Cập nhật thông tin chi tiết về Nghiên Cứu Thành Công Giống Cá Lóc Bông mới nhất trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nhờ việc đẩy mạnh tiếp thu ứng dụng và phát triển công nghệ, nhiều năm qua, Trung tâm Giống Thủy sản Thái Bình đã làm chủ được những công nghệ sản xuất giống thủy sản tiên tiến, đưa ra sản xuất đại trà nhiều giống nuôi trồng thủy sản mới có giá trị kinh tế hàng hóa cao, góp phần thúc đẩy chương trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi của tỉnh. Trong đó, cá Lóc Bông là một trong các giống nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao đang được bà con nông dân chọn nuôi.
Là tỉnh nông nghiệp trọng điểm của vùng đồng bằng sông Hồng, cùng với sản xuất trồng trọt và chăn nuôi, thì nuôi trồng thủy hải sản những năm qua luôn chiếm giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn của Thái Bình. Để khai thác có hiệu quả trên chục nghìn ha mặt nước sông ngòi, ao hồ và đẩy mạnh chương trình chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy hải sản theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, thì cơ cấu con giống và chất lượng giống nuôi trồng đóng vai trò quan trọng.
Việc sản xuất giống bằng công nghệ truyền thống không đáp ứng đủ nhu cầu của phong trào nuôi, chỉ đáp ứng được khoảng 50% con giống. Hơn nữa, mùa vụ sản xuất cá giống lại muộn hơn mùa vụ nuôi thả cá giống. Do đó, phải nhập mua một lượng giống cá lớn từ tỉnh ngoài, chủ yếu là phía Nam nhưng nguồn gốc không rõ ràng, chất lượng không ổn định, chi phí vận chuyển và tỷ lệ hao hụt cao do sự thay đổi vùng sinh thái nên hiệu quả kinh tế của các hộ nuôi trồng cá Lóc Bông thương phẩm chưa cao. Với nhu cầu cấp thiết về giống cá, năm 2008, Trung tâm Giống Thủy sản Thái Bình đã nghiên cứu quy trình sản xuất giống cá Lóc Bông bằng phương pháp sinh sản nhân tạo nhằm đáp ứng thị trường con giống trong và ngoài tỉnh. Sau 2 năm triển khai, quy trình đã thành công và đây cùng là đề tài khoa học công nghệ sản xuất giống cá Lóc Bông thành công đầu tiên trong khối các tỉnh, thành phía Bắc, được Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cấp bằng lao động sáng tạo.
Qua thực tiễn nghiên cứu cho thấy, cá Lóc Bông có những ưu điểm như: phàm ăn, tăng trọng nhanh, khả năng chống chịu ngoại cảnh tốt, thích nghi với nhiều loại hình mặt nước và phương thức nuôi khác nhau, năng suất nuôi trồng cao, chất lượng thịt cá thơm ngon, hấp dẫn, có thể chế biến thành nhiều món ăn đặc sản trong các nhà hàng. Vì thế, cá Lóc Bông được coi là giống cá có giá trị kinh tế hàng hóa cao. Thời gian qua, Trung tâm Giống Thủy sản Thái Bình đã không ngừng phát triển và hoàn thiện công nghệ sản xuất. Hàng năm, cung ứng cho các địa phương trong tỉnh và các tỉnh thành lân cận hàng trăm triệu cá bột. Sau gần 4 năm nghiên cứu, sản xuất, đến nay, giống cá Lóc Bông đã được thực tiễn sản xuất khẳng định là giống cá dễ nuôi, khả năng thích ứng sinh thái rộng, tăng trọng nhanh, có giá trị hàng hóa thương phẩm cao, vì thế đã trở thành một trong các giống nuôi trồng chủ lực ở các vùng sinh thái khu vực đồng bằng sông Hồng với nhiều mô hình nuôi cho hiệu quả kinh tế cao.
Để bảo vệ bản quyền phát triển công nghệ, thời gian qua, Trung tâm Giống Thủy sản Thái Bình đã thực hiện đầy đủ các thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng cho giống cá Lóc Bông, làm tiền đề cho việc chuyển giao, phổ cập sâu rộng hơn nữa công nghệ sản xuất giống cá cho các địa phương trong và ngoài tỉnh. Đơn vị đang hướng tới đăng ký bản quyền thương hiệu nhân giống cho giống cá này. Tuy nhiên, để đáp ứng được nhu cầu giống cá Lóc Bông phục vụ phong trào nuôi trong tỉnh và một phần bán ra tỉnh ngoài, đồng thời khẳng định chất lượng giống cá Lóc Bông tại tỉnh Thái Bình, cần sự quan tâm tạo điều kiện về nguồn vốn để tiếp tục mở rộng sản xuất giống cá Lóc Bông bằng phương pháp sinh sản nhân tạo.
Đức Dũng
Nghiên Cứu Thành Công Kỹ Thuật Sản Xuất Giống Cá Heo
Hội đồng khoa học và công nghệ tỉnh An Giang vừa nghiệm thu đề tài nghiên cứu “Kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá heo tỉnh An Giang”, do phó giáo sư-tiến sỹ Dương Nhựt Long, trường Đại học Cần Thơ làm chủ nhiệm.
Đề tài được thực hiện trong ba năm, từ tháng 5/2010 đến tháng 12/2013 và đến 4/2014 chính thức nghiệm thu.
Mục tiêu của đề tài là xây dựng và chuyển giao quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá heo đạt thông số kỹ thuật thành thục từ 50% trở lên; thụ tinh đạt 50-60%; tỷ lệ nở 60-70%; tỷ lệ sống đến cá giống đạt 20-30%; kích cỡ cá giống 3-5cm/con.
Cá heo (Botia modesta Bleeker). Ảnh: chúng tôi
Trong quá trình thực hiện, đề tài đã nghiên cứu về đặc điểm sinh học của cá heo, kỹ thuật nuôi vỗ thành thục sinh dục cá heo trong ao và lồng bè, biện pháp kỹ thuật kích thích sinh sản nhân tạo cá heo, kỹ thuật ương cá heo từ cá bột lên cá giống.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong môi trường tự nhiên, cá sinh sản từ tháng 6-8 hàng năm. Hệ số thành thục sinh dục ở cá heo thấp, trung bình 2,4%; sinh sản tuyệt đối của cá heo là 4.220 trứng/cá cái và sinh sản tương đối đạt 185.717 trứng/kg/cá cái.
Ở điều kiện nuôi vỗ trong giai lưới (đặt trong ao) và lồng bè (trên sông) đạt hệ số thành thục thấp hơn có sức sinh sản tuyệt đối 3.773 trứng/cá cái và sức sinh sản tương đối 128.000 trứng/kg/cá cái.
Đối với ương cá heo với nhiều loại thức ăn khác nhau, tỷ lệ sống cao nhất 28,6%, sau 45 ngày, ương trong giai lưới đạt tỷ lệ sống đến 69%, nhất là ở giai đoạn từ 45-75 ngày tuổi.
Đề tài sau khi nghiệm thu hoàn chỉnh quy trình được chuyển giao cho Trung tâm giống thủy sản An Giang triển khai rộng rãi trong cộng đồng.
Cá heo (Botia modesta Bleeker) là giống cá nước ngọt, kích cỡ ngắn khoảng 3-5cm/con, cân nặng nhất khoảng 40 g/con, thịt trắng, da trơn, thơm, béo, chế biến được nhiều món ăn như kho tiêu, nấu canh chua đặc sản của vùng đầu nguồn lũ. Đây là loài cá quý đang dần giảm sản lượng, giá hiện từ 150.000-180.000 đồng/kg. Thành công đề tài sẽ góp phần bảo vệ, duy trì, bảo tồn được giống cá quý.
Uông Bí: Cấp Cứu Thành Công Trẻ Đuối Nước Trong Bể Cá Cảnh
QTV – Chiều ngày 31/7/2017 bệnh nhi Đỗ Phúc A. 18 tháng tuổi, trú tại Đông Triều, Quảng Ninh được người nhà phát hiện bị đuối nước trong tư thế nằm nổi úp trên mặt nước trong bể cá cảnh của gia đình. Gia đình đã tự sơ cứu và đưa trẻ đến bệnh viện.
Nhập viện trong tình trạng nguy kịch, trẻ li bì, da toàn thân tím… Xác định đây là một ca đuối nước nặng, người nhà lại không rõ thời gian trẻ bị ngập trong nước, các bác sĩ chuyên khoa Nhi – Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí đã khẩn trương cấp cứu, tích cực hồi sức kiểm soát các thông số hô hấp, tuần hoàn, sau 5 ngày điều trị cháu A. đã qua cơn hiểm nghèo.
Bệnh nhi Đỗ Phúc A sau khi được chuyển đến Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí
Được biết sau khi phát hiện sự việc, người nhà ngay lập tức vớt trẻ ra khỏi bể và sơ cứu tại chỗ, trẻ ho được, nôn ra nước bể cá, tím tái toàn thân và được gia đình đưa vào Bệnh viện Đa khoa thị xã Đông Triều cấp cứu. Trẻ được đặt nội khí quản và hỗ trợ hô hấp, sau đó được chuyển xuống Bệnh viện Việt Nam- Thụy Điển Uông Bí. Tại đây, bệnh nhi được chuẩn đoán bị suy hô hấp nặng do đuối nước ngọt, tình trạng thiếu oxy và nguy cơ viêm phổi nặng.
Các y, bác sĩ tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí tận tình chăm sóc các bệnh nhi
Sau 6 giờ tích cực cấp cứu, trẻ đã có tiến triển tích cực. Đến ngày 5/8 trẻ đã trở lại trạng thái bình thường, và dự kiến sẽ được ra viện sau 18 ngày điều trị.
Bác sĩ chuyên khoa nhi Nguyễn Thị Ngọc Điệp- Trưởng khoa Nhi- Bệnh viện Việt Nam- Thụy Điển Uông Bí- đã trực tiếp cấp cứu và điều trị cho trẻ cho biết: “Đối với tình trạng đuối nước, 3 yếu tố tiên lượng quan trọng nhất gồm thời gian trẻ ngập trong nước, thời gian cấp cứu sau khi được vớt ra khỏi vị trí đuối nước, trẻ dưới 3 tuổi tiên lượng thường nặng hơn so với các lứa tuổi khác… Tại cơ sở y tế trẻ cần được ưu tiên kiểm soát đường thở để phục hồi sự sống. Trường hợp cháu Đỗ Phúc A. rất may mắn vì đã được cấp cứu thành công”.
Hình ảnh bệnh nhi Đỗ Phúc A. sau khi hồi phục sức khỏe
Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm nước ta có khoảng 3.500 trẻ bị chết đuối, trong đó độ tuổi từ 0 – 4 chiếm tỷ lệ cao nhất, trẻ nam gặp nhiều hơn trẻ nữ. Tình trạng đuối nước ở trẻ được ghi nhận nhiều vào mùa hè. Đặc biệt địa điểm xảy ra đuối nước thường ngay trong nhà hoặc gần nhà, trên đường trẻ đi học, gần nơi vui chơi của trẻ, các khu vực giếng nước, hồ, ao,… Để chủ động phòng ngừa đuối nước tại nhà, ngoài chú ý để mắt tới trẻ, các hộ gia đình cần chú ý làm rào chắn quanh khu vực ao hồ nơi trẻ dễ tiếp cận và có nguy cơ bị đuối nước, sử dụng nắp đậy bằng vật liệu cứng, an toàn cho bể nước, giếng khơi, dụng cụ chứa nước (thùng nước, chậu nước, bồn tắm,…)…. Các bậc phụ huynh, người lớn trong gia đình cũng cần cập nhật kiến thức xử trí, sơ cứu trẻ bị đuối nước để có thể cấp cứu trẻ kịp thời và đúng cách khi cần.
Huyền Trang
Nghệ An Sản Xuất Thành Công Cá Leo Giống
(Baonghean.vn) – Cá leo giống là đối tượng nuôi mới, đang được Trung tâm Giống thủy sản Nghệ An sản xuất, cung ứng cho người dân nuôi, tăng giá trị cá thương phẩm trong năm nay
Bình vây dùng để ấp nở trứng cá leo. Ông Phan Tiến Chương – Giám đốc Trung tâm Giống thủy sản Nghệ An cho biết, đây là nơi sản xuất cá leo giống đầu tiên trên địa bàn Nghệ An. Hiện Trung tâm có hơn 100 con cá leo bố mẹ, được nuôi sinh sản 3 tháng nay.
Cá leo bột mới nở được 2 ngày tuổi, đang được chăm sóc trong hệ thống bình vây.
Sau khi cá bột được 5 ngày tuổi, thả xuống ao để nuôi cá hương. Khi cá hương được 22 ngày tuổi, công nhân đánh bắt vào bể ương, sang luyện ép cá để xuất bán.
Cá leo giống 22 ngày tuổi được ương nuôi tại Trung tâm Giống thủy sản Nghệ An.
Cá leo tạp ăn, thức ăn tự nhiên của chúng là các loại cá, nên trong quá trình ương cá giống trong ao hồ, phải thả các loại giống cá khác xuống ao để làm mồi cho chúng. Khi bắt cá leo giống, công nhân phải kéo lưới để lựa chọn.
Ước tính, với hơn 100 con cá leo giống bố mẹ, mỗi năm đơn vị sản xuất hàng chục vạn con cá leo giống, cung ứng cho người dân nuôi cá thương phẩm.
Cá leo giống 22 ngày tuổi, được lựa chọn thả vào bể ương sang luyện ép cá để bán cho khách hành về nuôi. Trong quá trình nuôi trong bể ương, cần vệ sinh bể luôn sạch, vì cá leo tạp ăn, hàng ngày thải ra lượng chất thải nhiều.
Cá leo thương phẩm có trọng lượng từ 2 – 4 kg, nhanh lớn, thời gian nuôi ngắn, chất lượng thịt thơm ngon, hiện có giá 100 – 130 nghìn đồng/kg. Vì vậy những năm gần đây không những người dân vùng miền núi, mà nhiều hộ dân ở Nam Đàn, Thanh Chương, Đô Lương… đầu tư nuôi cá leo trong các ao hồ. Trong ảnh: Người dân xã Đồng Văn, huyện Quế Phong thu hoạch cá leo được nuôi trong lồng bè, trên lòng hồ thủy điện Hủa Na.
Bạn đang xem bài viết Nghiên Cứu Thành Công Giống Cá Lóc Bông trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!