Top 10 # Cá Vàng Xuất Huyết Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Fcbarcelonavn.com

Cá Vàng Bị Xuất Huyết

I. Cá vàng bị xuất huyết là bệnh gì?

a. Cá vàng bị xuất huyết là bệnh gì?

Cá xuất huyết là bệnh cá xuất hiện các vết đốm, vết đỏ dưới da. Cá vàng thường bị xuất huyết vào khoảng tháng 3 đến tháng 5 và tháng 8 đến tháng 10. Lúc này môi trường nước khoảng từ 25 – 32 độ thời tiết thuận lợi cho các loại vi khuẩn tấn công cá vàng. Hầu như trong các loại cá vàng. Cá vàng Ranchu là loại dễ bị xuất huyết nhất.

Biểu hiện của cá vàng bị xuất huyết: Cá mệt mỏi, bơi lờ đờ, kém ăn. Da cá nhợt nhạt, thân bụng cá xuất hiện những đốm cam xong chuyển dần qua đỏ.

Dấu hiệu của cá vàng Ranchu bị xuất huyết đuôi: dọc ở phần đuôi sẽ thấy màu trắng dần dần chuyển sang màu cam nhạt và màu đỏ. Phần đuôi nào xuất huyết trước sẽ rụng trước. Mạch máu nổi rõ ở phía đuôi hoặc dưới bụng, máy máu phình lên rất rõ.

Dấu hiệu của cá vàng Ranchu bị xuất huyết tay bơi: Gốc tay bơi của cá có những đốm màu trắng, cam hoặc đỏ ngay ở gốc tay bơi. Mạch máu ở phần gốc tay này cũng xuất hiện rất rõ.

Cá vàng bị xuất huyết nếu để quá nặng có thể gây lây lan, chết cá nhẹ thì rụng đuôi, rụng vây… ảnh hưởng đến vẻ đẹp của bé cá. Vì thế nên quan sát cá thường xuyên để phát hiện và điều trị sớm nhất. Tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ của cả đàn.

Khi phát hiện cá vàng bị xuất huyết:

Bước 1: Cách ly những chú cá bị bệnh ra 1 hồ khác.

Bước 2: Pha tỉ lệ nước hồ có cá bị bênh theo công thức: 5 lít nước + 1 viên Tetracylin + 10 gram muối hạt + 10 giọt XanhMethylen (mua lọ Xanh-Methylen). Sục khí oxi hoặc không sục cũng được.

Bước 3: Mỗi ngày đều cho cá ăn 1 bữa (có thể cho ăn trùn huyết, cám… ), nếu cá bị xù vảy phần bụng thì ngưng cho ăn đến khi vảy xẹp.

Bước 4: Thay nước mỗi ngày để đảm bảo nguồn nước sạch vi khuẩn, vi rút nhất. Tuỳ vào độ bệnh nặng của chú cá mà bạn thời gian điều trị lâu hay nhanh nhưng ít nhất là 3 ngày đến vài tuần.

Bước 5: Khi thấy cá trở về trạng thái bình thường thì thả cá lại vào nước.

III. Cách phòng bệnh cá vàng bị xuất huyết

Muỗi lần sử dụng hồ mới hoặc mua lại hồ cũ bạn nên vệ sinh kỹ, tẩy trùng sạch. Khử trùng kỹ giúp các loại vi khuẩn, vi rút trong hồ giảm đáng kể.

Khi bắt cá mới về dù cá có có biểu hiện bệnh hay không. Thì nên nuôi cá riêng vài ngày, để cá tập làm quen với nước cũng như quan sát xem cá có bị bệnh không.

Bổ sung vitamin C và chất dinh dưỡng hợp lý để cá nhanh lớn, khoẻ mạnh và có sức đề kháng cao.

Vệ sinh bể cá, thay nước thường xuyên để bể cá luôn sạch giảm lượng vi khuẩn, vi rút gây bệnh.

Không nên nuôi cá vàng quá nhiều ở một hồ.

Không cho cá ăn quá nhiều dễ gây hại cho hệ tiêu hoá của cá.

Lắp đèn để cá hấp thụ đầy đủ canxi.

Nên nuôi cá cùng kích thước để tránh tình trạng cá lớn giành thức ăn của cá bé.

Nên thường xuyên vệ sinh bể cá để đảm bảo môi trường sống cho cá.

Trang bị máy lọc nước, máy bơm oxy để giảm nguy cơ bị nhiễm độc cho cá.

Tham khảo chi tiết: Chi tiết những lưu ý cần thiết khi nuôi cá vàng

Bệnh Xuất Huyết Trên Cá Tra

Bệnh xuất huyết là một trong những bệnh có tần số xuất hiện cao nhất trên cá tra nuôi. Ở ĐBSCL bệnh này hiện hầu như quanh năm, phổ biến nhất là giao mùa, lúc bị sốc do đánh bắt, vận chuyển; ao nuôi có hàm lượng khí nitrite và ammonia cao, oxy hòa tan thấp. Bệnh có thể xuất hiện ở tất cả giai đoạn phát triển của cá tra nuôi.

Bệnh gây xuất huyết khắp trên da cá, tập trung nhiều ở gốc vây, xung quanh miện, hầu. Hậu môn viêm, xuất huyết. Bụng trướng to có chứa dịch màu vàng hoặc hồng, các nội tạng như ruột, bóng hơi, tuyến sinh dục cũng xuất huyết. Gan tái nhạt, thận, tỳ tạng xưng to, mềm nhũng, màu đỏ sậm. Trường hợp bệnh nặng, cá nhiễm ngoại ký sinh trùng hoặc nhiễm bệnh do vi khuẩn khác như Edwardsiella ictaluri tỉ lệ hao hụt có thể sẽ rất cao hơn 50%.

2. Tác nhân gây bệnh và chẩn đoán bệnh

Bệnh xuất huyết còn gọi là bệnh đốm đỏ hay bệnh đỏ mỏ đỏ kỳ. Tác nhân gây bệnh là do vi khuẩn Aeromonas hydrophila, loài vi khuẩn đặc thù vùng nước ngọt. Ngoài ra, một số trường hợp còn phân lập được vi khuẩn A.sobria và A.caviae trên cá bị bệnh.

Nhiều trường hợp hiện tượng bệnh xuất huyết rất khó trị dứt điểm, hiện tượng cá chết rải rác cứ dai dẳng. Trên thực tế, hiện tượng xuất huyết hoặc đốm đỏ cũng có thể là dấu hiệu lâm sàng phổ biến của một số tác nhân gây bệnh khác như Edwarsiella tarda, Speudomonas spp. Dựa vào dấu hiệu bệnh lý chính như đã mô tả có thể chẩn đoán sơ bộ. Tuy nhiên, để xác định chính xác tác nhân gây bệnh và lựa chọn loại thuốc hiệu quả, người nuôi cần mang mẫu cá bệnh đến các phòng chuẩn đoán để định danh tác nhân và làm kháng sinh đồ xác định loại thuốc đặc trị.

3. Biện pháp phòng và trị bệnh

– Trong quá trình nuôi, người nuôi phải quản lý các yếu tố môi trường, giảm các nguy cơ gây sốc cho cá như thay đổi nhiệt độ, pH, …

– Tránh đánh bắt làm xây xát cá, tránh nhốt giữ cá với mật độ quá dầy.

– Định kỳ xử lý các chất mùn bả hữu cơ lơ lửng trong ao bằng cách bón vôi ở đáy ao hoặc bón Zeolite.

– Nên kiểm soát việc cho cá ăn, thức ăn phải có chất lượng cao; cho ăn theo tỷ lệ thích hợp với cỡ cá và số lượng cá trong ao nuôi.

– Thường xuyên quan sát hoạt động của cá để phát hiện bệnh kịp thời.

– Trường hợp cá hương cá giống bị bệnh xuất huyết, trị bằng thuốc kháng sinh và đưa thuốc vào cơ thể cá bằng đường miệng chỉ có kết quả khi cá mới chớm bệnh. Do vậy, phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm là rất quan trọng trong điều trị. Khi cá bệnh nặng, việc điều trị thường sẽ không mang lại kết quả.

– Theo kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy hơn 80% các chủng vi khuẩn gây bệnh xuất huyết nhạy với thuốc kháng sinh doxycycline. Trong trường hợp cá còn khả năng bắt mồi, nên dùng thuốc kháng sinh trộn vào thức ăn và cho cá ăn liên tục ít nhất là 7 – 10 ngày, với liều lượng 50 – 80mg/kg cá/ngày.

– Trường hợp ao cá tra bị nhiễm bệnh này, cần phải sử dụng hóa dược để diệt vi khuẩn trong môi trường nuôi như BKC (Benzalkoium Chloride) hoặc iodine.

– Tóm lại, việc phòng bệnh ở cá tra phải kết hợp với quản lý tốt môi trường nuôi và khi xử lý bệnh cần phải kết hợp với việc cải thiện môi trường.

Phòng Trị Bệnh Xuất Huyết Trên Cá Rô Phi

Tác nhân gây bệnh

Bệnh xuất huyết trên cá rô phi do một số các loài vi khuẩn như Aeromonas sp, Pseudomonas sp … gây nên. Đây là những chủng vi khuẩn gram âm, có dạng hình que, di động, có khả năng gây tan huyết, phá hủy các mô cơ.

Dấu hiệu

Cá bị bệnh có hiện tượng ăn kém hoặc bỏ ăn, da có màu đen sạm, bơi lội chậm chạm, thường nằm gần bờ ao hoặc các cống nước. Ngoài ra, cá có biểu hiện ngứa ngáy, phản ứng mạnh với các tác nhân bên ngoài. Trên thân có nhiều đốm đỏ; da, mang, hậu môn bị xuất huyết. Góc vây, hàm dưới của nắp mang bị tụ máu thành những lớp màu đỏ. Xoang bụng bị xuất huyết nội tạng.

Phân bố và lan truyền bệnh

Bệnh xuất hiện ở khắp các giai đoạn phát triển của cá. Bệnh thường xảy ra khi cá bị sốc hay trong thời tiết bất lợi, chuyển mùa. Đặc biệt, bệnh phát triển mạnh trong môi trường nước nuôi bị nhiễm bẩn, lượng khí độc tích lũy nhiều dưới đáy ao, hàm lượng ôxy hòa tan thấp.

Bệnh lây truyền theo chiều ngang, lây trực tiếp từ con khỏe sang con yếu hoặc bệnh có thể lây lan theo nguồn nước cấp.

Nuôi lồng: Cần vệ sinh lồng nuôi sạch sẽ, loại bỏ rong rêu, chất bẩn bám làm tăng dòng chảy lưu thông, vớt phân cá, xác cá để tránh tích lũy mầm bệnh.

Nuôi ao: Cần cải tạo ao theo đúng quy chuẩn kỹ thuật trước và sau mỗi vụ nuôi, định kỳ 15 – 20 ngày bón vôi với liều lượng 2 – 3 kg/100 m². Kiểm soát lượng phân động vật bón xuống ao đặc biệt là những ngày trời nắng nóng. Cần có biện pháp bảo đảm hàm lượng ôxy hòa tan, đặc biệt vào những ngày thời tiết bất thường, đứng gió.

Bổ sung vitamin C, vitamin tổng hợp cho cá với liều lượng 30 mg/kg thức ăn, một tuần/lần. Ngoài ra có thể sử dụng tỏi tươi, xay nhuyễn, kín với liều lượng 3 – 5 g /kg thức ăn, 1 tuần/lần.

Bệnh được chữa trị trong giai đoạn đầu phát hiện bệnh bằng kháng sinh kết hợp với xử lý môi trường nước nuôi.

Một số loại kháng sinh có thể sử dụng để trị bệnh xuất huyết trên cá rô phi:

Nếu bệnh trên cá rô phi giống có thể sử lý bằng phương pháp tắm với Oxytetracylin, nồng độ 25 – 50 ppm hoặc Streptomycin, nồng độ 30 – 50 ppm.

Việc sử dụng thuốc kháng sinh trị bệnh cho cá cần lưu ý, vì sử dụng kháng sinh liên tục với liều lượng cao dần sẽ gây hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn và ảnh hưởng đến kháng sinh tồn dư trong thịt cá.

Cá thịt xử lý bằng phương pháp trộn Sulphamid với thức ăn, liều lượng 150 – 200 mg/kg cá/ngày. Thuốc phối chế KN-O4-12 liều dùng 2 – 4 g/kg cá/ngày.

Sử dụng thuốc để trị bệnh cho cá liên tục trong khoảng 5 – 7 ngày. Riêng đối với kháng sinh từ ngày thứ 3 trở đi, liều lượng có thể giảm 1/3 – 1/2 lượng thuốc kháng sinh.

Trong thời gian điều trị bệnh lượng thức ăn giảm còn khoảng 1/2 – 2/3 lượng thức ăn thông thường. Sau khi điều trị bệnh bằng kháng sinh có thể sử dụng một số loại men vi sinh để ổn định vi khuẩn đường ruột cho cá.

Theo Nguyễn Nhung, Tạp chí thủy sản Việt Nam,

Cách Phòng Và Trị Bệnh Xuất Huyết Ở Cá Trắm Cỏ

Bệnh xuất huyết ở cá trắm cỏ do một loại virus gây ra khiến cho cơ thể cá đỏ lên do xuất huyết, vây đỏ, nắp mang đỏ và viêm ruột. Khi mắc phải bệnh này tỷ lệ cá chết cao từ 30 – 50% đàn cá trong ao, cũng có một số ao nuôi tỷ lệ cá chết 100%.

Đối với cá giống ( 3 – 5cm) khi nhìn dưới ánh sáng mạnh có thể thấy cơ xung xuất huyết, xoang miệng, nắp mang, xung quanh mắt, gốc vây và phần bụng có hiện tượng xuất huyết, nhãn cầu lồi ra, tơ mang màu đỏ hoặc trắng nhợt nhạt do mất máu.

Cá trắm cỏ lớn trên 2 tuổi khi mắc bệnh thì dấu hiệu xuất huyết không rõ ràng, bệnh xuất huyết thường kết hợp với bệnh viêm ruột do vi khuẩn làm cho ruột bị hoại tử và sinh hơi, đồng thời bà con cũng sẽ thấy triệu chứng hậu môn cá bị viêm đỏ.

Bệnh xuất huyết thường xảy ra ở hai dạng

Dạng cấp tính: Bệnh phát triển rất nhanh và trầm trọng, cá bị bệnh sau khoảng thời gian từ 3 – 5 ngày có thể chết trắng ao, tỷ lệ chết cao 30 – 50%, có một số ao nuôi tỷ lệ chết 100%. Bệnh xuất hiện ở hầu hết các kích cỡ cá trong ao nuôi, mức độ nghiêm trọng nhất khi nuôi ở mật độ dày như nuôi trong lồng cá nhân tạo.

Dạng mãn tính: Bệnh phát triển tương đối chậm, trong giai đoạn này cá chỉ chết rải rác trong suốt mùa phát bệnh. Ở dạng mãn tính thường xuất hiện bệnh ở những ao nuôi cá giống, nuôi ở diện tích lớn và mật độ thưa.

Biện pháp phòng bệnh

Khi mắc bệnh việc điều trị vô cùng khó khăn nên để giảm thiểu thiệt hại kinh tế do bệnh xuất huyết ở cá trắm cỏ bà con nên phòng bệnh bằng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp như sau:

Qua mỗi vụ nuôi cần có thời gian tẩy trùng ao, lồng nuôi, trước khi nuôi cá phải chuẩn bị ao nuôi kỹ càng, dùng vôi hòa với nước và té đều xuống ao với liều lượng 2kg/100m2 định kỳ một tháng 2 lần để tiêu diệt triệt để mầm bệnh. Vào mùa bệnh, bà con nên dùng Vitamin C bổ sung vào thức ăn cho cá, với liều lượng 30mg/kg cá trong một ngày và cho cá ăn liên tục trong mùa phát bệnh.

Cách trị bệnh

Tiến hành khử trùng nước ao bằng TTCA , BKC hoặc BKD với liều lượng của nhà sản xuất khi trên bao bì

Đối với cá thì cho ăn DOXYCYCLIN hoặc FLORPHENICOL với liều lượng của nhà sản xuất có ghi trên bao bì với thời gian ăn từ 5 – 7 ngày liên tục

Sau khi điều trị bằng kháng sinh xong bà con cho cá ăn thêm VITAMIN C, B1 và bột tỏi nhằm tăng cường thêm sức đề kháng cho cá cũng như kích thích hệ vi sinh vật trong đường ruột phát triền và làm cho cá ăn khỏe và nhanh chóng phục hồi sau bệnh