Cập nhật thông tin chi tiết về Nuôi Hàng Trăm Bể Cá, Chàng Trai Bến Tre Trở Thành Triệu Phú, Kiếm 50 Triệu Đồng Mỗi Tháng mới nhất trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đam mê nuôi cá cảnh, anh Trần Thanh Huyền ở Bến Tre đã tham gia một cuộc thi thanh niên khởi nghiệp ở huyện Mỏ Cày Nam năm 2019 và giành giải nhì. Nhờ học hỏi, trau dồi kiến thức thường xuyên, đến tháng 6/2019, anh Huyền đã gầy dựng được “cơ ngơi” 100 bể cá , trong đó cá bảy màu chiếm đa phần.
Thời gian gần đây, anh Huyền đã tăng số lượng bể cá lên 300 bể với hơn 2.000 cặp cá bố mẹ và hàng triệu sản phẩm cá, đủ kích cỡ.
Chia sẻ trên Truyền hình Bến Tre, anh Huyền cho biết, ngoài phát triển trang trại cá, chàng thanh niên Bến Tre còn đầu tư cho các trang trại vệ tinh. Cụ thể, đến nay, anh đã có 6 trang trại vệ tinh, mỗi trang trại có từ 30 đến 40 bể cá.
Nắm bắt được thị trường ưa chuộng các loại cá như dòng cá Koi của Nhật Bản, cá Rồng của Thái Lan, cá bảy màu Dumbo của Trung Quốc…, anh Huyền đã nhanh nhạy nuôi các loại cá này để bắt “trend”.
Thị trường tiêu thụ mà anh Thanh Huyền nhắm đến là các cửa hàng cá cảnh tại TPHCM, một số tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long, xuất khẩu cá cảnh thông qua các đại lý lớn…
Mỗi tháng chàng thanh niên này xuất bản khoảng trên 3.000 cặp cá thành phẩm, giá dao động từ 20.000 đồng đến 25.000 đồng/cặp. Dòng cá Koi có thể lên đến 250.000 đồng/cặp. Mỗi tháng anh thu lãi không dưới 50 triệu đồng, theo thông tin trên Truyền hinh Bến Tre.
Theo anh Huyền, thị trường cá cảnh rất lớn và khó tính. Do đó, bản thân anh không ngừng phải cập nhật thị trường, cập nhật những dòng cá mới nhất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Kế hoạch trong tương lai gần của anh Huyền là tiếp tục đầu tư mở rộng hệ thống trang trại vệ tinh để đa dạng hóa nguồn hàng. Chàng thanh niên Bến Tre cũng đang tập hợp những bạn trẻ cùng đam mê để đưa ngành nghề sản xuất và kinh doanh cá cảnh đi xa hơn.
Theo số liệu báo cáo của Chi cục Thủy sản chúng tôi sản lượng cá cảnh sản xuất và xuất khẩu tăng đều qua các năm. Sản lượng cá cảnh sản xuất năm 2018 đạt 182 triệu con, tăng 17,4% so với năm 2017 (155 triệu con). Sản lượng cá cảnh xuất khẩu đạt trên 20,31 triệu con, tăng 11,6% so với năm 2017, giá trị kim ngạch đạt 22,39 triệu USD, tăng 11,5% so với năm 2017. Số lượng tổ chức, cá nhân xuất khẩu cá cảnh qua cửa khẩu chúng tôi hiện nay là trên 20 đơn vị.
Là một người có tập khách hàng lớn tại TPHCM, anh Thanh Huyền đang nỗ lực để đưa mô hình nuôi cá cảnh của mình tới nhiều khách hàng hơn cả trong và ngoài nước thông qua việc bán hàng cho các đại lý lớn, cơ sở lớn tại TPHCM.
“Bỏ Túi” Hàng Trăm Triệu Đồng Mỗi Năm Nhờ Nuôi Cá Bớp Giống
Người dân ở Khánh Hòa “bỏ túi” hàng trăm triệu đồng mỗi năm nhờ nghề nuôi, bán cá bớp giống
Thời gian gần đây, khi đến thăm các vùng rìa ven biển của xã Ninh Ích (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa), nhiều người bất ngờ thấy những vùng nuôi tôm thẻ chân trắng trước đây bỗng “lột xác” thành các vùng nuôi, ương cá bớp giống, loại cá đang được ưa chuộng trên thị trường.
Ông Nguyễn Văn Dũng (thôn Tân Đảo, xã Ninh Ích), cho biết, ông bắt đầu chuyển từ nuôi tôm sang nuôi, ương cá bớp giống từ đầu năm nay sau khi thấy nhiều người dân làm hiệu quả. Sau một tháng rưỡi thả nuôi, ông xuất gần 10.000 con cá bớp giống với kích thước từ 10-11cm, bán với giá 20.000 đồng/con, sau khi trừ chi phí ông “đút túi” hơn 100 triệu đồng.
“Trước khi nuôi, tôi cải tạo ao bằng cách bơm sạch nước rồi cày ải, xử lý vôi, sau đó mua 1kg trứng với giá 7 triệu đồng về cho ấp nở, sau đó thả nuôi trong 2 ao, mỗi ao có diện tích 3.500m2”, ông Dũng kể và cho biết, nếu không có gì trở ngại, lứa cá bớp giống tiếp theo sẽ “bội thu”.
Trong khi đó, anh Nguyễn Thái Điệp (xã Cam Hòa, huyện Cam Lâm), một trong những người nuôi, ương cá bớp giống “hốt bạc” 3 năm nay ở xã Ninh Ích (thị xã Ninh Hòa), cho biết, hiện anh thuê 5 ao (4.000m2/ao) với giá 10 triệu đồng/ao/năm. Hiện mỗi năm anh xuất 7 đợt giống, với khoảng 70.000 con kích thước từ 10-11cm cho người nuôi cá thương phẩm. Giá bán dao động từ 15.000 – 20.000 đồng/con, trừ chi phí anh lãi khoảng nửa tỷ đồng/năm.
Đầu tư ít, nghề nuôi cá bớp giống đang “hái ra tiền” ở Khánh Hòa.
Nói về nghề nuôi cá bớp giống đang “hái ra tiền”, anh Điệp hứng khởi cho biết, trứng sau khi mua từ các lồng nuôi cá bố mẹ đẻ với giá 7-10 triệu đồng/kg sẽ cho vào ô bạt ấp ở nhiệt độ 28-30 độ. Sau 24-28 giờ, trứng nở thành cá bột có chiều dài 4-4,2mm. Khi cá đạt kích thước 3-4cm, người nuôi lùa vào lồng lưới mùng để “thúc” nuôi đến khi đạt kích cỡ 10-11cm thì xuất bán.
Ông Phạm Ngọc Khánh, Phó Chủ tịch UBND xã Ninh Ích (thị xã Ninh Hòa), cho biết, hiện nay trên địa bàn có khoảng 30 hộ nuôi cá bớp giống với diện tích gần 30 ha. Hiện nghề nuôi ương cá này không chỉ mang lại thu nhập khá cho người dân, mà còn “hồi sinh” nhiều vùng nuôi bị bỏ hoang hoặc nuôi tôm không đạt, thua lỗ nặng.
Khởi Nghiệp Từ Cá Cảnh Trở Thành Triệu Phú Cá Bảy Màu
Với quy mô bể cá tăng gấp 3 lần với hơn 2.000 cặp cá bố mẹ và không dưới 1 triệu sản phẩm cá cảnh đủ kích cỡ, Nguyễn Thanh Huyền ở ấp An Hòa, xã An Thạnh đã trở thành triệu phú cá bảy màu ở Bến Tre.
Nguyễn Thanh Huyền bên các bể cá cảnh.
Nguyễn Thanh Huyền, ấp An Hòa, xã An Thạnh tham dự cuộc thi Tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp (KN) huyện Mỏ Cày Nam lần thứ nhất năm 2019 và đạt giải nhì với ý tưởng “Nuôi và kinh doanh cá kiểng bảy màu”.
Khởi nghiệp tạo dựng tương lai
Đạt giải nhì tại cuộc thi Tìm kiếm ý tưởng KN huyện Mỏ Cày Nam lần thứ nhất, ý tưởng của Huyền được ban giám khảo đánh giá là rất khả thi. Như nhận xét của anh Võ Văn Phong – Giám đốc Công ty TNHH MTV Truyền thông và Du lịch C2T (TP. Bến Tre) tại cuộc thi: “Trước khi tham dự cuộc thi, Huyền đã có bước khởi đầu thuận lợi là vốn kiến thức tích lũy được sau một thời gian thử sức với con cá bảy màu vốn là niềm đam mê từ thuở nhỏ; cũng như đeo đuổi bằng một ý chí và quyết tâm KN của tuổi trẻ. Đây là yếu tố cần và quan trọng cho một dự án KN tạo dựng tương lai cho các bạn trẻ”.
Những đóng góp của ban giám khảo tại cuộc thi sẽ là những kinh nghiệm để Huyền vận dụng vào thực tiễn mô hình đang dự định KN. Huyền cho biết: “Anh Phong lưu ý mình rằng thị trường cá cảnh rất khó tính, không chỉ đòi hỏi về chất lượng sản phẩm mà dòng cá cảnh phải mới liên tục để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng”.
Bên cạnh việc chú tâm chăm sóc đàn cá được sinh trưởng và phát triển tốt, thông qua bạn bè trong giới và mạng xã hội, Huyền thường xuyên cập nhật những dòng cá mới nhất để nhập về nuôi sinh sản nhân đàn. Nếu vào tháng 6-2019, Huyền có khoảng 100 bể cá các loại và khoảng 100 cặp cá bố mẹ thì hiện nay, quy mô trang trại của Huyền tăng gấp 3 lần (khoảng 300 bể) với hơn 2.000 cặp cá bố mẹ và không dưới 1 triệu sản phẩm cá cảnh đủ kích cỡ.
Không chỉ tập trung phát triển trang trại cá của mình, Huyền còn tích cực đầu tư cho các trang trại vệ tinh để có đủ sản phẩm cung ứng cho thị trường. Với 2 vệ tinh ban đầu, hiện nay đã phát triển thành 6 trang trại vệ tinh. Bình quân mỗi vệ tinh có từ 30 – 40 bể cá. Toàn bộ sản phẩm cá cảnh đều được Huyền bao tiêu hàng tháng. Đây là bước tiến ngoài mong đợi của thanh niên trẻ Nguyễn Thanh Huyền. Từ ý tưởng, Huyền đã phát triển thành một dự án KN và khá thành công.
Triệu phú cá bảy màu
Hiện trang trại của Huyền đang sở hữu những dòng cá chủ lực và được thị trường ưa chuộng như: dòng cá Koi của Nhật Bản, dòng cá Rồng (với 3 màu xanh, đỏ, vàng) của Thái Lan, dòng bảy màu Đumbô (hay bảy màu tai voi) của Trung Quốc và một số dòng cá bảy màu khác cũng đang có giá khá cao. Bình quân mỗi tháng, trang trại của Huyền xuất bán trên 3.000 cặp cá thành phẩm. Giá bán dao động từ 20 – 25 ngàn đồng/cặp (tùy dòng cá). Đặc biệt, dòng cá Koi đạt các tiêu chí của giới chuyên môn cá cảnh thì giá bán có thể lên đến 250 ngàn đồng/cặp. Sau khi trừ chi phí, Huyền còn lãi không dưới 50 triệu đồng/tháng.
Thị trường tiêu thụ cá của Huyền là các cửa hàng cá cảnh lớn tại TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên. Đầu năm 2020, nhiều ngành nghề khác gặp khó do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng với trang trại cá của Huyền thì “miễn nhiễm”. Tuy có chút trở ngại trong việc đưa con cá cảnh xuất ngoại nhưng sau khi tình hình dịch bệnh trong nước cơ bản được kiểm soát, thông qua các đại lý lớn, Huyền vẫn ký được hợp đồng cung cấp sản phẩm chất lượng để những đầu mối này xuất khẩu sang các nước. Huyền cho biết thêm: “Trong năm 2019, doanh thu từ cá cảnh được Huyền tái đầu tư vào việc phát triển thêm các bể nuôi cá từ sinh sản, ươm dưỡng cá con và cá thành phẩm để xuất bán ra thị trường. Bắt đầu từ cuối năm 2019 đến nay, Huyền gần như có lãi ròng từ khoảng doanh thu này”.
Trao đổi về những dự định trong tương lai, Huyền chia sẻ: “Thị trường cá cảnh rất lớn và cũng rất khó tính. Vì vậy, mình phải không ngừng cập nhật những dòng cá mới nhất; đồng thời chú trọng hơn nữa trong khâu chăm sóc sản phẩm để đạt chất lượng cao đáp ứng thị hiếu của khách hàng. Tiếp tục đầu tư mở rộng hệ thống trang trại vệ tinh vừa giúp bà con có thêm thu nhập, phát triển kinh tế gia đình, vừa có đủ nguồn hàng cung cấp cho thị trường, nhất là sau khi tình hình dịch Covid-19 được khống chế hoàn toàn. Bên cạnh đó, Huyền cũng đang ấp ủ một dự định sẽ thành lập câu lạc bộ Guppy huyện Mỏ Cày Nam để tập hợp những bạn trẻ có cùng đam mê đưa ngành nghề sản xuất và kinh doanh cá cảnh lên một tầm cao mới”.
Trong khi những bạn trẻ cùng trang lứa còn đang loay hoay tìm cho mình một ngành nghề, một công việc ổn định để tự tin bước vào đời thì Huyền đã và đang khá thành công với mô hình sản xuất và kinh doanh cá cảnh bảy màu. Thành công ấy chính là ý tưởng bắt nguồn từ niềm đam mê mãnh liệt và sự quyết tâm không ngừng học hỏi của người thanh niên “Đồng khởi mới”. Đó chính là chìa khóa thành công của Nguyễn Thanh Huyền trên bước đường KN tạo dựng tương lai.
Kym Việt đã và đang tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho nhiều lao động khuyết tật. Anh Phạm Việt Hoài, một trong những nhà sáng lập kiêm Chủ tịch HĐQT công ty Kym Việt, đồng thời cũng là một người khuyết tật
Theo Ngọc Vũ/ chúng tôi
Thu Nhập Hàng Trăm Triệu Đồng Từ Trồng Đào, Nuôi Cá Cảnh Và oNg Lấy Mật
Trước đây, gia đình ông Văn chủ yếu trồng đào phục vụ nhu cầu chơi tết của người dân. Đến năm 2000 ông bắt đầu nuôi cá vàng nhưng sau một thời gian ông nhận thấy nuôi cá vàng không có lãi bởi cá vàng háu ăn, ăn rất khỏe, lại không nuôi được mật độ dày, giữa năm cá không sinh nở, không có cá giống để tái đàn. Kết quả không được như mong đợi khiến ông Văn quyết tâm tìm hướng đi mới, mong sẽ cải thiện đời sống gia đình. Ông kiên trì tìm tòi, đọc tài liệu, đi tham quan, học hỏi những mô hình hay ở Nam Định, Hải Phòng, chắt lọc kiến thức và rút kinh nghiệm cho bản thân. Cùng thời gian đó, ông mạnh dạn đầu tư mua 2.000 đôi cá cảnh giống bố mẹ về nuôi thử nghiệm. Đàn cá phát triển khỏe mạnh, không bị dịch bệnh, sinh nở đều. Cá con nở ra được chăm sóc riêng, đến khi ổn định thả ra ao, nhờ vậy ông có cơ hội mở rộng hệ thống ao nuôi, không mất thêm chi phí cho việc mua cá giống bố mẹ.
Không dừng lại ở đó, ông Văn còn tự tìm tòi, học hỏi cách nuôi ong mật. Theo ông Văn, nuôi ong mật phải chọn đàn khỏe, một ong chúa khỏe có thể đẻ từ 500 – 800 trứng/ngày đêm, nên thay ong chúa 1 lần/năm. Diệt những con ong đực bằng cách cắt bỏ những mũ lồi ở phên ong cao hơn mũ ong thợ. Tổ ong nên làm bằng gỗ, vừa mát về mùa hè, ấm về mùa đông, lại dễ di chuyển, tổ ong nên cách nhau khoảng 2 – 2,5m. Hiện nay, trong vườn nhà ông Văn có 20 đàn ong, nuôi trong 20 thùng, mỗi đợt từ khi hoa nở đến khi hoa tàn (40 – 45 ngày), cứ 4 – 5 ngày lấy mật một lần. Trong một vụ hoa nhãn, vải nở, ông thu được 200 lít mật ong nguyên chất. Mật ong rất được ưa chuộng trên thị trường, với giá bán từ 200.000 – 250.000 đồng/lít ông thu về hơn 40 triệu đồng. Ngoài ra, gia đình ông vẫn duy trì trồng đào phục vụ nhu cầu của người dân mỗi dịp tết đến xuân về, với 70 gốc đào to và 40 gốc đào nhỏ. Tổng thu của gia đình ông Văn lên tới 400 – 450 triệu đồng/năm, sau khi trừ chi phí còn lãi trên 300 triệu đồng.
Nhờ quyết tâm, lòng kiên trì, tinh thần ham học hỏi, ông Văn đã trở thành ông chủ nuôi cá cảnh và ong lấy mật có uy tín. Không chỉ chăm lo phát triển kinh tế gia đình, ông Văn còn nhiệt tình truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức của mình cho bất cứ ai có chung niềm đam mê.
Phạm Huế
Bạn đang xem bài viết Nuôi Hàng Trăm Bể Cá, Chàng Trai Bến Tre Trở Thành Triệu Phú, Kiếm 50 Triệu Đồng Mỗi Tháng trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!