Xem Nhiều 3/2023 #️ Nam Định: Vì Sao Đàn Cá Mú Đặc Sản Gần 1.000 Tấn Ở Đây Con Nào Cũng Gầy Đi Trông Thấy, Nông Dân Lo? # Top 8 Trend | Fcbarcelonavn.com

Xem Nhiều 3/2023 # Nam Định: Vì Sao Đàn Cá Mú Đặc Sản Gần 1.000 Tấn Ở Đây Con Nào Cũng Gầy Đi Trông Thấy, Nông Dân Lo? # Top 8 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Nam Định: Vì Sao Đàn Cá Mú Đặc Sản Gần 1.000 Tấn Ở Đây Con Nào Cũng Gầy Đi Trông Thấy, Nông Dân Lo? mới nhất trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Báo chúng tôi ghi nhận, chưa năm nào người nuôi cá mú đặc sản ở huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) lại khó khăn như năm nay. Giá cá mú “bốc hơi” gần 50%, nông dân lỗ nặng.

Gần một nghìn tấn cá mú đặc sản bị ứ đọng không biết bán đi đâu

Tháng 4 năm nay dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, cả xã hội thực hiện giãn cách. Các nhà hàng, quán ăn phải tạm thời đóng cửa khiến nhiều mặt hàng thuỷ hải sản cao cấp, trong đó có cá mú đặc sản rơi cảnh ế ẩm, giá rớt thảm. Con cá mú là rơi vào tình cảnh bi đát nhất, đầu ra gặp khó và giá cá xuống thấp suốt nhiều tháng nay.

Đàn cá mú ngày càng teo tóp vì bị bỏ đói một thời gian dài, con nào con ấy gần như chỉ còn da bọc xương.

Theo đó, hiện tại giá bán cá mú chỉ còn 100 ngàn đồng/kg, thậm chí đối với cá loại 1 cũng chỉ có 115 ngàn đồng/kg. Trong khi đó chi phí nuôi 1kg cá mú thương phẩm từ 150 -170 ngàn đồng. Giá bán cá mú thấp hơn giá thành rất nhiều đã đã đẩy hàng trăm hộ nuôi cá mú ở huyện Nghĩa Hưng của tỉnh Nam Định vào tình cảnh thua lỗ nặng.

Gia đình ông Lưu Văn Lại (66 tuổi) ở đội 5 xã Nghĩa Hải cũng đang lo lắng vì gần 3 tấn cá mú trong ao đã đạt trọng lượng 1- 2kg nhưng vẫn chưa xuất bán được, Để giảm thiểu thua lỗ nên ông Lại và các hộ nuôi cá mú khác trong vùng đành bỏ đói, 4-5 ngày mới cho ăn một lần.

Theo ông Lại, những năm trước chưa ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 cá mú được thu mua ổn định, dao động từ 190-240 ngàn đồng/kg, có thời điểm lên tới 260 ngàn/kg. Tuy nhiên hiện giảm xuống chỉ còn 100- 115 ngàn đ/kg (tùy loại), với giá thu mua như vậy thì người nuôi cá mú như ông lỗ khoảng 50 – 65 ngàn đồng/kg.

“Do cá mú rớt giá thê thảm lại tiêu thụ chậm nên gia đình tôi tồn đọng khoảng gần 3 tấn cá mú thịt, chưa xuất bán được. Để giảm bớt chi phí chăn nuôi, gia đình tôi đành hạn chế cho cá ăn. Cụ thể, nếu như trước đây cá được cho ăn ngày ăn, ngày nghỉ, nay bỏ đói 4-5 ngày, thậm chí đến 1 tuần mới cho ăn lại”, ông Lại giọng buồn buồn tính toán gia đình ông đã lỗ mấy trăm triệu đồng.

Thời điểm hiện tại, 4 -5 ngày ông Lại, xã Nghĩa Hải, huyện Nghĩa Hưng (tỉnh Nam Định) mới cho đàn cá mú đặc sản ăn một ngày, nhưng vẫn bị thua lỗ nặng.

Thảm hại hơn ông Lại, gia đình ông Phạm Văn Dũng (60 tuổi), xóm 8, xã Nghĩa Thành, huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) có tới 4 tấn cá mú nhưng 15 ngày ông Dũng mới cho cá ăn một lần. Lý do đơn giản là vì đàn cá đã ăn hết sạch tiền tích cóp của gia đình ông. Ông Dũng thở dài than với phóng viên Báo điện tử chúng tôi rằng, đến tiền chi tiêu hàng ngày cho gia đình cũng không có thì lấy gì mua cá mồi cho đàn cá mú ăn.

Cá mú bị bỏ đói, hàng trăm hộ nuôi cá mú trắng tay

Ông Dũng nghẹn ngào bảo, cá mú ế đành nuôi cầm cự, chỉ cần chúng không chết là được. Chứ cứ cho đàn cá mú ăn bình thường thì những người nông dân nuôi cá như ông chắc chỉ còn cách ra đường ở.

Với cái giá bán cá mú thấp thế này thì mỗi kg cá mú ông Dũng thua lỗ đến mấy chục ngàn đồng. Cá cứ tăng thêm kg nào là lỗ thêm bằng ấy tiền. “Vì vậy chỉ cần đàn cá mú sống cầm cự và không cần chúng lớn thêm là chúng tôi mừng rồi…”, ông Dũng thở dài nói với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.

Muốn bán hết cá mú để giảm thua lỗ, nhưng hơn 5 tháng nay gia đình ông Dũng vẫn không tài nào bán được dù giá cá đã bốc hơi tới một nửa. Thương lái thì hứa sẽ mua, nhưng mà hứa suông từ ngày này qua ngày khác, từ tháng này đến tháng kia…nên ông chỉ còn cách bắt cá nhịn đói.

Nhìn đàn cá gầy đi vì đói, ông Dũng nghẹn ngào nói: “Thế là người nuôi cá mú như chúng tôi gay go lắm rồi, có bao nhiêu vốn liếng thì quả này đi tong hết. Bao nhiêu công sức vất vả nuôi đến lúc được bán vậy mà lại rơi vào tình cảnh ế ẩm, người ít lỗ vài trăm triệu, người nhiều lên đến cả tỷ đồng…”.

Hàng tuần ông Dũng, xóm 8, xã Nghĩa Thành, huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) phải kiểm tra xem đàn cá mú có bị chết đói không, cầm con cá mà ông đã thấy khoản nợ của mình.

“Nếu mà bán được hết số cá mú bây giờ thì tôi chỉ lỗ khoảng hơn 400 triệu. Nhưng nếu tình trạng ế ẩm cứ kéo dài thì số tiền thua lỗ sẽ không phải là con số 400 triệu. Mùa đông thì đang đến gần, nếu chẳng may rét đậm, rét hại kéo dài thì người nuôi cá mú chúng tôi mất trắng”, ông Dũng lo lắng nói thêm.

Hiện tại, giá cá mú giảm mạnh nhưng giá cá mồi lại tăng mạnh, nguyên nhân làm cho đàn cá mú bị bỏ đói và khiến người nuôi cá mú thua lỗ nặng.

Trao đổi phóng viên Báo điện tử chúng tôi , ông Lại Minh Hưng, cán bộ phòng nông nghiệp huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) xác nhận, hiện người nuôi trên địa bàn gặp nhiều khó khăn khi cá mú đến thời điểm thu hoạch nhưng xuất bán không được, tiêu thụ chậm. Giá cá mú thương phẩm lại ở mức thấp, hiện cá mú loại 1 chỉ trên 110 ngàn đồng/kg, người nuôi cá mú thua lỗ nặng.

Hiện toàn huyện Nghĩa Hưng đang còn tồn đọng hơn 700 tấn cá mú đã quá lứa nhưng chưa bán được.

“Toàn huyện Nghĩa Hưng hiện thả nuôi trên 700 ha cá mú, sản lượng ước tính trên 1000 tấn, trong đó sản lượng cá mú thịt tồn đọng ít nhất khoảng hơn 700 tấn. Nhưng người thu mua cá cũng rất ít. Mỗi tấn cá người nuôi xuất bán lên đến từ 7-8 lần mới xong. Trong khi trước đây ao nuôi cá mú thu khoảng 3 tấn, người nuôi bán 2 lần là xong”, ông Lại Minh Hưng thông tin.

Phóng viên Báo điện tử chúng tôi liên lạc với một thương lái thu mua cá mú và được biết, lâu nay cá mú lai chủ yếu tiêu thụ ở thị trường nội địa phục vụ cho các khách sạn, nhà hàng, quán xá…

Tuy nhiên từ đầu năm đến nay do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, hoạt động du lịch, khách sạn, nhà hàng vắng khách nên kéo theo lượng tiêu thụ cá mú cũng hạn chế.

“Thay vì mua hết cả ao cá mú cho bà con như trước, đợt này thương lái chúng tôi chỉ mua từng ít một. Người nuôi cá mú thua lỗ, chúng tôi cũng không giúp gì hơn được bởi ngay cả chúng tôi làm ăn cũng khó khăn vì các mối bán hàng gần như “án binh bất động” bởi sau dịch Covid-19 thị trường tiêu thụ cá mú không hồi phục bởi ngành du lịch chưa hồi phục…”, một thương lái nói vội qua điện thoại.

(Theo Dân Việt)

Diễn Đàn Nông Dân Hợp Tác Việt Nam

Người dùng máy tính mà yêu cây cảnh thì hảy dạo qua topic này để chọn vài cây cảnh đẹp về làm hình nền cho chiếc máy tính của mình.Ở đây có tất cả các loại cây cảnh tha hồ cho anh em nào mê cây cảnh ngắm thoải mái.

biết đâu sau khi xem xong topic này thì có bạn mê cây đến nổi bỏ hết của cải để sở hữu một cây 

Trước tiên xin chia sẻ cho mọi người vài hình ảnh mỹ nhân và cây cảnh 

Còn đây là một số cây cảnh giá bạc tỷ; 

Đây là một số cây tầm trung;

Tiếp theo là các cây mini;

Những Ngư Dân Đi Tìm “Con Cá Vàng” – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam

Chúng tôi về làng chài nhỏ trên vùng biển cửa Ba Lạt để theo ngư dân bủa lưới săn cá vàng và nghe kể lại những khoảnh khắc khó quên khi được “lộc Hà Bá”.

Cầm giẻ lau đi lau lại chiếc xe Dream đã cũ, ông Hoàng Văn Đức (55 tuổi, ở đội 7, thôn Tam Bảo, xã Nam Hồng, Tiền Hải, Thái Bình) cười khà khà: “Chiếc xe này mua bằng bong bóng cá sủ vàng đó chú ạ”.

Ngư dân bên “cục vàng biển” – Ảnh do ông Duệ cung cấp

Ông Đức nhìn ra biển, bồi hồi nhớ lại chuyện cũ. Đó là một mẻ lưới cất vào tháng 10/1994. Tối hôm đó, ông chăng lưới dài chừng 100m ngang cửa Ba Lạt (cửa chính sông Hồng đổ ra biển). 6 giờ sáng hôm sau, ông ra kéo lưới. “Tôi phải dụi mắt tới 3-4 lần mới tin rằng trong lưới của mình có cá sủ vàng. Cả thuyền mừng rơi nước mắt. Đem cá vào bờ cân được 47 kg, bán 85 triệu đồng”.

Chúng tôi ra khu vực cửa sông thuộc xã Nam Hồng, lên chiếc thuyền nhỏ của anh Nguyễn Văn Thanh, 30 tuổi, đi rải lưới săn lùng cá vàng. Chập tối, thuyền rì rì chạy ra cửa sông, cách đó vài chục mét là một thuyền máy khác chạy song song. Hai chiếc thuyền dần dần tách nhau để căng ngang sông chiếc lưới rộng hơn trăm mét.

Chỉ mắt lưới rộng hoác mà đầu trẻ con có khi cũng chui lọt, anh Thanh giải thích: “Khi căng ngang sông, có lực chảy của nước nên các mắt lưới sít lại với nhau, cá vài cân cũng không chui lọt. Chúng tôi thường dùng loại lưới này để kéo cho nhẹ”.

Đi suốt vài đêm cùng anh Thanh trên khúc sông lạnh lẽo, cá vàng vẫn chưa thấy đâu. Anh động viên chúng tôi bằng những thông tin hấp dẫn: ông Trần Văn An, cũng ở Nam Hồng, vừa trúng cá 75 kg bán 1 tỷ đồng hồi đầu năm 2009. Mới đây nhất, hồi giữa năm 2010, nhóm của anh Bùi Văn Thắng ở Thái Thụy, Thái Bình trúng con cá sủ vàng nặng 69 kg, bán cho một thương lái tên Duệ ở Tiền Hải giá 1,5 tỷ đồng.

Trong tiếng sóng ì oạp lúc đêm khuya, ông Lê Văn Tiến, người từng 3 lần bắt được cá sủ vàng vào những năm 1980, vừa nhâm nhi chén rượu vừa kể: “Giống cá sủ lạ lắm, nó không xuất hiện thì thôi, chứ đã gặp thì 90% bắt được vì khi mắc lưới, cứ nằm thở phì phò, hầu như không quẫy, có khi nó kêu khịt khịt, có khi lại kêu ụt ịt như tiếng lợn”.

Hàng trăm thuyền đánh cá tại làng chài này và hàng vạn ngư dân vùng cửa biển vẫn nuôi hy vọng sẽ bắt được cá vàng. Nhưng những người từng trúng cá bạc tỷ, cuộc sống của họ giờ ra sao?

Trúng cá là… lên bờ

Tại thôn Cao Bình, xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương, Thái Bình chúng tôi gặp chị Nguyễn Thị Huyền đứng trước căn nhà cấp 4 được xây lên từ tiền bán cá sủ cách đây 10 năm. Hồi tháng 2/2001, anh em Huyền bắt được con cá sủ nặng 60 kg, bán được 230 triệu đồng (khi đó vàng 450.000 đồng/chỉ).

Bố Huyền sợ tiêu hết nên chia tiền mua đất dựng nhà cho các con rồi lại đi biển kiếm sống. “Ai được lộc cũng phải giúp đỡ anh em, họ hàng làng xóm, người vài trăm, người dăm ba triệu, vì hoàn cảnh họ cũng khó khăn cả. Trúng được cá vài trăm triệu to thật, nhưng tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống, đến năm 2002 thì số tiền bán cá nhà em đã hết xoẳn…” – chị Huyền kể.

Ở cùng xóm Cao Bình, nhà ông Nguyễn Văn Lực và bà Nguyễn Thị Quế hồi tháng 1/2000 cũng từng trúng cá sủ 65 kg, bán được 238 triệu đồng. Bà Quế mua nhà cho các con lên bờ, nhưng giờ đây cũng chưa thoát cảnh nghèo vì không có đất canh tác. Mấy người con trai vẫn đi chài lưới còn bà và con dâu phải thuê ruộng để cấy lo gạo ăn hàng ngày.

Cá sủ vàng trị giá gần 1 tỷ đồng được ông Duệ mua hồi năm 2009. Ảnh Tuấn Dương

“Chúng em chỉ mong các nhà báo kêu nhà khoa học, các bác giáo sư nghiên cứu làm sao nhân giống được cá sủ vàng, dạy người dân cách nuôi cá hoặc thả cá giống xuống biển để thỉnh thoảng bà con đánh được, để lại có cơ hội đổi đời, dân chài có thể lên bờ cho con cái ăn học”, chị Nguyễn Thị Thương, con dâu bà Quế, mong ước.

Bí ẩn giá cá sủ vàng

Cá sủ vàng ngày càng hiếm, và không ai biết chính xác giá của nó trên thị trường là bao nhiêu, người ta mua để làm gì? Theo mách nước của ngư dân ở khu vực cửa Ba Lạt, chúng tôi tìm hỏi chuyện người buôn cá sủ tên Duệ ở xã Nam Hồng, Tiền Hải.

Ông Phạm Văn Duệ sống cùng vợ con trong một ngôi nhà xinh xắn, dù là một thương gia nổi tiếng khắp vùng về nghề buôn cá sủ nhưng ông vẫn giữ vẻ mộc mạc, chân chất. Ông kể, hồi những năm 1980 người dân bắt được cá sủ nhiều như cơm bữa, phải đội cá ra chợ bán như bán cá ao bây giờ. Khi đó vợ chồng ông Duệ từng đi đổi 1 kg bóng cá sủ khô được 7 chiếc phích Rạng Đông. Nhưng từ những năm 1990 giá cá bắt đầu tăng cao.

“Con cá này đắt không phải vì bóng cá sủ có thể làm được chỉ khâu tự tiêu hay dùng cho y học gì cả. Điểm đến cuối cùng của bóng cá hay thịt cá đều là trên bàn tiệc. Giới nhà giàu ở Hong Kong rất chuộng loại cá này, đặc biệt là món bóng cá. Tôi đã từng ăn bóng cá sủ vàng, nó rất bùi, giòn sần sật”.

Theo ông Duệ, làm nghề buôn thứ các bạc tỷ này không phải dễ hốt bạc, có những khi mua cá to nhưng bóng cá bé thì coi như lỗ vốn. Có khi mua cá bảo quản không tốt, cá bị ươn là mất mấy trăm triệu như chơi. “Khi chọn cá, phải chọn cá đực mình dài, thuôn thuôn thì bóng nó mới dày và nặng” – ông Duệ nói.

Theo giới trong nghề, trước đây khi có cả sủ nhiều, lái buôn trong nước chỉ mua bóng mang ra nước ngoài bán, một con cá sủ 70 kg có thể cho 2-3 kg bóng. Nhưng nay, để đảm bảo nguyên bản, người ta mua cá và cấp đông rồi chuyển cả con ra nước ngoài. Vì vậy, lái buôn ở Việt Nam cũng bớt rủi ro vì mua cả con, bán cả con. Khi bán, thịt cá chỉ chừng 800.000-1 triệu đồng/kg, còn lại là tiền bóng.

* Tiêu đề do chúng tôi tự đặt

Káp Long – Thục Quyên (Bài đăng trên Thanh niên Xuân Tân Mão)

Đặc Sản Nam Định: Cá Nướng Úp Chậu

Nếu có dịp ghé qua xã Phương Đinh, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định những ngày đầu xuân, vào bất cứ gia đình nào, bên cạnh những món ăn truyền thống, bạn sẽ được chủ nhà mời một món cá nướng rất đặc biệt, ăn xong bạn còn muốn… xin về. Món cá nướng này là một đặc sản “hiếm có, khó tìm”, nếu có người thân quen, bạn nên đặt trước, nếu không sẽ chẳng bao giờ được nếm thử.

Loading…

Không biết món cá này xuất hiện từ bao giờ nhưng theo nhiều người dân trong xã Phương Định, cứ khoảng 25 Tết, nhà nhà lại nô nức đi đánh cá, mua cá để làm món cá nướng có một không hai này. Loại cá để nướng thường dùng để nướng là cá trắm cỏ (từ 2 đến 5 cân), cá chép (từ 1 – 1.5 cân). Cá chép chỉ cần mổ bụng, rửa sạch, còn các loại cá to, chủ nhà thường phải cắt làm 2 hoặc 3 khúc. Sau đó, thâm ướp gia vị, hành, sả, thì lá, gừng… để ngấm khoảng 30 phút. Tiếp đó, những chú cá tươi roi rói sẽ được “nhốt” vào một chiếc… chậu nhôm chuyên dụng, xung quanh xếp gạch và lót một lớp rơm, lá chuối bên dưới. Đến đây, rất nhiều du khách ngạc nhiên vì làm sao cá úp chậu lại có thể chín được? Câu trả lời là nhờ vào sự khéo léo, kiên trì và một “bí kíp” gia truyền trong việc nướng cá.

Khi đã kiểm tra chậu úp cá chắc chắn, đầu bếp bắt đầu trải rơm đốt xung quanh thành chậu, phía trên chậu liên tục trong 30 phút. Rồi phủ kín chậu bằng một lớp chấu dày, tiếp tục đốt rơm và chấu lẫn lộn trong vòng… 5 tiếng.

Món cá nướng này “ăn đứt” các loại “mầm đá” của Trạng Quỳnh xa xưa, vì đó mới chỉ đi được nửa thời gian để cho ra sản phẩm. Đầu bếp gạt hết lớp chấu và rơm trên chậu, nhẹ nhàng dùng kẹp tre mở chậu để lật cá. Bây giờ, một mặt cá đã chín vàng, khô, mùi thơm ngào ngạt. Cẩn thật lật mặt sau của cá, đầu bếp lại tiếp tục “chiến đấu” với rơm, chấu thêm khoảng 5 tiếng nữa thì món cá nướng úp chậu mới hoàn thành.

Điều quan trọng nhất, theo anh Đức – người đã làm món cá nướng này 5 năm chia sẻ là phải kiên trì và biết “điều lửa” để sao cá chín nhờ nhiệt hấp thụ qua chậu chứ không được để lửa bén vào bên trong, cá sẽ bị chín cháy, hoặc bị chảy nước.

Món cá này giờ trở thành đặc sản của người xã Phương Định, là một món ăn mời khách và món quà biếu dân dã nhưng cũng rất lạ và độc đáo. Nếu có dịp du xuân trên miền đất của các vị vua Trần dịp đầu xuân, bạn nhớ ghé qua đây (cách thành phố Nam Định khoảng 30km) để thưởng thức món cá đặc biệt này.

(Theo Giadinh)

Bạn đang xem bài viết Nam Định: Vì Sao Đàn Cá Mú Đặc Sản Gần 1.000 Tấn Ở Đây Con Nào Cũng Gầy Đi Trông Thấy, Nông Dân Lo? trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!