Cập nhật thông tin chi tiết về Nuôi Cá Tầm: Một Hướng Đi Mới mới nhất trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chương trình nuôi thử nghiệm cá nước lạnh đã bắt đầu được khởi động tại Thái Nguyên từ cuối năm 2009.
Cá tầm ngon, bổ dưỡng, có giá trị kinh tế cao và không phải lo lắng về đầu ra. Giá cá nguyên con hiện nay từ 200 – 250 nghìn đồng/kg (giá nhà hàng 400 – 500 nghìn đồng/kg). Trứng cá tầm đen có giá bán rất cao (2.000 – 8.000 euro/kg tùy loại), có thể xuất khẩu sang Mỹ và EU…
Thấy được ưu điểm của loại cá này, 1 năm trước, Thái Nguyên đã đưa vào nuôi thử nghiệm cá tầm ở khu vực xóm Mỏ Gà, xã Phú Thượng (Võ Nhai) và xóm Kẽm, xã La Bằng (Đại Từ) và bước đầu cho kết quả rất khả quan.
Để tận mắt thấy được hiệu quả của mô hình nuôi cá tầm, một ngày cuối tháng 4, chúng tôi về xóm Mỏ Gà, xã Phú Thượng. Đây là khu vực nuôi cá tầm đã được Công ty Cổ phần K69 Quỳnh Lưu tiếp quản từ Trung tâm thuỷ sản tỉnh, giống cá tầm được nhập về từ nước Nga. Thấy được thị trường tiêu thụ tiềm năng, Công ty đã phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Thuỷ sản tỉnh, Viện Nghiên cứu, nuôi trồng thuỷ sản I (Bộ Nông nghiệp và PTNT) phát triển song song hai loại hình nuôi cá thịt và ươm cá giống. Từ khi nuôi thử nghiệm (giữa năm 2010) đến nay, Công ty đã thu 1 tấn cá thịt, với giá bán 200 nghìn đồng/kg, giá trị thu về đạt khoảng 2 tỷ đồng, trong đó chi phí đầu tư chiếm 50%.
Công ty đang tiếp tục duy trì nuôi 1.000 con cá tầm giống, dự kiến sẽ cho thu hoạch trong vài tháng tới. Ngoài khu vực nuôi cá tầm ở Võ Nhai, hiện nay, Trung tâm Thuỷ sản cũng đang duy trì nuôi thử nghiệm 120 con cá tầm ở khu vực xóm Kẽm, xã La Bằng (Đại Từ). Số cá này được thả từ tháng 10-2010, khi mới thả, mỗi con cá chỉ nặng khoảng 10g, có chiều dài khoảng 12cm, nhưng đến nay, trung bình mỗi con đã dài khoảng 30 cm, nặng gần 2kg.
Kỹ thuật nuôi cá tầm bạn cần nắm
Chương trình nuôi thử nghiệm cá nước lạnh đã bắt đầu được khởi động tại Thái Nguyên từ cuối năm 2009. Để nắm bắt được đặc tính cũng như kỹ thuật chăn nuôi, hiệu quả… của loài cá này, đích thân đồng chí Đặng Viết Thuần, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cùng đại lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm thuỷ sản đã nhiều lần về Viện Nghiên cứu, nuôi trồng thuỷ sản I để tìm hiểu. Sau đó, được Viện giúp đỡ về kỹ thuật, hỗ trợ thức ăn… lần đầu tiên, cá tầm đã được đưa về nuôi thử nghiệm tại Thái Nguyên.
Việc nuôi thành công cá tầm đã mở ra triển vọng mới cho phát triển kinh tế nông nghiệp nói chung và thủy sản nói riêng trên địa bàn Thái Nguyên. Tuy nhiên, để nhân rộng mô hình này, cần tập trung công tác nghiên cứu thức ăn và cho sinh sản nhân tạo cá tầm để giải quyết nguồn con giống tại chỗ, hạ giá thành sản xuất vì hiện nay, con giống chủ yếu được nhập khẩu từ nước Nga nên giá thành rất cao. Cùng với đó là xác định vùng quy hoạch cá nước lạnh nhằm đưa ra định hướng phát triển và tạo thuận lợi cho công tác quản lý nghề nuôi trồng thủy sản trên địa bàn, tránh phát triển tràn lan ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và môi trường sinh thái; có chương trình đào tạo cán bộ kỹ thuật giỏi, từ đó đẩy mạnh các hoạt động khuyến ngư, giúp cho các đơn vị, cá nhân nắm bắt đầy đủ kỹ thuật nuôi trồng đối tượng này…
Nuôi cá tầm một mô hình có nhiều triển vọng
Cá Tầm là loại cá xương sụn, toàn bộ hệ thống xương của cá cũng như đầu cá đều cấu tạo từ sụn, thịt cá tầm trắng, dai, có vị béo ngậy, thành phần dinh dưỡng cao, dễ hấp thụ. Trứng cá tầm được coi là món ăn hoàng gia, được các chuyên gia ẩm thực thế giới đánh giá là loại đặc sản hàng đầu, ngoài việc sử dụng như một loại thực phẩm cao cấp, nó còn được dùng để chế biến các loại mỹ phẩm. Từ thời vua Edward II – Vương quốc Anh trong bộ luật Hoàng Gia, cá tầm còn được gọi là cá Hoàng Gia.
Đây là loại cá sống ở vùng nước lạnh. Trước đây, phần lớn Cá Tầm được đánh bắt chủ yếu thuộc vùng nước lợ, nước ngọt, nước lạnh có nhiệt độ 17- 260C ranh giới giữa CHLB Nga (cũ), IRAN, Rumani và Bulgari. Đến nay, nguồn cung cấp từ thiên nhiên này, đã gần như cạn kiệt trong khi nhu cầu của thị trường về Cá Tầm ngày càng tăng, do vậy cá tầm ngày càng trở nên có giá trị.
Cá Tầm được đưa về nuôi thử nghiệm ở Việt Nam từ năm 2006, cùng dòng cá nước lạnh, nhưng cá Tầm thích ứng ở nhiệt độ từ 22 – 25 độ C, ở một số vùng thấp như: Đại Từ, Võ Nhai (Thái Nguyên), Chợ Đồn (Bắc Kạn), Na Hang (Tuyên Quang), Cấm Sơn (Bắc Giang)… nơi có độ cao từ 80-100m so với mực nước biển cũng có thể nuôi loài cá này.
Nay tại Lào Cai có một vài doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào mô hình nuôi cá nước lạnh, trong đó có Công ty TNHH Hồng Lập Việt Tiến – Bảo Yên. Để giảm bớt áp lực về vốn, đầu năm 2011 Công ty đã lập phương án: ”Xây dựng mô hình nuôi cá Tầm thương phẩm tại thôn bản 9 – xã Long Khánh – Bảo Yên” xin hỗ trợ kinh phí từ Chính sách khuyến khích ứng dụng KH &CN trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Phương án đề xuất triển khai trong hơn hai năm (từ tháng 07/2011 – 08/2013), với quy mô ban đầu là 05 bể (mỗi bể có diện tích 100m2) nuôi thả 2.850 con cá giống.
Thời gian qua, cán bộ kỹ thuật Trung tâm UDTBKH &CN Lào Cai thường xuyên đến hiện trường kiểm tra hướng dẫn việc nuôi trồng, chăm sóc, đồng thời theo dõi một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của cá như: các yếu tố môi trường, nhiệt độ…. đề nghị người nuôi trồng phải thường xuyên theo dõi kịp thời phát hiện và sử lý bệnh dịch, môi trường nước… Qua theo dõi cho thấy việc nuôi cá nước lạnh nói chung, cá tầm nói riêng cũng còn những khó khăn nhất định đó là chưa có quy trình kỹ thuật hoàn thiện, vốn đầu tư ban đàu khá lớn; yêu cầu quản lý, chăm sóc khắt khe hơn các loài cá khác, không chủ động nguồn thức ăn, chủ yếu phải nhập khẩu với giá thành cao.
Tuy nhiện sau gần một năm thực hiện phương án, bước đầu cho thấy đàn cá sinh trưởng tốt, thích nghi với điều kiện khí hậu, môi trường của xã Long Khánh. Từ lúc thả giống trọng lượng trung bình của cá 100 – 150g/con, sau hơn 9 tháng nuôi thả trọng lượng cá đã đạt bình quân 800 – 900g/con. Dự kiến giữa năm 2013 sẽ cho thu khoảng 2.000 con cá Tầm thương phẩm với trọng lượng trung bình đạt 2kg/con, sản lượng ước đạt 4.000 kg. Với giá bán cá Tầm trên thị trường hiện nay khoảng 300.000đ/kg sẽ cho doanh thu khoảng 1,2 tỉ đồng, trừ chi phí đầu tư lãi thuần khoảng trên 700 triệu đồng.
Hướng Đi Mới Cho Cá Tầm Ở Sơn La
Công ty TNHH một thành viên cá tầm Việt Nam – Sơn La là một trong những doanh nghiệp tiên phong nuôi cá tầm theo tiêu chuẩn VietGAP, đã được Trung tâm Chuyển giao công nghiệp và Dịch vụ thủy sản Việt Nam chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP vào tháng 10/2017. Mỗi con cá tầm sau khi xuất bán đều được công ty gắn mã truy xuất nguồn gốc. Khách hàng có thể quét mã sản phẩm qua các ứng dụng điện thoại thông minh để kiểm tra giống cá, địa điểm nuôi, ngày bắt đầu nuôi. Sản lượng cá tầm trung bình hằng năm của doanh nghiệp này đạt khoảng 500 tấn, với thị trường tiêu thụ rất mạnh tại các tỉnh, thành phố lớn như: Hà Nội Ninh Bình, Thái Bình, Thanh Hóa…
Ông Cầm Xuân Bưởng, Trạm trưởng trạm Khuyến nông Mường La, cho biết, hiện nay, tại xã Mường Trai có 67 hộ dân, 1 HTX và 1 tổ hợp tác nuôi cá lồng đang hoạt động, với tổng số 230 lồng cá. Hiện cá tầm có giá bán 200 – 400.000/kg tùy loại. Trung bình, mỗi hộ dân địa phương nuôi 8 – 10 lồng cá, có thể cung cấp 4 – 5 tấn cá thương phẩm cho thị trường mỗi năm, thu nhập hơn 200 triệu đồng mỗi năm. Hướng đi này giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho một bộ phận người dân tái định cư thủy điện Sơn La.
Trăn trở trong hướng phát triển bền vững
Ngoài các loại cá giống ở địa phương cũng đang được nuôi nhiều như, trắm, chép, rô phi… các hộ nuôi cá cũng đang phát triển nuôi thêm các loại cá đặc sản khác có giá trị kinh tế cao, như cá lăng, chày, quất, nheo…
Tuy nhiên trên thực tế, các hộ gia đình nuôi cá tầm nhỏ lẻ ở huyện Mường La cũng đang gặp khó khăn về đầu ra cho sản phẩm, bởi câu chuyện bị ép giá đã quá cũ trong thị trường nông nghiệp, thủy sản khi chỉ trông chờ vào thương lái tư nhân. Hơn nữa, việc nuôi cá tầm đòi hỏi vốn đầu tư lớn, kỹ thuật cao.
Để sản phẩm cá tầm vươn tới các thị trường khó tính và có thể xuất khẩu, đòi hỏi phải có kỹ thuật nuôi trồng khắt khe hơn. Vì vậy, cần xác định hướng đi bền vững, cần sự vào cuộc của các doanh nghiệp, các nhà khoa học trong việc quản lý, đầu tư có hiệu quả, gắn sản xuất với chế biến, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi liên kết sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm.
Đặc biệt, địa phương cũng cần có cơ chế khuyến khích các hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực nuôi thủy sản, hướng tới xây dựng các sản phẩm thủy sản từ cá sông Đà thành các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, mang tính đặc hữu vùng.
Theo quy hoạch đến năm 2020, diện tích mặt hồ nuôi cá tầm ở Sơn La sẽ đạt 170ha, sản lượng cá trên 2.700 tấn. Tiềm năng phát triển nuôi cá tầm xuất khẩu mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi trồng thủy sản của địa phương, gắn với công nghiệp chế biến, sản xuất hàng hoá có giá trị xuất khẩu.
Cá Hồi, Cá Tầm Việt Nam Tìm Hướng Đi Trong Cuộc Cạnh Tranh Mới
Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT), hiện nay, cả nước có 25 tỉnh phát triển nuôi cá nước lạnh, sản lượng cá nuôi nhiều nhất là tại các tỉnh phía Bắc và Tây Nguyên, điển hình là Lâm Đồng, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu… Sản lượng nuôi cá nước lạnh từ 95 tấn vào năm 2007 đến năm 2020 ước đạt 3.720 tấn.
Cá nước lạnh đã được nhiều địa phương xem như một trong những đối tượng nuôi quan trọng, góp phần vào khai thác tiềm năng các thủy vực nước lạnh. Việc phát triển trong những năm qua đã đưa Việt Nam vào nhóm 10 nước có sản lượng cá tầm lớn nhất thế giới là Trung Quốc, Nga, Italia, Bulgaria, Iran, Mỹ, Pháp, Việt Nam, Ba Lan và Đức.
Nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng
Ông Trần Đình Luân – Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) cho biết: Hiện nay, sản phẩm cá nước lạnh của Việt Nam chủ yếu tiêu thụ là cá tươi sống hoặc cấp đông mà chưa qua các chế biến. Một số ít doanh nghiệp xây dựng mô hình khép kín từ sản xuất giống, nuôi thương phẩm, chế biến và xuất khẩu trứng cá tầm và các sản phẩm thịt cá. Thị trường tiêu thụ các sản phẩm cá hồi, cá tầm nuôi trong nước chủ yếu vẫn tập trung tại các thành phố lớn, các thành phố phát triển du lịch như Hà Nội, Lào Cai, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt, TP HCM, … Được xem là một mặt hàng tương đối mới, có giá trị cao nên những năm gần đây nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ cá hồi, cá tầm nuôi trong nước xu hướng gia tăng.
Tại một số tỉnh có tiềm năng nuôi cá nước lạnh, một số cơ sở nuôi đã tiêu thụ các sản phẩm cá tầm, cá hồi ngay tại địa phương thông qua các kênh phân phối như bán lẻ tại các chợ, bán trong các siêu thị, tại các nhà hàng khách sạn cao cấp hay bán trực tiếp tại trại khi có khách du lịch đến thăm quan mô hình nuôi. Cá thương phẩm bán tại cơ sở nuôi giao động từ 150.000 đến 250.000 đồng/kg tùy thời điểm và khu vực.
Nuôi cá hồi ở Sa PaMột số doanh nghiệp cho biết, đầu năm 2020 do ảnh hướng của dịch COVID -19 đã tác động mạnh đến sản xuất, tiêu thụ thủy sản nước lạnh làm cho giá bán cá hồi, cá tầm giảm mạnh khoảng 150.000 – 170.000 đồng/kg (giảm khoảng 40%). Đến nay, sản phẩm thủy sản nước lạnh cơ bản đã tiêu thụ trở lại với giá khoảng 220.000 – 250.000 đồng/kg. Tuy nhiên, các sản phẩm thủy sản nước lạnh hiện nay chủ yếu là hàng tươi sống, các tổ chức, cá nhân chưa mạnh dạn đầu tư cho chế biến các sản phẩm từ cá hồi, cá tầm.
Theo TS Lê Thanh Lựu – Hội Nghề cá Việt Nam: Hiện nay ở các siêu thị đã thấy xuất hiện cá phi lê, cũng như các phụ phẩm lườn bụng, đầu cá hồi đông lạnh. Điều này cũng có nghĩa là thị trường đã có dấu hiệu mở rộng ra đối với một số loại sản phẩm mới khác với sản phẩm truyền thống- cá sống.
Nhu cầu tiêu thụ cá nước lạnh càng ngày càng tăng, nhưng theo TS Lê Thanh Lựu, sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nên Việt Nam vẫn phải nhập khẩu hơn 50% đối với cả nhóm cá hồi lẫn cá tầm. Cá hồi (salmon) nhập nội đông lạnh luôn có giá cao trong siêu thị (320.000-380.000đ/kg), thậm chí cao hơn giá cá hồi vân sống xuất ra từ trang trại (270.000-320.000/kg) nhưng vẫn được người tiêu dùng ưa chuông. Những phụ phẩm của nhóm cá hồi này như đầu, lườn bụng cũng được bày bán tại siêu thị với giá vừa phải (30.000-50.000đ/kg) phù hợp với nhu cầu của khách hàng trung bình ở đô thị. Cạnh tranh giữa hai loài cá hồi này trên thị trường chưa phải là thách thức lớn vì sản lượng cá hồi Việt Nam rất thấp và chỉ mới cung cấp cho các khu du lịch, một số nhà hàng lớn.
“Trong trường hợp cần thiết phải cạnh tranh thì cá hồi Việt Nam sẽ mở ra hướng mới là phải tạo ra các loại sản phẩm ăn liền (cá xông khói lạnh, nóng; ruốc cá hồi, nuôi cá hồi lấy trứng….)” – ông Lựu khuyến nghị.
Trong lúc đó, sản lượng cá tầm năm 2019 của Việt Nam ước tính đạt 2500 tấn. Lượng cá tầm nhập khẩu từ Trung Quốc ước tính 4.500 tấn chiếm khoảng 65% nhu cầu của thị trường, nhưng số cá này nhập bằng con đường tiểu ngạch.
“Giá cá tầm Trung Quốc trên thị trường tới người tiêu dùng chỉ đạt 140.000-160.000đ/kg, trong lúc đó cá tầm nuôi tại Việt Nam giá xuất từ trang trại đã đạt 150.000-170.000 đồng/kg và người tiêu dùng phải trả 200.000-240.000đồng/kg. Rõ ràng cạnh tranh giá cả giữa cá nhập nội và cá sản xuất tại Việt Nam phụ thuộc vào chất lượng, nguồn gốc xuất xứ” – ông Lựu cho biết.
Cá tầm giốngTheo đại diện Hội nghề cá Việt Nam, cá tầm Trung Quốc hiện diện khắp mọi nơi tại các chợ, nhà hàng, siêu thị nhưng với nhãn hiệu cá tầm Việt Nam. Cá tầm Trung Quốc có chất lượng thấp, giá chỉ bằng 60-70% cá tầm nuôi tại Việt Nam là một thách thức lớn/ cạnh tranh khốc liệt đối với cá tầm nuôi tại Việt Nam. “Rõ ràng, cạnh tranh trên thị trường giữa cá tầm nuôi tại Việt Nam và cá tầm nuôi tại Trung Quốc là thách thức lớn đối với các nhà sản xuất tại Việt Nam” – ông Lựu nhấn mạnh.
Cần một chiến lược cho cá nước lạnh
Luật Quy hoạch được Quốc hội thông qua năm 2017 đã bãi bỏ các quy hoạch ngành, quy hoạch đối tượng, trong đó có Quy hoạch phát triển cá nước lạnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Việc bãi bỏ quy hoạch phần nào gây khó khăn cho các địa phương trong quản lý sản xuất; các doanh nghiệp khó khăn trong hoạch định, xây dựng kế hoạch phát triển cá nước lạnh một cách bền vững.
Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến, mặc dù Chính phủ, các Bộ ban ngành trong thời gian gần đây đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ ngành thuỷ sản trong đó có cá nước lạnh tuy nhiên, các cơ sở sản xuất cá nước lạnh chưa được hưởng các chính sách ưu đãi từ các chính sách trên. Phần lớn các cơ sở phải nhập khẩu trứng cá thụ tinh về để ương thành cá giống làm cho giá thành sản phẩm tăng cao, khó cạnh tranh với cá nhập khẩu.
Nuôi cá tầm trên hồ Đa Mi (Bình Thuận)Trong nuôi cá nước lạnh, thức ăn chiếm hơn 60% giá thành sản phẩm nhưng có đến 50% thức ăn cho nuôi cá hồi được nhập khẩu với giá thành cao. Chi phí đầu tư cho các cơ sở nuôi cá nước lạnh là rất lớn, giá bán sản phẩm chưa ổn định, khó cạnh tranh với cá nước lạnh nhập khẩu từ Trung Quốc, đặc biệt tại các tỉnh khu vực phía Bắc.
Ở khía cạnh khác, theo ông Trần Đình Luân – Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, việc khai thác và sử dụng nguồn nước lạnh chưa phát huy hết tiềm năng, hiệu quả, vẫn còn tình trạng sử dụng nguồn nước lạnh lãng phí nhất là các cơ sở nuôi ở vị trí đầu nguồn nên còn tình trạng xảy ra tranh chấp về nguồn nước trong mùa khô. Với hệ thống nuôi như hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nước tự nhiên đặc biệt các tỉnh Tây Bắc từ tháng 1 đến tháng 4 hàng năm là mùa khô, không đảm bảo nguồn nước cung cấp cho các cơ sở nuôi nên không nâng cao được năng suất. Trong vài năm gần đây, mưa lũ đã gây thiệt hại rất lớn cho các cơ sở nuôi cá nước lạnh.
Về “dài hơi” với ngành nuôi cá nước lạnh, cần tiếp tục có được sự đầu tư về công nghệ sản xuất giống; hoàn thiện công nghệ sản xuất thức ăn cho cá nước lạnh trong nước; áp dụng các mô hình nuôi cá nước lạnh ứng dụng công nghệ cao./.
Nuôi Cá Rô Đầu Nhím: Hướng Đi Mới Cho Vùng Đất Nhiễm Phèn
Mô hình nuôi cá rô đầu nhím ở Long An góp phần đa dạng hóa vật nuôi, tăng giá trị sử dụng đất,tạo sản phẩm thủy sản có chất lượng phục vụ người tiêu dùng, khống chế, xử lý phèn trong ao nuôi thủy sản mới khai hoang bị nhiễm phèn.
Trạm Nghiên cứu ứng dụng KH&CN Đồng Tháp Mười có diện tích hơn 80ha. Trong đó, khu nuôi trồng thủy sản được thiết kế gồm 1 ao lắng và 24 ao nuôi với diện tích 3.000m 2/ao, 6 ao nuôi với diện tích 1.000m 2/ao. Các ao nuôi thủy sản thường nhiễm phèn nên tôm, cá không sống được và khó phát triển. Muốn kiểm soát độ pH của nước tại ao nuôi để các loại thủy sản phát triển tốt, ngoài kiểm soát 2 nguồn phát sinh phèn, cần chọn đối tượng nuôi thích hợp với điều kiện, môi trường đất và nước tại trạm.
Cá rô đầu nhím là con lai, thừa hưởng những ưu điểm giữa cá rô đồng và cá rô đầu vuông, có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn cá rô đồng nhưng chất lượng thịt thơm, ngon hơn cá rô đầu vuông. Đặc biệt, loài cá này có khả năng thích nghi với môi trường khắc nghiệt rất tốt. Vì vậy, Sở KH&CN giao Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình nuôi cá rô đầu nhím trong vùng đất nhiễm phèn mới khai hoang.
Ao nuôi có diện tích 900m 2 được tát cạn nước, bắt hết cá tạp, vét bùn đáy ao, chừa lại lớp bùn khoảng 20cm, rửa phèn đáy ao khoảng 3-4 lần. Sau đó, sử dụng bạt phủ trên mặt bờ ao và lót xung quanh bờ ao nhằm hạn chế phèn từ trên bờ rửa trôi xuống do mưa, ngăn phèn rỉ từ trong bờ ao; đồng thời, bón vôi liều lượng 200kg để tăng pH của nước. Đáy ao được bón 300kg phân chuồng tạo hệ đệm nền đáy, ngăn phèn từ nền đáy xì lên và giúp tảo phát triển mạnh, quá trình quang hợp của tảo sẽ làm tăng pH. Cấp nước vào ao từ 1,5-2m, kiểm tra chất lượng nước đạt tiêu chuẩn trước khi tiến hành thả cá.
Cá giống được chọn những con khỏe mạnh, đồng đều, không xây xát, dị tật, kích cỡ từ 150-200 con/kg. Mật độ nuôi 20 con/m 2. Cá được nuôi bằng thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm 30%, kích cỡ viên thức ăn thay đổi tùy theo kích cỡ miệng của cá, dao động từ 2-4 mm. Trong quá trình nuôi, định kỳ bón vôi phòng bệnh cho cá, lượng vôi bón 2-3kg/100m 2; trộn men tiêu hóa và vitamin C vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho cá. Thường xuyên thay nước, theo dõi hoạt động của cá.
Cá rô đầu nhím đạt trọng lượng 130-170g/con, 5-7 con/kg
Sau 3 tháng, trung bình, trọng lượng cá từ 130-170g/con, 5-7 con/kg. Tổng sản lượng cá thu hoạch trên 1.300kg, tỷ lệ sống đạt 70%. Với kết quả này, mô hình nuôi cá rô đầu nhím trong ao phèn mới khai hoang mở ra hướng mới trong việc lựa chọn thủy sản phù hợp vùng đất phèn Đồng Tháp Mười của tỉnh, đồng thời giúp nông dân có biện pháp cải tạo nước ao, nâng pH đến 6,5-8 để phù hợp với nuôi thủy sản.
Bạn đang xem bài viết Nuôi Cá Tầm: Một Hướng Đi Mới trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!