Cập nhật thông tin chi tiết về Thanh Niên Khởi Nghiệp Từ Mô Hình Nuôi Cá Betta mới nhất trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trong những năm qua, thực hiện Chương trình 10-CTr/TU ngày 28/4/2016 của Tỉnh ủy Bến Tre về Đồng Khởi khởi nghiệp và Phát triển doanh nghiệp, trên địa bàn TP.Bến Tre đã có nhiều ý tưởng, dự án khởi nghiệp được triển khai thực hiện hiệu quả. Những kết quả bước đầu là tiền đề quan trọng tạo nên tính đột phá trong phát triển kinh tế, xã hội của thành phố. Trong đó, Dự án “Kinh doanh cá kiểng” (BETTA) của anh Lê Thanh Hùng- Bí thư Đoàn thanh niên phường 7, TP.Bến Tre là một trong những dự án được đánh giá cao bởi tính khả thi và mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.
Khởi đầu bằng niềm đam mê
Với niềm đam mê nuôi cá kiểng, anh Hùng đã bỏ ra số vốn chỉ gần 1 triệu đồng để nuôi thử một hồ cá nhỏ. Anh Hùng chủ động tìm kiếm các giống cá betta đẹp về nuôi tại nhà. Anh cho biết, thời gian trước đây, sau khi hoàn thành công việc tại cơ quan, anh dành nhiều thời gian tự tay chăm sóc cho các loại cá betta mà anh sưu tầm được.
Anh Lê Thanh Hùng với mô hình “Nuôi cá betta”
Anh Hùng chia sẻ: “Ban đầu việc nuôi cá chỉ là niềm vui, là sở thích của bản thân tôi. Nhưng từ khi thành phố phát động thực hiện Chương trình 10-CTr/TU ngày 28/4/2016 của Tỉnh ủy Bến Tre về Đồng Khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp, tôi nghĩ, tại sao mình lại không mạnh dạn phát triển và nhân rộng mô hình này để tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình, vừa thỏa được niềm đam mê của bản thân. Nếu mô hình này phát triển được còn giúp được cho một số thanh niên nhàn rỗi ở địa phương”.
Bằng sự quyết tâm, năm 2018, anh Lê Thanh Hùng mang niềm đam mê sẵn có và ý định phát triển kinh tế, mở rộng quy mô nuôi cá betta tham gia Cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp” cấp thành phố. Dự án của anh đạt được giải 3 cuộc thi và được đánh giá là một trong những dự án có tính mới mẻ, dễ triển khai thực hiện và đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Cải thiện kinh tế gia đình
Bước ra từ cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp, anh Lê Thanh Hùng vừa tích lũy kinh nghiệm, vừa mở rộng mô hình. Hiện anh đã có 5 hồ lớn nuôi cá betta với trên 30 cặp cá giống và 1.500 con cá bột, cá bầy. Mỗi cặp cá giống có giá dao động từ 100-500 nghìn đồng tùy vào loại và chất lượng, màu sắc cá. Gía thành có nhiều mức khác nhau, phù hợp cho cả đối tượng từ học sinh, sinh viên đến công nhân, công chức, viên chức. Hiệu quả từ mô hình đã mang đến nguồn thu nhập trung bình từ 2,5-3 triệu đồng/tháng cho anh và gia đình.
Anh Hùng cho biết, loại cá betta (cá chọi) dễ chăm sóc, dễ nhân giống. Nguồn thức ăn cho cá phong phú nhưng rất thân thiện với môi trường như: trùng chỉ, lăng quăng, trứng nước. Khâu chăm sóc cá tuy dễ nhưng đòi hỏi sự tỉ mĩ, cẩn thận. Để có được cá thành phẩm đẹp, lên đúng màu sắc như ý đến tay khách hàng, anh Hùng phải trải qua khoảng thời gian từ 2-3 tháng ép cá và chăm sóc.
Các dòng cá betta anh Hùng đang nhân giống rất phong phú, từ dòng cá betta plakat (đuôi ngắn) đến các dòng thuộc họ Hafmoon (đuôi dài).Về màu sắc có các dòng betta đơn sắc (super gold, super red, rồng đỏ); đa sắc (koi red, koi nemo, koi galaxy, red fancy, vảy ánh kim),..vv. Các giống cá này được nhiều khách hàng ưa chuộng bởi màu sắc nổi bật, tinh tế.
Để dự án đạt được hiệu quả thực tế, anh Hùng cho biết, anh rất quan tâm đến khâu chăm sóc khách hàng. Khi khách có nhu cầu mua cá, anh tư vấn rất nhiệt tình. Không chỉ vậy, anh còn theo dõi, đồng hành cùng khách hàng trong suốt quá trình chăm sóc cá sau khi đã giao dịch xong.
Không chỉ kinh doanh tại nhà, anh Hùng còn mở rộng việc kinh doanh qua các trang mạng xã hội như facebook, zalo, các diễn đàn cá cảnh và các chợ cá betta có uy tín kết hợp đăng tải hình ảnh, clip cá thương phẩm lên chúng tôi Anh sử dụng kênh messenger, zalo để thỏa thuận giao dịch và nhận phản hồi từ khách hàng, cũng như hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật nhân giống, chăm sóc và trị bệnh cho cá Betta.
Chia sẻ về những dự định sắp tới, anh Hùng cho biết: “Dự định của tôi là sẽ tiếp tục mở rộng quy mô thành trại cá Betta với diện tích khoảng 100m2, cá thương phẩm cung ứng cho thị trường từ 500 con lên 1000 con mỗi tháng. Nếu điều kiện cho phép, tôi sẽ mở cửa hàng kinh doanh cá kiểng, kèm theo kinh doanh một số phụ kiện chăm sóc, nhân giống cá betta để cải thiện kinh tế gia đình và tạo việc làm cho thanh niên địa phương có cùng đam mê, nhiệt huyết.”
Anh Lê Anh Giàu – Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ nhiệm Câu lạc bộ thanh niên khởi nghiệp TP. Bến Tre cho biết: “Thực hiện Chương trình số 10 của Tỉnh ủy Bến Tre về Đồng Khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp, trong những năm qua, Thành đoàn Bến Tre đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích đoàn viên, thanh niên mạnh dạn xây dựng ý tưởng, dự án khởi nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện cuộc sống. Từ năm 2017 đến nay, thực hiện phong trào “Tuổi trẻ thành phố Bến Tre năng động, sáng tạo khởi nghiệp và lập nghiệp” TP.Bến Tre có 48 đoàn viên tham gia Cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp cấp thành phố và cấp tỉnh. Kết quả, có 01 ý tưởng đạt giải khuyến khích cấp tỉnh, 12 ý tưởng, dự án đạt giải cấp thành phố. Anh Lê Thanh Hùng là thanh niên có ý chí phấn đấu trong phát triển kinh tế gia đình. Mô hình nuôi cá Betta của Hùng là mô hình thanh niên đầu tiên ở địa phương được đầu tư, xuất bán loại cá kiểng này và mang lại hiệu quả kinh tế khá cao không chỉ riêng cho bản thân anh Hùng mà còn là mô hình hay giúp thanh niên nhàn rỗi tại địa phương có thể học hỏi để phát triển kinh tế.”
Qua 4 năm triển khai thực hiện, với sự quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, sự đồng thuận và tham gia tích cực của người dân và cộng đồng doanh nghiệp, Chương trình Đồng Khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần xây dựng Bến Tre trở thành “địa phương khởi nghiệp” từ đó tăng thu nhập, nâng cao chất lượng đời sống người dân, giúp tỉnh nhà từng bước phát triển ngang bằng với các tỉnh trong khu vực./.
Thanh Niên Trẻ Khởi Nghiệp Từ Cá Koi
Thời sự – Chính trị
(kontumtv.vn) – Phong trào khởi nghiệp đang được tuổi trẻ các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Nam hưởng ứng mạnh mẽ. Đã xuất hiện nhiều mô hình, cách làm hay đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trường hợp anh Nguyễn Ngọc Hân (thôn Lộc Thượng, xã Quế Hiệp, huyện Quế Sơn) là một điển hình trong phong trào khởi nghiệp của địa phương.
Năm 2017, sau khi đi xuất khẩu lao động từ Nhật Bản trở về, anh Nguyễn Ngọc Hân quyết định khởi nghiệp với mô hình nuôi cá koi. Anh Hân cho biết, với số tiền hơn 600 triệu đồng tích góp được khi làm việc bên Nhật, anh đã đầu tư xây dựng một trại cá gồm 4 hồ nuôi đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật để nuôi cá koi và thuê đất đào ao trên diện tích hơn 6.000 mét vuông để thả nuôi 400 con cá koi giống. Mặc dù đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhưng trong quá trình nuôi thử nghiệm, anh Hân cũng gặp không ít khó khăn. Anh Hân chia sẻ: “Do không có kinh nghiệm nên cá xảy ra bệnh tật, hơn nữa mình nuôi không được tốt nên cá không được đẹp.. Khó khăn thứ 2 là vốn, nghề nuôi cá koi cần nhiều vốn lớn, còn mình quá nhỏ bé. Thứ 3 nữa là quy mô của mình nhỏ, còn thị trường thì rộng lớn, khó cạnh tranh với thị trường”.
Tuy vậy, với niềm đam mê và khát vọng làm giàu, Nguyễn Ngọc Hân đã chủ động học hỏi thêm kinh nghiệm, nghiên cứu sách báo, học tập thêm kiến thức từ các chuyên gia nuôi cá koi ở Nhật Bản. Từ đó, anh đã từng bước thành công với mô hình này. Hiện nay, anh Hân đang nuôi khoảng 1.000 con cá koi với nhiều chủng loại. Để khách hàng biết đến sản phẩm cá koi của mình, anh đăng tải thông tin, hình ảnh lên mạng xã hội Facebook và các kênh bán hàng trực tuyến để khách hàng lựa chọn, đặt hàng. Tùy theo từng loại cá koi mà mỗi con có giá bán từ 1 triệu đồng đến hơn 100 triệu đồng. Trong năm 2018, cơ sở của anh xuất bán khoảng 1 nghìn con cá koi, nếu trừ tất cả các chi phí thì mô hình cho lợi nhuận trên 200 triệu đồng. Anh Hân chia sẻ: “Một số lưu ý cơ bản về nuôi cá koi đó là mình phải có cái hồ đảm bảo chất lượng nhất định, các chỉ tiêu về độ rộng, chỉ tiêu oxy, độ pH, hệ thống lọc…. Lưu ý thứ 2 là kiểm soát được một số bệnh lây lan từ bên ngoài đến với cá koi như bệnh, lở loét, virut mùa xuân, tránh thay đổi môi trường đột ngột cá sốc nhiệt và chết từ khi bỏ cá vào hồ”.
“Mô hình nuôi cá koi của thanh niên Nguyễn Ngọc Hân là một mô hình mới trong đoàn viên thanh niên về phát triển kinh tế. Đây là mô hình đòi hỏi tính kỹ thuật cao, thể hiện niềm đam mê phát triển kinh tế, ý chí khát vọng vươn lên của đoàn viên thanh niên, cũng như tinh thần dám nghĩ dám làm. Mong muốn trong thời gian đến, trên địa bàn toàn huyện sẽ có nhiều hơn nữa mô hình tương tự như thế này để góp phần kinh tế cá nhân của thanh niên cũng như đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của toàn huyện”. Anh Nguyễn Mạnh Tuấn, Bí thư Huyện Đoàn Quế Sơn ghi nhận.
Để tiếp tục nhân rộng mô hình và nâng cao hiệu quả kinh tế, thời gian đến anh Nguyễn Ngọc Hân dự định liên kết với các Showroom ở các thành phố lớn để giới thiệu sản phẩm cá koi của mình đến với khách hàng. Đồng thời, chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi cá koi với thanh niên trong vùng để cùng hợp tác mở rộng quy mô nuôi cá.
Duy Thái
Đài PT-TH Quảng Nam
Khởi Nghiệp Thành Công Với Mô Hình Cá Cảnh
Đến trang trại nuôi cá cảnh của anh Lê Văn Huệ ở xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng những ngày này mới thấy hết sự đam mê, tìm tòi của anh Huệ. Không chỉ có hệ thống bể kiếng được thiết kế gọn gàng, đầy đủ hệ thống cấp thoát nước bằng van xả tự động, anh còn có cả hồ rộng để nuôi thả cá bột cùng hệ thống phun sương tự động để vừa cấp oxy cho nước vừa hấp thụ sắt, tạp chất trong nước…
Trước đây, anh Huệ chủ yếu dựa vào lực lượng nhân công tại chỗ để quản lý hồ cá, nhưng anh cho biết sắp tới sẽ tự làm “từ A đến Z” để được như ý.
Một sự tình cờ khác khi chúng tôi gặp thương lái Hồ Văn Huyên mua cá từ tận miền Trung. Anh này cho biết: “Chúng tôi mua cá của anh Huệ từ lâu rồi. Trại này theo tôi không chỉ thuộc loại lớn của Đông Nam bộ mà là của cả nước. Những năm gần đây, anh Huệ nhân giống thành công loại cá Ông tiên Ai Cập khiến nhiều người ngạc nhiên. Tôi phải đi từ miền Trung vào đây hy vọng mua được vài con và học cách làm của anh Huệ”.
Từ năm 1996, anh sinh viên Lê Văn Huệ, khi đó đang theo học ngành công nghệ thông tin tại chúng tôi mua thử cặp cá cảnh về chơi trong thời gian trọ học. Sau này, khi về công tác tại Viễn thông Bình Dương, anh mày mò học hỏi thêm nhiều kỹ thuật nuôi cá và dồn hết thu nhập hàng tháng của mình vào việc mua cá. Thú vui ban đầu giờ trở thành nguồn thu nhập đáng kể, thậm chí là làm giàu khi anh Huệ quyết tâm lao vào việc kinh doanh cá sau đó.
Ban đầu vốn ít nhưng có đam mê, kinh nghiệm nên anh quyết định thuê ao, hồ của người khác ở xã An Tây, TX.Bến Cát để nuôi cá tứ vân, cánh buồm, hồng nhung… Cá sinh trưởng, phát triển mạnh và nhiều chủ vựa ở Hà Nội vào tận hồ nhà anh chờ lấy cá. Anh Huệ nhớ lại: “Hồi đó chưa ai nghĩ việc nuôi cá cảnh ở hồ như mình; mình mạo hiểm nhưng có tính toán kỹ càng nên đem lại thành công. Bán số lượng nhiều nên giá rẻ, người ta thích mua cá của mình lắm”.
Có được số vốn kha khá, anh lại tính đến việc về Thanh Tuyền để mở trang trại nuôi cá cảnh. Khi khởi sự, anh chỉ nuôi vài giống cá thông thường, giá rẻ để cung cấp ra thị trường như beo, bông cúc, lam, bồ câu…; cá giá rẻ nên cũng dễ tiêu thụ. Nhờ thu nhập khá ổn định trong vài năm liền, cơ sở nuôi cá cảnh rộng 1.200m2 của anh nhanh chóng bị quá tải; anh đã phải dời đến một địa điểm khác rộng hơn tại ấp Bến Sắn, xã Thanh Tuyền. Rồi anh đã đưa ra quyết định khó khăn là nghỉ làm tại Viễn thông Bình Dương, với mức lương mơ ước nhiều người, khoảng 18 triệu đồng/ tháng, để sống trọn đam mê với cá cảnh.
Chỉ về phía hệ thống hồ kiếng cỡ lớn tiền tỷ, anh Huệ cười xòa: “Hồ này, tôi chỉ làm chơi để giới thiệu sản phẩm cá Ông tiên Ai Cập”. Nói ra mới biết anh là trong những người tiên phong trong cả nước có thể nuôi nhốt loại cá đắt tiền này. Ở những quốc gia khác, cá Ông tiên Ai Cập chỉ có trong tự nhiên và tỷ lệ sống sót trong môi trường nhân tạo khá thấp. Đã vậy, cá Ông tiên Ai Cập nổi tiếng rất… khó sinh sản, đặc biệt là khi được nuôi nhốt trong môi trường nhân tạo. Mỗi năm cá chỉ đẻ một lần và cá phải nuôi 4 – 6 tháng mới phát dục, 3 năm tuổi mới sinh sản lần đầu. Chính vì thế, sau nhiều năm mày mò nghiên cứu tập tính và thuần cá này, giờ đây anh Huệ đang chủ động phân phối loài cá đắt tiền này khắp thế giới mang thương hiệu cá cảnh Việt Nam.
Nói đến chuyện xuất khẩu cá, anh Huệ tâm tình: ” Nhiều cái không ai tưởng nổi nhưng sự thật là mình từng xuất khẩu cá sang Singapore, Đài Loan… và được thị trường ở đó ưa chuộng. Mình nghĩ nếu phát triển tốt, nghề nuôi cá cảnh của Việt Nam là một nghề rất hấp dẫn, mang lại hiệu quả kinh tế cao “. Cũng theo anh Huệ, điều kiện thổ nhưỡng tại Bình Dương rất dễ nuôi cá cảnh xuất khẩu. Điều quan trọng là người nuôi phải kiên trì, đam mê và nhận được sự động viên, tiếp sức kịp thời từ ngành chức năng.
Việc anh Huệ táo bạo khởi nghiệp từ cá cảnh và dám dùng đất vườn nhiễm phèn để tạo dựng thương hiệu cá cảnh uy tín xuất khẩu quốc tế cho thấy tiềm năng rất lớn của ngành chăn nuôi này nói chung và tiềm năng nông nghiệp của đất Thanh Tuyền nói riêng.
Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Cá Koi
30 năm trong nghề nuôi và kinh doanh cá cảnh, tuy nhiên chỉ đến khi bắt đầu kinh doanh cá Koi (cá chép Nhật Bản) một cách chuyên nghiệp từ năm 2016, ông Phan Công Câu (trú thôn Phú Sơn 3, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang) mới thực sự “đổi đời” khi nguồn thu nhập từ cá Koi lên đến 300 triệu đồng/năm.
Cá Koi tại trại cá của ông Phan Công Câu.
Cửa hàng bán cá cảnh của ông Phan Công Câu trên quốc lộ 14B, thôn Phú Sơn 3, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang luôn tấp nập người liên tục ra vào hỏi mua và vận chuyển cá Koi đi các nơi. Ông Câu cho biết, ông đang cung cấp cá Koi cho các khách hàng khắp thị trường miền Trung-Tây Nguyên với sản lượng cung cấp xấp xỉ 10.000 con cá Koi mỗi năm.
Khởi nghiệp với nghề nuôi cá cảnh từ năm 1989, tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau mà nguồn thu nhập từ nghề ở thời điểm đó chỉ đủ trang trải cuộc sống. Đến năm 2010, nhận thấy thị trường bắt đầu ưa chuộng cá Koi vì có màu sắc đẹp và quan niệm mang lại may mắn cho người nuôi, ông Câu đánh liều vay 150 triệu đồng để nhập 16 con cá Koi đủ màu sắc thuộc nhiều dòng khác nhau về nuôi sinh sản.
Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm nên những lứa cá con ươm giống ban đầu chết hoàn toàn, còn cá mẹ đẻ xong cũng chết vài con. Không nản chí, ông Câu tìm đến những trại cá Koi lớn ở Nam Định, Tiền Giang… để học hỏi cách nuôi loài cá này. Đồng thời, ông lên mạng internet để học hỏi cách nuôi loài cá Koi sao cho hiệu quả, dần dần những lứa cá sau thu được kết quả tốt. “Để nuôi được cá có vẻ đẹp tự nhiên, tuổi thọ cao thì thức ăn, chế độ dinh dưỡng, môi trường sống là yếu tố quyết định. Đồng thời hồ phải rộng, độ sâu từ 0,8 đến 1,5m, nước trong, sạch, rong, tảo không quá nhiều”, ông Câu cho biết.
Sau một thời gian nuôi và sản xuất cá giống, ông Câu nhận thấy lượng cá sinh sản không đủ. Mỗi lứa cá giống chỉ lựa được 30% số cá đủ tiêu chuẩn để nuôi, còn lại phải thải bỏ. Năm 2016, ông Câu kết hợp với các hộ nuôi cá trong vùng bằng cách ông cung cấp giống cá và các hộ liên kết chịu trách nhiệm chăm sóc và tới thời điểm thu hoạch, ông sẽ mua lại. Nhờ đó thu về hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Ông Nguyễn Ngọc Xảo, thôn Phú Sơn 2, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang cũng là một trong những hộ nuôi cá đang liên kết với ông Câu chia sẻ: “Tôi đang hợp tác với anh Câu nuôi xen cá Koi với cá khác trên với diện tích 1,5ha. Một con cá Koi phát triển tốt cần phải 2-3 khối nước để sinh sống, tuy nhiên, cùng một khối nuôi đó lại có thể nuôi xen các loại cá trắm cỏ, cá mè… Vì cá Koi ăn ở tầng đáy nên có thể tận dụng được nguồn thức ăn của các loại cá trên. Trừ chi phí sản xuất, thu nhập từ việc hợp tác nuôi cá với ông Câu trung bình 60-80 triệu đồng/năm”.
Để nhiều người biết đến thương hiệu cá Koi của mình, ông Câu lập các trang trên mạng xã hội như Facebook, Zalo…để giới thiệu các loại cá Koi của mình. Riêng tại Đà Nẵng, trại cá Koi của ông Câu có thể xem là mô hình cá Koi duy nhất. Từ năm 2016, ông Câu chỉ hợp tác nuôi với các hộ dân khoảng 1.000 con cá Koi, sau 3 năm đã gấp 10 lần số cá đó. Tuy nhiên, để chuyển môi trường sống từ ao qua hồ cá thì chỉ có 60-70% số cá chịu được vì những lý do khác nhau như sốc nước, sốc nhiệt…
Ông Trần Văn Mười, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hòa Khương nhận xét, mô hình nuôi cá Koi của ông Câu đã mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình ông và các hộ liên kết với ông. Từ chỗ là hộ nghèo của xã, nay ông đã có một trại cá cảnh khang trang trên đường quốc lộ 14B, có điều kiện cho các con ăn học đến nơi đến chốn.
Bài và ảnh: MAI QUẾ
Bạn đang xem bài viết Thanh Niên Khởi Nghiệp Từ Mô Hình Nuôi Cá Betta trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!