Xem Nhiều 3/2023 #️ Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính (Giống Nhập Từ Đài Loan) # Top 5 Trend | Fcbarcelonavn.com

Xem Nhiều 3/2023 # Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính (Giống Nhập Từ Đài Loan) # Top 5 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính (Giống Nhập Từ Đài Loan) mới nhất trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Mật độ thả: 3 ~ 5 con/ m2.

Nhiệt độ nước: 25 ~ 34 oC

pH: 7 ~ 8.5

Độ mặn: 0 ~ 5 (phần ngàn) , giai đoạn cuối trước thu hoạch 1 tháng, tăng dần nước mặn đến 10 (phần ngàn).

Máy móc: Ao 3.000 M2 sử dụng :

+ Máy quạt Oxy cao tốc 2 cánh : 1 Bộ. Giá .4.500.000 đ./ bộ, (điện 220 Vol hoặc 380 Vol) + Môtơ 1 ngựa

+ thùng phun thức ăn tự động, điện 220 vol, môtơ 1/2 ngựa. Giá: 5.850.000 đ. (nếu không trang bị thùng phun, thì cho ăn bằng nhân công, rải 3 lần / ngày.)

Thức ăn: sử dụng thức ăn viên công nghiệp,

Số 0 : dùng cho cá bột ( dạng bột )

1 : dùng cho cá con từ 1 Gr 20 Gr ( dạng viên )

2 : dùng cho cá nhỏ từ 20 Gr 600 Gr ( dạng viên )

3 : dùng cho cá lớn từ 600 Gr trở lên (dạng viên )

Lượng cho ăn: tùy tình hình sức khỏe cá, thời tiết, môi trường.

Cá con cho ăn ngày 2 bữa, cá nhỏ và lớn ngày 3 bữa.

Cho ăn vừa đủ hoặc thiếu 1 ít, tuyệt đối không cho dư.

Lượng cho ăn = 3 ~ 5 % trọng lượng cá. Chia làm 3 bữa.

Lượng tiêu thụ thức ăn:

Từ cá con đến thu hoạch 600 ~ 800 Gr, mỗi con tiêu thụ khoảng 1 Kg thức ăn.

Thời gian nuôi: từ lúc thả nuôi cho đến thời gian thu hoạch khoảng 6 tháng, tùy size sử dụng, dùng để bán chợ hay xuất khẩu, chế biến nguyên con hay fillet, thông thường xuất khẩu nguyên con khoảng 600 ~ 800 gr/ con. (nuôi 6 tháng).

Thường xuyên hoặc định kỳ kiểm tra và ghi chép đầy đủ các chỉ số về nước, môi trường, tình hình sức khỏe của cá…

Mô hình nuôi cá rô phi ở Việt Nam do công ty Chiao Puh Co., Ltd Taiwan cung cấp

– Diện tích ao nuôi: 1ha – 1,5ha, tốt nhất hình chữ nhật và được thi công bằng cơ giới. Chung quanh bờ ao cần dùng ni lông phủ để tránh dò rỉ nước, không cho cá đào khoét lỗ làm tổ đẻ trứng, không để cỏ dại mọc.

– Mực nước sâu: 1,8m – 2,5m.

– Nhiệt độ nước: 29-32 độ C.

– Khi cấp nước vào ao phải cho qua lưới lọc 200-300 mắt để đề phòng các loại cá tạp vào ao nuôi ăn thịt cá giống

– Trước khi thả cá giống 15 ngày cần rắc xuống ao từ 50-100kg phân hữu cơ Đài Loan nhập khẩu (mục đích làm sạch nước, tiêu diệt các loại cá tạp nếu có mà không gây hại cho cá giống, tăng lượng thức ăn tự nhiên trong ao nuôi)

– Đối với những ao nuôi mới cần rải 100-200kg vôi bột nhằm trung hòa độ pH. Và khoảng 300kg/ha lượng phân hữu cơ Đài Loan nhập khẩu. Cũng có thể thay bằng 300-500kg/ha phân chuồng ủ hoai (lượng phân rải căn cứ vào màu nước) gồm 70% phân gia súc, gia cầm, 30% cám gạo để tăng lượng thức ăn trong ao nuôi

– Mật độ nuôi:

A. 2cm ~ 60g/con – 10con/mét vuông trong ao ươm

B. 60g/pc ~ 670g/con – 3con/mét vuông trong ao nuôi

C. 670g/pc ~ 12000g/con – 1.5-2con /mét vuông cho sản phẩm phi lê xuất khẩu

– Tình hình sinh trưởng:

A. 2cm ~ 60g/con – Khoảng 75 ngày

B. 60g/con ~ 670g/con – Khoảng 165 ngày

C. 670g/con ~ 12000g/con – Khoảng 120 ngày

– Năng suất thu hoạch: 1 ha từ 15-20 tấn

– Sử dụng guồng sục khí:

– 1ha – 4 guồng cánh quạt nước

– Hoặc – 2 guồng 15 cánh quạt nước

– 2 guồng 4 cánh quạt nước

– Guồng 2 cánh + 1 guồng 15 cánh quạt nước

– Tốt nhất ở giữa ao nên đặt 1 guồng quạt xoáy.

– Tỷ lệ hoán đổi: 1,6kg thức ăn/1kg thịt

– 1 ha cần đầu tư 1 máy tự động phun thức ăn

– Thời gian cho cá ăn: Buổi sáng 8h-12h; Buổi chiều: 2h-5h

– Lượng thức ăn: Theo dõi thức ăn của cá sao cho phù hợp

– Thay nước: Rất ít phải thay nước, thiếu nước phải bổ sung

– Màu nước: Độ trong 20-30cm

– Bệnh của cá: Thường xuất hiện vào thời kỳ thay đổi thời tiết giữa hai mùa, phòng bệnh bằng cách pha chế định lượng thuốc phòng bệnh cá vào thức ăn

– Nếu đầm nuôi không trang bị máy phát điện dự phòng, bắt buộc phải trang bị guồng nước 15 cánh quạt chạy trực tiếp qua máy nổ.

1. Chủng loại: có khoảng 15 loài.

2. Loài phổ biến dùng cho nuôi công nghiệp: Cá Rô-phi đơn tính.

3. Đặc tính: Cá được phối giống tại Taiwan, sau khi cải tạo, cá giống có sức đề kháng bệnh cao, thích nghi mạnh với môi trường thay đổi. Thuộc tính ăn tạp, tăng trưởng nhanh, dể nuôi, thịt thơm ngon, không xương dăm, chứa nhiều Protein. Nên rất được người tiêu dùng chọn ăn. Người Taiwan nuôi thường thích chọn nuôi loài cá này, cũng là loài cá được các nước chọn nuôi nhiều nhất.

4. Tình hình nuôi trồng ở Taiwan:

Năm 2001, Đài Loan sản xuất 82.787 tấn cá rô phi, sản lượng khoảng 29% tổng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của Đài Loan với trị giá 78 triệu USD. Sản phẩm cá rô phi xuất khẩu chiếm 10% tổng sản lượng xuất khẩu thuỷ sản.

Năm 2002 sản lượng rô phi tại Đài Loan là 100.000 tấnn trị giá 95 triệu USD.

5. Cách thức nuôi:

a/ Nuôi tự nhiên.

b/ Nuôi công nghiệp

c/ Nuôi bằng Bè.

Ngành nuôi trồng công nghiệp phát triển của Taiwan, phối hợp với thức ăn công nghiệp, và Bè nuôi công nghiệp. Tất cả đều có thể áp dụng tại Việt nam, để đưa nghề nuôi cá phát triển mạnh lên.

6. Thời gian nuôi: được chia làm 4 giai đoạn.

1. Cá hương : 0.1 Gr ~ 1 Gr: thời gian 1 tháng.

2. Cá nhỏ từ 1Gr ~ 20Gr: 1 tháng

3. Cá Vừa từ 20Gr ~ 600Gr: 4 tháng, có thể tiêu thụ.

4. Cá lớn từ 600Gr ~ 1Kg: 4 tháng, dùng để chế biến xuất khẩu.

7. Nhiệt độ thích hợp: từ 20 ~ 35 C

8. Mùa sinh sản: từ tháng 4 ~ tháng 8, cao điểm tháng 6.

9. Trọng lượng cá dùng để gia công xuất khẩu: 800 Gr ~ 1.200 Gr.

10. Sản phẩm: Đầu cá, thịt cá sasimi, Fillet có da và không da, nướng, chiên, da cá v.v… đang dạng sản phẩm xuất khẩu. Cá Đông lạnh thường xuất nguyên con có trọng lượng từ 600 Gr ~ 800 Gr là chính.

Giá thành nuôi Cá Rô Phi ở Taiwan

Tiền con giống : 300 đ /con x 30.000 con = 9.000.000 VND

Tiền thức ăn : 5.200 đ /kg x 30.000 con = 156.000.000 VND

Lương nhân viên: 800.000 đ x 2 người x 10 tháng = 16.000.000 VND

Khấu hao máy móc: 6.000.000 VND

Tiền điện, dầu chạy máy: 1.000.000 x 10 tháng = 10.000.000 VND

Tiền thuê ao nuôi : 1.500.000 đ x 10 tháng = 15.000.000 VND

Tổng cộng : 212.000.000 VND

Sản lượng thu hoạch ở Taiwan

600 Gr (30%) 6.000 con = 3.600 kg x 15.000 đ = 54.000.000 đ

800 Gr (50%) 14.000 con = 11.200 kg x 18.000 đ = 201.600.000 đ

1000 Gr (20%) 6.000 con = 6.000 kg x 20.000 đ = 120.000.000 đ

Cộng: 26.000 con = 20.800 kg = 375.600.000 đ

Thành phần thức ăn công nghiệp cho Cá Rô phi:

Chất đạm : 28%

Năng lượng trao đổi : 2850

Phốt pho : 9 %

Can xi : 2.5 %

Chất béo : 8.5 %

Độ ẩm : 10 %

Cá rô phi có khả năng thích nghi và phân bố rộng nên có thể nuôi được ở cả nước ngọt, mặn, lợ và kể cả nước thải của đô thị. Cá ăn tạp, kể cả động thực vật, phân chuồng và mùn bã hữu cơ… Tốc độ lớn nhanh, bình quân 70-100g/tháng. Cá ít mắc bệnh, rất thuận lợi trong quá trình nuôi. Ơở các tỉnh phía bắc như Hà Bắc, Ninh Bình, Hải Phòng… đã nuôi cá rô phi đơn tính xen với trồng lúa trên diện tích rộng; sau 2 tháng nuôi thể trọng cá tăng 50-60 lần so với khi thả giống. Các tỉnh ven biển miền trung lại nuôi cá rô phi đơn tính sau vụ thu hoạch cua nuôi ở vùng đầm nước lợ, cũng đã tăng thêm được từ 300 đến 1000 kg sản phẩm trên mỗi hecta. TP. Hồ Chí Minh là nơi có điều kiện tự nhiên tốt cho việc sản xuất giống đơn tính và nuôi cá rô phi thịt. Tại đây, Công ty nuôi và dịch vụ thủy sản (thuộc sở thủy sản của thành phố) đã thành công trong việc sản xuất giống bán cho nhân dân nuôi thành cá thịt tại các khu vực nước thải, vừa có nguồn thu nhập, vừa làm sạch môi trường. Đến nay, công ty đã ký hợp đồng bán cá rô phi giống đơn tính và cá thịt cho nhiều khách hàng dưới dạng cá thịt đông lạnh nguyên con xuất khẩu.

Nếu nuôi mật độ thưa (1-2 con/m2) thì ở vùng nước ngọt có cho cá ăn, còn ở nước lợi không cần cho ăn vì nguồn thức ăn tự nhiên phong phú sẵn, nuôi ở nguồn nước thải cũng không phải cho ăn. Cá đạt cỡ 0,4kg/con trở lên là đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu. Trong điều kiện diện tích hẹp, nên tận dụng hết công suất của đất bằng cách nuôi mật độ dày với cách chăm sóc kỹ hơn. Cụ thể: Nếu thả 3-5 con/m2, phải là nơi có sẵn thức ăn trong đó. Thả 7-14 con/m2, phải cho thêm thức ăn. Thả 15-20 con/m2, phải cho ăn hoàn toàn. Thức ăn chính nuôi cá rô phi là phân hữu cơ đã ủ kỹ để diệt bớt vi khuẩn có hại cho cá trong điều kiện nuôi dày.

Những nơi không tiện cho cá ăn phân hữu cơ, thì nuôi bằng cá tạo hay cám tổng hợp, như ở xã Yên Giang, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh.

Còn có thể nuôi cá trong lồng như ở sông Hoàng Long, tỉnh Ninh Bình, và ở hồ chứa suối Hai, tỉnh Hà Tây, cho ăn bằng bột ngô, bột cá đạt hệ số tăng trọng 3/1 (3kg thức ăn cho 1kg cá). Ngoài ra còn có thể nuôi cá kết hợp với ruộng lúa.

Cá Rô Phi Đơn Tính Giống

Điều kiện ao nuôi – Diện tích ao nuôi: từ 500-1000m2. – Độ sâu khoảng 1-1,5m. – Nhiệt độ: 25-300C. – Độ pH: 7-8. – Ao có 2 cống (cấp nước và thoát nước). – Ao nuôi phải dễ quản lý chăm sóc, có nguồn cấp nước sạch và thoát nước dễ dàng.

– Ao nuôi tuyển cá đực: Mật độ từ 3-5 con/ m2 – Ao nuôi cá thương phẩm xuất khẩu: Mật độ từ 1-2 con/ m2.

Thức ăn và cách cho ăn – Thức ăn: Cho cá ăn thức ăn tinh bột như bột ngô, khoai sắn, gạo, cám… và thức ăn xanh như rau muống, bèo trứng cá, bèo tấm, bèo hoa dâu, rau thái nhỏ… các loại động vật như tôm, cá nhỏ, giun, ốc đã xay nhỏ và các phần loại thải của chế biến thực phẩm (bã bia, bã rượu, lòng trâu bò…). Ngoài thức ăn tận dụng trên, để nuôi thâm canh đạt năng suất cao, rút ngắn thời gian nuôi tạo ra hàng hóa xuất khẩu cần phải sử dụng thêm thức ăn công nghiệp. – Cách cho ăn: Nếu nuôi thâm canh phải cho ăn 2 lần/ngày vào sáng và chiều tối, lượng thức ăn sử dụng bằng 5 – 7% trọng lượng cá trong ao. Thức ăn được cho vào sàn ăn đặt ở 2 – 3 địa điểm trong ao đế cá ăn. Lượng thức ăn có thể tăng, giảm thông qua theo dõi lượng thức ăn thừa hàng ngày bằng cách kiểm tra sàn ăn để điều chỉnh cho phù hợp. Nếu nuôi thâm canh hoặc xen canh ruộng lúa thì cho cá ăn bổ sung 4 – 5 ngày một lần bằng thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn tự chế biến. Thức ăn cho ăn đặt vào vị trí nhất định để cá quen và ăn. Nếu thả kết hợp với các loại cá khác thì việc cho ăn là tùy theo khả năng của người nuôi. Tất cả các hình thức nuôi, ngoài thức ăn tinh ra còn phải cho ăn bổ sung: bèo dâu, bèo trứng cá, rau thái nhỏ … cá sẽ lớn nhanh và giảm hệ số thức ăn tinh.

Chăm sóc quản lý – Cá rô phi là loại cá phàm ăn, để cá chóng lớn chăm sóc cho ăn cần phải đều đặn, đủ số lượng chất lượng. Phải thường xuyên kiểm tra bờ cống chống rò rỉ và mưa tràn bờ cá đi mất. Trông nom, chăm sóc, cấm câu bắt, đánh lưới, sục điện… đối với ao thâm canh phải đảm bảo quạt nước chạy từ bốn đến năm giờ ngày, thường xuyên quan sát thấy thời tiết thay dổi, thiếu ôxy cá nổi đầu là phải chạy máy quạt nước, chú ý nhất là thời diểm một hai giờ đêm đến sáng – Hàng ngày quan sát bờ ao, cống đáy, cống khơi để khi có sự cố xảy ra thì xử lý kịp thời. – Thường xuyên quan sát hoạt động của cá. Nếu thấy cá nổi đầu từng đoàn trong thời gian dài, ta cần cấp nước mới vào ao. – Định kỳ 15 ngày chài cá một lần, xem độ lớn và mức độ ăn của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Sau khi nuôi 6-8 tháng thì cá có thể thu hoạch được.

Cá rô phi đơn tính, nuôi 6 – 8 tháng tuổi có thể đạt cỡ 0,4 – 0,5kg/con. Năng suất đạt 8-10 tấn/ha/vụ nuôi. * * – Có hai cách thu hoach:

Thu hoạch một lần: Hạ mức nước ao đến còn 40-50 cm, kéo lưới nhiều lần sau đó tát cạn, bắt cá còn sót lại. Cá lớn tiêu thụ, cá nhỏ để lại nuôi vụ sau. Thu hoạch nhiều lần: Sau khi nuôi cá 6-7 tháng, hàng tháng ta kéo lưới bắt cá lớn thu hoạch, thả thêm cá nhỏ tiếp tục nuôi sau đó 2-3 năm thu hoạch toàn bộ.

Cá Rô Phi Đơn Tính

Cá rô phi đơn tính

Cá Rô Phi Đường Nghiệp

Trung tâm giống & dịch vụ nghề cá Thái Sơn chuyên cung cấp cá rô phi Đường Nghiệp số lượng lớn, chất lượng cao, giá cạnh tranh nhất miền Bắc.

– Cung cấp đủ loại kích cỡ: từ bột, hương, biểu 100con/kg, 200 con/kg, 500con/kg …

– Miễn phí vận chuyển đến tận ao của khách hàng

Cá rô phi đơn tính dòng Đường Nghiệp thuộc đời con lai F1 nguồn gốc Philipin có tỷ lệ con đực rất cao có thể đạt 100%, chúng có thể đạt kích thước lớn, nuôi ngắn hạn hoặc dài hạn đều được, càng nuôi trọng lượng càng nặng, hình thể rô phi loại này: mình ngắn, đầu nhỏ, lưng cao, mắt lồi và sếch mắt mõm gẫy, mồm vểnh ngược lên, thịt dày không có xương răm, mùi vị cá thơm ngon thuộc loại cá sạch và có giá trị kinh tế cao, được bà con nông dân ưa chuộng góp phần xây dựng kinh tế bền vững.

Cá rô phi Đường Nghiệp có thể đạt trọng lượng 4kg/con

XEM THÊM:

– Trị bệnh trên cá rô phi

– Kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính

– Phòng và trị bệnh trùng bánh xe trên cá rô phi

So với cá rô phi thông thường, cá rô phi Đường Nghiệp có khả năng lớn cực nhanh, có thể đạt trọng lượng lên tới 4kg/con.

Loại cá rô phi này có khả năng chịu đựng nhiệt tốt và lượng oxi trong nước thấp hơn thông thường. Khả năng chống chịu sốc nước, chênh lệnh độ pH, sốc bùn đặc do lũ gây ra trong thời gian dài.

Có thể nuôi trong môi trường nước ngọt, nước lợ, nước mặn đều được, tốc độ sinh trưởng nhanh, ít bệnh tật và chịu rét cao. Khi cá từ 2 đến 3 kg/con vẫn tiếp tục phát triển trọng lượng. Dùng thức ăn công nghiệp có hệ số từ  1.0 đến 1.3  (tức là 1kg đến 1,3kg thức ăn cho 1kg cá thương phẩm) cám viên nổi đạm từ 25% – 30%.

Vì vậy, nó đạt năng suất cao và mang lại giá trị kinh tế giúp bà con cải thiện cuộc sống. Hiện nay cá rô phi Đường Nghiệp Philipin là đối tượng nuôi chính trên thế giới và được chọn là đối tượng số 1 cho nghề nuôi cá rô phi sạch xuất khẩu tại nước ta.

Kỹ Thuật Nuôi Có Rô Phi Đơn Tính Đường Nghiệp

có tốc độ tăng trưởng trung bình cao khoảng 125-142g/con/tháng, gấp 1,4-1,6 lần rô phi đơn tính dòng GIFT, năng suất đạt khoảng 20 tấn/ha. Cá có thời gian nuôi ngắn, hệ số tiêu tốn thức ăn thấp, ít bị phân đàn thuận lợi cho quá trình chăm sóc, quản lý và thu hoạch. Rô phi đơn tính Đường Nghiệp là loài cá dễ nuôi, có khả năng thích ứng với mùa đông ở miền Bắc. Giống cá rô phi Đường Nghiệp này được nhiều đánh giá có hiệu quả kinh tế cao, có triển vọng nhân ra diện rộng, tạo hướng đi mới cho nhiều vùng nuôi trồng thủy sản. Chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc kỹ thuậtnuôi cá rô phi đơn tính dòng Đường Nghiệp như sau:

Bà con cần chuẩn bị ao nuôi thông thoáng, có nguồn nước chủ động, mực nước sâu từ 1,8-2m. Trước khi thả cá giống, ao cần được vệ sinh sạch sẽ, dùng vôi bột để tẩy ao với liều lượng 7-10kg/100m2, vôi được dải đều ở dưới đáy, phơi nắng từ 3 đến 5 ngày, sau đó tiến hành lấy nước vào ao.

Chọn cá giống rô phi Đường Nghiệp:

Cá giống rô phi tốt là cá có ngoại hình đẹp, không bị khuyết tật, xây sát. Ngoài các tiêu chuẩn về ngoại hình, bà con cần chú ý quan sát đến trạng thái hoạt động của cá giống. Con cá giống tốt phải bơi nhanh nhẹn, bơi chìm ở trong nước, không ngoi lên.

Để con giống có đủ sức khỏe, thích ứng với điều kiện thời tiết của nước ta, con giống được chọn nên có kích cỡ từ 10-12g, tức là nếu mua 100 con cá giống thì tổng khối lượng là khoảng 1kg.

Khi mang cá giống về, bà con nên sát khuẩn cho cá bằng cách tắm qua nước muối nồng độ 3%. Trước khi thả cần tăng cường cân bằng môi trường trong túi chứa và ao nuôi để gây sốc cho cá.

Mật độ thả cá là 2-4 con/1m2, sau thời gian khoảng 2 tháng nuôi, bà con nên san thưa với mật độ 1 đến 2 con/m2.

Để tận dụng triệt để thức ăn có thể thả ghép 3-5% cá Mè hoa. Bà con nên tuân thủ kỹ thuật, thả đúng mật độ và yêu cầu cá thả không được lớn hơn cá rô phi.

Hiện nay, các cơ sở nuôi cá rô phi đơn tính chủ yếu sử dụng cám công nghiệp dạng viên nổi dành riêng cho cá rô phi ăn, có hàm lượng đạm từ 27-40%, phân loại riêng với từng giai đoạn của cá. Khối lượng thức ăn phụ thuộc vào khối lượng của cá.

Giai đoạn cá ở tháng thứ nhất, lượng thức ăn bằng 7-8% khối lượng của cá.

Giai đoạn cá ở tháng thứ hai, lượng thức ăn bằng 3-4% khối lượng của cá.

Giai đoạn cá từ tháng thứ ba đến lúc thu hoạch, lượng thức ăn chỉ bằng 2-3% khối lượng của cá.

Khi cho cá rô phi đơn tính ăn, với cá ở tháng thứ nhất thì 1 ngày nên cho cá ăn thành ba bữa để cá dễ tiêu hóa. Còn cá từ tháng thứ hai trở đi, thì cho cá ăn hai bữa 1 ngày. Khẩu phần ăn tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển. Những ngày thời tiết thay đổi cá bị nổi đầu thì ngừng không cho ăn.

– Định kỳ 2-4 lần/tháng thay nước cho ao nuôi để điều chỉnh màu nước cho phù hợp.

– Kiểm tra tốc độ tăng trưởng của cá định kỳ 2 lần/tháng để có kế hoạch điều chỉnh thức ăn cho phù hợp.

Cá rô phi đơn tính là loài cá dễ nuôi, có khả năng chống chịu bệnh tật tốt. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi, cá vẫn có thể mắc một số bệnh như bệnh trùng bánh xe, bệnh đường ruột, nấm thủy mi. Để phòng bệnh cho cá, ngoài việc tắm cho cá giống bằng nước muối trước khi thả nuôi và cải thiện môi trường ao nuôi, người nuôi có thể dùng thuốc để phòng bệnh cho cá.

Sau 5-6 tháng nuôi, bà con có thể thu hoạch toàn bộ đàn cá nếu cá có cỡ đồng đều. Nhưng cũng có thể đánh tỉa để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Bà con cần chú ý thả bù đủ số lượng cá đã đánh mỗi đợt để đảm bảo mật độ. Khi thả bù phải thả cá có kích cỡ lớn để hạn chế sự chênh lệch về đàn cá trong ao.

Hình ảnh: Thu hoạch cá rô phi Đường Nghiệp

Với mật độ thả 1-2con/m2, sau 5 tháng nuôi, trung bình cá đạt trọng lượng từ 700-800 gam/con, có những con trên 1kg. Thả 1 vạn con giống, bà con có thể thu trên 5.5 tấn, trừ chi phí, số lãi thu về khoảng 100 triệu.

Bạn đang xem bài viết Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính (Giống Nhập Từ Đài Loan) trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!