Xem Nhiều 3/2023 #️ Thị Trường Cá Tra Eu # Top 3 Trend | Fcbarcelonavn.com

Xem Nhiều 3/2023 # Thị Trường Cá Tra Eu # Top 3 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Thị Trường Cá Tra Eu mới nhất trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Phần III của Báo cáo “Tiềm năng thị trường cá tra sản xuấtbền vững tại EU” đưa ra những ý kiến, phản hồi từ lĩnh vực bán lẻ tại một số nướcEU, đặc biệt là các nhà NK và kinh doanh thủy sản nuôi, về tính bền vững củacon cá tra nuôi tại Việt Nam. Có 11 nhà bán lẻ hàng đầu tại thị trường Áo, Bỉ,Pháp, Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ và Anh đã tham gia trả lời 14 câu hỏido nhóm thực hiện báo cáo đưa ra. Đây là bước hỗ trợ để nâng cao nhận thức về sảnphẩm cá tra tại thị trường Châu Âu.

Phản hồi của các nhà bán lẻ được tổng hợp như sau:

Quý công ty có kinh doanh cá tra không? Nếu có, đó là loại sản phẩm nào (đóng hộp, ướp lạnh và đông lạnh)?

Tất cả các nhà bán lẻ tham gia phỏng vấn đều kinh doanhcá tra, gồm các sản phẩm cá hộp, ướp lạnh và đông lạnh.

Cửa hàng của quý công ty có sản phẩm cá tra dán nhãn riêng không? Nếu có, sản phẩm có được ghi rõ thông tin về chứng nhận sinh thái, an toàn thực phẩm, mạ băng và có chứa hàm lượng tri-polyphosphate hay không?

Cá tra được bán cả dưới nhãn riêng của nhà bán lẻ và lẫnnhãn thương hiệu riêng, với ASC, GlobalGAP, GAA 4 sao và nhãn sinh thái là nhữngchương trình chứng nhận bền vững được nếu cụ thể. Chương trình tiêu chuẩn của Tổchức Sáng kiến An toàn thực phẩm Toàn cầu (GFSI) giữ vai trò quan trọng để đảmbảo an toàn thực phẩm trong chế biến. Nhiều nhà bán lẻ có các chính sách về việcsử dụng chất tri-polyphosphates natri, axit citric hay các chất phụ gia khác. Mạbăng cũng là một vấn đề gây lo ngại.

Quý công ty yêu cầu những chứng nhận nào cho sản phẩm cá nuôi (ví dụ ASC, Freedom Food, GAA, GlobalGAP và/hay Naturland) và tại sao?

Yêu cầu đối với chương trình chứng nhận dao động từ:không yêu cầu một chương trình chứng nhận nào; yêu cầu có một chứng nhận nhưGAA (nhiều cấp độ khác nhau) hay ASC, GlobalGAP; yêu cầu kết hợp các chứng nhậnASC, GAA và GlobalGAP…

Giá cá tra có là yếu tố quan trọng với quý công ty không? Tại sao?

Giá cả có vai trò quan trọng đối với cá tra. Cá tra đượcđưa vào nhóm sản phẩm có thể “thắt chặt chi tiêu”.

Quý công ty có liên hệ trực tiếp với các DN cá tra tại Việt Nam hay thu mua thông qua chuỗi cung cấp?

Phần lớn các nhà bán lẻ được phỏng vấn làm việc trực tiếpvới các nhà cung cấp ở nước họ và có rất ít liên hệ với các DN cá tra Việt Nam.

Quý công ty có phụ thuộc nhiều vào giá cả, chất lượng và dịch vụ khi đưa ra quyết định thu mua cá tra hay không? Tại sao?

Các nhà bán lẻ phụ thuộc rất nhiều vào các nhãn sinh tháiđể quảng bá tính bền vững của thủy sản khai thác tự nhiên. Nhãn ASC đang tronggiai đoạn đầu thâm nhập thị trường. Các trang web chủ yếu tuyên truyền về cácchính sách cụ thể. Ngoài ra còn có các công cụ khác như tạp chí tiêu dùng hay gửibản tin hàng tuần. Thông thường rất khó để thông tin cho khách hàng tất cả cáchoạt động của công ty nhằm đảm bảo sản phẩm an toàn và bền vững.

Quý công ty có lập hồ sơ về khách hàng tiêu thụ thủy sản thông thường không? Điều gì khiến họ mua thủy sản, nhất là cá tra? Hành vi của người tiêu dùng thủy sản có thể dự đoán được hay đang thay đổi?

Khách hàng dựa vào nhà bán lẻ để hành động có trách nhiệmtrong việc mua thủy sản. Giá cả là một trong những động cơ để họ mua cá tra. Cátra dễ chế biến, có hương vị thơm và không có xương cũng là những yếu tố thuhút khách hàng.

Hãy nêu những thông tin về cá tra mà quý công ty biết, thông tin đó có gây lo ngại không? Nếu có, cần phải làm gì để cải thiện hình ảnh của con cá tra đối với quý công ty và khách hàng?

Có cả những thông tin tốt và không tốt về cá tra trên thịtrường. Một mặt, cá tra được biết đến là loài cá có giá hợp lý thu hút nhómkhách hàng muốn mua sản phẩm có hương vị nhẹ nhàng và không xương. Mặt khác,các nhóm lợi ích trong ngành cá nuôi và khai thác tại EU coi cá tra là đối thủcạnh tranh trên thị trường nên tuyên truyền thông tin tiêu cực về cá tra. Truyềnthông hiện là công cụ để bôi xấu hình ảnh cá tra. Chương trình chứng nhận có thểgiúp cải thiện tình hình nhưng không thể giải quyết tận gốc rễ vấn đề. Các vấnđề gây lo ngại bao gồm: sức khỏe động vật, sử dụng thành phần thức ăn biến đổigen, an toàn thực phẩm (sử dụng kháng sinh, hóa chất và hoocmon tăng trưởng),truy xuất nguồn gốc và các vấn đề xã hội. Chất lượng sản phẩm là vấn đề đượcquan tâm nhất.

Quý công ty có sẵn sàng trả thêm chi phí cho sản phẩm đạt chứng nhận không? Liệu khách hàng có muốn trả thêm tiền cho sản phẩm đạt chứng nhận không? Tại sao?

Các nhà bán lẻ sẵn sàng trả thêm chi phí cho một sản phẩmchất lượng hơn là cho sản phẩm được chứng nhận. Còn khách hàng không muốn trảthêm tiền cho sản phẩm chứng nhận do họ không thực sự hiểu về các chứng nhận.

Các nhà cung cấp cá tra cho quý công ty có giải thích rõ những điểm khác biệt giữa cá tra đạt chứng nhận và cá chưa được chứng nhận về mặt nguyên liệu chế biến sản phẩm và hoạt động sản xuất?

Có rất ít sự trao đổi thông tin về những khác biệt giữacá tra đạt chứng nhận và cá chưa được chứng nhận về mặt nguyên liệu chế biến sảnphẩm và hoạt động sản xuất.

Nếu có, những điểm khác biệt đó có quan trọng không và quý công ty đã làm thế nào để khiến chúng có giá trị?

Do thiếu sự trao đổi thông tin nên không thể trả lời đượccâu hỏi này.

Quý công ty làm thế nào để phản hồi với các nhà cung cấp cá tra của mình (phản hồi trực tiếp, qua điện thoại hoặc thư tín)?

Hầu hết các nhà bán lẻ đều phản hồi lại cho nhà cung cấptại nước họ. Ngoài ra, rất nhiều nhà thu mua đã tới Việt Nam thăm trại nuôi vànhà máy chế biến. Tuy nhiên đó không phải là hình thức liên hệ chính.

Quý công ty có mong muốn biết thêm thông tin về hoạt động nuôi và chế biến cá tra tại Việt Nam không?

Các nhà bán lẻ đều muốn biết thêm thông tin về cá tra,tuy nhiên vấn đề này cần có thời gian. Các nhà bán lẻ mong muốn nhận được nhữngthông tin tích cực về cá tra từ ngành cá tra tại Việt Nam. Phần IV: Cá tra tại thị trường Đức

Phần IV của báo cáo đưa ra phân tích cụ thể về thị trường Đức.Tổ chức FAO dự đoán bình quân tiêu thụ thủy sản của Đức sẽ tăng từ 11kg/ngườivào năm 1989 lên 18kg/người vào năm 2030. Tuy nhiên Trung tâm Thông tin thủy sảnĐức cho biết bình quân tiêu thụ đã giảm từ 15,2kg xuống còn 14,9kg năm chúng tôi FAO, bình quân tiêu thụ thủy sản của Tây Ban Nha là 39kg, Anh 24kg và HàLan 15kg. Ngược lại, một thị trường NK cá tra hàng đầu khác là Mỹ có bình quântiêu thụ thủy sản giảm từ 7kg xuống 6,8kg. Tuy nhiên, bình quân tiêu thụ chỉ làmột khía cạnh đánh giá tiêu thụ thủy sản. Với dân số gần 80,2 triệu người năm2011, dự đoán tiêu thụ thủy sản của Đức đạt 1,19 triệu tấn. Tuy dân số giảmnhưng Đức vẫn là nước tiêu thụ cá và thủy sản đứng thứ 5 tại Châu Âu.

Theo báo cáo năm 2012 của Trung tâm Thông tin thủy sản Đức,10 loài cá được tiêu thụ nhiều nhất tại Đức lần lượt là: cá minh thái Alaska,cá trích, cá hồi, cá ngừ (bonito), cá tra, cá hồi ráng, cá tuyết lục, cá hồi đỏ,cá tuyết hake và cá tuyết cod. Các loài thủy sản nuôi như nhuyễn thể và giápxác chiếm 11,7% tổng lượng tiêu thụ năm 2010. Tốp 5 loài thủy sản đượctiêu thụ nhiều nhất chiếm 71,7% tổng lượng tiêu thụ thủy sản năm 2010 và chiếm70,3% tổng lượng tiêu thụ năm 2011. Cá hồi ráng chiếm 4% tổng lượng tiêu thụ, xếpthứ 6 sau cá tra. Trong khi đó, tại thị trường Mỹ, tôm chiếm gần 27% tổng lượngtiêu thụ thủy sản và tốp 5 loài thủy sản năm 2011 lần lượt là tôm, cá ngừ hộp,cá hồi, cá minh thái và cá rô phi. Cá tra đứng thứ 6 với 4,2% tổng lượng tiêuthụ thủy sản của Mỹ.

Phần lớn thủy sản tại Đức được bán tại các siêu thị, quầyhàng thủy sản. Cá đông lạnh được mua nhiều nhất, tiếp đến là cá hộp và cá tẩm ướp.Cá tươi chiếm 9% tổng lượng tiêu thụ và chiếm ưu thế tại các siêu thị.

Tổng Quan Thị Trường Cá Tra 2022

Vừa qua, tại Đồng Tháp, Hiệp hội Cá tra Việt Nam tổ chức diễn đàn “Nâng cao giá trị xuất khẩu sản phẩm cá tra thích ứng với thị trường thế giới”.

Ông Võ Hùng Dũng.

Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Võ Hùng Dũng cho biết cụ thể: Giá cá nguyên liệu như nếu như năm 2018 ở mức 28.500-36.000 đ/kg thì bước sang năm 2019 giảm xuống 30.000 – 31.000 đ/kg và từ tháng 2/2019 liên tục giảm cho đến nay chỉ còn khoảng 20.000 đ/kg.

Kim ngạch xuất khẩu đến hết tháng 10/2019 là 1,640 tỷ USD, giảm 10% so với cùng kỳ và ước cả năm 2019 đạt khoảng 2 tỷ USD cũng giảm 10% so với năm2018. Cơ cấu thị trường thay đổi: Giảm ở thị trường Mỹ, EU; tăng ở thị trường Trung Quốc, ASEAN, Nhật Bản.

Biến động ở 3 thị trường lớn nhất Mỹ, EU và Trung Quốc như thế nào, thưa ông?

Thị trường Mỹ nhiều năm đứng đầu về tỷ trọng, hiện nay giảm xuống vị trí thứ 2, chiếm khoảng 14% tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra. Do tác động của kết quả chống bán phá giá POR14, mức thuế cuối cùng này cao hơn nhiều so với kết quả sơ bộ công bố hồi tháng 9/2018. Mới đây DOC thông báo quyết định mức thuế sơ bộ cho POR15 là 0 USD/kg, thuế suất toàn quốc vẫn 2,39 USD/kg. Con số này thấp hơn nhiều so với kết quả cuối cùng của đợt rà soát trước đó là POR14 với mức thuế 1,37-2,39 USD/kg, tuy nhiên kết quả còn ở thời gian tới.

Thị trường EU vài năm trở lại đây sụt giảm từ chiếm tỷ trọng 24% năm 2012 xuống 10% năm 2018 và hiện nay 13%. Các rào cản kỹ thuật thị trường EU đã dần được tháo gỡ cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản. Đặt biệt là Hiệp định thương mại tự do EVFTA sắp được ký kết mang lại nhiều cơ hội cho ngành, tuy nhiên thuận lợi còn ở tương lai.

Thị trường Trung Quốc từ năm 2017 vượt qua Mỹ lên dẫn đầu và nay chiếm tỷ trọng 32%, vượt xa Mỹ và EU. Các hoạt động xúc tiến sang Trung Quốc không ở vùng duyên hải nữa mà sâu bên trong nội địa (Hồ Bắc, Tứ Xuyên). Đây là thị trường tiềm năng nhưng đang là điểm nóng thế giới về vệ sinh an toàn thực phẩm và nay cũng đòi hỏi sản phẩm phải đảm bảo chất lượng, truy xuất nguồn gốc và sản phẩm cá tra xuất sang Trung Quốc cũng dần sẽ theo những tiêu chuẩn khắt khe đã xuất sang các thị trường khó tính như Mỹ và EU (BAP, Global Gap, ASC…).

Thị trường Nhật Bản vào năm 2018 đã đạt kim ngạch 32 triệu USD (chiếm 1,5% kim ngạch xuất khẩu cá tra). Trong 10 tháng đầu năm 2019, thị trường Nhật Bản đạt 27,5 triệu USD, tăng 0,6% so với cùng kỳ và chiếm 1,7% tỷ trọng. Năm 2008, khi Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) được ký kết ngày 25/12 và có hiệu lực từ ngày 1/10/2009, trong đó hai nước dành nhiều ưu đãi cho nhau hơn so với FTA ASEAN – Nhật Bản. Lại thêm CPTPP, một số mặt hàng thủy sản được hưởng thuế suất 0%, bao gồm sản phẩm cá tra so với mức 3,5-10,5% trước đó nên các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang Nhật tăng trưởng khá.

Xin ông cho biết sự biến động các thị trường chính vừa nêu từ năm 2011 đến nay?

Hiện thị trường Nhật Bản cũng vẫn khá nhỏ nên tôi nêu con số về 4 thị trường chính. Cơ cấu thị trường xuất khẩu cá tra tính theo tỷ trọng từ cao xuống thấp. Năm 2011: EU chiếm 29,14%; Mỹ 18,37%; ASEAN 6,14%; Trung Quốc và Hồng Kông 3,07%. Năm 2018: Mỹ tăng lên 24,4%; Trung Quốc và Hồng Kông tăng lên 23,5%; EU tụt xuống 10,7%; ASEAN 9%. Trong 10 tháng đầu năm 2019: Trung Quốc và Hồng Kông dẫn đầu với 32%; Mỹ tụt xuống mức 14%; EU 13% và ASEAN 10%.

Bên cạnh những thuận lợi, còn gặp phải những khó khăn, rào cản. Đó là chất lượng giống cá tra ngày càng giảm khiến tỉ lệ hao hụt ở giai đoạn nuôi thương phẩm cao, hiệu quả sản xuất thấp. Liên kết chuỗi trong sản cá tra năm 2019 bị ảnh hưởng lớn, do trước đây giá cá tra thương phẩm cao nên tình trạng người nuôi chủ động xin không tham gia liên kết sản xuất. Thị trường Trung Quốc mặc dù đang giữ vị trí số 1 nhập khẩu cá tra nhưng lại là thị trường không ổn định, nhiều rủi ro. Ảnh hưởng của thuế chống bán phá giá từ Bộ Thương mại Hoa Kỳ (POR14) đã tác động đến kim ngạch xuất khẩu (giảm 30% so với cùng kỳ 2018).

Trước thực trạng đó, đâu là con đường phát triển bền vững của ngành cá tra?

Hàng đầu là phải tăng cường cải thiện chất lượng của ngành cá tra từ cá giống, cá nguyên liệu đến quy trình chế biến và quan tâm bảo vệ môi trường. Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ trong sản xuất cá giống, nuôi trồng và thức ăn; tiếp tục triển khai thực hiện đề án giống cá tra 3 cấp. Thúc đẩy cạnh tranh và tái cấu trúc ngành cá tra mạnh mẽ hơn trên cơ sở nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng hình ảnh và thương hiệu cá tra ViệtNam.

Các ao nuôi cá tra đã được đánh mã số.

Từng ao nuôi cá tra phải được cấp mã số nhận diện, áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng như GlobalGap, ASC, BAP, VietGAP… Thực hiện theo các quy định của Cục Thú y về việc giám sát bệnh theo kế hoạch cho nguyên liệu đầu vào. Tổ chức đào tạo và nâng cao trình độ sản xuất.

Một vấn đề tôi muốn nhấn mạnh là phát triển tính bền vững của ngành cần phải liên kết với thị trường, gồm phát triển thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế. Cần thiết củng cố hình ảnh, kênh bán hàng mới: Xúc tiến tiêu thụ qua ẩm thực, thương mại điện tử; Giao dịch thủy sản và thực phẩm.

Hiện nay, chúng tôi đã có Website Thương mại điện tử chúng tôi Bản đồ vùng nuôi cá tra ĐBSCL chúng tôi sẵn sàng phục vụ các doanh nghiệp, người nuôi cá tra và khách hàng ở các thị trường.

Năm 2020, Hiệp hội Cá tra Việt Nam sẽ tập trung những công việc gì?

Trước tiên là hoạt động dịch vụ cung cấp tin tức, thông tin dữ liệu, quảng bá sản phẩm doanh nghiệp ngành cá tra trên Website vừa giới thiệu.

Tiếp theo, tổ chức đào tạo nâng cao năng lực cho nguồn lao động hoạt động trong ngành từ khâu giống, nuôi thương phẩm, quản trị và thành lập Câu lạc bộ Kỹ thuật nuôi trồng cá tra xuất khẩu. Tiếp tục tổ chức Hội thi Ẩm thực Mekong Chef theo thường niên; Lễ hội cá tra tại thủ phủ cá tra ở thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.

Cuối cùng là đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước qua các hội chợ, triển lãm; không ngừng liên kết, phối hợp, hỗ trợ các hiệp hội, cơ quan ban ngành và các NGO góp phần nâng cao chất lượng ngành hàng cá tra.

SÁU NGHỆ

Xuất Khẩu Cá Tra Năm 2022, Định Hướng Thị Trường Năm 2022

+ Kết quả các kì xem xét hành chính 14 và 15 có nhiều khả năng đạt mức thấp so với POR 13

+ Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung Quốc giúp Việt Nam hưởng lợi từ thuế quan

+ Các rào cản thương mại và kĩ thuật đã giảm bớt áp lực lên các DN xuất khẩu cá tra

+ Tiếp tục là thị trường XK lớn nhất cá tra Việt Nam

+ Tác động tích cực lên các thị trường khác đặc biệt là EU và Trung Quốc khi chứng minh được ngành cá tra Việt Nam đã hoàn toàn kiểm soát theo qui định và tiêu chuẩn của USDA

Khó khăn nhất đối với thị trường Mỹ là các rào cản thương mại và kĩ thuật. Có thể thấy năm 2018 và 2019 áp lực này có thể giảm lên các DN xuất khẩu cá tra vào thị trường này

Dự báo năm 2019, thị trường Mỹ tiếp tục là thị trường XK lớn nhất tiêu thụ cá tra Việt Nam khi sản phẩm cá tra ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng. Sự tăng trưởng của thị trường Mỹ cũng tạo uy tín cho ngành cá tra đặc biệt tại thị trường EU khi chứng minh được hệ thống kiểm soát và quản lý ATVSTP của Việt Nam tương đương với của Mỹ.

Năm 2017, Trung Quốc lần đầu tiên đã trở thành thị trường XK cá tra lớn nhất Việt Nam khi các thị trường chính như Mỹ, Châu Âu gặp hàng loạt các thách thức từ thuế chống bán phá giá, Đạo luật Farm Bill của Hoa Kỳ, truyền thông bôi bẩn ở một số nước EU. Tiếp tục đà tăng trưởng ổn định này, năm 2018 kim ngạch XK vào Trung Quốc đạt 528 triệu USD tăng 28%.

+ Nhu cầu thị trường vẫn ở mức cao: cá tra có mặt ở hầu hết các phân khúc từ bình dân đến cao cấp trong siêu thị đến nhà hàng, khách sạn

+ Thuế nhập khẩu cá tra điều chỉnh giảm khoảng 3-4% tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại 2 nước.

Từ ngày 1/7/2018, thuế NK cá tra vào thị trường Trung Quốc đã được điều chỉnh giảm khoảng 3 – 4%. Cụ thể, thuế NK philê cá tra đông lạnh giảm từ 10% xuống còn 7%; thuế suất cá tra tươi hoặc ướp lạnh giảm từ 12% xuống 7%. Đây được nhìn nhận là yếu tố thuận lợi tạo thêm cơ hội để DN đẩy mạnh XK cá tra sang Trung Quốc.

Thị trường Trung Quốc: các thách thức

+Cơ quan thẩm quyền Trung Quốc gia tăng kiểm soát chất lượng cá tra như tăng trọng, mạ băng, hóa chất, kháng sinh…

+ Quản lý thương mại biên mậu còn lỏng lẻo tăng rủi ro đếnuy tín, chất lượng sản phẩm cá tra tại Trung Quốc và quốc tế.

+ Phát triển nuôi cá tra với giá thành rất cạnh tranh.

+ Nhu cầu lớn để phát triển sang các thị trường Trung và Đông Âu.

+ Lợi thế về nguồn nguyên liệu cá tra đạt chuẩn ASC.

+ Cơ hội lớn khi Hiệp định EVFTA được thông qua.

+ Quản lý và kiểm soát chất lượng, ATTP sẽ nghiêm ngặt hơn đặc biệt về hóa chất, kháng sinh, môi trường, lao động…

+ Thách thức trong việc giữ vững uy tín, thương hiệu trong trận chiến cá thịt trắng tại EU

Theo Thống kê ITC,gần 51,4 triệu USD sản phẩm cá tra philê đông lạnh được tái xuất trong nội khối EU, trong năm 2017 đó Đức và Ba Lan là những nhà cung cấp cá tra cho các quốc gia Trung và Đông Âu, nơi không có cảng nhập lớn.. Các nước tái xuất chính cá tra là Hà Lan (31 triệu euro), Bỉ (14 triệu euro) và Đức (8 triệu euro) cho thấy khả năng mở rộng thị phần của cá tra sang các nước khác trong khối EU.

Cá tra hiện chiếm 9 % thị phần cá thịt trắng tại EU và luôn bị tấn công do bảo hộ ngành khai thác cá thịt trắng bản địa. Càng hội nhập sâu và thị trường cá thịt trắng EU lại càng cạnh tranh khốc liệt hơn về mọi mặt. Việc quan tâm đến chất lượng, dịch vụ hậu mãi, uy tín trong thương mại sẽ tạo niềm tin cho khách hàng và người tiêu dùng.

Thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của cá tra Việt Nam là ASEAN cũng đang trên đà tăng trưởng thuận lợi với giá trị tăng 41%.3 thị trường xuất khẩu lớn nhất là Thái Lan, Singapore và Philippines có giá trị tăng lần lượt 48,8%; 20% và 32% . Thái lan chiếm 36,8% tổng giá trị XK sang cả khu vực. Đây là thị trường còn rất nhiều tiềm năng để khai thác nhiều loại sản phẩm từ cá tra khác nhau.

+ Khả năng tăng thị phần xuất khẩu cá tra vào Mỹ khi tận dụng cơ hội cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung.

+ Trong 2 năm tới, Trung Quốc tiếp tục là thị trường rộng lớn và tiềm năng.

+ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) cú hích cho phát triển cá tra tại EU.

+ Nếu chiến tranh thương mại Mỹ – Trung vẫn căng thẳng, Việt Nam hoàn toàn có thể tăng thị phần xuất khẩu cá tra vào Mỹ, thay thế cho cá rô phi Trung Quốc vốn đang chiếm 40% trong tổng sản lượng cá nhập khẩu của Mỹ.

+ Trong 2 năm tới, dự báo Trung Quốc tiếp tục là thị trường láng giềng rộng lớn và tiềm năng của cá tra Việt Nam do nhu cầu tiêu thụ rất lớn và đa dạng sản phẩm với nhiều mức giá khác nhau. Sự thuận lợi về vị trí địa lý, giao thông cũng là một lợi thế cho các doanh nghiệp cá tra sang thị trường này. Bên cạnh nhu cầu nhập khẩu cá thịt trắng cho tiêu thụ nội địa, thị trường này còn nhập khẩu để chế biến và xuất khẩu cá thịt trắng.

+ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có thể được phê duyệt vào đầu năm 2019. Nếu EVFTA được phê duyệt, thuế nhập khẩu sẽ được giảm từ mức hiện tại 5,5% xuống 0% trong 3 năm đối với cá philê đông lạnh và từ 7% xuống 0% trong 7 năm đối với cá philê đã chế biến. Ngoài ra việc các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm bằng chất lượng, chú ý đến các sản phẩm giá trị gia tăng cao và tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm thay vì cạnh tranh bằng giá cả đang giúp cá tra Việt Nam lấy lại thiện cảm tại thị trường này.

+ Tiếp tục thắt chặt quản lý chất lượng cá tra theo đúng Thông tư 27 về Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh.

+ Tăng cường quản lý nghiêm về thuốc thú ý, chất xử lý môi trường…

+ Chấn chỉnh hoạt động thương mại qua đường biên mậu sang Trung Quốc tránh gian lận thương mại.

+ Năm 2018 đã xác lập mặt bằng giá XK mới và được các thị trường chấp nhận.

+ Đồng lòng và nỗ lực giữ giá XK cao với sản lượng ước đạt 1,3 triệu tấn năm 2019.

+ Tăng cường liên kết giữa người nuôi & doanh nghiệp để ổn định thị trường và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

+ Thương hiệu cá tra của Indonesia.

+ Sự cần thiết và tầm quan trọng xây dựng thương hiệu cá tra Việt Nam.

+ Nguồn kinh phí lâu dài cho chiến lược truyền thông và tiếp thị ngành cá tra.

Bài trình bày của Bà Trương Thị Lệ Khanh, Ủy viên BCH Hiệp hội, Chủ tịch HĐQT VINH HOAN CORP tại “Hội nghị Triển khai kế hoạch XK Thủy sản năm 2019”

Xuất Khẩu Cá Tra Sang Thị Trường Trung Quốc – Hồng Kông Sụt Giảm Mạnh

Từ vị trí là thị trường xuất khẩu hàng đầu cá tra Việt Nam năm 2020, Trung Quốc – Hồng Kông đã tụt xuống hạng 4, sau Mỹ, khối CPTPP và EU.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep) trong thông tin vừa phát ra dẫn chứng, tính đến nửa đầu tháng 2/2021, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc – Hồng Kông đạt 13,55 triệu USD (chiếm 8,5% tổng giá trị xuất khẩu cá tra), giảm 38,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Hồng Kông cũng giảm 40,5%.

Theo Vasep, sự sụt giảm không mong muốn này là hệ lụy của cả năm 2020, xuất khẩu sang thị trường này gặp nhiều cản trở trong đó có dịch Covid-19. Ngay từ đầu năm 2020, việc các nhà máy chế biến thủy sản Trung Quốc trở lại muộn, gián đoạn giao thương do virus corona đã khiến giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường này đột ngột giảm sút. 

Kể từ cuối quý 2 và đầu quý 3, hoạt động sang thị trường này trở nên nhộn nhịp hơn chuẩn bị cho Lễ quốc khánh của Trung Quốc. Tháng 10/2020, giá xuất khẩu cá tra phile đông lạnh sang Trung Quốc – Hồng Kông bất ngờ tăng lên mức 2,52 USD/kg, đây là mức giá cao hơn so với cùng kỳ năm trước và cao hơn hẳn so với các tháng trong năm, dao động từ 1,55 – 1,65 USD/kg. Mức giá này thấp hơn so với quý trước. 

Tuy nhiên sau đó, chính sách kiểm soát dịch bệnh qua đường biên và tại các cảng, cửa khẩu đối với tất cả sản phẩm thực phẩm nhập khẩu đã khiến không chỉ cá tra Việt Nam mà nhiều sản phẩm thủy sản nhập khẩu khác của các nước bị ngưng trệ.

Một lý do nữa, theo Vasep, từ quý cuối năm 2020, chính quyền Quảng Tây, Trung Quốc là địa phương có biên giới với 4 tỉnh của Việt Nam gồm Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang cũng đã đưa ra một số yêu cầu tăng cường quản lý hoạt động nhập khẩu thực phẩm đông lạnh.

Theo đó, mặt hàng thực phẩm đông lạnh nhập khẩu nếu không có đủ 4 loại giấy tờ gồm: giấy chứng nhận kiểm nghiệm, kiểm dịch hàng hóa nhập khẩu, chứng nhận khử trùng, thông tin truy xuất nguồn gốc hợp pháp và xét nghiệm axit nucleic âm tính với Covid-19, sẽ không được phép tiêu thụ trên thị trường.

Thực phẩm đông lạnh nhập khẩu vào Quảng Tây qua các cửa khẩu, cảng biển khi bảo quản, tiêu thụ và gia công trên địa bàn phải được nhập kho giám sát tập trung của địa phương, thực hiện lấy mẫu axit nucleic, khử trùng toàn bộ bề mặt hàng hóa, quản lý truy xuất nguồn gốc hàng hóa.

Với các sản phẩm đã thực hiện công tác trên tại tỉnh, thành phố khác của Trung Quốc vẫn phải nhập kho để đối chiếu, sau đó có thể tiêu thụ hoặc gia công…

Các sản phẩm cá tra xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc – Hồng Kông chủ yếu là cá tra phile đông lạnh, bao tử cá tra đông lạnh, bong bóng cá chiên/khô/sấy, cá tra nguyên con xẻ bướm đông lạnh, bụng cá tra đông lạnh, cá tra phile cắt khúc/cắt miếng còn da, cá tra cắt portion đông lạnh, cá tra phile tẩm gia vị đông lạnh, cá tra nguyên con bỏ nội tạng đông lạnh…

Năm 2020, có gần 145 doanh nghiệp, hợp tác xã xuất cá tra sang thị trường Trung Quốc, 40 doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông, trong đó, ba doanh nghiệp có giá trị xuất khẩu lớn nhất sang thị trường Trung Quốc gồm: IDI Corp; VINH HOAN Corp và TG FISHERY. 

Ba doanh nghiệp cá tra xuất khẩu lớn nhất sang thị trường Hồng Kông là IDI Corp, VINH HOAN Corp và VDTG FOOD.

Bạn đang xem bài viết Thị Trường Cá Tra Eu trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!