Top 5 # Cá Vàng Bị Nấm Vây Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Fcbarcelonavn.com

Cách Trị Bênh Thối Vây Nấm Ở Cá Vàng Cá 3 Đuôi

Bệnh Thối vây , Thối vẩy , Nấm

Ví dụ như Lưu gù hay bị bệnh thối vảy, đi kèm là bệnh thối vây. Hay cùng lúc trong 1 bể có em bị nấm, em bị thối đuôi.

Sau khi chữa trị: (Để mai qua nhà Meomeo chụp ảnh rùi up lên )

Vì nhà meomeo ko có BBV, hơn nữa chỉ có 1 bộ sưởi và sủi duy nhất, nên Panda chữa luôn trong bể chính, làm như sau:

– Cho thêm 10% nước mới. Lượng nước lúc này khoảng 35-40L.

– Cho 15 giọt Xanh metylen

– Cho 1 viên nhộng Tetracycline

Riêng lượng muối thì cao hơn các bệnh khác.

– Ngày hôm sau về cắm lọc

– Ngày hôm sau thay 30% nước

– 2 ngày sau thay 30% nước. Lúc này cá đã khỏi bệnh. Cho ăn bình thường.

– Trong những trường hợp trị bệnh về sau này, Panda ko sử dụng thuốc tím nữa. Lý do là thuốc tím có tác dụng sát trùng quá mạnh. Ko an toàn.

Bây giờ quay sang bệnh số VII (Thối vảy) nào:

Bệnh này Panda tách riêng, vì nó là bệnh lâu khỏi. Trừ phi mới chớm bệnh, phát hiện sớm, thì sẽ chóng khỏi, thậm chí là tự hết. Dẫn chứng là 2 em lưu kim (LẠI LƯU KIM nhà Panda khi phát hiện bệnh mới chớm, chưa kịp chữa thì nó đã tự hết rồi.

Còn với những trường hợp bệnh đã phát lâu ngày, ví dụ như cá đã bị từ trước khi mua về, thì bệnh sẽ lâu hết hơn.

Em Lưu kim vàng nhà Panda khi bị bệnh thì vùng bụng đen nặng như ảnh 2, nhưng thưa hơn. 2 bên thân thì giống ảnh 1. Ngoài ra cũng bị thối vây.

– Hút nước bể chính ra 50% bể 55 x 30 x 40. (Lúc này chưa có BBV ) Lượng nước lúc này khoảng 30L.

– Cho 20 giọt Xanh metylen

– Sau 2 tiếng, bơm nước bể cũ sang cho đầy bể (Nồng độ thuốc giảm 50%).

– Ngày hôm sau thay 1/3 nước. (Nồng độ thuốc tiếp tục được giảm)

– Ngày hôm sau thả cá về bể chính. (Cá được nghỉ ngơi, ăn bình thường)

– Ngày hôm sau lặp lại việc điều trị.

Sau 3 vòng điều trị, bệnh bắt đầu thuyên giảm. Vùng bụng đã đỡ được 60%. 2 bên đã đỡ được 30%. Vây thì Panda ko nhớ nữa, lâu rồi nên quên. Mà lúc đó khó chịu đám vảy đen là chính nên cũng ko để ý tình trạng thối vây.

Sau khoảng 3 vòng điều trị nữa, toàn bộ vùng bụng đã hết bệnh. Lúc này sướng quá nhảy ngay vô topic của caubetihon khoe và cảm ơn. Lúc này vảy đen 2 bên vẫn còn. 1 bên còn 3 vảy đen tí xíu. 1 bên còn 3 vảy đen liền nhau khá to. Panda quyết định ngừng điều trị.

Đến cách đây khoảng 10 ngày, bên hông có 3 vảy đen tí xíu đã khỏi hoàn toàn. Bên có 3 vảy đen to chỉ còn 1 vảy bị đen. Hôm qua còn định lúc nào rỗi sẽ nhổ chiếc vảy còn lại, nhưng hôm nay khi chụp hình thì thấy đã gần khỏi, nên thôi (Hình dưới cùng, chính giữa thân cá)

Cá Bị Nấm Phải Làm Sao? Cách Xử Lý Hồ Cá Bị Nấm

Cá cảnh của bạn khi nhiễm nấm thường có biểu hiện xuống màu, bỏ ăn dẫn đến chết. Ban đầu, cá sẽ bị cụp đuôi, bơi lờ đờ trên mặt nước, lâu dần khi vi khuẩn nấm lây lan sẽ xuất hiện nhiều đốm trắng trên thân. Cùng với đó, cá cũng bị cháy đuôi, cuống đuôi teo nhỏ dần và có màu đỏ. Cá bị nấm khá nguy hiểm, nếu không phát hiện và cách ly kịp thời có thể lây lan sang những con khác khiến cả đàn cá đều mắc bệnh.

Nguyên nhân cá bị nấm

Bể bị bẩn, không vệ sinh bể thủy sinh

Chất lượng nước không đảm bảo

Cá bị thương, già hoặc mắc những bệnh khác cũng có thể bị nấm

Bể thủy sinh có cá chết hoặc chất hữu cơ đang phân hủy trong bể

Cá bị lây nấm từ cá mới mua thả vào bể

Chế độ ăn hạn chế khiến đề kháng kém, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển

Thời tiết lạnh đột ngột cũng là nguyên nhân khiến cá bị nấm

Điều trị cá bị nấm

Khi phát hiện cá trong bể thủy sinh bị nấm, lập tức bỏ muối biển vào nước theo tỷ lệ 2 thìa cà phê cho 5 lít nước.

Cách ly cá bị nấm để phòng tránh lây lan vi khuẩn ra cả đàn. Cá bị nấm có thể cho ra chậu nhỏ hoặc thùng xốp, dùng máy sưởi 25 độ C hoặc nước ấm và đây bạt nilon nhằm giữ ấm cho cá.

Nhỏ thuốc xanh methylen với liều lượng từ 3 tới 5 giọt trên 20 lít nước hoặc các loại thuốc đặc trị nấm bán tại các cửa hàng cá cảnh.

Đều đặn vệ sinh, hút cặn bẩn trong chậu hoặc thùng xốp sao cho nước vơi đi khoảng 30%. Đồng thời bổ sung nước mới và muối biển tương ứng.

Vẫn cho cá ăn đều nhưng giảm khẩu phần ăn đi một nửa. Nếu được, chỉ nên cho ăn ấu trùng Atermia

Như vậy, thực hiện tuần tự theo các bước nói trên, vi khuẩn nấm sẽ dần bị tiêu diệt, cá của bạn sẽ dần hồi phục lại sức khỏe và ngoại hình. Bạn cũng cần lưu ý dành nhiều thời gian chăm sóc bể cá hơn, nhất là khi thời tiết thay đổi đột ngột.

Nói chung, khi mới phát hiện dấu hiệu cá bị nấm, điều quan trọng nhất là chúng ta phải can thiệp ngay vì nếu để lâu có thể lây lan ra cả đàn. Lúc đó là quá muộn, bạn sẽ không tránh khỏi việc phải vớt cá chết ra khỏi bể.

Phòng tránh nấm cho hồ cá cảnh

Phần lớn cá cảnh không chịu được nhiệt độ quá thấp nên chúng ta cần sử dụng nhiệt kế kết hợp máy sưởi trong bể để theo dõi và xử lý kịp thời.

Vệ sinh bể thường xuyên theo định kỳ bằng viẹc hút sạch lớp bẩn dưới đáy bể. Phân cá hoặc thức ăn thừa chính là tác nhân tạo thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn nấm phát triển.

Đa dạng khẩu phần ăn cho cá. Bạn cần bổ sung nhiều loại thức ăn bổ dưỡng để cá phát triển toàn diện và nâng cao sức đề kháng.

Đồ ăn đa dạng không chỉ giúp phòng nấm, tăng sức đề kháng mà còn giúp cá lớn nhanh, lên màu đẹp, sinh sản tốt hơn. Hơn nữa, nếu bạn có ý định ép đẻ thì thế hệ sau của chúng cũng sẽ khỏe mạnh hơn.

Tóm lại, cá bị nấm hoàn toàn có thể chữa khỏi nhưng cũng phụ thuộc vào việc cá bị nặng hay nhẹ, thường xuyên hay không. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào tâm huyết và trình độ hiểu biết của người chơi cá cảnh.

Làm Gì Khi Cá Ranchu Bị Nấm Trắng ?

Trong bài viết này Tapchithucung muốn chia sẻ với các bạn một số thông tin về bệnh nấm trắng, cách làm gì khi cá Ranchu mắc bệnh nấm trắng để mọi người cùng biết.

Bệnh nấm trắng( hay còn gọi là bệnh ICH) là bệnh thường gặp ở cá và các loại cá cảnh Ranchu. Một số loại nấm gây nên bệnh đốm trắng ở cá Ranchu chính là Saprolegnia và Achyla và một số loại nấm khác. Những loại nấm này phát triển thành các mảng màu trắng trên cơ thể cá, chúng tấn công và lan ra cơ thể cá rất nhanh, hút chất lỏng trên cơ thể khiến cho những con cá cảm thấy rất khó chịu, bỏ ăn. Bệnh đốm trắng nếu không được phát hiện và chữa trị sớm có thể gây tử vong cho cá nhanh và nhiều hơn bất kỳ loại bệnh nào khác.

Bệnh nấm trắng có thể xuất hiện cả ở những dòng cá nước ngọt, cả ở những dòng cá nước mặn. Đặc biệt, với hầu hết các loài cá cảnh như cá Ranchu trong môi trường nuôi bể đều có thể đối mặt với nguy cơ nhiễm loại bệnh này.

Khi phát hiện thấy bể vẩn đục, có mùi tanh,…đều là những dấu hiệu lạ báo hiệu sự bất thường của một số con cá trong bể có thể đang bị nhiễm bệnh.

Những con cá ranchu bị bệnh nấm trắng có biểu hiện ban đầu: Chà xát người vào thành bể, gốc cây, dáng bơi lạ – chuyển động bất thường khi bơi bị giật mình, ăn kém hoặc bỏ ăn.

Bệnh nấm trắng ở cá cảnh phát triển rất nhanh đặc biệt trong môi trường nước nhiệt độ 25- 32 độ C

Những trường hợp nặng hơn,những hạt nấm này đã phát triển thành mảng lớn, những cục trắng to giống như những cái ” u nang” gây bong tróc vảy, thối mang, cụt vây. Cá sẽ mệt mỏi, bỏ ăn và chết dần.

Thông thường cá ranchu bị nấm trắng nhẹ có thể tự khỏi nếu được chăm sóc tốt và thay nước thường xuyên. Tuy nhiên, nếu đã bị lây lan diện rộng cần có những biện pháp thay lọc nước và sử dụng các loại thuốc đặc trị cho loại bệnh này.

Nguyên nhân vì sao cá Ranchu bị bệnh nấm trắng

Cá Ranchu rất khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt, chúng có khả năng kháng cự được nhiều loại bệnh thường gặp. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khi chịu tác động của môi trường, thời tiết, ngoại cảnh có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng ” Stress” ở cá. Khi đó, cơ thể cá bị yếu đi tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn, mầm bệnh tấn công.

Cá ranchu bài tiết rất nhiều, nếu nguồn không sạch, nước không được thay lọc thường xuyên sẽ rất nhanh bị đục , bẩn và bị biến đổi tạo cơ hội cho sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh

Trong bể cá có những loài sinh vật lạ mới du nhập mang mầm bệnh ký sinh. Bể thả cá với mật độ dày đặc, không đủ chỗ cho cá bơi lội, vận động.

Chế độ ăn không đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho cá sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh.

Môi trường ô nhiễm, khói bụi, vệ sinh kém, có nhiều tiếng động tiếng đập lớn, nơi công cộng, đông người và phương tiện qua lại,…. cũng là nguyên nhân khiến cá bị Stress.

Cách chữa trị khi cá ranchu bị bệnh nấm trắng

Hầu hết các loại bệnh thường gặp ở cá Ranchu, trong đó có bệnh nấm trắng đều có thể phòng ngừa và chữa trị.

Hãy tạo cho cá môi trường sống trong sạch, lành mạnh từ nguồn nước bằng cách thường xuyên thay nước cho bể cá. Trang bị mới và cá tạo lại hệ thống lọc nước cho bể cá.

Tạo không gian sống ” lãng mạn – yên bình” cho cá bằng cách thiết kế bể cá trong không gian thoáng khí, tràn ngập ánh sáng tự nhiên, bể cá có thêm các loài thủy sinh: rong rêu, tảo, bèo – tảo tăng oxy cho nước và và chỗ ẩn náu cho cá.

Mỗi lần thay nước, hoặc di chuyển cá tới môi trường sống mới cần cho cá có thời gian thích nghi dần, tránh thả cá ra môi trường mới 1 cách đột ngột.

Cho cá ăn đầy đủ bằng các loại thức ăn dinh dưỡng phù hợp.

Trong trường hợp phát hiện thấy những dấu hiệu lạ nghi là cá ranchu bị nhiễm bệnh nấm trắng.

Trước tiên, hãy đưa cá sang một bể sạch khác, hoặc thay nước và khử trùng cho toàn bộ bể cá

Cho một lượng nhỏ thuốc Xanh – methylen (3- 5 giọt/ 20 lít nước) vào bể nước với cường độ 1 ngày 1 lần, liên tục trong vài ngày. Ngoài xanh- methylen có thể dùng thuốc tetracyclin , muối trắng pha loãng, muối sinh lý hoặc các loại thuốc đặc trị bệnh nấm trắng như tetra nhật , bio 2 ….

Làm liên tục như vậy trong vài ngày là bệnh của cá sẽ thuyên giảm và có thể chưa khỏi.

Bạn là người yêu cá Ranchu, muốn nuôi dưỡng và chăm sóc những chú cá cảnh khỏe mạnh. đừng ngại nhấc máy lên và liên hệ với chúng tôi S&C Pet shop theo số điện thoại H otline 0934 90.96.98 – 0933. 789.888 đ ể được tư vấn và chọn mua cá Ranchu đẹp nhất, chất lượng nhất, khỏe mạnh nhất.

Vì sao bạn nên chọn S&C Pet Shop?

Bảng báo giá các loại thú cưng tại S&C Pet Shop

S&C Pet Shop cung cấp những giống vật nuôi, được tuyển chọn khắt khe qua nhiều vòng kiểm định.

S&C Pet Shop sở hữu đa dạng các loại vật nuôi, phù hợp với sở thích của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau như: chó, mèo, cá cảnh,chim cảnh,…

S&C Pet Shop chia sẻ kinh nghiệm, bí quyết nuôi và chăm sóc các loại thú cưng, vật nuôi trong nhà, hỗ trợ và giúp đỡ khách hàng trong việc chọn lựa, chăm sóc và nuôi dưỡng thú cưng.

S&C Pet Shop – Thiên Đường Thú Cưng Địa chỉ: 379 Nguyễn Thái Bình, Phường 12, Quận Tân Bình, TP. HCM Hotline : 0934 90.96.98 – 0933. 789.888.

Tiềm Năng Cá Tráp Vây Vàng

Trên thế giới, cá tráp vây vàng phân bố rộng rãi ở nhiều vùng biển: Hồng Hải, ven biển Ả Rập, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Triều Tiên, Philippines, Trung Quốc. Ở Việt Nam, cá tráp vây vàng phân bố nhiều tại các đầm phá cửa sông ven biển.

Cá tráp vây vàng ít di cư, thường sống ở tầng đáy ở các vùng biển cạn, bãi triều và thích hợp nhiệt độ 17 – 27 0 C. Cá là loài rộng muối (chịu đựng được từ 0 đến 35‰), có thể thích ứng với sự thay đổi đột ngột độ mặn, sinh trưởng tốt ở vùng nước lợ cửa sông ven biển. Ngoài tự nhiên sau 1 năm tuổi cá đạt trọng lượng trung bình 0,3kg, dài 20cm; sau 2 năm cá đạt 0,5kg dài 30cm. Thức ăn của cá thường là động vật không xương sống và giáp xác cỡ nhỏ, ấu trùng, côn trùng và một số loại rong tảo.

Cá tráp vây vàng có tập tính đực cái sinh sản đồng thể, cá đực thành thục sau 1 – 2 năm tuổi; từ 2 đến 3 tuổi cá đực chuyển thành cá cái. Cá sinh sản từ tháng 2 đến tháng 3 dương lịch, nhiệt độ thích hợp cho cá sinh sản là 17 – 23 0 C; độ mặn 25 – 33‰; trứng cá thuộc dạng trôi nổi.

Tiềm năng trong nuôi trồng

Cá tráp vây vàng có giá trị kinh tế bởi thịt thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng, được người tiêu dùng ưa chuộng. Cá có tốc độ sinh trưởng nhanh, có thể nuôi mật độ cao trong ao đất và lồng bè. Sau 8 tháng nuôi có thể đạt trọng lượng 0,5 – 0,8 kg/con. Hiện nay, giá bán trên thị trường 120 – 140 nghìn đồng/kg.

Cá tráp vây vàng có thể phát triển tốt khi nuôi trong lồng bè và ao đầm nước lợ nên chúng được xem như đối tượng nuôi mới thay thế tôm nuôi ở nơi thường xảy ra dịch bệnh. Cá có thể nuôi trong lồng bè với mật độ 5 – 6 con/m 2 hoặc nuôi trong ao đất với mật độ 3 – 4 con/m 2. Cá có tốc độ sinh trưởng nhanh, hệ số chuyển đổi thức ăn không cao, với thức ăn công nghiệp 35 – 40% đạm, hệ số chuyển đổi từ 1,6 – 1,8 kg cám/kg cá tăng trưởng, thức ăn tự chế 4 – 6 kg).

Cá tráp vây vàng là loài cá ăn tạp nghiêng về động vật nên thức ăn cho chúng có thể tận dụng được nguồn cá tạp ngoài tự nhiên hoặc sử dụng thức ăn công nghiệp. Cá tráp vây vàng ít bị dịch bệnh và thường là các bệnh ngoài da nên việc chữa trị không tốn nhiều công sức và tiền bạc. Cá tráp vây vàng phân bố rộng và sinh sống nhiều trong các đầm phá nên nguồn giống được đánh bắt ngoài tự nhiên rất dồi dào và giá thành không cao (3 – 5 nghìn đồng/con cỡ 5 – 6cm).

Năm 2007, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Trường Cao đẳng Thủy sản Bắc Ninh đã nhập công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm thành công cá tráp vây vàng và đã được Trại thực nghiệm Trường Cao đẳng Thủy sản Bắc Ninh (đóng tại xã Minh Thành, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh) hoàn thiện và đưa vào sản xuất, với công suất hàng chục vạn con giống chất lượng cao mỗi năm.