Bể Cá Cảnh Betta Khổng Lồ

--- Bài mới hơn ---

  • Bể Cá Cảnh Betta Cẩm Thạch (Marble)
  • Vấn Đề Gặp Của Bể Cá Cảnh Betta
  • Bệnh Thường Gặp Cá Chép Nhật Bạn Cần Biết
  • Cá Cảnh Bị Nấm Bệnh Và Cách Chữa Trị
  • Giải Đáp Về Nguyên Nhân Cá Bị Nấm Và Cách Phòng Trị
  • Bể cá cảnh betta khổng lồ – Đó là cá betta khổng lồ. Chúng kích thích sự tò mò của tôi bởi vì một trong những nhược điểm của cá betta xét trên phương diện cá cảnh đó là kích thước không to lắm.

    Ngay khi tôi nghĩ rằng mình đã thấy hết mọi thứ, thì một dòng cá betta thuần dưỡng nữa lại xuất hiện tại Hội thảo của IBC ở Orlando vào năm 2002. Đó là cá betta khổng lồ. Chúng kích thích sự tò mò của tôi bởi vì một trong những nhược điểm của cá betta xét trên phương diện cá cảnh đó là kích thước không to lắm. Có một điều mà ai cũng nhất trí là khi mọi đặc điểm đều như nhau, thì con betta lớn hơn sẽ chiếm ưu thế khi chấm điểm và tôi tin rằng đó cũng là tiêu chuẩn chấm điểm của IBC.

    Không có gì ngạc nhiên khi những con cá to hơn chiếm ưu thế trên thị trường cá cảnh ở khắp nơi trên thế giới và điều đó đã diễn ra từ rất lâu. Thú nuôi cá cảnh bắt đầu với việc nuôi những con cá chép sặc sỡ (cá vàng và chép Koi), cả hai đều có thể tăng trưởng đến kích thước rất lớn, và chúng là những loài phổ biến nhất ở khắp mọi nơi. Những loài cá phổ biến khác, đặc biệt ở phương Đông, là cá rồng (cá rồng châu Á), cá đĩa và những loài cichlid khác bao gồm cả cá La Hán, tức cá lai giữa các loài cichlid châu Mỹ. Cả cá đĩa lẫn La Hán đều đang được lai tạo với đủ mọi biến thể màu sắc khác nhau.

    Chiều cao ở cầu thủ bóng bầu dục cũng rất rõ. Một cầu thủ cao khoảng 6,7 foot (2,04 m), nặng 325 pound (148 kg) mà chạy được đã là ước mơ của các huấn luyện viên vào những năm 50, nhưng ngày nay đa số huấn luyện viên đều có đến nửa tá hay hơn những cầu thủ như vậy. Ở những đội bóng chuyên nghiệp hay hầu hết những đội bóng của trường cao đẳng và thậm chí trung học đều có hàng hậu vệ gồm những cầu thủ nặng đến 300 pound (136 kg).

    Nhưng ở đây chúng ta không bàn về những người cao to.

    Vấn đề ở đây đó là có yếu tố hay sự kết hợp của nhiều yếu tố nào đó trong lối sống của chúng ta đã thúc đẩy sự tăng trưởng vượt bậc và không có gì lạ khi điều tương tự xảy ra với những loài thuần dưỡng khác, bao gồm cá nuôi. Ở cá betta, có mối liên hệ rõ rệt đối với những yếu tố như chất lượng nước và chế độ dinh dưỡng. Những người lai tạo cá kích thước lớn thường xuyên phải thay nước và xử lí bằng nhiều cách, chẳng hạn như lọc thẩm thấu ngược (reverse osmosis), cho thêm chất đệm để ổn định độ pH, cho thêm muối hay chất hoá học để khống chế ammonia, hay bất kỳ chất nào khác. Họ có thể nỗ lực hơn nữa bằng cách cho cá ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, đặc biệt là thức ăn tươi sống, bao gồm việc nuôi trùn trắng (whiteworm) và atermia hay là thường xuyên tới các cửa hàng cá để mua atermia, trùn kiếng (glassworm), trùn đen (blackworm). Những nỗ lực như thế này đảm bảo cho cá luôn ở trong tình trạng khỏe mạnh và đáp ứng tất cả các những gì chúng cần để phát triển tốt nhất.

    Vậy cá betta khổng lồ là gì?

    Tôi nhớ rằng những con betta này tham dự thể loại màu sắc và hình dạng; mặc dầu chúng có nhiều loại màu nhưng chỉ một số màu được đem trưng bày. Có những loại nền sẫm, cambodian, xanh dương, xanh lục, vài con non-red (vàng), đen, đỏ… Một số con vây bướm (phần giữa của vây một màu và viền bên ngoài màu khác). Tôi còn nhớ rất rõ một con vây bướm xanh dương và đen, tổng cộng có khoảng mười hai hay mười lăm con với màu sắc thường thấy ở cá betta thuần dưỡng hiện đại.

    Đặc điểm nổi bật nhất của cá betta khổng lồ là kích thước của chúng. Con cá của tôi được đặt nick là “Bubba” (đại ca), cái tên dường như rất phù hợp với nó. Ảnh chụp không thể minh họa được kích thước của nó trừ khi chúng được đặt kèm vài vật chuẩn để so sánh mà tôi lại không tìm ra vật nào phù hợp. Ở đây, tôi sẽ cung cấp một bảng so sánh cho thấy sự khác biệt tương đối giữa cá hoang dã, cá thuần dưỡng bình thường và cá betta khổng lồ của tôi mà dường như cũng to tương đương những con khác tại triển lãm của IBC.

    Bởi vì đuôi có độ dài thay đổi (tỷ lệ với thân) nên tôi đo chiều dài thân từ chóp miệng đến gốc đuôi (các nhà ngư loại học gọi là chiều dài chuẩn) trên ba con betta có kích thước trung bình lấy từ ba nhóm khác nhau để so sánh. Tôi sử dụng những con cá hoang dã điển hình mà tôi bắt được ở Malaysia và Việt Nam (tôi nghi ngờ những con bắt được từ nhiều vùng khác nhau ở Thái Lan bởi vì chúng thường có màu như cá thuần dưỡng và có khả năng là cá thuần dưỡng bị sổng, được thả hay cá lai). Tôi chọn một con có kích thước trung bình trong phòng nuôi cá của mình làm đại diện cho cá betta thuần dưỡng và sử dụng Bubba làm đại diện cho cá betta khổng lồ vì, theo tôi được biết, nó có kích thước chuẩn. Kết quả đo đạc của tôi như sau:

    – Cá hoang dã: 3,2 cm (gần 1,35 inch)- Cá thuần dưỡng: 3,7 cm (gần 1,5 inch)- Cá khổng lồ: 6,6 cm (gần 2,6 inch)

    Trong khi sự khác biệt về chiều dài của cá betta hoang dã và betta thuần dưỡng “bình thường” là không lớn lắm, thì sự khác biệt giữa chúng với cá khổng lồ là đáng kể. Betta thuần dưỡng dài gấp 1,156 lần so với cá hoang dã, trong khi betta khổng lồ dài gấp 2,06 lần, tức là hơn 2 lần cá hoang dã.

    Một thông số khác có thể được dùng để so sánh là trọng lượng. Tôi đã cân chúng bằng một loại cân dùng trong phòng thí nghiệm và thu được kết quả như sau:

    – Cá hoang dã :1,2 gam- Cá thuần dưỡng: 1,95 gam- Cá khổng lồ: 8,85 gam

    Sự khác biệt về trọng lượng cũng là điều đáng nói. Betta thuần dưỡng nặng gấp 1,625 lần betta hoang dã còn betta khổng lồ nặng hơn rất nhiều, gấp 7,735 lần. Dĩ nhiên, có sự khác biệt về tỷ trọng thịt ở mỗi con tuỳ vào việc ruột của chúng có thức ăn hay không, kích thước bóng bơi, lượng mỡ trong cơ bắp và vân vân. Cũng vậy, khi cân cả con cá, vây cũng được tính và tổng trọng lượng vây của mỗi con cá thì không nhất thiết phải cùng tỷ lệ với trọng lượng toàn thân.

    Tôi cũng thử đo thể tích của mỗi con cá bằng cách thả chúng vào ống xy lanh có vạch chia độ và cố gắng đọc thể tích nước bị chiếm chỗ nhưng vì thể tích nước tăng lên rất ít nên không thể đọc được. Tôi lưu ý rằng mỗi phương pháp được áp dụng ở đây đều có sai số, nhưng như bạn thấy đấy, nó minh chứng rõ ràng rằng cá betta khổng lồ lớn hơn đáng kể so với những con bình thường.

    Di truyền của cá betta khổng lồ?

    Một bầy lai với cá mái đuôi kép cambodian dính rất ít màu ánh kim. Bầy này rất đông nhưng không may chúng bị nhiễm nấm velvet khi gần một tuần tuổi và chết hết. Chúng còn quá nhỏ để phân loại vì vậy tôi đã bỏ lỡ cơ hội tìm hiểu về di truyền của những dòng cá cơ bản hay bất cứ dòng cá mới nào, đặc biệt là trường hợp cá khổng lồ lai với cá bình thường.

    Tôi gặp may hơn với bầy cá khác. Con cá mái thứ hai có màu đa sắc xanh/đỏ từ dòng cá đuôi dài. Con này là con cháu qua nhiều thế hệ giữa một con trống xanh thép vây rất to mà tôi mua từ một cuộc đấu giá với một con mái đuôi kép xanh thép từ bầy cá của tôi, mà nó là con của cá trống đen đạt chuẩn của thành viên của IBC Dan Young với cá mái màu vàng đuôi kép đạt chuẩn mà tôi mua được từ cuộc đấu giá khác. Tôi không có thông tin cơ bản nào về những con cá mua từ cuộc đấu giá nhưng kiểu hình của chúng bao gồm vây dài, đuôi kép, đỏ toàn thân và non-red, xanh thép, cambodian và phân bố ánh kim toàn thân hay một phần.

    Bubba (giờ đã quá cố) có vây ngắn xanh lục đa sắc với màu vàng (non-red) thay thế màu đỏ. Hai bầy cá đã cung cấp cho tôi hàng loạt đặc điểm để khảo sát. Bên cạnh việc lai cá khổng lồ với cá thuần dưỡng bình thường loại lớn hoặc nhỏ con, còn có thể lai cá vây dài với cá vây ngắn (bình thường), xanh dương với xanh lục (bình thường) có ánh kim, ánh kim toàn thân với ánh kim một phần (bình thường), non-red (vàng) với đỏ (bình thường). Mặc dù cả cá cha lẫn mẹ đều nền sẫm, bầy cá vẫn có những con nền sáng (cambodian) chứng tỏ cả cá cha lẫn cá mẹ đều mang gen lặn.

    Kết quả mà tôi thu được từ bầy cá này hoàn toàn có thể đoán trước. Chúng đạt (ở khoảng 6 tháng tuổi) kích thước trung bình tương đương với kích thước tối đa của betta thuần dưỡng mặc dầu có vài con hơi lớn hơn. Lúc này, không con nào đạt kích thước gần bằng cha của chúng. Tôi nghe nói rằng cá betta khổng lồ có xu hướng tăng trưởng một khi đủ tuổi nhưng đấy là điều mà tôi phải kiểm chứng. Những con trống đều có vây dài (gen trội thừa hưởng từ cá mẹ) mặc dù đuôi không lớn như tổ tiên bên mẹ. Gen này không bộc lộ ở cá mái. Không có con đuôi kép nào.

    Những gì tôi thu được từ bầy cá này là một dải màu vô cùng thú vị. Hầu hết đều có thể đoán trước từ màu sắc và kiểu gen của cá cha mẹ nhưng cũng có vài con mà tôi không thể đoán được. Mặc dù tôi không phân loại chúng nhưng tôi có thể kiểm tra “bằng mắt” xem có những màu gì. Tôi nghĩ cách dễ nhất để làm điều này là xem xét từng màu một như vậy số lượng cũng như mức độ đa dạng của chúng được kiểm soát tốt hơn.

    1. Tỷ lệ trống mái dự đoán là 50% (mỗi loại). Chúng ta không thể phát hiện cá trống dị giao tử (heterogametic) và nhiều bầy cá có thể khác xa với tỉ lệ giới tính 1:1 vì vậy không cần thiết phải đạt được tỷ lệ này. Tỷ lệ giới tính sau cùng có thể phụ thuộc vào một số ảnh hưởng từ bên ngoài. Sự chuyển giới từ cá mái thành cá trống cũng diễn ra rất thường xuyên.

    2. Tất cả cá đực từ bầy này đều có vây lớn nhưng mang gen vây ngắn từ cá cha. Nếu cá mái (cá mẹ) mang gen vây ngắn thì một nửa bầy cá sẽ có vây ngắn nhưng không con nào như vậy.

    3. Màu ánh kim của cá trống là xanh lục và cá mái là xanh dương có nghĩa là một nửa bầy cá có màu xanh lục và một nửa có màu xanh dương (màu xanh dương là dị hợp tử). Đó là những gì đã xảy ra.

    4. Phân bố ánh kim ở cá bố mẹ là trung bình. Mức độ phân bố ở bầy cá tương đối liên tục nhưng có thể chia làm 3 loại: dày đặc, trung bình và thưa. Điều kiện chăm sóc đối với cả ba loại trong bầy là như nhau và thực tế diễn ra đúng như vậy.

    5. Cá cha mẹ có màu sẫm nhưng mang gen cambodian nền sáng. Điều này được chứng tỏ bởi sự xuất hiện của những con màu sáng trong bầy. Bởi vì nó đơn giản là gen lặn, theo lý thuyết sẽ có 25% cá con màu sáng và thực tế có vẻ đúng như vậy.

    6. Cá mái có màu đỏ trong khi cá trống màu vàng (non-red). Sự xuất hiện của một nửa cá con non-red cho thấy rằng cá mái có gen non-red (sự hiện diện của bất kỳ cá non-red nào đều đòi hỏi phải như vậy). Tất cả cá con có ít nhất một alen non-red từ cha của chúng.

    7. Tôi thu được vài cá thể mà tôi gọi là màu “Muối tiêu” nhưng tôi thật sự không thể hiểu được cấu trúc di truyền của chúng. Những con cá này có nhiều chấm nhỏ trên thân xen kẽ với vài đốm lớn hơn. Đây có lẽ là một loại cẩm thạch nhưng không có con cá cẩm thạch nào xuất hiện trong bầy.

    8. Mặc dù không có con đuôi kép nào xuất hiện nhưng cá mẹ có thể mang nó như một gen lặn (di truyền từ dòng tộc của mình). Nếu có, nó sẽ truyền gen này cho một nửa bầy con mà chúng, nếu một con trong đó lai với con khác cũng mang gen đuôi kép, có thể tạo ra cá đuôi kép sau này.

    9. Hành vi của chúng không được coi là ở mức trung bình nhưng có sự khác biệt hoàn toàn về mức độ hung dữ giữa các dòng betta thuần dưỡng khác nhau, đo đó nó có thể như vậy thật. Bề ngoài của Bubba trông như là một phiên bản to hơn của cá betta đuôi ngắn thuần dưỡng, loại được nuôi để đá. Tuy nhiên, nó không thể hiện sự hung dữ thái quá và cá mái là loại betta cảnh điển hình. Chúng sinh sản ngay lập tức và không gặp phải sự cố gì.

    Bộ sưu tập bao gồm những đặc điểm khác nhau này (từ cá bố mẹ) chứa đựng những tiềm năng di truyền để tạo ra một dãy pha tạp kiểu gen và kiểu hình trong bầy cá. Trước đây tôi có đề cập đến một “dải màu thú vị” là nhờ vào khả năng này. Hãy xem xét tất cả các trường hợp khác nhau có thể xảy ra. Dải màu phân bố từ sáng và sẫm với rất ít ánh kim qua những biến thể kết hợp mà chúng ta gọi là đa sắc xanh dương và xanh lục (kèm theo đỏ hay vàng như những màu phụ) cho đến xanh dương và xanh lục đơn sắc nền sáng hay sẫm.

    Hãy lấy một ví dụ, tôi có một vài con trắng phấn xanh rất đẹp. Để lai tạo ra chúng, tôi cần phải có kiểu gen xanh lục với thật nhiều ánh kim, nền sáng và non red. (ở đây, tôi không quan tâm tới những biến thể về dạng vây, kích thước cơ thể hay bất kì biến thể nào khác).

    Bởi vì cách thức di truyền của mỗi đặc điểm phụ của kiểu hình, nên chúng không xuất hiện với cùng số lượng. Chúng ta có thể làm một thí nghiệm nhỏ sử dụng xác xuất để dự đoán khả năng hình thành của một đặc điểm cho trước. Lấy cá xanh phấn làm ví dụ: hy vọng một phần tư sẽ có nền sáng, một nửa xanh lục, một phần tư dính ánh kim và một nửa là non red. Kết quả thu được là 1/64. Tôi đã cung cấp một biểu đồ minh họa các kết hợp có thể xảy ra.

    Măc dù cá betta khổng lồ có kích thước lớn, nhưng những con vây dài dường như không có tỷ lệ vây lớn hơn so với thân như thường thấy ở cá betta kích thước bình thường.Tôi không chắc là điều này thực sự có ý nghĩa như thế nào nhưng nó làm dấy lên một câu hỏi trong đầu tôi. Tôi tự hỏi phải chăng đây là hậu quả của việc xử lý hormon nào đó. Số mẫu thí nghiệm ít vì vậy tôi thừa nhận rằng một vài con cá trống vây dài ở đây không thể đại diện cho cả dòng cá. Tôi từng thấy điều tương tự ở cá betta bình thường. Dẫu vậy, tôi muốn thấy vài con có vây thật to tương tự những con betta cảnh kích thước bình thường đẹp nhất.

    Có phải cá betta khổng lồ là có thật? Ý tôi là thực sự có loại gen betta khổng lồ hay không? Có phải chúng hình thành qua quá trình chọn lọc lâu dài và cẩn thận hay chỉ là kết quả của việc sử dụng một loại hormon tăng trưởng nào đó! Chúng ta có thể hy vọng vào sự phát triển đáng kể về kích thước ở cá betta cảnh không? Nếu vậy, chúng có sắp sửa được “cộng đồng” nuôi cá Betta chấp nhận không? Tôi chưa thể trả lời được những câu hỏi này. Tôi hy vọng có thể nói nhiều hơn sau thu được nhiều kết quả lai tạo và sau khi tôi tìm hiểu nhiều hơn về những người đã tạo ra chúng và lai bằng cách nào.

    Ghi chú:1 – Heterogamete: hetero=dị, gamete=giao tử, heterogamete=dị giao tử (tức tế bào sinh dục khác nhau). Tuỳ theo sinh vật mà giao tử này có thể gọi là tinh trùng, trứng, giao tử đực, giao tử cái. Ví dụ, ở người, giao tử có thể hiểu là tinh trùng và trứng.

    2 – Karyotype: karyo=nhân tế bào, type=kiểu, karyotype=kiểu nhân. Người ta phân biệt tế bào giữa các sinh vật thông qua số lượng và hình dạng nhiễm sắc thể (chromosome). Vậy kiểu nhân=kiểu nhiễm sắc thể chứa trong nhân (gồm hình dạng + kích thước + số lượng).

    --- Bài cũ hơn ---

  • Setup Và Chăm Sóc Bể Cá Cảnh
  • Độc Đáo Nghề Lặn Biển Săn Cá Cảnh
  • Mong Manh Đời Thợ Săn Cá Cảnh Biển
  • Sinh Sản Nhân Tạo Cá Cảnh Biển
  • Tour Câu Cá Lớn Phú Quốc Trải Nghiệm Thú Vị Khi Du Lịch Phú Quốc

Bể Cá Cảnh Betta Cẩm Thạch (Marble)

--- Bài mới hơn ---

  • Vấn Đề Gặp Của Bể Cá Cảnh Betta
  • Bệnh Thường Gặp Cá Chép Nhật Bạn Cần Biết
  • Cá Cảnh Bị Nấm Bệnh Và Cách Chữa Trị
  • Giải Đáp Về Nguyên Nhân Cá Bị Nấm Và Cách Phòng Trị
  • Cách Xử Lý Nước Hồ Cá Cảnh Bị Đục, Rêu Xanh, Nấm Hiệu Quả Nhất
  • Bể cá cảnh betta cẩm thạch (marble)- Cá cẩm thạch mang gen gen cẩm thạch được lai tạo trong các lọ đựng bơ đậu phộng bởi một tù nhân tên là Orville Gulley.

    Câu chuyện như sau, Orville cố gắng tạo ra cá betta bướm đen và vô tình phát hiện ra gen cẩm thạch. Ông gửi vài con cho Walt Maurus, một thành viên IBC (và một số nhà lai tạo khác) người phát hiện ra vẻ đẹp của chúng và bắt đầu lai tạo dòng cá này. Chúng giống như những con ngựa Pinto trong thế giới cá betta với những vệt sẫm trên nền thân màu nhạt hay ngược lại. Con cá cẩm thạch đầu tiên có hai màu đen/trắng nhưng sau đó người ta phát triển thành vô số dạng màu khác nhau và dùng chúng để tạo ra những dòng cá betta mới.

    Lai tạo cá cẩm thạch với nhau thường tạo ra cá đơn sắc nền sẫm, đơn sắc nền nhạt, cá bướm và cá cẩm thạch. Cá bướm đơn sắc xuất xứ từ dòng cẩm thạch sẽ có cùng đặc điểm di truyền với cá đơn sắc cũng ở dòng cẩm thạch; khi cá bướm lai với cá đơn sắc xuất xứ từ dòng đơn sắc, cá con sẽ mang gen bướm trội một phần.

    Lai giữa cá đơn sắc nền sẫm hay đơn sắc nền nhạt xuất xứ từ dòng cẩm thạch sẽ tạo ra cá cẩm thạch, cá đơn sắc và cá bướm. Nếu gen cẩm thạch được giới thiệu vào dòng cá đơn sắc thì sẽ cực kỳ khó để quay trở lại dòng cá đơn sắc. Cá con sẽ luôn dính ít nhiều màu cẩm thạch hay màu lạ. Lai xa dòng cẩm thạch với dòng khác sẽ tạo ra hiệu ứng “cẩm thạch” trên màu sắc của các dòng đó.

    Nếu gen nhảy tồn tại và nó chèn vào vị trí gen chịu trách nhiệm tạo ra sắc tố đen, nó sẽ làm ngưng việc sản xuất sắc tố đen từ đó các tế bào (và nhân bản của chúng) không thể tạo ra sắc tố đen. Điều này tạo ra những đốm chẳng hạn đốm trắng hay đốm mờ. Điều ngược lại cũng có thể xảy ra! Nếu tế bào không có khả năng tạo ra sắc tố đen bởi vì sự hiện diện của gen nhảy, và khi gen này dời đi thì tế bào (và các nhân bản của nó) lại có khả năng tạo ra sắc tố đen và màu đen lại xuất hiện. Đôi khi những đốm đen trên nền thân nhạt màu của cá cẩm thạch bỗng xuất hiện điểm trắng ở chính giữa (trông giống như con mắt). Điều này có thể giải thích một cách dễ dàng nếu bạn nghĩ rằng những tế bào nhân bản ban đầu không thể tạo ra sắc tố đen bởi vì sự hiện diện của gen nhảy (tạo ra nền thân nhạt màu) sau đó gen nhảy dời đi làm cho màu đen xuất hiện (tạo ra những chấm đen), rồi ở một số tế bào, gen nhảy quay lại và hạn chế sắc tố đen làm xuất hiện điểm trắng bên trong những đốm đen.

    Lý thuyết về “gen nhảy” có thể được sử dụng để giải thích tại sao một số cá cẩm thạch lại không hề có hoa văn “cẩm thạch”. Nếu “gen nhảy” không chèn (trường hợp nền sẫm) hay dời đi (trường hợp nền nhạt) ở bất kỳ tế bào nào trong suốt quá trình sinh trưởng của cá thì hoa văn “cẩm thạch” sẽ không xuất hiện. Bây giờ, điều này cũng có thể xảy ra với những màu khác… chẳng hạn các màu xanh lục, xanh dương, xanh thép và đỏ. Gen nhảy sẽ chèn vào chuỗi gen và bật hay tắt khả năng tạo sắc tố ở những tế bào nhân bản.

    Có rất nhiều bằng chứng cho thấy gen nhảy hay “yếu tố di chuyển” có thể là nguyên nhân tạo ra đặc điểm “cẩm thạch” ở cá betta. Sự xuất hiện của đặc điểm cẩm thạch có thể được lý giải bằng lý thuyết này. Nhưng để chứng minh nó có thể sẽ rất khó khăn. Có một điều chắc chắn luôn đúng: cho dù bạn có thích cơ chế di truyền của cá cẩm thạch hay không thì cũng phải thừa nhận rằng chúng rất đẹp. Và tất cả chúng ta đều yêu thích điều đó!

    Bài này sẽ không thể hoàn thành nếu không có những kiến thức và nghiên cứu của những người hâm mộ cá cẩm thạch như Steve Saunders, Gene Lucas và Walt Maurus.

    Nguồn diendancacanh

    --- Bài cũ hơn ---

  • Bể Cá Cảnh Betta Khổng Lồ
  • Setup Và Chăm Sóc Bể Cá Cảnh
  • Độc Đáo Nghề Lặn Biển Săn Cá Cảnh
  • Mong Manh Đời Thợ Săn Cá Cảnh Biển
  • Sinh Sản Nhân Tạo Cá Cảnh Biển

Bệnh Thường Gặp Của Cá Cảnh Betta

--- Bài mới hơn ---

  • Lai Tạo Dòng Cá Betta Hai Đuôi (Đuôi Kép
  • Sự Đa Dạng Đuôi Của Loài Cá Betta Cảnh
  • Cách Nuôi Dưỡng Để Cá Betta Đạt Kích Thước Lớn Bất Thường
  • Thức Ăn Cho Cá Betta Sakura Gold 35% Protein 20 Gram
  • Cách Lựa Chọn Nơi Bán Cá Betta Ở Hà Nội.
  • Cá cảnh Betta là loài cá có sức sống tốt. Nếu được sống trong môi trường tốt chúng sẽ không bị bệnh. Một số vấn đề thường gặp khi nuôi cá chọi trong bể cá cảnh như sau:

    Chấn thương

    Ngay cả khi trong bể các loài cá sống hài hòa thì chấn thương vẫn có thể xảy ra. Những con cá chọi có thể gây gổ tấn công bởi con đực tấn công con cái hoặc ngược lại hoặc giữa hai con cá đực hiếu chiến trong bể cá cảnh.

    Vây và đuôi cá chọi betta là dễ bị tấn công bởi các loài cá cảnh khác trong bể cáTuy nhiên đây không phải là vấn đề nghiêm trọng vì vây và đuôi của chúng sẽ mọc trở lại nhanh chóng. Khi gặp trường hợp cá bơi không dung cách và tấn công nhau ta đặt chúng trong bể cách ly bởi các thông số nước tương tự và thêm một giọt thuốc khử trùng nước để tránh nhiễm trùng. Sau đó nuôi cá cho đến khi vây mọc lại khi đó ta sẽ để cá vào bể ban đầu.

    Chú ý tới những vật trang trí trong bể cá, tránh bị xây xát, ta nên loại bỏ các trang trí cho cá bơi dễ dàng.

    Khi cá bị chấn thương nghiêm trọng ta bỏ cá vào bể cá cách ly với nước thực sự sạch và trực tiếp làm sạch vết thương bằng một chất khử trùng như pha loãng Mercurochrome., điều trị cách này một lần một ngày, trong 3 hoặc 4 ngày.

    Cá bơi lờ đờ

    Khi cá bơi lờ đờ thường là bị nhiễm vi khuẩn, nhiễm ký sinh trùng hoặc táo bón, ngoài ra có thể cá bị thoái hóa. Chúng ta chỉ cần làm cho cá tiếp cận dễ dàng với các bề mặt nước, và chú ý tới mực nước trong bể cá phù hợp.

    Bệnh đốm trắng

    Đây là vấn đề thường xuyên nhất có thể phát triển trong một hồ cá, nó có thể được giải quyết dễ dàng miễn là điều trị của bạn là nhanh. Triệu chứng là các đốm trắng trên thân và vây, đẩy nhanh thở, chán ăn.Bệnh đầu tiên tấn công và cơ thể cá và mang, toàn thân bao phủ bởi đốm trắng, sau một vài ngày chúng lây lan sang các loài khác.

    Khi cá bị bệnh nên tách riêng bể khác. Sau đó ta nâng nhiệt độ trong bể cao hơn bể cũ trong khoảng ba hoặc 4 tuần (80 ° – 82 °F) và thêm thêm một số giọt malachite xanh vào cả hai bể nuôi cá. Nhiệt độ cao giúp làm giảm tuổi thọ của bệnh đốm trắng trên mặt đáy bể cá.

    Ngộ độc Amoniac

    Bệnh này dễ gây chết cá trong bể cá cảnh một cách nhanh chóng nhất. Chúng ta phải nhanh chóng cân bằng cá yếu tố không tốt trong bể. Ví dụ như việc cá ăn quá mức làm bộ lọc quá tải. Cần thay đổi nước khoảng 50% trong 3-4 ngày và thêm than hoạt tính vào bộ lọc trong khoảng 5 ngày.

    Khi cá bị ngộ độc sẽ bị mất cảm giác ngon miệng, cá bỏ ăn, thở nhanh và bị hôn mê. Nếu chắc chắn cá bị ngộ độc thì xét nghiệm nồng độ Nitrit và nirat nước trong bể cá.

    Bệnh rách vây và thối đuôi

    Trong điều kiện nước trong bể không tốt, các vi khuẩn sẽ phát triển nhanh chóng từ một chấn thương nhỏ trên cơ thể cá làm vây thối với những hiện tượng như vây bị thối, tia vây bị mủn ra xuất hiện những vết máu đỏ trên vây đối với cá cảnh.

    Khi cá bị bệnh ta cho vào bể cách ly, chữa trị bằng thuốc kháng sinh và làm sạch vết thương sử dụng nước axit nhẹ ( PH 6) giúp chữa lành nhanh. Cũng làm sạch bể cá với những thay đổi nước và xanh methylene, sau đó sử dụng than hoạt tính.

    Khi cá cảnh xảy ra những hiện tượng trên có thể giải quyết một số trường hợp với hóa chất, biện pháp khắc phục tại nhà:

    1) Methylene Blue: là một chất khử trùng được sử dụng để chữa bệnh dự phòng, hoặc để chữa sán, nấm.

    2) Malachite Green: được sử dụng cho bệnh đốm trắng và một số loại vi khuẩn khác.

    3) Muối: sử dụng rất tốt khi cá bị nấm. Bỏ cá cho 15-30 phút trong một bể cá cảnh với một nửa muỗng cà phê muối vào 3,5l nước.

    4) Formalin: có thể được sử dụng cho các ký sinh trùng bên ngoài. Bỏ cá trong 30 phút trong một bể với 1-4ml formalin trong 10.5l nước.

    5) Tỏi: cho các bệnh đường ruột, bạn có thể thêm miếng nhỏ của tỏi để thức ăn cho cá đối với một số ngày. Tỏi là một chất kháng khuẩn tự nhiên. Tất nhiên hãy nhớ thay nước thường xuyên hơn trong thời gian này.

    Hãy nhớ thay đổi nước sau khi điều trị kết thúc, và thêm carbon hoạt tính đặc biệt nếu bạn có các máy cho thức ăn trong hồ. Không thêm hoặc loại bỏ than hoạt tính trong điều trị! Trước khi điều trị lấy ra khỏi hồ cá ốc và các loài không xương sống khác.

    Luôn luôn đưa cá mới vào bể cách ly ngay cả khi cá cảnh trông khỏe mạnh, để chúng ở đó trong 20 ngày và kiểm tra tình trạng của chúng. Cá từ các cửa hàng có thể phát triển bệnh dẫn đến giết chết cá của bạn.

    Để ngăn chặn dịch bệnh, điều quan trọng là phải xác minh độ làm việc chính xác của các bộ lọc sinh học. Không vượt quá số lượng thức ăn cho cá, loại bỏ cá chết trong bộ lọc càng sớm càng tốt. Bạn còn phải nhớ để kiểm tra xem số lượng cá được cân đối với lượng nước: nếu số lượng cá quá cao là một trong những nguyên nhân đầu tiên của dịch bệnh.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Các Loại Bệnh Phổ Biến Ở Cá Betta Và Cách Điều Trị
  • Cách Chữa Bệnh Sình Bụng , Cách Chữa Bệnh Kỵ Màu , Cá Không Kè , Cách Giữ Trùng Cỏ , Làm Trùng Cỏ
  • Cách Chữa Bệnh Và Phòng Bệnh Xù Mang Cá Betta , Xù Vây Cá Betta
  • Nguyên Nhân Và Cách Phòng Trị Cá Betta Bị Nấm
  • Cách Phân Biệt Cá Betta Trống Và Cá Betta Mái

Kinh Nghiệm Nuôi Betta Trong Bể Cá Cảnh

--- Bài mới hơn ---

  • Tìm Hiểu Về Bệnh Đốm Đỏ (Rsd) Trên Cá
  • Hướng Dẫn Điều Trị Bệnh Nấm Cho Cá Dĩa
  • Những Bệnh Nấm Hay Gặp Ở Cá Cảnh
  • Bệnh Nấm Thủy Mi Trên Cá
  • 3 Bệnh Nghiêm Trọng Trên Cá Rô Phi
  • Thức ăn : Tốt nhất là nên cho ăn trùn chỉ. Đây là loại thức ăn bổ dưỡng, giúp cá phát triển toàn diện, dễ tìm và rẻ. Nếu biết cách, sẽ trữ được đến 4 ngày.

    Cách rửa và trữ trùn chỉ : Khi mua trùn về, cho vào thau. Cho nước sạch vào, dùng tay khuấy cho trùn rã ra. Tay khuấy nước tạo thành vòng xoáy mạnh để những thứ dơ bẩn dính trong mớ trùn bong ra. Sau đó bạn để lắng trong 1 phút rồi xả bỏ nước đó. Làm lại như thế thêm một lần nữa rồi cho nước mới vào gần đầy thau. Cho sủi khí 24/24. Những lần thay nước sau, không cần khuấy nước nữa mà chỉ cần vớt trùn ra, đổ bỏ lớp trùn đã chết, cho nước mới vào và lại thả trùn vào trở lại. Mỗi ngày, trước mỗi lần cho ăn ta phải thay nước trùn chỉ để đảm bảo vệ sinh nguồn thức ăn, một trong những yếu tố quan trọng trong việc nuôi Betta cảnh.

    Nước nuôi cá Betta : nếu dùng nước máy thì nước phải được phơi ngoài trời ít nhất là 24h trước khi sử dụng

    Chế độ thay nước : không nên có quan niệm cứng ngắt về chu kỳ thay nước cá. Chu kỳ này thay đổi theo tình trạng nước máy ban đầu, sức khỏe của cá và một số yếu tố ngoại cảnh như nơi đặt để cá có gần nơi ánh sáng mạnh hay yếu, có nhiều bụi bay vào hay không… Quan trọng là mỗi ngày khi ngắm cá, nên để ý xem có hồ nào nước ngã màu hay bị đục hơn những hồ khác hay không, ta sẽ ưu tiên thay những hồ này trước. Nếu không vấn đề gì thì trung bình mỗi tuần thay nước một lần là được.

    Để cá luôn khỏe và sung mãn : Bình thường, các hồ nuôi được che chắn bởi những tấm chặn để cá không thấy mặt nhau, tránh cho chúng không bị tổn thương khi phải tấn công vào thành hồ do bản năng hiếu chiến của chúng. Nhưng nếu ta không cho chúng thấy mặt nhau quá lâu cũng không tốt. Mỗi ngày, trước khi cho ăn, nên dành ra 5 phút cho chúng thấy mặt nhau và phùng mang kè nhau. Điều này giúp cá củng cố bản năng hiếu chiến của chúng và giúp bộ đuôi không bị xếp lại quá lâu, làm tăng nguy cơ dính đuôi. Điều này đặc biệt quan trọng đối với dòng cá Halfmoon, loài cá mang vẻ đẹp ở bộ đuôi xòe căng 1800.

    Lưu ý khi chọn nuôi Betta cảnh : đối với PKHM, độ căng 1800 của đuôi khá lâu bền. Nhưng đối với HM đuôi dài thì độ căng đuôi phụ thuộc nhiều vào độ tuổi của cá và môi trường sống của chúng. Do đó nước nuôi cá HM phải sạch, đảm bảo không có vi khuẩn có hại cho cá. Và khi ta chọn mua HM để nuôi, ta nên chọn cá còn tơ (khoảng 3 hay 4 tháng tuổi), bởi vì độ bung đuôi đẹp nhất của cá thường kéo dài từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 9 là tối đa, nghĩa là ta chỉ có thể sở hữu một chú HM đẹp trong vòng trung bình nửa năm. Đây cũng là điều khiến cho nhiều bạn tìm đến với cá Plakat HM, một loài có độ căng đuôi lâu bền hơn HM đuôi dài. Riêng mình nghĩ, cả HM và PKHM đều có nét hút hồn riêng của chúng, một bên là nét đẹp thướt tha, uyển chuyển đầy quyến rủ, một bên là linh hoạt mạnh mẽ đầy sức sống.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Cận Cảnh Cá Betta ‘đẹp, Lạ’ Sặc Sỡ Sắc Màu
  • Câu Cá Ở Biển Vũng Tàu
  • 10 Loài Cá Mục Tiêu Hàng Đầu Của Những Tay Săn Cá Biển Khơi Mỹ
  • Khó Khăn Đời Thợ Săn Cá Cảnh Biển
  • Khó Khăn Và Giải Pháp Cho Nghề Nuôi Cá Cảnh

Vấn Đề Gặp Của Bể Cá Cảnh Betta

--- Bài mới hơn ---

  • Bệnh Thường Gặp Cá Chép Nhật Bạn Cần Biết
  • Cá Cảnh Bị Nấm Bệnh Và Cách Chữa Trị
  • Giải Đáp Về Nguyên Nhân Cá Bị Nấm Và Cách Phòng Trị
  • Cách Xử Lý Nước Hồ Cá Cảnh Bị Đục, Rêu Xanh, Nấm Hiệu Quả Nhất
  • Các Bệnh Cá Cảnh Thường Gặp Và Cách Trị Bệnh Cho Cá Cảnh
  • Vấn đề gặp của bể cá cảnh betta, Trong quá trình nuôi cá Betta, sau 1 thời gian dài thế nào các bạn cũng sẽ đến vấn đề ” Mình muốn ép 1 cặp cá cho vui “

    – Trong quá trình nuôi cá Betta, sau 1 thời gian dài thế nào các bạn cũng sẽ đến vấn đề ” Mình muốn ép 1 cặp cá cho vui ” .Thế là các bạn chạy đi lùng sục tất tần tật những nơi có thể kiếm được một chú cá mái đẹp và chuẩn để ép

    – Thế nhưng thoạt nhìn những nhà lai tạo có tiếng các bạn cứ nghĩ là ép cá rất dễ, vấn đề chỉ nan giải ở giai đoạn làm sao nuôi cá con lớn lên và số lượng là bao nhiêu mà thôi. Điều này cũng có thể đúng nhưng cũng thực sự khó khăn cho bạn nếu bạn nằm trong trường hợp này : Bạn chỉ có duy nhất 1 cặp cá giống loại màu sắc hay hình dạng bạn thích mà bạn cho chúng ép hoài mà vẫn không thành công. Đó thật sự là 1 vấn đề cần phải quan tâm

    – Một chú cá mái đẹp giá rất mắc thế nhưng để sở hữu được nó thì đâu phải dễ dàng gì và đâu phải có sẵn cho bạn lựa chọn bất kỳ lúc nào mà có khi bạn phải chờ đợi hay đặt hàng 1 thời gian dài mới có con mái ưng ý ( mặc dù bạn đang sỡ hữu 1 chú cá trống rất đẹp và đang nôn nóng cho lai tạo ).

    – Thế nhưng 1 số nhà lai tạo lại chỉ bán ra cá mái có hình thể và tháng tuổi còn non ( 1 điều làm nản những người nóng vội ). Lúc này bạn phải đem về chăm sóc thêm 1 thời gian dài mới có thể cho lại tạo được, quá trình nuôi thúc chúng mang trứng quả là 1 kỳ công, bạn phải chăm sóc chúng kỹ đến dường nào nhằm mong muốn chúng sẽ cho mình những ông chủ yêu cá của chúng 1 bầy con thật đông đúc và khoẻ mạnh. Một chặng đường gian nan trước khi có thể cho lai tạo từ bệnh tật đến những lý do khách quan như cá nhảy ra ngoài hay thời tiết thay đổi đột ngột … mà chúng ta cần tránh cho chúng

    – Thế rồi ngày chúng ta mong đợi nhiều nhất đã đến, lúc này cá đã căng trứng và có thể đẻ. Bao hy vọng dồn vào chúng từ việc chuẩn bị hồ ép và cả thức ăn trước cho lũ cá con đều được quan tâm. Lúc này các bạn , tất cả chúng ta ai cũng mong muốn chúng ép thành công. Thế nhưng có 1 điều sẽ dễ làm các bạn hụt hẫng trong quá trình lai tạo. Lúc này có nhiều vấn đề xảy ra trong hồ ép , sau đây là 1 số trừơng hợp các bạn tham khảo qua xem đó là 1 kinh nghiệm vì hầu như tất cả những người ép cá Betta dù sớm hay muộn cũng gặp phải trường hợp này :

    + Cá trống mất khả năng sinh sản ( ko cuộn quanh người cá mái được , cá quá dữ chỉ biết cắn, rượt cá mái, cá đẻ rồi nhưng ko biết giữ trứng,cá trống ăn trứng, trứng ko nở, trừơng hợp khác là cá con nở nhưng cá trống lại không biết cách chăm con)

    + Cá mái căng trứng nhưng không chịu đẻ

    + Cá mái quá dữ , đánh cá trống chạy mất dép 

    + Cá mái ăn trứng trong lúc sinh sản

    – Trường hợp cá trống còn khá non và nhỏ con hơn cá mái ½ thì chúng ta vẫn có thể cho ép bình thường (khi cần giữ dòng cá gấp ) nếu như cá trống ko bị cá mái đánh bại

    – Chỉ một vấn đề nhỏ trong việc lai tạo cá Betta thôi mà đã có rất nhiều vấn đề phát sinh rồi thì các bạn có thể thấy chúng không hoàn toàn dễ lai tạo như các bạn nghĩ. Một kinh nghiệm của tôi và của nhiều người bạn sau nhiều năm chơi Betta và cá lia thia chọi của mình đúc kết ra rằng thông thường những cá thể chọi bình thường chúng ta cho lai rất dễ, cá trống và mái đều sinh sản rất tốt nhưng khi chuyển qua Betta cảnh thì một vấn đề gặp phải là cho chúng sinh sản thực sự là một vấn đề nan giải. Những chú Betta cảnh càng đẹp thì lại càng khó lai tạo, điều này có thể lý giải 1 cách dân dã như anh em chơi Betta chúng tôi hay nghĩ là : có lẽ do khi lai tạo chúng ta đã quá chú tâm đến hình dáng màu sắc của chúng mà vô tình làm thái hoá đi bản năng tự nhiên, khả năng sinh sản, chăm con của chúng. Vì vậy khi lại tạo 1 dòng nào chúng ta ưa thích thì 1 điều khá quan trọng là : Khả năng sinh sản và chăm con của những con cá cha mẹ đó như thế nào để chúng ta còn suy nghĩ có nên tiếp tục 1 dòng cá KHÓ KHĂN trong sinh sản đó không.

    Nguồn betta.ketviet

    --- Bài cũ hơn ---

  • Bể Cá Cảnh Betta Cẩm Thạch (Marble)
  • Bể Cá Cảnh Betta Khổng Lồ
  • Setup Và Chăm Sóc Bể Cá Cảnh
  • Độc Đáo Nghề Lặn Biển Săn Cá Cảnh
  • Mong Manh Đời Thợ Săn Cá Cảnh Biển

Cá Cảnh Đẹp, Cá Betta, Cá Xiêm, Cá Đá

--- Bài mới hơn ---

  • Cách Chọn Cá Betta Khỏe Và Phân Biệt Giới Tính Cá
  • Các Bệnh Thường Gặp Ở Cá Betta Và Phương Pháp Điều Trị
  • Cá Betta Có Nguồn Gốc Từ Đâu Và Cách Nuôi, Cho Ăn Để Cá Xiêm Đẹp
  • Làm Thế Nào Để Có Một Con Cá Đá, Cá Chọi Hay ?
  • Giá Cá Betta Bao Nhiêu Tiền 1 Con Ngày Hôm Nay 2022
  • Cá Betta hay còn gọi là Cá Xiêm là một loài Cá Đá, những con cá trống betta gặp nhau là sẽ đánh nhau như là bản chất di truyền của chúng rồi, cá betta ngày nay được lai tạo ra rất nhiều hình dạng đuôi và màu sắc đẹp có thể nuôi làm cảnh rất bắt mắt không chỉ đơn thuần là để đá cá như cá xiêm hồi xưa. Thông tin chung – General information

    Tên khoa học: Betta spp.

    Tên Tiếng Anh: Betta

    Tên Tiếng Việt: Xiêm; Đá

    Nguồn cá: Sản xuất nội địa

    Chi tiết phân loại:

    Bộ: Perciformes (bộ cá vược)

    Họ: Osphronemidae (họ cá tai tượng)

    Thuộc loài: Nguồn gốc cá xiêm thuộc loài Betta splendens Regan, 1910, trải qua hàng trăm năm chọn lọc và lai tạo, hiện rất hiếm và khó xác định loài cá xiêm thuần chủng trên thị trường. Các loài có thể lai tạo hay tạp giao bao gồm: B. smaragdina Ladiges, 1972; B. imbellis Ladiges, 1975; B. stiktos Tan & Ng, 2005; B. taeniata Regan, 1910; B. pugnax (Cantor, 1849); B. coccina Vierke, 1979 …

    Tên tiếng Việt khác: Lia thia; Thia xiêm; Chọi; Phướn

    Tên tiếng Anh khác: Siamese fighting fish; Fighting fish

    Nguồn gốc: Nguồn cá từ khai thác tự nhiên (lia thia đồng) và nhập nội (lia thia xiêm) cách đây hơn 100 năm theo chân các thương lái người Hoa (Đoàn Khắc Độ, 2007). Cá đã sản xuất giống phổ biến trong nước từ thập niên 40 – 50

    Đặc điểm sinh học – Biology

    Phân bố: Một số nước Đông Nam Á …

    Chiều dài cá (cm): 5 – 7,5

    Nhiệt độ nước (C): 24 – 30

    Độ cứng nước (dH): 5 – 20

    Độ pH: 6,0 – 8,0

    Tính ăn: Ăn tạp

    Hình thức sinh sản: Đẻ trứng

    Chi tiết đặc điểm sinh học:

    Phân bố: Đông Nam Á: Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Brunei, Việt Nam …

    Tầng nước ở: Mọi tầng nước

    Sinh sản: Cá dễ sinh sản, đẻ trứng tổ bọt. Cá đực chăm sóc tổ trứng và cá con, cần tách cá cái ra riêng để tránh cá mẹ ăn trứng. Trứng nở sau 24 – 48 giờ, cá bột tiêu hết noãn hoàng sau 2 – 3 ngày. Cá bột có cỡ miệng nhỏ thích hợp ăn luân trùng, bo bo …

    Kỹ thuật nuôi – Culture technology

    Thể tích bể nuôi (L): 50 (L)

    Hình thức nuôi: Ghép

    Nuôi trong hồ rong:

    Yêu cầu ánh sáng: Vừa

    Yêu cầu lọc nước: Ít

    Yêu cầu sục khí: Ít

    Loại thức ăn: Phiêu sinh động vật, cung quăng, trùng chỉ, ấu trùng côn trùng ….

    Tình trạng nhiễm bệnh: Chi tiết kỹ thuật nuôi:

    Chiều dài bể: 30 – 40 cm

    Thiết kế bể: Cá chịu được môi trường sống chật hẹp và không cần sục khí nhờ cá có cơ quan hô hấp phụ. Cá đực rất hiếu chiến nên cần nuôi riêng, hoặc nuôi một cá đực với nhiều cá cái. Mặc dù nhiều cửa hàng thường giữ cá đực trong các hũ keo hay lọ thủy tinh, nên chọn bể nuôi có thể tích nước tối thiểu 12 lít để có môi trường nuôi ổn định. Bể có nắp đậy, nước tĩnh, ánh sáng yếu với một ít cây thủy sinh và thực vật nổi.

    Chăm sóc: Cá khỏe, dễ nuôi, thích hợp cho người mới nuôi chơi cá cảnh.

    Thức ăn: Cá ăn tạp thiên về động vật, thức ăn là phiêu sinh động vật, cung quăng, trùng chỉ, ấu trùng côn trùng ….

    --- Bài cũ hơn ---

  • Tổng Quan Về Cá Đá Xiêm Hay Plakat Thái
  • Cách Nuôi Cá Xiêm Trong Bể Lớn Nhanh Khỏe Mạnh, Đẻ Nhiều
  • Xung Quanh Chuyện Về Cá Sấu Xiêm Khổng Lồ Ở Vn
  • Tìm Lại Dấu Tích Cá Sấu Xiêm
  • Sinh Sản Cá Xiêm Đá: Sử Dụng Trùn Chỉ Đúng Cách

Sự Đa Dạng Đuôi Của Loài Cá Betta Cảnh

--- Bài mới hơn ---

  • Cách Nuôi Dưỡng Để Cá Betta Đạt Kích Thước Lớn Bất Thường
  • Thức Ăn Cho Cá Betta Sakura Gold 35% Protein 20 Gram
  • Cách Lựa Chọn Nơi Bán Cá Betta Ở Hà Nội.
  • Các Dạng Đuôi Cá Betta Mái
  • Các Loài Cá Betta Hoang Dã
  • + Cá betta Short tail (St – Đuôi ngắn):

    Ngay từ xa xưa các chú cá Betta đều có dạng đuôi ngắn

    + Cá betta Veil tail (Đuôi màn):

    Cá đuôi màn xuất hiện sau một thời gian dài bởi các nhà lai tạo cá Betta và nó đã chiếm lĩnh một phần lớn thị trường Betta trong thời gian khá dài.

    + Cá betta Roundtail (Đuôi quạt):

    Dạng đuôi này là tiền đề cho loại đuôi Delta sau này. Đây là một bước tiến quan trọng của các nhà lai tạo+ Delta Tail (Đuôi Tam giác):

    Đây là một dạng đuôi đẹp và lạ khi nó vừa xuất hiện bởi nhiều lý do : cạnh đuôi thẳng và đuôi có hình gần như tam giác, góc đuôi này nếu mở to và rộng bản ra trên 150 độ có thể được gọi là super delta và hơn nữa khi đạt 180 độ trở lên được gọi là Halfmoon hay Over Halfmoon.

    + Cá betta Đuôi Super Delta:

    Đây là dạng đuôi tương tự như Delta nhưng với bản đuôi to hơn và đạt góc mở rộng hơn Delta, có thể lên 170 độ hoặc hơn.Super Delta còn được gọi là “Halfmoon Geno” bởi vì nó mang cùng gen với Halfmoon.

    + Cá betta Halfmoon (Đuôi nửa vầng trăng):

    Cách đây chỉ khoảng 4-5 năm, Halfmoon là một dòng cá rất hiếm và quý, ngày nay với sự miết mài lai tạo của các nhà lai tạo Halfmoon đã có gần như đầy đủ các màu và giống cá, và là dòng cá tiêu chuẩn nhất trong tất cả các giống Betta đuôi dài hiện nay. Như tên gọi của nó đuôi Halfmoon có hình nửa vòng tròn đạt đến 180 độ hoặc hơn.

    + Cá betta Doubletail (DT – Đuôi kép):

    Cá đuôi kép là một dang cá đột biến, bình thường cá có 1 vây đuôi thì ở cá đuôi kép có 2 vây đuôi tại gốc đuôi, hơn nữa vây lưng của cá đuôi kép có hình dạng đối xứng với vây hậu môn mà không có dòng cá nào có được hình dạng như vậy.

    + Cá betta Combtail (Đuôi lược):

    Đuôi lược là dạng đuôi có các tia nhú ra ngoài màng đuôi, đây là loại cá có thể được tạo ra dễ dàng bằng cách lai 1 chú cá đuôi tưa và cá bình thường

    + Cá betta Crowntail (CT-Crowntail):

    Đây là dòng cá của vùng Viễn Đông. Được lưạ chọn từ quá trình lai tạo giữa các giống Betta cho ra một dòng Betta Combtail mang tính trạng trội nổi bật đó là con Crowntail đầu tiên. Với các tua dài nhìn nổi bật. Giống Crowntail được phát hiện là con Crowntail có một chót, cho đến ngày nay Crowntail có nhiều chót hơn (2, 3, 4 và cả 8 chót).

    + Cá betta Rosetail (đuôi hoa):

    Rose tail là một dạng đuôi được tạo thành do quá trình tuyển chọn đuôi của các nhà lai tạo, nó có giá trị cao trong việc cải thiện đuôi cho các con cá chia đuôi yếu (chia 2) tuy nhiên vẫn có rất nhiều nhà lai tạo ngại sử dụng dòng cá đuôi hoa này vì tính ổn định của chúng. Đây vẫn còn là 1 dạng đuôi gây tranh cãi. Tuy nhiên có thể nói đây vẫn là một dạng đuôi với chia đuôi cực tốt và nhiều dẫn đến vây đuôi của cá bị xếp lớp như cánh hoa chồng lên nhau hoặc bị triệt tiêu cả màng đuôi.

    Ngoài các dạng đuôi trên vẫn còn một số dạng đuôi khác mà các bạn gặp phải trong lai tạo, tuy nhiên đó cũng chỉ là các dạng đuôi bị lỗi từ các dạng đuôi trên mà ra.

    Nguồn ketviet

    --- Bài cũ hơn ---

  • Lai Tạo Dòng Cá Betta Hai Đuôi (Đuôi Kép
  • Bệnh Thường Gặp Của Cá Cảnh Betta
  • Các Loại Bệnh Phổ Biến Ở Cá Betta Và Cách Điều Trị
  • Cách Chữa Bệnh Sình Bụng , Cách Chữa Bệnh Kỵ Màu , Cá Không Kè , Cách Giữ Trùng Cỏ , Làm Trùng Cỏ
  • Cách Chữa Bệnh Và Phòng Bệnh Xù Mang Cá Betta , Xù Vây Cá Betta

Tổng Hợp, Phân Loại Cá Betta Rồng, Cá Sim Cảnh

--- Bài mới hơn ---

  • Người Lai Tạo Cá Betta Rồng Đầu Tiên Tại Việt Nam
  • Bệnh Đốm Trắng Ở Cá Betta Và Cách Điều Trị
  • Cho Cá Betta Bột Ăn Artemia ; Phương Pháp Ấp Và Khái Niệm Về Artemia
  • Cá Betta Ăn Những Thức Ăn Gì Để Cá Khỏe Mạnh, Lớn Nhanh, Lên Màu Đẹp
  • Vấn Đề Lai Tạo Và Cách Ép Cá Betta
  • Tổng hợp, Phân loại cá betta rồng, cá sim cảnh, Betta Dragon (Cá mang vảy rồng) được phát triển lai tạo rất đa dạng về hình dạng và màu sắc, một số màu sắc của dòng Betta Dragon này mà chúng ta hay gặp

    + Beta Rồng đỏ (Red Dragon)

    Thân cá có các lớp sắc tố màu trắng đục phủ rất dày bao phủ kín thân và nắp mang có khi lên trên đầu (full), một số có ánh kim làm nổi bật nền trắng của cá. Các vây lưng, vây đuôi, vây hậu môn (có khi lên tới vây bơi) đều có màu đỏ với các màng chia đuôi màu trắng ánh kim. 1 con rồng đỏ đẹp khi các vây của cá mang 1 màu đều như nhau và tách biệt rõ với màu thân cá.

    + Rồng đỏ viền bướm (Red Dragon Butterfly)

    + Rồng cam (Orange Dragon)

    Cũng giống như rồng đỏ, cá rồng cam cũng có các lớp trắng phủ trên thân và vây bơi màu cam, tuy nhiên do đây là giống rất mới, các nhà lai tạo đang trong quá trình làm ổn định màu cam nên 1 con rồng cam xuất sắc hiện vẫn còn là mơ ước.

    + Beta Rồng vàng (Gold Dragon)

    Rồng vàng căn bản được tạo thành 1 cách nhanh chóng nhờ gen nr (gen mất đỏ) xuất hiện đồng hợp lặn trong 1 con cá betta rồng đỏ, người ta có thể tiến hành lai tạo betta rồng đỏ bằng nhiều cách từ những chú betta rồng có sẵn. Cá betta rồng vàng có màu thân vàng và lớp vảy trắng đục hay trắng ánh kim rất đẹp, riêng betta rồng vàng và rồng trắng có bộ vây cùng màu sắc với thân, ở đây cá betta rồng vàng có vây lưng ,đuôi,vây bụng,ngực và vây hậu môn màu vàng

    + Rồng màu thân dứa (Pineapple Dragon)

    Đây cũng là 1 dạng của Betta rồng vàng nhưng thân vẫn còn nhiễm đen như mắc dứa, nếu lớp vẩy cá dày lên (lớp trắng) thì chúng ta rất khó phân biệt với rồng vàng tuy nhiên đặc điểm nhận dạng dễ dàng nhất vẫn là thân sậm đen ở bụng.

    + Rồng trắng (White Dragon)

    Cách sắp xếp sắc tố như rồng đỏ và rồng vàng nhưng khác nhau bởi màu sắc của các vây và kỳ. Các vây lưng, vây đuôi và vây hậu môn mang màu trắng.

    + Rồng đen (Black Dragon)

    Một giống rồng đang rất “hot” rất được nhiều người săn tìm bởi nét đẹp “lạnh lùng” nhưng sang trọng của nó. Thân cá có các lớp sắc tố màu trắng đục phủ rất dày bao phủ kín thân và nắp mang có khi lên trên đầu (full), và trên lớp trắng đó là 1 lớp ánh kim dày màu tối, đó là nền của màu Black Copper.Điểm khác biệt lớn của rồng đen hiện tại là các vây lưng, vây đuôi, vây hậu môn đều có màu đen với các màng chia đuôi mang màu sắc của thân cá. 1 con rồng đen đẹp khi các vây của cá mang 1 màu đen đều như nhau và tách biệt rõ với màu thân cá.

    + Cá Beta Rồng xanh (Green hay Blue Dragon)

    Cách phân bố màu sắc cũng như rồng đỏ và các loại khác tuy nhiên trên thân cá phía trên lớp trắng đục rất dày lại phủ lên thêm 1 lớp ánh kim : màu green, turquoise, steel, royal blue… làm cho rồng xanh thêm nét quyến rũ.Các tia vây màu đỏ nằm xen lẫn các màng vâyi màu xanh ngọc tạo nên sự hài hòa và tăng thêm nét độc đáo của nó. Một số con có lớp ánh kim dày phủ lên cả mắt nhìn rất đẹp.

    + Beta Rồng xanh dương viền đen (Black Lace Dragon)

    Đây là một trong những chú cá tham gia trong quá trình tạo ra rồng đen, Rồng Black lace có thân màu Blue nằm trên lớp trắng đục dưới vảy và nền đen căn bản của dòng Black Lace, các vây cá viền đen đậm xung quanh các tia vây màu blue

    + Rồng ánh đồng (Copper Dragon)

    Copper Dragon có sự phân bố màu sắc như Black Dragon nhưng thay vào đó các sắc tố đen ở vây và thân sẽ mang màu đỏ sậm.

    + Rồng ánh đồng hơi mù tạc (Copper Gas Dragon)

    Một cặp gen nr đã làm thay đổi 1 chú Copper Dragon thành Copper Gas Dragon, thay vì màu đỏ của vây với các tia vây màu copper thì chú cá này mang màu vàng của màng vây và tia vây mang màu copper

    + Rồng hơi mù tạc (Mustard Gas Dragon)

    Gen Mustard Gas tái tổ hợp lặn trong cơ thể 1 con cá Betta rồng làm cho nó có màu Mustard Gas và mang vảy rồng. Lớp sắc tố màu Blue (hay Green) phủ trên lớp trắng dày trên thân và các màng vây màu vàng làm cho nó có sự tương phản rõ rệt.

    Nguồn betta.ketviet

    --- Bài cũ hơn ---

  • Bí Quyết Lai Tạo Marble
  • Kinh Nghiệm Mua Bán Cá Betta Như Thế Nào Là Tốt Nhất?
  • Tổng Hợp Các Dòng Betta Đẹp Phổ Biến Có Hình Ảnh
  • Ngắm Bộ Ảnh Cá Betta Tuyệt Đẹp Của Nhiếp Ảnh Gia 8X Hn
  • Cách Lai Tạo Cá Betta ; Cách Ép Đẻ Cá Betta ; Cách Nhân Giống Cá Betta Cơ Bản

Cận Cảnh Cá Betta ‘đẹp, Lạ’ Sặc Sỡ Sắc Màu

--- Bài mới hơn ---

  • Kinh Nghiệm Nuôi Betta Trong Bể Cá Cảnh
  • Tìm Hiểu Về Bệnh Đốm Đỏ (Rsd) Trên Cá
  • Hướng Dẫn Điều Trị Bệnh Nấm Cho Cá Dĩa
  • Những Bệnh Nấm Hay Gặp Ở Cá Cảnh
  • Bệnh Nấm Thủy Mi Trên Cá
  • Trần Tấn Phát (20 tuổi, ngụ huyện Nhà Bè) chia sẻ ” Trước kia mình cũng được dịp thấy những con cá betta cực kỳ đẹp và lạ từ người bạn, nhưng chưa được sở hữu và tận tay chăm sóc một chú cá nào. Gần đây thấy các bạn của mình mua về nuôi, nên mình cũng nuôi theo. Thú vị nhất khi nuôi cá betta là quá trình nuôi dưỡng, lai tạo ra sao để thế hệ sau vượt trội về hình dáng và màu sắc hơn thế hệ trước”.

    Vào thời điểm hiện nay, cá betta có rất nhiều chủng loại khác nhau vì theo những dân sành chơi cá, nghệ thuật nuôi dưỡng cá betta là để lai tạo ra những giống mới, đẹp và lạ hơn các thế hệ trước. Khi chơi cá betta, dân chơi thường chú trọng vào hình dáng của đuôi cá để phân loại, một số loại cá betta hiện nay được các bạn trẻ ưa chuộng có thể kể như: Short tail (St – Đuôi ngắn), Veil tail (Đuôi màn), Roundtail (Đuôi quạt), Đuôi Super Delta, Halfmoon (Đuôi nửa vầng trăng), Doubletail (DT – Đuôi kép), Combtail (Đuôi lược), Crowntail (CT-Crowntail), Rosetail (đuôi hoa), betta fancy koi,….. Ngoài ra, hiện nay còn có 1 số loại cá betta có xuất xứ từ Thái Lan, được 1 số tay chơi xách tay về nước. Những chú cá betta “ngoại nhập” thường độc đáo và có giá cao.

    “Những con cá có xuất xứ từ Thái Lan được xách tay về nước, cá Thái đa dạng màu sắc hơn, nên rất được ưa chuộng. Trung bình giá có thể từ vài trăm nghìn hoặc lên đến hàng triệu đồng/con, tùy vào kích cỡ và màu sắc”, Ngọc Quí (ngụ quận 7), cho biết.

    Được biết hiện nay, dân chơi cá betta thường tự trang bị nơi nuôi cá tại nhà, nếu có nhu cầu bán, sẽ lên những fanpage trên mạng xã hội để trao đổi, mua bán. Thông thường, giá cá betta được mua bán từ khoảng 50 – 100 nghìn đồng/ con. Tuy nhiên, cũng có những chú betta được rao bán với giá vài trăm nghìn đồng.

    Theo 1 dân chơi cá, sở dĩ nhiều người chuộng chơi cá betta vì do sức sống của loài cá này vốn dẻo dai. Có thể vận chuyển tốt ở quãng đường xa mà không ngại có bị đuối sức hoặc chết, vì vậy, người chơi có thể tự do vận chuyển mua bán khắp cả nước. Hiện nay, rất nhiều bạn đã bỏ chi phí để đầu tư lai tạo giống betta để buôn bán.

    “Giá mỗi đàn cá betta 3 tháng tuổi có thể từ 300 – 500 nghìn đồng. Vì công bỏ ra không nhiều. Cá chỉ ăn lăng quăng hoặc bobo (1 loài thủy sinh), nên mình chỉ cần mua hoặc vớt để nuôi cá. Sau vài tháng là có vài đàn cá. Nuôi cá betta không sợ ế đâu” – Ngọc Quí tiết lộ.

    Theo chia sẻ của 1 số bạn chuyên kinh doanh cá betta ở quy mô gia đình cho biết, hiện thị trường cá betta không hề giảm nhiệt. Dân chơi vẫn rất ưa chuộng vì cá rất dễ nuôi và chăm sóc. Ngoài ra, màu sắc và hình dáng cũng làm dân chơi mê tít. Hiện, nhiều bạn có ý tưởng kinh doanh đã tìm cách xách tay cá betta từ Thái Lan về để bán lại cho những khách có nhu cầu.

    Ngoài xem việc nuôi cá betta làm cảnh, nhiều bạn trẻ hiện nay vẫn đang thực hiện giấc mơ lai tạo để cho ra đời 1 thế hệ cá mới thu hút hơn và độc đáo hơn.

    Trần Tấn Phát ( 20 tuổi, ngụ huyện Nhà Bè) đang chăm sóc đàn cá của mình.

    Có bạn còn đầu tư cả giá để nuôi cá.

    Việc lai tạo giống mới là niềm đam mê của nhiều dân chơi cá betta.

    1 tổ cá betta, thông thường cá trống sẽ giữ nhiệm vụ trông giữ con.

    Để chăm sóc cá, cần phải có kĩ thuật và dùng thêm thuốc để ngừa bệnh cho cá.

    Trên các fanpage, việc mua bán, trao đổi, đấu giá cá betta và những vật dụng để nuôi cá được diễn ra sôi nổi.

    Một số loại cá betta độc đáo.

    Hữu Huy

    --- Bài cũ hơn ---

  • Câu Cá Ở Biển Vũng Tàu
  • 10 Loài Cá Mục Tiêu Hàng Đầu Của Những Tay Săn Cá Biển Khơi Mỹ
  • Khó Khăn Đời Thợ Săn Cá Cảnh Biển
  • Khó Khăn Và Giải Pháp Cho Nghề Nuôi Cá Cảnh
  • Các Loại Cá Cảnh Dễ Sinh Sản

Cá Betta, Loài Cá Cảnh Đẹp Mang Nhiều Giá Trị

--- Bài mới hơn ---

  • Trẻ Biếng Ăn 4 Tháng Tuổi Phải Làm Sao ?
  • Thức Ăn Cho Cá Betta, Xiêm Chọi
  • Cá Hồng Két Ăn Gì, Đẻ Trứng Bao Lâu Thì Nở, Cách Nuôi Chuẩn
  • Cá Vàng Đẻ Con Hay Đẻ Trứng? Quá Trình Sinh Sản Của Cá Vàng Như Thế Nào? ” Ranchu Việt Nam
  • Nghệ Nhân Chia Sẻ Kinh Nghiệm Lai Tạo Cá Betta Rồng
  • Cá betta còn có một vài tên gọi khác là cá lia thìa, cá đá, hay cá chọi. Loài cá cảnh đẹp này lần đầu tiên được tìm thấy tại các vùng nước nông ở Thái Lan.

    Cá betta có hình dáng khá đẹp, với màu sắc rực rỡ, đặc biệt là với chiếc đuôi xòe rộng trông thật ấn tượng. Đặc tính của cá betta là khi trưởng thành chúng thường hay đá nhau, vì thế mà trẻ em và người lớn đều thích nuôi để làm thú tiêu khiển.

    Tên khoa học: Betta Splendens Họ: Belontiidae Nguồn gốc: Thai Lan Kích cỡ khi trưởng thành: 7cm Tuổi thọ: 2-3 năm

    Tầng nước: thích sống ở tầng nước trên Kích cỡ bể nuôi: tối thiểu là 15 lít nước Chế độ ăn: thích nhất là mồi sống, có thể ăn thức ăn đông lạnh hay viên nhỏ

    Đặc điểm sinh sản: là loài đẻ trứng, làm tổ bằng bọt khí

    Độ PH: 6.8 – 7.4 Nhiệt độ nước: 24-30°C

    Cá betta được tìm thấy ở các nước Thái Lan, Việt Nam, Mã Lai, Campuchia, Indo­nesia và một số vùng ở Trung Quốc. Ngoài môi trường hoang dã, cá betta thích sống trên các cánh đồng lúa, các ao nước nông, thậm chí tại các dòng suối có dòng nước chảy chậm. Những nơi này nước thường có màu đục vì có nhiều bùn nên không phải là môi trường sống lý tưởng cho cá betta, nhưng cũng nhờ vậy mà cá betta có tính chịu đựng được môi trường sống khắc nghiệt rất cao.

    Nhiều người nuôi cá betta không những chỉ để chiêm ngưỡng mà còn để đem thi đấu. Xét ở góc độ nuôi làm cảnh thì cá betta không thể so sánh với các loại cá quí tộc như cá dĩa, cá rồng, cá vàng. Nhưng, cá betta là loài cá đá có một không hai, chúng được nhiều người biết đến tại các hội chợ thi đấu cá diễn ra trên thế giới, nhất là ở Singapore. Tại hội chợ cá cảnh AQUARAMA 2005, số lượng cá betta từ các quốc gia mang về đây để tham dự đã bỏ xa các loài cá khác.

    Một đặc điểm nữa của loài cá betta là chúng có một cơ quan hô hấp rất đặc biệt gọi là labyrinth mà hầu hết các loài cá khác không có. Nhờ cơ quan này mà cá betta có thể hít không khí trực tiếp từ mặt nước. Cũng nhờ vậy mà cá betta có thể tồn tại trong môi trường sống chật hẹp, có lượng ô xy thấp như trong các hũ keo nhỏ.

    Cá betta có tính khí rất hung dữ, ngoài môi trường thiên nhiên chúng thường hay đánh duỗi đồng loại đi nơi khác. Nếu nuôi hai con cá betta trong hai hũ keo để gần nhau, chúng sẽ xòe vây đuôi để hăm dọa nhau. Cá betta trống thường lớn, có màu sắc rực rỡ hơn cá mái, đồng thời tính khí hung hăng hơn cá mái.

    Cá betta có hình dáng và màu sắc đa dạng. Bộ phận nổi bật nhất của cá betta là vây đuôi. Vây đuôi cũng có nhiều loại. Dựa theo dạng vây đuôi người ta phân loại cá betta ra thành 5 loại: Halfmoon; Crowntail; Plakat; Doubletail và Wildtype.

    Loại Halfmoon

    Halfmoon là loại cá betta đẹp nhất với độ mở của vây đuôi là 180°. Các loại cá betta có độ mở của vây đuôi từ 120 – 179° gọi là Super Delta, từ 90 – 120° gọi là Delta, từ 180° trở lên gọi là Over Halfmoon với màu sắc và độ xòe rộng khác nhau. Phong trào nuối cá đá đã xuất hiện từ rất lâu.

    Vào năm 1959 người ta đã cho nhân giống loại cá betta có vây đuôi khá rộng mà ngày nay gọi là Delta. Khoảng 20 năm sau, loại cá Super Delta được ra đời. Đến năm 1987, người ta đã nhân giống ra một loại cá betta có vây đuôi rộng tới 180°, và một nghệ nhân người Mỹ đã đặt tên cho loại cá này là Halfmoon (nửa vầng trăng).

    Halfmoon là loại cá rất khó nhân giống, ngay cả khi cá bố mẹ là loại Halfmoon thuần chủng 100% thì chỉ 10% cá con là Halfmoon, số còn lại là Super Delta vì vây đuôi chưa đạt đến 180°. Hiện nay, Halfmoon là loại cá có giá trị nhất trong các loại cá betta.

    Loại Crowntail

    Crowntail được phát hiện vào năm 1997 ở miền Tây Indonesia. Crowntail cũng thuộc loại Halfmoon nhưng có vây đuôi bị tưa trông giống như vương miệng của vua. Có 3 loại Crowntail: Single Crowntail, Double Crowntail và Double Double Crowntail.

    Loại Plakat (Fighter)

    Plakat là loại cá đá phổ biến nhất trong dòng họ cá betta. Plakat được phát hiện trên các cánh đồng lúa tại Thái Lan cách đây hàng trăm năm. Có 4 loại Plakat:

    1) Plakat đầu rắn thân dài (Channa Striata Bloch): loại cá này có tính khí rất hung dữ, có hàm răng rất sắc bén. Thân hình của Plakat khá dài, màu sắc pha tạp giữa đỏ, xanh lá cây và xanh dương. Đây là loại cá đá được ưa chuộng nhất hiện nay.

    2) Plakat đầu ngắn thân mập (Anabas Testudineus): loại này cỏ thân mình khá mập, đầu rất ngắn. Đa số có màu đơn sắc như xanh dương, đỏ, xanh lá cây. Vây và vảy có màu giống nhau, đặc biệt vảy rất dày nên khó bị đối thủ cắn thủng. Tuy nhiên, loại này có lối đá rất chậm nên ít được dân chơi cá đá ưa chuông.

    3) Plakat thân dài miệng cong (Chitala Ornata): loại này có hình dáng khá đẹp nhờ có thân mình thon thả, cân đối, vây hậu môn dài. Đây cũng là loại cá được Ưa chuông hiện nay.

    4) Plakat lai: loại cá này được lai tạo từ loài cá betta hoang dã với các loại cá vừa kể trên.

    Loại Doubletail

    Doubletail ra đời sau Halfmoon nhưng có hình dáng hấp dẫn hơn nhiều so vđi loại Halfmoon. Doubletail được xem là một chủng loại Halfmoon, và được gọi là Doubletail Halfmoon. Doubletail Halfmoon có 2 phần vây đuôi riêng biệt nhau nhưng phẩn này lại xếp chổng lên phẩn kia, thân mình ngắn và rắn chắc, vây hậu môn và vây lưng khá dài. Doubletail Halfmoon là loại cá chiếm vị trí cao nhất trong các loại cá betta.

    Loại Wildtype

    Đây là loại cá có màu sắc đẹp nhất trong các loại cá betta hoang dã. Loại này sống ở đảo Borneo thuộc Malaisia. Kích thước tối đa của Wildtype là 5cm. Đặc tính sinh sản của Wildtype giống như loài cá betta thuần chủng, nghĩa là con trống canh giữ trứng cho tới khi trứng nở thành cá con.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Đánh Giá Cá Đá, Cá Xiêm, Betta Chọi
  • Cá Cảnh Mang Thai Bao Lâu
  • 3 Loại Thức Ăn Cho Cá Cảnh Không Thể Bỏ Qua!
  • Những Chuyện Chưa Biết Về Cá Sấu Xiêm Khổng Lồ
  • Cách Nuôi Cá Betta Bột Ít Bị Chết Nhất