Cách Nhận Biết Gà Mái Sắp Đẻ. Cách Bảo Quản Trứng Gà Để Ấp

--- Bài mới hơn ---

  • Phân Loại Một Số Màu Sắc Và Tên Gọi Của Cá Betta
  • Hồ Cá Của Cá Xiêm
  • Các Loại Cá Dọn Bể Thuỷ Sinh? Ăn Được Không?
  • Cá Vàng Ăn Gì? Đánh Giá Ưu Nhược Điểm Của Mỗi Loại Thức Ăn 2022 ” Ranchu Việt Nam
  • Kiến Thức Cơ Bản Cho Người Mới Chơi Cá Cảnh
  • Chăn nuôi gà đẻ là mô hình chăn nuôi phổ biến mà hầu hết trang trại nuôi gà nào cũng đang áp dụng. Gà đẻ cho sản lượng trứng lớn, có thể bán thương phẩm hoặc ấp giống, giá trị kinh tế cao, khi gà hết hạn đẻ có thể chuyển sang bán gà thịt. Để thu nhặt trứng gà kịp thời giúp bảo quản tốt nhất, bà con nên biết cách nhận biết gà mái sắp đẻ, cũng như cách bảo quản trứng gà để ấp.

    Để nuôi gà mái đẻ thành công thì khâu đầu tiên bao giờ cũng là chọn con giống hiệu quả, chính xác. Mỗi khu vực lại có điều kiện thời tiết khác nhau nên cần lựa chọn giống gà phù hợp với từng vùng miền.

    Đối với gà mái con khi chọn nên chọn con hanh nhẹn, mắt sáng, lông bông, bụng gọn, chân mập, bóng, loại bỏ những con dị tật, sức khỏe yếu. Khi gà được 20 tuần tuổi thì cho chúng vào chuồng hậu bị để chăm sóc.

    Gà mái giống tốt có đặc điểm là Đầu tròn, nhỏ; mắt to, sáng; mỏ bình thường; mào và tích đỏ tươi, đặc biệt là xương háng rộng thì sẽ đẻ tốt.

    II. Cách nhận biết gà mái sắp đẻ

    Có một số dấu hiệu cho biết gà sắp đẻ như Mặt đỏ, hay kêu ổ đất, cầm gà lên thì nó ú ì. Khi đưa gà trống vào gà mái không chạy mà chịu liền thì chắc chắn là gà đã chuẩn bị đẻ. Thêm nữa, thời gian gà đẻ trong ngày khoảng từ 8 tới 15 giờ, và rộ nhất là khoảng 10h sáng. Bà con nên chú ý hơn trong thời gian này.

    Khi nhận thấy các dấu hiệu trên, bà con cần đảm bảo chuẩn bị tốt ổ đẻ để gà đẻ trứng đều, quả to đẹp.

    III. Kỹ thuật nuôi và chăm sóc gà đẻ

    Trong giai đoạn nuôi gà đẻ thì để gà đẻ tốt cần cung cấp thức ăn đủ, đặc biệt là thành phần canxi. Canxi có nhiều trong vỏ sò, vỏ trứng bà con có thể nghiền, xay mịn trộn vào thức ăn cho gà đẻ.

    Quan trọng nhất là ánh sáng. Gà cần có thời gian chiều sáng từ 13-14 tiếng mỗi ngày, vào mùa đông thì cần thắp điện để chiếu sáng giúp gà tổng hợp vitamin D, tăng cường khả năng hấp thụ canxi.

    Đối với gà đẻ trứng để ấp thì phải nuôi chung cùng với gà trống với tỉ lệ phù hợp tùy theo từng loại gà. Thường là tỉ lệ 1 trống 3 mái, hoặc 1 trống 5 mái.

    Không ít trang trại, đơn vị nuôi nhỏ lẻ chưa quan tâm đến vấn đề này. Khi không thu nhặt trứng cũng như bảo quản đúng cách thì trứng sẽ không đạt tiêu chuẩn, làm giảm tỉ lệ nở thành gà con.

    Thông thường, gà sẽ đẻ tầm từ 8h sáng đến 15h chiều, và đẻ rộ vào khoảng 10h sáng. Bà con chú ý khoảng thời gian này để thu gom trứng ngay khi gà nhảy xuống ổ đi ăn. Trứng nhặt càng sớm thì càng đỡ bị bẩn, vỏ trứng có một lớp phấn sần rất mỏng.

    Khi nhặt hoặc làm sạch hạn chế lau mạnh làm mất lớp phấn đó. Lớp phấn có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào phôi làm chết phôi. Trong quá trình thu nhặt cố gắng nhặt và đặt trứng nhẹ nhàng, tránh va đập, chồng chất lên nhau quá nhiều làm nứt vỡ vỏ trứng.

    V. Cách bảo quản trứng gà để ấp

    Việc bảo quản trứng gà để ấp như thế nào là tốt nhất cũng là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm. Đối với trứng khi thu về không để ở nơi nhiệt độ cao hơn 25°C, không để trứng nơi quá nhiều ánh sáng, không xếp trứng chồng lên nhau.

    Bảo quản đúng cách cần thực hiện theo các bước sau:

    • Xếp trứng vào khay, đầu to hướng lên trên, đầu nhỏ hướng xuống dưới.
    • Để nơi ánh sáng yếu, thoáng mát, nhiệt độ từ 15-20oC. Nếu để nơi nhiệt độ cao thì phôi phát triển nhanh mà thấp quá thì phôi lại bị chết. Nếu bảo quản trứng trong tủ lạnh thì khả năng phôi chết rất cao.
    • Mỗi ngày đảo trứng một lần để tránh phôi bị dính vào vỏ trứng
    • Thời gian bảo quản không quá 7 ngày vào mùa đông và không quá 5 ngày vào mùa hè. Nhanh chóng cho trứng ấp hoặc vào lò ấp càng sớm càng tốt.

    Bảo quản trứng đúng cách là cách tốt nhất để tăng tỉ lệ trứng nở thành công, gà con khỏe mạnh, tăng sức đề kháng. Thông thường các cơ sở, trang trại nuôi gà đẻ chuyên nghiệp sẽ có đội ngũ nhặt trứng và hệ thống bảo quản trứng rất chuyên nghiệp, đảm bảo trứng gà an toàn và nhanh chóng đưa vào lò ấp.

    Trứng gà đạt tiêu chuẩn sẽ to và đồng đều, vỏ trứng trắng sáng bóng. Trứng không đạt tiêu chuẩn sẽ méo mó, không đều, vỏ mỏng, dính máu, dính bẩn. Những loại này chỉ có thể thải loại bán giá rẻ để làm trứng thương phẩm. Trứng để ấp thì phải chọn những quả chất lượng.

    Bên cạnh đó việc bảo quản trứng, tỉ lệ trứng nở có cao hay không còn phụ thuộc vào hình thức ấp trứng như thế nào.

    Cho gà mái ấp là hình thức phổ biến mà các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thường làm. Gà mẹ sẽ được cho ấp khi đẻ số trứng vừa đủ. Tuy nhiên, hình thức này tỉ lệ nở chưa cao, đặc biệt rất hại gà mẹ vì chúng sẽ phải nằm một chỗ, không ăn uống nhiều, vào mùa hè tỉ lệ trứng hỏng khá cao.

    Hiện nay, các trang trại chăn nuôi đa phần đã đầu tư các loại máy ấp trứng hiện đại, chất lượng cho phép ấp nhiều trứng một thời gian, trứng được ấp đúng nhiệt độ phù hợp và được kiểm tra thường xuyên. Trứng được bảo quản càng tốt thì tỉ lệ nở càng cao giúp bà con có được nguồn con giống số lượng lớn, chất lượng cao.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Những Bí Ẩn Về Cá Sấu Xiêm Ở Vườn Quốc Gia Cát Tiên
  • Cách Nuôi Cá Betta (Lia Thia, Xiêm) Bột Ít Bị Chết Nhất
  • Cá Betta Đuôi Tưa (Crowntail) Được Hình Thành Như Thế Nào
  • Các Địa Chỉ Bán Cá Betta Rồng Tphcm? Cá Betta Rồng Có Mấy Loại
  • Người Đầu Tiên Lai Tạo Thành Công Cá Betta Rồng

Cách Nhận Biết Cá La Hán Bị Bệnh

--- Bài mới hơn ---

  • Giá Cá La Hán Bao Nhiêu?
  • Cách Nuôi Cá La Hán Con Vừa Khỏe Mạnh Lại Lên Châu Lớn
  • Cá Tai Tượng Đặc Điểm Và Kỹ Thuật Chăm Sóc
  • Làm Thế Nào Để Cá La Hán Có Chiếc Đầu To Lớn Và Đẹp Hơn
  • Bí Quyết Giúp Cá La Hán Lên Đầu Khủng , Lên Màu Đẹp
  • Ngoài công việc cho ăn, thay nước và chăm sóc cá hằng ngày, người nuôi cá còn phải biết cách nhận biết cá la hán bệnh, biết cách phòng và trị một số bệnh thường gặp ở cá La Hán.

    Những biểu hiện đặc thù của loài cá La Hán như thay đổi màu, hay nằm dưới đáy bể… khiến những người mới nuôi chưa có kinh nghiệm lo lắng tưởng cá bị bệnh, nhưng thực chất đó là những biểu hiện bình thường của cá La Hán khỏe mạnh. Do vậy, để việc phòng và trị bệnh cho cá La Hán hiệu quả, người nuôi cá cần phải biết phân biệt những biểu hiện của cá khỏe mạnh và dấu hiệu bị bệnh của cá để có biện pháp điều trị kịp thời.

    Biểu hiện của cá la hán khỏe mạnh

    Màu sắc luôn sặc sỡ, Cơ thể khồng bị tổn thương, không có vết xước, hay dị tật bất thường, Cá không ở gần bề mặt nước, và không hớp nước liên tục.

    Các vây và đuôi luôn xòe ra, Hứng thú khi được cho ăn; Thích vui đùa, và luôn phản ứng lại các tác động bên ngoài .

    Cơ thể không tiết ra quá nhiều chất nhờn; Thỉnh thoảng cá trở nên sẩm màu và có những sọc đen, sau đó trở lại bình thường.

    Cá hay nằm dưới đáy hồ và không kèm theo bất kỳ triệu chứng bệnh nào. Thỉnh thoảng cá bơi ngửa bụng, bơi nghiêng hay bơi thụt lùi. Đây là những hành vi bình thường của loài La Hán được thừa hưởng từ tổ tiên của chúng.

    Những dấu hiệu, cách nhận biết cá la hán bị bệnh:

    Một công việc rất quan trọng đối với người nuôi cá La Hán là nhận biết cá bị bệnh và điều trị bệnh. Khi phát hiện cá mới bắt đầu bị bệnh thì khả năng trị dứt bệnh sẽ cao. Thông thường khi phát hiện cá bị bệnh thì bệnh đã nặng nên khả năng điều trì khỏi bệnh là rất thấp. Do vậy, phải thường xuyên chăm sóc, theo dõi biểu hiện của cá hằng ngày. Khi thấy cá có biểu hiện khác thường phải kiểm tra ngay để xác định bệnh và điều trị đúng thuốc.

    Những dấu hiệu của cá la hán bị bệnh

    Màu sắc nhợt nhạt, có những sọc đen trên mình, bơi lội lờ đờ chậm chạp: Đây là triệu chứng đầu tiên của tất cả các loại bệnh.

    Cọ xát thân mình liên tục vào các vật trong bể hoặc thành bể: Đây là dấu hiệu cho thấy cá bị một loại ký sinh trùng nào đó tấn công làm cá ngứa ngáy.

    Cá ngáp nước liên tục: Nguyên nhân dẫn đến triệu chứng này thường là do môi trường nước bị ô nhiễm nặng. Gặp trường hợp này phải thay nước ngay nếu không cá sẽ chết.

    Các bộ phận vây co lại: Đây cũng là dấu hiệu đầu tiên của cá bị bệnh.

    Biếng ăn: Cá bị bệnh thường biếng ăn, hoặc ăn rất ít.

    Tiết ra quá nhiều chất nhờn trên mình: Đây là triệu chứng khá phổ biến của cá bị bệnh.

    Không phản ứng lại các tác động từ bên ngoài: Cá bị bệnh thường mệt mỏi, lờ đờ nên dù có những động tác chọc giận chúng cũng không phản ứng lại.

    Phân cá có màu trắng và kéo dài từng sởi: Đây cũng là dấu hiệu cho thấy cá không khỏe mạnh.

    Kiểm tra bệnh của cá la hán

    Khi cá có một vài dấu hiệu trình bày ở trên chứng tỏ nó không được khỏe mạnh. Khi đó cần dùng kính hiển vi để kiểm tra chất nhầy trên mình, mang, và các bộ phận khác để xem cá có bị nhiễm trùng hay không.

    Nếu cá thường hay cọ thân mình vào thành bể hoặc các vật trong bể thì có thể cá bị ký sinh trùng tấn công nên ngứa. Nếu tình trạng này kéo dài, cá sẽ biếng ăn dần và trở nên lờ đờ, không giữ được thăng bằng, hoặc không thể bơi lên mặt nước.

    Kiểm tra cơ thể cá la hán bệnh

    Cách phòng bệnh cho cá la hán

    Bệnh của cá La Hán thường phát xuất từ môi trường nước, do vậy việc bảo vệ tốt môi trường nước trong bể cũng là cách phòng bệnh cho cá La Hán.

    Vào mùa đông, thời tiết thay đổi đột ngột làm ảnh hưởng đến nhiệt độ nước trong bể, dễ làm cho cá bị sốc và nhiễm bệnh. Để tránh nhiệt độ trong bể chênh lệch quá nhiều so với nhiệt độ bên ngoài, cần tăng số lần thay nước và giảm lượng nước cho mỗi lần thay. Khi thay nước nên thực hiện lúc nhiệt độ bên ngoài cao, tránh lúc thời tiết quá lạnh.

    Khi thời tiết thay đổi, cần phải sử dụng máy sưởi ấm trong bể để giữ nhiệt độ của nước ổn định. Đồng thời phải có hệ thống lọc nước để tạo môi trường nước luôn trong sạch.

    Vào mùa lạnh nên cho cá ăn ít, và không nên cho cá ăn lúc trời gần tối, vì lúc đó trời bắt dầu lạnh, nhiệt độ nước hạ làm cho cá tiêu hóa không tốt dễ mắc bệnh đường ruột.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Những Thứ Bệnh Cá La Hán Thường Gặp
  • Cách Lên Màu Cho Cá La Hán
  • Cách Nuôi Cá La Hán Nhanh Lớn Cho Người Mới Tập Chơi Cá
  • Cá La Hán Ăn Gì Để Lên Đầu, Cách Chăm Sóc, Kỹ Thuật Nuôi Cá Đẹp Nhất
  • Nằm Mơ Thấy Cá Lóc Là Điềm Báo Gì ? Đánh Con Gì ?

Làm Thế Nào Để Nhận Biết Cá Bày Màu Sắp Đẻ

--- Bài mới hơn ---

Cá La Hán Mái Đẻ Trứng Thế Nào

--- Bài mới hơn ---

  • Kỹ Thuật Và Kinh Nghiệm Nuôi Cá La Hán
  • Bệnh Thường Gặp Ở Cá La Hán Và Cách Chữa Trị
  • Cá La Hán Có Thể Sống Chung Với Cá Khác
  • Cá La Hán Nuôi Chung Với Loại Cá Nào?
  • Kinh Nghiệm Và Kỹ Thuật Cho Cá La Hán Sinh Sản
  • Đa số cá La hán mái có thói quen đẻ vào buổi chiều hoặc lúc chạng vạng tối. Và thời gian đẻ trứng kéo dài từ một giờ đến vài ba giờ mới xong hẳn.

    Chọn cá la hán bố mẹ

    Chăm sóc cá la hán con mới đẻ

    Cá La hán mẹ đẻ trứng

    Sau khi việc đẻ trứng và thụ tinh cho ổ trứng hoàn thất, trống và mái đều mệt. Và những hiện tượng sau đây của chúng thường bộc lộ ra: Cá La hán mẹ không biết có phải do bản tính quá hung dữ trỗi dậy hay không mà thản nhiên quay lại giá thể đẻ ăn chính ổ trứng của nó. Còn cá La hán bố cũng vậy, hay là do ham làm tròn thiên chức làm cha mà quay sang đuổi đánh cá La hán mái, như đuổi đánh kẻ thù không đội trời chung với nó.

    Thật ra hiện tượng cá mái vừa đẻ xong liền quay lại ăn ngon lành ổ trứng mà nó vừa đẻ ra không riêng cá La hán mái mà nhiều loài khác cũng vậy. Đơn cử có cá Lia thia mái. Vì vậy chúng ta không ngạc nhiên khi thấy cặp trứng nào trong bụng cá cũng chi chít đến số ngàn thậm chí đến mấy ngàn trứng mà bầy con của chúng khi nở ra đâu đáng được bao nhiêu.

    Cá mái quay lại ăn trứng của nó ngoài thói tật vừa kể ra còn do nhiều nguyên nhân khác nữa. Chẳng hạn như trong thời gian nó đẻ trứng xảy ra những sự cố làm nó hoảng sợ như có tiếng động mạnh(tiếng đồ vật ngã đổ, tiếng chó cắn lộn, tiếng gây lộn hoặc nói to tiếng với nhau của người trong phòng…Thậm chí người qua lại cạnh hồ cá quá đông, hay chỉ cần thay đổi cường độ ánh sáng trong phòng) nó cũng xáp vào ổ trứng ăn một cách điên cuồng. Ngay cả cá La hán trống trong thời gian ấp trứng nếu gặp những sự cố như trên, nó cũng hoảng hốt và thu gom ngay hết số trứng vào bụng!

    Cách đặt hồ cá La hán

    Chính vì lẽ đó nên chúng tôi mới khuyên quý vị là nên đặt đẻ vào nơi thật sự yên tĩnh nhất trong nhà, và nên che kín các vách hồ lại để tạm cách ly môi trường số của đôi cá sinh sản với thế giới bên ngoài. có làm được như vậy cặp cá bố mẹ mới yên tâm đẻ và ấp trứng.

    Được biết, trong đời sống hoang dã bên ngoài, sau khi cá mái đẻ xong, cá trống liền đánh đuổi cá mái đi xa và tự con trống đảm nhiệm việc ấp và canh chừng ổ trứng cho đến ngày bầy cá bộ ra đời.

    Chính vì biết ý sát con của con mái, nên khi thấy cá La hán mái vừa đẻ hết trứng trong bụng của nó khoảng 1 giờ (vì phải chờ cá trống thụ tinh xong ổ trứng), ta liên cách ly cá mái ra hỏi ổ trứng ngay, bằng cách bắt ra ngoài nuôi riêng.

    Chỉ cần một tháng được nuôi riêng, không những cá mái phục hồi được sức lực trở lại như trước mà còn sẵn sàng đẻ tiếp lứa sau vì bụng đã căng trứng. Có điều liệu ta có thể cho cá mái đó đẻ tháng một như vậy mãi hay không? Nếu cứ cho cá đẻ tháng một như vậy chắc chắn nó sẽ mau kiệt sức, sinh sản kém dần từ số lượng trứng mõi lứa và cá con sinh ra cũng kém sút chất lượng dần.

    Còn trường hợp giữ cá trống lại để ấp ổ trứng, liệu điều này có lợi hay có hại? Đó cũng là điều quan trọng ta cần quan tâm đến.

    Cá La hán trống tuy không có tật ăn trứng như cá La hán mái nhưng nếu giao ổ trứng cho nó ấp thì ổ trứng không được tuyệt đối nguyên vẹn. Vì lẽ trong thời gian canh chừng ổ trứng (đồng thời dùng vây quạt liên tục cho trứng nở) cá trống thường dùng miệng của nó gắp ra ngoài giá thể những trứng bị hư do không được thụ tinh hoặc bị nấm mốc (trứng hư có màu trắng đục) rồi ăn ngay những trứng dó. Việc làm này nhằm bảo vệ sự an toàn cho các trứng tốt, nhưng con trống đã vô tình ăn lan sang một số lớn trứng đã được nó thụ tinh đầy đủ!

    Vì vậy, nếu để cho cá trống La Hán ở lại hồ ấp ổ trứng của nó thì tỷ lệ cá bột nở ra sau này sẽ rất thấp, mười phần chỉ còn lại hai, ba phần. Chẳng hạn thay vì mỗi lứa được cả ngàn cả con thì may ra chỉ còn lại vài ba trăm mà thôi!

    Cách tốt nhất mà mọi người thường làm là cách ly cá cha mẹ với ổ trứng sau khi đẻ xong. Hoặc dời ổ trứng sang một hồ khác để ấp nhân tạo, còn cặp cá bố mẹ tách ra nuôi riêng với chế độ chăm sóc đặc biệt hơn, cung cấp thức ăn nhiều dinh dưỡng hơn để chúng mau hồi sức mà để tiếp lứa khác trong tháng sau. Giống này có khả năng đẻ mỗi tháng một lứa.

    Hồ ấp cá La hán nhân tạo

    Muốn vậy, trước đó ta phải chuẩn bị sẵn một cái hồ kiếng có kích thước nhỏ chứa khoảng 10 lít nước là vừa để đặt ổ trứng vào ấp. Nếu không sẵn loại hồ nhỏ này ta có thể sử dụng các loại xô nhựa, khạp, thau, chậu.. để ấp trứng cũng được. Tuy nhiên, tốt nhất vẫn là hồ kiếng vì với loại hồ này ta sẽ dễ dàng quan sát, theo dõi quá trình việc ấp trứng nhân tạo, từ khi còn là trứng cho đến lúc cá bột ra đời.

    Hồ ấp nhân tạo cần có máy sục khí nhẹ, tắt hệ thống lọc và giữ nhiệt độ trong khoảng 28 đến 30 độ. Chỉ hai ngày sau trứng bắt đầu nở rộ. Cá La bán bột có chiều dài khoảng 1mm, mấy ngày đầu đeo bám vào giá thể vì chưa biết bơi. Có thể nuôi cá bột trong hồ này thêm một tuần cho cứng cáp, rồi vớt hết chúng ra nuôi vào hồ kiếng có kích thước lớn hơn, để chúng có môi trường sống tốt mà tăng trưởng nhanh.

    (hình ảnh tham khảo từ internet)

    --- Bài cũ hơn ---

  • Cách Phân Biệt Trống , Mái Cá La Hán
  • Phương Pháp Giúp Cá La Hán Lên Đầu, Lên Màu
  • Kinh Nghiệm Về Khỉ Đỏ (Srm)
  • Thức Ăn Nhập Khẩu Cho Cá La Hán Jbl Novoflower Maxi
  • Các Loại Thức Ăn Cho Cá La Hán

Dấu Hiệu Nhận Biết Chó Sắp Đẻ. Cách Đỡ Đẻ Cho Chó Và Lưu Ý Quan Trọng

--- Bài mới hơn ---

  • Tượng Cá Chép Hóa Rồng Đà Nẵng Đẹp Và Hướng Đặt Tượng
  • Đèn Led Pom Cá Rồng Odyssea T5Ho
  • Cắt Đuôi Chó Để Làm Gì? Cắt Khi Nào? Giá Bao Nhiêu? Làm Ở Đâu?
  • Cách Cắt Đuôi Chó Phốc An Toàn, Đúng Cách
  • Cắt Tai Chó Để Làm Gì? Có Nên Cắt Tai Chó Hay Không? Giá Bao Nhiêu?
  • I. Dấu Hiệu Nhận Biết Chó Sắp Đẻ

    1. Giai đoạn dạo ổ

    Dạo ổ là giai đoạn được tính từ 24 tiếng đến 1-2 tiếng trước khi chó mẹ sinh hạ chó con. Trong khoảng thời gian này, cơ thể chó mẹ có các hiện tương như sau:

    24 tiếng trước khi sinh

    Chó mẹ sẽ bị căng phồng bầu vú, núm vú sưng to xuất phát từ nguyên nhân của hiện tượng hình thành sữa, sẵn sàng cung cấp sữa cho chó con bú. Sữa do chó mẹ tiết ra có màu trắng đặc trưng, nếu sữa có màu trắng trong hoặc vàng đục chứng tỏ sức khỏe của bào thai có vấn đề. Mặc dù có một số giống chó sẽ bắt đầu tiết sữa từ 7 – 9 ngày trước khi sinh, hầu hết những giống khác muộn nhất đều phải tiết sữa trước khi sinh vài giờ.

    Cũng trong thời gian 24 tiếng này, chó mẹ sẽ có các dấu hiệu như ăn ít hoặc bỏ ăn hoàn toàn, đi vệ sinh mất kiểm soát nhiều lần. Nếu ngày trước lỡ ăn no, chó mẹ sẽ nôn mửa ra hết thức ăn do chó con chèn ép vào dạ dày. Ngoài ra bụng có hiện tượng sụt chùng xuống do cơ bụng giãn mềm.

    12 – 2 tiếng trước khi sinh

    Bộ phận sinh dục của chó mẹ sẽ nở to do các cơ tử cung chuẩn bị cho việc co bóp để đẩy chó con ra ngoài, có thể xuất hiện cả dịch lỏng trong suốt. Thân nhiệt của chó cũng sẽ giảm vài độ, nếu dùng nhiệt kế đặt vào trực tràng sẽ thấy mức giảm nhiệt từ 38.3 – 39.2 0C xuống còn 36.7 – 37.5 0 C.

    Chó mẹ cũng sẽ có những hành vi bất thường như đi lại luẩn quẩn, đứng ngồi không yên, có phản xạ cào bới tìm ổ đẻ, chui rúc vào nơi yên tĩnh, tìm các xó tối để trốn. Nếu đẻ vào mùa đông, chó mẹ sẽ đặc biệt run rẩy vì lạnh vào trước khi sinh.

    2. Giai đoạn đau đẻ

    Trước khi chính thức sinh hạ chó con, chó mẹ sẽ phải trải qua giai đoạn đau đẻ, phải chịu đựng các cơn đau co thắt tử cung xuất hiện như những đợt sóng gợn trên bụng. Những cơn đau này khiến chó mẹ rặn cong lưng nhiều cơn.

    Chó mẹ sẽ rên rỉ vì đau, tim đập nhanh, hơi thở dốc. Chúng hành động cuống quýt, cố quay ra sau để liếm bộ phận sinh dục. Tần suất xuất hiện co thắt càng thường xuyên và rõ rệt chứng tỏ thời điểm sinh nở đã gần kề, chỉ còn được tính bằng phút.

    Khi chó mẹ xuất hiện các cơn đau co thắt tử cung có nghĩa là chó sắp sinh con, bạn hãy dẫn chó vào khu vực ổ đẻ và giám sát chó từ xa.

    Quan sát bộ phận sinh dục của chó mẹ, bạn sẽ thấy chó mẹ rặn ra các bọc màng ối như quả bóng, trong bọc đó có chứa chó con. Chó mẹ sẽ rặn liên tục nhưng từ từ, âm hộ phình to căng cứng. Chó mẹ mỗi lần rặn sẽ ra một bọc màng ối, bọc xuất hiện dần dần cho đến khi nhìn thấy toàn bộ thân hình chó con đều ra ngoài.

    Lúc này, chó mẹ sẽ xé bọc ối khiến nước ối màu xanh chảy ra, nhai dây rốn rồi liếm cún con. Cún con khi sinh ra có thể chui đầu hoặc đuôi ra trước. Cứ khoảng 10 – 30 phút thì một chú chó con sẽ ra đời.

    2. Cách đỡ đẻ cho chó

    Thông thường chó cái có thể sinh nở thuận theo tự nhiên, nhưng với một số giống chó có khung xương chậu hẹp hoặc con non có hộp sọ to, chó cái sẽ cần đến sự hỗ trợ đỡ đẻ của bác sĩ thú y. Với vốn kiến thức hạn hẹp về y tế, bạn chỉ nên trợ giúp trong trường hợp phát sinh các rắc rối đơn giản. Tuyệt đối không nên can thiệp khi chưa nắm rõ mà chỉ nên thông báo cho bác sĩ thú y để nhận được tư vấn chính xác nhất.

    Một số hiện tượng bất thường xảy ra khi chó mẹ đang sinh con mà bạn có thể can thiệp như sau:

    a. Chó mẹ đã rặn được một nửa bọc ối chứa cún con ra ngoài nhưng không rặn nữa

    Bạn nên tiếp tục quan sát trong vòng vài phút. Nếu sau khoảng thời gian này, chó mẹ không thể rặn thêm được nữa, hãy sử dụng thủ thuật kéo chó con ra một cách nhẹ nhàng theo hướng từ trên xuống dưới, từ trước ra sau càng nhanh càng tốt. Sau đó, bạn khẩn xương xé bọc ối, vệ sinh miệng chó con cho tới khi chó kêu thành tiếng và hô hấp bình thường.

    b. Chó mẹ không xé bọc ối trong vòng 2 – 4 phút sau khi sinh một cún con

    Bạn hãy nhẹ nhàng dùng tay sạch mở bọc ối thay chó mẹ để chó con không bị chết ngạt. Bạn lau sạch chất dịch màu xanh khỏi mũi và miệng chó con, sau đó kích thích hô hấp bằng cách xoa từ tốn trên thân.

    c. Chó con không thở hoặc kêu sau khi ra khỏi bọc ối

    Trong trường hợp này, bạn hãy bế chó con trong tay theo hướng đầu quay xuống dưới, đung đưa cơ thể chó con nhẹ nhàng. Sau đó, bạn dùng ống hút sạch dịch trong mũi cún con, lấy bông lau sạch mũi và cơ thể, dùng tay ấn nhẹ vào thành ngực. Chó con nếu không có vấn đề gì sẽ tự động hít thở bình thường.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Biểu Hiện Mèo Sắp Đẻ. Mèo Vỡ Ỗi Bao Lâu Thì Đẻ? Cách Đỡ Đẻ Cho Mèo
  • Cùng Check In Biểu Tượng Cá Chép Hóa Rồng Đà Nẵng Đang Gây ‘xôn Xao’
  • Tượng Cá Chép Hóa Rồng Ở Đà Nẵng: Những Điều Thú Vị Chưa Kể
  • Tượng Cá Chép Hóa Rồng Đà Nẵng
  • Đồng Nai: Chàng Trai 8X Với Giấc Mơ Làm Giàu Từ Nuôi Cá Rồng

2 Cách Nhận Biết Cá 7 Màu Có Thai Và Sắp Đẻ Cực Chuẩn Xác

--- Bài mới hơn ---

  • Cá Bảy Màu Mang Thai Bao Lâu?
  • Cách Nuôi Cá Bảy Màu Không Bị Chết
  • Cách Nuôi Cá Bảy Màu Con Và Chăm Sóc Chúng Mau Lớn
  • Xem Cá Bảy Màu Đẻ Con
  • Mẹo Nuôi Cá 7 Màu Mau Lớn
  • Đầu tiên chúng ta cần biết cách chăm sóc thế nào để cá 7 màu nhanh đẻ, đây là cả một nghệ thuật tinh tế. Cần lưu ý là cá 7 màu sẽ sinh mỗi tháng một lần, đó chính là chu kì sinh của cá 7 màu. Thời gian chính xác giữa các lần đẻ có thể là từ 21-28 ngày, khi bạn chăm sóc tốt thì cá sẽ khỏe mạnh và sinh sản nhiều.

    Cá bảy là một trong số ít những loài cá sinh sản theo hình thức noãn thai sinh, trứng sau khi được thụ tinh ở bên trong cơ thể của cá mẹ vẫn được giữ lại bên trong ống dẫn trứng. Thay vì lấy dinh dưỡng từ cơ thể của cá mẹ như hình thức thai sinh, phôi trứng lại phát triển nhờ những dinh dưỡng được dự trữ bên trong noãn hoàng của trứng.

    Trong điều kiện bình thường khi nuôi cá bảy màu trong bể kính, quá trình sinh sản của cá bảy màu có thể diễn ra một cách dễ dàng. Tuy nhiên, thời điểm sinh sản của chúng thường là vào buổi sáng sớm nên không phải ai cũng có điều kiện quan sát được quá trình sanh nỡ này.

    3 điều cần biết về việc sinh sản của cá bảy màu

    • Khi các bạn mua 3 con cá bảy màu về ( 1 trống/ 2 mái), các bạn có thể tạo ra được 2 dòng cá song song nhau. Sau vài lần nhâ giống thì sẽ có đủ sự khác biệt giữa các dòng và bạn lại có thể nhân giống chéo giữa 2 dòng để giữ cho giống cá của bạn luôn khỏe mạnh. Lưu ý: Việc nuôi tất cả những con cá bảy màu lại với nhau ( Trống mái lẫn lộn) thì sẽ mau chóng làm giống bị thoái hóa.
    • Việc tách bày và chọn giống cá có thể thực hiện sau khoảng 6 tuần, thời điểm này các bạn đã có thể dễ dàng phân biệt được đâu là cá trống và đâu là cá mái. Ở giai đoạn này bạn cũng cần phải tách toàn bộ trống mái ra riêng để tránh sự lai tạo ngoài ý muốn, ngoài ra bạn nhớ loại bỏ đi những cá thể bị dị tật, sức khỏe yếu kém ra khỏi đàn. Ngoài ra các bạn nhớ chú ý, không nên để số lượng cá vượt quá 10-20 con trong một bể có thể tích 10 gallon. Để đạt được điều kiện phát triển tốt nhất thì bạn hãy nuôi với mật độ 1 con/ 1 gallon.
    • Thời điểm chọn cá giống phụ thuộc vào giống cá bảy màu mà các bạn đang nuôi, vì dụ như: Cá bảy màu đỏ, xanh lá cây hay xanh da trời sẽ lớn nhanh và đã có thể chọn lọc được sau 3 tháng. Ngược lại thì những giống cá bảy màu vàng hay trắng sẽ phải mất nhiều thời gian hơn cho quá trình phát triển, bạn cần phải chờ đến 4-5 tháng mới có thể tiến hành chọn lọc.
    • Cá trống – Lựa chọn những con có kích thước lớn nhất trong đàn, phần đuôi cá bảy màu trống phải có cuống to và dày vì chúng có thể mang trên mình những chiếc đuôi lớn. Đuôi cá bảy màu trống nên có hình tam giác ( Hình quạt), lưng dài ( Hình bình hành). Phần đuôi và lưng của chúng nên có trùng màu và họa tiết, bên cạnh đó thì bạn không nên chọn các chú cá bảy màu có lưng cong, đầu phẳng hay màu sắc không đẹp. Nếu bạn chọn được những con có bảy màu trống theo đúng nguyên tác trên thì chắc chắn chúng là những con cá tốt nhất để phát triển về sau.
    • Cá mái – Thông thường cá bảy màu mái không có ngoại hình bắt mắt như ở cá trống, thế nhưng kích thước cơ thể của chúng lại lớn hơn khá nhiều. Vì vậy khi chọn cá bảy màu mái bạn nên chọn những con to nhất, cuống đuôi to và dày, những con cá mái như vậy mới có thể cho ra đời sau đẹp được. Phần lưng cá bảy màu mái phải to và rộng nhất có thể, tuy không sặc sỡ như cá trống nhưng bạn vẫn nên cố gắng chọn những con mái có nhiều màu sắc.

    Khi nào cái bụng cá 7 màu có 2 chấm đen to đùng lan xuống gần đít,hoặc nhìn từ trên xuống thấy bụng cá to đến nỗi phần bụng và đầu cá mún dính vào nhau thành hình bầu dục

    Khi cá 7 màu có thai lần đầu tiên thì không cần con đực nữa cá 7 màu tự đẻ cho tới khi cá 7 màu chết khoảng 1 năm 12 lứa con

    Dấu hiệu nhận biết cá bảy màu sắp đẻ

    • Thời kỳ mang thai của một chú cá bảy màu dao động từ 22-30 ngày, trung bình là khoảng 28 ngày. Sau khi cá mái được thụ tinh xong thì phần gần hậu môn của chúng sẽ xuất hiện một vùng sẫm màu, nó còn được gọi là đốm thai. Đốm thai này sẽ lớn dần lên và cũng sậm màu hơn cho tới khi sinh.
    • Khi sắp sinh, cá bảy màu mái thường rất biếng ăn, lười vận động, quằn quại và hay bơi gần mấy sưởi ( Nếu có). Khi phát hiện những dấu hiệu như vậy có nghĩa là bạn đang sắp sửa chứng kiến những sinh linh đang chuẩn bị chào đời.
    • Ở ngoài tự nhiên, cá bảy màu thường lựa chọn những vùng nước có nhiệt độ trung bình là 28 độ C để sinh sản. Vì thế nếu nuôi trong bể kính hay bể xi măng, các bạn nên dùng thêm đèn Neon để sửi ấm nước để giúp cá bảy màu có được môi trường thuận lợi cho việc sinh sản. Một con cá bảy màu mái có thể sinh từ 2-200 cá con, thường thì con số này nằm ở mức 5-30 con. Những chú cá bảy mài con sau khi sinh ra đã có thể bơi lội, ăn uống và tự động né tránh mối nguy hiểm.
    • Chỉ sau vài giờ kể từ thời điểm sinh, cá bảy màu mái một lần nữa đã có thể sẵn sàng cho việc thụ thai. Cá bày màu mái có khả năng lưu trữ tinh trùng nên chỉ sau một lần thụ tinh, chúng có thể sinh sản trong nhiều lần liên tiếp.

    Một điều đáng lưu ý để quá trình sinh đẻ của cá 7 màu diễn ra thuận lợi đó chính là khi cá 7 màu cái có bụng đã to thì nên tách riêng cá 7 màu cái ra bể khác để nó có một môi trường thật yên tĩnh và thoải mái để sinh nở. Bạn nên để thêm vào bình riêng ấy thêm các rong để cho cá dễ sinh sản hơn và bảo toàn được số lượng cho cá con. Chiếc bình riêng này bạn hoàn toàn có thể sử dụng các bể cá mini nó vừa đủ không gian và môi trường nước cho cá 7 màu mẹ sống và sinh sản.

    Để nhận biết được cá 7 màu sắp đẻ rất dễ bạn cứ chú ý khi bụng của con cá cái khá to tròn và hơi vuông ở phía dưới đuôi cá, khi những con cá 7 màu có những đặc điểm nổi bật trên thì bạn tách riêng ra vài ba ngày là chúng đã đẻ rồi. Và sau khi đã đẻ xong từ 12 đến 24 tiếng sau là có thể cá mái về bể cũ để sông như bình thường.

    Sở dĩ phải tách riêng cá mái ra như thế là vì trong bể cá thường có rất nhiều loại cá lớn khác khi sinh ra những chú cá nhỏ rất dễ bị những chú cá lớn “nuốt chửng” và ăn thịt, hơn nữa khi môi trường quá “ồn ào” như vậy sẽ khiến cá mẹ không được thoải mái, khi không thoải mái thì sẽ ảnh hưởng xấu tới quá trình sinh sản đặc biệt rất dễ bị sảy thai.

    Khi đã quen với những chú cá 7 màu thì bạn sẽ rất dễ dàng để nhận ra những chú cá 7 màu của mình sắp đẻ và tách ra bể riêng. Những ai đã từng chơi cá cảnh sẽ biết được niềm vui khi những chú cá của mình sinh ra những chú cá bé nhỏ giống như mình vừa hoàn thành được một điều gì đó thật lớn lao.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Nguyên Nhân Và Cách Phòng Trị Bệnh Nấm Cho Cá Bảy Màu
  • Thả Cá Bảy Màu Góp Phần Diệt Lăng Quăng?
  • Cá Bảy Màu Guppy Ăn Gì? Các Loại Thức Ăn Cho Cá Bảy Màu Nhanh Lớn, Lên Màu Đẹp ” Ranchu Việt Nam
  • Mật Độ Và Chế Độ Ăn Trùn Chỉ Để Cá Bảy Màu Đơn Tính Đạt Năng Suất Cao
  • Thức Ăn Cho Cá Bảy Màu Con Mới Đẻ

Cách Ép Đẻ Cá La Hán

--- Bài mới hơn ---

  • Cá La Hán: Đặc Điểm, Phân Loại, Cách Chọn Và Cách Nuôi Đẹp Lên Gù Cao
  • Cây Tùng La Hán Hợp Mệnh Gì? Tuổi Nào?cây Cảnh Phong Thủy
  • Bể Cá La Hán Hợp Phong Thủy
  • Cách Xem Tuổi Nuôi Cá Cảnh Theo Phong Thủy Rước Vận May Vào Nhà
  • Cá La Hán Nuôi Chung Với Những Loại Cá Nào ?
  • Cách ép đẻ cá la hán

    – Tùy theo sở thích và nhu cầu của chủ cá để chọn những đặc tính gen nổi trội để duy trì nồi giống và tạo dòng thuần chủng cho cá la hán.

    Cá trống: đầu có gù to, màu sắc đẹp, dáng vuông vứt, đuôi to, châu và chữ đầy đủ

    Cá mái: màu và châu đẹp, dáng đẹp và đuôi to

    – Giới tính cá la hán:

    Cá trống: Cơ quan sinh dục sát hậu môn, có hình chữ V, đầu gù to gấp nhiều lần cá mái (đặc là đặc điểm nổi trội cần quan tâm đầu tiên của cá trống có đầu gù to)

    Cá mái: Cơ quan sinh dục hình chữ U, bụng hơi đầy hơn, vây lưng thông thường có miếng vá đen, cá mái đầu không to như cá trống.

    – Độ tuổi và kích thước thích hợp cho cá la hán giao phối

    Cá trống: độ tuổi trưởng thành khoảng từ 8-12 tháng và có kích thước từ 18Cm trở lên có thể cho cá la hán bắt đầu bắt cặp

    Cá mái: độ tuổi trưởng thành khoảng từ 8 tháng và thường có kích thước nhỏ hơn cá trống khoảng 15cm

    Phần chọn kích thước cá bố mẹ rất quan trọng trong việc giao phối vì trong thời gian cá mái đẻ rất hung dữ nên chọn cá trống có kích thước lớn hơn cá mái để tránh trường hợp cá mái đánh chết cá trống.

    – Khẩu phần ăn cho cá la hán trống mái

    Trong thời kỳ sinh sản việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cá bố mẹ là rất cần thiết. Vỗ cá bố mẹ bằng những thức ăn có dinh dưỡng và vệ sinh: Tép con, cá chép con, cá lóc con, đặc biết là cá betta mái bổ sung sự sung mã của cá trống và kích thích trứng của cá mái.

    Bước 2: Bắt cặp cá la hán:

    Chọn cá trống mái thả chung một hồ rồi ngăn ra bắng một tấm kiếng trong để nó có thể thấy và tìm hiểu nhau. Sau đó để cái đĩa hoặc miếng gạch men dưới giữa miếng kiếng ngăn.

    Trong lúc ngăn ra chúng ta nên canh cá mái lú vòi ra và chuẩn bị đẻ. Trong lúc này nên tháo kiếng ra để trống mái có thể giao phối và thụ tinh.

    Bước 3: Cách xử lý trứng cá la hán sau khi đẻ xong

    Có nhiều cách để xử lý trứng cá la hán sau khi đẻ xong:

    + Cách 1:

    Bắt cá trống mái ra một hồ khác sau đó hạ mực nước xuống khoảng còn 20-25 Cm và dựng đĩa trứng nghiêng 1 góc 45 độ.

    + Cách 2:

    Làm sẵn một hồ nước và tiệt trùng bằng Bionock số 2 để tránh các trứng hư lây lan ra. Rồi lấy đĩa trứng để vô và chờ kết quả.

    Sau 30 – 48 tiếng sau khi đẻ nếu trứng chuyển sang màu sậm den là những trứng đã được thụ tinh, còn những trứng chuyển sang trắng là bị hư. Tiếp tục sau 6 ngày khi cá nổi lên mặt nước và bắt đầu biết bơi, chúng ta cho nó ăn bobo hoặc trùng chỉ.

    Bước 4: Cách chăm sóc cá la hán bột

    Sau khi cá biết bơi và ăn mạnh mỗi ngày nên thay 50% nước để cá khỏe mạnh và lớn nhanh. Thời gian này cá lớn rất nhanh và khoảng 2 tháng tuổi có thể tách riêng ra hồ và form.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Trại Form Cá La Hán Tại Tphcm
  • Giá Cá La Hán Và Những Điều Cần Biết Khi Nuôi Cá
  • Cách Phân Biệt Giới Tính Cá La Hán
  • Phân Biệt Giới Tính Cá La Hán
  • Cá La Hán Và 8 Đặc Tính Quan Trọng Cần Khám Phá

Làm Sao Để Nhận Biết Cá La Hán Đực Và Cái ?

--- Bài mới hơn ---

  • Cách Cho Cá La Hán Sinh Sản
  • Cá La Hán (Flower Horn Fish)
  • Hot! Bán Cá La Hán King Kamfa Đẹp & Lạ Nhất!
  • Cá La Hán: Cách Nuôi Và Chăm Sóc Cá La Hán Khỏe Mạnh Lên Màu Đẹp
  • Cách Chọn Cá La Hán Giống
  • Làm sao để phân biệt Cá La Hán đực hay cái ? hoặc Phân biệt giới tính ca La Hán như bằng cách nào ? v.v… là những câu hỏi mà các Bạn bắt đầu nuôi cá La Hán đặt câu hỏi. Vì cá La Hán đực có những đặc điểm khiến dân mê cá La Hán thu hút. Vậy phân biệt bằng cách nào ?

    Cá La Hán trống có màu sắc đẹp, đẹp từ vây kỳ vĩ đến cả thân mình. Cá La hán trống to, khỏe, tính khí hung hăng, năng động hơn cá mái nhiều lần nên khi nhìn ngắm sẽ thấy thú vị hơn. Chính vì đa số người nuôi cá kiểng chỉ thích chọn cho được cá trống mà nuôi nên khi đến với thú nuôi cá La hán việc đầu tiên là ai cũng muốn học hỏi cách phân biệt giới tính cá La hán. Tốt nhất phân biệt được giới tính cá La Han từ độ dài 10cm trở lên vì cá La hán dưới hai tháng tuổi, chiều dài thân mình dưới 3cm, màu sắc còn quá lợt lạt vì các tế bào sắc tố chưa được hình thành, mà các bộ phận khác bên ngoài thân cá cũng mới bắt đầu phát triển nên không ai tài nào phân biệt được giới tính của chúng. Ngoại trừ những nhà chuyên môn có nhiều kinh nghiệm nuôi cá La hán lâu năm mới có khả năng đoán biết được, nhưng mức chuẩn xác cũng không ai dám vỗ ngực tự nhận là hoàn hảo cả trăm phần trăm. Sự đoán biết này của họ đa phần là do trực giác qua kinh nghiệm tích lũy trong nghề nuôi cá lâu năm ngầm mách bảo, vì vậy dù muốn giải thích cặn kỹ lý lẽ thì họ cũng đành chào thua. Đôi khi vì vậy mà phải chịu mang tiếng xấu với bạn bè và người thân quen là xấu bụng giấu nghề! Khi cá La hán được ba bốn tháng tuổi, thân cá dài khoảng 6cm đến 8cm, giữa cá trống và cá mái đã lộ ra những đặc điểm khác biệt, tuy chưa được rõ nét lắm, nhưng cũng có thể giúp ta quan sát các phần sau đây để đoán biết được một cách tương đôi chính xác về giới tính của cá La hán.

    1. Quan sát Cá La hán chung bầy

    Nếu cá còn chung sống trong bầy đàn đông đúc thì cá trống thường lớn hơn cá mái. Cá La hán trống tăng trưởng cả suốt cuộc đời, càng nuôi lâu năm thể trạng nó càng lớn. Với cá trống sở dĩ có khả năng lớn nhanh vì phần lớn năng lượng chúng tiêu thụ được chuyển hóa thành trọng lượng cơ thể. Ngược lại, Cá La Hán mái thi chậm lớn hơn vì phần lớn năng lượng chúng tiêu thụ được chuyển hóa thành trứng.

    2. Quan sát vây lưng và vây ngực

    Vây lưng cá trống dài và lởm chởm, các xương ở vây cá trống nổi màu sáng trông dễ nhận biết. Còn Cá La Hán mái vây lưng nhỏ và ngắn. Và trên vây lưng của cá mái có những vạch sọc đen nhưng dựa vào việc này sẽ có sai xót vì hiện nay cá được lai tạo nhiều nên cũng sinh ra những giống có vạch sọc đen trên Cá La Hán đực.

    Vây ngực cá trống cứng hơn, trong khi vây ngực cá mái lại mềm mại.

    3. Quan sát vây đuôi

    Đuôi cá La hán trống xòe dạng hình tròn, còn đuôi cá mái xòe dạng hình tam giác

    4. Quan sát vây bụng

    Do cá mái khi sinh sản phải dùng vây bụng để lắc cho rớt trứng và cung cấp oxy, đề phòng các các vi khuẩn xâm nhập và dùng cây để để loại bỏ các tạp vật, vì thế nếu như dùng tay tiếp xúc, đụng vào vây bụng, nếu thấy mềm mại thì đó là cá cái, còn hơi cứng là cá đực.

    5. Quan sat tuyến ngữ

    Cách nhìn của phương pháp phân biệt này tương đối mơ hồ, nhưng tỷ lệ chính xác cao. Thông thường cá đực sẽ có tuyến ngực phần ngực phần bụng tương đối nhọn, và chỗ hàm dưới của cá giống như là nhiều cục thịt rất to. Còn tuyến ngực phần bụng cá cái thì tương đối tròn.

    6. Quan sát phần ức cá

    Ức cá La Hán trống nở nang, bụng thon, còn Cá La Hán mái vừa nhỏ vừa nhọn, chỉ riêng phần bụng nở nang.

    Phải chờ khi cá được sau, bảy tháng tuổi, hoặc trễ hơn một đôi tháng nữa, khi cá La hán đã ở tuổi trưởng thành, lứa tuổi mà nhiều cá La hán mái bụng đã rượng trứng, chiều dài từ 10cm trở lên thì việc phân biệt giới tính của chúng dễ dàng hơn. Với loại cá lớn này chỉ cần quan sát vài bộ phận bên ngoài của cá bằng mắt thường, và nhất là quan sát bộ phân sinh dục sẽ phát hiện được trống mái mà không ngại có sự nhầm lẫn.

    Quan sát màu sắc và cái đầu gù của cá La hán. Các tế bào sắc tố đã phát triển đầy đủ nên màu sắc của chúng đã rõ nét. Được biết, các tế bào sắc tố này nằm trên bề mặt da. Màu sắc cá La hán trống trưởng thành thường tươi tắn, đẹp đẽ và châu nhiều hơn cá mái. Đầu gù của cá trống cũng lớn hơn, gồ ghề hơn cá mái.

    7. Quan sát bộ phận sinh dục cá La hán

    Cá la hán khi đã trưởng thành, cơ quan sinh dục của chúng đã phát triển hoàn hảo. Vì vậy, chỉ cần quan sát bộ phận sinh dục bên ngoài của cá là biết đích xác giới tính của chúng. Cơ quan sinh dục của cá trống có dạng hình chữ “V”, còn cơ quan sinh dục của cá mái có dạng hình chữ “U”. Giữa hình chữ “V” và chữ “U” coi vậy mà sự khác biệt đôi khi không được rõ nét lắm, dễ dẫn đến lầm lẫn.

    Để đảm bảo chắc chắn nhất, chúng ta cần bắt cá trên tay rồi quan sát kỹ bộ phận sinh sản cho rõ. Chúng ta dùng ngón tay ấn nhẹ sẽ thấy bộ phận sinh dục của cá trông hình ống, nằm hơi chếch về phía trước tia nước xịt ra rõ, còn Cá mái tương đối ngắn, nằm hơi lài theo thân nó và nước chảy ra ko xịt tia.

    Nguồn: Thức ăn cho Cá sưu tầm và biên soạn

    --- Bài cũ hơn ---

  • Chuẩn Cách Nuôi La Hán King Kamfa
  • Môi Trường Nước Nuôi Cá La Hán
  • Chữa Bệnh Đau Mắt Cho Cá La Hán Cho Cá Khỏi Nhanh
  • Tổn Tài Do Cá La Hán ‘không Đầu’
  • Cách Nuôi Cá La Hán Nhanh Lớn Nhanh Lên Màu

Nhận Diện Con Cá La Hán

--- Bài mới hơn ---

  • Nguyên Nhân Khiến Cá La Hán Sinh Sản Thất Bại
  • Giá Cá La Hán Bao Nhiêu? Mua Ở Đâu?
  • Bạn Đã Biết Đến Loài Cá Đặc Biệt Mang Tên Cá La Hán Thái Đỏ Hay Chưa?
  • Nuôi Cá La Hán Thái Đỏ, Cách Kích Đầu, Kích Màu Mau Bung Đầu, Lên Màu Cá La Hán
  • Cách Setup Hồ Và Bể Lọc Cho Cá La Hán
  • Loạt bài viết mới dành cho quý vị mới bắt đầu làm quen với việc nuôi cá la hán, các bài viết sẽ được trình bày một cách dễ hiểu về các phương pháp chọn cá đúng chuẩn, cách nuôi dưỡng và cho sinh sản thành công.

    Cá La hán có nguồn gốc từ Nam Mỹ, nhưng tổ tiên của nó rất quê mùa cục mịch chứ không mảy may có một nét đẹp quyến rũ nào ở trên mình như con cái La hán cả.

    Nói cách khác, cá La hán hay có Hoa la hán là giống cá kiểng hoàn toàn mới lạ do công phu của một số nghệ nhân cá kiểng tài hoa lai tạo mà thành. Những nghệ nhân được vinh danh, lập được công đầu dó chính là những người nuôi và kinh doanh cá kiểng bậc thầy người Malaysia.

    Tính đến thời điểm này, con cá Hoa la hán đã góp mặt trong thị trường cá kiểng khoảng trên dưới mười năm. Và trong khoảng thời gian đó, nhất là vào những năm cuối thế kỷ thứ 20, cá La Hán đã thực sự gây nên cơn sốt trên khắp thị trường cá cảnh thế giới, vượt xa những giống cá kiểng khác đã từng góp mặt từ trước đến nay. Đó là điều kỳ diệu hiếm thấy.

    Từ năm 1994, năm cá La hán được trình làng lần đầu tiên tại Malaysia thì những năm liền sau đó giống cá lạ và đẹp này được tiếp tục lai tạo tại Thái Lan, Singapore, Indonesia, Trung Quốc…Càng ngày càng xuất hiện nhiều giống mang hình dáng khác lạ và màu sắc cũng tuyệt đẹp.

    Có thể nói, đây là giống cá kiểng được nhiều người ưng ý nhất từ trước đến nay. Ngay giống cá Dĩa một thời được người đời hết lòng ngưỡng mộ thiết nghĩ cũng không phải lên cơn sốt đến như vậy.

    Vậy thử hỏi con cá La hán được lai tạo từ giông cá nào mà ra.

    Người ta chỉ biết tổ tiên cá La hán thuộc loài Cichlidae mà loài này không phải chỉ có đơn thuần một vài giống mà là hàng trăm giống khác nhau. Trong loài Cicklidae có giống cá Rô phi, cá Ông tiên, cá Dĩa…Vậy thì những nghệ nhân kia có phải cho một số giống Cichlidaenlai tạo với nhau, hay Cichlidae lai tạo với giống cá khác? Phải lai tạo qua lại bao nhiêu đời, với bao nhiêu giống cá mới tạo ra được giống cá La hán tuyệt đẹp với kiểu dáng và màu sắc hấp dẫn kia?

    Đó là những câu hỏi lớn, những thắc mắc lớn và đều nằm trong những ức đoán của mọi người trên thế giới trong thời gian qua.

    Hy vọng tràn trề rằng trong tương lai không xa, những thắc mắc lớn này của chúng ta sẽ được người trong cuộc hé lộ dần ra. Và từ đây cho đên ngày tốt đẹp đó, chắc chắn sự lai tạo các dòng cá La hán mới sẽ còn được tiếp diễn mạnh hơn, để thị trường cá cảnh không những riêng châu Á mà cả nhiều châu lục khác sẽ tiếp nhận thêm nhiều dòng cá La Hán đặc sắc hơn nữa.

    Cá La Hán nội, cá La hán ngoại

    Trước đây, nói đến cá La Hán nhiều người chỉ nghĩ đến xuất xứ của nó (nơi nó được lai tạo ra) là Malaysia. Có thuyết cho rằng xứ sở có công lai tạo con cá La hán đầu tiên chính là Đài Loan, sau đó mới tới Malaysia. Và hiện nay các nước như Singapore, Thái Lan, Trung Quốc..cũng nổi tiếng với nhiều dòng cá La hán của riêng mình. Tại nước ta, tuy giới chơi cá kiểng được tiếp cận với thú chơi cá La hán mới nửa thập kỷ nay nhưng nhiều nghệ nhân cũng bắt tay vào việc cho ép cá này thành công. Nhờ đó mà thị trường cá La hán được bày bán trong nước, bên cạnh cá ngoại nhập còn có cả cá nội…

    Chúng ta cũng từng biết hiện này tại một số quốc gia ở châu Á, mỗi nước đều tự hào đã lai tạo được dòng cá Hoa La hán đặc sắc của mình. Điều này cũng giống như trước đây một vài trăm năm, nhiều nước ở châu Âu cũng từng hãnh diện khi lai tạo được giống bồ câu hay Yên hót đặc sắc cho riêng mình”

    Điều ngạc nhiên là giá bán tuy rất cao nhưng lúc nào và ở đâu những con cá kiểng hiếm quý đó vẫn được thiên hạ ráo riết săn tìm.

    Được biết, tại Đài Loan hiện đã lai tạo được hai dòng cá Hoa la hán đỏ Thần tài và Hoa la hán đỏ Nguyên bảo, đang được đánh giá là hai giống cá hiếm quý. Nét đặc biệt của hai dòng cá này, ngoài việc đạt tất cả mọi tiêu chuẩn về hình dáng cũng như hoa văn cần có ra, còn có ưu điểm là màu sắc toàn thân đỏ rực trong hết sức tươi tắn.

    Chúng ta cũng biết màu đỏ đối với người Trung hoa nói riêng và nhiều người ở châu Á nói chung là thứ sắc màu tượng trưng cho sự may mắn, giàu sang, thịnh vượng nên ai cũng thích.

    Tại Malaysia, nơi được coi là lập được công đầu trong việc cho ra đời giống cá La hán, cũng đang sở hữu nhiều dòng la hán quý hiếm được thị trường liệt vào hàng vua như các giống:

    Cá La hán Kimmalau

    Tuy bên ngoài hình dáng bình thường, kể cả đầu cũng không lớn nhưng đặc biệt là châu sáng hết toàn thân và đôi mắt đỏ.

    Cá La hán Rồng xanh (Blue Dragon)

    Mình có nền xanh, mắt đỏ, ức đỏ, hoa văn dọc thân mình rõ nét.

    Mình có nền đó toàn thân, mắt đỏ, hoa văn chạy dọc thân rất rõ nét và đều đặn.

    Thân thon dài, mình có nhiều màu khác nhau, đầu to, mặt trắng, vây và đuôi có nếp xếp rất lạ và đẹp…

    Cá La hán King Bacara

    Mình cá chỉ đơn độc 1 màu, dọc thân không có hoa văn nhưng bù lại toàn thân châu sáng, phần vây và đuôi có nếp xếp giống cá Kim hoa la hán…

    Tại Thái Lan cũng lai tạo được những dòng cá La hán nổi tiếng sau đây:

    Cá La hán Blue star

    Cá đầu nhỏ, mắt đỏ, dọc thân không có chữ, nhưng toàn thân có châu sáng lấp lánh trong như cả vạt sao lấp lánh trên bầu trời.

    Cá La hán Supper Red

    Cá có đầu lớn, mắt trắng, mỏ ngắn, toàn thân màu cam, rất được thị trường ưa chuộng.

    Cá La hán Red Texas

    Red texas hiện có hai loại xanh và đỏ đều được thị trường ưa chuộng như nhau. Loại Red Texas đỏ thì toàn thân có màu nền đỏ, toàn thân châu sáng nên trong rất hấp dẫn.

    Cá La hán Supm

    Cá có đầu to, mắt trắng, toàn thân màu đỏ tươi, vây và đuôi màu đỏ sậm. Được coi là giống hiếm và đắt tiền.

    (còn tiếp)

    --- Bài cũ hơn ---

  • Top 10 Loại Cá Quý Hiếm Và Đắt Nhất Việt Nam
  • Cách Chọn Cá La Hán Đẹp Qua 9 Tiêu Chí
  • Chiêm Ngưỡng Hàng Chữ Phát Tài Của Cá La Hán Kim Cương
  • Nguồn Gốc Của Cá La Hán
  • 3 Điểm Độc Đáo Về Cá La Hán Mà Ít Ai Biết

Cách Phân Biệt Trống , Mái Cá La Hán

--- Bài mới hơn ---

  • Cá La Hán Mái Đẻ Trứng Thế Nào
  • Kỹ Thuật Và Kinh Nghiệm Nuôi Cá La Hán
  • Bệnh Thường Gặp Ở Cá La Hán Và Cách Chữa Trị
  • Cá La Hán Có Thể Sống Chung Với Cá Khác
  • Cá La Hán Nuôi Chung Với Loại Cá Nào?
  • Cách phân biệt trống , mái cá La Hán

    Cách phân biệt giới tính cá La Hán từ nhỏ !

    //i0.wp.com/fcbarcelonavn.com/caches-images/https2dotxetxetthuyte1dotcomxethinhxettinxettoxet15146260771dotjpg.jpg?w=400

    phan biet trong mai ca la han,phan biet trong mai ca la han

    Cách phân biệt giới tính cá La Hán từ nhỏ !

    1. Phân biệt giới tính dựa vào thuộc tính của vây bụng cá trung (Tỷ lệ chính xác khoảng 60%)

    Do cá mái khi sinh sản phải dùng vây bụng để lắc cho rớt trứng và cung cấp khí oxy; đề phòng các vi khuẩn xâm nhập và dùng vây để loại bỏ các tạp vật, vì thế nếu như dùng tay tiếp xúc, đụng vào vây bụng, nếu thấy mềm mại thì đó là cá cái, con hơi cứng là cá đực.

    2. Phân biệt giới tính bằng xương vây lưng cá trung (Tỷ lệ chính xác khoảng 60%)

    Xương vây lưng từ cái thứ nhất đến cái thứ sáu có biểu hiện tương đối thô kệch và có hình tròn là cá có giới tính đực, còn có biểu hiện nhỏ, có hình dẹp thì là cá cái.

    3. Phân biệt giới tính dựa vào đốm đen trên vây lưng cá con (Tỷ lệ chính xác đạt khoảng 60%)

    Cá La Hán là giống cá lai tạp giao nên phương pháp phân biệt giới tính căn cứ vào đốm đen trên vây lưng của chúng cũng không chính xác lắm. Nhưng những phương pháp phân biệt thông thường lại không thể áp dụng khi cá con nhỏ, cho nên phương pháp phân biệt này vẫn được sử dụng.

    – Vây lưng không có đốm đen: 80% là cá đực.

    – Vây lưng có đốm đen: 60% là cá mái.

    4. Phân biệt giới tính dựa vào quan sát động thái cá cá con (Tỷ lệ chính xác là 75%)

    Thông thường cá La Hán đực nhỏ tương đối “lì lợm”, còn cá La Hán cái nhỏ rất dễ sợ (nhát) và bị chuyển màu. Khi chúng sống trong tình trạng thức ăn không đầy đủ (ở các của hàng kinh doanh cá kiểng), dùng tay quẫy nhẹ vào trong bể cá, nếu thấy cá Hoa La Hán không hoảng hốt bỏ đi phần lớn là cá đực, còn nếu thấy cá ẩn náu lâu dưới đáy bể hoặc sau các hòn đá tạo cảnh và thể sắc chuyển màu đen thì thông thường là cá mái. Khi ăn no, thông thường cá Hoa La Hán sẽ có một chút thay đổi chẳng hạn như khi thấy con người đến gần, thông thường cá Hoa La Hán phần lớn sẽ bơi tán loạn, còn cá Hoa La Hán đực sẽ bơi đến một cái hốc nào đó bên cạnh.

    5.Phân biệt giới tính dựa vào quan sát trạng thái tĩnh (Tỷ lệ chính xác khoảng 80%)

    Quan sát cá Hoa La Hán con, bộ phận bụng của chúng hơi phình to ra một chút thì khả năng tính cái là rất lớn. Còn khi lật mình cá xem cơ quan sinh dục của chúng, nếu thấy nó hơi lồi ra thì phần lới chúng mang giới tính đực, còn nếu xem không thấy có gi lồi ra thì đó là cá mái.

    6. Phân biệt giới tính dựa vào tuyến ngực cá trung (Tỷ lệ chính xác khoảng 90%)

    Cách nhìn của phương pháp nhận biết này tương đối mơ hồ, nhưng tỷ lệ chính xác lại rất cao. Thông thường cá đực sẽ có tuyến ngực phần bụng tương đối nhọn, và chỗ hàm dưới của cá giống như là nhiều cục thịt rất to. Còn tuyến ngực phần bụng cá cái thì thương đối tròn.

    7. Phân biệt giới tính bằng tuyến sinh dục cá trung (Tỷ lệ chính xác cao nhất, khoảng 95%)

    Lúc bình thường lỗ sinh dục của cá đực sẽ lồi ra hình chữ V, còn lỗ sinh dục của cá mái sẽ lồi ra hình chữ U. khi phát dục, tuyến sinh dục của cá mẹ lồi hẳn ra, lúc này là lúc quan sát để phân biệt chính xác nhất.

    8. Con đầu đàn: (95%)

    Con đầu đàn thường là con được nở đầu tiên trong số trứng được ấp nở . Con đầu đàn thường rất cứng đầu và phát triển nhanh , to , đẹp nhất đàn , các bạn có thể hiểu như con thủ lĩnh nên rất dễ phân biệt trong đám cá bột của mình , và tất nhiên thường là cá trống .

    --- Bài cũ hơn ---

  • Phương Pháp Giúp Cá La Hán Lên Đầu, Lên Màu
  • Kinh Nghiệm Về Khỉ Đỏ (Srm)
  • Thức Ăn Nhập Khẩu Cho Cá La Hán Jbl Novoflower Maxi
  • Các Loại Thức Ăn Cho Cá La Hán
  • Cá La Hán Ăn Gì Để Lên Màu Đẹp Và Luôn Khỏe Mạnh?