Top 4 # Cá Vàng Ăn Những Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Fcbarcelonavn.com

Ăn Gỏi Cá Hồi Cần Những Gì?

Những nguyên liệu cần thiết để làm gỏi cá hồi

Về cơ bản, cũng giống như nhiều loại gỏi cá khác, gỏi cá hồi có nguyên liệu rất cơ bản, dễ kiếm, cụ thể như sau:

Cá hồi sống 500g (Có thể thay đổi tùy theo lượng người ăn)

Rau xà lách, dưa chuột, rau kinh giới, cà rốt

Hành tím, hành lá

Nước tương

Dầu mè

Vừng rang

Hạt tiêu xay

Tỏi xay, ớt băm

Bánh tráng

Trong đó, khi chọn cá hồi nên chọn cá hồi tươi, tốt nhất là phần thịt vừa được tách ra từ cá tươi mới mổ để đảm bảo chất thịt mềm, dai và giàu dinh dưỡng nhất.

Một số cách chọn cá hồi tươi mà bạn có thể tham khảo như sau:

Mang cá hồi có máu đỏ, không bị thâm, đen

Thân cá có lớp da sáng bóng, không bị vết xước, va đập, vảy cá không bị bong tróc. Dùng ngón tay ấn nhẹ vào phần thân cá, từ từ thả tay ra, nếu trên thân không có vết lún của ngón tay thì chứng tỏ cá còn tươi

Mắt cá hồi sáng, trong, không bị đục hay ngả vàng

Thịt cá có màu cam tự nhiên, không bị nhạt màu, các vân mỡ sáng, đều màu, không bị đục mờ

Nhấc phần đuôi cá lắc mạnh, nếu phần thịt dọc sống lưng chắc, không bị lỏng lẻo nghĩa là cá còn tươi và ngược lại.

Cách chế biến và ăn gỏi cá hồi

Cá hồi mua về rửa sạch với nước, dùng khăn sạch thấm khô nước ở cá hồi sau đó bỏ da, nhặt hết các phần xương còn lại trên miếng cá, sau đó cắt thành những miếng mỏng vừa ăn (khoảng 0.5cm)

Xếp cá hồi đã cắt lát lên đĩa, bọc kín bằng màng bọc thực phẩm rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh để giữ độ tươi cho cá

Rau xà lách, kinh giới nhặt sạch lá úa, hỏng, rửa sạch, ngâm nước muối loãng từ 5-10 phút. Dưa chuột, cà rốt rửa sạch, bỏ vỏ và cắt miễng mỏng dài. Xếp rau, dưa, cà rốt lên đĩa

Hành tím khô bỏ vỏ, thái mỏng. Hành lá cắt rễ, rửa sạch, xắt nhỏ

Bắc chảo lên bếp, cho chút dầu ăn vào đun nóng, sau đó trút phần hành đã thái ở bước 4 vào rồi phi thơm, tiếp đến cho phần hành lá, tỏi xay và ớt băm, vừng rang vào xào nhanh tay rồi tắt bếp

Trút hỗn hợp ra một bát lớn, sau đó lấy cá hồi từ tủ lạnh ra, cho vào bát và đảo đều. Bạn cũng có thể trút hỗn hợp vào đĩa gỏi cá hồi cũng được.

Sau khi ướp cá hồi trong hỗn hợp khoảng 5 phút thì bạn gắp cá hồi ra đĩa. Có thể xếp lên bên trên của đĩa rau, dưa và cà rốt

Khi ăn, bạn chọn một miếng bánh tráng, sau đó xếp rau sống, cá hồi, dưa chuột, cà rốt, cuộn lại cho chặt tay và chấm cùng nước tương có pha chút mù tạt

Gỏi cá hồi có hương vị tươi ngon, thanh mát vô cùng hấp dẫn. Món ăn này cũng rất ngon miệng và bổ dưỡng, thích hợp làm món ăn đổi bị cho bữa cơm hàng ngày.

Một số chú ý khi ăn gỏi cá hồi

Để đảm bảo món gỏi cá hồi tươi ngon và chuẩn vị nhất, khi ăn ta cần có một số chú ý như sau:

Chọn cá hồi tươi sống, tránh sử dụng cá hồi đông lạnh để làm gỏi vì không chỉ có hương vị không thơm ngon mà nó có thể khiến bạn gặp vấn đề sau khi thưởng thức.

Hỗn hợp nước sốt khi rưới lên cá hồi không được quá nóng vì sẽ làm chín thịt cá, mất đi hương vị vốn có

Khi đảo cá hồi trong hỗn hợp nước sốt thì cần đảo nhẹ nhàng để tránh thịt cá bị vỡ

Có thể bào thêm củ cải thái sợi để ăn cùng gỏi cá hồi nếu thích

Trẻ Còi Xương Nên Ăn Những Gì?

Bột chân cua

Thịt cua và đặc biệt là chân cua chứa hàm lượng canxi rất cao, món bột chân cua đã được nhiều mẹ lựa chọn để chữa bệnh còi xương cho con.

Nguyên liệu: 300g chân cua, 50g hạt sen, 50g đậu xanh.

Cách chế biến: Mẹ chọn lấy chân cua to, chắc, khoẻ. Rửa sạch rồi sấy khô tán thành bột thật mịn. Hạt sen, đậu xanh cũng tán mịn như vậy. Sau đó trộn đều 3 thứ với nhau. Chọn lấy chân của những con cua khỏe, rửa sạch sấy khô tán thành một mịn. Mỗi lần chỉ cho trẻ dùng 1 thì cà phê hỗn hợp bột, hoà bột vào nước cơm đặc hoặc nước cháo loãng, nêm 1 chút đường hoặc muối cho món ăn thêm đậm đà. Một ngày cho trẻ ăn 2 thìa sáng và tối, ăn liên tục 15 – 20 ngày.

Cháo lòng đỏ trứng gà

Nguyên liệu: 2 cái lòng đỏ trứng gà, 50g gạo, gia vị.

Cách chế biến: Luộc chín trứng gà, bóc vỏ rồi bóc cả lòng trắng để riêng, chỉ lấy lòng đỏ. Lòng đỏ được sấy khô, tán thành bột. Gạo cũng tán bột mịn nhưng cần rang vàng cho dậy mùi thơm rồi mới tán. Trộn đều 2 thứ lại với nhau, cho vào nồi, đổ nước vừa rồi đun sôi, nhừ, kỹ. Nêm gia vị vừa miệng rồi cho trẻ ăn, mỗi ngày chỉ cho bé ăn 1 lần, ăn liên tục 20 – 30 ngày sẽ cho hiệu quả rõ rệt. Bé tăng cân, cứng cáp và lớn nhanh trông thấy.

Cháo xương sụn lợn

Ăn xương thì bổ xương, quả thật không sai. Xương các loài động vật như lợn, bò, dê… chứa rất nhiều dưỡng chất tham gia quá trình cấu tạo cấu trúc xương. Chính vì vậy, những món canh hay cháo xương thường xuất hiện trong các bữa ăn gia đình. Quen thuộc nhất là món cháo xương sụn lợn được xem như một phương thuốc trị còi xương vô cùng hiệu quả.

Nguyên liệu: 100g xương sụn lợn, 50g gạo, bột ngọt và gia vị (muối, bột ngọt, nước mắm…)

Cách chế biến: Rửa sạch xương rồi xay nhỏ như bột, ướp bột với gia vị. Sau đó xào chín bột đã ướp. Cũng như các món cháo trên, gạo rang vàng rồi xay thành bột nhưng không trộn lẫn với nhau. Đun sôi xương sụn đến nhừ rồi mới cho bột gạo vào quấy đều, tiếp tục ninh đến khi nhừ. Mẹ cho bé ăn 2 lần mỗi ngày, ăn đều đặn 15 – 20 ngày.

Cháo cá lóc (cá quả)

Cách chế biến: Làm sạch cá, đem hấp cách thuỷ chín rồi gỡ thịt ướp gia vị. Đem xương cá giã nhỏ, lọc lấy khoảng 200ml nước. Rau cải xoong rửa sạch rồi giã nhỏ hoặc thái nhỏ tuỳ vào độ tuổi của bé. Cho bột gạo vào nước cá đã lọc từ xương lúc nãy, đun sôi rồi cho rau cải xoong, thịt cá và gia vị vào khuấy đều. Tiếp tục đun đến khi cháo sôi là nhắc ra để ấm cho bé ăn. Với món cháo này, mẹ cho bé ăn cách ngày, ăn trong 20 – 30 ngày, mỗi ngày 2 bữa.

Biện pháp phòng bệnh còi xương cho trẻ

Mẹ phải phòng ngừa còi xương cho con ngay trong giai đoạn bào thai. Thời gian này, mẹ hãy ăn nhiều những thực phẩm giàu canxi, sắt, kẽm, vitamin D.

Cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, nếu mẹ kém sữa cần bổ sung thực phẩm ngoài sớm thì tối thiểu 4 tháng mới nên sử dụng. Việc ăn dặm quá sớm sẽ khiến các tuyến vị, nhu động ruột làm việc trong khi vẫn chưa phát triển, dẫn đến tiêu hoá kém, khó hấp thu, bé còi xương là tất yếu.

Thường xuyên cho trẻ tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối để cơ thể hấp thu vitamin D, mỗi sáng, tối chỉ khoảng 15 – 20 phút. Nhiều cha mẹ lo sợ con dễ cảm cúm khi ra ngoài trên nên khư khư giữ con trong nhà, chính việc này đã khiến canxi không được chuyển hoá để hấp thu do thiếu vitamin D.

Chú trọng các món ăn giàu canxi, photpho, vitamin và khoáng chất như: cá, trứng, tôm, cua, ngao, sò …

Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau xanh và hoa quả chín.

Lê Lương

EUNANOKID SYRUP phát triển chiều cao và kích thích trẻ ăn ngon

Cá Vàng Ăn Gì? Có Bao Nhiêu Loại Cá Vàng Hiện Nay?

Tên khoa học: Carassius auratus auratus (Linnaeus, 1758)

Bộ: Cypriniformes (bộ cá chép)

Họ: Cyprinidae (họ cá chép)

Tên đồng danh: Carassius auratus (Linnaeus, 1758); Carassius carassius auratus (Linnaeus, 1758); Cyprinus auratus Linnaeus, 1758

Tên tiếng anh khác: Grucian Carp; Gibel Carp; Goldfish

Tên tiếng Việt: Cá Vàng, Cá Tàu, Cá Ba Đuôi.

Đầu tiên mà chúng tôi muốn nhắc đến trong các loại cá vàng, đó là anh chàng cá vàng đầu lân..

Cá vàng đầu lân hay còn gọi là Cá vàng Oranda. Đây là một giống cá vàng được lai tạo để nuôi làm cá cảnh. Trong số chúng có loài cá đầu đỏ (Hạc đỉnh hồng – Redcap Oranda) là dòng cá được ưa chuộng.

Anh bạn này có tên gọi khác là cá vàng Ranchu – là một giống cá vàng có nguồn gốc từ Nhật Bản. Với người Nhật, đây được coi là “Vua của các loài cá vàng” do vẻ đẹp ấn tượng của nó. Và trong các loại cá vàng ở Việt Nam. Đương nhiên chúng cũng được ưa chuộng rồi.

Lưng của Ranchu phải rộng, và không có vây lưng. Đầu nên có dạng chữ nhật, với khoảng cách giữa 2 mắt càng dài càng tốt. Mắt nhỏ, và phải nằm đúng vị trí, không quá cao cũng không quá nằm ra sau.

Kích thước của cá từ 15-20cm. Trong điều kiện nuôi tốt, cá có thể đạt đến chiều dài 21cm. Kích thước tối đa khoảng 8inch.

Cá vàng Lưu Kim có xương sống cong, vây bụng và vây lưng dài. Với miệng nhọn nhỏ, và thân hình tam giác, nếu để ý, bạn sẽ thấy chúng có một cái bướu nhỏ ngay phía sau đầu.

Chúng sống khá khỏe mạnh, tuổi thọ có thể lên đến 20 năm. Sống ở tầng nước giữa, pH 6,5 – 7,5. dH từ 4-20. Đây cũng là giống cá ăn tạp, nên cũng dễ nuôi đấy chứ nhỉ?

Tên khác: Swallowtail.

Xuất xứ: được sinh sản lần đầu tiên tại Mỹ và Châu Âu.

Kích thước: 36 cm, chiều dài cơ thể 7,5 cm. Chiều cao = 3/7 – 3/8 chiều dài.

Tuổi thọ: trên 20 năm.

Thân hình Comet dài và ốm. Chúng có 1 vây lưng cao, chia thùy sâu và vây đuôi hẹp. Comet có những thùy đuôi trông giống cây kéo đang mở với vẩy màu kim loại. Đây là loại bơi nhanh nhất trong các loại cá vàng.

Một con cá vàng sao chổi cần 30 – 40 galon nước (~70-130l)

Chúng cần những nguồn ánh sáng tự nhiên, sống ở tất cả các tầng nước

Đây là giống loài ăn tạp, và dễ sinh sản trong hồ.

Trông tương tự như anh bạn Comet, ngoại trừ chiều dài của vây đuôi. Chúng có thể có màu đốm gồm đen, đỏ, trắng, cam và nâu trên nền xanh bạc. Vây của Shubunkin màu đen, vẩy trong suốt và có màu trắng óng ánh. Chúng có hình dạng thon và mảnh khảnh, các vây bụng, hậu môn, ngực đi thành từng cặp.

Độ rộng thân khoảng từ 1/2 đến 5/8 chiều dài thân. Đuôi là dạng đuôi kép (vây đuôi đôi hoặc chẻ ra) và các phần đuôi tách biệt trên 90%. Đuôi dài khoảng từ 1/4 đến 1/2 chiều dài thân, hai phần đuôi phân tách trên 75% chiều dài đuôi.

Đuôi quạt có ba loại vảy gồm ánh kim, bán kim và phi kim. Vảy ánh kim gồm cam, đỏ-trắng và trắng. Vảy bán kim gồm nhị sắc, tam sắc, đỏ đơn sắc và vải hoa (có hay không có các đốm). Vảy phi kim gồm tím, nhị sắc và tam sắc.

Tiếp theo trong các loại cá vàng – là anh bạn cá vàng mắt lồi.

Tên khác: Globe-eye Goldfish, Dragon-eye Goldfish.

Xuất xứ: Châu Á, Trung Quốc, Nhật Bản.

Tuổi thọ: 15-20 năm.

Anh bạn này cần ít nhất 150l nước. Tránh để những vật nhọn, hoặc cây nhựa vào hồ. Để tránh làm tổn thương mắt của chúng. Nên quấn miếng bọt biển xung quanh máy lọc để hạn chế ảnh hưởng đến mắt cá.

Nhiệt độ: 18-23o Nên để ánh sáng cao.

Duy trì pH 6,5-7,5 và dH 4-20.

Tầng sống: tầng giữa.

Thức ăn: rau (rau diếp, dưa leo), thức ăn sống (trùn). Lượng protein trong khẩu phần ăn nên ở mức 30%. Anh bạn này chỉ có thể nhìn thấy thức ăn trong một góc độ nào đó. Vì thế nên cho thức ăn từ từ vào cùng một vị trí.

Pearlscale Goldfish – hay còn gọi là cá vảy trân châu Chinsurin. Hoặc bạn có thể gọi chúng với tên cá Ping Pong. Xuất xứ từ Trung Quốc, và đây là một trong những giống cá cảnh được ưa chuộng. Với đặc điểm xù lên trông giống các hạt ngọc trai. Nếu đang có ý định lựa chọn cho mình một trong các loại cá vàng. Hãy để tâm đến anh bạn này nha.

Cá vàng đuôi bướm (Jikin Goldfish hay Peacock-tail Goldfish) là một giống cá vàng đa dạng. Giống cá Jikin được tin là có nguồn gốc từ Nhật Bản. Chúng khá đẹp, và đáng yêu,. Nhưng cũng khá hiếm

Đặc điểm nổi bật là chiếc nuôi có dạng hình chữ X. Và cơ thể có màu trắng, với điểm nhấn ấn tượng là đôi môi và những chiếc vây màu đỏ.

Vẻ đẹp của vây đuôi có thể quan sát được khi nhìn từ trên xuống, trông nó giống như có 4 phần.

Nên nuôi chúng trong hồ ngoài trời, vì chúng cần môi trường sống tự nhiên. Chúng có thể thích nghi với nhiệt độ, ánh sáng tự nhiên và tảo xanh có thể làm chúng tươi sáng hơn.

Chúng sống ở khắp tầng trong bể, và đây là một loại ăn tạp. Và khá khó sinh sản, tuổi thọ trung bình khoảng 15 năm.

Cá vàng sư tử (Lionhead) là một giống cá vàng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đây là một trong những giống cá vàng đẹp, nổi bật với cái đầu to của chúng. Trông như những bờm sư tử vậy.

Bạn có thể thấy chúng khá sắc màu, khi mà có cả cam, đỏ, đen, nâu chocolate, xanh dương. Đôi khi còn có thể thấy chúng 2 màu.

Tên khác: Israeli Wakin goldfish – có nguồn gốc đến từ Nhật Bản.

Kích thước: trung bình 37 cm.

Tuổi thọ: trên 20 năm.

Phần thân của Wakin trông tương tự như Comet. Chúng chỉ khác nhau ở hình dạng đuôi.

Màu sắc: Đỏ, trắng, đỏ và trắng.

Tập quán: Wakin có thể phát triển đến 45cm, khi nuôi ở hồ ngoài trời. Một con Wakin cần tối thiểu 150l nước.

Nhiệt độ: Nên duy trì 18-23°C.

Cần mức ánh sáng cao.

Điều kiện nước: pH 6,5-7,5. dH 4-20.

Thức ăn: Wakin không cần một khẩu phần ăn đặc biệt. Nó có thể ăn thức ăn dạng khô lẫn tươi hoặc đông lạnh.

Cá vàng gấu trúc là một giống cá vàng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tên gọi của chúng bắng nguồn từ màu sắc trắng và đen. Được viền quanh phần mắt của chúng trông như một con gấu trúc.

Thành phần dinh dưỡng của trùn chỉ được phân tích trong 1gam là: 8,62% đạm, 2% chất béo, 13,46% vật chất khô, 0,5 – 0,7 Kcal.

Tương đương với khoảng 56,67% protein, Glucid 10%, Lipid 5%, tro 9,17%.

Nhưng với những ưu điểm mà trùn chỉ mang lại. Thì khi cho cá ăn, bạn cần xử lý trước. Nếu thả trực tiếp vào bể thì nên tắt lọc tránh cho trùng chui vào hộp lọc.

Khi mua trùn chỉ về, bỏ vào xô hay chậu. Cho thổi oxy liên tục và thay nước 3-4 lần, ngâm như thế để trùn nhả hết chất dơ trong ruột ra là có thể cho cá ăn. Và bạn nên thả 1 lượng trùn vừa đủ, không nên thả nhiều làm đục nước.

Nhiều protein, giá thành lại rẻ, dễ kiếm. Hợp với hành vi săn và đớp mồi, giúp cho đàn cá được nhanh nhẹn hơn.

Có một bất ngờ là, có đến 15 loại cá vàng cơ đấy. Bạn đã biết các loại cá vàng này chưa?

Bạn không nhìn nhầm đâu, với câu hỏi, cá vàng ăn gì. Thì đậu Hà Lan ( ăn được cả đậu Xanh nữa) là câu trả lời tiếp theo. Đây được xem là loại thức ăn giàu thực vật. Lại còn có thể trị bệnh cho cá nữa. (Điều trị bong bóng cho cá vàng)

Với đậu hà lan thì bạn có thể bóc vỏ, và cho cá ăn trực tiếp. Hoặc luộc qua lên cho đậu mềm, dễ ăn. Đậu xanh thì luộc sơ qua, rồi thả vào cho cá ăn là được.

Ngoài ra, cá còn có thể ăn rau xà lách, rau muống, rau sống, dưa leo, rong đuôi chồn và một số loài cây cỏ khác,… *anh bạn này ăn tạp dễ sợ*

Theo kinh nghiệm của Bể Cá Hoàng Gia, cá vàng là một loài cá dễ bị bệnh bong bóng. Thức ăn khô là một loại khó tiêu hóa cho cá vàng. Vì thế, bạn nên trộn thêm men tiêu hóa, giúp cho cá tránh bị sình bụng.

Cá vàng ăn gì? Đây có thể được coi là dòng thức ăn khô tốt nhất dành cho cá vàng. Hàm lượng protein cao, và cũng bổ sung nhiều dinh dưỡng cho cá.

Nghe có vẻ khả quan đấy, nhưng không như bạn nghĩ. Giá cho loại thức ăn này lại khá cao.. Mà cũng vẫn nên đầu tư chứ nhỉ, lâu lâu cho cá ăn sang một bữa. Hehe.

Hàm lượng Protein cao cùng các chất Vitamin bổ sung cho cá. Giúp cá lên màu và bóng bẩy hơn.

Viên tảo khi vào nước mềm nhưng không bã. Sẽ có một màu xanh lá nhuộm cả hồ cá nhà bạn nhưng chỉ 1-2 tiếng sau hồ cá sẽ trong veo trở lại.

Là một loại tôm chứa nhiều sắc tố giúp cá lên màu tự nhiên.

Chứa 60% đạm, giàu Axit Amin, Acid béo, dễ tiêu hóa, sạch khuẩn, có chất dinh dưỡng cao. Nên cân bằng cho cá trưởng thành và trong giai đoạn sinh sản.

Vậy là bạn đã biết được, cá vàng ăn gì rồi chứ? Chỉ nên cho chúng ăn trong khoảng 1 phút, không nên cho chúng ăn quá nhiều, thà đói một chút còn hơn là ăn no quá. Sau 1′ thì vớt những thức ăn thừa ra khỏi bể, bởi cá vàng rất háu ăn và đôi khi còn bị chết do bội thực.

Cá Rồng Ăn Những Thức Ăn Gì Để Khỏe Mạnh Và Lên Màu Đẹp

Như đã nói ở trên cá Rồng là một loài cá cảnh ăn tạp. Tuy nhiên, có một số loại thức ăn mà chúng yêu thích bạn nên tham khảo để tăng cường chế độ dinh dưỡng cho cá giúp chúng sinh trưởng và phát triển tốt.

Sâu Superworm hay còn gọi là sâu quy (sâu gạo), đây là thức ăn không chỉ cá Rồng yêu thích mà còn được sử dụng cho rất nhiều chim cảnh . Thức ăn này rất giàu dinh dưỡng, cung cấp năng lượng để cá khỏe mạnh và lớn nhanh hơn.

Để chủ động nguồn thức ăn sâu quy cho cá Rồng, bạn có thể học cách nuôi loài sâu này để cho cá Rồng ăn là an toàn nhất. Cách nuôi sâu cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần cho chúng vào trong một thùng nhựa hay bể kính 40 lít có rải một lớp cám gà con là được. Ngoài ra bạn cũng có thể cho những chú sau ăn bột tảo Spirulina để giúp chất bổ này chuyển hóa vào cá Rồng.

Côn trùng là loại thức ăn mà cá Rồng yêu thích tuy nhiên bạn tuyệt đối đừng cho chúng ăn nhiều. Bởi vì chúng rất dễ nghiện loại thức ăn này mà không chịu ăn loại khác gây thiếu đi chất dinh dưỡng. Ngoài ra bạn cũng nên loại bỏ đầu và chân của những loại côn trùng trước khi cho cá ăn để giúp hệ tiêu hóa của cá làm việc tốt hơn. Đồng thời việc này còn giúp cá không bị mắc một số loại bệnh.

Nếu bạn muốn cho trọng lượng và kích thước của cá tăng lên thì đây là sản phẩm thực sự thích hợp. Người nuôi cá Rồng có thể nuôi ếch nhái để làm thức ăn cho cá hoặc mua ở những cơ sở uy tín để đảm bảo cho sức khỏe của cá.

Đây là loại thức ăn tốt cho cá Rồng tuy nhiên lại chỉ thích hợp với cá lớn. Bởi chúng có phần râu và chân rất nhọn, nếu cá con ăn vào sẽ không tiêu hóa được và làm hỏng dạ dày của cá. Hoặc nếu bạn muốn cho cá ăn thì tốt nhất nên lột vỏ, cắt râu và chân sau đó cắt thành từng mẩu nhỏ và cho cá ăn.

Tương tự như tép thì tôm cũng là một loại thức ăn cá Rồng rất thích. Tôm còn có chứa nhiều Antaxanthin và Carotene cần thiết cho cá rồng. Đặc biệt nếu bạn nuôi cá Rồng Huyết Long thì đây sẽ là thực phẩm hàng đầu giúp cá có màu sắc đẹp nhất. Ngoài ra vỏ, đầu, chân tôm có chứa nhiều canxi rất tốt cho sự phát triển của cá. Tuy nhiên cũng tương tự như cách cho cá Rồng con ăn tép bạn cần phải cẩn thận.

Thằn lằn hay còn gọi là rắn mối , đây cũng là những thực phẩm giúp cung cấp chất đạm rất tốt cho cá Rồng. Thích hợp cho những chú cá Rồng lớn đang trong thời kỳ phát triển và sinh sản. Đây là những loại thức ăn bạn hoàn toàn có thể tự kiếm nhưng tốt nhất bạn nên mua ở những cơ sở cung cấp uy tín.

Rất nhiều loài cá thích ăn hỗn hợp tim bò này bao gồm cả cá Rồng. Cách làm hỗn hợp này cũng rất dễ dàng. Bạn chỉ cần xay nhuyễn tim bò sau đó đổ vào một cái khay làm bánh. Khâu này cần lưu ý không đổ quá dày khoảng 1cm là được. Đặt khay hỗn hợp này vào trong ngăn đá tủ lạnh. Khi hỗn hợp đã đông lại thì cắt thành nhiều mảnh và cho cá ăn.

Có rất nhiều loại thức ăn dành cho cá Rồng tuy nhiên khi chọn những loại thức ăn này người nuôi cá Rồng cần chú ý một số điều sau:

Khi chọn tất cả các loại thức ăn bạn cần chú ý đến vấn đề an toàn thực phẩm. Tốt nhất nên chọn những thức ăn từ những cơ sở cung cấp uy tín. Bởi vì một số loại côn trùng như dế và gián nếu bắt trong tự nhiên thì rất dễ làm cho cá ngộ độc bởi thuốc diệt côn trùng.

Và để chắc chắn đảm bảo an toàn cho cá Rồng thì những loại cá nhỏ như cá xiêm, 3 đuôi, nhái khi mua về cần phải nuôi tại nhà khoảng 1 tuần trước khi cho cá Rồng ăn. Bởi những loại thức ăn này có thể chứa những loại giun sán không tốt cho sức khỏe của cá.

Nên cho cá ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, thay đổi các loại thức ăn để cá ngon miệng hơn. Đồng thời trong quá trình nuôi cá cần bổ sung thêm các loại vitamin để giúp cá phát triển tốt hơn.

Tùy từng lứa tuổi của cá mà có chế độ ăn khác nhau. Cụ thể là đối với những loại cá bé dưới 25cm thì một ngày bạn nên cho ăn khoảng 2 – 3 lần. Còn đối với cá có kích thước lớn hơn thì chỉ cần cho cá ăn 1 lần trong ngày là phù hợp.

Hầu hết các loài cá sẽ có phản ứng đớp thức ăn bất kỳ no hay chưa? Chính vì thế hãy đong đếm lượng thức ăn hàng ngày, không nên cho cá ăn quá no sẽ khiến cá có cảm giác ớn đồ ăn và đầy bụng.

Để kích thích cá ăn ngon miệng thì bạn nên để chế độ máy sưởi khoảng 28- 32 độ.

Khi cá ăn xong thì nên vớt đồ ăn thừa và những chất cặn bã trong bể để nguồn nước luôn sạch sẽ.