Cập nhật thông tin chi tiết về Quy Trình Nuôi Cá Lóc Đầu Nhím Thương Phẩm Cho Năng Suất Cao mới nhất trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tại ĐBSCL, cá lóc đầu nhím được nuôi phổ biến, đem lại thu nhập tốt cho người nuôi.
Người dân nên mua cá giống ở các cơ sở uy tín – Ảnh: Lê Hoàng Vũ
Trước tốc độ phát triển nhanh và mạnh của cá lóc đầu nhím, chúng tôi chọn giới thiệu quy trình nuôi cá lóc đầu nhím thương phẩm hiệu quả.
Chuẩn bị ao nuôi
Diện tích ao nuôi tùy thuộc vào điều kiện của cơ sở, tuy nhiên thích hợp nhất là khoảng 1.000 – 5.000 m2 vì nếu diện tích ao quá lớn thì rất khó quản lý. Độ sâu ao nuôi lớn hơn 2 m, một số hộ nuôi có thể có thể tận dụng ao nuôi cá tra để nuôi nên độ sâu có thể lên đến 3,5 – 5 m. Trong ao, nên chuẩn bị 1 cái vèo có diện tích bằng khoảng 1/10 – 1/5 diện tích ao nuôi và đặt cách bờ khoảng 3 – 5 m, làm 1 cái cầu bằng gỗ để đi từ bờ ra vèo.
Sau khi đã chuẩn bị ao sạch sẽ thì cấp nước vào, bơm nước vào đầy ao qua lưới lọc để tránh cá tạp và địch hại vào ao ăn cá. Gây màu nước bằng hỗn hợp cám gạo (1 kg) + bột đậu nành (1 kg) hòa với nước ngâm qua đêm tạt đều cho 1.000 m². Ngày tạt 2 lần, tối ngâm thì sáng tạt, sáng ngâm thì chiều (16 – 17 h) tạt. Hoặc tạt trực tiếp xuống ao 2 kg thức ăn cá công nghiệp dạng bột cho 1.000 m2 ao.
Thả giống
Chọn con giống đồng đều về kích cỡ, khỏe mạnh, màu sắc sáng đẹp, thân hình cân đối, không mang các dấu hiệu nhiễm bệnh. Tốt hơn hết người dân nên chọn mua tại các cơ sở sản xuất uy tín.
Tùy thuộc vào kỹ thuật của người nuôi mà tiến hành nuôi với mật độ thưa hay dày. Thường cá lóc giống được bắt về có kích thước lồng 4 – 6 cm và thả nuôi với mật độ 50 – 100 con/m2.
Giống được thả vào vèo, do giai đoạn này cá còn nhỏ mình nuôi trong vèo dễ cho việc chăm sóc và quản lý hơn. Sau khi nuôi khoảng 2 tháng, cá đạt trong lượng khoảng 100 – 180 g/con thì chúng ta tiến hành lọc lại cá và cho ra khỏi vèo, còn lại những con nhỏ quá mình có thể chuyển sang 1 ao nhỏ khác, làm thế này thì lúc thu hoạch cá của chúng ta sẽ đồng đều hơn.
Cho ăn
Hiện nay cá lóc nuôi cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp có hiện tượng phổ biến là cá bị gù dao động 4 – 40% (gồm cá bị gãy xương, gãy lưng), loại cá này giá bán thấp hơn so với cá bình thường khoảng 10.000 đồng/kg. Mặc dù chưa có nghiên cứu nào nói về nguyên nhân cá bị gù. Tuy nhiên, đa số người dân nuôi cá lóc thì cho rằng là do dùng thức ăn công nghiệp. Do đó khi chọn thức ăn công nghiệp cho cá chúng ta phải cẩn trọng, phải chọn loại thức ăn có người nuôi đã từng dùng và tỉ lệ gù không quá 5% thì có thể chấp nhận được.
Một kinh nghiệm quan trọng để phòng bệnh gù là trong giai đoạn đầu từ khi thả giống đến giai đoạn 2 tháng chúng ta cho cá ăn hỗn hợp thức ăn công nghiệp và cá biển. Cách cho ăn là xay cá biển nhỏ trộn với thức ăn viên với tỷ lệ 4kg cá biển trộn với 1 kg thức ăn viên. Sau đó rải từ từ trên sàng ăn, ở đây chúng ta cho ăn theo nhu cầu của cá, khi nào thấy cá bắt mồi hơi yếu thì ta ngưng cho ăn là vừa, tránh để thức ăn dư gây ô nhiễm nguồn nước.
Sau 2 tháng nuôi nếu nguồn cá biển giá còn rẻ và có đủ nhân công để cho ăn thì chúng ta vẫn nên nuôi kết hợp 2 loại thức ăn này. Nếu không đáp ứng được điều kiện trên thì chúng ta chuyển cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp.
Thường xuyên theo dõi hoạt động của cá, mức độ sử dụng thức ăn để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. Để duy trì chất lượng nước nuôi, khoảng 7 ngày chúng ta thay nước khoảng 20 – 30% hoặc cấp nước thêm cho ao. Định kỳ (10 ngày/lần) dùng vôi bột hòa với nước tạt đều khắp ao để diệt mầm bệnh, liều lượng từ 2 – 3 kg vôi bột/100 m2.
Thu hoạch
Sau khoảng 5 – 6 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng bình quân khoảng 400 – 600g/con chúng ta có thể thu hoạch, tỉ lệ sống trung bình đạt khảng 80%, đối với thức ăn công nghiệp hệ số chuyển đổi thức ăn FCR khoảng 1,2 – 1,4 kg thức ăn/kg cá cá tùy thuộc vào loại thức ăn và kỹ thuật của người nuôi.
Quy Trình Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Thương Phẩm
(Baonghean) – Cá rô đầu vuông là loài cá dễ nuôi, tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt thơm ngon, mang lại hiệu quả kinh tế cao, phát triển mạnh ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và miền Tây Nam bộ. Ở Nghệ An, mới đây, Chi cục Nuôi trồng thủy sản Nghệ An đã nuôi thử nghiệm thành công đối tượng này thông qua việc thực hiện Dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá rô đầu vuông tại Nghệ An”. Dự án đã hoàn thiện quy trình nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm tại Nghệ An:
Cá rô đầu vuông tại thời điểm thu hoạch.
1. Chuẩn bị ao nuôi
– Điều kiện ao: Ao nuôi có diện tích 1.000 – 5.000m2, độ sâu 1,4 – 2m, bùn đáy 15 – 20cm, pH đất = 6,5 – 8, bờ ao được đắp vững chắc, có cống cấp và thoát nước chủ động.
– Cải tạo ao: Bơm cạn ao, vệ sinh xung quanh bờ ao, lấp hang hốc rò rỉ nước, trang đều nền đáy, bón vôi khử trùng, diệt tạp với lượng 7 – 12 kg/100m2, phơi đáy ao 2 – 3 ngày.
– Gây màu nước: Sau khi lấy nước vào ao gây màu: dùng 2 – 3 kg NPK/100m2 tạt đều xuống ao tạo nguồn thức ăn ban đầu là tảo và động vật phù du cho cá.
– Lấy nước: Nguồn nước trong sạch, không nhiễm bệnh, không bị ô nhiễm, nước lấy vào được lọc qua lưới tránh địch hại và cá tạp vào ao. Lấy 1,2 – 1,5m nước vào ao trước khi thả cá 2 – 3 ngày.
– Căng lưới chắn xung quanh bờ ao để tránh cá vượt ra ngoài
2. Thả giống
Chất lượng giống: Chọn cá thể khoẻ mạnh, không bị xây xát, dị hình, dị tật, bơi lội nhanh nhẹn, màu sắc tươi sáng, đồng đều, không mất nhớt và bơi thành đàn, chọn đúng giống cá rô đầu vuông. Cỡ cá thả: 300 – 350 con/kg. Mật độ: 20 – 40 con/m2. Trước khi thả cá giống phải tắm cho cá bằng muối 15 – 30‰ trong 15 – 30 phút.
3. Chăm sóc và quản lý
– Thức ăn: Dùng thức ăn công nghiệp dạng viên có hàm lượng đạm 25 – 30%. Hệ số chuyển đổi thức ăn công nghiệp là 1,6-1,8. Định kỳ bổ sung thêm vitamin C, khoáng với hàm lượng 5g/1kg thức ăn trộn vào thức ăn, cho cá ăn để tăng sức đề kháng. Tỷ lệ cho cá ăn từ 2 – 4% trọng lượng thân, tùy theo trọng lượng và giai đoạn phát triển của cá. Cho cá ăn 2 lần/ngày vào 8 – 9h sáng và 4 – 5h chiều.
– Quản lý chất lượng nước: Trong quá trình nuôi cần thường xuyên theo dõi chất nước ổn định trong sạch. Khi màu nước nhạt cần bón phân vô cơ với lượng 1,5-3,0kg đạm và 0,8 – 1,5kg lân/1.000 m2, ao tuỳ vào màu nước để bón liều lượng phù hợp, bón vào lúc trời mát. Sau khi bón cần quan sát màu nước tránh bón nhiều làm nước bị ô nhiễm. Thay nước tạo dòng chảy thường xuyên cho ao nuôi tránh trường hợp nước bẩn, cá dễ bị nhiễm bệnh. Luôn duy trì độ trong khoảng 35cm. Thường xuyên kiểm tra pH khoảng 7 – 8. Nếu pH giảm dùng Zeolite để ổn định với lượng 7 – 10kg/1.000m2. Định kỳ 15 ngày/lần sử dụng vôi xử lý môi trường nước ao với lượng 2 – 2,5 kg/100 m2 ao.
4. Phòng và trị bệnh cho cá
Cá rô đầu vuông ít mắc bệnh. Tuy nhiên, một số bệnh thường gặp ở cá rô đầu vuông là bệnh sình bụng, đen thân, xuất huyết cấp tính, nấm thủy mi, lở loét. Nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh là do chế độ cho ăn không hợp lý, môi trường ao nuôi bị ô nhiễm hoặc do chất lượng thức ăn đang sử dụng không tốt.
Muốn phòng được các loại bệnh này cần phải điều chỉnh khẩu phần ăn, số lần cho ăn trong ngày sao cho phù hợp, duy trì chất lượng môi trường ao nuôi đảm bảo, định kỳ diệt khuẩn môi trường ao và đặc biệt bổ sung vitamin C.
Khi cá bị bệnh cần chẩn đoán đúng loại bệnh (nấm, ký sinh, giun, sán, vi khuẩn…) để sử dụng các loại thuốc đúng và hợp lý, điều trị kịp thời kết hợp với xử lý môi trường nước, hạn chế sự lây lan của mầm bệnh, tránh hiện tượng cá chết hàng loạt.
5. Thu hoạch và bảo quản cá
a. Thu hoạch
Để thu hoạch đạt hiệu quả cao và không ảnh hưởng đến chất lượng cá thương phẩm, thông thường áp dụng một số hình thức sau:
– Thu tỉa: Đối với cá rô đầu vuông thương phẩm càng lớn giá thành càng cao do đó có thể thu tỉa những con có kích cỡ lớn bán trước, con nhỏ tiếp tục để lại nuôi. Phương pháp thu tỉa có thể dùng lưới để thu cá.
– Thu tổng thể: Đối với những ao nuôi cá đạt kích cỡ lớn đồng đều tiến hành thu tổng thể. Trước khi thu ngừng cho cá ăn 1-2 ngày. Dùng lưới thu bớt cá trước khi bơm cạn nước 1 – 2 ngày. Bơm cạn triệt để nước ao tiếp tục thu hoạch.
b. Bảo quản sản phẩm
Cá rô đầu vuông sau khi thu hoạch phải bảo quản sống để tăng giá trị sản phẩm, do đó trước khi thu phải làm tốt công tác chuẩn bị cụ thể. Cần liên hệ, hẹn ngày giao hàng với cơ sở thu mua. Chuẩn bị dụng cụ và địa điểm để lưu cá trong quá trình thu hoạch đảm bảo nước trong sạch, có sục khí để tăng tỷ lệ sống sau thu hoạch và xuất bán tổng thể. Khi thu hoạch phải nhẹ nhàng tránh sây sát làm cá dễ bị chết và nhanh chóng đưa đến điểm lưu cá, với những con bị chết nhanh chóng rửa sạch và bảo quản lạnh.
Tạ Quang Sáng (Chi cục Nuôi trồng thủy sản Nghệ An)
Bật Mí Kỹ Thuật Nuôi Cá Chình Thương Phẩm Mau Lớn Cho Năng Suất Cao
Cá chình là một trong những loài thủy sản phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu tại Việt Nam, đem lại giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân. Do vậy, nếu nắm vững được kỹ thuật nuôi cá chình, người nông dân không chỉ giảm bớt được công sức đáng kể mà còn tiết kiệm được thời gian và chi phí chăn nuôi.
Hé lộ kỹ thuật nuôi cá chình thương phẩm theo chia sẻ từ chuyên gia
Mô hình nuôi cá chình
Cá chình là loài cá dễ nuôi và thích nghi tốt với các môi trường sống khác nhau. Bà con có thể nuôi cá trong bể xi măng, ao đất hoặc nuôi trong lồng bè đều được. Tùy vào điều kiện thực tế và chi phí để quyết định ra mô hình chăn nuôi phù hợp nhất với hộ gia đình mình.
Chuẩn bị môi trường nuôi cá chình
Nếu lựa chọn nuôi trong lồng bè, bà con chỉ cần vệ sinh, cọ rửa sạch lồng và gia cố lại trước khi thả cá giống.
Nếu nuôi cá trong ao đất, bà con cần tát cạn ao, dọn dẹp, phát quang bờ ao, nạo vét đáy ao và rắc vôi bột. Sau đó phơi ao từ 3 -5 ngày trước khi tiến hành cấp nước để nuôi cá.
Nếu nuôi cá trong bể xi măng, cần tiến hành cọ rửa thật kĩ bể, sát trùng và ngâm bể rồi mới tiến hành cấp nước sạch để nuôi cá.
Chọn và thả cá chình giống
Một trong những yếu tố cần chú ý trong kỹ thuật nuôi cá chình để quyết định sự thành công của mùa vụ chính là chọn cá giống. Bà con cần chú ý lựa chọn mua cá giống tại các cơ sở cung cấp con giống uy tín. Lựa chọn đàn cá khỏe mạnh, có kích thước đồng đều và nên chọn loại có kích cỡ 10 con/kg để nuôi.
Những con cá giống chất lượng cần có nhiều nhớt, không bị trầy xước, tróc vẩy và không bị nhiễm bệnh. Tuyệt đối không nên lựa chọn con cá bị dị dạng để nuôi, vì rất dễ lẫn cá do đánh bắt bằng điện hoặc đi câu.
Thức ăn cho cá chình
Bà con có thể tận dụng nguồn thức ăn tươi từ tự nhiên hoặc trong sản xuất nông nghiệp để nuôi cá chình hoặc sử dụng cám công nghiệp đều được. Tuy nhiên, cần đảm bảo khẩu phần và hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn cho cá với lượng đạm dao động khoảng 45%.
Có thể cho ăn thêm thức ăn tươi sống như: cá tạp, trai, hến… nhưng cần sơ chế kĩ và đảm bảo không bị ôi thiu.
Chăm sóc và quản lý cá chình
Tiến hành cho ăn đúng giờ, đủ lượng và chia khoảng 2 – 3 bữa ăn. Tổng lượng thức ăn dao động từ 10 – 20% trọng lượng cá.
Căn cứ vào tình hình thời tiết thực tế để điều chỉnh lượng thức ăn cho hợp lý.
Thường xuyên theo dõi trạng thái cá bơi lội và bắt mồi để có biện pháp xử lý kịp thời nếu xảy ra sự cố phát sinh.
Tiến hành vớt hết thức ăn dư thừa, tránh làm bẩn nước nuôi cá khiến cá dễ mắc bệnh.
Thu hoạch cá chình
Bà con có thể tiến hành thu hoạch cá sau 1 năm nuôi khi cá chình đạt kích cỡ từ 1 – 1,5 kg/con.
Quy Trình Nuôi Cá Trắm Đen Thương Phẩm Trong Ao
I. Chọn ao nuôi
Chúng ta có thể sử dụng ao có sẵn hoặc ao mới đào để nuôi trắm đen. Diện tích và hình dạng ao tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình, có thể từ vài trăm mét đến vài mẫu, nhưng tốt nhất chọn ao hình chữ nhật, có diện tích từ 1000 – 3000m 2, độ sâu nước từ 2-2,5m. Những ao này sẽ thuận lợi cho chăm sóc và thu hoạch cá.
1. Vị trí ao nuôi
Ao gần nguồn nước sạch để thuận tiện cho việc cấp nước khi cần và gần hệ thống thoát để hạn chế chi phí khi thay nước và khi thu hoạch.
Ao ở nơi thoáng để ao có thể tiếp nhận được nhiều ánh sáng mặt trời giúp cho các sinh vật là thức ăn cho cá lúc nhỏ có thể phát triển tốt.
2. Bờ ao
Chắc chắn không rò rỉ nước, không có hang hốc. Với ao mới đào tránh sạt lở bờ. Độ cao của bờ ao cần cao hơn mức nước cao tối đa 0,5-0,6m.
Trên bờ không nên trồng các cây có tán che phủ lớn vì lá cây rụng xuống ao làm hỏng nước ao, gây thối đáy ao và tán cây che rợp mặt ao gây cản trở ánh sáng chiếu xuống ao làm giảm độ thoáng và hạn chế sự phát triển của thức ăn tự nhiên.
Trên bờ cần phát quang các bụi cây quanh ao để không còn chỗ ẩn nấp của địch hại.
3. Nước
Cá Trắm đen có nhu cầu về oxy cao hơn các loài cá khác. Nếu không đủ oxy cá chậm phát triển, dễ bị bệnh và chết.
Do vậy muốn đảm bảo oxy cho cá phải quản lý môi trường nước ao nuôi luôn sạch, bề mặt ao phải thoáng. Tốt nhất mỗi 500 m 2 ao nuôi nên bố trí một máy phun mưa để tăng sự khuyếch tán của oxy từ không khí vào trong nước khi cần.
Mực nước trong ao luôn giữ khoảng 1,5-2m là tốt nhất.
Nước trong ao phải dễ dàng thay được khi cần thiết.
4. Đáy ao
Đáy bằng phẳng và dốc về một phía cống thoát để dễ tháo nước khi thay và rút nước khi thu hoạch cá. Độ dốc đáy ao từ 0,5-1o nghiêng về cống thoát.
Đáy ao phải được nạo vét bùn hàng năm không nên để bùn quá dày dễ bị thối, là nơi cư trú cho các sinh vật gây bệnh cá và sinh ra các khi độc như CH4, NH3, H2S, … Tránh bùn đen, bùn thối.
II. Chuẩn bị ao nuôi
Muốn có một vụ nuôi thành công thì chúng ta cần phải làm tốt công tác chuẩn bị ao.
Trước khi thả 7 – 10 ngày, ao phải được làm cạn nước, dọn sạch rong, cỏ, bụi cây quanh bờ. Nếu ao mới đào phải phải tạo lớp bùn đáy thích hợp (tốt nhất nên giữ lại lớp bùn bề mặt).
Nạo vét bùn đáy không nên để quá dày, tốt nhất độ dày bùn đáy ao từ 15-20cm.
Sửa dọn bờ ao cho chắc chắn, lấp các hang hốc quanh ao.
Bón vôi tẩy trùng ao 7-10 kg/100m 2 để diệt cá tạp và các vi khuẩn gây bệnh cho cá, cải tao nền đáy ao.
Phơi đáy ao 3-4 ngày nhằm khử trùng đáy ao và thoát các khí độc ở đáy ao.
Bón phân gây màu nước ao nhằm cung cấp chất dinh dưỡng tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá, giảm độ phèn, giúp cho pH trong ao ít biến động. Liều lượng dùng: phân chuồng 20-30kg/100m 2 (Đối với những ao có lớp mùn đáy tốt không nhất thiết cần bón phân)
Lấy nước vào ao: nước khi lấy vào ao phải được lọc qua lưới mắt nhỏ tránh cá tạp, cá dữ theo vào ao nuôi hại cá và cạnh tranh thức ăn. Đặc biệt các nguồn nước tự nhiên hiện nay thường có cá rô phi con đẻ ngoài tự nhiên dễ theo nước vào ao nếu chúng ta không dùng lưới lọc khi lấy nước, khi đó cá rô phi sẽ cạnh tranh thức ăn cao đạm, đắt tiền khi nuôi cá trắm đen.
III. Chuẩn bị cá giống, thả cá và chăm sóc cá sau khi thả 1. Chuẩn bị cá giống và mật độ thả
Chọn cá giống khoẻ mạnh không xây xát không bị dị hình, kích cỡ đồng đều.
Có thể thả giống bé cỡ 30-50g/con hoặc giống lớn cỡ 200 – 300g/con.
Mật độ thả: đối với giống cỡ 30-50g/con thả với mật độ 2con/m 2, với giống cỡ lớn 200-300g/con thả với mật độ 1con/m 2 (để tránh lãng phí diện tích nuôi). Khi cá lớn tùy thuộc vào điều kiện nguồn nước, khả năng canh tác có thể giãn bớt mật độ nuôi.
Đối với ao nuôi cá trắm đen thhơng phẩm có thể nuôi đơn hoặc nuôi ghép. Nếu nuôi ghép cần lưu ý đối tượng ghép để tránh cạnh tranh thức ăn với cá trắm đen, hoặc ghép những loài có giá trị cao hoặc những loài có khả năng làm sạch môi trường ao nuôi. Các đối tượng ghép hiện nay có thể thả cá chép, cá mè, cá rô đồng… Mặc dù ghép cá mè trắng trong ao nuôi không có sự cạnh tranh thức ăn và còn làm sạch nước ao nhưng loài này lại cạnh tranh ô xy trong ao nuôi với cá Trắm đen rất nhiều, hơn nữa hiện nay giá cá mè trên thị trường rất rẻ nên các hộ nuôi cần lưu ý. Tỷ lệ ghép thường 80% cá trắm đen và 20% các đối tượng ghép khác, riêng cá rô đồng nên nuôi ghép mật độ cao khi mới thả cá trắm đen giống và chỉ nên thả vào vụ Xuân-Hè.
Cá cần được tắm nước muối loãng nồng độ 2% (2 kg muối/100 lít nước) hoặc kháng sinh 30 ppm trong 10 phút trước khi thả cá.
Thả cá vào thời điểm mát trong ngày. Khi thả cá cần được cân bằng nhiệt giữa bao cá và môi trường nước ao nuôi.
2. Thức ăn và cách chăm sóc
Thức ăn sử dụng cho cá trắm đen là thức ăn viên nổi có kích cỡ viên 1-10mm tùy theo kích cỡ miệng cá, thức ăn có hàm lượng đạm cao 40% protein và 10% lipid đối với giai đoạn cá giống; hàm lượng đạm 35% protein và 7% lipid đối với nuôi thương phẩm.
Hàng ngày (hàng tuần) theo dõi, kiểm tra môi trường nước: Nhiệt độ, ôxy hoà tan trong nước, pH, sử dụng các bộ test phân tích đánh giá môi trường nuôi để kịp thời xử lý.
Khi có biểu hiện không tốt về môi trường sẽ có những giải pháp kịp thời như sử dụng vôi xử lý môi trường hoặc sử dụng các loại thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học được phép của Bộ NN & PTNT.
Định kỳ kiểm tra tốc độ sinh trưởng bằng cách kiểm tra ngẫu nhiên 30 con, tính khối lượng cá trung bình hàng tháng để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp (lưu ý khi đánh bắt kiểm tra cần làm nhanh, nhẹ nhàng tránh gây xay xát cá làm cá dễ nhiễm bệnh sau kiểm tra).
Vào thời điểm chuyển mùa cá trắm đen hay bị bệnh ta nên cho ăn thêm thuốc phòng bệnh có thể sử dụng thuốc Tiên đắc với liều lượng 100g thuốc dùng cho 500 kg cá/ngày cho ăn liên tục trong 3 ngày. Khi thấy cá có dấu hiệu bị bệnh dùng liều gấp 5 lần liều cho ăn phòng và cho ăn liên tục trong 5-7 ngày. Đây là thuốc thảo mộc, có thành phần chính là bột tỏi và tá dược bám dính nên khi sử dụng không ảnh hưởng đến tồn dư kháng sinh trong sản phẩm và không ảnh hưởng đến tốc độ tăng trọng của cá nuôi.
3. Một số bệnh thường gặp và cách khắc phục khi nuôi cá trắm đen thương phẩm
Khi nuôi cá trắm đen thương phẩm công nghiệp cá thường bị mắc một số bệnh:
– Viêm ruột xuất huyết do ăn phải thức ăn kém phẩm chất sau nhiễm khuẩn gây viêm và xuất huyết ruột. Để hạn chế thiệt hại dừng ngay thức ăn nghi, thường xuyên kiểm tra thức ăn, tránh cho ăn thừa thức ăn và tránh thức ăn nhiễm nấm mốc, thức ăn có chất lượng kém. Dùng kháng sinh Enrofloxacine trộn thức ăn cho cá ăn 5 ngày liên tục với liều 30-50mg/kg cá/ngày, hoặc dùng thuốc “Fish Health” trộn thức ăn cho cá ăn 5 ngày liên tục với liều 1g/kg ca/ngày, kết hợp bổ sung vitamin C với liều 1g/kg thức ăn cho cá ăn 5-7 ngày 1 đợt.
– Bệnh đốm đỏ giống bệnh đốm đỏ trên cá trắm cỏ. Cá bị bệnh giảm ăn, dừng ăn, trên thân có biểu hiện tuột vảy, xuất huyết gốc vây, xuất huyết lỗ hậu môn, cơ thể cá chuyển màu tối, cá bơi lờ đờ quanh bờ. Nguyên nhân do đánh bắt, vận chuyển để cá bị xay xát trong môi trường nước bẩn khi đó vi khuẩn gây bệnh xâm nhập và sinh bệnh. Xử lý bệnh như bệnh viêm ruột xuất huyết.
3.3 Bệnh ngạt do thiếu khí
Cá trắm đen khi nuôi thương phẩm rất nhạy cảm với thay đổi thời tiết, mỗi khi thay đổi thời tiết cá thường giảm ăn sau bỏ ăn, thiếu khí và khí độc nhiều gây chết ngạt cho cá nuôi. Khi nuôi cần xử lý môi trường ao nuôi bằng các chế phẩm sinh học thường xuyên và kịp thời cung cấp ô xy và nước sạch khi cần thiết.
Đối với thu hoạch cá trắm đen nên thu hoạch vào các thời điểm: ngày nghỉ (30/4-1/5; 2/9), ngày lễ hội, tết cổ truyền. Các thời điểm này lượng khách tiêu thụ cá trắm đen tăng đột biến nên bán cá thương phẩm sẽ được giá hơn. Trước khi thu hoạch 2-3 ngày cho cá giảm ăn rồi dừng ăn để tránh gây shock cho cá trong khi thu hoạch, vận chuyển và lưu giữ cá. Cá thu hoạch cần đánh bắt nhẹ nhàng, nhanh tránh gây xây sát sẽ giảm giá trị và đặc biệt lưu ý số cá chưa đạt kích cỡ còn lại trong ao nuôi tiếp. Cá thương phẩm cần được vận chuyển bằng nước sạch, mát và cung cấp đủ lượng ô xy hòa tan.
Theo ThS. Kim Văn Vạn – BM NTTS – ĐH NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI, VOV,
Bạn đang xem bài viết Quy Trình Nuôi Cá Lóc Đầu Nhím Thương Phẩm Cho Năng Suất Cao trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!