    1.4. Bể thủy sinh Hà Lan nhất định phải đa dạng về màu sắc, cấu trúc lá và chiều cao của các loại cây thủy sinh

    Nếu bể thủy sinh Hà Lan không đáp ứng được các yêu cầu này, bạn sẽ kết thúc với một bức tường đơn điệu gồm những cây giống hệt nhau chạy dọc theo chiều rộng bể. Để nhấn mạnh đến độ tương phản, hãy tạo không gian trống giữa những bụi cây và hàng cây cao dần lên (chúng được gọi là “con đường” hay “lối mòn”) nhằm gia tăng chiều sâu. Việc tạo ra những “khe hở” (những bụi cây rời rạc, hay bụi cây có khoảng trống giữa các lá cho phép bạn nhìn thấy phần hậu cảnh ở phía sau) cũng tăng cảm giác về chiều sâu. Mặc dù màu sắc và độ tương phản rất quan trọng nhưng nếu áp dụng thái quá thì có thể làm rối mắt và lấy đi cảm giác cân bằng và nhất quán.

    Bể thủy sinh Hà Lan đa dạng về màu sắc, cấu trúc lá và chiều cao của cây thủy sinh (ảnh sưu tầm)

    2. Cách lựa chọn cây và cá cho bể thủy sinh Hà Lan

    2.1. Cách lựa chọn cây phù hợp với bể thủy sinh Hà Lan

    Như đã nói ở trên, mỗi 10cm chiều rộng bể thủy sinh Hà Lan không trồng quá một loại cây. Các loại cây thường dùng trong bể thủy sinh Hà Lan bao gồm:

    • Hồng ba tiêu, Trầu lùn: Những cây thủy sinh này phát triển chậm và thấp. Ngoài ra, chúng còn giúp tạo ra các “con đường” Hà Lan (là mảng cây mọc thấp được bố trí dưới một góc nhìn và cao dần lên về một bên) nhằm tạo ra chiều sâu làm điểm nhấn cho tổng thể.
    • Tiêu thảo parva, Sao nhỏ: Những loại cây này mọc chậm, thường được trồng thành bụi và hàng từ tiền cảnh đến trung cảnh. Màu sậm như đất của chúng đem lại sự tương phản thích hợp và một khi được trồng, chúng không đòi hỏi phải chăm sóc quá nhiều trong thời gian dài.
    • Đại liễu, Đại bảo tháp, Hồ liễu lá hẹp: Là những loại cây thủy sinh mọc nhanh và có thân lớn, chúng tạo ra sự đa dạng về kích thước cho cái nhìn toàn cảnh, tạo hiệu ứng thị giác táo bạo trong bể thủy sinh Hà Lan của bạn. Bằng việc thường xuyên tỉa cành khi chúng mọc quá cao, chúng vẫn mạnh khỏe và luôn duy trì được hình ảnh mong muốn.
    • Huyết tâm lan, Diệp tài hồng, Vảy ốc: Những loại cây lá lớn và màu sắc nổi bật, thể hiện sự tương phản mạnh mẽ trong bể thủy sinh Hà Lan
    • Sen tiger, Lan muỗng: Những loại cây thủy sinh lá to đứng riêng rẽ, tạo tiêu điểm cho bể thủy sinh Hà Lan.

    Các loại cây cắt cắm được phối hợp hài hòa trong bể thủy sinh Hà Lan (ảnh sưu tầm)

    • Tiền cảnh bể thủy sinh Hà Lan rất tinh tế, gọn gàng, ngăn nắp và hòa nhập với hậu cảnh. Nó có thể gồm những bụi cây tương phản nhưng phải khác loài và không bao giờ được trồng lẫn lộn trong một bụi.
    • Đắp bờ là một phần của bể thủy sinh Hà Lan nhưng được thực hiện theo một nguyên tắc đơn giản. Ở đa số vị trí, nền thường được nâng lên chỉ bằng cách sử dụng lũa. Cây cũng được ghép vào lũa chỉ với mục đích tạo ra ảo giác của một nền dốc lên. Trong những bố cục công phu hơn, bức tường cây được trồng dọc theo mặt kiếng trên những tấm gỗ bần hay thậm chí vỏ bần. Bờ được tạo ra với một mục đích đặc biệt là gia tăng chiều sâu và gắn liền với một góc nhìn hay con đường.
    • Lượng chiếu sáng cũng cần phải được đảm bảo, bộ lọc thùng là hệ thống lọc phổ biến nhất và CO2 được phun ở tầm từ 15 đến 20 ppm. Nền đất sét hay laterite được sử dụng, phân bón chứa sắt và khoáng chất được bổ sung một cách thường xuyên.

    Bể thủy sinh Hà Lan cần đảm bảo đủ sáng, có hệ thống lọc và CO2 (ảnh sưu tầm)

    2.2. Cách lựa chọn cá phù hợp với bể thủy sinh Hà Lan

    Các loài cá nhỏ bơi theo đàn được khuyến khích sử dụng trong bể thủy sinh Hà Lan. Có thể kể tên một số loài cá phổ biến trong bể Hà Lan như: cá neon, cá sóc đầu đỏ, cá tam giác, cá mắt đèn,…

    Đàn cá nhỏ khiến bể thủy sinh Hà Lan thêm sinh động (ảnh sưu tầm)

    Không giống như bể thuỷ sinh phong cách tự nhiên hay phong cách rừng, bể thủy sinh Hà Lan không mô phỏng khung cảnh thiên nhiên hoặc một hệ sinh thái cụ thể, mà mang dấu ấn của người thiết kế. Vì vậy, để thiết kế được một bể cá phong cách Hà Lan người làm bể phải có khả năng kiến tạo, đánh giá và sự hiểu biết chuyên sâu về đặc tính của các loài thuỷ sinh cũng như cách trồng cây thủy sinh.

    Bể thủy sinh Hà Lan sử dụng nhiều loại thực vật khác nhau, chính điều đó giúp phân biệt nó với các phong cách thủy sinh khác tạo ra một bức tranh sặc sỡ đồng thời tạo nên một hệ sinh thái cân bằng cho các loài thực vật thủy sinh và cá. Một người làm bể cần hiểu làm thế nào để trồng và kết hợp các loài thực vật để cho ra một tổng thể thẩm mỹ và cân bằng nhất.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Hướng Dẫn Setup Và Chăm Sóc Bể Thủy Sinh Theo Phong Cách Hà Lan Từ A
  • Báo Giá Bể Cá Thủy Sinh
  • Trang Trí Bể Cá Thủy Sinh Giá Rẻ Cho Quán Điện Thoại
  • 5 Dòng Đèn Thủy Sinh Giá Rẻ Dưới 1 Triệu Cho Bể 60Cm
  • (Căn Bản) Ánh Sáng Trong Hồ Thủy Sinh

Tìm Hiểu Về Phong Cách Bể Thủy Sinh Hà Lan

--- Bài mới hơn ---

  • Tìm Hiểu Hồ Cá Thủy Sinh Phong Cách Hà Lan
  • Bí Quyết Để Có Bể Thủy Sinh Hà Lan Đẹp Và Lên Màu Căng
  • Hồ Thủy Sinh Mini Để Bàn Tích Hợp Thác Nước Phong Thủy “gốm Xanh”
  • Biotope Là Gì? Các Hình Thái Của Phong Cách Biotope
  • Vật Liệu Lọc Nào Tốt Nhất Cho Hồ Thủy Sinh?
  • Bể thủy sinh Hà Lan truyền thống được coi như là một hoa viên dưới nước nơi mà cây thủy sinh được trồng thành cụm tương hỗ để hình thành một cấu trúc có độ tương phản về màu sắc và hình dạng, cũng như chiều sâu. Trải qua nhiều thập kỷ phong cách bể thủy sinh Hà Lan vẫn được lưu giữ và không lẫn vào đâu được bởi độ tương phản mạnh mẽ, màu sắc dịu dàng, lối mòn khuất dần vào bóng đêm. Đó là những gì được chắt lọc qua nhiều thế hệ người chơi thủy sinh.

    1. Các nguyên tắc cơ bản về thiết lập bố cục bể thủy sinh Hà Lan

    Phong cách bể thủy sinh Hà Lan bao gồm một số nguyên tắc cơ bản về bố cục như sau:

    1.1. Bể thủy sinh Hà Lan nhất định phải tạo ra cảm giác hài hòa và mộc mạc

    Người chơi khi tạo bố cục cho bể thủy sinh Hà Lan thường sẽ chia diện tích của bể thành các phần đều nhau (thường thì 10x10cm) sau đó mỗi ô diện tích như vậy người chơi sẽ cắm một loại cây thủy sinh phù hợp, tùy thuộc vào màu sắc và độ cao của cây. Lưu ý trong mỗi đoạn 10cm chiều rộng bể không được có quá một loài cây. Kèm theo điều này, các bụi cây phải tách bạch và không được quá lấn lướt.

    Cách phân chia bố cục một bể thủy sinh Hà Lan (ảnh sưu tầm)

    1.2. Bể thủy sinh Hà Lan không có nhiều khoảng trống

    Tối thiểu 80% nền hồ phải được trồng cây thủy sinh.

    1.3. Bể thủy sinh Hà Lan được áp dụng nguyên tắc chia 3

    Người Hà Lan chia chiều rộng bể ra làm 3 phần và đặt một tiêu điểm chính (chẳng hạn một cây màu đỏ, một cây to, một ít lũa hay đá) tại vị trí một phần ba hay hai phần ba. Và không bao giờ được đặt tiêu điểm vào ngay điểm chết nằm chính giữa.

    tạo điểm nhấn cho bể thủy sinh Hà Lan (ảnh sưu tầm)

    1.4. Bể thủy sinh Hà Lan nhất định phải đa dạng về màu sắc, cấu trúc lá và chiều cao của các loại cây thủy sinh

    Nếu bể thủy sinh Hà Lan không đáp ứng được các yêu cầu này, bạn sẽ kết thúc với một bức tường đơn điệu gồm những cây giống hệt nhau chạy dọc theo chiều rộng bể. Để nhấn mạnh đến độ tương phản, hãy tạo không gian trống giữa những bụi cây và hàng cây cao dần lên (chúng được gọi là “con đường” hay “lối mòn”) nhằm gia tăng chiều sâu. Việc tạo ra những “khe hở” (những bụi cây rời rạc, hay bụi cây có khoảng trống giữa các lá cho phép bạn nhìn thấy phần hậu cảnh ở phía sau) cũng tăng cảm giác về chiều sâu. Mặc dù màu sắc và độ tương phản rất quan trọng nhưng nếu áp dụng thái quá thì có thể làm rối mắt và lấy đi cảm giác cân bằng và nhất quán.

    Bể thủy sinh Hà Lan đa dạng về màu sắc, cấu trúc lá và chiều cao của cây thủy sinh (ảnh sưu tầm)

    2. Cách lựa chọn cây và cá cho bể thủy sinh Hà Lan

    2.1. Cách lựa chọn cây phù hợp với bể thủy sinh Hà Lan

    Như đã nói ở trên, mỗi 10cm chiều rộng bể thủy sinh Hà Lan không trồng quá một loại cây. Các loại cây thường dùng trong bể thủy sinh Hà Lan bao gồm:

    • Hồng ba tiêu, Trầu lùn: Những cây thủy sinh này phát triển chậm và thấp. Ngoài ra, chúng còn giúp tạo ra các “con đường” Hà Lan (là mảng cây mọc thấp được bố trí dưới một góc nhìn và cao dần lên về một bên) nhằm tạo ra chiều sâu làm điểm nhấn cho tổng thể.

    • Tiêu thảo parva , Sao nhỏ : Những loại cây này mọc chậm, thường được trồng thành bụi và hàng từ tiền cảnh đến trung cảnh. Màu sậm như đất của chúng đem lại sự tương phản thích hợp và một khi được trồng, chúng không đòi hỏi phải chăm sóc quá nhiều trong thời gian dài.

    • Đại liễu , Đại bảo tháp, Hồ liễu lá hẹp: Là những loại cây thủy sinh mọc nhanh và có thân lớn, chúng tạo ra sự đa dạng về kích thước cho cái nhìn toàn cảnh, tạo hiệu ứng thị giác táo bạo trong bể thủy sinh Hà Lan của bạn. Bằng việc thường xuyên tỉa cành khi chúng mọc quá cao, chúng vẫn mạnh khỏe và luôn duy trì được hình ảnh mong muốn.

    • Huyết tâm lan , Diệp tài hồng , Vảy ốc : Những loại cây lá lớn và màu sắc nổi bật, thể hiện sự tương phản mạnh mẽ trong bể thủy sinh Hà Lan

    • , Lan muỗng: Những loại cây thủy sinh lá to đứng riêng rẽ, tạo tiêu điểm cho bể thủy sinh Hà Lan.

    Các loại cây cắt cắm được phối hợp hài hòa trong bể thủy sinh Hà Lan (ảnh sưu tầm)

    • Tiền cảnh bể thủy sinh Hà Lan rất tinh tế, gọn gàng, ngăn nắp và hòa nhập với hậu cảnh. Nó có thể gồm những bụi cây tương phản nhưng phải khác loài và không bao giờ được trồng lẫn lộn trong một bụi.

    • Đắp bờ là một phần của bể thủy sinh Hà Lan nhưng được thực hiện theo một nguyên tắc đơn giản. Ở đa số vị trí, nền thường được nâng lên chỉ bằng cách sử dụng lũa. Cây cũng được ghép vào lũa chỉ với mục đích tạo ra ảo giác của một nền dốc lên. Trong những bố cục công phu hơn, bức tường cây được trồng dọc theo mặt kiếng trên những tấm gỗ bần hay thậm chí vỏ bần. Bờ được tạo ra với một mục đích đặc biệt là gia tăng chiều sâu và gắn liền với một góc nhìn hay con đường.

    • Lượng chiếu sáng cũng cần phải được đảm bảo, bộ là hệ thống lọc phổ biến nhất và được phun ở tầm từ 15 đến 20 ppm. Nền đất sét hay laterite được sử dụng, phân bón chứa sắt và khoáng chất được bổ sung một cách thường xuyên.

    Bể thủy sinh Hà Lan cần đảm bảo đủ sáng, có hệ thống lọc và CO2 (ảnh sưu tầm)

    2.2. Cách lựa chọn cá phù hợp với bể thủy sinh Hà Lan

    Các loài cá nhỏ bơi theo đàn được khuyến khích sử dụng trong bể thủy sinh Hà Lan. Có thể kể tên một số loài cá phổ biến trong bể Hà Lan như: , cá sóc đầu đỏ , cá tam giác, cá mắt đèn,…

    Đàn cá nhỏ khiến bể thủy sinh Hà Lan thêm sinh động (ảnh sưu tầm)

    Không giống như bể thuỷ sinh phong cách tự nhiên hay phong cách rừng, bể thủy sinh Hà Lan không mô phỏng khung cảnh thiên nhiên hoặc một hệ sinh thái cụ thể, mà mang dấu ấn của người thiết kế. Vì vậy, để thiết kế được một bể cá phong cách Hà Lan người làm bể phải có khả năng kiến tạo, đánh giá và sự hiểu biết chuyên sâu về đặc tính của các loài thuỷ sinh cũng như cách trồng cây thủy sinh.

    Bể thủy sinh Hà Lan sử dụng nhiều loại thực vật khác nhau, chính điều đó giúp phân biệt nó với các phong cách thủy sinh khác tạo ra một bức tranh sặc sỡ đồng thời tạo nên một hệ sinh thái cân bằng cho các loài thực vật thủy sinh và cá. Một người làm bể cần hiểu làm thế nào để trồng và kết hợp các loài thực vật để cho ra một tổng thể thẩm mỹ và cân bằng nhất.

    Website: https://thuysinhtim.vn Shopee: https://shopee.vn/thuysinhtim

    Hotline: 0865313256 (HN) – 0785111988 (HCM)

    FanPage Facebook: https://www.facebook.com/ThuySinhTim

    Showroom 1: Cuối ngõ 26, phố Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Showroom 2: Số 1A Bàu Cát 1, phường 14, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh

    --- Bài cũ hơn ---

  • (Góc Người Mới) Hướng Dẫn Set Hồ Thủy Sinh Phong Cách Hà Lan Từng Bước
  • Hồ Thủy Sinh Phong Cách Hà Lan Đẹp Nhất Gồm Những Yếu Tố Nào ?
  • Tìm Hiểu Lối Thiết Kế Hồ Thủy Sinh Bán Cạn
  • Máy Tạo Khói Cho Hồ Thủy Sinh Bán Cạn Mist Maker
  • Foam Mius Bán Cạn Tạo Bố Cục Cho Hồ Thủy Sinh Bán Cạn

Cách Đặt Bể Cá Thuỷ Sinh Cho Người Mệnh Thuỷ

--- Bài mới hơn ---

  • Nghệ Thuật Thiết Kế Bể Cá Thủy Sinh
  • Nhận Thi Công Thiết Kế Hồ Cá Thủy Sinh Tại Quận 5
  • Khái Niệm Độ Ph Trong Hồ Thủy Sinh
  • Cách Tăng Và Giảm Ph Cho Bể Cá, Bể Thuỷ Sinh. – Vuaqua
  • Phụ Kiện Thủy Sinh Giá Rẻ, Chính Hãng
  • Nuôi cá cảnh trong nhà sẽ giúp gia đình gặp nhiều điều may mắn, an lành, thịnh vượng nếu tuân thủ đúng những nguyên tắc phong thủy về bể cá.

    Hỏi:

    Tôi rất thích cá và muốn chơi hồ cá thuỷ sinh. Tôi sinh năm 1967, thì nuôi cá thuỷ sinh trong nhà có hợp mệnh không và nuôi loại cá gì là tốt?

    Nguyễn Ngọc Hiếu (Hà Nội)

    Trả lời

    Thạc sĩ, kiến trúc sư Trần Hữu Quân, Công ty CPTM Kiến trúc – Nội thất Xanh trả lời như sau.

    Chọn bể cá hợp mệnh gia chủ

    Ngoài tác dụng giúp ngôi nhà thêm gần gũi với thiên nhiên, bể cá còn có tác dụng phong thủy. Nếu được đặt ở vị trí phù hợp, bể cá có thể mang đến cho gia đình bạn nhiều tài lộc. Gia chủ nên chọn bể cá theo mệnh của chủ nhà.

    – Mệnh Kim: nên đặt bể cá hướng Bắc, bể cá có màu trắng.

    – Mệnh Mộc: hướng Bắc, bể màu xanh lá cây.

    – Mệnh Thủy: hướng Đông hoặc Bắc, màu trắng hoặc xanh lá cây.

    – Mệnh Hỏa không nên đặt bể cá.

    – Mệnh Thổ: hướng Tây Nam, màu xanh dương.

    Trong trường hợp này, gia chủ sinh năm 1967, thuộc mệnh Thủy, nên sẽ rất hợp chơi hồ cá thủy sinh. Gia chủ nên đặt bể ở hướng Đông hoặc hướng Bắc và chọn bể cá màu trắng hoặc xanh lá cây.

    Vị trí đặt bể cá

    Theo phong thủy, vị trí bể cá quyết định tài lộc của gia chủ. Vị trí thích hợp nhất để đặt bể cá là phòng khách. Khi đặt bể cá, gia chủ nên tránh những vị trí sau:

    – Không đặt bể cá sau salon, sofa để tránh ảnh hưởng đến sự ổn định của gia đình. Bạn có thể đặt bể ở cạnh ghế.

    – Không đặt bể cá trước tượng thần và dưới ban thờ

    Khi đặt hồ cá thuỷ sinh cho người mệnh Thuỷ, cần lưu ý không đặt bể cá đối diện với bếp đun, gần nhà vệ sinh, trong phòng ngủ hay đặt ở cửa ra vào.

    Chọn hình khối bể cá

    Theo khoa học phong thủy, bể cá hình tròn là lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, loại bể này không phổ biến nên bạn có thể chọn hình dạng bể theo vị trí đặt. Bể cá hình vuông, chữ nhật hay bán nguyệt nên đặt cạnh tường; hình tam giác đặt ở các góc và hình tròn đặt ở vị trí giữa phòng hoặc cạnh cửa.

    Số lượng cá

    Khi nuôi cá vàng, bạn nên nuôi 8 con vàng và 1 con đen để tránh mất mát tài lộc. Trường hợp này, gia chủ sinh năm 1967 nên nuôi từ 1-6 con trong bể cá.

    Những loại cá nên nuôi

    Loại cá cũng ảnh hưởng không nhỏ đến gia chủ. Cá vàng (Kim ngư) có từ thời Tống ở Trung Quốc sẽ mang lại nhiều điều may mắn. Trong khi đó, cá huyết anh vũ có nguồn gốc từ Đài Loan, màu đỏ tươi như ngọn lửa, là loại cá âm dương đứng đầu các loại cá về khoa học phong thủy.

    Về cách đặt hồ cá thuỷ sinh cho người thuộc mệnh Thuỷ:

    – Cá rồng đem lại sự thịnh vượng và tài lộc.

    – Cá chép (Koi) từ Nhật Bản đa dạng về màu sắc, đặc biệt vẩy, đuôi có hình xăm. Theo người Nhật, đó là biểu tượng của sự may mắn.

    0/5

    (0 Reviews)

    --- Bài cũ hơn ---

  • Hướng Dẫn Đường Vào Cửa Hàng Thủy Sinh Asin Quận 8 – Bình Chánh
  • Giới Thiệu Chung Về Cá Hồng Két
  • Bộ Dụng Cụ Vệ Sinh Bể 5 In 1
  • Top 5 Loại Đèn Uv Diệt Khuẩn Cho Hồ Cá
  • Lọc Thác Cao Cấp Sobo Wp

Hồ Thủy Sinh Theo Phong Cách Hà Lan

--- Bài mới hơn ---

  • Thế Nào Là Một Hồ Thủy Sinh Biotope
  • Góc Hướng Dẫn Từ A
  • (Góc Người Mới) Chọn Cốt Nền Phù Hợp Cho Hồ Thủy Sinh
  • Hồ Thủy Sinh Là Gì, Hướng Dẫn Chơi Thủy Sinh
  • Cách Chuyển Bể Thủy Sinh Khi Chuyển Nhà Theo Từng Bước?
  • Hồ thủy sinh theo phong cách Hà Lan

    Những dấu ấn của phong cách này là sự chặt chẽ và cắt tỉa gọn gẽ của các bụi cây. Cây thủy sinh được tổ chức thành hàng ngay ngắn và gia tăng chiều cao từ trước ra sau. Lý tưởng , nhiều nhất khoảng ba loại cây được sử dụng cho mỗi feet của bể cá, như vậy một bể 4 foot (48 inches) lý tưởng nên có không quá mười hai loài. Cây thân dài được chọn lựa cẩn thận với tỷ lệ tăng trưởng của chúng cũng như hình dạng cành cần bảo dưỡng ít nhất có thể – do đó các loài Lobelia và Saururus cernuus được sử dụng phổ biến.

    Cây cần được tổ chức để cung cấp độ tương phản tối đa màu sắc và hình dạng lá/ kích cỡ với cây lân cận. Màu sắc có thể bao gồm màu xanh lá cây nhạt, xanh lá cây đậm, nâu, đỏ, hồng, và màu tía. Cây lá nhỏ Hemianthus micranthemoides tương phản với cây lá hình kiếm lớn, cây lá tròn Bacopa caroliniana tương phản với cây lá mảnh Ammania gracilis,… Các cây gọn gàng này được nên được sắp xếp và trồng xung quanh tâm điểm của bể. Bể cá nên không có nhiều hơn hai tâm điểm, thường được đặt 1/3 hoặc 2/3 chiều dài của bể (quy tắc của một phần ba).

    Các loại cây điển hình cho phóng cách Hà Lan:

    Rotala indica

    Lobelia cardinalis

    Limnophila aquatica

    Bacopa caroliniana

    Alternanthera reineckii

    Java rêu

    Ammania gracilis

    Hygrophila corymbosa v stricta

    Hygrophila difformis

    Saururus cernuus

    Hydrocotyle leucocephala

    Didiplis Diandra

    Rotala macrandra

    Vallisneria sp

    Echinodorus “Ozelot”

    Cá đóng một phần rất quan trọng trong phong cách này. Khu vực phía dưới, giữa, và phía trên đầu của một chiếc bể nên được lấp đầy với cá để làm cho mỗi khu vực thú vị cho người xem. Tất cả các loài cá phải khác trong hình dạng, màu sắc và kích thước, nhưng ít nhất số loài cá có thể (như vậy không có màu xanh rams trong hồ có kribensis, hoặc hatchetfish bạc với hatchetfish cẩm thạch, vv.). Một nhóm các loài cá lớn như cá nhám dẹp hoặc congo tetras luôn luôn đánh giá cao. Các đàn cá phải càng lớn càng tốt.

    Sự xuất hiện của hồ cá trong một phòng khách được cũng rất quan trọng, thường có những hồ cá như là phần chính của trang trí. Các bệ kết hợp với các hồ cá đặt vào tường là rất phổ biến do kích thước trong phòng nhỏ.

    Thông số kỹ thuật cơ bản của một hồ phong cách Hà Lan

    Hồ nhiều kích cỡ từ 90 lít đến 300 lít

    Ánh sáng: 1,8 WPG đến 2,0 WPG, xếp hạng kenvin là rất thấp (5000k có vẻ như là chuẩn)

    Nitrate có xu hướng được trên 10 ppm

    Phosphates có xu hướng thấp (gần bằng không)

    Lựa chọn các loài cây trồng khoảng 12-19

    Loài cá lựa chọn phạm vi 5-7

    --- Bài cũ hơn ---

  • Hướng Dẫn Các Bước Làm Bể Bán Cạn Đơn Giản
  • 5 Lưu Ý Trong Thiết Kế Hồ Thủy Sinh Cho Người Mới Làm Hồ
  • Kỹ Thuật Thiết Kế Hồ Thủy Sinh Bên Trong Nhà
  • Hướng Dẫn Tự Làm Hồ Thủy Sinh Bon Sai Cấy Rêu
  • Top 5 Sinh Vật Ăn Rêu Trong Hồ Thủy Sinh

Hướng Dẫn Setup Bể Thủy Sinh

--- Bài mới hơn ---

  1. Bước 1: Kê bể
  • Kiểm tra Tank (bể) có bị dò nước, mặt kính đẹp để làm mặt chính
  • Trải lót bể (cao su non), đảm bảo chân /tủ/kệ vững chắc – bằng phẳng
  • Bể có kích thước 60cm được chúng tôi khuyến cáo cho người mới chơi
  1. Bước 2: Trải nền
  • Trải nền, dưới cùng được trải 1 lớp vi sinh bột (hoặc nước)
  • Trên là nham thạch có tác dụng tạo độ thoáng cho nền, vi sinh hoạt động
  • Trên nữa là cốt nền, trên tiếp là phân nền công nghiệp
  • Trên cùng có thể trải cát sỏi – nhưng chúng tôi không khuyên khích việc này
  1. Bước 3: Tạo Layout

Tạo bố cục của Bể cá cảnh thiên nhiên, tái tạo thiên nhiên trong bể cá, bắt đầu bằng việc tạo bố cục. Quá trình này được thực hiện bằng cách đặt lũa và đá để tạo thành sự cân bằng tổng thể và làm khuôn khổ của bố cục. Sau đó, cây thủy sinh được chọn và trồng. Quyết định thành phần bố cục của riêng bạn và trồng các loại cây thủy sinh mà bạn lựa chọn – Nature Aquarium là tạo ra “bản chất ban đầu của bạn”, là bản duy nhất trên thế giới, trong một hồ thủy sinh.

Ba thành phần cơ bản

Có ba kiểu bố cục cơ bản cho Bể cá Thiên nhiên: hình tam giác, hình lồi và lõm. Chúng rất dễ làm và tốt cho những người mới bắt đầu trồng hồ cá.

  • 3 loại mẫu setup bố cục đơn giản:
  1. Bước 4: Trồng cây tiền cảnh
  • Vào nước ngang mặt nền sẽ dễ dàng vào cây hơn
  • Sử dụng nhíp chuyên dụng kẹp cây
  • Cắt bớt rễ cây nếu quá dài, đảm bảo cây xuống nền vừa đủ
  • Sử dụng cước/chỉ hoặc keo gắn cây vào lũa – đá: như rêu, ráy..
  • Các lại cây trồng tiền cảnh như trân châu, cỏ giấy, ngưu mao chiên lùn, minifiss..
  1. Bước 5: Trồng cây chung cảnh (giữa)

Sử dụng cây để che lấp các khuyết điểm của bố cục như điểm nối lũa – đá, tạo điểm nhấn

Các loại cây trông chung cảnh như: ráy, tiêu thảo, dương xỉ..

  1. Bước 6: Trồng cây hậu cảnh

Sử dụng các loại cây mọc cao làm hậu cảnh như dương xỉ to, cắt cắm..

Vào cây có độ dày sẽ tạo cảm giác đẹp ngay nhưng đòi hỏi quá trình chăm sóc thời gian đầu nhiều hơn

Sau đó vào nước đầy tank

  1. Bước 7: Lắp đặt phụ kiện
  • Lắp đặt hệ thống cung cấp CO2, bình CO2 được khuyến cáo sử dụng
  • Lắp đặt hệ thống lọc, lọc thùng và vật liệu lọc cao cấp được khuyến cáo sử dụng
  • Lắp đặt hệ thống đèn, đèn chuyên thủy sinh có ánh sáng trắng 10000K được khuyến cáo sử dụng
  1. Bước 8: Thả động vật

Một số loài động vật thủy sinh có tác dụng diệt rêu hại như tép (yamato), cá otto.. được khuyến khích sử dụng

Nên thả các loại cá đàn nhỏ như 7 màu, mún đỏ, neon, sóc.. với mật độ mỏng (1 con/3L nước) và cho ăn ít

  1. Bước 9: Bảo trì
  • Tuần thay 1/3-1/2 nước – kết hợp việc hút gần sát nền để hút phân cá và các chất bẩn
  • Sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để vệ sinh như dao cạo rêu
  • Cắt tỉa cây để không bị phá bố cục
  • Bổ sung phân nước (sau một thời gian), vi sinh, khử độc nước
  1. Sau 1 tháng:
  1. Sau 3 tháng:

 

#Aqua nano tư vấn #setup #hồ_thủy_sinh miễn phí

--- Bài cũ hơn ---

  • Bể Thủy Sinh Nano Hạng 05 Eaplc 2022
  • Những Yếu Tố Cần Đặc Biệt Quan Tâm Cho Người Mới Chơi Thủy Sinh
  • Cách Lật Hồ Thủy Sinh
  • Top 10 Mẫu Bể Cá Thủy Sinh Mini Để Bàn Làm Việc Giúp Hút Tài Lộc
  • Kiến Thức Hồ Bán Cạn
  • Tìm Hiểu Hồ Cá Thủy Sinh Phong Cách Hà Lan

    --- Bài mới hơn ---

    • Bí Quyết Để Có Bể Thủy Sinh Hà Lan Đẹp Và Lên Màu Căng
    • Hồ Thủy Sinh Mini Để Bàn Tích Hợp Thác Nước Phong Thủy “gốm Xanh”
    • Biotope Là Gì? Các Hình Thái Của Phong Cách Biotope
    • Vật Liệu Lọc Nào Tốt Nhất Cho Hồ Thủy Sinh?
    • Làm Hồ Thủy Sinh Trong 10 Bước
    • Hồ cá thủy sinh phong cách Hà Lan luôn là một lối chơi hồ cá cảnh chứa nhiều sự bí ẩn. Từ xưa đến nay đã có rất nhiều bài viết nói về điều này, nhưng thật sự chúng ta vẫn chưa hiểu hết những điểm đặc biệt ẩn giấu bên trong hồ cá thủy sinh Hà Lan. Qua bài viết này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về những điều đặc biệt chưa biết đến bởi phong cách thủy sinh Hà Lan.

      Hồ cá thủy sinh phong cách Hà Lan là như thế nào?

      Hồ cá thủy sinh Hà Lan được trải qua nhiều thập kỷ nên cũng đã được lưu giữ và thay đổi ít nhiều. Đối với nhiều người, họ đã dành khá nhiều thời gian để nghiên cứu và tìm tòi về loại hình nghệ thuật tuyệt vời này.

      Hồ cá thủy sinh phong cách Hà Lan có thể được ví như một khu vườn dưới nước, là nơi mà những loại thực vật và động vật thủy sinh được nuôi trồng để tạo nên một cấu trúc có độ tương phản về màu sắc, hình dáng cũng như chiều sâu. Hồ thủy sinh phong cách Hà Lan mang một điểm gì đó rất đặc biệt, một sự tương phản mạnh mẽ kết hợp với màu sắc diệu dàng như tạo nên một bức tranh sinh thái hoàn mỹ.

      Hồ cá thủy sinh không giống với hồ cá bình thường, hồ thủy sinh phải được thiết kế, chăm sóc một cách đúng đắn và nghiêm túc thì mới đảm bảo được sự phát triển cũng như sự sinh sôi nảy nỡ của các loại động thực vật thủy sinh trong hồ.

      Bố cục của hồ cá thủy sinh Hà Lan

      Để có thể tạo ra được một bố cục hoàn hảo, tạo nên một khu vườn sinh thái tuyệt mỹ mang phong cách Hà Lan truyền thống thì bắt buộc chúng ta phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

        Sự mộc mạc, hoang sơ luôn là tâm điểm của hồ cá thủy sinhphong cách Hà Lan. Chúng ta phải tạo được sự hài hòa trong cách bố cục hồ thủy sinh. Sự hài hòa ở đây được thể hiện bằng cách chúng ta không nên trồng quá 4 loại cây trong mỗi đoạn 10cm chiều rộng của hồ và khoảng cách giữa các cây phải rộng rãi, không được quá gần nhau.
        Hồ thường được chia làm 3 phần và phải có một tiêu điểm chính làm điểm nhấn. tại vị trí một phần ba hoặc hai phần ba. Các bạn nên nhớ rằng, không bao giờ được đặt tiêu điểm vào giữa hồ vì đó chính là điểm chết, làm cho bố cục cuả hồ cá thủy sinhtrở nên nhạt nhòa.
        Sự sáng tạo luôn được khuyến khích khi làm bố cục cho hồ thủy sinh, nhưng bạn nên tạo ra sự đa dạng về màu sắc, cấu trúc lá cũng như chiều cao của các loại cây.
        Và một nguyên tắc khá quan trọng đó chính là hồ cá thủy sinhphong cách Hà Lan sẽ không có quá nhiều khoảng trống.
        Hơn nữa, các loài cá thủy sinh phải thích hợp và thích nghi được với các loại thực vật thủy sinh và ngược lại. Nói một cách dễ hiểu là các loài cá phải chấp nhận được “lối sống” của các loại thực vật, bởi vì các loại thực vật thủy sinh luôn thải ra các chất thải,

      --- Bài cũ hơn ---

    • Tìm Hiểu Về Phong Cách Bể Thủy Sinh Hà Lan
    • (Góc Người Mới) Hướng Dẫn Set Hồ Thủy Sinh Phong Cách Hà Lan Từng Bước
    • Hồ Thủy Sinh Phong Cách Hà Lan Đẹp Nhất Gồm Những Yếu Tố Nào ?
    • Tìm Hiểu Lối Thiết Kế Hồ Thủy Sinh Bán Cạn
    • Máy Tạo Khói Cho Hồ Thủy Sinh Bán Cạn Mist Maker

    Cách Tăng Và Giảm Ph Cho Bể Cá, Bể Thuỷ Sinh. – Vuaqua

    --- Bài mới hơn ---

    • Phụ Kiện Thủy Sinh Giá Rẻ, Chính Hãng
    • Dịch Vụ Setup Bể Thủy Sinh Theo Yêu Cầu
    • Địa Chỉ Cung Cấp Sỏi Trang Trí Bể Cá Đa Dạng Mẫu Mã
    • Những Lý Do Khiến Bạn Bắt Buộc Phải Dùng Sỏi Trong Dải Nền Bể Cá Cảnh
    • Hình Ảnh Sỏi Trắng Trang Trí Bể Cá Đẹp Mắt
    • Có rất nhiều cách tăng và giảm pH cho bể thuỷ sinh, nhưng để có cách làm hiệu quả mà không ảnh hưởng đến các yếu tố khác thì không phải ai cũng biết.

      1. Cách làm tăng pH trong bể cá, bể thuỷ sinh.

      + Với các bể nuôi cá như ali, cá biển… chúng ta có thể dùng vật liệu như san hô để trải nền hoặc hoặc làm vật liệu lọc. Sử dụng các loại San hô, đá vôi như đá tai mèo, đá kẹp kem, đá da voi trong setup bố cục. Tuy nhiên việc sử dụng các loại vật liệu này sẽ làm tăng cả độ cứng của nước. Chú ý: không dùng cách này cho các bể thuỷ sinh, việc tăng pH khi dùng vật liệu như san hô hoặc các loại đá vôi sẽ làm tăng Ca trong bể, làm rễ cây kém phát triển gây ra hiện tượng cây phát triển chậm, còi cọc. Cặn canxi sẽ bám nhiều trên thành bể, nặng có thể bám trên các loại lá cây phát triển chậm như ráy, bucep…

      + Trong bể thuỷ sinh, Cách làm tăng pH mà không ảnh hưởng nhiều đến độ cứng của nước là dùng Baking soda (NahCo3) với liều dùng 10g/100 lít nước của bể.

      + Dùng nước đầu vào có pH cao để thay nước cho bể, không khuyến khích cách này vì đa số nước đầu vào mà có pH cao đều là do nước có nồng độ canxi cao.

      2. Cách làm giảm pH trông bể cá, bể thuỷ sinh.

      – Các loại đá vôi như đá tai mèo, đá kẹp kem, đặc biệt là đá da voi và san hô.

      – Các loại cát được làm từ đá vôi xay nhỏ

      – Các loại cát được xay từ vỏ, san hô

      – Các loại sỏi có lẫn nhiều vỏ ốc

      – Kiểm tra nước đầu vào trước khi thay nước, nếu nước đầu vào có pH cao các bạn nên xử lý để giảm pH của nguồn nước trước.

      – Sử dụng nước lọc qua máy RO để thay nước cho bể, Các này không khuyến khích vì chi phí cao, và khi dùng nước RO thì lại làm mất đi một số khoáng chất cần thiết khác cho bể thuỷ sinh.

      – Với những bể nuôi cá chúng ta dùng các nguyên liệu như lũa, lá cây (lá bàng), nước đen (nước lá bàng)

      – Ít vệ sinh lọc, Việc ít vệ sinh lọc sẽ đọng chất nhiều chất hữu cơ trong lọc giúp giảm pH theo thời gian.

      – Dùng acid nhẹ như vitamin C, H3PO4, HNO3… Cách làm: Pha loãng H3PO4, HNO3 đổ trực tiếp và bể, sử dụng 1ml (H3PO4, HNO3) cho 30 lít nước trong bể. 

      – Bể thuỷ sinh có cung cấp Co2, chúng ta có thể tăng lượng co2 cấp vào bể sẽ giúp cho cây phát triển tốt, đảm bảo giảm pH an toàn. Chú ý, lên dùng van điện khi cấp co2 vào bể, tránh việc khi không bật đèn mà lượng co2 cấp vào nhiều sẽ làm động vật trong bể ngạt.

      – Peat moss (than bùn rêu, rêu mục) Các bạn có thể cho vào lọc hoặc trong bể. Nên vệ sinh trước khi dùng.

      Lưu ý:

      – Nên tăng giảm pH một cách từ từ, tránh thay đổi quá nhanh gây sẽ shock cho động thực vật thủy sinh trong bể.

      – Còn rất nhiều cách tăng giảm pH cho bể cá, bể thuỷ sinh. Nhưng những cách trên là cách đơn giản và hiệu quả, mọi người đều có thể tự làm được.

      – Nếu hồ bạn đang ổn định, cây cá trong hồ đang khoẻ mạnh thì các bạn cũng đừng quá lo về pH trong bể của mình. 

      --- Bài cũ hơn ---

    • Khái Niệm Độ Ph Trong Hồ Thủy Sinh
    • Nhận Thi Công Thiết Kế Hồ Cá Thủy Sinh Tại Quận 5
    • Nghệ Thuật Thiết Kế Bể Cá Thủy Sinh
    • Cách Đặt Bể Cá Thuỷ Sinh Cho Người Mệnh Thuỷ
    • Hướng Dẫn Đường Vào Cửa Hàng Thủy Sinh Asin Quận 8 – Bình Chánh

    Setup Bể Cá Thủy Sinh Mini Ngày 10

    --- Bài mới hơn ---