Cập nhật thông tin chi tiết về Thức Ăn Cho Cá Tra Giống – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam mới nhất trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nhu cầu dinh dưỡng của cá
Sau khi hết noãn hoàng, cá bột bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài. Cá thích ăn mồi tươi sống, có mùi tanh, như cá bột, trứng nước, ấu trùng Artemia. Thậm chí, chúng ăn lẫn nhau khi không kịp thời cung cấp thức ăn, do đó, phải tạo được một lượng thức ăn tự nhiên sẵn có và đầy đủ trong ao ương trước khi thả cá bột, nhằm đáp ứng đủ nhu cầu ăn của cá.
Cung cấp đầy đủ thức ăn để đàn cá tra phát triển khỏe mạnh – Ảnh: Phan Thanh Cường
Trong quá trình ương nuôi thành cá tra giống trong ao, chúng ăn các loại phù du động vật có kích thước vừa miệng và các thức ăn nhân tạo. Sau khi xuất cá giống, có thể sử dụng các loại thức ăn công nghiệp thích hợp với kích cỡ của cá để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
Sử dụng thức ăn
Sau khi chuyển cá từ bể ấp ra ao ương cần lưu ý lượng cho ăn theo khả năng bắt mồi của cá và tình hình thời tiết, chất lượng nước ao. Đối với cá giống cho ăn thức ăn dạng mảnh phù hợp với từng kích cỡ con giống.
Cá giống từ ngày 18 trở đi (kích cỡ cá từ 1 – 5g), sử dụng thức ăn dạng mảnh 01 loại MINI 35 6316, kích cỡ 1 – 1,5 mm/viên, tăng số lần cho ăn trong ngày (3 lần/ngày) với lượng thức ăn từ 7 – 25% so với trọng lượng cơ thể cá. Loại thức ăn này có lượng đạm đạt 35%.
Trong quá trình cho ăn, cần kết hợp cải tạo ao, đảm bảo môi trường để nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn.
Sản phẩm Max Benthos của Công ty TNHH Tiệp Phát
Sản phẩm thức ăn dạng mảnh 01 loại MINI 40 6306, MINI 35 6316 của Công ty Cổ phần GreenFeed Việt Nam.
Thức Ăn Cho Cá Trê – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam
Đặc điểm sinh trưởng
Các loài cá trê đều có tính chịu đựng cao với môi trường khắc nghiệt như ao tù, mương rãnh, nơi có hàm lượng oxygen thấp vì cơ thể chúng có cơ quan hô hấp phụ gọi là “hoa khế” giúp cá hô hấp được nhờ khí trời.
Mùa sinh sản của cá trê bắt đầu vào mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, tập trung chủ yếu vào tháng 5 – 7. Trong điều kiện nuôi cá có thể sinh sản nhiều lần trong năm (4 – 6 lần). Nhiệt độ đảm bảo để cá sinh sản từ 25 – 320C. Sau khi cá sinh sản xong, có thể nuôi vỗ tái phát dục, khoảng 30 ngày cá có thể sinh sản trở lại.
Ảnh: CTV
Đặc tính ăn và cách cho ăn
Thức ăn: Cá trê ăn tạp, thức ăn chủ yếu là động vật. Trong tự nhiên, cá trê ăn côn trùng, giun, ốc, tôm, cua, cá… Ngoài ra, trong điều kiện ao nuôi còn có thể cho cá ăn các phụ phế phẩm nông nghiệp như cám, tấm, rau… và các phụ phẩm từ trại chăn nuôi, chất thải từ lò mổ, cá tạp tươi… Người nuôi nên tận dụng thức ăn sẵn có tại địa phương để giảm giá đầu vào. Bên cạnh đó, có thể nuôi cá trê bằng thức ăn công nghiệp theo từng giai đoạn sinh trưởng để đảm bảo đủ lượng đạm cần thiết cho cá phát triển. Lượng thức ăn hằng ngày dao động từ 3 – 12% trọng lượng cơ thể cá, hàm lượng đạm cần thiết ở tháng thứ 1 là 28 – 30%, tháng thứ 2 là 24 – 26% và tháng thứ 3 là 18 – 20%.
Trong quá trình nuôi, định kỳ bổ sung Vitamin C và chất khoáng để tăng cường sức đề kháng cũng như giúp cá tăng trưởng tốt hơn.
Cách cho ăn: Cá trê rất háu ăn và thời gian tiêu hóa rất nhanh, vì thế cần cho cá ăn nhiều lần trong ngày. Tập tính của cá trê là ăn theo đàn, nên người nuôi cần cho ăn vào một số giờ nhất định hằng ngày để cá ăn đồng loạt, nhằm đạt độ đồng đều về trọng lượng. Mỗi ngày cho cá ăn 2 – 4 lần. Nên dùng sàng và lập nhiều điểm cho ăn trong ao để cá phát triển đều hơn.
Những Lưu Ý Khi Ương Giống Cá Tra, Basa – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam
Chuẩn bị ao ương
Ao có diện tích to hay nhỏ tùy theo điều kiện của từng hộ, tuy nhiên diện tích ao ương càng lớn càng tốt, không nhỏ dưới 200 m2. Độ sâu nước phải từ 1,2 – 1,5 m. Nguồn nước cấp cho ao ương phải sạch và chủ động. Bờ ao phải được gia cố chắc chắn, không rò rỉ hay thấm nước.
Tháo cạn ao, sên vét bùn từ vụ trước, dùng vôi với liều lượng 7 – 10 kg/100 m2 rải đều đáy ao và mái bờ ao.
Tiến hành phơi ao, 1 – 2 ngày, những đáy ao bị ảnh hưởng bởi phèn thì không nên phơi đáy ao sẽ bị xì phèn. Sau khi phơi ao, tiến hành bón lót đáy cho ao bằng bột đậu tương và bột cá, mỗi loại 0,5 – 1 kg/100 m2 đáy ao.
Vì ao ương cá bột nên cần phải lọc nước cấp vào ao bằng lưới lọc mắt dày, mực nước cấp từ 0,3 – 0,5 m. Đồng thời thả giống trứng nước (0,5 – 1 kg/100 m2 đáy ao) và trùng chỉ (2 kg/100 m2 đáy ao).
Sau 1 ngày, cấp thêm từ 70 – 80 cm nước và thả cá bột, sau đó 2 ngày thì cấp đầy đủ nước.
Nên kiểm tra lượng thức ăn sử dụng, chất lượng nước, tình hình sức khỏe và dịch bệnh của cá mỗi ngày – Ảnh: Lê Hoàng Vũ
Chọn và thả cá ương
Cá bột phải đều cỡ, bơi lội nhanh nhẹn, màu sắc cá tươi sáng, không dị tật hoặc mang mầm bệnh. Mật độ ương nuôi trong ao đất từ 250 – 400 con/m2 (cá tra), 50 – 100 con/m2 (cá basa).
Cho ăn và chăm sóc
Ngoài thức ăn tự nhiên sẵn có trong ao, cần bổ sung thêm các loại thức ăn khác ở giai đoạn đầu như: Bột đậu nành, lòng đỏ trứng gà, vịt. Cứ 10.000 cá bột thì dùng 20 lòng đỏ trứng và 200 gram bột đậu nành nấu chín, ngày cho ăn từ 4 – 5 lần.
Sau 10 ngày, cá bắt đầu ăn móng (đớp khí), tăng thêm 50% lượng thức ăn và bổ sung thêm nguồn trứng nước, trùng chỉ. Thời điểm này có thể cho cá ăn dặm bằng cá tươi xay nhuyễn hoặc thức ăn chế biến.
Sau tuần thứ 4 trở đi cho đến khi thu hoạch, thức ăn chủ yếu là thức ăn chế biến với thành phần là cám trộn bột cá (cá xay nhuyễn) nấu chín, khẩu phần ăn 5 – 7%. Hoặc thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm 30 – 50%, khẩu phần ăn 2 – 3%.
Chú ý
Khi cho ăn bằng thức ăn công nghiệp phải chọn kích cỡ thức ăn phù hợp với miệng cá. Cần bổ sung thêm vitamin, khoáng chất giúp cá khỏe mạnh, tăng sức đề kháng.
Theo dõi hàng ngày
Hàng ngày kiểm tra lượng thức ăn sử dụng, chất lượng nước, tình hình sức khỏe của cá. Đặc biệt là vấn đề dịch bệnh.
Định kỳ luyện cá 1 lần/tuần, giúp cá quen dần với điều kiện chật hẹp, thiếu ôxy, nước đục… để cá thích nghi dần và làm giảm tỷ lệ hao hụt khi vận chuyển cá giống.
Kỹ Thuật Sản Xuất Giống Cá Giò – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam
1. Nuôi vỗ cá bố mẹ
– Tuyển chọn cá bố mẹ: Chọn những con cá bố mẹ khỏe mạnh, trọng lượng từ 8-10 kg/con. Xác định cá đực và đánh dấu (bằng chíp điện tử). Nuôi vỗ với mật độ 5-6kg cá/1m3 lồng.
– Nuôi vỗ cá bố mẹ: Chia làm 3 thời kỳ:
Nuôi duy trì: Thời gian nuôi vỗ từ tháng 6 – 9, thức ăn là cá tạp tươi, khẩu phần cho ăn bằng 3% trọng lượng thân. Đối với cá đã nuôi vỗ từ năm trước nhưng không cho đẻ thì dùng LRHa (liều lượng 10-15mg/kg cá mẹ) tiêm để loại bỏ hết sản phẩm sinh dục cũ, thời gian tiêm từ ngày 5 – 15/7. Đối với cá mới tuyển chọn lần đầu không cần tiêm.
Nuôi vỗ tích cực: Kéo dài từ tháng 10 – 12, lượng cho ăn bằng 5% trọng lượng thân, thức ăn bổ sung một số loại cá có chất lượng cao như mực, cá nục…
Nuôi vỗ thành thục: Từ tháng 1 năm sau cho đến khi cá đẻ. Đây là thời kỳ rất quan trọng, giảm khẩu phần thức ăn xuống từ 2-2,5% trọng lượng thân. Tuy nhiên, giai đoạn này cần bổ sung khoáng, các vitamin.
Chú ý: Bổ sung thêm vào khẩu phần ăn cho cá đực từ 0,5-1mg 17-MT sẽ tăng khả năng thành thục của cá đực.
2. Chọn cá và cho đẻ
– Chuẩn bị bể đẻ: Bể đẻ tốt nhất là hình tròn, thể tích từ 50-150m3, chiều cao 2,5m. Nước được cấp từ dưới đáy bể lên để nước trong bể chảy thành dòng xoáy. Mỗi bể lắp từ 6-10 vòi sục khí mạnh. Trước khi đưa cá vào bể đẻ phải cấp nước đầy.
Cá giò giống Nguồn: Sciencefish
– Chọn cá cho đẻ:
Cá cái: Dùng que thăm trứng, trứng dời nhau, hạt trứng căng, tròn đều và có đường kính 0,8-0,9mm, màng trứng rõ ràng, nhân hơi lệch về phía cực động vật là trứng tốt.
Cá đực: Vuốt nhẹ gần lỗ sinh dục thấy có sẹ màu trắng đục như sữa chảy ra, tan nhanh trong nước là cá đực tốt, đã sẵn sàng tham gia sinh sản.
– Tiêm kích dục tố (KDT): Cá đực không cần tiêm bất kỳ loại KDT nào. Cá cái tiêm 1 trong 3 loại KDT sau:
Tiêm kích dục tố LHR-a với liều lượng 10µg/kg.
Hoặc tiêm HCG với liều lượng 500IU/kg.
Hoặc tiêm kích dục tố LHRH-e với liều lượng 20µg/kg (Hoormone này có hiệu quả nhất vì cho tỷ lệ thụ tinh cao hơn).
3. Thu trứng, tách và ấp trứng
– Thu trứng: Trứng vớt được phải chuyển ngay vào bể hoặc thùng đựng trứng đặt trong bóng tối và có sục khí.
– Tách trứng: Đưa trứng cá vào nước có độ mặn 35-36‰, những trứng tốt sẽ trương nước, có kích thước giọt dầu lớn và nổi lên mặt nước. Những trứng chìm và ở sâu trong tầng nước là trứng xấu, phải loại bỏ. Tách trứng từ 3-4 lần, mỗi lần cách nhau 3 giờ để loại bỏ hết trứng xấu và cho vào ấp.
– Ấp trứng: Môi trường nước ấp trứng cần đảm bảo các điều kiện như độ pH từ 8-8,5; độ mặn 35-36‰; nhiệt độ nước 24-280C. Mật độ ấp từ 400-500 trứng/l, bể ấp được sục khí nhẹ và liên tục trong suốt quá trình ấp. Cấp nước có độ mặn 30-32‰ liên tục vào bể, khi trứng nở độ mặn sẽ hạ xuống còn 31-32‰ (bằng với độ mặn bể ương và có thể chuyển ấu trùng mới nở sang bể ương đã chuẩn bị sẵn).
Đoàn Quân
“Kỹ thuật nuôi một số đối tượng thủy sản biển”
Cuốn sách được viết dựa trên những kết quả nghiên cứu của các tác giả: TS Lê Xân, TS Nguyễn Thị Xuân Thu, Huỳnh Quang Năng và kết quả các mô hình nuôi trồng thủy sản biển có hiệu quả kinh tế cao của Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Yên, Khánh Hòa…
7 chương của cuốn sách cung cấp cho người đọc những kiến thức quan trọng và bổ ích về kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm, phòng và trị bệnh của nhiều đối tượng thủy sản biển có giá trị như: cá giò, cá vược, cá song, ốc hương, tôm hùm, rong biển… Sách dày 195 trang do Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia phát hành.
Người nuôi thủy sản và bạn đọc quan tâm có thể liên hệ với Nhà xuất bản Lao động – Xã hội theo địa chỉ: Ngõ Hòa Bình 4, Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: 04.36246913 – Fax: 04.36246915.
Tuấn Tú
Bạn đang xem bài viết Thức Ăn Cho Cá Tra Giống – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!