Top 11 # Cá Bò Gù Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Fcbarcelonavn.com

‘Tê Lưỡi’ Nếm Lòng Cá Bò Gù

Đã nghe danh những món ngon nức tiếng làm từ cá ngừ đại dương của Phú Yên nên lần đầu nhóm chúng tôi đến xứ cá ngừ trong hè này, nhất quyết phải nếm ít nhất vài món thật độc đáo mới chịu. Chỉ đợi đêm xuống là cả nhóm kéo nhau ra phố ẩm thực bờ kè Bạch Đằng (thành phố Tuy Hòa) vừa ngắm cảnh sông Đà Rằng lấp lánh đèn đêm, vừa nhâm nhi đặc sản cá bò gù.

Món khai vị đầu tiên là súp mắt cá ngừ, mỗi người được dọn một chén sứ có nắp đậy riêng đựng một mắt cá to bằng cả lòng bàn tay người lớn. Nước súp đủ vị béo từ mắt cá hòa với chút ngọt, chút chua của quả thơm và mùi thơm dịu của rau húng. Món thịt cá ngừ tươi giòn quấn với cải xanh, rau húng, tía tô ăn với mù tạt nghe mùi cay xộc lên tận đỉnh đầu đến quên hết sự đời.

Rồi đến những món hấp dẫn làm từ bộ đồ lòng của cá ngừ đại dương. Có lẽ bởi tính chịu thương chịu khó của người dân xứ nẫu và cũng bởi kích cỡ lớn của cá ngừ đại dương, nên nội tạng cá được chế biến thành những món ăn cực ngon. Có thưởng thức hết những món ngon từ phụ phẩm cá ngừ đại dương mới biết không ai sành ăn những món ngon từ lòng cá ngừ bằng người dân xứ này.

Rồi đến món lạ mà dân phố thị như tôi chưa từng nghe đến bao giờ: gỏi bao tử cá ngừ đại dương. Từ cha sinh mẹ đẻ tới giờ, tôi chỉ biết có món ruột cá lóc ăn beo béo bùi bùi, còn nghe món bao tử cá ngừ hơi ngần ngại, sợ nó có mùi tanh hay có vị khó ăn chăng? Ấy thế mà không hề tanh chút nào.

Miếng bao tử cá ngừ màu nâu sậm giòn tan béo bùi nơi đầu lưỡi xui mọi người cứ gắp tới tới đến khi hết cả đĩa mà không ai nghĩ đó là bao tử cá ngừ, xua tan đi nỗi ngại ngần khi ăn lòng cá. Và rồi cả bàn ai cũng tấm tắc khen hết lời. Mà nào có mỹ vị gì cao xa, cũng chỉ vài gắp xoài xanh trộn rau thơm, gia vị như khi ta làm các món gỏi thông thường khác, nhưng chính những miếng bao tử cá ngừ giòn tan đã nâng món gỏi lên hàng mỹ vị.

Không thể bỏ sót một món cá ngừ ngon kinh điển khác là lườn cá ngừ nướng muối ớt xanh. Lát cá ướp với ớt xanh rồi nướng trên bếp than hồng cho đến săn miếng cá thơm nức vàng ươm. Lá chanh thái chỉ và vài cọng rau húng quế, húng lủi và nước chấm ớt xanh giã với lá chanh xay nhuyễn, thế là đủ sướng tê mê cho từng miếng cá ngừ nướng dai giòn.

Nguồn bài viết: Báo NgoiSao.VN

“Câu” Nhà Lầu Từ Cá Bò Gù

Ở Nam Trung bộ có một làng câu cá bò gù (cá ngừ đại dương) được ngư dân đánh giá lớn nhất Đông Nam Á. Dân biển ví rằng, những thợ câu cá bò gù ở làng Thiện Chánh (xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn, Bình Định) ra biển là “câu” nhà lầu, biệt phủ và cuộc sống vương giả. Trở lại nơi đây trong những ngày cuối năm 2018, chúng tôi bị choáng ngợp bởi vẻ hào nhoáng, sung túc của làng.

Thợ câu thôn Thiện Chánh 2 bán cá bò gù câu được ở vùng biển Hoàng Sa

Thợ câu cá bò gù có tiếng Nguyễn Thanh Xê (55 tuổi, thôn Thiện Chánh 2), kể rằng: “Thiện Chánh có truyền thống hàng trăm năm về nghề câu. Trước đây, chúng tôi chủ yếu câu giàn, kéo trục ròng rọc. Mỗi tàu ra biển với 1.000 lưỡi câu, chuyên săn cá nhám (còn gọi là cá mập cáo) – loài cá mà người ta mệnh danh là “chúa biển” hay “cọp biển”. Về sau, nhận thấy nghề này bấp bênh và nguy hiểm nên lớp trẻ không còn theo đuổi nữa”.

Nghề câu “cọp” lụi dần lại là cơ hội để thợ câu Thiện Chánh đổi cuộc đi săn, bén duyên với cá bò gù. Câu chuyện bắt đầu từ con tàu nhỏ của ngư dân Nguyễn Thanh Hồng (57 tuổi, sống ở cuối thôn Thiện Chánh 2 này). Ông Hồng nhớ lại, chuyến biển đó cách đây khoảng 20 năm, khi con tàu của ông đang vượt biển đi săn “cọp biển”. Đêm xuống, các thợ câu bắt đầu thả neo, hạ cần, nhập cuộc câu đêm. Cả ngàn lưỡi câu to như đầu đũa thả vào lòng biển. Mồi câu là những con mực xà, cá nhỏ, thịt… Đêm ấy, con tàu của lão ngư Nguyễn Thanh Hồng “đâm” trúng vận đỏ. Nó không chỉ thay đổi cuộc đời ông mà còn thay đổi cả làng của ông.

“Đêm đó, tàu tôi bắt trúng một đàn cá lớn. Ban đầu chẳng biết là cá gì. Chỉ thấy chúng nổi lên như một xóm cồn, khuấy động cả vùng biển. Những con cá hung sức, nặng hàng tạ, táp vào mặt biển đôm đốp. Ước tính phải hàng chục ngàn con cá ở dưới biển… Một số con cắn câu của chúng tôi. Nhưng, đó không phải cá nhám, mà là cá bò gù. Thời điểm ấy, ở các làng biển Phú Yên, người ta đã ăn loài cá bò gù này rồi. Nhưng đây lại là lần đầu tiên chúng tôi chứng kiến cảnh tượng hiếm như vậy. Sau chuyến ấy, tàu tôi trúng đậm nên kêu gọi làng xóm cùng đổi nghề, chuyển sang câu cá bò gù. Nghề câu bò gù ở Thiện Chánh 2 bắt đầu manh nha và phát triển rực rỡ đến hôm nay”, ông Hồng kể lại.

Khi ngành thủy sản phát triển, phương tiện, trang thiết bị đánh bắt dần hiện đại. Nghề câu cá bò gù bước vào thời hoàng kim, trở thành nghề vua ở biển. Khoảng 10 năm trước, đếm hết làng biển Thiện Chánh, chỉ trên dưới 100 con tàu câu cá bò gù. Nhưng 5 năm sau đó, con số ấy đã đội lên 1.000 tàu, trở thành ngôi làng câu cá bò gù lớn nhất Đông Nam Á. Lão ngư Nguyễn Thanh Xê dẫn chứng: “Trước đây, chúng tôi đi biển cũng hay gặp các ngư dân của Philippines, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Brunei… mới biết nước bạn không biết câu cá bò gù như mình. Ngư dân ở nước họ đánh bắt rất hạn chế. Nói trắng ra là họ không giỏi bằng mình được. Có người nói, Thiện Chánh 2 là ngôi làng câu cá bò gù lớn nhất Đông Nam Á không phải là không có cơ sở”.

Tàu câu cá bò gù được trang bị khá đơn giản. Trong đó, cần câu làm bằng tre, dây cước và lưỡi câu phải lớn như chiếc đũa. Thường thì tàu câu cá bò gù ra biển với 8 – 14 ngư dân, mỗi chuyến từ 20 – 24 ngày. Những ngày đầu, họ rong ruổi đi tìm đàn cá. Những thợ câu tiền bối ở Thiện Chánh có thể “ngửi” được mùi của đàn cá bò gù đang đi ăn dưới biển. Nhiều chủ tàu còn sử dụng nguồn tin từ những con tàu đánh lưới. Những tàu này phát hiện ra đàn cá bò gù sẽ gọi cho các thợ câu Thiện Chánh 2 đến, rồi cả hai làm giá ngay tại biển. Sau đó, các thợ câu cá bò gù bắt đầu dàn trận, nhập cuộc săn đêm. Thường thì, thợ câu Thiện Chánh 2 đi săn quanh năm, chia ra làm 2 đợt: Từ tháng 4 đến tháng 8, câu ở vùng biển Trường Sa; tháng 8 đến tháng 4 năm sau (vụ chính), câu ở vùng biển Hoàng Sa.

Ông Xê nói tiếp: “Giá cá bò gù thời điểm này đang ở mức 120.000 – 130.000 đồng/kg. Về bến là có mấy thương lái tranh nhau mua ngay tại cảng. Mỗi con cá bò gù nặng từ 30 – 50kg. Có nhiều chủ tàu Thiện Chánh 2 câu được cá bò gù khủng, nặng đến 3,5 tạ. Cách đây vài trăng biển, có chủ tàu ở Thiện Chánh 2 câu được mẻ cá bán gần 1 tỷ đồng”.

Ngư dân trẻ với niềm vui câu được cá bò gù

Bây giờ, rảo quanh làng biển Thiện Chánh 2, khắp nơi là nhà lầu, biệt phủ hàng chục tỷ đồng mọc san sát nhau. Hỏi thì người dân cho biết đều là nhà, biệt phủ của thợ câu cá bò gù. Có những thợ câu bây giờ đã mở cửa hàng, công ty thủy sản, xưởng đóng tàu hoặc làm chủ cả đội tàu câu cá bò gù từ 8 – 10 chiếc, với hàng trăm lao động. Ngư dân Nguyễn Thanh Xê nói: “Nhờ việc ra biển câu cá bò gù mà mấy năm nay thợ câu Thiện Chánh 2 trở nên giàu có, xây dựng nhà lầu, biệt thự nhiều hơn”.

Lớp ngư phủ như các ông Xê, ông Hồng đã bắt đầu nghỉ biển từ 2 năm nay. Bây giờ họ là chủ quản lý của nhiều con tàu. Một số thì chuyển nhượng lại cho con, một số thì thuê người hành nghề. Ngoài là thợ câu cá bò gù, ông Hồng kiêm luôn chức Trưởng thôn Thiện Chánh 2 này. Theo ông Hồng, làng biển Thiện Chánh bây giờ đã tách ra làm 3 thôn. Trong đó, nghề câu cá bò gù phát triển mạnh nhất ở thôn Thiện Chánh 2 với 700 hộ. Những thợ câu bò gù giàu có nhất phải kể đến các ông Trần Văn Sơn (42 tuổi); Huỳnh Nầy (62 tuổi); Lê Sô (47 tuổi)… với tài sản lên đến hàng chục, thậm chí gần trăm tỷ đồng.

“Nghề câu cá bò gù không những làm thay đổi đời sống của người dân mà còn tạo điều kiện kéo theo nhiều nghề khác cùng phát triển; tạo cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho lao động địa phương. Bây giờ, khắp làng biển Thiện Chánh có rất nhiều doanh nghiệp thu mua, chế biến thủy sản, xưởng tàu; nghề cơ khí, mộc, hàng quán, dịch vụ, chợ búa… đua nhau phát triển”, ông Hồng nói.

Song cũng như bao làng biển khác, Thiện Chánh đang đứng trước mối lo “quá tải”. Bởi lượng tàu đóng ngày một nhiều, lên đến hàng ngàn chiếc. Con số này vẫn đang tiếp tục tăng lên đến mức báo động, nảy sinh nhiều hệ lụy. Ông Hồng lo lắng: “Chưa nói đến các hệ lụy trong bờ, ngoài biển cũng đang xảy ra tranh chấp nảy lửa. Nhiều tàu cá khác tỉnh hễ cứ gặp nhau là gây hấn, tranh giành vùng biển. Nghề khai thác thủy hải sản phát triển quá nóng, con cá sinh sôi không kịp. Biển không có “ngày nghỉ”, dần dần nguồn lợi sẽ suy kiệt. Nghề vua này cũng sẽ lụi tàn nếu không có hướng khai thác bền vững…”.

Món Ngon Từ Cá Gù Bò. Ca Bo Gu

Lườn cá bò gù được đầu bếp khám phá và cho ra 2 món nướng với trà xanh và nướng mật ong.

Loại cá này còn được gọi là cá ngừ đại dương được đánh bắt xa bờ khoảng 185km trở ra, sống chủ yếu ở vùng biển ấm. Ngư dân Phú Yên đã phát hiện ra cách câu cá ngừ đại dương vào những năm 90. Từ đó phương pháp câu này được lan truyền ra các vùng ngư dân duyên hải Nam Trung Bộ Quãng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa…Cá bò gù có thường từ 70 kg trở lên, có con lên cả hàng trăm kg. Cá bò gù có giá trị kinh tế cao vì thịt của chúng khá bổ dưỡng, cung cấp đầy đủ các vitamin, khoáng chất và lượng protein cần thiết.

Riêng với những người ăn kiêng, đây là loại thực phẩm đáng để lựa chọn vì không cung cấp Carbohydrate. Ngoài phần thịt phi lê có giá trị kinh tế cao, những phần còn lại như: bao tử, ức cá, vi cá, trứng cá, lườn cá… đều được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn ngon, trở thành đặc sản của từng vùng miền.

Riêng với món lườn cá nướng mật ong không chỉ giúp món ăn tăng hương vị mà còn giúp món ăn có một màu sắc bắt mắt, thịt cá mềm mại, bóng bẩy kích thích vị giác. Bên cạnh đó, món sườn cá ăn được chế biến từ sườn cá cũng được rất nhiều thực khách ưa thích. Một con cá bò gù nặng 100kg chỉ có được khoảng vài kg phần thịt sườn. Tại nhà hàng Khoái, món sườn cá bò gù được đầu bếp nướng với mật ong theo đúng phương cách của ngư dân vùng biển. Sườn cá bò gù khi nướng với mật ong không chỉ thơm mà còn không gậy khô thịt. Thịt sườn cá dai nhẹ, từng thớ thịt bám vào xương sườn được đầu bếp để nguyên nên khi ăn thực khách có thể cầm từng que, xé từng thớ thịt.

Ngoài ra, nhà hàng còn giới thiệu đến thực khách sành ăn món bao tử cá bò gù hầm tiêu. Điểm đặc trưng của món ăn này chính là nhờ vị thanh, ngọt của nước dùng được nấu từ xương và thịt cá. Thêm vào đó, món ăn như được đẩy lên cao hơn nhờ vào hương vị cay nồng đặc trưng của tiêu xanh, kết hợp với độ giòn dai của bao tử cá. Món ăn chỉ được thưởng thức đúng điệu khi ăn kèm rau mồng tơi ngọt mát và bún tươi, tất cả kết hợp lại với nhau một cách hoàn chỉnh, chinh phục được cả khứu giác lẫn vị giác của người thưởng thức.

Nếu nhắc đến các món ăn từ gân cá bò gù tại Khoái thực khách không thể bỏ qua Lẩu gân cá chua cay. Ngồi cùng những người bạn và gia đình, vừa trò chuyện vừa thưởng thức nồi lẩu nóng nghi ngút khói chính là thú vui không thể thiếu trong những chiều mưa Sài Gòn.

Từ ngày 14 đến 24/9 Nhà hàng Khoái miễn phí món lườn cá bò gù nướng trà xanh cho bàn có từ 4 khách trở lên.

Nhà hàng Khoái: 3A Lê Quý Đôn, phường 6, quận 3. TP HCM. Tel: 08.39300013; Website: www.khoairestaurant.com Facebook: www.facebook.com/nhahangkhoai

Theo ngoisao

* Nếu bài viết này hữu ích với bạn, hãy “tiếp lửa” cho Tâm Học bằng cách bấm Like, Google +1, Tweet hoặc Chia Sẻ, Gửi….cho bạn bè , người thân. Chân thành cảm ơn!

Cá Ngừ Đại Dương (Cá Bò Gù) – Đặc Sản Phú An Nam

CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG (CÁ BÒ GÙ)

Phú Yên được biết đến là cái nôi của nghề đánh bắt Cá Ngừ Đại Dương (hay Cá Bò Gù theo cách gọi của người dân địa phương) tại Việt Nam. Đây là loại cá lớn thuộc họ Cá bạc má, sinh sống ở vùng biển ấm và xa bờ khoảng từ 185km trở lên. Cá Ngừ Đại Dương cũng có nhiều loại như: vây xanh, vây vàng, vằn, mắt to…CNĐD là hải sản cho giá trị kinh tế cao vì có hàm lượng dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe và có thể chế biến được nhiều món ăn ngon từ nhiều bộ phận khác nhau của con cá.

Món ngon đầu tiên có thể kể đến, cũng là món thông dụng nhất khi nhắc đến CNĐD đó chính là thịt cá phi lê ăn sống với mù tạt. Món này được người dân các nước có văn hóa ăn đồ sống đặc biệt ưa thích ví dụ như Nhật Bản.

Thêm một món mỹ vị nữa đến từ CNĐD mà mới nghe qua tên gọi thôi cũng đủ gây tò mò cho thực khách đó là món “Đèn pha Đại Dương” (mắt CNĐD tiềm thuốc bắc). Mắt CNĐD chứa nhiều DHA tốt cho não bộ và Omega 3 tốt cho mắt, có lẽ đây là lí do món ngon này được gọi là “Đèn pha Đại Dương”.

Thực khách có thể thay đổi cách chế biến bằng 1 món nướng thì bộ phận trên con CNĐD thích hợp nhất dùng để nướng là phần lườn cá, có thể lựa chọn nướng muối ớt, nướng sa tế… tùy khẩu vị.

Còn nếu muốn 1 món hấp giàu dinh dưỡng thì trứng CNĐD hấp hành chấm với mắm gừng là sự lựa chọn không tồi.

Phần bao tử CNĐD có thể chế biến thành món gỏi(nộm) hoặc xào.

Và để tìm 1 món quà vặt từ CNĐD về làm quà gọi là mang 1 ít hương vị biển miền trung về cho người thân thì khô mép CNĐD nướng chấm kèm 1 ít tương ớt nhâm nhi với bia sẽ làm hài lòng quý khách…