Xem Nhiều 3/2023 #️ Quy Trình Nuôi Cá Diêu Hồng Trong Lồng Bè Đạt Hiệu Quả Cao # Top 7 Trend | Fcbarcelonavn.com

Xem Nhiều 3/2023 # Quy Trình Nuôi Cá Diêu Hồng Trong Lồng Bè Đạt Hiệu Quả Cao # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Quy Trình Nuôi Cá Diêu Hồng Trong Lồng Bè Đạt Hiệu Quả Cao mới nhất trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Đặc điểm sinh học của cá diêu hồng

Tên diêu hồng (hay điêu hồng) bắt nguồn từ Trung Quốc vì cá có hình dạng giống cá tráp đỏ (dịch tiếng Trung là “hồng điêu”). Toàn thân cá phủ vảy màu đỏ hồng hoặc màu vàng. Cũng có những cá thể trên thân có màu hồng xen lẫn những đám vảy màu đen.

Giống như cá rô phi, cá diêu hồng là một loài cá nước ngọt, chịu phèn kém, và vẫn phát triển tốt trong môi trường nhiễm mặn nhẹ 5-12 phần nghìn. Cá diêu hồng ăn tạp, thức ăn thiên về nguồn gốc thực vật như cám, bã đậu, bèo tấm, rau muống và các chất như mùn bã hữu cơ, tảo, ấu trùng. Tuy nhiên hiện nay cá nuôi với mật độ cao, quy mô lớn nên hầu hết sử dụng thức ăn viên (độ đạm 20-25%) để dễ kiểm soát và hạn chế thất thoát.

Cá diêu hồng sinh sản nhiều, đẻ quanh năm, ấp trứng trong khoang miệng. Cá diêu hồng là một loại cá có chất lượng thịt thơm ngon, có màu trắng, trong sạch, các thớ thịt có cấu trúc chắc và đặc biệt là không quá nhiều xương.

2. Chuẩn bị lồng nuôi và chọn vị trí

a. Thiết kế lồng

Lồng nuôi phải được thiết kế chắc chắn, bao gồm các bộ phận khung lồng, phao, nhà bảo vệ, lưới lồng, dây neo, đá cố định lồng,…

Khung lồng nên làm bằng sắt, tùy theo điều kiện nuôi mà có kích thước hợp lý. Thông thường có kích thước 24 x 12m, gồm 2 dãy, mỗi dãy 5 ô, mỗi ô kích thước 4,5 x 4m hoặc khung lồng có kích thước 14 x 10,5m được chia làm 2 dãy, mỗi dãy 3 ô nuôi, mỗi ô kích thước 4,5 x 4m. Khung lồng được cố định bằng dây neo ở 4 góc.

Dùng tấm xốp hoặc thùng phuy nhựa làm phao, mỗi ô lồng bố trí từ 4-6 phao được cố định vào khung lồng bằng dây thép.

Lồng lưới có dạng hình chữ nhật, các mặt xung quanh và mặt đáy bao lưới, mặt trên miệng lồng để hở, kích thước mắt lưới phụ thuộc vào cỡ cá thả. Ba loại kích thước mắt lưới phổ biến là 2a =1cm, 2a = 2,5cm và 2a = 4cm. Đáy lưới lồng được cố định bằng dây giềng nối với đá đủ nặng, kéo thẳng các góc lồng.

Cá diêu hồng nuôi trên sông và hồ chứa thường sử dụng lồng có kích thước vừa và nhỏ, với 75m 3 (5 x 5 x 3m), chiều sâu mức nước thả nuôi là 2,5m. Trên các mặt của thành lồng đều có lớp lưới chắn cao 0,5m để ngăn thức ăn trôi ra ngoài.

Thông thường nhà bảo vệ có diện tích bằng 1-2 ô lồng nuôi.

b. Chọn vị trí đặt lồng

Khi nuôi cá trong lồng, chất lượng nước rất khó quản lý vì hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên. Do đó, việc chọn vị trí tốt, thích hợp để neo lồng sẽ có ảnh hưởng quyết định đến sự thành bại của vụ nuôi.

Vị trí đặt lồng phải thông thoáng, nước sạch không ô nhiễm chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt, gần đường giao thông thuận lợi cho việc chăm sóc, quản lý, vận chuyển cũng như thu hoạch sau này. Nơi ít tàu thuyền qua lại, hạn chế việc ảnh hưởng đến chất lượng nước.

Đặt lồng ở sông hồ có độ sâu ít nhất là 3-4m, lồng đặt cách đáy 0,5m. Không đặt ở nơi nước chảy quá xiết hoặc nước đứng, khúc sông có nguy cơ sạt lở, tốt nhất là vị trí có lưu tốc 0,2-0,3m/giây.

Lồng bố trí so le hình chữ Z thành từng cụm để đảm bảo lưu lượng nước chảy qua. Mỗi cụm 10-15 lồng, khoảng cách giữa các cụm khoảng 200-300m. Diện tích lồng bè chiếm không nhiều hơn 0,2% diện tích khu vực mặt nước. Giữa các hộ nuôi phải có khoảng cách nhất định. Vùng nuôi cá diêu hồng theo đúng quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

3. Chọn con giống và thả giống

Giống phải chọn mua ở những có cơ sở uy tín, chất lượng, được kiểm dịch đầy đủ. Kích cỡ giống đồng đều, cơ thể sáng bóng, màu sắc đặc trưng, không dị hình, dị dạng, không mất nhớt, xây xát.

Sử dụng bao ni lông có bơm oxy để chứa cá và vận chuyển hở trong thùng phuy nhựa để cá không sốc trong quá trình vận chuyển.

Tắm nước muối (2-3%) cho cá trong 10-15 phút trước khi thả xuống lồng nuôi để sát trùng.

Cách thả: thả giống vào buổi sáng sớm, ngâm túi chứa cá trong lồng 15-20 phút để cân bằng nhiệt độ trong và ngoài bao ny lông rồi mở một đầu bao cho cá bơi từ từ ra ngoài.

Mật độ thả thích hợp thường từ 40-80 con/m 3. Xác định mật độ nuôi phù hợp căn cứ vào lưu tốc dòng chảy, oxy hòa tan và khả năng chăm sóc nuôi dưỡng. T Tránh nuôi quá dày dẫn đến cạnh tranh dinh dưỡng, dễ phát sinh và lây lan dịch bệnh khi nuôi. Cỡ cá nuôi tốt nhất là 30-40g/con.

4. Chăm sóc và quản lý

a. Cho ăn

Thức ăn cho cá diêu hồng có thể là thức ăn tự chế biến hay thức ăn công nghiệp có độ đạm 20-28%. Chọn kích cỡ viên phù hợp với cỡ miệng cá, có mùi thơm để dẫn dụ được cá.

Thức ăn chế biến được phối trộn từ cám, tấm, rau xanh (nghiền nhỏ), bột cá (bột tép), bột đậu nành, premix khoáng, vitamin. Nấu chín các nguyên liệu trên rồi vo viên phơi khô hoặc cho vào máy ép thành sợi. Để cá kháng bệnh tốt, kích thích tiêu hóa và chống sốc khi môi trường thay đổi nên bổ sung C complex 2g/kg thức ăn, định kỳ 2 ngày 1 lần.

Cho ăn ngày 2-3 lần cách nhau 4-6 giờ một lần. Khẩu phần ăn tùy thuộc vào lượng ăn của cá, thường bằng 3-5% trọng lượng cá trong lồng nuôi. Cho ăn từ từ vào rải nhiều vị trí để đảm bảo tất cả các cá thể đều được ăn.

b. Quản lý lồng nuôi

Định kỳ 2 lần/tuần vệ sinh, cọ rửa lồng, tẩy sạch rong rêu hay sinh vật bám, loại bỏ rác trôi nổi và các vật cứng bám trong và ngoài lồng để cắt đứt nguy cơ gây nên dịch bệnh.

Điều chỉnh cân đối lượng thức ăn, tránh để thức ăn quá dư thừa gây ô nhiễm lồng. Vệ sinh lồng trước các bữa ăn của cá, vớt sạch thức ăn thừa rơi xuống đáy lồng.

Sau mỗi đợt thu hoạch phải kéo lồng lên quét vôi khung lồng hoặc vệ sinh với Iodine Violet pha 1ml với 2 lít nước, sau đó phơi nắng trong 1-2 ngày.

Kiểm tra, phát hiện kịp thời các mắt lưới gần rách, vết rạn nứt để vá lại ngay nhằm hạn chế cá thất thoát ra ngoài. Vào mùa mưa lũ, phải kiểm tra các dây neo lồng, di chuyển lồng vào vị trí an toàn khi có bão, lũ và nước chảy xiết.

c. Chăm sóc sức khỏe cá

Hằng ngày theo dõi sức khỏe cá, xử lý kịp thời các hiện tượng nổi đầu do thiếu oxy, cá ăn kém hay bỏ ăn, nhiễm độc do ô nhiễm hay bất kỳ các biểu hiện bất thường nào của cá.

Cho ăn đủ chất, đủ lượng, đúng khẩu phần, đảm bảo dinh dưỡng. Bổ sung men tiêu hóa Bio Bactil vào thức ăn giúp cá tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, tăng cường sức đề kháng. Sục khí tăng hàm lượng oxy, loại bỏ các cá thể bệnh ra khỏi vùng nuôi.

Dùng tinh dầu tỏi Licin garlic 2ml/kg thức ăn với tác dụng kháng khuẩn tự nhiên, phòng trị hiệu quả các bệnh do vi khuẩn ở đường ruột, tăng khả năng miễn dịch cho cá.

Thường xuyên treo túi vôi ở lồng nuôi cá, mỗi lồng treo 1- 2 túi ngập trong nước, mỗi túi chứa 2 – 3kg vôi để oxy hóa các khí độc thành dạng không độc cho cá.

Di chuyển lồng bè đến nơi khác nếu môi trường nước quá ô nhiễm. Cách ly những lồng bị bệnh xuống vị trí cuối dòng nước chảy, chữa trị kịp thời, hạn chế lây lan sang các lồng khác.

Trường hợp cá nuôi bị bệnh nặng và có khả năng lây lan nhanh, phải tiến hành thu hoạch cá (kể cả những lồng chưa bệnh, nếu đã đạt kích cỡ thương phẩm).

5. Thu hoạch

Sau 4-5 tháng cá nuôi đạt kích cỡ thương phẩm (khoảng 500g/con) thì tiến hành thu hoạch.

Giảm ăn 2-3 ngày sau đó ngừng cho ăn trong ngày cuối cùng trước khi thu cá.

Dùng lưới kéo cá, hạn chế đến mức thấp nhất việc làm cá sốc. Có thể thu tỉa hay thu hết một lần nhưng nên thu hoạch hết trong khoảng thời gian ngắn nhất định.

Kỹ Thuật Nuôi Cá Diêu Hồng Trong Lồng Bè Đạt Hiệu Quả Cao

Cá diêu hồng có nhiều hình thức nuôi như nuôi chuyên canh trong ao, nuôi ghép với các đối tượng cá truyền thống trong ao và nuôi trong lồng, bè. Để tận dụng các thủy vực ở sông, hồ, nuôi cá diêu hồng trong lồng bà con nông dân cần nắm vững một số yêu cầu kỹ thuật sau.

I. Đặc điểm sinh học của cá:

Cá Điêu Hồng là loại rô phi lai giữa loài rô phi đen với rô phi vằn, vẩy trên thân có màu vàng đậm hoặc nhạt hay màu đỏ hồng. Cũng có thể gặp những cá thể có màu vàng, màu hồng xen lẫn những vẩy màu đen. Cá Điêu Hồng là loại cá có giá trị dinh dưỡng cao, sống và phát triển tốt trong các thuỷ vực nước ngọt, nước lợ và nước mặn.

Cá Điêu Hồng là loài cá ăn tạp thiên về thực vật và các chất như: mùn bã hữu cơ, tảo và động vật phù du trong nước. Trong nuôi cá, ăn thức ăn tự chế biến và các phụ phẩm nông nghiệp, cám gạo, bột sắn, bột ngô hay rau bèo kết hợp một phần bột cá và thức ăn viên tổng hợp.

II. Kỹ thuật nuôi diêu hồng trong lồng:

1. Thiết kế lồng nuôi:

Lồng nuôi cá diêu hồng có độ thông thoáng, lưu thông nước tốt. Một lồng gồm các bộ phận chính sau: Khung lồng, phao, nhà bảo vệ, lưới lồng, dây neo, neo, đá ghiềm…

a. Khung lồng:

– Vật liệu:

Toàn bộ khung lồng làm bằng ống típ sắt Φ34 (hoặc Φ42, Φ49) có mạ lớp kẽm chống rỉ, mỗi cây dài 6m và ống nối sắt Φ34.

– Thiết kế khung lồng:

Tùy vào điều kiện nuôi để làm khung lồng cho phù hợp (như khung lồng có kích thước 24 x 12m, gồm 2 dãy mỗi dãy 5 ô để mắt lưới lồng nuôi, mỗi ô kích thước 4,5 x 4m hoặc khung lồng có kích thước 18 x 18m, gồm 3 dãy, mỗi dãy 3 ô để mắt lưới lồng nuôi, mỗi ô kích thước 5 x 5m).

Các tiếp sắt Φ34, mỗi cây có chiều dài 6m được nối thẳng với nhau bằng ống nối Φ34. Toàn bộ các tiếp sắt dọc và ngang được hàn gắn chặt với nhau tạo thành khung lồng.

b. Phao nâng lồng:

Phao nâng lồng : Dùng tấm xốp có kích thước 50 x 60 x 90 cm, phi nhựa 200lít. Để đảm bảo sức nổi của lồng, bố trí mỗi ô lồng từ 4 – 6 phao, phao được cố định vào khung lồng bằng dây thép.

c. Lưới:

Lồng lưới có dạng hình hộp lập phương hoặc hình chữ nhật có 1 mặt đáy, 4 mặt bên, mặt để hở gọi là miệng lồng.

Lồng làm bằng lưới polyetylen (PE) dệt không co rút. Cỡ mắt lưới phụ thuộc vào kích cỡ cá lúc thả thường (2a) = 1 – 4cm, trong một vụ nuôi thường ta sử dụng 3 loại mắt lưới: Ban đầu chọn mắt lưới có kích thước (2a) =1cm, kích thước thứ 2: 2a = 2,5cm, kích thước thứ 3: 2a = 4cm, đáy lưới lồng được cố định bằng dây giềng nối với đá ghiềm.

Kích thước lồng được chia làm nhiều kích cỡ khác nhau từ 10m 3 trở lên đến 80m 3.

Trên các mặt của thành lồng đều có lớp lưới chắn cao 0,5m để ngăn thức ăn trôi ra ngoài.

2. Chọn vị trí neo lồng:

Trong nuôi cá lồng, do chất lượng nước không thể kiểm soát được như nuôi trong các thủy vực ao, đầm mà tùy thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, vì thế chọn lựa vị trí thích hợp để neo lồng sẽ có ảnh hưởng quyết định đến sự thành công của vụ nuôi. Thông thường, tiêu chuẩn lựa chọn vị trí nuôi dựa trên các yếu tố sau: Nhiệt độ, mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước, vật chất lơ lửng, sinh vật gây bệnh, trao đổi nước, dòng chảy, khả năng làm bẩn lồng; độ sâu, chất đáy, giá thể; và điều kiện thành lập trại nuôi như phương tiện, an ninh, kinh tế – xã hội,…

Một vị trí tốt cho việc nuôi cá lồng trên sông yêu cầu:

Lồng bố trí trên sông thành từng cụm, mỗi cụm 10- 15 lồng (không quá 20 lồng), khoảng cách giữa các cụm cách nhau từ 200 – 300m bố trí theo hình chữ Z.

Vị trí đặt lồng phải thuận lợi về giao thông để tiện trong việc cung cấp con giống, thức ăn, chăm sóc, quản lý, thu hoạch và vận chuyển tiêu thụ sản phẩm.

Vùng nuôi lồng nằm trong vùng đã được quy hoạch cho từng đối tượng thủy sản của địa phương hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

2. Chọn và thả giống:

* Chọn giống:

Nguồn giống đảm bảo chất lượng, màu sắc tươi sáng, giống kích cở đồng đều (40-50con/kg), không dị hình, bơi lội nhanh nhẹn và không có dấu hiệu bị bệnh.

* Vận chuyển con giống:

Có 2 cách vận chuyển cá giống: Vận chuyển kín bằng túi nilon có bơm ôxy và vận chuyển hở bằng thùng phi nhựa có sục khí trong quá trình vận chuyển.

* Mật độ thả: 40 – 80con/m 3.

* Thả giống:

– Tiến hành tắm cho cá bằng nước muối 2- 3% (200 – 300g muối hòa với 10 lít nước sạch) trước khi thả cá xuống lồng nuôi, mục đích để cho cá sạch mầm bệnh.

– Cách thả: Giống được thả vào sáng sớm, trước khi thả ngâm túi đựng cá vào lồng nuôi 15 – 20 phút, sau đó cho nước từ từ vào miệng túi và tiến hành thả giống.

3. Thức ăn và chăm sóc quản lý:

* Thức ăn: Có thể sử dụng thức ăn tự chế biến hoặc thức ăn viên (công nghiệp).

– Thức ăn chế biến: Cám : 20 – 30%, tấm: 20 – 30%, rau xanh (nghiền nhỏ): 10 – 20%, bột cá (bột tép): 30 – 35%, bột đậu nành: 10 – 20%, Premix khoáng/ vitamin: 1 – 2%. Phối chế các nguyên liệu phải đạt hàm lượng đạm (protein) 18 – 20%, trộn đều các nguyên liệu đã nghiền nhỏ, nấu chín vo thành viên hoặc rải mỏng và phơi se mặt.

– Thức ăn viên nổi của các nhà máy chế biến, chọn loại thức ăn có mùi thơm hấp dẫn với cá, hàm lượng đạm 20 – 28%, kích thước viên thức ăn thay đổi thích hợp kích cỡ của cá.

* Chăm sóc, quản lý lồng nuôi:

Đây là khâu quan trọng và phải làm thường xuyên trong suốt quá trình nuôi. Nếu thả cá xong mà không chăm sóc, quản lý thì sản lượng thu hoạch thấp vì cá bị chết do bệnh, ô nhiễm môi trường nước, chậm lớn do thiếu thức ăn, cá bị thất thoát do lồng nuôi bị rách, địch hại ăn thịt… như vậy sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế.

* Theo dõi sức khỏe của cá:

Hàng ngày quan sát hoạt động của cá trong các lồng nuôi: Cá nổi đầu do thiếu oxy, tình hình sử dụng thức ăn, chất thải, dịch bệnh và các hiện tượng bất thường khác xảy ra để có biện pháp xử lý kịp thời.

Cho cá ăn đủ chất lượng và số lượng.

Khi xảy ra dịch bệnh cần cách ly lồng đến vị trí an toàn và tiến hành phòng bệnh cho cá. Trường hợp cá nuôi bị bệnh nặng và có khả năng lây lan nhanh, phải tiến hành thu hoạch cá (nếu đã đạt kích cỡ thương phẩm).

* Vệ sinh, quản lý lồng nuôi:

Trước khi thả cá và sau mỗi vụ nuôi, thu hoạch cá xong, đưa lồng lên bờ (nếu có điều kiện) dùng vôi hoặc Chlorin 30ppm phun lên lồng, sau đó phơi khô 1- 2 ngày.

Trong quá trình nuôi, mỗi tuần vệ sinh lồng ít nhất một lần, dùng bàn chải nhựa cọ sạch các cạnh bên trong và ngoài lồng lưới, loại bỏ rác trôi nổi và các vật cứng bám vào cụm lồng nuôi. Tiến hành làm vệ sinh lồng trước các bữa ăn của cá.

Thường xuyên treo túi vôi ở lồng nuôi cá, mỗi lồng treo 1- 2 túi ngập trong nước, mỗi túi chứa 2 – 3kg vôi.

Trong quá trình làm vệ sinh cần kiểm tra lồng, phát hiện kịp thời các mắt lưới gần rách, vết rạn nứt để vá lại ngay nhằm hạn chế cá thất thoát ra ngoài.

Vào mùa mưa lũ, phải kiểm tra các dây neo lồng, di chuyển lồng vào vị trí an toàn khi có bão, lũ và nước chảy xiết.

III. Phòng bệnh và một số bệnh thường gặp ở cá:

1. Biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho cá khi nuôi lồng:

– Chọn địa điểm đặt lồng: Vị trí đặt lồng tốt nhất là những nơi có nguồn nước trong sạch, nước lưu thông thường xuyên, ổn định không bị ảnh hưởng bởi các nguồn nước thải, tàu thuyền qua lại. Bố trí vùng nuôi cho từng loại cá phù hợp tránh việc nguồn thức ăn của loại này lại gây ô nhiễm cho loại khác. Có khoảng cách nhất định giữa các hộ nuôi nhằm tránh lây lan dịch bệnh

– Hạn chế mầm bệnh xuất hiện trong môi trường nuôi bằng cách:

+ Trước khi thả cá cần vệ sinh lồng sạch sẽ, phơi lồng 1 – 2 ngày, sát khuẩn lồng bằng các thuốc sát khuẩn như BKC, Iotdine… Trong quá trình nuôi, định kỳ vệ sinh lồng nuôi 1 tuần/lần để loại bỏ các sinh vật bám, giúp nước lưu thông tốt hơn. Việc vệ sinh lồng nuôi được tiến hành trước khi cho cá ăn. Sau khi cho cá ăn khoảng 50 – 60 phút, nếu thấy còn thức ăn thì vớt bỏ để tránh ô nhiễm môi trường.

+ Thường xuyên treo túi vôi, túi thuốc tại vị trí cho cá ăn, ở đầu và cuối lồng nuôi, đầu nước chảy là tốt nhất nhằm tiêu diệt mầm bệnh trong môi trường nước với lượng cụ thể: Vôi bột: 2 – 4 kg/10m 3 nước, độ sâu của túi vôi treo bằng 1/3 – 1/2 độ sâu mực nước trong lồng nuôi, khi vôi tan hết cần tiếp tục treo túi khác.

– Hạn chế mầm bệnh trên cơ thể cá: Chọn cá giống khỏe mạnh, không bị nhiễm bệnh. Trước khi thả giống cần tắm nước muối với nồng độ 3% (300 gam muối hòa vào 10 lít nước) trong vòng 10 – 15 phút để loại bỏ mầm bệnh trên cơ thể cá.

– Xác định mật độ nuôi phù hợp căn cứ vào lưu tốc dòng chảy, oxy hòa tan và khả năng chăm sóc nuôi dưỡng…, tránh nuôi quá dầy dẫn đến cạnh tranh dinh dưỡng, dễ phát sinh và lây lan dịch bệnh khi nuôi.

– Nâng cao sức đề kháng cho cá: Cho cá ăn đúng khẩu phần, đảm bảo dinh dưỡng. Không cho cá ăn thức ăn ôi thiu, ẩm mốc. Định kỳ dùng Vitamin C trộn vào thức ăn cho cá nhằm kích thích tiêu hóa, tăng sức đề kháng cho cá.

2. Một số bệnh thường gặp ở cá:

*. Bệnh do ký sinh trùng: Bệnh do trùng mặt trời và tà quản trùng, bệnh do sán lá đơn chủ, bệnh do giáp xác ký sinh ( Argulus và Ergasilus).

*. Bệnh xuất huyết: Bệnh do vi khuẩn Aemomas hydrophia hoặc Edwardsiellatarda gây ra.

*. Cá trương bụng do thức ăn: Thường xảy ra ở các lồng cho cá ăn thức ăn tự chế không được nấu chín, không đảm bảo chất lượng làm cá không tiêu hoá được thức ăn, bụng cá trương to, ruột chứa nhiều hơi.

IV. Thu hoạch:

Sau thời gian nuôi 4 – 5 tháng, cá đạt trọng lượng 500g/con trở lên thì tiến hành thu hoạch. Cách thu có thể thu tỉa hoặc thu một lần.

Thu Nhập Cao Từ Nuôi Cá Tầm Trong Lồng Bè

BNEWS Không những đem lại hiệu quả kinh tế cao, việc tiêu thụ thuận lợi, mô hình nuôi cá tầm trong lồng bè ở Lào Cai đã khai thác được thế mạnh của địa phương.

Không những đem lại hiệu quả kinh tế cao, việc tiêu thụ thuận lợi, mô hình nuôi cá tầm trong lồng bè ở Lào Cai đã khai thác được thế mạnh của địa phương (với 2 hệ thống sông Hồng và sông Chảy chảy qua nhiều huyện và gần 30 hồ đập thủy điện ở vùng cao)… để phát triển nghề nuôi cá lồng nói chung và cá tầm trong lồng bè nói riêng đảm bảo an toàn thực phẩm, tăng thu nhập bền vững cho nông dân ở các xã đặc biệt khó khăn. Tỉnh Lào Cai hiện có trên 14.000 ha mặt nước và hàng trăm ha ruộng canh tác hiệu quả thấp có thể chuyển đổi sang nuôi thuỷ sản; trong đó, ao hồ nhỏ và hồ chứa chủ yếu nuôi các loài cá truyền thống, cá trắm cỏ, cá chép lai, cá rô phi, cá trôi, cá nheo…và trên 50.000 m3 thể tích bể nuôi cá nước lạnh gồm cá hồi vân và cá tầm. Hàng năm, sản lượng cá của tỉnh đạt trên 5.300 tấn/năm.

Đồng thời, được hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phương pháp phòng, tránh các bệnh thông thường cho cá trong quá trình nuôi. Gia đình anh tham gia mô hình đối ứng bằng việc có đủ cơ sở vật chất như lồng bè chắc chắn, có thể tích đảm bảo theo yêu cầu, đối ứng thức ăn, chế phẩm sinh học phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của mô hình. Anh Cường cho biết, sau 12 tháng nuôi, tỷ lệ cá sống đạt trên 70%, trọng lượng trung bình đạt 1,8kg/con. “Trong quá trình nuôi cá, chúng tôi chưa có kinh nghiệm trong việc quản lý sức khỏe đàn cá. Khi gặp điều kiện bất lợi do biến động môi trường nước nuôi gây nên tình trạng thiếu oxy hòa tan và một số bệnh trên cá như: nấm thủy mi, nấm mang do phát hiện chậm đã gây ra hiện tượng cá chết làm giảm tỷ lệ sống trên đàn cá của mô hình. Tuy nhiên, sau đó, được sự chỉ đạo của cán bộ chuyên môn khắc phục kịp thời nên đàn cá khỏi bệnh và sinh trưởng phát triển bình thường”, anh Cường chia sẻ. Theo ông Đặng Danh Bộ, lợi ích lớn nhất từ mô hình là đã kiểm soát tốt nguồn giống, vật tư (có xuất xứ rõ ràng…), nên hạn chế phát sinh và lây lan dịch bệnh… góp phần bảo vệ môi trường sinh thái bền vững.

Hơn nữa, theo bộ tiêu chí đánh giá VietGAP trong nuôi trồng thủy sản cho thấy, sản phẩm của các hộ tham gia xây dựng mô hình trình diễn đảm bảo an toàn thực phẩm, chất lượng nước nuôi thường xuyên được giám sát đo các chỉ tiêu kỹ thuật như: nồng độ oxy hòa tan, nồng độ pH, NH3…

. Vì vậy, sức khỏe đàn cá ổn định, trong quá trình nuôi không phải sử dụng kháng sinh, chủ yếu dùng vôi, tỏi… trong phòng trị bệnh cho cá, nên không có tồn dư kháng sinh trong sản phẩm trước khi đưa ra thị trường. Anh Cao Văn Lực, thôn Cóc Mằn, xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai là một trong các hộ tham gia mô hình cho biết, chất lượng cá tốt nên giá bán cao, rất thuận lợi tiêu thụ. Gia đình anh lãi bình quân gần 29 triệu đồng/50 m3/năm. Mỗi lao động trong gia đình có thể nuôi với thể tích gấp 4 lần (tức là 200 m3), do đó lãi sẽ cao gấp 4 lần, tương đương 116 triệu đồng/người/năm, bình quân đạt 9,65 triệu/người/tháng, hiệu quả kinh tế tăng 34,8% so với nuôi các loại cá truyền thống như: diêu hồng, chép, trắm.

Đặc biệt, nuôi cá tầm ở môi trường nguồn nước rộng, sạch, mát và được bổ sung thêm cá nhỏ tươi… nên chất lượng thực phẩm tốt hơn, công tác tiêu thụ thuận lợi và phát triển bền vững hơn. Để tiếp tục nhân rộng mô hình, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lào Cai đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức cho 30 nông dân có tiềm năng phát triển nuôi thủy sản ở 4 huyện gồm: Bảo Yên, Bảo Thắng, Bát Xát, Mường Khương… đến trực tiếp tham quan, trao đổi học tập, dự kiến nhân rộng áp dụng mô hình từ năm 2019. Đồng thời, hỗ trợ các hộ mô hình liên kết với doanh nghiệp phát triển tour du lịch sinh thái, tiêu thụ sản phẩm cá tầm trong lồng tại hồ thủy điện Cốc Ly và tiến tới xây dựng thương hiệu và gắn tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm cá tầm trong năm 2019./.

BNEWS Không những đem lại hiệu quả kinh tế cao, việc tiêu thụ thuận lợi, mô hình nuôi cá tầm trong lồng bè ở Lào Cai đã khai thác được thế mạnh của địa phương.

Không những đem lại hiệu quả kinh tế cao, việc tiêu thụ thuận lợi, mô hình nuôi cá tầm trong lồng bè ở Lào Cai đã khai thác được thế mạnh của địa phương (với 2 hệ thống sông Hồng và sông Chảy chảy qua nhiều huyện và gần 30 hồ đập thủy điện ở vùng cao)… để phát triển nghề nuôi cá lồng nói chung và cá tầm trong lồng bè nói riêng đảm bảo an toàn thực phẩm, tăng thu nhập bền vững cho nông dân ở các xã đặc biệt khó khăn. Tỉnh Lào Cai hiện có trên 14.000 ha mặt nước và hàng trăm ha ruộng canh tác hiệu quả thấp có thể chuyển đổi sang nuôi thuỷ sản; trong đó, ao hồ nhỏ và hồ chứa chủ yếu nuôi các loài cá truyền thống, cá trắm cỏ, cá chép lai, cá rô phi, cá trôi, cá nheo…và trên 50.000 m3 thể tích bể nuôi cá nước lạnh gồm cá hồi vân và cá tầm. Hàng năm, sản lượng cá của tỉnh đạt trên 5.300 tấn/năm.

Đồng thời, được hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phương pháp phòng, tránh các bệnh thông thường cho cá trong quá trình nuôi. Gia đình anh tham gia mô hình đối ứng bằng việc có đủ cơ sở vật chất như lồng bè chắc chắn, có thể tích đảm bảo theo yêu cầu, đối ứng thức ăn, chế phẩm sinh học phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của mô hình. Anh Cường cho biết, sau 12 tháng nuôi, tỷ lệ cá sống đạt trên 70%, trọng lượng trung bình đạt 1,8kg/con. “Trong quá trình nuôi cá, chúng tôi chưa có kinh nghiệm trong việc quản lý sức khỏe đàn cá. Khi gặp điều kiện bất lợi do biến động môi trường nước nuôi gây nên tình trạng thiếu oxy hòa tan và một số bệnh trên cá như: nấm thủy mi, nấm mang do phát hiện chậm đã gây ra hiện tượng cá chết làm giảm tỷ lệ sống trên đàn cá của mô hình. Tuy nhiên, sau đó, được sự chỉ đạo của cán bộ chuyên môn khắc phục kịp thời nên đàn cá khỏi bệnh và sinh trưởng phát triển bình thường”, anh Cường chia sẻ. Theo ông Đặng Danh Bộ, lợi ích lớn nhất từ mô hình là đã kiểm soát tốt nguồn giống, vật tư (có xuất xứ rõ ràng…), nên hạn chế phát sinh và lây lan dịch bệnh… góp phần bảo vệ môi trường sinh thái bền vững.

Hơn nữa, theo bộ tiêu chí đánh giá VietGAP trong nuôi trồng thủy sản cho thấy, sản phẩm của các hộ tham gia xây dựng mô hình trình diễn đảm bảo an toàn thực phẩm, chất lượng nước nuôi thường xuyên được giám sát đo các chỉ tiêu kỹ thuật như: nồng độ oxy hòa tan, nồng độ pH, NH3…

. Vì vậy, sức khỏe đàn cá ổn định, trong quá trình nuôi không phải sử dụng kháng sinh, chủ yếu dùng vôi, tỏi… trong phòng trị bệnh cho cá, nên không có tồn dư kháng sinh trong sản phẩm trước khi đưa ra thị trường. Anh Cao Văn Lực, thôn Cóc Mằn, xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai là một trong các hộ tham gia mô hình cho biết, chất lượng cá tốt nên giá bán cao, rất thuận lợi tiêu thụ. Gia đình anh lãi bình quân gần 29 triệu đồng/50 m3/năm. Mỗi lao động trong gia đình có thể nuôi với thể tích gấp 4 lần (tức là 200 m3), do đó lãi sẽ cao gấp 4 lần, tương đương 116 triệu đồng/người/năm, bình quân đạt 9,65 triệu/người/tháng, hiệu quả kinh tế tăng 34,8% so với nuôi các loại cá truyền thống như: diêu hồng, chép, trắm.

Đặc biệt, nuôi cá tầm ở môi trường nguồn nước rộng, sạch, mát và được bổ sung thêm cá nhỏ tươi… nên chất lượng thực phẩm tốt hơn, công tác tiêu thụ thuận lợi và phát triển bền vững hơn. Để tiếp tục nhân rộng mô hình, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lào Cai đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức cho 30 nông dân có tiềm năng phát triển nuôi thủy sản ở 4 huyện gồm: Bảo Yên, Bảo Thắng, Bát Xát, Mường Khương… đến trực tiếp tham quan, trao đổi học tập, dự kiến nhân rộng áp dụng mô hình từ năm 2019. Đồng thời, hỗ trợ các hộ mô hình liên kết với doanh nghiệp phát triển tour du lịch sinh thái, tiêu thụ sản phẩm cá tầm trong lồng tại hồ thủy điện Cốc Ly và tiến tới xây dựng thương hiệu và gắn tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm cá tầm trong năm 2019./.

Kỹ Thuật Nuôi Cá Diêu Hồng Hiệu Quả

Cá diêu hồng là loài cá nuôi ngắn ngày và kỹ thuật nuôi cá diêu hồng không cần đòi hỏi cao. Ao ương di động chia sẻ vài thông tin kỹ thuật cơ bản để bà con nắm bắt được kỹ thuật nuôi cá dieu hồng đạt hiệu quả cao nhất mỗi vụ nuôi.

Kỹ thuật nuôi cá diêu hồng hay còn gọi ( kỹ thuật nuôi cá điêu hồng )hiệu quả cao cần phải nắm được những bước quan trọng như; đặc tính sinh học của cá điêu hồng, chuẩn bị ao nuôi loại mới dạng lót bạt, thức ăn cho cá diêu hồng

Cá điều hồng sống chủ yếu ở nước ngọt, nước lợ và nước nhiễm mặn ít từ 5-12‰

Nhiệt độ cá điêu hồng sống và phát triển tốt nhất từ 250C – 350C (cá diêu hồng không chịu nhiệt độ 11 – 12°C nếu kéo dài ngày )

Cá sống đa dạng mọi tầng nước , nước có hàm lượng Oxy thấp

Độ pH cá diêu hồng từ 5-11. Nhưng phát triển tốt nhất là 6.5 – 7.5

Cá điêu hồng có tốc độ tăng trưởng nhanh.Nếu chăm sóc cá tốt nuôi từ 5-6 tháng có thể đạt trọng lượng từ 0.4-0.5kg

Đây là bước đầu rất quan trọng trong kỹ thuật nuôi cá diêu hồng

Nếu sử dụng ao đất thì tháo cạn nước, vét bớt bùn đáy, lấp hang hốc, dọn sạch cây cỏ, trang phẳng đáy

Dùng 10-15 kg vôi bột/100m2 để khử chua và diệt cá tạp, phơi nắng 2 – 3 ngày. Cách dùng ao đất tốn kém chi phí, công sức lại không hiệu quả

Nên chọn ao nổi lót bạt có mái che có nhiều ưu điểm giúp bà con dễ đạt hiệu quả hơn trong vụ nuôi. Ao khung sắt lót bạt đang được khuyến khích sử dụng.

Ao khung sắt lót bạt nuôi cá điêu hồng hiệu quả cao

Ao cần thiết kế có thành bể cao 1.2-1.5m, cần lắp ráp bể nuôi trên cao tránh bị ngập lụt, thuận tiền cấp thoát nước.

Chọn những con giống khỏe mạnh, bơi lội nhanh nhen không có dấu hiệu bị bệnh, không bị trầy xước, viêm lở loét…

Cần tắm cá diêu hồng bằng nước muối trước khi thả; hòa 200-300gr muối vào 10 lít nước sạch, tắm cá khoẳng 10-15 phút loại bỏ các vi khuẩn bám trên cá.

Mật độ thả cá điêu hồng là khoảng 45-90 con/m3

Cá ăn các loại thức ăn tinh: bột ngô, khoai, sắn, gạo, cám

Các loại thức ăn xanh như rau muống, bèo trứng, cá, bèo tấm, rau thái nhỏ

Các loại động vật như tôm cá nhỏ, giun ốc đã xay nhỏ và các loại phế phẩm (bã bia, bã rượu, lòng trâu bò….)

Ngoài thức có điều kiện cho ăn thêm thức ăn công nghiệp.

Cho ăn bằng thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm khoảng 25-30%, cần chọn các Đại lý, Công ty phân phối uy tín thức ăn cho cá, thức ăn phải chất lượng trọng thời hạn sử dụng, không bị ẩm mốc.

Tháng đầu: 30% cám gạo + 70% cá, xay nhuyễn nấu chín cho ăn tập trung vào sàng ăn để dễ kiểm soát hàm lượng thức ăn. Liều lượng 7% trọng lượng thân.

Tháng thứ 02: 40% cám gạo + 60% cá xay nhuyễn nấu chín, rải quanh bờ ao. Với 6% trọng lượng thân

Tháng thứ 03 trở lên: 50% cám gạo + 50% cá, xay nhuyễn, nấu chín vắt cục rải thức ăn quanh ao. Lượng thức ăn 4-5% trọng lượng thân.

Cần bổ sung thêm rau xanh, bèo để cung cấp cho cá nhiều nguồn dinh dưỡng khác nhau tạo điều kiện cho cá lớn nhanh, đồng thời rau xanh, bèo cũng làm giảm đi lượng thức ăn tinh.

Nên cho cá diêu hồng ăn khoảng từ 3-4 lần một ngày theo dõi quản ly tốt lượng thức ăn dư thừa

Khi sử dụng đa dạng thức ăn nên rất dễ làm nguồn nước dơ bẩn nên phải thường xuyên thay nước và mỗi lần thay khoảng 1/3 hoặc 2/3 nước trong ao.

Thường xuyên kiểm tra các thông số kỹ thuật môi trường ao nuôi; Oxy, nhiệt độ, chúng tôi dõi quá trình ăn và bơi lội cá nhằm sớm phát hiện kịp thời nếu có dịch bệnh.

Chăm sóc tốt đúng kỹ thuật nuôi cá diêu hồng thì khoảng 5-6 tháng cá diêu hồng có thể đạt trọng lượng khoảng 0.4 – 0.5kg lúc này có thể thu hoạch hoặc thu tỉa cá lớn trước.

Cá điêu hồng nằm trong nhóm cá nước ngọt được bà con nuôi nhiều cùng với cá trê, cá lóc…và Ao ương di động cũng đã cập nhật những kỹ thuật nuôi cơ bản cho từng loại cá.

Bạn đang xem bài viết Quy Trình Nuôi Cá Diêu Hồng Trong Lồng Bè Đạt Hiệu Quả Cao trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!