Giá Cá Vồ Đém Giống

--- Bài mới hơn ---

  • Cá Giống Vào Mùa Kinh Doanh
  • Đặc Điểm Và Tình Trạng Loài Cá Hiếm – Cá Mòi Cờ Hoa
  • Ý Nghĩa Lá Cờ Chép Koi
  • Tổng Hợp Các Loại Cá Koi Nhật Bản Phổ Biến Hiện Nay
  • Top 19 Cao Thủ Hàng Đầu Trong Lịch Sử Cờ Tướng Trung Quốc
  • Giá trị kinh tế cá vồ đém

         

           Sau một thời gian dài cá tra lên ngôi trong giai đoạn 2022 – 2022 đến thời điểm này giá cá tra đang lao dốc không phanh. Vì vậy người dân ĐBSCL đã bắt đầu chuyển sang nuôi cá vồ đém, tuy cá vồ đém không đi xuất khẩu nhưng bán ra thị trường nội địa  (bán cá chợ) giá vẫn cao gấp 2-3 lần so với cá tra nuôi công nghiệp hiện tại.

         

          Cá vồ đém cùng họ với cá tra, basa là loại cá da trơn, do cá vồ đém là dạng bán hoang dã, thả mật độ thưa 1m2 khoảng 3-4 con, thức ăn chủ yếu tận dụng các loại phụ phẩm như cá biển, cám, gạo, rau, củ, quả… Cá nuôi từ 12-15 tháng đạt trọng lượng từ 1,2-1,4kg/con. Nếu cá nuôi càng lâu cá nặng từ 20-30kg/con giá bán càng cao. Hiện tại cá vồ đém được các thương lái vào tận ao thu mua loại cá trên 1,2kg giá 40.000 đ/kg, cá từ 4kg trở lên giá từ 150.000 đ/kg, cá trên 10kg giá 200.000 đ/kg.

         

           Theo nhiều người dân nuôi cá vồ đém, đầu ra luôn ổn định, giá cao. Tuy thời gian nuôi có nhiều hơn cá tra nhưng vốn đầu tư thấp. Thậm chí có nhiều hộ nhờ nuôi cá vồ đém đã trả được nợ ngân  hàng do thua lỗ các loài cá khác..

         

           Đối với các hộ nuôi theo mô hình lồng bè cá vồ đém không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao mà còn rất dễ quản lí, chăm sóc tiết kiệm được khá nhiều thời gian so với các loài cá khác, ít bị hao hụt.

    Hiện nay trại giống của chúng tôi có cung cấp đầy đủ các cỡ giống cá vồ đém từ lồng 7-14 tùy theo yêu cầu của bà con. Do giá cá liên tục biến động nên bà con nào có nhu cầu mua con giống xin vui lòng liên hệ với chúng tôi

    .

    Xin chân thành cảm ơn bà con!.

    RẤT HÂN HẠNH ĐƯỢC PHỤC VỤ BÀ CON!

    Sau một thời gian dài cá tra lên ngôi trong giai đoạn 2022 – 2022 đến thời điểm này giá cá tra đang lao dốc không phanh. Vì vậy người dân ĐBSCL đã bắt đầu chuyển sang nuôi cá vồ đém, tuy cá vồ đém không đi xuất khẩu nhưng bán ra thị trường nội địa (bán cá chợ) giá vẫn cao gấp 2-3 lần so với cá tra nuôi công nghiệp hiện tại.Cá vồ đém cùng họ với cá tra, basa là loại cá da trơn, do cá vồ đém là dạng bán hoang dã, thả mật độ thưa 1m2 khoảng 3-4 con, thức ăn chủ yếu tận dụng các loại phụ phẩm như cá biển, cám, gạo, rau, củ, quả… Cá nuôi từ 12-15 tháng đạt trọng lượng từ 1,2-1,4kg/con. Nếu cá nuôi càng lâu cá nặng từ 20-30kg/con giá bán càng cao. Hiện tại cá vồ đém được các thương lái vào tận ao thu mua loại cá trên 1,2kg giá 40.000 đ/kg, cá từ 4kg trở lên giá từ 150.000 đ/kg, cá trên 10kg giá 200.000 đ/kg.Theo nhiều người dân nuôi cá vồ đém, đầu ra luôn ổn định, giá cao. Tuy thời gian nuôi có nhiều hơn cá tra nhưng vốn đầu tư thấp. Thậm chí có nhiều hộ nhờ nuôi cá vồ đém đã trả được nợ ngân hàng do thua lỗ các loài cá khác..Đối với các hộ nuôi theo mô hình lồng bè cá vồ đém không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao mà còn rất dễ quản lí, chăm sóc tiết kiệm được khá nhiều thời gian so với các loài cá khác, ít bị hao hụt.

    --- Bài cũ hơn ---

  • 【7/2021】Đặc Sản Cá Vồ Cờ Tươi – Có Bán Ở Đâu【Xem 41,580】
  • 【7/2021】Bán Cá Vồ Cờ Hàng Cao Cấp Tươi Ngon Đảm Bảo Uy Tín【Xem 162,459】
  • (Hcm) Top 10 Khu Ăn Vặt Thu Hút Giới Trẻ Nhất Sài Gòn
  • Ăn Cá Chỉ Vàng Có Béo Không? Có Bị Tăng Cân Không?
  • Cá Tra Bao Nhiêu Calo? Lượng Calo Có Nhiều Gây Béo Cho Bạn?

Món Ngon Từ Cá Vồ Đém

--- Bài mới hơn ---

  • Cá Mòi Cờ Hoa Tươi Sống
  • Cá Cờ, Cá Săn Sắt, Cá Lia Thia Đồng, Cá Sin Sít, Cá Thiên Đường
  • Cách Chọn Và Nuôi Cá Betta Khỏe Mạnh, Ít Tốn Kém Nhất
  • Ý Nghĩa Lá Cờ Cá Chép Koi
  • Hướng Dẫn Cách Làm Cờ Cá Chép Nhật Bản Lễ Hội Koinobori Của Nhật
  • (Dân Việt) – Cá vồ đém là món ăn ưa thích của nhiều người dân Nam Bộ, đặc biệt là khu vực sông Tiền và sông Hậu. Song, có lẽ một phần bởi vị ngon của loài cá này mà ngày nay để tìm được một con cá vồ đém ngoài thiên nhiên thật không phải là việc dễ dàng.

    Cá vồ đém tên khoa học là Pangasius Larnaudii, tên tiếng Anh là Black Spotted Catfish, thuộc loài da trơn, có thân dài như cá tra, răng nhỏ, mịn, râu ngắn, đặc biệt hai bên vây ngực phía trên có một đốm đen khá to (có lẽ vì thế mà dân gian xưa nay vẫn quen gọi là vồ đém). Loài cá nầy thích sống ở những vùng nước sâu hoặc dòng chảy mạnh.

    Xưa kia vồ đém xuất hiện nhiều ở lưu vực sông Cửu Long. Chúng có quanh năm nhưng mùa khai thác nhiều nhất là tháng tám bằng cách cào, lưới, câu giăng và câu cần. Cá đánh bắt được thường có trọng lượng từ 2 – 5 kg/con. Khoảng đầu mùa mưa, cá thường di cư ngược dòng về phía thượng nguồn.

    Đặc điểm của vồ đém là thịt ngon, béo, phi lê cá dẽ hơn cá tra và ba sa. Cá càng to thịt càng ngon. Nắm bắt được nhu cầu thưởng thức của thực khách, hiện nay một số nhà hàng đã khai thác loài cá quý hiếm nầy để phục vụ cho khách hàng, tuy nhiên đa phần là cá nuôi trong ao hồ, chỉ một số ít đánh bắt được ngoài thiên nhiên.

    Tại TP.Cần Thơ có một nhà hàng chuyên phục vụ các món ăn đặc sản được chế biến từ cá vồ đém như: Cá vồ đém nướng muối ớt, cá vồ đém nấu mẻ, cá nhúng lẩu, cá kho mắm. Ngoài ra còn có cá chưng tương hột, cá kho tộ, chiên tươi… mỗi món đều có mùi vị riêng, độc đáo, vừa nồng nàn vừa lạ miệng, giúp cho người ăn hài lòng với khẩu vị cùa từng món ăn. Thực khách được quyền lựa chọn những con cá tươi nguyên vừa mới kéo lưới lên. Các đầu bếp Cần Thơ khéo tay sẽ chia con cá ra nhiều bộ phận riêng từ đầu cá, ruột cá đã làm sạch và phi lê thịt. Ai thích thứ nào cứ từ từ chế biến và thưởng thức một cách thoải mái.

    Món phổ biến nhất là món nướng sả ớt vừa mặn mặn, vừa cay cay nồng nồng. Cá cắt khoanh mỏng, ướp chung với muối hột và ớt hiểm xanh rồi nướng trên bếp than hồng. Tuy cách làm đơn giản nhưng thịt dai dai và mặn mà, hấp dẫn nhất là dùng làm món lai rai. Món kế tiếp là cá nhúng lẩu dùng chung với bún. Nồi súp để nhúng cá được phối hợp giữa nước dừa tươi với gia vị, trong đó hương vị chủ đạo là là sả, ớt, ngò gai. Nếu ai thích ăn chua thì dùng thêm chanh hoặc me. Chính vị ngọt của cá hòa quyện cùng với các vị chua, cay, ngọt dịu và mùi thơm quấn quít của các loài rau vườn như cải trời, húng quế, ngò om đã khiến cho người cầm đũa ngất ngây, càng ăn càng kích thích vị giác. Món cá nhúng lẩu ngon nhất là chấm với nước mắm dầm ớt hiểm xanh hoặc muối ớt.

    Nếu ai không kiêng cữ có thể gọi món lẩu mắm cá vồ đém. Đây là một trong những món ăn dân dã nhưng không thể thiếu trong thực đơn ẩm thực miền Tây và cũng không đâu ngon bằng bởi hương vị vừa ngọt, vừa béo, vừa thơm lừng đặc trưng khó mà cưỡng lại được.

    VT(Nguồn: chúng tôi

    --- Bài cũ hơn ---

  • Kết Quả Bước Đầu Sinh Sản Nhân Tạo Cá Vồ Cờ
  • Cá Chỉ Vàng Bao Nhiêu Calo? Ăn Cá Chỉ Vàng Khô Có Béo Không?
  • Cá Chỉ Vàng Bao Nhiêu Calo Và Ăn Cá Chỉ Vàng Khô Có Béo Không?
  • #calo: Cơm Chiên Trứng Có Bao Nhiêu Calo?
  • Chiêm Bao Mơ Thấy Bắt Được Cá Trê Đánh Số Đề Con Gì? Là Số Mấy?

Theo Chân Ngư Dân Săn Cá Vồ Đém

--- Bài mới hơn ---

  • Cá Vồ, Cá Tra, Cá Bông Lau Hay Cá Basa?
  • Cách Phân Biệt Các Loài Cá Da Trơn: Cá Tra, Cá Hú, Cá Basa, Cá Bông Lau, Cá Dứa
  • Cá Mòi Là Cá Gì? Sống Ở Đâu? Nấu Món Gì Ngon? Giá Bao Nhiêu Tiền
  • Cá Cờ Làm Món Gì Ngon 12/2020
  • Lườn Cá Cờ Kiếm Làm Món Gì Ngon 12/2020
  • Phát hiện luồng cá vồ đém, các ngư dân “bố trận” vây lưới khoanh tròn một vùng. Phần lưới còn lại, họ giăng “đan cày” xẻ nhỏ chi chít dọc ngang để cá dính lưới và gọi vui đó là thuật “phong ấn cá”…

    Cá vồ đém hay còn gọi cá tra bần có thịt đặc biệt thơm ngon. “Một loài cá thông minh đáo để” – ngư dân Võ Văn Tần (tức Tư Tần, ngụ ấp 3, xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, Hậu Giang) cười hào sảng…

    Cá vồ đém tên khoa học là Pangasius Larnaudii, tên tiếng Anh là Black Spotted Catfish, thuộc loài da trơn, có thân dài như cá tra, răng nhỏ, mịn, râu ngắn, đặc biệt hai bên vây ngực phía trên có một đốm đen khá to (có lẽ vì thế mà dân gian xưa nay vẫn quen gọi là vồ đém). Loài cá nầy thích sống ở những vùng nước sâu hoặc dòng chảy mạnh.

    Xưa kia cá vồ đém xuất hiện nhiều trên sông Tiền và sông Hậu nhưng ngày nay đã trở nên rất hiếm, muốn tìm một con ngoài thiên nhiên thật không dễ dàng. Cá càng to thịt càng ngon. Hiện nay một số nhà hàng đã khai thác loài cá quý hiếm nầy để phục vụ cho khách hàng, tuy nhiên đa phần là cá nuôi trong ao hồ, chỉ một số ít đánh bắt được ngoài thiên nhiên.

    “Rốn cá” của dân nghèo

    Từ dải uốn lượn đến nhiều doi, vụng nông sâu, sông Cái Lớn, sông Ngang Dừa và sông Nước Trong (ba con sông chảy qua ba tỉnh Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang) được thiên nhiên hào phóng ban tặng cho dân nghèo nơi đây một “rốn cá” khổng lồ.

    Bám sông mưu sinh gần cả đời người, ông Tư Tần khẳng định Hậu Giang có các vùng đất trầm thủy như Phụng Hiệp, Vị Thủy, Long Mỹ… Nhánh sông Cái Lớn và Nước Trong chảy qua địa phận Vị Thủy và Long Mỹ được xem là cửa sông “giáp nước” dài hàng chục kilômet đổ ra Biển Tây. Các bãi chà mé và giề lục bình vừa ấm vừa êm ven sông khiến cá trê, cá lóc, mè vinh, cá cóc, cá thát lát, cá vồ, đặc biệt là cá vồ đém theo dòng Mekong về đây quần tụ rất nhiều.

    “Hồi đó, cá khu này nhiều dữ thần thiên địa. Một tay lưới, một mớ câu, tui đi thả, đi cắm chút xíu là dính đầy nhóc. Ăn ngả nào cho hết. Vợ tui mang ra chợ bán lấy tiền đong gạo. Lũ về, lên đồng bắt cá. Lũ rút xuống sông thì câu cá vồ. Cứ thế, tui mần nghề 40 năm rồi” – ông Tư Tần tâm sự.

    Hiện ngư trường sông Cái Lớn, sông Ngang Dừa, đặc biệt là sông Nước Trong, người dân nếu chịu cất công đi bắt cá vẫn tạm mưu sinh được. Ông Tư Tần nhẩm tính: “Một ngày cũng kiếm nổi 100.000-150.000 đồng, mần thạo có thể hơn. Cần câu cơm tụi tui mà”. “Anh Tư Tần nói thiệt bụng đó. Cả xóm này ít ai có ruộng. Con cá giúp dân nghèo tạm sống khuây khuây” – ông Tổng ngồi kế bên góp chuyện.

    Hằng năm, bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4, sông Cái Lớn, sông Nước Trong chuyển mình giảm hẳn màu đục phù sa. Ông Tư Tần và bà con trong xóm đi săn cá vồ, cá vồ đém. Từ tháng 5 đến tháng 8, họ lại bắt cá chốt, cá rô, thát lát, mè vinh… Trong đó để bắt cá vồ đém, họ phải sử dụng nhiều chiêu trò độc và biểu diễn kỹ thuật bủa lưới điệu nghệ y như nghệ sĩ xiếc trên sông.

    “Phong ấn cá”

    Hừng đông một ngày giữa tháng 11, tôi quay lại nhà ông Tư Tần. Mặt sông Cái Lớn lúc này nước lững lờ trôi. Hai chiếc vỏ lãi của ông Tư Tần và anh Khánh lướt phăng phăng. Gió bấc nhè nhẹ. Rẽ đầu doi sông Cái Lớn, ông Tư Tần chỉ: “Chỗ này cho đến sông Nước Trong mấy tay săn cá chạy vỏ lãi suốt. Người ta canh con nước đứng để bắt cá vui như ngày hội”.

    Đến sông Nước Trong, nơi có nhiều cá vồ, cá vồ đém, ông Tư Tần, anh Khánh chạy vỏ lãi chậm lại. Vừa chạy họ vừa quan sát hai mé sông. “Cá vồ, cá vồ đém sống theo bầy. Hễ cá ục hay lên ngớp ở đâu trên sông là chúng bơi luẩn quẩn ở đó”, bằng kinh nghiệm gần 40 năm bắt cá, ông Tư Tần chia sẻ bí quyết quan trọng nhất để tìm luồng cá này…

    “Thấy chỗ cá ục rồi. Nước chảy, mành lưới thẳng băng thì khó bắt chúng. Vì thế, tui và chú Tần lủi vô lùm cây hóng mát. Con nước quay đứng một cái, tụi tui quăng lưới liền là dính” – anh Khánh, tay săn cá vồ đém rất cừ trên sông, nói rổn rảng.

    Hốt bầy cá vồ tinh ranh không dễ. Tuy nhiên, cũng không khó nếu anh Khánh và ông Tư Tần cũng như các ngư dân khác ở địa phương sử dụng chiến thuật “phong ấn cá”. Phát hiện luồng cá trên sông, lựa chọn thời điểm thích hợp, họ bố trận vây lưới khoanh tròn một vùng. Sau đó, phần lưới dư còn lại họ giăng “đan cày” xẻ nhỏ chi chít dọc ngang.

    “Đâu giống loài cá khác. Bắt cá vồ đém cần phải đấu trí với nó. Mọi thao tác, từ bơi vỏ lãi đến thả lưới, tụi tui làm thật nhẹ nhàng, thật gọn, thật nhanh chỉ trong vòng 5 – 10 phút. Xong, dùng mái chèo đập mạnh trên mặt sông. Cá hoảng loạn bơi sa lưới” – ông Tư Tần nói chắc nịch.

    “Cá vồ đém rất khôn. Bắt chúng hôm nay, mai quay lại bắt hổng dính nữa. Động nước, chúng vọt một phát vào tận mé lục bình. Cả ngày lênh đênh trên sông, chỉ giăng lưới một lần. Tụi tui phải thay đổi địa điểm săn cá liên tục. Bữa nay ở sông Cái Lớn, mai lại qua sông Ngang Dừa để tránh làm cá nhát, trốn biệt trong mé lục bình luôn” – anh Khánh chia sẻ.

    Nhờ chiến thuật bủa lưới độc đáo và lối săn cá vồ đém theo kiểu “đánh du kích”, ngư dân xã Vĩnh Thuận Tây hiếm khi thất bại. Giờ không còn nhiều như xưa, nhưng họ đi thường có cá mang về. Có khi được cả vài con cá vồ đém nặng cỡ vài chục ký. Mỗi lần dính cá, anh Khánh, ông Tư Tần và bất kỳ ngư dân nào ở địa phương cũng xé lưới. Họ muốn giữ cá sống để kịp mang về chợ cá vồ đém (xã Vĩnh Thuận Tây) bán được giá cao.

    “Ở đâu ra có cái tên chợ cá vồ đém?” – chúng tôi thắc mắc. Anh Khánh lý giải hàng chục năm qua cứ tới mùa này thì buổi sáng đàn ông chạy vỏ lãi bủa lưới, giăng câu kiếm cá. Chiều thì đàn bà trong xóm lỉnh kỉnh thau, cân ra ngồi bán cá ở chợ xã. “Bán riết người ta quen mặt. Ai tới họ cũng hỏi mua cá vồ đém. Lẽ đó mà chết danh chợ cá vồ” – anh Khánh kể.

    Thịt cá vồ đém ở sông thơm ngon, người ta săn đón mua nhiều. Có bao nhiêu cá cũng bán hết. “Nhờ con cá đó mà tụi tui có cơm ăn. Có hộ nuôi con ăn học thành tài. Nhưng bắt cá cũng phải có lựa chọn. Tụi tui chỉ bắt cá vồ lớn. Mắt lưới 3 màn tụi tui thiết kế chỉ dính cá cỡ nửa ký đổ lên. Nhờ đó mà có cá lâu dài” – anh Khánh tâm sự.

    Nói chuyện nghề cá truyền đời ở địa phương, phó chủ tịch UBND xã Vĩnh Thuận Tây Bùi Thanh Lạc chia sẻ: “Nghề săn cá vồ đém ở địa phương có từ lâu đời. Hằng năm, chúng tôi vẫn tuyên truyền người dân không dùng những phương tiện đánh bắt cá tận diệt như xung điện, mắt lưới nhỏ để gìn giữ rốn cá tự nhiên của địa phương”.

    “Tuy nhiên, khai thác cần đi đôi với bảo tồn, không nên đánh bắt cá vào mùa sinh sản. Mọi người nên khai thác theo kiểu truyền thống, dùng lưới có mắt không nhỏ hơn quy định và câu giăng, câu phao” – bà Lam cho biết…

    Thú vui săn cá vồ đém đêm

    Ngoài “ma trận” giăng lưới, nhiều người còn sử dụng hình thức câu phao hoặc câu giăng để bắt cá vồ đém. Ông Tư Tần chia sẻ: “Mỗi cách bắt cá có ưu điểm riêng. Nước sông trong hay đục người ta vẫn có thể thả câu được, chỉ cần lựa chỗ êm có cá ở. Mồi câu thì có chuối chín, bình bát chín, ốc, cơm vắt. Cuối tuần, khúc sông Cái Lớn rất nhộn nhịp. Dân miệt Cần Thơ, Kiên Giang về đây câu cá vồ đém rất sôi động. Một đêm, ít gì họ cũng dính một vài ký, vừa có cá ăn vừa giải trí”.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Cá Vồ Đém Kho Tiêu Ngày Mưa Tháng 8
  • Cá Vồ Đém Nấu Canh Chua Đọt Cóc
  • Độc Đáo Với Những Món Ngon Từ Cá Vồ Đém
  • Bán Cá Vồ Cờ Hàng Cao Cấp Tươi Ngon Đảm Bảo Uy Tín
  • Đặc Sản Cá Vồ Cờ Tươi

Cá Vồ Đém Nấu Canh Chua Đọt Cóc

--- Bài mới hơn ---

  • Cá Vồ Đém Kho Tiêu Ngày Mưa Tháng 8
  • Theo Chân Ngư Dân Săn Cá Vồ Đém
  • Cá Vồ, Cá Tra, Cá Bông Lau Hay Cá Basa?
  • Cách Phân Biệt Các Loài Cá Da Trơn: Cá Tra, Cá Hú, Cá Basa, Cá Bông Lau, Cá Dứa
  • Cá Mòi Là Cá Gì? Sống Ở Đâu? Nấu Món Gì Ngon? Giá Bao Nhiêu Tiền
  • Nhưng có một món mà dân “nhậu” ưa thích nhất đó là: Cá vồ đém nấu canh chua đọt cóc.

    Cá vồ đém tươi sống (Ảnh: BCT)

    Cá vồ đém là loại cá da trơn (thuộc họ cá Tra, tên khoa học là Pangasiidae) là loại cá đặc hữu của Đồng bằng sông Cửu Long. Cá xuất hiện nhiều nơi trên sông Tiền, sộng Hậu, tập trung ở những vùng nước sâu; nhưng đôi khi cũng gặp ở những vùng nước cạn có dòng chảy xiết.

    Vào mùa mưa (khoảng tháng Năm, tháng Sáu), chúng bắt đầu di cư về thượng nguồn để sinh sản và bào toàn nòi giống. Nắm được những đặc điểm nêu trên, người dân thường dùng các phượng tiện như: chài lưới, câu,… để đánh bắt.

    Cá vồ đém có thân dài (tương tự như cá Tra). Mặt lưng thân và đầu có màu xám đen ánh xanh lá cây, nhạt dần xuống mặt bụng. Bụng cá có màu trắng. Để tránh nhầm lẫn chỉ cần xem nhìn xem phía trên gốc vây ngực (gần mang cá) có một đốm (đém) đen to. Phải chăng vì thế mà chúng còn có tên gọi là cá vồ đém?

    Nhắc tới món cá vồ đém nấu canh chua đọt cóc, tôi còn nhớ như in trước sân nhà tôi bấy giờ có một cây cóc cổ thụ. Mùa nước lũ tràn về cũng là mùa cóc thay lá, ra hoa và đậu trái.

    Mỗi khi ba chài lưới đánh bắt được cá vồ đém mang về nhà. Má liền sai tôi ra sân lấy cây sào “móc” nhánh cóc xuống, hái những đọt non cho vào rổ để má chế biến món ăn.

    Theo lời má, cá vồ đém mà nấu canh chua với đọt cóc non rất hấp dẫn vì mùi thơm đặc trưng, lẫn vị chua chua của lá kích thích vị giác khiến ta ngon miệng hơn. Ngoài ra, lá cóc non còn là rau sạch và là vị thuốc trị xuất huyết nữa.

    Mùa mưa cũng là mùa cóc ra đọt non, đơm hoa và đậu trái. (Ảnh: BCT)

    Chế biến món ăn dân dã này rất dễ dàng và nhanh gọn, chỉ cần tinh tế nêm nếm cho món ăn vừa khẩu vị là được.

    Trước hết, cá vồ đém bắt được (hay mua ở chợ) phải lựa cá thật tươi, trọng lượng từ 1,5 kg trở lên vì con lớn thịt dẻ dặt thơm ngon. Cho cá vào thau làm sạch nhớt với nước cốt chanh.

    Dùng dao bén cạo sạch, cắt bỏ, vi, kỳ, móc bỏ ruột (nhớ chừa phần mỡ nơi bụng có vị béo và thơm ngon!), cắt khúc, rửa sạch để ráo. Bắc chảo lên bếp, phi đầu (mỡ) tỏi thơm rồi chiên sơ thịt cá săn lại, múc ra dĩa.

    Bắc nồi nước lên bếp (với lượng nước vừa đủ) nấu sôi, cho cá (đã sơ chế) vào nấu chín. Kế đến, tuốt lá cóc lấy những lá vừa ăn, không già cũng không non, bỏ lá sâu và lá già, rửa sạch, để ráo. Chờ nước trong nồi sôi, cho lá cóc cùng các phụ liệu khác như: đậu bắp, rau muống, rau nhút,… vào.

    Khi nước sôi bùng lên, các phụ liệu vừa chín tới, nêm nếm gia vị và nhắc xuống. Cuối cùng, múc ra tô, bỏ rau thơm (ngò om, ngò gai) lên, và cho vào vài lát ớt sừng chín cho có mùi thơm và màu sắc bắt mắt. Nhớ thêm 1 chén nước mắm ngon Phú Quốc nguyên chất trong đó có vài trái ớt hiểm chín, 1 dĩa bún nữa là xong!…

    Tô canh chua cá vồ đém nấu đọt cóc thơm lừng hấp dẫn. (Ảnh: BCT)

    Nếu có dịp du lịch về miền Tây trong những ngày này mời bạn hãy khám phá cho được món canh chua cá vồ đém nấu lá cóc non. Dùng đũa gắp miếng bún trắng ngần, giẽ phần thịt nạc nơi bụng cá (có lẫn mỡ) cùng một ít đậu bắp, rau muống, rau nhút v.v… cho vào chén.

    Chan miếng nước canh chua lá cóc cùng 1 xíu nước mắm ngon và đưa lên miệng “lùa” một hơi sẽ cảm nhận được hương vị ngọt, béo, dai dai của thịt cá vồ đém hòa lẫn vị chua thanh và mùi thơm đặc trưng của đọt cóc lan toả vào khắp giác quan, khiến ta nhớ mãi một món ăn dân dã nơi miền Tây giàu tiềm năng về kinh tế và du lịch sinh thái…

    Theo Danviet

    --- Bài cũ hơn ---

  • Độc Đáo Với Những Món Ngon Từ Cá Vồ Đém
  • Bán Cá Vồ Cờ Hàng Cao Cấp Tươi Ngon Đảm Bảo Uy Tín
  • Đặc Sản Cá Vồ Cờ Tươi
  • Ăn Cá Khô Có Béo Không? Tiết Lộ Ngay 100G Cá Khô Bao Nhiêu Calo?
  • Cá Viên Chiên Chứa Bao Nhiêu Calo? Ăn Nhiều Có Béo Không?

Độc Đáo Với Những Món Ngon Từ Cá Vồ Đém

--- Bài mới hơn ---

  • Cá Vồ Đém Nấu Canh Chua Đọt Cóc
  • Cá Vồ Đém Kho Tiêu Ngày Mưa Tháng 8
  • Theo Chân Ngư Dân Săn Cá Vồ Đém
  • Cá Vồ, Cá Tra, Cá Bông Lau Hay Cá Basa?
  • Cách Phân Biệt Các Loài Cá Da Trơn: Cá Tra, Cá Hú, Cá Basa, Cá Bông Lau, Cá Dứa
  • Cá vồ đém (đốm) là một loài cá bản địa, xưa kia xuất hiện nhiều trên sông Tiền và sông Hậu nhưng ngày nay đã trở nên rất hiếm, muốn tìm một con ngoài thiên nhiên thật không dễ dàng.

    Cá vồ đém tên khoa học là Pangasius Larnaudii, tên tiếng Anh là Black Spotted Catfish, thuộc loài da trơn, có thân dài như cá tra, răng nhỏ, mịn, râu ngắn, đặc biệt hai bên vây ngực phía trên có một đốm đen khá to (có lẽ vì thế mà dân gian xưa nay vẫn quen gọi là vồ đém). Loài cá nầy thích sống ở những vùng nước sâu hoặc dòng chảy mạnh.

    Xưa kia vồ đém xuất hiện nhiều ở lưu vực sông Cửu Long. Chúng có quanh năm nhưng mùa khai thác nhiều nhất là tháng tám bằng cách cào, lưới, câu giăng và câu cần. Cá đánh bắt được thường có trọng lượng từ 2 – 5 kg/con. Khoảng đầu mùa mưa, cá thường di cư ngược dòng về phía thượng nguồn.

    Đặc điểm của vồ đém là thịt ngon, béo, phi lê cá dẽ hơn cá tra và ba sa. Cá càng to thịt càng ngon. Nắm bắt được nhu cầu thưởng thức của thực khách, hiện nay một số nhà hàng đã khai thác loài cá quý hiếm nầy để phục vụ cho khách hàng, tuy nhiên đa phần là cá nuôi trong ao hồ, chỉ một số ít đánh bắt được ngoài thiên nhiên.

    Tại TP.Cần Thơ có một nhà hàng chuyên phục vụ các món ăn đặc sản được chế biến từ cá vồ đém như: Cá vồ đém nướng muối ớt, cá vồ đém nấu mẻ, cá nhúng lẩu, cá kho mắm. Ngoài ra còn có cá chưng tương hột, cá kho tộ, chiên tươi… mỗi món đều có mùi vị riêng, độc đáo, vừa nồng nàn vừa lạ miệng, giúp cho người ăn hài lòng với khẩu vị cùa từng món ăn. Thực khách được quyền lựa chọn những con cá tươi nguyên vừa mới kéo lưới lên. Các đầu bếp Cần Thơ khéo tay sẽ chia con cá ra nhiều bộ phận riêng từ đầu cá, ruột cá đã làm sạch và phi lê thịt. Ai thích thứ nào cứ từ từ chế biến và thưởng thức một cách thoải mái.

    Món phổ biến nhất là món nướng sả ớt vừa mặn mặn, vừa cay cay nồng nồng. Cá cắt khoanh mỏng, ướp chung với muối hột và ớt hiểm xanh rồi nướng trên bếp than hồng. Tuy cách làm đơn giản nhưng thịt dai dai và mặn mà, hấp dẫn nhất là dùng làm món lai rai. Món kế tiếp là cá nhúng lẩu dùng chung với bún. Nồi súp để nhúng cá được phối hợp giữa nước dừa tươi với gia vị, trong đó hương vị chủ đạo là là sả, ớt, ngò gai. Nếu ai thích ăn chua thì dùng thêm chanh hoặc me. Chính vị ngọt của cá hòa quyện cùng với các vị chua, cay, ngọt dịu và mùi thơm quấn quít của các loài rau vườn như cải trời, húng quế, ngò om đã khiến cho người cầm đũa ngất ngây, càng ăn càng kích thích vị giác. Món cá nhúng lẩu ngon nhất là chấm với nước mắm dầm ớt hiểm xanh hoặc muối ớt.

    Nếu ai không kiêng cữ có thể gọi món lẩu mắm cá vồ đém. Đây là một trong những món ăn dân dã nhưng không thể thiếu trong thực đơn ẩm thực miền Tây và cũng không đâu ngon bằng bởi hương vị vừa ngọt, vừa béo, vừa thơm lừng đặc trưng khó mà cưỡng lại được.

    Theo Phúc Lộc (danviet.vn)

    --- Bài cũ hơn ---

  • Bán Cá Vồ Cờ Hàng Cao Cấp Tươi Ngon Đảm Bảo Uy Tín
  • Đặc Sản Cá Vồ Cờ Tươi
  • Ăn Cá Khô Có Béo Không? Tiết Lộ Ngay 100G Cá Khô Bao Nhiêu Calo?
  • Cá Viên Chiên Chứa Bao Nhiêu Calo? Ăn Nhiều Có Béo Không?
  • Trứng Cá Chép Có Dinh Dưỡng Cao Như Thế Nào?

Cá Vồ Đém Kho Tiêu Ngày Mưa Tháng 8

--- Bài mới hơn ---

  • Theo Chân Ngư Dân Săn Cá Vồ Đém
  • Cá Vồ, Cá Tra, Cá Bông Lau Hay Cá Basa?
  • Cách Phân Biệt Các Loài Cá Da Trơn: Cá Tra, Cá Hú, Cá Basa, Cá Bông Lau, Cá Dứa
  • Cá Mòi Là Cá Gì? Sống Ở Đâu? Nấu Món Gì Ngon? Giá Bao Nhiêu Tiền
  • Cá Cờ Làm Món Gì Ngon 12/2020
  • Bửu Việt có tài sáng tạo món ăn. Nhưng dân Cần Thơ lại không màng đến những món ăn lạ do ông sáng tạo.

    Ông than: “Món mới chẳng mấy ai kêu. Người ta vào đây độ rày chỉ ăn lẩu cua đồng thôi”. Có món gì mới không?

    Ông suy nghĩ một thoáng, rồi nói: “Thôi vầy đi, ăn cơm thì cá vồ đém nấu mẻ khúc đầu khúc đuôi, khúc giữa kho tiêu”.

    Vâng, mưa từ tháng 6 đã là mùa cá vồ đém. Đầu mùa mưa, cũng giống như dân nhập cư Sài Gòn những ngày trước tết, cá vồ đém về quê chúng ở thượng nguồn sông Mekong, tận thác Khỏn bên Lào.

    Khác với dân nhập cư Sài Gòn về quê chen lấn ở các phòng vé xe lửa, xe đò cho kịp về trước tết, bơi đường dài nên chúng chỉ tung tăng không vội vội vàng vàng, không chen không lấn sống chết.

    Cá vồ đém là một loại cá da trơn trong họ cá tra pangasius. Họ này có bảy thứ gồm: cá ba sa, cá hú, cá dứa, cá bông lau (lao), cá vồ đém, cá xác sọc, cá tra bần/tra nghệ.

    Dân miền Tây giải thích đém là chỉ hai cái đốm đen bên gốc mang ngực. Tây gọi là black-spotted hoặc black-eared catfish. Cứ coi như hai cái đồng tiền của cá đi. Xếp hạng số má về thịt ngon, cá vồ đém có thể thuộc vào hàng á hậu 2, sau cá bông lau và cá dứa.

    Cá vồ đém có tật hay ngoi lên gần mặt nước dễ làm mồi cho ngư dân tóm cổ. Cá dài cỡ một thước thịt vào hàng thượng phẩm. Không biết mắc đến cỡ nào?

    Dân miền Tây nói ít ai chịu nuôi chúng vì chúng lâu lớn. Chỉ người có diện tích mặt nước rộng mới thả nuôi quảng canh, chờ chúng lớn.

    Vồ đém là loài ăn tạp nhất trong các loại pangasius. Nên thời các hãng thiết bị vệ sinh như Thiên Thanh, Toto, Viglacera, Caesar, Inax, v.v. chưa thạnh trị, vồ đém đóng vai trò này ở miền Tây sông nước, gió mát trăng thanh. Bây giờ chẳng còn mấy ai bắt cá vồ đém phục vụ chuyện này nữa.

    Vồ đém nấu mẻ trụng bèo Nhựt Bổn – tên quý phái của lục bình, theo ông Việt, là món ăn từ nhỏ ông đã thấy hay có ở nhà.

    Cái lẩu cá nấu mẻ chiều mưa tháng 8 hôm đó, may quá, đã không ngọt như tôi vẫn tưởng lâu nay người miền Tây thích bỏ đường vào nồi canh chua.

    Vậy thì chỉ có dân Sài Gòn hảo ngọt?

    Nhưng khoan hãy nói canh nóng phải ăn từ từ. Có vẻ như cái mẻ cá vồ đém kho tiêu vàng hực có sức hút mạnh hơn cả. Chắc là cơn đói đã chín. Cơm nóng ăn với cá vồ đém kho tiêu còn gì bằng.

    Bạn hãy thử nhịn thiệt đói và tưởng tượng ra mẻ cá với mấy lát kho vàng rộm, thấy cái ngon nó ngon biết chừng nào. Ông bạn đồng hành ngấu nghiến một hơi hai chén cơm. Tôi lua một chén. Lúc đó mới bắt đầu quay sang cái lẩu, nhâm nhi.

    Rượu Mọi, món ẩm dành riêng cho chủ quán được đem ra như mọi lần. Cá vừa bỏ vào chín non, tắt lửa, vớt cá ra dĩa để chống bấy.

    Lúc ăn, gắp cá nhúng lại trong lẩu. Thịt cá vừa nóng vừa còn đủ độ dai. Lúc này mới là thời gian để tận hưởng cái ngon của nước chua từ mẻ.

    Bên sông mưa cứ từng cơn không lớn lắm. Thi thoảng vài chiếc ghe chạy qua thả lại tiếng máy lầm bầm. Nếu ta có một thời thơ ấu ăn lẩu như ông bạn Bửu Việt, thì cái ngon được bình phương lên.

    Chân trời ngày cũ mở ra. Bỏ cái ngó lục bình vào nồi lẩu, chờ nó mềm rục vớt ra, để nguội một tí rồi cắn vào.

    Như cắn vào cảnh lục bình trôi lêu bêu lúc lên lúc xuống theo con nước bán nhật triều của dòng sông Củ Chi mà có lần tôi từng ngồi nhậu bên bờ nhìn chúng lang thang.

    Trí tưởng đưa ta ngược dòng cả về quê của con cá vồ đém tận thác Khỏn bên Lào. Leo lên thác tuy vất vả, nhưng loài cá này được các nhà nghiên cứu cho là chúng vẫn cứ leo. Đúng là quê hương luôn đẹp hơn cả. Ngoài kia mưa tháng 8 vẫn không dứt.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Cá Vồ Đém Nấu Canh Chua Đọt Cóc
  • Độc Đáo Với Những Món Ngon Từ Cá Vồ Đém
  • Bán Cá Vồ Cờ Hàng Cao Cấp Tươi Ngon Đảm Bảo Uy Tín
  • Đặc Sản Cá Vồ Cờ Tươi
  • Ăn Cá Khô Có Béo Không? Tiết Lộ Ngay 100G Cá Khô Bao Nhiêu Calo?

Đặc Sản Cá Vồ Cờ Tươi

--- Bài mới hơn ---

  • Bán Cá Vồ Cờ Hàng Cao Cấp Tươi Ngon Đảm Bảo Uy Tín
  • Độc Đáo Với Những Món Ngon Từ Cá Vồ Đém
  • Cá Vồ Đém Nấu Canh Chua Đọt Cóc
  • Cá Vồ Đém Kho Tiêu Ngày Mưa Tháng 8
  • Theo Chân Ngư Dân Săn Cá Vồ Đém
  • Không chỉ có loài cá biển mới đem đến hàm lượng dinh dưỡng cần thiết mà những loại cá nước ngọt cũng thế. Ngoài thành phần protein là thành phần chủ yếu có trong cá nước ngọt thì nó còn chứa thêm các thành phần quan trọng khác như lipid, vitamin thiết yếu. Trong đó có thể kể đến cá vồ cờ là một loài cá mang đến nhiều lợi ích cũng như giá trị cho người sử dụng.Trong bài viết hôm nay hải sản Ông Giàu sẽ giới thiệu về những lợi ích những món ăn ngon được chế biến từ cá vồ cờ để khách hàng biết cách sử dụng và nhận được những lợi ích loài cá này.

    Cá vồ cờ là một loại cá thuộc họ cá da trơn, sinh trưởng và phát triển chủ yếu ở khu vực hạ lưu của sông Mê Công nên cá vồ cờ được đánh bắt phần lớn là ở đây. Với thân hình khá lớn, cân nặng đôi khi có thể lên tới 200kg và đặc biệt là rất hung hăng. Nhiều ngư dân biển khi rất sợ đụng phải loài cá này vì tính hung hãn của nó.

    Cá vồ cờ

    Nhận biết cá vồ cờ không quá khó, với ngoại hình khổng lồ cùng với các vây trên lưng để rẽ nước rất giống với các loại cá mập ở dưới biển. Mặc dù có nhiều khuyết điểm như thế nhưng cá vồ cờ có thịt rất thơm, và hiện nay số lượng cá được đánh bắt hàng năm là rất lớn. Những người ngư dân biển chủ yếu đánh bắt cá vồ cờ bằng cách câu nhưng cũng gặp nhiều khó khăn vì cá có trọng lượng lớn.

    Nơi bán cá vồ cờ tươi ở TpHCM – giá bao nhiêu?

    Loại cá nước ngọt khổng lồ – cá vồ cờ đang được bán ở hải sản Ông Giàu với một mức giá phải chăng. Ngoài giá tốt thì cá vồ cờ được bán ở đây đảm bảo chất lượng, cá tươi ngon. Thịt cá vồ cờ sau khi chế biến vẫn giữ được độ dai, chắc, ngọt không quá béo và rất thích hợp để nấu nhiều món.

    • Mã sản phẩm: 390
    • Giá sản phẩm: 250.000 VNĐ/kg

    Sơ chế cá vồ cơ tươi ngon như thế nào?

    Nguyên liệu cá vồ cờ tươi sau khi được mua về thì có thể tự mình sơ chế. Đầu tiên cá được loại bỏ những phần không ăn được và sau đó tẩy sạch lớp da nhờn của cá. Rồi tiến hành cắt khúc cho phù hợp với món ăn chuẩn bị chế biến. Thông thường với cá vồ cờ tươi thì có thể nấu các món như lẩu, cá vồ cờ hấp gia vị, cá vồ cờ nướng muối ớt…

    Mua cá vồ cờ ngon nhất chỉ tại hải sản Ông Giàu ở Sài Gòn. Thủ tục đặt hàng cá vồ cờ ở đây rất đơn giản và nhanh chóng bạn sẽ nhận được ngay cá vồ cơ chất lượng đúng theo yêu cầu với mức giá cực kỳ phải chăng. Chi tiết rõ hơn về sản phẩm cá vồ cờ có thể liên hệ trực tiếp cho nhân viên tại website này.

    (DeMy)

    --- Bài cũ hơn ---

  • Ăn Cá Khô Có Béo Không? Tiết Lộ Ngay 100G Cá Khô Bao Nhiêu Calo?
  • Cá Viên Chiên Chứa Bao Nhiêu Calo? Ăn Nhiều Có Béo Không?
  • Trứng Cá Chép Có Dinh Dưỡng Cao Như Thế Nào?
  • Cơ Thể Cần Bao Nhiêu Calo Mỗi Ngày Cho Người Lớn/ Trẻ Em/ Vận Động Viên
  • Bật Mí 100G Cá Trắm Chứa Bao Nhiêu Calo? Ăn Cá Trắm Có Béo Không?

Lưu Giữ Và Sinh Sản Cá Vồ Cờ

--- Bài mới hơn ---

Cá Vồ, Cá Tra, Cá Bông Lau Hay Cá Basa?

--- Bài mới hơn ---

  • Cách Phân Biệt Các Loài Cá Da Trơn: Cá Tra, Cá Hú, Cá Basa, Cá Bông Lau, Cá Dứa
  • Cá Mòi Là Cá Gì? Sống Ở Đâu? Nấu Món Gì Ngon? Giá Bao Nhiêu Tiền
  • Cá Cờ Làm Món Gì Ngon 12/2020
  • Lườn Cá Cờ Kiếm Làm Món Gì Ngon 12/2020
  • Thú Chơi Và Chọi Cá Cờ
  • Mấy chục năm trước người Việt Nam định cư ở Úc chưa nhiều, lúc đó thèm món ăn Việt Nam lắm, thèm canh chua, cá kho tộ, phở .. muốn ăn thì chỉ tự nấu chưa có ai mở tiệm ăn Việt, tiệm tạp hóa Tàu thì do người Hong Kong hay Mã Lai gốc Hoa mở cũng không đủ gia vị…Cá biển thì không muốn ăn, nhất là người miền Tây ăn tôm cá sông, cá đồng quen rồi, thấy cá biển sợ lắm vì trong tiềm thức nhớ má nói cá biển độc. ăn ngứa và nhất là cá không vảy thì đừng ăn…chỉ nấu canh chua tôm ăn cho đở nhớ.

    Từ từ có nhiều tiệm tạp hóa do người Việt mở, có tiệm nhập cảng cá Bông Lau đông lạnh, cái tên nghe ngờ ngợ nhớ nên mua về nấu canh chua và kho lạt. Ăn cho đỡ ghiền chớ mình không thấy ngon vì vẫn còn thấy tanh và hình thù thì giống như con cá Vồ nên hơi sợ và sau đó thì không ăn nữa mà thay là cá biển vì bắt đầu quen rồi nhất là lúc đó cá bóng mú đông lạnh cũng ngon và không mắc lắm. Bây giờ thì khác rồi cái gì cũng có và nhất là nếu thích ăn cá thì có cá nuôi tươi sống bán sẵn còn bơi trong hồ hay tự đi câu. Mấy món gia vị thì đủ hết: me, cà, ngò ôm, bạc hà, khóm, giá, đậu bắp…cái gì cũng trồng được hay có bán ở Úc duy chỉ có một cái là cá bóng mú thì quá mắc.

    Mấy chục năm nay ở Việt Nam rầm rộ phong trào nuôi cá Basa xuất khẩu, nhớ hồi đó mình đi ăn Fish & Chip ở Úc nghe nói miếng cá mình ăn là thịt cá mập sợ nên ít ăn nhưng bây giờ nghe nói đã chuyển sang cá Basa rồi vì giá thành rẻ nhiều. Vào mấy nhà hàng bên này, có khi vô tình mình thấy họ giao hàng cho nhà hàng Việt, nhà hàng Tàu, nhà hàng Tây những thùng cá mà bên ngoài có in hàng chữ Basa Vietnam. Cho nên bản thân mình cũng ít ăn và nếu vào nhà hàng Tây thì chỉ ăn Salmon, Whiting, Tuna,.. hay các loại cá có tên, chớ còn thực đơn chỉ nói “fish” thôi mà không có tên cá gì thì mình không dám ăn.

    Có lần nói chuyên chơi với mấy mgười bạn, ai cũng hỏi nhau: cá Bông Lau, cá Tra, Cá Basa, cá Vồ khác nhau như thế nào? MÌnh vô tình không biết nhưng nói chơi: ” Cá Tra là ba cá Vồ với cá Basa, còn nói cho văn hoa một chút thì gọi là cá Bông Lau”. MÌnh nhớ là lúc còn ở Việt Nam gia đình mình chưa bao giờ ăn cá Tra, cá Vồ và ngay cả cá Bông Lau và nhất là thịt Chuột đồng, ăn canh chua thì duy nhất một món cá Lóc. Mấy hôm nay sưu tập tài liệu nên muốn chia sẻ với các bạn nào chưa biết nhưng vẫn còn có một câu hỏi về con cá nuôi ở cầu tiêu thì là con cá Tra hay cá Vồ ? Bởi vì có người gọi là “cầu tiêu cá Tra” có người goi “cầu tiêu cá Vồ” nhưng chắc chắn một điều là con cá Basa thì hoàn toàn khác hẵn vì môi trường sống của cá Basa khác với cá Tra do cá Basa không có cơ quan hô hấp phụ, cần nhiều oxy hơn cá Tra, nên chịu đựng kém ở môi trường nước có hàm lượng ít oxy hòa tan và nhất là hầm cầu thì sẽ không sống nỗi. Có một câu trả lời trên mạng về khác biệt giữa cá Tra và cá Vồ thì như thế này:

    “Cá tra chính là cá vồ. Vì thói quen của một số tỉnh phía nam, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long có khu vệ sinh (cầu tiêu) làm ra sông, ao hồ để ” ị ” xuống đó. Bọn cá này rất khoái món ấy, khi ta ị xuống là chúng nhao vào “vồ” ăn ngay, nên nó có thêm một cái tên rất “địa phương” là CÁ VỒ đó bạn. Hiện nay chính phủ đã ra chỉ thị xóa bỏ cầu tiêu cá vồ (CTCV) ở ĐBSCL, nhưng cái tên CÁ VỒ chắc sẽ vẫn còn được gọi.” (?)

    Gần đây, nghe nói là do cá Tra lại là một sản phẩm có khả năng thay thế sản phẩm cá Basa xuất khẩu, với phẩm chất thịt fillet tương đối giống cá Basa, giá thành cá Tra thì rẽ hơn cá Basa. Nên một số nhà chế biến thủy sản xuất khẩu đã “năng động” làm cho cá Tra bị dán mark cá Basa.

    Cá bông lau (tên khoa học: Pangasius krempfi) là một loài cá thuộc chi Cá tra (Pangasius). Loài này phân bố chủ yếu ở Đông Nam Á trong lưu vực sông Mê Kông. Môi trường sống là nơi nước lợ. Thức ăn của chúng là trái cây, tảo và động vật giáp xác. Đây là loài di trú, có một thời gian sống ở các vùng nước ven biển (đây là đặc tính chỉ có duy nhất ở loài này trong họ Cá tra), và một thời gian di cư vào sông (chỉ ở sông Mê Kông mà không là các sông khác) để sinh sản. Cá có kích thước lớn, tăng trưởng nhanh.

    Cá Bông lau còn thấy ở vùng cửa sông Cần Giờ, còn có tên gọi khác là cá Dứa.

    Lưng và đầu cá bông lau màu xanh lá cây, bụng màu trắng, vảy trong suốt, vây hơi vàng. Vây lưng: 1-1, các tia vây lưng: 6-7, gai hậu môn: 4, các tia vây mềm hậu môn: 31-34; và 18-22 lược mang ở cung đầu tiên. Chiều dài tối đa 120 cm, cân nặng tối đa 14 kg. Các răng lá mía chia tách ở đường giữa, kết nối với các răng vòm miệng để tạo thành vệt dài hình lưỡi liềm.

    Cá ba sa, tên khoa học Pangasius bocourti, còn có tên gọi là cá giáo, cá sát bụng, là loại cá da trơn trong họ Pangasiidae có giá trị kinh tế cao, được nuôi tập trung tại nhiều nước trên thế giới. Loài này là loài bản địa ở Đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam và lưu vực sông Chao Phraya ở Thái Lan. Loài cá này là thực phẩm quan trọng ở thị trường quốc tế. Chúng thường được gắn nhãn ở Bắc Mỹ và Úc với tên là “cá basa” hay “bocourti”.

    Về ngoại hình, cá ba sa rất dễ phân biệt đối với các loài khác trong họ Cá tra. Thân ngắn hình thoi, hơi dẹp bên, lườn tròn, bụng to tích lũy nhiều mỡ, chiều dài tiêu chuẩn bằng 2,5 lần chiều cao thân. Đầu cá ba sa ngắn hơi tròn, dẹp đứng. Miệng hẹp, chiều rộng của miệng ít hơn 10% chiều dài chuẩn, miệng nằm hơi lệch dưới mõm. Dải răng hàm trên to rộng và có thể nhìn thấy được khi miệng khép lại, có 2 đôi râu, râu hàm trên bằng ½ chiều dài đầu; râu hàm dưới bằng 1/3 chiều dài đầu. Răng trên xương khẩu cái là một đám có vết lõm sâu ở giữa và hai đám răng trên xương lá mía nằm hai bên. Có 40-46 lược mang trên cung mang thứ nhất, vây hậu môn có 31-36 tia vây. Răng vòm miệng với dải răng trên xương khẩu cái ở giữa và răng trên xương lá mía ở 2 bên. Chiều cao của cuống đuôi hơn 7% chiều dài chuẩn. Mặt lưng có màu nâu, mặt bụng có màu trắng.

    Họ Cá tra (danh pháp khoa học: Pangasiidae) là tên gọi một họ chứa khoảng 28 loài cá nước ngọt đã biết thuộc bộ Cá da trơn (Siluriformes). Các loài trong họ này được tìm thấy trong các vùng nước ngọt và nước lợ, dọc theo miền nam châu Á, từ Pakistan tới Borneo. Trong số 28 loài của họ này thì loài cá tra dầu (Pangasianodon gigas), một loài cá ăn rong cỏ và đang ở tình trạng nguy cấp, là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất đã biết.

    Vây lưng của các loài cá này nằm gần đầu, thông thường cao và có hình tam giác, khoảng 5-7 tia vây và 1-2 gai. Vây hậu môn hơi dài, với 26-46 tia. Thông thường chúng có hai cặp râu hàm trên và một cặp râu cằm, mặc dù ở cá tra dầu trưởng thành chỉ có các râu hàm trên. Thân hình đặc chắc. Vây béo (mỡ) nhỏ cũng tồn tại.

    Tên Tiếng Anh: Spot Pangasius

    Tên Tiếng Việt: Cá vồ đém

    Tên khác: Cá vồ đốm, Black-spotted catfish

    PHÂN LOẠI

    Ngành: Chordata

    Lớp: Actinopterygii

    Bộ: Siluriformes

    Họ: Pangasiidae

    Giống: Pangasius

    Loài:Pangasius larnaudii (Bocourt, 1866)

    Ở Việt Nam cá phân bố trên sông Tiền, sông Hậu, tập trung ở các vùng nước sâu trên sông. Đôi khi cũng gặp cá ở vùng nước nông có dòng chảy mạnh. Vào đầu mùa mưa (tháng 5 – 6) chúng di cư ngược dòng về thượng nguồn.

    Nơi trú ẩn của cá trải qua mùa khô ở các vực sâu trên dòng chính sông Mekong đoạn từ Kra-chiê-Stung Treng.

    Thân dài, phần trước của thân có tiết diện tròn, phần sau thân dẹp bên. Đầu dẹp bằng, trán rộng. Răng nhỏ, mịn. Tất cả các răng vòm miệng làm thành một đường vòng cung liên tục với nhiều chỗ lõm hoặc tách rời ở giữa thành 2 đám. Râu nhỏ, ngắn. Râu mép kéo dài đến hoặc không đến gốc vây ngực. Mắt lớn vừa nằm phía trên đường thẳng ngang kẻ từ góc miệng và cách đều chót mõm với điểm cuối nắp mang. Đường bên phân nhánh ngoằn ngoèo chạy dài từ mép trên lỗ mang đến điểm giữa gốc vây đuôi. Da trơn, không vảy. Mặt lưng của thân và đầu có màu xám đen ánh xanh lá cây, lợt dần xuống mặt bụng, bụng cá có màu trắng. Phía trên gốc vây ngực có một đốm đen, to. Ngọn các tia vây thứ III, IV, V, VI của vây hậu môn và màng da giữa các tia vây bụng có màu đen.

    Cá có kích thước thường gặp từ 17 – 21 cm ứng với trọng lượng 30 – 150 gram. Kích thước tối đa đạt đến 130 cm.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Theo Chân Ngư Dân Săn Cá Vồ Đém
  • Cá Vồ Đém Kho Tiêu Ngày Mưa Tháng 8
  • Cá Vồ Đém Nấu Canh Chua Đọt Cóc
  • Độc Đáo Với Những Món Ngon Từ Cá Vồ Đém
  • Bán Cá Vồ Cờ Hàng Cao Cấp Tươi Ngon Đảm Bảo Uy Tín

Săn Tìm Cá Vồ Cờ – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam

--- Bài mới hơn ---

  • What Is Jackfruit? Benefits, How To Cook And Eat Jackfruit Recipes
  • What Is Jackfruit? Jackfruit Faqs
  • What Is Jackfruit And How To Cook It
  • What Is Jackfruit — And Is It Healthy?
  • Top 6 Ca Sĩ Có Lượng Fan Đông Đảo Nhất Việt Nam
  • Theo Sách đỏ Việt Nam, cá vồ cờ là loài cá da trơn nước ngọt khổng lồ, tên khoa học Pangaius sannitwongsei, có thể dài tới 3 m, nặng 300 kg. Từ năm 1996, cá vồ cờ được xếp hạng nguy cơ tuyệt chủng cao hơn cả cá tra dầu và cá hô.

    Dân câu cá trên đánh giá cá vồ cờ đứng đầu danh sách loài cá nước ngọt khỏe nhất thế giới, là thủ phạm khiến nhiều người phải bỏ dở buổi câu với bàn tay đau đớn do ghì cá. Riêng các nhà khoa học đặt giả thiết dường như có hai quần thể cá vồ cờ, bị chia cắt bởi thác Khone, thác nước trên sông Mekong thuộc tỉnh Champasak, Lào.

     

    Cá mập sông

    Nhắc lại cá vồ cờ, các lão ngư xưa kể lại vừa sợ vừa háo hức, còn cánh ngư dân trẻ thì ngơ ngác. Ông Năm Thứ khét tiếng trong nghề săn cá hô ở cù lao Bình Thủy, huyện Châu Phú, An Giang bắt được nhiều con cá hô nặng cả trăm ký nhưng vẫn ngán cá vồ cờ.

    Ông Thứ kể: “Cá vồ cờ còn nhỏ thì dám câu chứ cá lớn đố ngư dân nào dám bắt. Không dây câu, giàn lưới, hay cái chày nào chịu nổi vài cú giật của nó”. Ông Năm Thứ giải thích cái kỳ trên vây lưng nó dài như cây cờ nên dân gian gọi là cá vồ cờ. Chính vì cái cờ này nên khi cá nổi lên mặt nước săn mồi, cái vây rẽ nước như cá mập, ai thấy cũng hãi. Nhiều ngư dân gọi chúng là cá mập sông.

    Nhưng ngư dân Út Le ở cù lao Bình Thủy nhìn cá vồ cờ bằng con mắt khác: gặp cá vồ cờ to hàng trăm ký ít ai dám săn bắt vì vấn đề tâm linh. Ông Út Le nhớ lại lão ngư Hai Đáy trong xóm này kéo lưới được con cá da trơn nặng 140 kg, cánh ngư dân khuyên thả cá nhưng ông không nghe, chở cá xuống Long Xuyên bán. Không ai dám mua cá, ông Hai Đáy phải chở về nhà xẻ thịt làm khô, gọi hàng xóm đến cho thịt nhưng không ai dám nhận. Từ đó về sau, ông Hai Đáy thả lưới đều không dính cá tôm, phải bỏ nghề câu.

    Cá vồ cờ câu được trên sông Mekong

    Theo các ngư dân, do đặc thù dòng chảy nên sông Vàm Nao, nơi tiếp giáp ba huyện Phú Tân, Chợ Mới và Châu Phú (An Giang) xuất hiện nhiều cá vồ cờ. Chỉ ra dòng sông đang cuộn chảy, ông Năm Thứ kể: “Xác chó mèo, gà vịt trôi sông bị các loài cá khác kéo rỉa, còn gặp cá vồ cờ là chúng ngoạm lôi đi ăn hết. Bởi vậy gặp xác thú vật trôi sông đột nhiên chìm mất, tụi tôi biết cá vồ cờ đang ở quanh quẩn đấy. Loài này cũng lạ, mê ăn tạp, ham mùi thối, tụi tôi dùng thịt bò hay thịt trâu bầy nhầy ủ làm mồi câu chúng”.

    Lưỡi câu cá vồ cờ được chế bằng căm cây dù uốn cong, dây tóm lưỡi câu là dây 160, loại to nhất trong câu cá sông. Đưa lưỡi câu to đùng cho tôi xem, ông Năm Thứ tặc lưỡi: “Lưỡi câu to vậy nhưng chỉ câu được cá vồ cờ dưới 20 kg thôi, còn cá bự hơn nó giật một cái lưỡi câu cong queo liền”.

    Câu cá vồ cờ ngư dân dùng câu giăng, cứ cách 10m dây câu có một lưỡi câu, cá vồ cờ mắc câu quậy rất hung, ngư dân phải quần thảo cho cá mệt mới kéo lên, dùng vợt hớt cá rồi cầm chày vồ đập cho cá bất tỉnh. Theo ông Năm Thứ, so với cá tra dầu thì cá vồ cờ oai phong và dữ tợn hơn nhiều, nhưng không hiểu sao rất ít người biết chúng. Có thể do cá tra dầu thịt ngon hơn chăng?

    Ai đọc sách Cần Thơ xưa do nhà sưu khảo Huỳnh Minh biên soạn đều nhớ câu chuyện cặp cá vồ cờ ở rạch Cái Tắc, tỉnh Cần Thơ, săn đuổi các loài cá tôm, bơi lội ầm ầm gây sóng lớn khiến ngư dân vô phương thả lưới. Rồi ngày nọ cha con ông chài phương khác tới quăng chài vô phúc trúng ngay vây lưng cá vồ cờ và cặp cá lôi chiếc xuồng câu chạy như dông gió…

    Do cặp cá quậy phá, ngư dân đánh cá bị chìm ghe xuồng, chính quyền thực dân cho người theo săn lùng bắn chết. Lúc mổ bụng cá, nhiều người thất kinh hồn vía bởi trong bao tử cá có nữ trang như vòng vàng, bông tai…

    Kiểm tra trứng cá vồ cờ ở Trung tâm Giống quốc gia thủy sản nước ngọt Nam bộ – Ảnh: Đ.T.C.

     

    Hi vọng có được cá trống

    Ở khúc sông Vàm Nao này, ông Sáu Sấm là tay câu cá vồ cờ, cá tra dầu nổi danh. Nhưng bốn năm nay ông đã cuốn câu, cất lưới vì chúng biệt tích trên khúc sông. Ông cả quyết Vàm Nao không còn cá vồ cờ thì nơi khác làm sao có được!

    Nhiều lão ngư cho biết theo bản đồ xưa, khúc sông Vàm Nao có hình dạng như con cá khổng lồ, theo thời gian sông bên lở bên bồi nên hình dạng này đã thay đổi, các loài kình ngư như cá hô, tra dầu, vồ cờ, đuối… nặng hàng trăm ký nay biến mất. Làng săn cá kình chỉ còn cái tên trong ký ức, ngày xưa dân làng câu Vàm Nao kiêu hãnh chỉ săn các loài cá lớn lấy danh thì nay cá gì ăn được họ đều bắt.

    Tiến sĩ Phạm Văn Khánh, giám đốc Trung tâm Giống quốc gia thủy sản nước ngọt Nam bộ (xã An Thái Trung, huyện Cái Bè, Tiền Giang), cho biết hiện trung tâm đang nỗ lực bảo tồn loài cá vồ cờ quý hiếm có tên trong Sách đỏ, người thực hiện chương trình là thạc sĩ Thi Thanh Vinh, trưởng bộ môn sản xuất giống và công nghệ nuôi. Theo thạc sĩ Vinh, hiện trung tâm đang lưu giữ được năm con cá vồ cờ gồm hai con mái nặng trên 20 kg và ba con còn lại chưa xác định rõ.

    Để có được bầy cá quý hiếm trên sông Cửu Long này, các nhà khoa học làm việc rất vất vả. Nghe ở đâu nuôi giữ cá vồ cờ, dù thông tin mong manh, họ cũng lặn lội tìm tới nơi để rồi thất vọng vì không chứng kiến được cá hay nhận ra đó chỉ là cá vồ thường. Năm năm qua, họ chỉ gom được năm cá thể cá vồ cờ từ ngư dân và “năn nỉ” các nơi nuôi giữ cá quý cho mượn hay bán lại.

    Thạc sĩ Vinh kể lại cách đây không lâu, một ngư dân báo tin câu được cá vồ cờ nhỏ, trung tâm mừng quýnh cho người đi mua cá. Đến nơi thì con cá đã trọng thương do giãy giụa, hai bên mang chảy máu. Các cán bộ xót xa biết cá khó sống nhưng họ vẫn mua với hi vọng nuôi dưỡng cá khỏe lại. Tuy nhiên ít giờ sau cá đã chết…

    Hiện nay, trung tâm giống thủy sản ghi nhận trên lãnh thổ của sông Cửu Long chỉ còn sáu cá thể cá vồ cờ, trong đó một con mái ở An Giang trên 10 tuổi, trọng lượng đạt trên 27 kg. Nhưng khi chúng tôi liên hệ thì được tin cá đã chết. Trước đó, nhóm người nuôi giữ cá này nỗ lực tìm cá vồ trống thụ tinh cho cá mái nhưng bất thành. Thậm chí có người từng mách nước lấy tinh trùng cá vồ thường cho thụ tinh với cá vồ cờ, nhưng nhóm nuôi cá kiên định chờ cá vồ cờ “thật” xuất hiện. Họ sợ khi lai tạo tạp nhạp sẽ tạo ra loài cá dị biến, gây xáo trộn môi trường và giảm sút giá trị cá vồ cờ.

    Các cán bộ trung tâm từng lặn lội qua Lào và Campuchia nghiên cứu tìm loài cá vồ cờ nhưng không gặt hái được gì. Vì thế bao năm qua khi lập hồ sơ báo cáo về Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, trung tâm nêu rõ chỉ ghi nhận được sáu cá thể cá vồ cờ.

    Thạc sĩ Vinh nói: “Hai con cá đã có trứng, nhưng cái khó không có cá trống nên tới nay vẫn chưa thụ tinh được. Nhìn chúng rụng trứng chúng tôi rất xót xa. Bầy cá còn lại chưa thể khẳng định được là trống hay mái. Chúng tôi đang mong bầy cá đó có con trống để cứu vãn hi vọng giữ lại giống cá quý hiếm”. Không riêng gì các nhà khoa học, những ngư dân cũng mong bầy cá đó có con trống để tạo dựng lại loài cá kỳ dị trên sông và để chuyện săn cá vồ cờ không là cổ tích.

    ĐẶNG THÀNH CÔNG

    Theo Tuổi Trẻ

    --- Bài cũ hơn ---

  • 【7/2021】Cá Cờ Kiếm Sashimi Bán Ở Đâu – Mua Giá Bao Nhiêu Tiền 1Kg【Xem 220,374】
  • 【7/2021】Cá Cờ Kiếm Sashimi Giá Bao Nhiêu Tiền 1 Kg? Mua Ở Đâu Giá Rẻ?【Xem 54,252】
  • Tìm Đường Sống Cho Cá Quý Sông Sêrêpốk – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam
  • Thuần Hóa Thành Công Cá Rô Cờ Suýt Tuyệt Chủng Ở Đắk Lắk
  • Cá Cờ Kiếm – Cá Cờ Phi Lê – Ngon Mà Rẻ – Bán Tại Hải Sản Cam Ranh